Ngôi nhà có thiết kế như bản giao hưởng giữa vạn vật và không gian sống bên trong. Chỉ một bước là gia chủ có thể đến gần thiên nhiên hơn, tận hưởng sự trong lành, dễ chịu từ cây xanh.
Dự án Thuy’s House ở Trần Phú (Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng) có diện tích 164m2 với công năng: phòng khách, bếp+ăn, 2 phòng ngủ, 3 vệ sinh, phòng tập gym.
Công trình do kiến trúc sư Võ Văn An thực hiện. Anh An sống ở TP.HCM nhưng rất có duyên với mảnh đất Bảo Lộc, đã thi công nhiều công trình nhà ở tại đây.
Chia sẻ về Thuy’s House, anh cho biết đây là dự án có kiến trúc hiện đại, xây 2 tầng. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là anh tận dụng tối đa tường kính thay cho tường gạch, kết hợp với mảng tường đá rối ốp làm điểm nhấn. Vì đặc điểm ở Bảo Lộc là một ngày có 4 mùa, hơi se lạnh, nhiều sương mù nên việc dùng khung cửa kính lớn là giải pháp để đón tối đa ánh sáng vào nhà. Vật liệu này cũng dễ vệ sinh, sang trọng.
Ngoài ra, lối thiết kế này như bản giao hưởng giữa vạn vật và không gian sống bên trong. Chỉ một bước là gia chủ có thể đến gần thiên nhiên hơn, tận hưởng sự trong lành, dễ chịu từ cây xanh.
Hãy cùng VietNamNet tham quan ngôi nhà này:
Phòng khách hiện đại, mang chút hơi hướng Hàn Quốc. Không gian ấn tượng với mảng tường đá rối. Phòng bếp nhìn ra sân vườn trong trẻo. Nội thất tiết chế vừa đủ dùng để khoảng không thêm rộng rãi. Phía ban công chạy dài là xích đu ngồi đọc sách, đón nắng. Cầu thang ốp đá. Gầm cầu thang được tận dụng làm nhà vệ sinh nhỏ. Ngoại cảnh đẹp mắt của ngôi nhà.
Nhà có sân đậu xe phía trước và sân vườn nghỉ dưỡng phía sau, phục vụ cả những bữa tiệc nướng.
Khu dùng tiệc ngoài trời. Ở đây anh An cho đặt một nhà vệ sinh nhỏ để mọi người tiện sử dụng. Bếp nướng ngoài trời. Bên cạnh là bờ hồ gió lộng.
Những người thông minh có xu hướng linh hoạt trong suy nghĩ, có thể thích nghi với những thay đổi, quản lý tốt cảm xúc và suy nghĩ trước khi hành động.
1. Họ luôn khát thông tin
Có lẽ tất cả chúng ta đều biết điều này. Những người thông minh luôn khao khát kiến thức. Nếu ai đó thấy việc đọc thật nhàm chán và tẻ nhạt thì những người thông minh luôn tìm thấy niềm vui trong hoạt động đó. Càng tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, họ càng thấy cuộc sống trở nên thú vị và phong phú, nhiều màu sắc hơn.
Họ thường dán mắt vào những cuốn sách báo, thích cập nhật thông tin trong các hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Khi rảnh rỗi, họ nghe podcast, xem tin tức, đọc sách, xem phim tài liệu, nghe tranh luận và nói chuyện với những người có hiểu biết.
2. Họ không dễ bị lay chuyển nhưng cũng không bướng bỉnh
Những người thông minh có rất nhiều suy nghĩ. Họ có thể ngồi một mình lặng lẽ hàng giờ để nghiền ngẫm vấn đề đặt ra trong đầu. Họ rất cẩn thận với những ý kiến và lập trường mà họ đưa ra. Họ sẽ không dễ dàng để một bài đăng trên mạng xã hội định hình thế giới quan của họ. Họ hiểu tầm quan trọng của việc xem xét vấn đề từ nhiều góc độ.
Ý kiến của những người thông minh được xây dựng trên nền tảng vững chắc, dựa trên những gì họ biết và những gì họ nghĩ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ có thể thuyết phục một người thông minh. Người thông minh không ngoan cố và bảo thủ.
3. Họ học hỏi từ những sai lầm
Những người thông minh luôn tìm cách để hoàn thiện mình và họ biết không ai trên đời là hoàn hảo. Học hỏi từ những sai lầm và thất bại là cách để họ trở nên khôn ngoan hơn. Họ không gắn ý kiến của mình với cái tôi và sẵn sàng nhận sai thay vì cố chấp. Họ có thể thừa nhận rằng điều mà họ vẫn tin tưởng bây giờ là sai khi có nhiều bằng chứng xác đáng.
4. Họ đặt mục tiêu rõ ràng và thực sự hướng đến chúng
Người thông minh thường đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng và đảm bảo tính thực tế, có thể đạt được. Họ sẽ đặt mục đích của mình lên vị trí ưu tiên, không để mất tập trung khỏi bức tranh lớn hơn khi bị cuốn vào những điều nhỏ nhặt. Họ sẽ thường xuyên đánh giá những gì mình đạt được và hướng thẳng đến mục tiêu. Đây là cách họ biến mục tiêu và ước mơ của mình thành hiện thực.
5. Họ không thích nói chuyện phiếm
Những người thông minh thường kiên nhẫn nhưng họ sẽ nhanh chóng thấy nhàm chán khi mắc vào những cuộc tám chuyện. Họ cần thu được điều gì đó thú vị từ cuộc trò chuyện, thứ gì đó có thể kích thích tâm trí của họ thay vì lãng phí thời gian cho những chuyện không đâu hay tệ hơn là nói xấu, xâm phạm đời tư của người khác.
6. Họ cởi mở, không cho rằng mình luôn đúng
Người thông minh không giáo điều với quan điểm của họ. Họ chấp nhận rằng có hai mặt trong một câu chuyện và mọi người đều có lý do chính đáng để suy nghĩ theo những cách khác nhau. Họ sẵn sàng lắng nghe, lùi lại một bước để nhìn vào bức tranh tổng thể trước khi đưa ra ý kiến. Họ cũng sẽ không hung hăng, cho rằng mình là người giỏi nhất hay chỉ có mình là người đúng.
Như Socrates đã nói: “sự khôn ngoan thực sự là biết rằng bạn không biết gì cả”. Người thông minh lắng nghe nhiều hơn nói, phân tích nhiều hơn hành động và hợp tác thay vì ra lệnh.
7. Họ có kỹ năng quan sát tuyệt vời
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình đi trước một bước so với những người khác khi quan sát và nhận biết thế giới xung quanh chưa? Bạn thấy mọi thứ trước khi người khác làm. Bạn nhận ra đồ vật nào đã được di chuyển trong phòng. Bạn có thể phát hiện ra những khác biệt nhỏ.
Quan sát là một kỹ năng và những người thông minh có kỹ năng quan sát rất tuyệt vời. Họ thích lắng nghe và quan sát mọi thứ, tự rút ra cho mình những điều thú vị và sâu sắc.
8. Họ thích giải quyết vấn đề
Khi người khác nhìn thấy những ngáng trở, người thông minh nhìn thấy cơ hội để đổi mới. Họ hiểu thách thức là cơ hội để họ vượt qua chính mình và tiến thêm một bước.
Họ biết đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ, có thể bình tĩnh trong những tình huống khiến người khác rối ren. Họ thấy việc giải quyết vấn đề là hoạt động rất thú vị. Đó là khi họ có thể suy nghĩ theo những cách mới mẻ và bất ngờ hơn, tìm ra những giải pháp mà những người khác không nhận ra là có thể.
Sau màn trình diễn chói sáng tại World Cup 2022, Kylian Mbappé đã vượt Erling Haaland, người hiện có mức giá 180 triệu USD, để trở thành cầu thủ giá trị nhất thế giới, theo Transfermarkt. Mbappe được định giá 192 triệu USD, tăng 22 triệu USD so với lần cập nhật trước.
Dù đội tuyển Pháp để thua Argentina trong trận chung kết World Cup 2022 nhưng cá nhân Mbappe đã trải qua giải đấu đáng nhớ. Tiền đạo 24 tuổi này giành danh hiệu “Vua phá lưới World Cup 2022” với 8 bàn thắng. Riêng trận chung kết trên sân Lusail, Mbappé ghi tới ba bàn và thực hiện thành công quả sút luân lưu đầu tiên. Tuy nhiên, Pháp chỉ hòa Argentina 3-3 trong hơn 120 phút thi đấu và thua 2-4 trong loạt đá luân lưu. Sau trận đấu, đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xuống tận sân để động viên Mbappe. Tiền đạo 24 tuổi lộ rõ vẻ thất vọng khi đã làm tất cả nhưng không thể giúp đội nhà bảo vệ chức vô địch.
Haaland giữ nguyên giá trị 180 triệu USD, xếp thứ 2 trong danh sách. Đội tuyển Na Uy của anh chỉ kết thúc vòng loại ở vị trí thứ ba bảng G, thậm chí không thể giành vé đá play-off. Xếp sau Haaland lần lượt là Vinicius (128 triệu USD), Jude Bellingham, Phil Foden (117 triệu), Pedri, Jamal Musiala, Bukayo Saka, Federico Valverde (106 triệu).
Kylian Mbappé
Lionel Messi, người về nhì trong cuộc đua Giày vàng với 7 bàn, vừa có lần đầu tiên sự nghiệp vô địch World Cup cùng Argentina. Anh được định giá 53 triệu USD và hiện là cầu thủ trên 34 tuổi đắt giá nhất thế giới. Tại giải đấu trên đất Qatar, ngôi sao 35 tuổi là “đầu tàu” dẫn dắt Argentina đi đến chiến thắng. Bên cạnh 7 bàn thắng, anh còn có 3 kiến tạo, đoạt năm giải thưởng “Cầu thủ hay nhất trận” cùng danh hiệu “Cầu thủ hay nhất giải”.
Hãy xem xét sự chuyển đổi đáng chú ý của công ty Twitter. Elon Musk là người giàu nhất thế giới, nhưng tình cờ lại là một người có đạo đức lương tri, điều này thật hiếm thấy. Ông ấy không quan tâm đến Twitter vì kiếm tiền, mà là để duy trì quyền tự do ngôn luận.
Tỷ phú Elon Musk. (Nguồn: Bret Hartman/ TED/Flickr) Ông ấy linh cảm rằng có điều gì đó không ổn với Twitter, phớt lờ khách hàng và cổ đông của công ty, để ủng hộ các câu chuyện chính trị.
Đây là trực giác của ông ấy. Càng theo dõi, ông càng nghi ngờ và càng muốn chiếm lấy Twitter. Sau nhiều tháng tranh cãi, việc tiếp quản là một kết cục đã được định trước.
Trong vài tuần tiếp theo, ông phát hiện ra rằng nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình đã thực sự xảy ra. Thay vì là một nền tảng có thể tự do trao đổi ý kiến và nơi người dân trao quyền cho báo chí, Twitter đã trở thành công cụ tuyên truyền của nhà nước. Trớ trêu thay, Musk nói Twitter đã bỏ qua việc giám sát tội phạm như khiêu dâm trẻ em.
Kể từ khi Elon Musk tiếp quản công ty, thông tin được tiết lộ vẫn tiếp diễn với tốc độ đáng báo động. Hóa ra, hàng ngày các giám đốc điều hành hàng đầu đang quyết định những ý tưởng và tài khoản nào nên bị cấm và hạn chế, cũng như ý tưởng nào sẽ được thông qua, nội dung đó không chỉ nói về Trump.
Hàng ngày, họ làm theo lệnh của FBI, CDC, Viện Y tế Quốc gia (NIH) và các cơ quan chính phủ khác, nhằm tô vẽ nên một bức tranh sai lệch về thực tế. Tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Từ bờ biển này sang bờ biển khác, quyền lập hiến bị bãi bỏ, bệnh viện bị hạn chế, nhà thờ đóng cửa, thậm chí trường học cũng đóng cửa đối với tất cả trẻ em, một số trường đóng cửa tới 2 năm.
Có thực sự cần thiết phải làm tất cả những điều này? Rất nhiều chuyên gia trung thực đã tham gia vào hàng ngũ phản đối của hàng triệu công dân. Tuy nhiên, những người kêu gọi này được coi là những kẻ cấp tiến loạn trí, không có quyền bình luận về đời sống cộng đồng.
Hiện giờ chúng ta biết rằng ngay từ đầu, Twitter đã làm vậy. Họ bịa ra một câu chuyện, nói rằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát này chỉ là các biện pháp y tế công cộng thông thường.
Ông Anthony Fauci là chuyên gia y tế cộng đồng chịu trách nhiệm về vấn đề này, nên những nhà khoa học phản đối ông ấy chỉ là những nhân vật ngoài lề. Bất kỳ ai dám đòi tự do đều có thể bị coi là những kẻ cấp tiến nổi loạn nguy hiểm.
Đây là ấn tượng mà Twitter để lại trên thế giới. Họ làm điều này với các công cụ đa dạng, chặn hoàn toàn, cũng như giám sát các cuộc trò chuyện 24/7.
Hậu quả là hàng triệu người mất việc làm, doanh nghiệp đóng cửa, quyền tôn giáo bị từ chối, người dân không được khám sàng lọc ung thư. Một số trẻ em thất học tới 2 năm, người già chết cô đơn một mình, và con cháu không được tổ chức tang lễ.
Ở hầu hết các thành phố trên cả nước, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang, và buộc phải giãn cách xã hội, thậm chí không được phép tụ tập hơn 10 người tại nhà của mình.
Đây là sự phủ nhận triệt để và phổ biến nhất đối với các quyền cơ bản của con người mà nước Mỹ từng trải qua. Tuy nhiên, các nền tảng xã hội từng miễn phí cho chúng ta nói rằng mọi thứ đều ổn.
Sau đó, vắc-xin đến và lệnh cưỡng chế cũng đến, phải tiêm vắc-xin, nếu không bạn sẽ trở thành kẻ thù của công chúng. Hàng ngàn người không đồng ý với động thái này đã bị cấm trên Twitter. Bên trong Twitter, nhiều tài khoản được gắn nhãn không được chào đón, không thể tìm kiếm và không thể chạm tới.
Vào thời điểm đó, bằng trực giác chúng ta biết rằng tất cả những điều này đang xảy ra. Tuy nhiên, khi đó, các nhân viên của Twitter, thậm chí cả CEO, đã tuyên thệ làm chứng rằng không có chuyện đó và rõ ràng họ đều đang nói dối.
Họ cảm thấy họ có thể và nên nói dối, vì họ hợp tác chặt chẽ với các quan chức chính phủ và cơ quan tình báo để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc một điều gì đó tương tự. Nó khiến họ cảm thấy mình quan trọng, vì vậy những lời nói dối của họ cũng giống như lời nói dối của ông Fauci: Một nỗ lực cao cả để bảo vệ đất nước trong thời kỳ khủng hoảng.
Trong những ngày này, những nội dung chúng ta được biết đều gây sốc, một thế kỷ đầy bê bối. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như không có tin tức nào trên tờ New York Times, hoặc bất kỳ hãng truyền thông chính thống nào khác.
Mọi người có thể tin tưởng Epoch Times luôn đưa tin về những thực tế đang diễn ra. Nhưng các kênh truyền thông còn lại vẫn tiếp tục chơi trò chơi dối trá này, miễn là họ có thể thoát khỏi sự trừng phạt.
Điều gì xảy ra với Twitter cũng sẽ xảy ra với Google, Facebook và tất cả những công ty khác. Toàn bộ các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang hợp tác với chính phủ, để bịa ra một câu chuyện có khuynh hướng chính trị rõ ràng.
Chúng không chỉ để biện minh cho việc phong tỏa và tiêm chủng bắt buộc, mà còn để che đậy bất kỳ thông tin nào có thể giúp ích cho ông Trump trước cuộc bầu cử năm 2020, và giúp Đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Chúng ta có công nghệ thực hiện tự do ngôn luận, nhưng Chính phủ đã quốc hữu hóa một cách hiệu quả các nền tảng xã hội, phương tiện truyền thông, bởi những lý do đảng phái công khai.
Hiện giờ Twitter là ngoại lệ của tất cả các nền tảng quy mô lớn này. Có một nền tảng như vậy đối với chúng ta là một điều rất tuyệt, giống như một sự cố hy hữu của lịch sử. Cũng như các nền tảng khác, việc kiểm duyệt và đảng phái vẫn diễn ra hàng ngày.
Những nhân vật quan trọng và được kính trọng một thời như Elton John (ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Anh) đã yêu cầu nền tảng xã hội mở cửa cho những tiếng nói khác nhau.
Hiện giờ chúng ta thấy giai cấp thống trị đang tấn công dữ dội vào chính Elon Musk. Về phần Elon, ông ấy chắc chắn phải có thần kinh thép, mới có thể vượt qua chuyện này, vì ông ấy hiện là kẻ thù số một của đất nước.
Chúng ta hiện đang ở bước ngoặt và hành động của Elon trên Twitter đã cho phép một số sự thật xuất hiện từ trong những lời nói dối khổng lồ, và đây mới chỉ là khởi đầu. Từ những gì tôi đã thấy, sự coi thường hoàn toàn “Tu chính án thứ nhất” và âm mưu bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến đã lan rộng từ cấp cao nhất đến các cơ quan hành pháp khác nhau của Chính phủ liên bang, và tất cả các xúc tu của nó trong chính quyền tiểu bang và địa phương.
Điều này dẫn đến mức độ gián điệp và chia sẻ thông tin chưa từng có của Big Tech, Big Government và Big Media, nhằm dập tắt những lời chỉ trích và thắt chặt kiểm soát đối với dân chúng.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng những gì chúng ta thấy ở Hoa Kỳ đang được áp dụng trên toàn thế giới. Vì hầu hết các chính phủ trên thế giới đã tuân theo mô hình kiểm soát virus của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và phát triển mô hình quản lý toàn trị tương tự đối với người dân của mình, đồng thời kiểm duyệt những tiếng nói chỉ trích, tước bỏ quyền của họ, thậm chí nhốt họ lại.
Đây chính là thực tế đáng sợ, và tại thời điểm này, cảm giác của tôi là chúng ta mới chỉ hiểu được 1% về nó. Vấn đề hiện giờ là người dân trên khắp thế giới đang tức giận. Trong khi đó, chính phủ của họ đã phạm tội, nhưng vẫn cố chấp và cố gắng duy trì câu chuyện sai sự thật của mình càng lâu càng tốt.
Tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài. Nói rộng ra, đây thực sự là cuộc đấu tranh giữa sự thật và dối trá, tự do và kiểm soát.
Trong tưởng tượng của tôi, sẽ có một thời điểm quyết định, khi đó những kẻ thống trị chuyên quyền sẽ từ bỏ, thừa nhận những gì họ đã làm, cầu xin sự tha thứ, và chúng ta sẽ lấy lại các quyền và tự do đã mất của mình. Nhưng thực tế lại không như vậy, họ không thừa nhận điều đó, họ không xin lỗi, không từ bỏ, và có quá nhiều mối liên hệ phức tạp.
Những gì Musk đang làm trên Twitter chắc chắn mới chỉ là bước khởi đầu. Vẫn còn nhiều bí mật cần được biết. Chúng ta biết rằng phải cải cách rất nhiều. Cuộc đấu tranh chỉ mới bắt đầu, những ngày tháng khó khăn vẫn còn phía trước. Vì tương lai, chúng ta còn có lựa chọn nào khác, ngoài việc tham gia vào trận chiến tư tưởng chống lại quyền bá chủ?
Nền văn minh mà chúng ta biết không thể bị phai mờ vĩnh viễn trong ký ức. Chấp nhận một trật tự mới hoàn toàn không phải là một lựa chọn tốt.
Jeffrey A. Tucker (Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả và được đăng trên The Epoch Times.)
Jeffrey A. Tucker là người sáng lập và chủ tịch của Viện Brownstone, có trụ sở chính tại thành phố Austin, Texas. Ông đã xuất bản hàng ngàn bài viết trên các kênh truyền thông đại chúng và học thuật, cũng như 10 cuốn sách với 5 thứ tiếng, gần đây nhất là “Liberty or Lockdown” (năm 2020).
Ông cũng là biên tập viên của The Best of Mises. Ông còn thường xuyên viết chuyên mục kinh tế cho Epoch Times và phát biểu nhiều về kinh tế, công nghệ, triết học xã hội và văn hóa.
Moscow đang cố gắng học hỏi từ những sai lầm của mình như thế nào?
Giáng sinh năm nay sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với người dân Ukraine. Nó đánh dấu mười tháng kể từ khi quân Nga tiến vào đất nước của họ, gây ra sự tàn phá ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Hàng chục nghìn người Ukraine đã thiệt mạng. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Gần như toàn bộ đất nước bị mất điện, khiến Kyiv lo lắng rằng – khi mùa đông bắt đầu – nhiều công dân của họ sẽ bị chết cóng.
Tuy nhiên, Giáng sinh cũng sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với nước Nga. Moscow đã lên kế hoạch cho một chiến dịch thắng lợi nhanh chóng. Thay vào đó, Ukraine đã dạy cho họ một bài học cay đắng về chiến tranh hiện đại và sự kiên cường. Người Ukraine đã từ từ làm suy giảm năng lực quân sự của Nga bằng cách gây thiệt hại cho các lực lượng Nga trên chiến trường và tại các khu vực hỗ trợ. Họ đã làm xói mòn danh tiếng của Nga trên khắp toàn cầu, cũng như trong tâm trí của những người lính, chỉ huy, và công dân của chính nước Nga. Người Ukraine né tránh mọi trận chiến tiêu hao cao nếu có thể, nhưng sẵn sàng tham gia cận chiến nếu có cơ hội giành thêm lãnh thổ. Chiến lược này đã có hiệu quả tuyệt vời. Ukraine đã đẩy Nga ra khỏi Kyiv, chiếm lại tỉnh Kharkiv ở phía đông bắc, và giải phóng các phần của Donbas. Gần đây nhất, họ đã giải phóng Kherson, thủ phủ tỉnh lỵ duy nhất mà Nga đã chiếm được thành công.
Nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá thấp người Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ định một chỉ huy quân sự mới, Tướng Sergei Surovikin, để lãnh đạo cuộc xâm lược, và Surovikin dường như tàn bạo và có năng lực hơn hẳn những người tiền nhiệm. Trong một trong những quyết định đầu tiên của mình, ông phát động chiến dịch không kích dữ dội và khủng khiếp, phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine – vốn là chiến thuật lấy tấn công dân sự làm trung tâm mà ông đã phát triển khi lãnh đạo lực lượng Nga ở Syria. Surovikin chịu trách nhiệm cho việc Nga rút lui khỏi Kherson, nhưng không giống như khi Nga rút khỏi Kyiv hoặc Kharkiv, Surovikin đảm bảo rằng cuộc rút lui này được điều phối hiệu quả.
Sự tham gia của Surovikin báo trước một thay đổi khác trong chiến lược của Nga ở Ukraine. Dù Putin có lẽ đã nhận ra rằng mình sẽ không thể chiếm được Kyiv, nhưng Tổng thống Nga có thể vẫn tin rằng mình đủ sức chiếm được tất cả bốn tỉnh mà ông mới sáp nhập (bất hợp pháp) – Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia. Surovikin đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các kế hoạch này. Putin hy vọng rằng, khi chiến tranh kéo dài và mùa đông đến, châu Âu sẽ ngừng cung cấp cho Ukraine những khoản hỗ trợ lớn, để lục địa này có thể cố gắng khôi phục việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ông tin rằng việc cắt giảm hỗ trợ này sẽ mở đường cho một cuộc tấn công mới, thành công của Nga. Để thực hiện một cuộc tấn công như vậy, ông đang trông cậy vào việc Surovikin tái tổ chức lại lực lượng, để quân đội hoạt động trơn tru hơn, nhất quán hơn, và hiệu quả hơn.
Sẽ rất khó để Surovikin thành công do quân đội Nga còn nhiều vấn đề, chẳng hạn như trang thiết bị và tinh thần xuống cấp. Nhưng Surovikin đang làm việc để thống nhất quân đội dưới quyền chỉ huy của mình. Gần như chắc chắn, ông đang vạch ra các kế hoạch chiến đấu tập trung rõ ràng, khác với những cuộc tấn công trong quá khứ khiến quân đội Nga bị dàn mỏng. Nếu Kyiv muốn giữ thế thượng phong, họ cần phải dự đoán chiến lược của Surovikin, đồng thời duy trì sự ủng hộ của phương Tây – và điều đó có nghĩa là liên tục đổi mới trên chiến trường.
NGA SUY YẾU NHƯNG KHÔNG BỎ CUỘC
Đối với các nhà quan sát cuộc chiến, phần lớn những gì Nga dự kiến cho năm 2023 nghe có vẻ quen thuộc. Ví dụ, Moscow sẽ tiếp tục sử dụng tuyên truyền về hành động gây hấn của NATO để cố gắng ngăn Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia hiện trung lập khác tham gia vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Họ cũng sẽ sử dụng thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo để đảm bảo rằng người dân Nga vẫn tiếp tục ủng hộ cuộc xung đột. Duy trì sự ủng hộ của người dân Nga là điều đặc biệt quan trọng vì Moscow chắc chắn phải tiến hành các đợt động viên bổ sung. Ngay cả những kẻ chuyên chế cũng phải quan tâm đến chính trị trong nước.
Tương tự, Putin sẽ tìm cách duy trì cuộc chiến năng lượng của mình. Ông sẽ tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt đến châu Âu với hy vọng rằng lục địa này sẽ buộc Kyiv phải đồng ý ngừng bắn khi nhiệt độ hạ thấp. Ông cũng sẽ khuyến khích nhiều đợt tấn công vào nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine. Theo tính toán của Putin, các cuộc tấn công của Nga vào các nhà máy điện của Ukraine sẽ không chỉ làm người dân nước này “đóng băng,” mà còn khiến Ukraine mất luôn những trợ giúp từ bên ngoài. Suy cho cùng, các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể quay trở lại Ukraine nếu nguồn điện không được đảm bảo. Ngay cả khi các cuộc tấn công không ngăn cản các nhà đầu tư, chúng vẫn sẽ gây thiệt hại kinh tế cho Kyiv khi buộc nước này ngừng việc xuất khẩu điện, vốn đã bắt đầu vào tháng 7/2022.
Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố mới trong chiến lược của Nga – và Surovikin đang đóng một vai trò quan trọng trong những thay đổi. Vị tướng này dường như là nhà lãnh đạo quân sự đầu tiên nhận được sự ủng hộ rõ ràng từ Putin, và – theo bài phát biểu gần đây của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines – Tổng thống Nga hiện được cập nhật đầy đủ hơn về các hoạt động hàng ngày của lực lượng vũ trang. Nếu Putin tự tin rằng mình được cung cấp thông tin tốt hơn so với trước tháng 10, thì nhiều khả năng ông sẽ chuyển sự chú ý của mình sang những thách thức khác mà Nga hiện đang phải đối mặt, trao cho Surovikin quyền tự chủ lớn hơn trong việc sử dụng lực lượng của Nga ở Ukraine. Surovikin có thể sử dụng quyền tự do hành động tương đối này để đặt các nhóm quân sự và lính đánh thuê đang rạn nứt của Nga dưới một sự kiểm soát thống nhất hơn. Ông chắc chắn sẽ sử dụng nó để tích hợp tốt hơn các chiến dịch trên không và trên bộ của Nga, và đảm bảo có sự đồng nhất giữa chiến dịch chiến trường và chiến dịch thông tin.
Bản thân việc củng cố lực lượng sẽ không làm cho quân đội Nga thực sự sẵn sàng chiến đấu. Surovikin chỉ huy một đội quân đang bị xuống tinh thần, và còn liên tục mất đi nhân mạng và các trang bị tốt nhất. Cho đến nay, bằng chứng cho thấy lực lượng Nga được huy động để thay thế những người thiệt mạng và bị thương không được đào tạo bài bản – thứ mà họ cần để thành công. Chí ít thì trong suốt mùa đông, Surovikin sẽ giữ thế phòng thủ, làm bất cứ điều gì có thể để bảo toàn lực lượng của mình trước các đợt tấn công từ Ukraine.
Nhưng ông sẽ bắt đầu chuẩn bị quân đội Nga cho các chiến dịch mới. Chẳng hạn, Surovikin sẽ tìm cách tái thiết các đơn vị bị tàn phá bằng cách triển khai hàng chục nghìn binh sĩ mới được động viên tới Ukraine. Nếu những đội quân này thể hiện kém cỏi, ông sẽ tìm cách cải thiện chất lượng đào tạo ở Nga. Ông sẽ cố gắng tận dụng quá trình huy động công nghiệp đang diễn ra ở Nga để có được nhiều vũ khí tốt hơn. Ông cũng sẽ thiết lập hệ thống để bảo vệ các tuyến đường tiếp tế quan trọng, xây dựng một mạng lưới hậu cần linh hoạt hơn, dự trữ đạn dược và vật tư cho các hoạt động tấn công trong tương lai.
Surovikin có thể sẽ tỉ mỉ hơn trong việc lập kế hoạch và triển khai tấn công. Ông sẽ tìm cách đảm bảo rằng lực lượng của Nga được liên kết trên chiến trường và cải thiện các chiến thuật, với mục tiêu tránh cách tiếp cận từng phần và thiếu phối hợp của những người tiền nhiệm. Vị tướng này cũng sẽ cố gắng khiến Ukraine khó tiến lên. Ví dụ, Surovikin sẽ duy trì chiến dịch nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, một chiến thuật làm chuyển hướng các nguồn lực của cả Ukraine và phương Tây khỏi các chiến dịch tấn công của Kyiv. (Các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ trở thành thông tin tuyên truyền cho khán giả trong nước của Nga, dù điều đó nghe thật đáng ghê tởm.) Những cuộc tấn công đó gần như không gây thiệt hại gì cho Nga; chúng tạo ra một lợi thế bất đối xứng. Như nhà sử học Lawrence Freedman gần đây đã lưu ý, Ukraine không có khả năng tương tự để phá hủy cơ sở hạ tầng ở Nga – bất chấp các cuộc tấn công của Ukraine vào các căn cứ không quân của nước này. Ông viết, “Người Ukraine đang chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ không thể đánh trả người Nga ở cấp độ chiến lược đó”.
Surovikin có thể sẽ tìm cách thực hiện nhiều nhiệm vụ dựa trên “lợi thế về quân lực” hơn: các hoạt động quân sự trong đó một bên cố gắng đánh lừa kẻ thù của mình theo cách buộc họ phải sử dụng một số lượng lớn binh lính cho các nhiệm vụ không có ý nghĩa. Chẳng hạn, Nga đã bố trí các đội quân nhỏ ở Belarus để buộc Ukraine phải giữ các đội quân lớn hơn xung quanh Kyiv, tước đi phần quân lực mà Ukraine có thể sử dụng ở nơi khác. Surovikin có thể sẽ tiến hành nhiều hoạt động như vậy hơn, để đảm bảo cơ hội thành công cao hơn cho quân đội của mình trong lúc ông lên kế hoạch cho các bước tiếp theo. Trừ khi Nga bị đánh bại triệt để, Surovikin sẽ muốn bắt đầu các chiến dịch tấn công trên bộ mà nếu hoàn thành sẽ mang lại cho Nga tất cả hoặc hầu hết các tỉnh mà Putin đã sáp nhập.
Tất nhiên, vị tướng này biết rằng Ukraine có thể sẽ cố gắng chiếm lại lãnh thổ đã mất. Do đó, ông đã ra lệnh cho quân đội xây dựng thêm các vị trí phòng thủ trên khắp vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát. Surovikin nhiều khả năng cũng sẽ tiến hành các hoạt động chính trị để “Nga hóa” các khu vực của Ukraine mà Nga chiếm đóng. Quá trình này sẽ giống với những gì Nga đã làm ở Kherson: chuyển đổi nền kinh tế địa phương từ sử dụng đồng hryvnia của Ukraine sang sử dụng đồng rúp của Nga, thay đổi chương trình giảng dạy ở trường học, ngoài ra còn thực hiện một chương trình đáng ghê tởm là bắt cóc trẻ em Ukraine và gửi chúng đến Nga làm con nuôi. Trong tương lai, liệu những chiến thuật này có hiệu quả hơn so với ở Kherson hay không vẫn còn phải chờ xem.
TẤN CÔNG VÀ PHẢN CÔNG
Ngay bây giờ, quân đội Ukraine vẫn có lợi thế. Không giống như khi bắt đầu chiến tranh, các nhà lãnh đạo Ukraine là người quyết định địa điểm và thời điểm diễn ra các trận chiến. Họ quyết định cách các chiến dịch được triển khai trên chiến trường. Họ có động lực và không muốn từ bỏ nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là Ukraine sẽ nắm thế chủ động vô thời hạn. Để duy trì ưu thế, người Ukraine cần hiểu rõ và sau đó làm suy yếu các kế hoạch của Putin và Surovikin.
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Kyiv phải tiếp tục chống lại cuộc chiến thông tin của Nga. Moscow đang nỗ lực thuyết phục người dân châu Âu tin rằng các hóa đơn sưởi ấm tăng cao là do đất nước của họ đã hỗ trợ cho Ukraine, hy vọng rằng họ có thể thuyết phục chính phủ của mình rằng chi phí đó là không đáng. Người Nga cũng đang cố gắng làm suy yếu sự hỗ trợ của Washington bằng cách thúc đẩy sự chia rẽ đảng phái tại Mỹ. Nếu Điện Kremlin thành công trong việc khiến các quốc gia NATO ngừng ủng hộ Kyiv, hậu quả sẽ vô cùng tàn khốc: đối với Ukraine, hỗ trợ kinh tế và quân sự từ Mỹ và châu Âu là yếu tố cốt lõi để thành công trên chiến trường.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đội ngũ xuất sắc của ông đang tìm cách tạo ra các thông điệp nhằm duy trì thiện cảm của cộng đồng quốc tế. Nhưng họ cũng cần giữ cuộc chiến trên trang nhất của các tờ báo phương Tây và trong suy nghĩ của người phương Tây. Và cách tốt nhất để đạt được điều đó là tiếp tục công việc Ukraine đã làm trong sáu tháng qua: chiến thắng. Kyiv càng giành được nhiều chiến thắng thì càng có khả năng nhận được nhiều tài trợ và vũ khí hơn từ phương Tây (thay cho những lời kêu gọi đàm phán).
Nhưng để tiếp tục thành công, chiến lược quân sự của Ukraine sẽ cần phải được phát triển. Họ sẽ phải lường trước và đánh bại các chiến dịch chiến trường của Surovikin. Để làm vậy, Ukraine nhiều khả năng sẽ tăng cường giám sát tiền tuyến, trung tâm hậu cần, và trung tâm chỉ huy của Nga, theo đó xác định những điểm yếu mà Ukraine có thể khai thác. Ukraine cũng phải mở rộng chương trình gửi binh lính và các chỉ huy quân sự cấp thấp tới châu Âu để được huấn luyện chuyên sâu hơn, khiến quân đội của họ ngày càng vượt trội hơn so với lực lượng Nga được động viên. Và Ukraine sẽ cần phải tiếp tục tìm cách làm suy giảm những năng lực của Nga vốn tạo điều kiện cho cuộc xâm lược, bao gồm các trung tâm hậu cần, vận tải, và chỉ huy của Nga. Gần đây, Ukraine đã tấn công hai căn cứ không quân của Nga cách Ukraine hơn 400 dặm – những cuộc tấn công mà họ có thể sẽ muốn lặp lại. Những cuộc tấn công sâu như vậy ảnh hưởng đến tâm lý người Nga, tác động đến vị thế chính trị trong nước của Putin, và đẩy Nga rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược về cách phân bổ nguồn lực giữa tấn công Ukraine và bảo vệ các căn cứ trong nước.
Khi thực hiện các bước này, các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định Ukraine có thể giúp ngăn chặn sự nổi lên của một quân đội Nga mạnh mẽ, có phối hợp, và giàu trí tưởng tượng hơn. Nếu Ukraine có thể tiếp tục giành chiến thắng trên chiến trường, Kyiv nên cố gắng cô lập và thậm chí có thể chiếm lại toàn bộ Donbas và Crimea. Chiếm lại cả hai khu vực là mục tiêu chính thức của chính phủ Ukraine. Nhưng tiến công thành công vào các lãnh thổ này là một nhiệm vụ với nhiều thách thức. Việc chiếm Crimea sẽ đặc biệt khó khăn, đòi hỏi Ukraine phải thực hiện các kiểu chiến dịch hải quân mới để ngăn chặn Hạm đội Biển Đen hùng mạnh của Nga tấn công quân đội Ukraine khi họ tiến vào bán đảo. Người Ukraine sẽ phải phối hợp đồng thời các chiến dịch đổ bộ, trên không, trên bộ, và các hoạt động khác. Dù không phải là không thể thực hiện, nhiệm vụ này vẫn cực kỳ khó khăn. Và một số chính phủ phương Tây có thể sẽ xem chiến dịch giành Crimea nằm ngoài phạm vi những gì họ đã hứa sẽ hỗ trợ – dù bán đảo này về mặt pháp lý vẫn là một phần của Ukraine và Zelensky đã liên tục bày tỏ ý định giành lại nó.
Vẫn còn một chặng đường dài trước khi Ukraine đủ khả năng chiếm lại Crimea. Lúc này họ đang có nhiều khủng hoảng và thách thức trước mắt hơn. Chẳng hạn, nước này cần tìm cách nhanh chóng tái thiết và củng cố mạng lưới điện và sưởi ấm của mình trước các cuộc tấn công của Nga, bao gồm cả việc nhận thêm hỗ trợ từ phương Tây. (Lời hứa của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi hơn 53 triệu đô la thiết bị phát điện sẽ hữu ích ở đây.) Kyiv cũng cần cẩn trọng xem xét cách họ nên sắp xếp và ưu tiên các chiến dịch trên không, trên bộ, và trên mặt trận thông tin trong năm 2023, tương tự như cách họ triển khai cuộc phản công của mình trong vài tháng qua để buộc lính Nga phải chiến đấu đồng thời ở phía bắc, phía đông, và phía nam.
Rất may, có rất nhiều lý do để tin rằng Kyiv có thể đánh bại ngay cả một quân đội Nga đang hồi sinh. Các chiến dịch gây ảnh hưởng quốc tế của Ukraine là hình mẫu cho các nền dân chủ khác học hỏi và bắt chước. Người Ukraine đã cho thấy họ giỏi hơn người Nga trong việc thích nghi và cập nhật các chiến thuật cũng như thể chế quân sự. Và họ có tinh thần tốt hơn rất nhiều. Trong một cuộc chiến, không có gì là chắc chắn, bất kể những chiến thắng trước đó. Nhưng nếu Ukraine có thể duy trì sự ủng hộ của phương Tây, họ có thể chứng minh rằng học thuyết chiến thắng mới của Putin cũng sai lầm hệt như lần trước.
Mick Ryan là một chiến lược gia quân sự và là một thiếu tướng hồi hưu của Quân đội Australia.