5 điểm lưu trú ở Ninh Bình dưới đây đều nằm gần với điểm biểu diễn buổi concert đầu tiên trong năm 2023 của nam ca sĩ Hà Anh Tuấn vào ngày 24/02 – 25/02 tới đây.
Mới đây, nam ca sĩ Hà Anh Tuấn đã tiết lộ về địa điểm tổ chức buổi concert vào ngày 24/02 – 25/02 tới đây. Và nếu như đã phải mất rất nhiều công sức mới có thể mua được vé tham dự đêm ca nhạc thì cũng đừng lo lắng về vấn đề chỗ ở. Ninh Bình hiện có rất nhiều điểm lưu trú với các loại hình khác nhau: từ khách sạn, homestay cho tới các resort cao cấp.
Theo đó, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết này nhé!
5 địa điểm lưu trú gần nơi tổ chức buổi concert “Chân trời rực rỡ” của Hà Anh Tuấn
1. Lotus Field Homestay: 7%
– Mức giá trung bình: Khoảng 1,1 – 1,6 triệu đồng/đêm.
– Địa chỉ: Khê Thượng, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Nằm ở vị trí trung tâm tại Quận Hoa Lư của Ninh Bình, cách Cố đô Hoa Lư – điểm biểu diễn show ca nhạc của ca sĩ Hà Anh Tuấn khoảng 2,8km.
2. Hang Mua Family Homestay: 400k – 500k/đêm
– Mức giảm trung bình: -3%
– Địa chỉ: Khê Hạ, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Cách điểm biểu diễn của show ca nhạc Hà Anh Tuấn khoảng 3,7km.
3. For You Homestay: 250k – 1,5 triệu đồng/đêm.
– Mức giảm trung bình: -3%
– Địa chỉ: 479B, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Cách điểm biểu diễn của show ca nhạc Hà Anh Tuấn khoảng 4km.
4. Ninh Binh Royal Homestay
– Mức giảm trung bình: khoảng 800k/đêm.
– Địa chỉ: Khê Hạ, Hoa Lư, Ninh Bình.
Nằm ở vị trí trung tâm tại Quận Hoa Lư của Ninh Bình, cách điểm biểu diễn của show ca nhạc Hà Anh Tuấn khoảng 3,7km.
5. Trang An Passion Homestay: khoảng 350k – 500k/đêm
– Mức giảm trung bình: -19%
– Địa chỉ: Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Cách điểm biểu diễn của show ca nhạc Hà Anh Tuấn khoảng 3,7km.
* Lưu ý: Tất cả các điểm lưu trú đều còn phòng cho ngày 24/2- 25/2/2023. Tuy nhiên, giá vé và số lượng phòng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm đặt phòng của bạn.
Có thể bạn chẳng muốn bơi trong nước bọt của mình, nhưng nếu để dành tất cả nước bọt của bạn lại thì bạn sẽ có khoảng 28.000 lít trong đời, đủ để bơm đầy một hồ bơi.
Những sự thật kì lạ có thể bạn chưa biết về cơ thể người
Kích thước của đầu
Lúc mới sinh, đầu của chúng ta dài bằng ¼ chiều dài của cả cơ thể, nhưng khi trưởng thành nó chỉ chiếm 1/8. Vì thế chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi những đứa bé mới sinh lại khó có thể mà ngóc đầu của chúng lên được.
Dấu vân lưỡi
Giống như dấu vân tay, lưỡi của mỗi người cũng có những đường vân hết sức riêng biệt, không ai giống ai. Vì vậy, nếu bạn muốn che dấu hoàn toàn đặc điểm nhận dạng của mình thì đừng… thè lưỡi ra.
Lột da
Tương tự như sự rụng lông của chó, mèo, mỗi giờ đồng hồ, cơ thể người đào thải khoảng 600 ngàn mẩu da li ti. Ước tính mỗi năm mỗi người sẽ lột khoảng 0,7kg da, và tính đến 70 tuổi mỗi người đã mất đi khoảng 47kg da.
Cơ thể người có bao nhiêu chiếc xương?
Số lượng xương trong cơ thể của một người lớn ít hơn so với một đứa bé. Chúng ta được sinh ra với 350 chiếc xương ban đầu, nhưng do trong quá trình lớn lên, một số xương hợp nhất với nhau nên khi trưởng thành chúng ta chỉ còn 206 chiếc tổng cộng trong cơ thể.
Dạ dày tự thay mới
Cứ mỗi từ 3 đến 4 ngày là dạ dày của chúng ta lại có một lớp lót mới ở bên trong. Nếu không có cơ chế này thì dạ dày đã tự tiêu hóa chính nó do các axit khá mạnh mà nó dùng để tiêu hóa thức ăn.
Khả năng ghi nhớ mùi hương
Dù mũi người không nhạy cảm bằng mũi của các chú khuyển, nhưng nó có thể ghi nhớ đến 50 ngàn mùi khác nhau.
Ruột dài bao nhiêu?
Phần ruột của chúng ta có chiều dài xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành, tức là khoảng từ 5,4m-7m. Nếu nó không xếp ngay ở trong khoang bụng thì mọi thứ sẽ thật rắc rối.
Vi khuẩn
Mỗi một inch (2,54 cm) vuông da trên cơ thể người là nơi sinh sống của khoảng 32 triệu vi khuẩn, nhưng thật may, đa số chúng không gây hại gì cho chúng ta.
Mùi cơ thể
Mồ hôi chính là nguồn gốc của mùi cơ thể, như mùi chân, mùi ở vùng dưới cánh tay. Chỉ tính riêng 2 bàn chân – với khoảng 500.000 tuyến mồ hôi – thì lượng mồ hôi tiết ra hàng ngày đã là khoảng 0,5 lít.
Mạch máu
Tổng cộng chiều dài các mạch máu trong cơ thể chúng ta là khoảng 96.000km, và đây cũng chính là quãng đường mà máu phải di chuyển. Một trái tim chăm chỉ sẽ bơm khoảng 7.600 lít máu qua những mạch máu này mỗi ngày.
Có bao nhiêu nước bọt?
Có thể bạn chẳng muốn bơi trong nước bọt của mình, nhưng nếu để dành tất cả nước bọt của bạn lại thì bạn sẽ có khoảng 28.000 lít trong đời, đủ để bơm đầy một hồ bơi.
Âm lượng của tiếng ngáy
Đến tuổi 60 thì khoảng 60% đàn ông và 40% phụ nữ sẽ ngáy lúc ngủ. Và tiếng ngáy của nhiều người khá là inh tai. Âm thanh của tiếng ngáy thông thường dao động khoảng trên dưới 60 decibel, bằng với tiếng nói bình thường, nhưng có người có tiếng ngáy lên đến 80 decibel. 80 decibel là âm lượng của một máy khoan khí nén dùng để khoan bê-tông. Những âm thanh lớn hơn 85 decibel được coi là nguy hiểm và có hại cho tai người.
Tốc độ hắt hơi
Khi hắt hơi, không khí đi qua miệng và mũi với tốc độ lên đến 100 dặm/giờ. Vì vậy bạn nên che miệng và mũi khi hắt hơi, và nếu thấy ai đó sắp hắt hơi bạn nên né sang một bên.
Màu tóc có liên quan đến số lượng tóc
Những người có màu tóc vàng có số lượng sợi tóc nhiều hơn những người có màu tóc khác. Màu tóc là yếu tố giúp bạn xác định số lượng tóc mà một người sở hữu. Theo đó, những người có màu tóc vàng (tự nhiên) có nhiều tóc nhất. Trung bình, đầu người có khoảng 100.000 chân tóc, và mỗi chân tóc có thể sản xuất khoảng 20 sợi tóc trong đời người. Những người tóc vàng có đến 146.000 chân tóc, người tóc đen có khoảng 110.000 chân tóc, còn những người tóc nâu thì có khoảng 100.000 chân tóc. Những người tóc đỏ có ít tóc nhất với khoảng 86.000 chân tóc.
Sự phát triển của móng tay và chân
Sẽ là chuyện bình thường nếu bạn cắt móng tay thường xuyên hơn móng chân. Móng sẽ mọc nhanh hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và được sử dụng nhiều. Móng tay sẽ mọc dài hơn ở tay thuận của bạn, và ở ngón tay nào dài hơn cả. Trung bình, mỗi tháng móng sẽ dài ra khoảng 1/10 inch.
Nhu cầu ngủ của cơ thể
Nếu không ăn uống gì, cơ thể bạn có thể chịu đựng được vài tuần; nhưng nếu bạn không ngủ thì 11 ngày là giới hạn tối đa. Không ngủ sau ngày thứ 11, bạn sẽ ngủ… mãi mãi.
Đây là kinh nghiệm được dân tộc thông minh và giàu có nhất thế giới áp dụng để có thể đi tắt đón đầu trong mọi hoàn cảnh.
Từ lâu người Do Thái vẫn nổi tiếng là dân tộc thông minh và giàu có nhất thế giới. Chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới nhưng người Do Thái chiếm đến ½ số doanh nhân giàu nhất thế giới và chiếm ⅓ số triệu phú ở Mỹ. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn năm 2013, 18/40 người đều đến từ dân tộc này. Vậy tại sao dân tộc nhỏ bé này lại có thể nắm giữ khối tài sản khổng lồ như thế?
Câu trả lời nằm trong cuốn Talmud – Tinh hoa trí tuệ của người Do Thái. Trong nền văn minh của người Do Thái, nếu nhà hiền triết nào có trí tuệ hay phát hiện được đa số người Do Thái công nhận và tin rằng nên truyền lại cho thế hệ sau. Trí tuệ đó sẽ được ghi vào vào cuốn sách này.
Cho đến nay Talmud đã quy tụ trí tuệ của 1.500 nhà thông thái người Do Thái. Sự khôn ngoan được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng dẫn con cháu họ trở nên giàu có ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.
Trong cuốn sách Talmud có đoạn: Khi người Do Thái lưu lạc ở các quốc gia khác và không có ai nương tựa. Họ thường làm 3 việc sau để có thể kiếm được khối tài sản khổng lồ. Vì thế nếu không có tiền, không có quan hệ, bạn càng phải làm 3 việc này, sớm muộn gì cuộc đời cũng nên hương.
1. Tôn trọng bản thân
Nếu không có tiền và mối quan hệ bạn sẽ luôn bị coi thường. Nhiều người sẽ cảm thấy lạc lõng, thậm chí có cảm giác tự ti vì điều này. Nếu trong suy nghĩ của bạn có một bóng đen thì nó sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn.
Thực tế, đánh của người khác luôn hữu ích nếu bạn biết sử dụng nó đúng cách. Nếu lấy ánh mắt khinh thường của người khác làm động lực, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ. Song nếu xem nhẹ ánh mắt của người khác, bạn có thể trở nên yếu đuối. Vậy nên tại sao chúng ta không coi những lời đánh giá, hay ánh mắt soi xét là động lực.
Cân nhắc ý kiến đánh giá của người khác không có nghĩa là bạn được phép tự kiêu. Bởi nó sẽ là tấm khăn đen che mờ mắt bạn. Như gai mọc trên thân, kiêu ngạo sẽ khiến người khác tránh xa bạn.
Giành được sự tôn trọng và công nhận của người khác thường là khởi đầu cho quá trình chuyển đổi của một người. Bởi điều này cho thấy bạn là một người đáng tin cậy nhờ thế có thêm nhiều cơ hội và sự hợp tác.
Nhưng để có được sự tôn trọng của người khác bạn cần dùng thời gian để chứng minh. Song trước đó bạn phải tôn trọng chính mình trước. Nếu bản thân không tôn trọng chính mình, bạn sẽ không được ai tôn trọng.
Không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo là cách tốt nhất để tôn trọng bản thân và nhận được sự tôn trọng từ mọi người.
2. Tự đặt câu hỏi
Người Do Thái cho rằng không sợ không có tiền hay không có cơ hội, chỉ sợ bạn không biết vì sao mình không có tiền và có cơ hội.
Bạn thấy người khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực nào đó thu lãi rất cao. Bạn cũng muốn làm theo nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Đây là biểu hiện của nhận thức kém.
Thực tế bạn sẽ không bao giờ kiếm được tiền ngoài nhận thức của mình. Nhận thức càng cao, bạn càng có nhiều lựa chọn và cơ hội kiếm tiền.
Bạn có thể cảm thấy rằng mình không còn trẻ và chắc hẳn rất khó để nâng cao nhận thức khi đã rời xa ghế nhà trường quá lâu.
Đúng là khó nhưng sẽ là dễ nếu bạn nắm đúng phương pháp để đi con đường tắt nhằm nâng cao nhận thức.
Nhiều doanh nhân người Do Thái cũng chỉ từ những nhân viên cấp thấp để trở thành người sở hữu khối tài sản ròng hàng chục tỷ. Lối tắt mà họ thường áp dụng, đó là đặt câu hỏi cho chính mình.
Ví dụ, bạn mất 8 giờ/ngày để hoàn thành công việc của mình. Vì thế bạn cần đặt câu hỏi làm thế nào tôi có thể hoàn thành công việc của mình chỉ trong 7 giờ.
Khi vấn đề luôn thường trực trong đầu, bạn sẽ tìm ra cách để giải quyết. Khi giải quyết được vấn đề, nhận thức của bạn cũng dần được cải thiện trong quá trình tìm kiếm câu trả lời. Nhờ đó bạn dư ra khoảng 1 giờ để làm các công việc khác.
Lúc này bạn lại cần tự đặt câu hỏi: Một giờ này bạn cần làm gì để kiếm được tiền. Nếu giải quyết được vấn đề này, bạn không chỉ nâng cao kiến thức còn gia tăng được thu nhập.
Nếu liên tục đưa ra các câu hỏi và không ngừng nâng cao nhận thức, chẳng bao lâu bạn sẽ không còn là con người ban đầu của mình mà là một phiên bản cao cấp của chính mình. Tất nhiên thu nhập của bạn sẽ không ngừng tăng và những cơ hội mới sẽ tiếp tục được xuất hiện.
Vì thế hai chữ “tại sao” thường là nấc thang dẫn đến thành công của bạn.
3. Nâng cao kiến thức của bản thân
Có rất nhiều cơ hội trong cuộc sống mà chúng ta bỏ lỡ vì thiếu hiểu biết. Người Do Thái luôn có thể biết phải làm gì để kiếm tiền trước người khác và làm như thế nào để kiếm được nhiều hơn. Để làm được điều này họ hiểu được vốn kiến thức nghèo nàn của mình. Nên ở trên đất khách, họ ham đọc sách mọi lúc mọi nơi. Khi không có gì trong tay thì vốn liếng duy nhất là tri thức sẽ giúp họ đứng lên.
Đọc nhiều sẽ giúp bạn tăng tri thức. Khi đã sở hữu tri thức trong tay bạn sẽ mở rộng được những vùng tri thức mới. Nhờ có tri thức, bạn sẽ nhìn thấy của cải.
Vậy nên đối với một người không có tiền hay quan hệ, kiến thức là cách quan trọng để bạn thay đổi cuộc đời mình.
Vậy sau khi đã nghỉ học quá lâu, bây giờ có phải đã quá muộn để nâng cao kiến thức? Thực tế ngay cả một người 80 tuổi vẫn mong muốn gia tăng tài sản của mình. Vì vậy không bao giờ là quá muộn để cải thiện kiến thức. Bởi kiến thức là của cải lớn nhất trong đời. Cho dù mất hết tiền bạc miễn có kiến thức bạn vẫn có thể tạo dựng được của cải mới.
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Phó Tổng thống Kamala Harris nhận từ tay Tổng thống V. Zelenskyy quà tặng là lá quốc kỳ Ukraine mang tới từ tiền tuyến, có chữ ký của các binh sĩ Ukraine đang chiến đấu chống quân xâm lược Nga ở miền Đông Ukraine, sau khi ông Zelenskyy có bài phát biểu trước các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ hôm 21 tháng Mười Hai 2022. Ảnh Chip Somodevilla/Getty Images
Người dân Ukraine tưng bừng chào đón Tổng thống Volodymyr Zelenskyy trở về sau chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ. Họ ca ngợi chuyến đi của ông là thành công trong khi các nhà lãnh đạo Nga cho rằng chuyến thăm chỉ thúc đẩy xung đột và coi Ukraine chỉ là quân bài mặc cả trong tay Washington.
Sáng sớm thứ Năm 22 tháng Mười Hai, phi cơ chở ông Zelenskyy hạ cánh xuống Ba Lan trên đường trở về Ukraine, theo thông tin mà ông Zelenskyy đăng trên mạng xã hội. Một đoạn video cho thấy ông ta được các quan chức Ba Lan đón sau khi xuống máy bay. Ông Zelenskyy và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ôm nhau, chào nhau rồi ngồi nói chuyện.
Trong chuyến thăm của ông Zelenskyy, Hoa Kỳ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá $1,8 tỷ, bao gồm cả việc cung cấp hệ thống phòng không Patriot, loại hỏa tiễn phòng không mạnh nhất mà Ukraine mong có để chống lại những vụ không kích của Nga vào các cơ sở hạ tầng nước này.
Người Ukraine coi chuyến đi của tổng thống của họ là một thành công rực rỡ.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên: “Họ [Hoa Kỳ] nói rằng họ có thể gửi Patriot tới đó, tốt thôi, chúng tôi cũng sẽ tiêu diệt Patriot”. Ông Putin cho biết thêm rằng việc chuyển giao vũ khí của Mỹ sẽ chỉ kéo dài cuộc giao tranh. “Những người làm điều đó làm như vậy là vô ích, nó chỉ kéo dài thêm xung đột,” Putin nói thêm.
Putin đồng thời tái khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine về chấm dứt xung đột. “Bằng cách này hay cách khác, tất cả các cuộc xung đột vũ trang đều kết thúc bằng đàm phán. Những người chống lại chúng ta càng sớm hiểu ra điều đó thì càng tốt. Chúng tôi không bao giờ từ chối các cuộc đàm phán.”
Cho đến nay, đàm phán giữa Nga và Ukraine luôn bế tắc vì lập trường của hai bên cách nhau rất xa. Putin muốn Ukraine phải chấp nhận thực tế là một số vùng lãnh thổ của họ đã bị Nga xâm chiếm và sáp nhập trong khi Ukraine cương quyết đòi Nga phải rút quân và hoàn trả những vùng lãnh thổ của Ukraine theo đường biên giới đã được quốc tế công nhận trước khi nổ ra chiến tranh.
Dmitry Belik, một thành viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nga, thì cay cú hơn khi nói với báo chí rằng việc Tổng thống Zelenskyy đặt niềm tin vào Mỹ là một “sai lầm chết người” sau bài phát biểu ấn tượng của ông Zelenskyy trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. “Tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ đều kết thúc rất tệ hại, bị gạt ra rìa, hoặc tệ hơn, bị ném vào thùng rác của lịch sử. Người Mỹ chỉ có một đồng minh là chính họ, những người khác chỉ là nhân vật phụ bảo đảm cho sự thịnh vượng của họ và có thể bị phản bội nếu có chuyện gì xảy ra”, ông Belik nói, theo Newsweek.
Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, cáo buộc ông Zelenskyy và các quan chức Mỹ “tập trung vào chiến tranh … và tiếp tục cột chặt chế độ Ukraine vào các nhu cầu của Washington.”
Truyền hình nhà nước Nga đã tìm cách hạ thấp sự hỗ trợ quân sự và chính trị mà Zelenskyy nhận được trong chuyến đi đến Washington; họ nhấn mạnh rằng không phải tất cả các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đều có mặt để nghe Zelenskyy phát biểu. Các nhà bình luận Nga cũng chỉ trích “trang phục giản dị” của nhà lãnh đạo Ukraine trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc và đàm đạo với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Ukraine V. Zelenskyy được Tổng thống Joe Biden đón tiếp thân mật tại Tòa Bạch Ốc hôm 21 tháng Mười Hai 2022. Ảnh Drew Angerer/Getty Images
Trong một biến cố liên quan, nhà lãnh đạo vùng Donetsk do Moscow dựng lên tại một phần lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng thông báo quân đội Ukraine đã pháo kích vào một khách sạn ở thành phố Donetsk, đã giết chết hai người và làm bị thương một số người khác vào tối hôm quan thứ Tư. Trong số người bị thương có Dmitry Rogozin, cựu phó thủ tướng Nga và từng là người đứng đầu tập đoàn hàng không vũ trụ Roscosmos cua chính phủ Nga.
Truyền thông Nga đưa tin Rogozin đang tổ chức sinh nhật tại một nhà hàng ở Donetsk thì tòa nhà bị tấn công bằng hỏa tiễn. Sau đó, Rogozin báo rằng ông ta đã được lên lịch phẫu thuật vì một mảnh kim loại găm vào xương sống phía trên xương bả vai phải của ông ta.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Lực lượng Biên phòng Ukraine ngầm thừa nhận trách nhiệm vụ pháo kích ở Donetsk, nói rằng Rogozin đã vượt biên trái phép vào Ukraine và hành động đó “có hậu quả”.
Hôm nay thứ Năm, một vụ đánh bom xe đã giết chết người đứng đầu làng Lyubymivka do Nga chỉ định ở khu vực phía nam Kherson do Nga kiểm soát, truyền thông nhà nước Nga đưa tin. Trong nhiều tháng qua, quân du kích Ukraine đã hoạt động rất mạnh sau các phòng tuyến của Nga ở phía nam và phía đông Ukraine bị chiếm đóng, nhắm mục tiêu vào các quan chức, tổ chức và cơ sở hạ tầng quan trọng do Kremlin dựng lên.
2022 có thể coi là một năm bản lề trong lịch sử, đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên và bắt đầu một kỷ nguyên khác. Chiến tranh quy mô lớn quay trở lại châu Âu với các mối đe dọa tấn công hạt nhân, trong khi đối đầu Mỹ – Trung ngày càng gia tăng và nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết. Có một số tin tốt trong 12 tháng qua, điển hình nhất là dịch COVID-19 đã dịu bớt ở nhiều quốc gia. Nhưng nhìn chung, năm 2022 mang đến nhiều tin xấu hơn là tin tốt.
Dưới đây là 10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật hàng đầu do Trí thức VN lựa chọn trong năm 2022. Nhiều sự kiện trong số này sẽ còn tiếp tục đến năm 2023 và có thể còn hơn thế nữa.
1- Nga xâm lược Ukraine Sự kiện thế giới chấn động nhất của năm 2022 là cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Không an tâm về việc Ukraine ngày càng tiến gần với các thành viên NATO, ngày 24/2, Nga đã phát động cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm buộc “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine”.
Ít người nghĩ rằng Ukraine có thể chống chọi lại sự tấn công dữ dội của Nga quá lâu, nhưng đã gần một năm trôi qua và nước này vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Trước sự ngạc nhiên của Điện Kremlin và hầu hết các chuyên gia quân sự, Ukraine đã đứng vững trước cuộc tấn công dữ dội ban đầu và sau đó bắt đầu đẩy lùi các lực lượng Nga. Moscow phải từ bỏ nỗ lực chiếm Kyiv và chuyển sang chiếm vùng Donbass ở miền đông Ukraine. Vào tháng 9, người Ukraine đã phát động một cuộc phản công giải phóng thành phố Kharkiv ở phía đông bắc.
Đầu tháng 10, Nga tuyên bố chính thức sáp nhập 4 vùng của Ukraine vào lãnh thổ mình, điều mà Ukraine và phương Tây coi là phi pháp và không được thừa nhận. Chỉ vài tuần sau, các lực lượng Nga đã phải từ bỏ thành phố Kherson ở phía đông nam, một trong các vùng lãnh thổ vừa bị sáp nhập.
Cuộc xâm lược của Nga đã gây ra sự chia rẽ địa chính trị sâu sắc trên thế giới. Trong khi các quốc gia phương Tây tập hợp lại sau Kyiv, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu dường như đứng về phía Nga dù luôn nói rằng biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm.
Khi năm 2022 dần kết thúc, một lệnh ngừng bắn có vẻ khó xảy ra. Nga hiện đang nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, hy vọng rằng mùa đông sẽ làm được điều mà quân đội Nga không thể làm được – bẻ gãy ý chí của Ukraine. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới phải vật lộn để thích nghi với những cú sốc giá cả, sự gián đoạn nguồn cung và tình trạng thiếu lương thực do chiến tranh của Nga gây ra.
2- Nữ hoàng Anh qua đời Nữ hoàng Elizabeth II, quốc vương tại vị lâu nhất của Anh, đã qua đời vào ngày 8/9 tại Lâu đài Balmoral ở Scotland, hưởng thọ 96 tuổi – sự kiện khiến hàng triệu người Anh và dân chúng nhiều quốc gia trên thế giới thương tiếc.
Cái chết của bà đã kết thúc triều đại dài nhất trong lịch sử của Vương quốc Anh và là một trong những triều đại lâu nhất của bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào. Elizabeth II trở thành Nữ hoàng sau cái chết của cha bà là Vua George VI vào ngày 6/2/1952, đã trị vì trong 70 năm, nhiều hơn 7 năm so với Nữ hoàng Victoria.
Sau khi bà qua đời, con trai cả của bà, Charles, cựu Hoàng tử xứ Wales, đã được tấn phong làm Vua và sẽ được chính thức gọi là Vua Charles III. Ở tuổi 73, Vua Charles sẽ là người lớn tuổi nhất trở thành Vua trong lịch sử nước Anh.
Lễ đăng quang của Vua Charles III dự kiến được tổ chức vào ngày 6/5/2023.
3- Căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục gia tăng Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vấn tiếp tục diễn ra với cường độ cao trong năm 2022. Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Joe Biden, được công bố vào tháng 10 năm 2022, đã nêu rõ quan điểm: “Trung Quốc nuôi dưỡng ý định và ngày càng có khả năng định hình lại trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho sân chơi toàn cầu,” và Hoa Kỳ có ý định “chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.”
Hoa Kỳ chỉ ra việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nỗ lực đe dọa Đài Loan và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan của họ là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh là mối đe dọa to lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới. Phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8 đã làm nổi bật mối quan hệ căng thẳng đã gia tăng như thế nào giữa hai nước.
Vào tháng 10, chính quyền Biden đã thực hiện một bước quan trọng để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách từ chối nước này tiếp cận chip bán dẫn tiên tiến và công nghệ cần thiết để thống trị các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo. Ông Biden cũng tiếp tục kêu gọi bạn bè và đồng minh có lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản và Hà Lan.
Vào giữa tháng 11, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, hứa hẹn sẽ giảm căng thẳng và cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, sự đối đầu vẫn sẽ là chủ đề chính thống trị mối quan hệ trong nhiều năm tới.
4- Đại dịch COVID-19 dần khép lại (trừ Trung Quốc) Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) cuối cùng cũng kết thúc tại hầu hết các nước trên giới giới. Ba năm sau khi COVID bùng phát, thế giới dường như đã xoay chuyển tình thế đối với đại dịch toàn cầu đầu tiên trong một thế kỷ. Vào tháng 9, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng sự kết thúc của đại dịch “đang ở trước mắt”. Thực tế đó thể hiện rõ qua việc nhiều quốc gia đã bãi bỏ lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại và các biện pháp liên quan mà họ đã áp đặt.
Tuy nhiên, một ngoại lệ ở xu hướng này là Trung Quốc. Với việc theo đuổi chính sách không khoan nhượng Zero COVID, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hà khắc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bùng phát dịch bệnh. Đến cuối năm 2022, người dân Trung Quốc bắt đầu nổi dậy chống lại điều mà các quan chức Trung Quốc ca ngợi là thành công lớn của họ. Các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại nhiều thành phố và thậm chí được so sánh với một “Thiên An Môn thứ 2”, làm rung động tới chính quyền trung ương,
Vào tháng 12, Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng các hạn chế về COVID. Tuy nhiên, đất nước đang phải vật lộn với số ca nhiễm bệnh tăng vọt, bệnh viện quá tải, thuốc men khan hiếm… Dự kiến số người chết do COVID-19 ở Trung Quốc sẽ còn tăng trong năm 2023.
5- Ông Tập tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc với nhiệm kỳ 3 chưa từng có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 23 tháng 10 đã củng cố vị trí của mình với tư cách là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của quốc gia kể từ Mao Trạch Đông sau khi được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và theo mặc định, là Chủ tịch nước.
Ông Tập, 69 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ cầm quyền sau người sáng lập Mao Trạch Đông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, với triển vọng cai trị Trung Quốc trọn đời. Nhiệm kỳ thứ ba của Tập Cận Bình đã chấm dứt quy tắc đã tồn tại hàng thập kỷ mà những người tiền nhiệm của ông – ngoại trừ Mao – tuân theo, về việc nghỉ hưu sau nhiệm kỳ 10 năm.
Việc ông Tập nổi lên với tư cách là Chủ tịch Trung Quốc, lãnh đạo ĐCSTQ và người đứng đầu quân đội, với triển vọng cầm quyền suốt đời, được nhìn nhận với sự lo lắng và bất an, khi nhà nước độc đảng dần dần trở thành nhà nước một lãnh đạo.
Danh sách 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa mới cũng được công bố, trong đó những người được coi là “không thân tín” của ông Tập đã bị gạt ra.
Với sự trỗi dậy của ông Tập Cận Bình, sự thù địch của Trung Quốc với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Ấn Độ, cũng tăng lên.
6- Bầu cử giữa kỳ Mỹ: “Làn sóng đỏ” không xuất hiện Từ đầu cuộc bầu cử, truyền thông và các nhà quan sát đã báo hiệu về một “làn sóng đỏ” trong bối cảnh cử tri lo ngại về kinh tế và tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Joe Biden giảm kỷ lục. Tuy nhiên, sau Ngày bầu cử, “làn sóng đỏ” dường như đã chuyển hướng và không đổ bộ. Mặc dù phe Dân chủ đã chịu tổn thất, nhưng đã thành công trong việc ngăn được “làn sóng đỏ” của đảng Cộng hòa.
Kết quả bầu cử cho thấy đảng Dân chủ tiếp tục kiểm soát Thượng viện với tỷ lệ 51/49 (giành thêm 1 ghế), mất Hạ viện với tỷ lệ 213/222 (mất 9 ghế) và thêm 2 ghế trong cuộc đua Thống đốc bang, với tổng cộng 24 ghế. Trong 40 năm qua, đây là lần đảng Dân chủ mất ít ghế tại Hạ viện nhất trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của bất cứ tổng thống thuộc Đảng Dân chủ nào. Đảng Dân chủ cũng đã có cuộc đua thống đốc bang thành công nhất kể từ năm 1986.
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này, cựu Tổng thống Donald Trump đã chứng thực 290 thành viên Đảng Cộng hòa, 92% trong số đó đã thắng cử sơ bộ. Điều này cho thấy rõ ảnh hưởng lớn của ông vẫn hiện hữu trong Đảng Cộng hòa. Hôm 15/11, ông đã chính thức tuyên bố bắt đầu chiến dịch tranh cử lần thứ ba vào Nhà Trắng.
7- Biểu tình quy mô lớn tại Iran: “Phụ nữ, cuộc sống, tự do!” Các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Hồi giáo Iran vào năm 2022 đã đối mặt với thách thức lớn nhất liên quan đến sự cai trị của họ kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1979.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 9 khi “cảnh sát đạo đức” ở Tehran bắt giữ Mahsa Amini, một phụ nữ người Kurd gốc Iran 20 tuổi đến thăm thủ đô, vì không che tóc đúng cách. Cô gái chết trong khi bị cảnh sát giam giữ. Khi tin tức về cái chết của cô lan rộng, hàng nghìn người Iran đã xuống đường biểu tình lên án hành vi ngược đãi phụ nữ của Iran. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp đất nước khi người dân Iran thuộc mọi thành phần xã hội, giai cấp và sắc tộc tuần hành với khẩu hiệu: “Phụ nữ, cuộc sống, tự do!”
Các nhà lãnh đạo Iran đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Israel dàn dựng các cuộc biểu tình, mặc dù nguyên nhân chính là đàn áp chính trị, tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ. Chính phủ đã cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình bằng vũ lực. Đến tháng 12, lực lượng an ninh Iran đã giết tới 450 người biểu tình trên đường phố và chính phủ đã bắt đầu hành quyết công khai những người biểu tình bị kết án trong các phiên tòa gấp rút vì tội chống lại nhà nước.
Sự kiên trì của các cuộc biểu tình bất chấp sự đàn áp của chính phủ đã làm dấy lên suy đoán rằng Iran đang ở giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng mới. Nhưng cho đến nay, chế độ này vẫn chưa có dấu hiệu tan rã, và không có ai nổi lên để lãnh đạo phe đối lập.
8- Triều Tiên phóng số lượng kỷ lục tên lửa trong năm 2022 Trong năm 2022, Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa nhiều kích cỡ chưa từng có trong năm nay, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM có khả năng vươn tới đất liền Hoa Kỳ, bất chấp các lệnh cấm và lệnh trừng phạt quốc tế.
Các nhà phân tích cho hay tốc độ thử nghiệm trong năm nay cho thấy Bình Nhưỡng đang tuân theo một kế hoạch đầy tham vọng mà Kim Jong Un đã đặt ra vào năm 2021 để trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này.
Triều Tiên mới đây cũng tuyên bố đã thử nghiệm thành công một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, một sự phát triển có thể giúp chế độ của Kim có thể bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhanh hơn và đáng tin cậy hơn trong tương lai.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bày tỏ lo ngại về “cuộc chạy đua” của Triều Tiên nhằm thúc đẩy các chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của cơ quan Liên Hợp Quốc để ngăn chặn Bình Nhưỡng thực hiện thêm các hành động khiêu khích.
Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân tiềm năng, đây sẽ là vụ thử đầu tiên kể từ năm 2017
9- Dân số thế giới vượt mốc 8 tỷ người
Dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ vào ngày 15/11, với Ấn Độ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho cột mốc này, theo Liên Hợp Quốc. Vinice Mabansag, cô gái sinh ra ở Tondo, Manila, được coi là người thứ 8 tỷ (mang tính biểu tượng).
Thế giới phải mất 11 năm để thêm một tỷ người vào dân số, với tốc độ tăng trưởng dần dần chậm lại. Theo Liên Hợp Quốc, có thể mất 15 năm để đạt được con số 9 tỷ và có thể phải đến năm 2080 mới đạt 10 tỷ.
Đối với mức tăng từ 7 lên 8 tỷ, khoảng 70% dân số tăng thêm là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp. Liên Hợp Quốc cho biết, đối với mức tăng từ 8 lên 9 tỷ người, hai nhóm này dự kiến sẽ chiếm hơn 90% mức tăng toàn cầu.
Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu dự kiến đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia: Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Ấn Độ trong năm 2023 được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
10- Châu Mỹ La-tinh chuyển dịch sang cánh tả Năm 2017, các chính trị gia cánh hữu thống trị nền chính trị ở Mỹ Latinh. Nhưng bắt đầu từ năm 2018 với cuộc bầu cử của Andrés Manuel López Obrador ở Mexico, gió đã đổi chiều. Ứng cử viên trung tả Alberto Fernández tuyên bố đắc cử Tổng thống Argentina vào năm 2019. Ứng viên theo Chủ nghĩa xã hội Luis Arce đắc cử Tổng thống Bolivia năm 2020. Năm ngoái, ứng viên Pedro Castillo theo Chủ nghĩa xã hội trở thành Tổng thống Peru và Gabriel Boric theo cánh tả trở thành Tổng thống Chile.
Xu hướng chuyển mình theo cánh tả tiếp tục vào năm 2022 khi nhà CNXH dân chủ Xiomara Castro tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Honduras, cựu chiến binh nổi dậy Gustavo Petro đã làm nên lịch sử khi trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên của Colombia và cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trở lại vị trí Tổng thống bằng cách đánh bại Tổng thống cánh hữu đương nhiệm Jair Bolsonaro.
Các nhà lãnh đạo cánh tả hiện đều đang đối mặt với các thách thức trong việc giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng, lạm phát gia tăng và hậu quả liên tục của COVID. Giống như Hoa Kỳ, sự phân cực chính trị ngày càng trở nên sâu rộng trong khu vực.