Cây quýt khổng lồ hình chiếc cúp World Cup có chiều cao 3 m, ngang 2 m độc đáo mùa World Cup 2022.
Dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhưng hiện nay trên thị trường, người kinh doanh, người chơi cây đã nhộn nhịp tìm đến vùng đất Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) để săn tìm những cây cảnh độc, lạ để chơi Tết.
Nhằm để tăng sự mới mẻ và độc đáo, vườn quýt cảnh của anh Nguyễn Văn Thạnh tại thôn Phi Liệt (Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên) được tạo bằng nhiều hình dáng độc đáo, bắt mắt.
Độc đáo nhất trong khu vườn là cây quýt khổng lồ hình chiếc cúp World Cup có chiều cao 3 m, rộng 2m theo “trend” World Cup 2022.
Theo chủ nhân chia sẻ để tạo hình được thành công, anh đã phải mất 5 ngày và thuê thêm 2 nhân công góp sức.
“Một tối tôi nằm nghĩ đã có cúp vàng World Cúp bằng đá, bằng bột… nhưng chưa có cúp hình cây cảnh nên tôi quyết định tạo ra sản phẩm này để mang đến sự mới mẻ cho khu vườn.
“Là một người đam mê bóng đá và đang vào mùa World Cup nên đã quyết định làm để thoả mãn đam mê” – anh Thạnh nói thêm.
Nhiều khách hàng tới vườn mua cây cảnh đều tỏ ra thích thú, trầm trồ với cây quýt “khủng” tạo hình cúp vàng World Cup. Cây quýt cảnh độc đáo này đã có người chào hàng lên đến 18 triệu đồng nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng ý của chủ vườn.
Ngoài ra, trong vườn anh Thạnh còn có quýt cảnh tạo hình trái tim cao 2m và đang được khá nhiều người đón nhận.
Dự kiến giá bán quýt trái tim dao động từ 25-30 triệu đồng.
Ngoài ra, trong vườn nhà anh Thạnh còn có khoảng 60 cây quýt tạo dáng lục bình phục vụ người dân chơi Tết. Mỗi cây quýt lục bình có chiều cao khoảng 2 m đến 3,8 m và có đường kính khoảng 1,5 m, hình dáng cân đối giống chiếc lục bình, có phần cành lộc vươn cao lên trên.
Theo chia sẻ, cả khu vườn nhà anh Thạnh có khoảng 100 gốc quýt nhưng chỉ chọn lọc và gò thành công nhiều hình dáng để tung ra thị trường.
Số đỏ là sự kết hợp nhuần nhuyễn đáng kinh ngạc giữa thực và hư, giữa hợp lý và phi lý, giữa cái bình thường và cái dị thường… Người đọc có cảm tưởng rằng, câu chuyện hài hước khó tin này được thôi ra từ đời sống thường ngày, từ một thực tại mà họ đang trải nghiệm từng giây, từng phút và đồng thời cũng có lúc ngờ ngợ nó tràn ngập “bịa đặt, dựng chuyện”.
Năm 1997, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận định về Số đỏ: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã sống quá dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng tượng và cũng là tuổi trẻ, còn vũ khí của tôi có lẽ là… một phong cách đa dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau” (1). Có lẽ, Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít bạn đọc không bị “mắc lừa” tác giả của Số đỏ. Ông nhận ra tuyệt tác trào phúng này mang đầy màu sắc “bịa đặt”, “dựng chuyện”, đó là sản phẩm của một trí tưởng tượng đặc biệt phong phú.
Số đỏ được xếp vào dòng văn học hiện thực phê phán, nhưng nội dung của nó thật khác biệt so với những tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố… Cả tính hiện thực cũng như phê phán của Số đỏ xem chừng mong manh hơn so với những tác phẩm hiện thực phê phán cùng thời. Thực ra, kể cả khi xếp Số đỏ vào bên cạnh những tác phẩm hiện thực cổ điển thì tính hiện thực của nó dường như cũng mong manh. Khai thác tính hiện thực của Số đỏ là một thách thức đối với những nhà nghiên cứu phê bình. Liệu có phải nó được viết ra với mục đích lên án xã hội thượng lưu thuộc địa nửa phong kiến hay không? Nếu có, tại sao những nhân vật “nhố nhăng” của tác giả lại không khiến người ta ác cảm. Phải chăng, tiếng cười đặc sắc xuyên suốt tác phẩm đã góp phần xóa nhòa ranh giới giữa thiện – ác, chánh – tà?
Có thể thấy rằng, hiện thực trong Số đỏ là một ẩn số. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã từng có nhận xét tinh tường về Số đỏ, ông cho rằng “ngôn từ của Vũ Trọng Phụng vẽ ra trước mặt mọi người một vùng hoang tưởng khủng khiếp” (2). Dường như đây là một thế giới bịa đặt được tạo dựng khéo léo đến mức hầu hết bạn đọc nhầm lẫn, họ sẵn lòng tin rằng có thể dễ dàng tìm thấy mẫu hình của Xuân tóc đỏ, bà Phó đoan hay ngài Tyfn ở ngoài đời cùng với những tình huống tức cười do những nhân vật này gây ra. Sau này, những bạn văn cùng thời kể lại rằng rất có thể nguyên mẫu của bà Phó đoan là bà me tây Bé Tý ở Hàng Bạc, nhà thiết kế Tyfn là họa sĩ Nguyễn Cát Tường, người cũng sáng chế ra kiểu quần áo tân thời Lamur (Tiếng Pháp Le Mur là Tường), còn Tăng Phú, chủ báo Gõ mõ là “quan sư” Nguyễn Năng Quốc, vừa là Tổng đốc vừa làm chủ nhiệm tờ báo Đuốc Tuệ… Nhưng khi trở thành những nhân vật trong Số đỏ, họ đã liên tục tạo ra những tình huống tức cười và phi lý. Thực ra, những hành vi, lời nói khác lạ giống như họ có thể đã từng xảy ra trong cuộc sống nhưng được tích hợp tài tình ở mức dày đặc và được duy trì suốt từ đầu đến cuối thì chỉ có trong Số đỏ. Bản thân một tác phẩm văn học trào phúng, tính hiện thực không thể đậm nét như những cuốn tiểu thuyết hiện thực thông thường khác, vì bản thân cuộc sống bao giờ cũng có cả bi lẫn hài mà bi nhiều hơn thậm chí lấn át hài. Ngoài ra, còn có vô số tâm trạng phức tạp khác con người phải trải nghiệm hàng ngày. Hơn thế nữa, trong một tác phẩm trào phúng, các nhân vật thường được phóng đại, chính vì vậy, mối quan hệ với hiện thực bị đứt gẫy. Có thể thấy rằng, tìm cách rút ra những bài học luân lý mang tính đạo đức xã hội ở những tác phẩm như Số đỏ là rất khó. Nó được viết ra để tác giả bộc lộ một năng lực uymua đầy đẳng cấp, thậm chí đỉnh cao, từ đó cho thấy một nhãn quan hết sức độc đáo mà từ trước đến nay chưa từng có. Tuy nhiên, có một thực tế là tiểu thuyết trào phúng Số đỏ thường được nhìn nhận như một tác phẩm đậm nét hiện thực. Điều này liên quan mật thiết đến khả năng bố cục bậc thầy của tác giả. Nhờ nó mà các nhân vật của ông luôn có sự phát triển hợp logic nội tại. Trường hợp của Số đỏ có một chút tương đồng với những dị truyện của Edgar Allan Poe. Đó là những truyện ngắn hết sức kỳ quái nhưng không một chi tiết nào vượt ra ngoài giới hạn của hiện thực. Chính Poe cũng từng nhấn mạnh kinh nghiệm sáng tác này trong bài tiểu luận Triết lý về soạn tác. Ông luôn nỗ lực tiết chế các chi tiết để từ đầu đến cuối câu chuyện “mọi tình tiết đều nằm trong những giới hạn có thể lý giải được – những giới hạn của hiện thực” (3). Chính vì vậy, rất nhiều độc giả “không cưỡng nổi cái ảo tưởng đầy vẻ hiện thực và biểu hiện” (4), đã tin rằng Poe đi chu du và kể lại những câu chuyện kỳ quái của đời mình. Sau này, Baudelaire đã dùng một từ chính xác để nhận định về hiện thực của Poe – những “ngoại lệ”. Còn Dostoyevski thì cho rằng Poe gần như luôn chọn hiện thực hiếm hoi nhất và đặt nhân vật của mình vào trong tình huống khách quan tâm lý khó gặp nhất” (5).
Trở lại với Số đỏ, ta cũng nhận thấy tuyệt tác trào phúng này tràn ngập những chi tiết ngoại lệ và tác giả của Số đỏ cũng luôn chọn những tình huống hiện thực hiếm hoi và đặt nhân vật của mình vào trong những tình huống khách quan tâm lý rất khác thường. Đó là giây phút bà Phó Đoan gật gù vì mình đã hư hỏng một cách khoa học, là cuộc tranh cãi của lang Tỳ và lang Phế, là cái ham muốn được người khác đấm vào mặt của cố Hồng… Tóm lại là những hành động và ý nghĩ bất thường của hầu như tất cả các nhân vật trong Số đỏ. Rõ ràng là thế giới trong Số đỏ mang sắc thái phi lý. Vậy thì lý do gì độc giả của Số đỏ luôn có những “ảo tưởng” về tính hiện thực đậm nét của nó?
Lý do quan trọng nhất, như đã được đề cập ở phần trên, đó là sự tích hợp, bố cục tài tình những tình tiết “ngoại lệ” dày đặc. Nó đã phần nào làm mờ đi sắc thái phi lý của Số đỏ. Có thể thấy, Vũ Trọng Phụng là một nhà văn bậc thầy về bố cục. Chỉ cần đọc một loạt những tên chương của ông cũng có thể nhận ra. Từ chương I đến chương XX, các tên chương gồm có 3 tiêu đề không ăn nhập với nhau. Chẳng hạn tên của chương V:
Bài học tiến bộ của Xuân tóc đỏ Quan điểm về gia đình và xã hội Vâng, tôi là một người chồng mọc sừng
Hay là chương XIX:
Ôi nhân tình thế thái Người bạn gái trung thành Chết, quan đốc Xuân nổi giận
Nếu đọc liền một mạch tên của hai mươi chương chúng ta có thể thấy rõ dụng ý của tác giả. Từ những tiêu đề khác thường này độc giả có thể hình dung ra ngay đây là một tác phẩm trào phúng. Chúng tạo nên một mạch ngầm xuyên suốt cuốn tiểu thuyết. Mạch ngầm này giống như một cái trục mà toàn bộ cấu trúc của tác phẩm có thể xoay trên đó. Nó góp phần quan trọng để Số đỏ có một bố cục chặt chẽ. Đương nhiên, ở đây bố cục không chỉ ở cấp độ vĩ mô, mà ở từng cấp độ nhỏ hơn ông cũng xử lý rất chắc tay. Nếu để ý kỹ, ta sẽ nhận thấy những câu văn lộn xộn của mỗi tên chương tuy không ăn nhập với nhau về nội dung nhưng khi đọc lên nghe rất thuận tai, thậm chí là giòn giã. Diễn ngôn trực tiếp đan xen diễn ngôn gián tiếp và gián tiếp tự do tạo nên một lối hành ngôn khấp khểnh nhưng rất khơi gợi và cuốn hút. Những sắp đặt này không thể do vô tình, nói một cách khác, đó là dụng ý của của tác giả. Trên đây, chúng tôi chỉ phân tích tên các chương trong Số đỏ như là một ví dụ về năng lực bố cục. Còn rất nhiều yếu tố khác bộc lộ tính bố cục chặt chẽ, hoàn hảo trong tác phẩm: phát triển nội dung cốt truyện, tần suất xuất hiện hợp lý của các nhân vật chính, phụ, sự phát triển hợp logic nội tại ở mỗi nhân vật… và đặc biệt là ở giọng kể đặc biệt của Số đỏ. Giọng kể này được tạo dựng bằng lối hành ngôn bình dân, suồng sã đậm chất uymua. Đây cũng là một lý do quan trọng khiến cho bạn đọc có “ảo tưởng” về tính hiện thực đậm nét của Số đỏ…
Thực ra xét đến cùng, sử dụng ngôn ngữ cũng không nằm ngoài thao tác bố cục: sắp xếp các từ trong một câu, sắp xếp các câu trong một đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn trong một chương… Nhưng vì ngôn ngữ trong Số đỏ là một hiện tượng đặc biệt nên chúng tôi xin dành riêng một phần để bàn luận. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu có lý khi cho rằng “ngôn từ của Vũ Trọng Phụng vẽ ra trước mặt mọi người một vùng hoang tưởng khủng khiếp”, nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, chính nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả đã khoác cho Số đỏ một lớp áo hiện thực tuy mong manh nhưng cũng đủ làm cho thế giới phi lý của nó mờ nhạt đi phần nào. Sau đây, chúng ta sẽ khảo sát một đoạn đối thoại giữa lang Tỳ và lang Phế. Tất cả có 17 lời thoại bắt đầu từ câu “Cụ lang Phế cũng nói ra ý bóng gió” đến “sao anh không cho sạch mấy nốt ghẻ ở mình cô Tuyết đi”. Trong đó, trong 9 lời là của lang Phế và 8 lời của lang Tỳ. Tác giả đã thực sự tạo ra được một cuộc tranh cãi tương tài tương sức giữa hai ông lang bất tài và ngoa ngoắt. Ý đối ý chan chát, nếu bớt đi lời dẫn chuyện của tác giả xen vào kiểu như: “Cụ Phế giơ hai tay phân bua với mọi người” hay “Nhưng cụ Tỳ thản nhiên ngồi xuống ghế, đủng đỉnh nói” thì đoạn đối thoại giống hệt đối thoại trong kịch. Chỉ cần thêm tên của nhân vật ở đầu câu chúng ta sẽ có đoạn đối thoại đạt tiêu chuẩn đối thoại trong kịch bản.
Lang Tỳ: Lang băm? Có lẽ! Nhưng không làm đọa thai người nào thì thôi.
Lang Phế: À! Anh to gan nhỉ? Nói nữa ? Nói nữa đi xem nào?
Lang Tỳ: Chứ lại sợ à? Nói tại Sở Liêm phóng cho mà xem!
Lang Phế: Này không phải dọa! Chưa chắc đâu! Hỏi cái đứa nào đánh mộng mà đến nỗi lòi con ngươi người ta ra, nó đây kia! Nó đây kia!
Lang Tỳ: Số nó mù thì anh bảo sao? Anh muốn tôi nhắc đến cái thằng bé sài suyễn mà anh chữa bằng lá ô nhĩ mãi không?
Lang Phế: Sao không nói đến bệnh chẩn kinh của Phó Đoan mà anh cứ kêu là có chửa?
Lang Tỳ: Anh là thằng khốn nạn nhé! Thế cô Nga đây kia hôi nách mà anh chữa bằng dầu bạc hà trong sáu tháng giời không khỏi thì sao?
Lang Phế: Sáu tháng? Thế trong ba năm giời sao anh không cho sạch mấy nốt ghẻ ở mình cô Tuyết kia đi?
Chỉ cần đọc một phần trong cuộc tranh cãi của lang Tỳ, lang Phế ta đã thấy đoạn đối thoại này đầy ắp hành động (full of action). Ở đây, từ hành động được dùng như một thuật ngữ sân khấu. Có thể hiểu rộng ra đó là cơ hội để diễn xuất (một trong những nghĩa chính của động từ act trong tiếng Anh là diễn xuất). Có thể thấy lời nói – diễn ngôn trực tiếp của hai thầy lang trên tạo ra rất nhiều đất diễn cho diễn viên nếu như cuốn tiểu thuyết này được chuyển thể thành kịch. Một vở kịch full of action là một vở kịch diễn viên có thể diễn xuất thuận lợi từ đầu đến cuối. Nó liên tục tạo ra xung đột (conflict) khiến cho vở kịch có một sức lôi cuốn rất đặc trưng của sân khấu. Từ conflict ở đây không nên hiểu theo ý độ căng của cốt truyện, cái mà định hình hay thúc đẩy sự vận động của cốt truyện. Nó đơn giản chỉ là sự bất đồng, va chạm giữa các ý kiến. Tóm lại, có thể hiểu vắn tắt, xung đột ở đây chính là sự va đập liên tục giữa những phát ngôn của các nhân vật. Phát ngôn của nhân vật thứ nhất phải là cái cớ để phát ngôn của nhân vật thứ hai ra đời, rồi sau đó phát ngôn của nhân vật thứ hai phải được tạo ra sao cho trở thành cái cớ để nhân vật thứ nhất bật lại tiếp. Sự bật qua bật lại này là không thể thiếu được trong đối thoại kịch bản. Như vậy là đoạn đối thoại giữa lang Tỳ và lang Phế không chỉ là những lời cãi cọ đốp chát điêu ngoa. Xem xét kỹ hơn, ta thấy nó đã được kịch hóa. Trong Số đỏ có nhiều đoạn đối thoại được kịch hóa như thế này, chẳng hạn giữa Xuân và Tăng Phú, Xuân và cô hàng mía… nhưng có lẽ dài hơi nhất vẫn là cuộc tranh cãi về “y thuật” của hai thầy lang vườn. Nếu Số đỏ được dựng thành kịch theo tinh thần bám sát nguyên tác, khả năng đoạn tranh cãi này sẽ tạo được nhiều sự hứng thú cho khán giả nhất. Bên cạnh tiểu thuyết và truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng có viết một số kịch bản như Không một tiếng vang, Phân bua, Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc… Kịch bản là một lĩnh vực sáng tác có nhiều khác biệt so với tiểu thuyết. Tính bố cục được đặt lên hàng đầu vì đặc trưng của kịch là chỉ trình diễn một lần, sau đó khán giả sẽ ra về, còn tiểu thuyết thì có thể đọc đi đọc nhiều lần. Nếu kịch bản bố cục yếu thì khi dựng thành kịch sẽ gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm cho người xem. Vũ Trọng Phụng đã từng thử sức ở lĩnh vực kịch bản nên không có gì khó hiểu khi Số đỏ được ông viết chắc tay đến như vậy. Trong quãng thời gian làm báo Vũ Trọng Phụng đã từng cho ra mắt một bài viết có nhan đề Cái đặc tính của kịch lãng mạn. Trong đó, ông so sánh sự giống và khác nhau giữa kịch lãng mạn và cổ điển (6). Bài viết chứng tỏ ông yêu thích kịch và có am hiểu về lĩnh vực này. Ngay từ tiểu thuyết đầu tay Dứt tình ta cũng thấy những đoạn đối thoại dài hơi mang hơi hướng kịch rất rõ. Việc xuất hiện liên tục những đoạn đối thoại được kịch hóa trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng cho thấy ông có tiềm năng của một kịch gia lớn. Nếu được sống lâu hơn rất có thể ông sẽ cho ra đời những vở hài kịch đi vào lịch sử sân khấu Việt Nam. Trong Số đỏ, những đoạn đối thoại kịch hóa được cài đặt rải rác từ đầu đến cuối tác phẩm khiến cho giọng kể của Số đỏ thêm phần đa dạng. Như vậy, giọng kể trong Số đỏ không chỉ có sự hòa trộn nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tiểu thuyết và báo chí, tác phẩm này còn xuất hiện cả ngôn ngữ kịch đan xen. Đây có thể là một trong những lý do quan trọng khiến Số đỏ mang một phong cách hiện đại vô cùng sống động. Nó khiến cho thế giới hiện thực của Số đỏ trở nên rất khó định dạng, thậm chí là một ẩn số đầy tính khơi gợi.
Để tìm hiểu kỹ hơn về giọng kể trong Số đỏ, chúng ta cũng nên lưu ý tới thái độ khó chịu, xem thường của Vũ Trọng Phụng với nhóm Tự lực văn đoàn. Rất có thể khi viết Số đỏ ông muốn tạo ra một tác phẩm hoàn toàn khác biệt với họ. Tinh thần Âu hóa, Văn minh hóa của họ đương nhiên là bị đem ra chế giễu, nhưng có lẽ ông còn muốn tạo ra một lối viết hoàn toàn khác biệt, thậm chí chưa từng xuất hiện trước đó. Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một loạt diễn ngôn đậm đặc khẩu ngữ của đủ hạng người trong xã hội để tạo nên một thế giới nhốn nháo, lộn xộn và tức cười. Nếu cách đặt vấn đề trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đậm nét chính kịch (drama) thì Số đỏ lại đậm nét hài kịch (comedy). Thậm chí, nếu như không có sự thách thức với nhóm Tự lực văn đoàn thì ông vẫn sẽ là một nhà văn luôn ý thức về sự độc đáo trong sáng tạo. Theo như lời kể của Lan Khai, ông từng nói rằng trên đời này ghét nhất là cái tủ chè. Cái cách ông “chì chiết, đay nghiến” cái tủ chè khiến không ít người Việt chạnh lòng: “Thực tế dân An Nam này đã khổ sở và sẽ còn khổ sở vì cái tủ chè ấy không biết đến bao giờ. Mày thử xem, trong mỗi nhà An Nam, cái chỗ tốt đẹp nhất đáng lẽ phải để tủ sách hoặc treo những tác phẩm của họa sĩ hoặc để máy truyền thanh, người mình đã chỉ dùng để kê tủ chè. Anh em ruột thịt lìa nhau, bạn bè khinh nhau cũng chỉ vì cái tủ chè. Đến nỗi chạy loạn chúng nó cũng chỉ nghĩ đến cái tủ chè trước rồi mới nghĩ đến sinh mạng. Thực là một nghiệp chướng cho một thứ dân chỉ thiết làm cu li cũng được miễn là có chút hư danh thì thôi” (7). Câu nói này bộc lộ rõ tư chất của Vũ Trọng Phụng: khinh ghét những thói thường, khinh ghét sự a dua mang tính bày đàn. Một giọng kể như Số đỏ không hẳn chỉ do ảnh hưởng của nghề làm báo (giọng kể trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng có thể nói cũng rất đặc sắc. Cho đến nay vẫn chưa ai vượt được ông trong thể loại này). Chính vì vậy, có thể thấy rằng, giọng kể khác biệt của Số đỏ cũng như những thiên phóng sự kỳ tài là do ý thức về một giọng kể độc đáo của tác giả, thậm chí chúng còn là sản phẩm của cả một quá trình tìm tòi cá nhân. Nếu tham khảo cuốn Dứt tình, một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông ta sẽ thấy sự khác biệt lớn:
Ánh trời tà đã hết nhuộm vàng bãi bể. Bên trên dãy núi tím, vàng, xanh, xám mấy màu pha lộn nhau như nét bay miết dài của nhà họa sĩ, mây lồng thành hình vạn vật, cỏ cây. Giữa khoảng vô cùng, đó là một đàn voi… dần dần dồn nhau lên một cái cánh phượng, rồi, sau hết, lại bị gió dãi ra tản mạn thành chỗ này thì eo bể, vịnh, bán đảo, chỗ kia, cù lao, sông, núi – một bức tranh họa đồ (8)!
Có thể thấy rõ, từ Dứt tình tới Số đỏ giọng kể đã hoàn toàn thay đổi. Trong Số đỏ, ngôn ngữ kể chuyện cũng như ngôn ngữ nhân vật đậm chất khẩu ngữ (Khẩu ngữ tự nhiên là một hiện tượng ngôn ngữ luôn trở đi trở lại trong ngôn ngữ thường ngày). Bằng việc sử dụng điêu luyện khẩu ngữ tự nhiên, Vũ Trọng Phụng đã khiến Số đỏ “tươi rói một thứ ngôn ngữ của đời sống” (9). Điều này khiến cho thế giới phi lý của Số đỏ có vẻ mang bóng dáng đời thường hợp lý.
Như vậy, có thể thấy rằng với trí tưởng tượng đặc sắc và năng lực bố cục bậc thầy ở mọi cấp độ, Vũ Trọng Phụng đã khiến nhiều bạn đọc dao động giữa các chiều kích của hiện thực. Số đỏ là sự kết hợp nhuần nhuyễn đáng kinh ngạc giữa thực và hư, giữa hợp lý và phi lý, giữa cái bình thường và cái dị thường… Người đọc có cảm tưởng rằng, câu chuyện hài hước khó tin này được thôi ra từ đời sống thường ngày, từ một thực tại mà họ đang trải nghiệm từng giây, từng phút và đồng thời cũng có lúc ngờ ngợ nó tràn ngập “bịa đặt, dựng chuyện”. Xem ra, định dạng hiện thực trong Số đỏ không hề đơn giản. Sau gần một thế kỷ, hiện thực trong tác phẩm trào phúng này vẫn là một thách thức đối với bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu phê bình.
Ngày hôm sau nghe tin cô a đầu treo cổ tự vẫn, Tri huyện Lý lập tức đến hiện trường, ông vô cùng đau buồn, day dứt và hối hận. Trước cái chết của cô a đầu, ông đã tổ chức tang lễ cho cô rất long trọng, đích thân ông đưa cô ra tận nơi cô yên nghỉ. Sau việc này, Tri huyện Lý viết vụ việc thành một hồ sơ vụ án, một bản gửi lên quan trên, một bản lưu lại cho những người kế nhiệm.
Người ta kể rằng hơn 70 năm trước ở sân sau nha huyện Tân Phồn tỉnh Tứ Xuyên có một ngôi nhà nhỏ. Trước sân ngôi nhà cỏ dại mọc um tùm, trừ mấy con chim sẻ thường đến kiếm ăn thì ở đây chẳng có gì là sức sống cả. Cửa ngôi nhà được khóa bằng chiếc khóa đã hoen rỉ, cánh cửa được dán niêm phong nhưng giấy niêm phong bị mưa gió làm mờ nhạt không thể đọc được chữ nữa. Nhìn qua cửa sổ vào trong nhà thấy có một chiếc giường phủ đầy bụi và mạng nhện làm cho người ta có một cảm giác lạnh lẽo, thê lương nhưng thần bí.
Tương truyền ngôi nhà này được niêm phong vào thời kỳ Càn Long nhà Thanh, khi đó ông Lý Nga là Tri huyện của huyện Tân Phồn. Gần 200 năm sau từ đời Tri huyện Lý Nga, tất cả các Tri huyện đến nhận chức Tri huyện Tân Phồn đều bày hương hoa, phẩm oản và tiền vàng làm lễ trước ngôi nhà này. Sau khi làm lễ vị Tri huyện đến nhận chức dán một tờ niêm phong mới đè lên tờ niêm phòng cũ. Nghe nói việc làm lễ tuy không long trọng lắm nhưng không khí thật trang nghiêm. Tại sao Tri huyện mới nhận chức lại phải tế lễ trước ngôi nhà nhỏ này? Bởi vì ngôi nhà này có một câu chuyện đáng phải suy ngẫm.
Minh họa: Hà Trí Hiếu
Từ xa xưa các vụ kiện dù là dân sự hay hình sự đều do một mình Tri huyện xét xử. Lúc đó, ngoài việc kiểm tra hiện trường vụ án, Tri huyện thường dựa vào lời khai của đương sự và sự suy đoán của bản thân để đưa ra phán quyết và hoàn toàn không có thiết bị điều tra tội phạm gì cả. Trong quá trình xét xử vụ án, mỗi khi phạm nhân kêu lên bị oan uổng hoặc phạm nhân cứng đầu không chịu nhận tội thì thông thường các Tri huyện đều dùng hình phạt nghiêm khắc là tra tấn để bức cung tội phạm. Trong nhiều vụ án, lúc đầu tội phạm không chịu nhận tội nhưng sau khi bị tra tấn cực hình thì lại ngoan ngoãn cúi đầu nhận tội và vụ án nhanh chóng kết thúc. Tuy nhiên, khi thụ lý các vụ án không tránh khỏi nhiều vụ án oan.
Lý Nga là một vị quan phụ mẫu công chính liêm minh luôn tận tâm phục vụ nhân dân. Ông tài trí hơn người, quyết đoán như thần nhưng qua một năm trong huyện có nhiều biến cố nên xảy ra rất nhiều các vụ kiện dân sự làm cho Tri huyện Lý Nga mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác, có lúc ông nhận được lời thú tội của phạm nhân sau khi phải chấp hành một hình phạt rất nặng để rồi vội vàng kết thúc vụ án.
Môt ngày, khi kết thúc phiên tòa, Tri huyện Lý đi vào gian phòng bên cạnh để nghỉ ngơi nhưng trong lòng lại thấp thỏm không yên: Tiếng của phạm nhân kêu bị oan uổng, tiếng la hét đau đớn của phạm nhân khi bị tra tấn vẫn văng vẳng bên tai ông. Sau khi bị tra tấn cực hình nhiều phạm nhân rất cứng đầu lại ngoan ngoãn như một con cừu non cúi đầu nhận tội. Tri huyện Lý day dứt tự hỏi mình: Anh ta có thực bị oan không? Vậy làm thế nào để chứng minh được rằng người vô tội nhưng khi bị tra tấn cực hình lại ngoan ngoãn nhận tội? Tri huyện suy nghĩ mung lung và thấy rất khó để đưa ra kết luận? Lúc này, ở phía sân sau của nha môn bỗng vang lên tiếng cục ta cục tác của con gà mái báo nó vừa đẻ một quả trứng. Tri huyện chợt nghĩ ra một cách và ông bước nhanh ra chuồng gà nhặt quả trứng mà con gà vừa đẻ giấu đi rồi trở vào trong phòng.
Một lúc sau cô nha đầu nhà Tri huyện ra chuồng gà lấy trứng phát hiện quả trứng gà đã bị mất cô ta hoảng hốt chạy vào báo với phu nhân Tri huyện. Lúc này Tri huyện cũng đi vào, nghe thấy cô a đầu nói là trứng gà bị mất nên cố ý nghiêm mặt nói: “Rõ ràng là ngươi đã lấy trứng sao lại nói là không thấy?”.
Cô a đầu này được phu nhân rất yêu quý nhất, cô ta vẻ uất ức nhìn phu nhân Tri huyện cầu cứu nhưng phu nhân lại không nói gì. Cô a đầu mặt đỏ ửng bực tức cãi lại Tri huyện. Tri huyện giả bộ tức giận mắng cô ta: “Người oan uổng cái gì? Người là đồ khốn kiếp, đã nhặt trứng lại không dám nhận còn cãi lại ta”. Nói xong ông lập tức đánh trống thăng đường xử vụ án mất trứng gà.
Nha dịch dẫn cô a đầu lên công đường và bắt nằm xuống đánh một trận. Cô a đầu này bản tính ương bướng mới đầu một mực kêu oan, khi bị đánh thì tỏ ra không phục vẫn kêu trời, oán đất rằng mình bị oan uổng. Tri huyện Lý đập kinh đường mộc ra lệnh dùng cực hình. Khi ngón chân cô a đầu bị kẹp bởi hai thanh gỗ vô cùng đau đớn, cô a đầu vẫn nghiến răng, nghiến lợi chịu đựng nhưng khi bị kẹp chặt hơn, đau hơn thì cô a đầu không thể chịu đựng được nữa vội kêu lên: “Đại nhân! Con xin khai, con đã lấy trứng gà”.
Tri huyện Lý thấy a đầu đã nhận tội vội ra lệnh cho nha dịch dừng tay và ông tiếp tục hỏi:
– Người lấy trứng thì trứng giấu ở đâu?
– Con ăn trứng rồi ạ.
– Sao lại ăn trứng sống?
– Vì con nghe nói ăn trứng sống rất bổ.
– Vậy người bỏ vỏ trứng ở đâu?
– Con bỏ vào trong lò đốt đi rồi.
– Đại nhân, con đã nhận tội rồi.
Cô a đầu quỳ dưới công đường khóc nức nở. Lúc này Tri huyện ngồi chau mày ngây người ra không nói gì nữa, cả công đường im lặng như tờ. Rất lâu sau hình như tiếng khóc thút thít của cô a đầu mới làm Tri huyện bừng tỉnh, ông đứng lên ra hiệu bãi đường, màn diễn kịch như vậy đã kết thúc.
Sau khi rời công đường Tri huyện Lý ra lệnh cho nha dịch dìu cô a đầu vào nhà rồi mời ngay thầy thuốc đến chữa vết thương và chăm sóc cô ta rất chu đáo.
Sau vụ diễn kịch xử án, Tri huyện Lý cho gọi tất cả nhân viên trong nha môn lại chân thành nói với mọi người: “Chúng ta xử các án dân sự phải hết sức đề cao tính công lý, ngay thẳng vô tư để tránh người tốt bị oan uổng, không được nhầm lẫn giữa đúng và sai. Trước đây, chúng ta thường dùng hình phạt để bức cung và không biết bao nhiêu người vô tội đã bị oan uổng. Hôm nay, ta ra chuồng gà nhặt quả trứng rồi dùng cực hình bắt người tốt phải nhận tội là để chứng minh cho việc xử án của ta”.
Nói xong, ông lập tức đến phòng của a đầu, ông cúi mình cung kính trước mặt cô và nói: “Hôm nay ta làm cô bị ấm ức, bị oan, xin cô hãy hiểu cho ta và thông cảm cho ta, việc của cô đã cứu được rất nhiều người vô tội”.
Trước mặt nhiều người ông tuyên bố: “Bắt đầu từ hôm nay ta thu nhận cô a đầu là nghĩa nữ, từ nay các người phải gọi cô là tiểu thư”.
Tri huyện Lý cho rằng mình đối xử như vậy sẽ làm cho cô a đầu dần nguôi đi nỗi ấm ức và bình tâm trở lại nhưng ông đâu có ngờ rằng cô a đầu này là một cô gái mạnh mẽ, hiếu thắng và rất sĩ diện, hôm nay bỗng dưng bị oan ức và bị trừng phạt vô cớ nên cô nghĩ: Người làm quan vì có được danh tiếng là thanh quan đã không ngần ngại dùng thịt da và tính mạng của người khác để làm thực nghiệm chứng minh cho công việc của mình. Cô càng nghĩ càng đau lòng, càng nghĩ càng cảm thấy xấu hổ và thấy không còn chỗ dung thân nữa. Đêm hôm đó cô a đầu đã treo cổ tự vẫn trong căn phòng bé nhỏ của mình.
Ngày hôm sau nghe tin cô a đầu treo cổ tự vẫn, Tri huyện Lý lập tức đến hiện trường, ông vô cùng đau buồn, day dứt và hối hận. Trước cái chết của cô a đầu, ông đã tổ chức tang lễ cho cô rất long trọng, đích thân ông đưa cô ra tận nơi cô yên nghỉ. Sau việc này, Tri huyện Lý viết vụ việc thành một hồ sơ vụ án, một bản gửi lên quan trên, một bản lưu lại cho những người kế nhiệm.
Ngôi nhà mà cô a đầu qua đời vẫn được giữ nguyên vẹn như cũ và được niêm phong để làm lưu niệm đồng thời là nhân chứng để nhắc nhở các quan chức kế nhiệm ông không được dùng cực hình tra tấn ép cung, tránh xảy ra các vụ án oan cho người vô tội.
Từ đó, các Tri huyện Tân Phồn mới nhận chức đều đến trước ngôi nhà nhỏ thắp hương làm lễ, phong tục này được truyền từ đời này sang đời khác cho đến khi đầu cuộc chiến tranh chống Nhật, do ngôi nhà dầm mưa giãi nắng lâu ngày, kèo cột bị mối mọt, mục nát nên nhân dân phải phá dỡ nó nhưng câu chuyện vụ án về quả trứng gà và cô a đầu vẫn được lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay.
Nguyễn Thiêm (dịch) / Hoàng Thắng (Trung Quốc) / Van Nghệ CA
Hãy xem xét sự chuyển đổi đáng chú ý của công ty Twitter. Elon Musk là người giàu nhất thế giới, nhưng tình cờ lại là một người có đạo đức lương tri, điều này thật hiếm thấy. Ông ấy không quan tâm đến Twitter vì kiếm tiền, mà là để duy trì quyền tự do ngôn luận.
Tỷ phú Elon Musk. (Nguồn: Bret Hartman/ TED/Flickr) Ông ấy linh cảm rằng có điều gì đó không ổn với Twitter, phớt lờ khách hàng và cổ đông của công ty, để ủng hộ các câu chuyện chính trị.
Đây là trực giác của ông ấy. Càng theo dõi, ông càng nghi ngờ và càng muốn chiếm lấy Twitter. Sau nhiều tháng tranh cãi, việc tiếp quản là một kết cục đã được định trước.
Trong vài tuần tiếp theo, ông phát hiện ra rằng nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của mình đã thực sự xảy ra. Thay vì là một nền tảng có thể tự do trao đổi ý kiến và nơi người dân trao quyền cho báo chí, Twitter đã trở thành công cụ tuyên truyền của nhà nước. Trớ trêu thay, Musk nói Twitter đã bỏ qua việc giám sát tội phạm như khiêu dâm trẻ em.
Kể từ khi Elon Musk tiếp quản công ty, thông tin được tiết lộ vẫn tiếp diễn với tốc độ đáng báo động. Hóa ra, hàng ngày các giám đốc điều hành hàng đầu đang quyết định những ý tưởng và tài khoản nào nên bị cấm và hạn chế, cũng như ý tưởng nào sẽ được thông qua, nội dung đó không chỉ nói về Trump.
Hàng ngày, họ làm theo lệnh của FBI, CDC, Viện Y tế Quốc gia (NIH) và các cơ quan chính phủ khác, nhằm tô vẽ nên một bức tranh sai lệch về thực tế.
Tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Từ bờ biển này sang bờ biển khác, quyền lập hiến bị bãi bỏ, bệnh viện bị hạn chế, nhà thờ đóng cửa, thậm chí trường học cũng đóng cửa đối với tất cả trẻ em, một số trường đóng cửa tới 2 năm.
Có thực sự cần thiết phải làm tất cả những điều này? Rất nhiều chuyên gia trung thực đã tham gia vào hàng ngũ phản đối của hàng triệu công dân. Tuy nhiên, những người kêu gọi này được coi là những kẻ cấp tiến loạn trí, không có quyền bình luận về đời sống cộng đồng.
Hiện giờ chúng ta biết rằng ngay từ đầu, Twitter đã làm vậy. Họ bịa ra một câu chuyện, nói rằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát này chỉ là các biện pháp y tế công cộng thông thường.
Ông Anthony Fauci là chuyên gia y tế cộng đồng chịu trách nhiệm về vấn đề này, nên những nhà khoa học phản đối ông ấy chỉ là những nhân vật ngoài lề. Bất kỳ ai dám đòi tự do đều có thể bị coi là những kẻ cấp tiến nổi loạn nguy hiểm.
Đây là ấn tượng mà Twitter để lại trên thế giới. Họ làm điều này với các công cụ đa dạng, chặn hoàn toàn, cũng như giám sát các cuộc trò chuyện 24/7.
Hậu quả là hàng triệu người mất việc làm, doanh nghiệp đóng cửa, quyền tôn giáo bị từ chối, người dân không được khám sàng lọc ung thư. Một số trẻ em thất học tới 2 năm, người già chết cô đơn một mình, và con cháu không được tổ chức tang lễ.
Ở hầu hết các thành phố trên cả nước, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang, và buộc phải giãn cách xã hội, thậm chí không được phép tụ tập hơn 10 người tại nhà của mình.
Đây là sự phủ nhận triệt để và phổ biến nhất đối với các quyền cơ bản của con người mà nước Mỹ từng trải qua. Tuy nhiên, các nền tảng xã hội từng miễn phí cho chúng ta nói rằng mọi thứ đều ổn.
Sau đó, vắc-xin đến và lệnh cưỡng chế cũng đến, phải tiêm vắc-xin, nếu không bạn sẽ trở thành kẻ thù của công chúng. Hàng ngàn người không đồng ý với động thái này đã bị cấm trên Twitter. Bên trong Twitter, nhiều tài khoản được gắn nhãn không được chào đón, không thể tìm kiếm và không thể chạm tới.
Vào thời điểm đó, bằng trực giác chúng ta biết rằng tất cả những điều này đang xảy ra. Tuy nhiên, khi đó, các nhân viên của Twitter, thậm chí cả CEO, đã tuyên thệ làm chứng rằng không có chuyện đó và rõ ràng họ đều đang nói dối.
Họ cảm thấy họ có thể và nên nói dối, vì họ hợp tác chặt chẽ với các quan chức chính phủ và cơ quan tình báo để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc một điều gì đó tương tự. Nó khiến họ cảm thấy mình quan trọng, vì vậy những lời nói dối của họ cũng giống như lời nói dối của ông Fauci: Một nỗ lực cao cả để bảo vệ đất nước trong thời kỳ khủng hoảng.
Trong những ngày này, những nội dung chúng ta được biết đều gây sốc, một thế kỷ đầy bê bối. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như không có tin tức nào trên tờ New York Times, hoặc bất kỳ hãng truyền thông chính thống nào khác.
Mọi người có thể tin tưởng Epoch Times luôn đưa tin về những thực tế đang diễn ra. Nhưng các kênh truyền thông còn lại vẫn tiếp tục chơi trò chơi dối trá này, miễn là họ có thể thoát khỏi sự trừng phạt.
Điều gì xảy ra với Twitter cũng sẽ xảy ra với Google, Facebook và tất cả những công ty khác. Toàn bộ các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang hợp tác với chính phủ, để bịa ra một câu chuyện có khuynh hướng chính trị rõ ràng.
Chúng không chỉ để biện minh cho việc phong tỏa và tiêm chủng bắt buộc, mà còn để che đậy bất kỳ thông tin nào có thể giúp ích cho ông Trump trước cuộc bầu cử năm 2020, và giúp Đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Chúng ta có công nghệ thực hiện tự do ngôn luận, nhưng Chính phủ đã quốc hữu hóa một cách hiệu quả các nền tảng xã hội, phương tiện truyền thông, bởi những lý do đảng phái công khai.
Hiện giờ Twitter là ngoại lệ của tất cả các nền tảng quy mô lớn này. Có một nền tảng như vậy đối với chúng ta là một điều rất tuyệt, giống như một sự cố hy hữu của lịch sử. Cũng như các nền tảng khác, việc kiểm duyệt và đảng phái vẫn diễn ra hàng ngày.
Những nhân vật quan trọng và được kính trọng một thời như Elton John (ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Anh) đã yêu cầu nền tảng xã hội mở cửa cho những tiếng nói khác nhau.
Hiện giờ chúng ta thấy giai cấp thống trị đang tấn công dữ dội vào chính Elon Musk. Về phần Elon, ông ấy chắc chắn phải có thần kinh thép, mới có thể vượt qua chuyện này, vì ông ấy hiện là kẻ thù số một của đất nước.
Chúng ta hiện đang ở bước ngoặt và hành động của Elon trên Twitter đã cho phép một số sự thật xuất hiện từ trong những lời nói dối khổng lồ, và đây mới chỉ là khởi đầu.
Từ những gì tôi đã thấy, sự coi thường hoàn toàn “Tu chính án thứ nhất” và âm mưu bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến đã lan rộng từ cấp cao nhất đến các cơ quan hành pháp khác nhau của Chính phủ liên bang, và tất cả các xúc tu của nó trong chính quyền tiểu bang và địa phương.
Điều này dẫn đến mức độ gián điệp và chia sẻ thông tin chưa từng có của Big Tech, Big Government và Big Media, nhằm dập tắt những lời chỉ trích và thắt chặt kiểm soát đối với dân chúng.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng những gì chúng ta thấy ở Hoa Kỳ đang được áp dụng trên toàn thế giới. Vì hầu hết các chính phủ trên thế giới đã tuân theo mô hình kiểm soát virus của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và phát triển mô hình quản lý toàn trị tương tự đối với người dân của mình, đồng thời kiểm duyệt những tiếng nói chỉ trích, tước bỏ quyền của họ, thậm chí nhốt họ lại.
Đây chính là thực tế đáng sợ, và tại thời điểm này, cảm giác của tôi là chúng ta mới chỉ hiểu được 1% về nó. Vấn đề hiện giờ là người dân trên khắp thế giới đang tức giận. Trong khi đó, chính phủ của họ đã phạm tội, nhưng vẫn cố chấp và cố gắng duy trì câu chuyện sai sự thật của mình càng lâu càng tốt.
Tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài. Nói rộng ra, đây thực sự là cuộc đấu tranh giữa sự thật và dối trá, tự do và kiểm soát.
Trong tưởng tượng của tôi, sẽ có một thời điểm quyết định, khi đó những kẻ thống trị chuyên quyền sẽ từ bỏ, thừa nhận những gì họ đã làm, cầu xin sự tha thứ, và chúng ta sẽ lấy lại các quyền và tự do đã mất của mình. Nhưng thực tế lại không như vậy, họ không thừa nhận điều đó, họ không xin lỗi, không từ bỏ, và có quá nhiều mối liên hệ phức tạp.
Những gì Musk đang làm trên Twitter chắc chắn mới chỉ là bước khởi đầu. Vẫn còn nhiều bí mật cần được biết. Chúng ta biết rằng phải cải cách rất nhiều. Cuộc đấu tranh chỉ mới bắt đầu, những ngày tháng khó khăn vẫn còn phía trước. Vì tương lai, chúng ta còn có lựa chọn nào khác, ngoài việc tham gia vào trận chiến tư tưởng chống lại quyền bá chủ?.
Nền văn minh mà chúng ta biết không thể bị phai mờ vĩnh viễn trong ký ức. Chấp nhận một trật tự mới hoàn toàn không phải là một lựa chọn tốt.
Jeffrey A. Tucker / Theo Trí thức VN (Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả và được đăng trên The Epoch Times.) Thông tin về tác giả:
Jeffrey A. Tucker là người sáng lập và chủ tịch của Viện Brownstone, có trụ sở chính tại thành phố Austin, Texas. Ông đã xuất bản hàng ngàn bài viết trên các kênh truyền thông đại chúng và học thuật, cũng như 10 cuốn sách với 5 thứ tiếng, gần đây nhất là “Liberty or Lockdown” (năm 2020).
Khách tham quan đang ngắm những chiếc xe tại lễ khai trương phòng trưng bày xe hơi VinFast tại Trung tâm Irvine Spectrum, hôm 14 Tháng Mười Hai, 2022 ở Irvine, CA. (ảnh: Nick Út/Getty Images)
Khi con tàu chở 999 chiếc xe điện F8 của VinFast khởi hành sang Mỹ cũng là lúc sóng gió nổi lên không phải ngoài đại dương mà từ báo chí, cộng đồng Việt Mỹ có quan tâm theo dõi việc hãng xe Phạm Nhật Vượng chính thức có mặt, tham gia vào thị trường auto lớn nhất thế giới: Hoa Kỳ.
PR ngớ ngẩn
Để chuẩn bị phần tài chánh, trước đó vài tháng VinGroup đã chủ động tách riêng một phần của tập đoàn này “lánh nạn” tại Singapore bằng cách chuyển toàn bộ phần vốn góp trong Công ty VinFast cho Công ty VinFast Trading & Investment nhằm chuẩn bị cho việc ra mắt IPO tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo hồ sơ tài chánh công bố để duyêt xét IPO, trong hai năm liên tiếp, VinFast lỗ gần $3 tỷ. Năm 2021 thì tiêu hết $1.4 tỷ, năm 2022 lỗ $1.5 tỷ, tính đến cuối Tháng Chín. Mức độ lỗ này bị nhà đầu tư nhìn ra: Nếu đà làm ăn cứ mỗi năm đốt hết hơn $1 tỷ thì làm cách nào VinFast có tiền mà điều hành?
Nước Mỹ không phải là Việt Nam, nơi ông Vượng toàn quyền “khống chế” thông tin và vì vậy khó mà thuyết phục được nhà đầu tư khi VinFast như một cậu bé chưa hết bậc trung học, lại cầm đơn xin việc tại NASA. Kinh nghiệm, thời gian sản phẩm được thị trường chấp nhận, giá thành sản phẩm, sự an toàn cũng như độ bền của chiếc xe không ai nắm rõ, vậy thì bằng cách nào VinFast có thể thuyết phục nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu của nó?
Năm ngoái tờ Triangle Business Journal, trích dẫn nhiều nguồn tin nói rằng VinFast sẽ đầu tư cho nhà máy ở North Carolina lên đến $7 tỷ với 13,000 công nhân để lắp ráp xe cho hãng này. Nếu một công ty nào khác trên thế giới có quyết định này sẽ được xem là hợp lý, nhưng đối với VinFast thành lập một nhà máy tại Mỹ là điều khiến người ta phải đánh dấu hỏi.
VinFast chỉ là một chiếc xe lắp ráp từ các hãng xe của Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… thì tại sao không lập nhà máy tại Việt Nam cho rẻ mà phải sang tới Mỹ với giá công nhân đắt gấp 10 lần! Câu trả lời:
Để quảng cáo và tìm cổ phiếu của nhà đầu tư. Hơn thế nữa, thành lập nhà máy tại Mỹ có thể bán Visa H2B cho nhân công Việt Nam sang làm việc, mỗi chiếc Visa này có thể bán với giá nhiều ngàn đôla qua danh nghĩa lệ phí thành lập hồ sơ. Hàng loạt công nhân sang Mỹ làm việc, rồi về lại Việt Nam, sẽ tạo ra hàng triệu đôla cho VinFast mà chưa cần bán chiếc xe nào.
Nhà máy Vinfast, nơi sản xuất xe điện Vinfast mới VF8, vào ngày 26 Tháng Bảy năm 2022 tại Hải Phòng, Việt Nam. (ảnh: Nick Út/Getty Images)
Trước khi chiếc tàu chở 999 chiếc xe khởi hành, nhóm PR cho VinFast tung hô trên báo chí không giới hạn, kể cả những tiêu đề ngớ ngẩn cũng đựợc những tờ báo “lớn” của Việt Nam không ngại đăng lên, nào là: “VinFast làm cho Tesla phải tính lại kế hoạch của mình”, rồi thì “Vượt qua biển lớn, VinFast thách thức những ông lớn trong ngành xe hơi thế giới”…
Chưa hết, nhóm PR cho VinFast ở Mỹ sẵn lòng thuê các kênh thông tin đỏ để làm những phóng sự giúp cho Việt Kiều ở Mỹ hiểu thêm về mức độ lừa của ông Phạm Nhật Vượng. Thứ nhất chạy tít: Bà Emylee Thai, sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Artemis DNA đặt mua 100 chiếc VinFast cho nhân viên.
Hơn một tháng sau, bà này bị truy tố về tội lừa đảo bảo hiểm y tế. Thứ hai, cho TV Bolsa phỏng vấn ông Triệu Trung Thành, một người bán bảo hiểm tại San Diego, California. Ông Thành nói rằng đã đặt mua 60 xe VF8 không phải để cho thuê mà để cho bạn bè tại Mỹ chạy trải nghiệm, những ai chưa biết đến sẽ được chạy thử xe.
Sự gian trá trong bài phỏng vấn này làm người Việt ở Mỹ khinh bỉ hơn là tức giận bởi ai cũng biết một đại lý bán bảo hiểm làm sao có tiền để chơi sang như ông này nói, ngoại trừ ông ta được mớm lời và cả tiền tip để phát biểu những câu nói được VinFast cài cắm trong đầu.
Thảm họa khi mang chuông đi đánh xứ người
Trước khi con tàu cập bến, VinFast đã tiêu hàng triệu đôla, thuê các nhà báo chuyên viết về đề tài auto của Mỹ sang Việt Nam để chạy thử những chiếc xe mà VinFast sẽ xuất sang Mỹ. Các nhà báo của Bloomberg, Jalopnik cùng viết lại những bài phóng sự mà họ vừa trải qua, tất cả đều là những chỉ trích tận tình những sai sót của tập đoàn VinGroup, công ty mẹ của VinFast trong cách mà tập đoàn này đối phó với những ký giả được mời tới.
Tới thăm nhà máy sản xuất của VinFast dĩ nhiên phải thực hiện trước nhưng khi xe chở ký giả tới nhà máy thì rất vắng vẻ, hoạt động cầm chừng, lý do là công nhân đi ăn trưa lúc 10h sáng!
Kevin Williams trong bài viết “The VinFast VF8 Is Simply Not Ready for America” thẳng thừng chỉ trích:
“Tôi không bay nửa vòng trái đất để tham quan trường đại học. VinFast đã dành hàng giờ để giải trí cho chúng tôi, bao gồm cả màn trình diễn kịch câm trong bữa tối, có cả một tòa lâu đài vẽ trên bản đồ được tuyên bố là có giá hàng triệu đôla nhưng giống hệt công nghệ sử dụng trong các dự án nghệ thuật của sinh viên tại các trường đại học ở khắp mọi nơi, và chúng tôi vẫn chưa được lái chiếc xe nào. Không phải là tôi không đánh giá cao sự tiếp đãi của chủ nhà. Tôi chỉ muốn tìm hiểu xem những chiếc xe đó có tốt không. Nếu hỏi tôi có muốn lái thử một chiếc VinFast VF8 không, thì câu trả lời là: Không! Những chiếc xe này không tốt chút nào. Tôi quyết định lái biến thể VF8 khác, mẫu Plus, được cho là có công suất 402 mã lực. Nó cũng chậm như rùa, với chất lượng xe tệ hại.”
Trong bài viết có tựa: “Vietnam’s Tesla Hopeful Has Lofty Goals. Here’s an Inside Look”, ký giả của tờ Bloomberg viết:
“Liệu VinFast có thể hoàn tất 65,000 đơn đặt hàng trên toàn cầu theo như họ nói và tiếp tục bán được 750,000 xe mỗi năm vào năm 2026 không? Vẫn chưa rõ ràng. Tesla đã mất 18 năm để vượt qua mức đó lần đầu. Rồi ý kiến cho rằng (Phạm Nhật) Vượng, là người giàu nhất Việt Nam với tài sản khoảng $5 tỷ sẽ dễ dàng qua mặt tay Elon Musk ma mãnh, cũng xem chừng khó mà xảy ra. Chuyến thăm hãng xe được dàn dựng kỹ càng, có ấn tượng, nhưng cần được thấy nhiều hơn nữa trước khi tin rằng điều gì sẽ là những kỳ tích đáng kinh ngạc.”
Kevin Williams còn “búa” thêm: “Lái thử hết chiếc VF8 này đến chiếc VF8 khác xung quanh hòn đảo tư nhân của VinFast, trải nghiệm của tôi giống hệt như những gì tôi đã thấy khi những người của VinFast bám đuôi chúng tôi đi loanh quanh miền Bắc Việt Nam. Ngay cả trên những con đường phẳng lì như kính ở khu nghỉ mát trên đảo, chiếc VF8 vẫn lắc lư và nhảy tưng lên như thể chiếc xe đang chạy trên lò xo. Hệ cơ cấu lái (steering) thì chết ngắc và phi tuyến tính (nonlinear), kết hợp với lốp xe mất độ bám khi ôm cua dù chỉ một chút.”
Mang chuông đi đánh xứ người, lại bị cái xứ người đánh cho tắt bếp thì khác nào thảm họa. Tàu chưa cập bến mà trong bờ có mùi khói lửa rồi thì buôn bán nỗi gì? Ông Vượng và nhóm PR cho VinFast đã sai lầm khi đánh giá nước Mỹ, từ Việt kiều bình thường cho tới những tay ký giả chuyên viết review cho sản phẩm.
Nội thất chiếc VF8, hình chụp tại lễ khai trương phòng trưng bày xe hơi VinFast tại Trung tâm Irvine Spectrum, hôm 14 Tháng Mười Hai, 2022 ở Irvine, CA. (ảnh: Nick Út/Getty Images)
Người Việt ở Mỹ xem chiếc xe là phương tiện di chuyển nên khi mua xe họ rất chăm chú những yếu tố thiết yếu chứ không hề có tinh thần “dân tộc” nào trong sản phẩm. Cái mà người mua xe điện cần là cục charge hay trạm charge cho chiếc xe của họ đủ năng lượng cho một chuyến đi, ít nhất 250 dặm.
Thứ đến là giá cả hợp lý, thường thì phải rẻ hơn những dòng xe cùng chủng loại đang có mặt trên thị trường. Hậu mãi và phụ tùng thay thế cũng là yếu tố quan trọng nếu một người mua xe có kiến thức về vận hành. Rồi bảo hiểm, thủ tục trả góp… cũng khiến cho một cuộc mua bán kéo dài cả ngày thì mới có thể mang chiếc xe mới toanh về nhà.
Tất cả những yếu tố quan trọng ấy không thấy VinFast cập nhật cho những chiếc F8 đầu tiên, có lẽ thói quen khi bán xe tại Việt Nam đã ăn mòn tư duy của những người lên kế hoạch. Một chiếc xe khi bán ra ở Mỹ khác hẳn khi bán tại Việt Nam. Ở Mỹ người ta sẽ mang xe lại dealer trả lại cho hãng vì lý do nào đó trong vòng một tháng. Nếu có chi tiết sai sót, chính phủ Liên bang có khả năng yêu cầu recall cho cái chi tiết đó, mà mỗi lần như vậy công ty phải hoàn toàn trách nhiệm chứ không thể chạy làng như tại Việt Nam.
Hơn thế, ở Việt Nam thì VinFast có thể gọi công an hù dọa thậm chí bắt bớ người khiếu nại chiếc xe, nhưng khi ở Mỹ việc đó hoàn toàn không thể xảy ra như phát ngôn nhân của ông Vượng từng tuyên bố rằng, sang Mỹ ông cũng sẽ làm y như thế nếu ai đó nói “xấu” công ty ông.
Ra biển lớn là ước ao của người Việt nhưng ra đó rồi không tìm được đường về nhà thì thà nằm trong ao để vĩnh viễn mơ mộng còn hơn.
Hành động quá vội vã, gần như chạy đua với thời gian để bằng mọi cách mang cho được VinFast sang Mỹ đang là câu hỏi rất lớn cho giới quan sát chính trị, kinh tế. Tập đoàn VinGroup không thể là Vạn Thịnh Phát nên không cần phải tẩu tán vốn ra nước ngoài. VinGroup cũng không hề giống FLC khi gian lận cổ phiếu, vậy thì lý do gì mà một công ty dày dạn như VinGroup lại vướng vào vết của xe điện Trung Quốc trước đây?