Là bối cảnh quen thuộc trong bộ phim hoạt hình Howl’s Moving Castle, thị trấn Colmar cổ kính tại Pháp mang đến trải nghiệm khiến du khách nhớ mãi không quên.
Nếu là tín đồ của dòng phim Ghibli, có lẽ những khung cảnh đẹp như mơ làm nên thương hiệu của dòng phim này chắc chắn không quá xa lạ. Trong đó, bộ phim Howl’s Moving Castle gây ấn tượng với nhiều khán giả bởi khung cảnh quá đỗi nên thơ được lấy cảm hứng từ chính thị trấn Colmar tại Pháp. Hình ảnh trong bộ phim Howl’s Moving Castle.
Hình ảnh trong bộ phim Howl’s Moving Castle
Theo đó, vào năm 2001, trong một lần nhà sản xuất Hayao Miyazaki của Studio Ghibli đến Pháp đến để quảng bá cho bộ phim Spirited Away. Theo lời khuyên của một người bạn, cũng là nhà phân phối phim Ghibli của Pháp, Hayao lần đầu tiên đến Colmar và bị thu hút bởi cảnh vật cổ kính tại đây.
Vẻ đẹp tựa những thước phim của thị trấn Colmar
Nép mình ở trung tâm của Alsace, với trung tâm thị trấn trông giống như một ngôi làng nhỏ, Colmar mang đậm kiến trúc thời Trung cổ và thu hút du khách với vẻ cổ kính của mình, đặc biệt là khi nó được trang hoàng vào các dịp quan trọng như Giáng sinh, Lễ hội mùa xuân, Lễ hội nhạc Jazz Colmar, Lễ hội rượu vang Alsace,…
Colmar đẹp mê mẩn vào mỗi dịp Giáng sinh
Trong quá khứ, vào thời điểm diễn ra thế chiến thứ II, các khu vực lân cận Colmar bị tàn phá tương đối bởi bom đạn. Mặc dù có lịch sử nhiều biến động với chiến tranh, hỏa hoạn, các tòa nhà ở Colmar vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính.
Colmar thực sự đẹp như tranh vẽ ở mọi ngã rẽ. Những con đường lát đá cuội, những ngôi nhà đầy màu sắc, những cửa hàng nhỏ tạo cảm giác hoài cổ cùng không gian thoáng đãng cho du khách cảm nhận như quay ngược thời gian trở về quá khứ.
Những cửa hàng nhỏ dưới phố khiến Colmar hoài cổ càng trở nên gần gũi
Tại Colmar, một điểm đến không thể bỏ qua đó là “Petite Venice”, nơi mệnh danh là “viên ngọc” của cả thị trấn và là bản thu nhỏ của thành phố Venice nổi danh của nước Ý. Theo đó, con kênh này chảy qua khu phố tại đây với hai bên bờ kênh trồng các loại cây xanh và hoa nhiều màu sắc. Dọc theo con kênh là những ngôi nhà có từ thế kỷ 14 gợi lại hình ảnh bến thuyền nhộn nhịp trong phim hoạt hình Ghibli.
Con kênh đẹp tựa xứ sở thần tiên tại Colmar
Bên cạnh cảnh sắc cùng những ngôi nhà tuyệt đẹp, thị trấn này còn có nhiều địa điểm thăm quan đáng chú ý khác như nhà thờ Thánh Matthew, nhà thờ Dominica, nhà thờ Thánh Martin với kiến trúc Gothic Trung Cổ hay bảo tàng lịch sử Unterlinden có khoảng 7.000 cổ vật, tranh ảnh về lịch sử của vùng Alsace.
Ngày nay, dù bộ phim Howl’s Moving Castle đã ra mắt được gần 20 năm nhưng nơi đây vẫn được nhiều tín đồ mê xê dịch cùng người hâm mộ của loạt phim đưa vào danh sách những địa điểm nhất định phải đến khi đặt chân đến nước Pháp mộng mơ.
Những hình ảnh khác về thị trấn Trung cổ nổi tiếng Colmar
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng giàu đường và chất xơ. Do đó, bạn nên tránh kết hợp một số loại trái cây vì chúng có thể thực sự nguy hiểm.
Salad trái cây hay sinh tố từ trái cây là món ăn vừa ngon lại giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe và lành mạnh nhưng việc kết hợp một số loại quả cùng với nhau không phải là việc làm đúng đắn và thậm chí có thể gây hại.
Trang tin sức khỏe HealthShots đã liên hệ với bác sĩ Swathi Reddy – Nhà tư vấn Vật lý trị liệu và cố vấn chế độ ăn uống, Bệnh viện Motherhood, Bengaluru (Ấn Độ) để tìm hiểu xem việc kết hợp những loại trái cây nào có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
Sự kết hợp trái cây không đúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa
Trái cây được xem là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Có nhiều loại trái cây khác nhau như loại chua, loại ngọt, loại có hàm lượng nước cao. Nhiều người có thói quen ăn một số loại trái cây cùng lúc hoặc sử dụng nhiều loại quả khác nhau để làm sinh tố cho bữa phụ hoặc ăn vào bữa sáng và cho rằng đó là món ăn lành mạnh. Dù đúng là trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc trộn các loại với nhau hoặc với các loại rau củ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và một số vấn đề mãn tính nghiêm trọng.
Dưới đây là một số loại trái cây bạn không nên kết hợp cùng nhau.
1. Không bao giờ kết hợp dưa với bất kỳ loại trái cây nào khác
Nên tránh trộn lẫn dưa hấu, dưa lưới, dưa đỏ và dưa mật với các loại trái cây khác. “Dưa chỉ nên ăn cùng với dưa vì chúng được tiêu hóa nhanh hơn các loại trái cây khác. Dưa có hàm lượng nước cao, vì vậy chúng có thể không được tiêu hóa đúng cách khi kết hợp với những loại quả khác,” bác sĩ Reddy cho biết.
Dưa có thể không được tiêu hóa đúng cách khi kết hợp với những loại quả khác.
2. Tránh trộn trái cây nhiều tinh bột với trái cây giàu protein
Một số loại trái cây có nhiều tinh bột bao gồm chuối, táo. Điều quan trọng là tránh trộn các loại trái cây này với các loại trái cây giàu protein như ổi, mơ khô, quả kiwi, bơ và quả mâm xôi. Kết hợp cả hai có thể nguy hiểm vì cơ thể cần một gốc axit để tiêu hóa protein và một gốc kiềm để phá vỡ tinh bột.
3. Tránh trộn trái cây chua với trái cây ngọt
Các loại trái cây có tính axit và vị chua như bưởi, dâu tây, táo, lựu và đào không bao giờ được kết hợp với các loại trái cây ngọt như chuối và nho khô. Điều này là do nó thường dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn, nhiễm toan và đau đầu.
4. Tránh trộn đu đủ và chanh
Kết hợp 2 loại trái cây này với nhau có thể dẫn tới thiếu máu.
Đối với một số người, hai loại quả này có lẽ không bao giờ kết hợp với nhau nhưng thực tế vẫn có thể có những người kết hợp đu đủ với chanh. Việc kết hợp 2 loại trái cây này với nhau có thể dẫn tới thiếu máu hoặc mất cân bằng huyết sắc tố. Hơn nữa, theo bác sĩ Reddy, nó có thể thực sự nguy hiểm cho trẻ em, vì vậy hãy cố gắng tránh những kết hợp những loại trái cây này cùng nhau.
5. Không kết hợp chuối và ổi
Sự kết hợp này có thể gây đau dạ dày bằng cách tạo ra khí và nhiễm axit. Bạn có thể cảm thấy đầy hơi trong một thời gian. Một số người thậm chí sẽ bị đau đầu và buồn nôn sau khi ăn hai thứ này kết hợp.
Kết hợp 2 loại quả này với nhau khiến bạn có thể cảm thấy đầy hơi trong một thời gian.
Ngoài việc tránh kết hợp những loại trái cây trên với nhau, bạn cũng không nên kết hợp hoa quả với rau. Bởi vì trái cây có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn và trên thực tế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng nói rằng chúng đã được tiêu hóa một phần khi đến dạ dày. Ngoài ra, trái cây có hàm lượng đường cao hơn, đây là thứ có thể cản trở quá trình tiêu hóa của rau.
Mặc dù trái cây là nguồn cung cấp kali, vitamin C, axit folic và các chất chống oxy hóa thiết yếu khác mà chúng ta cần, nhưng cần tránh kết hợp các loại trái cây trên. Bất kỳ loại trái cây nào nếu ăn quá nhiều cũng không tốt.
Sách ra đời với tư cách một khảo sát về lịch sử tồn tại và hoạt động của các hệ thống mạng lưới trong xã hội con người.
Ảnh: Engadget.
Ngày nay, các mạng lưới dường như có mặt ở khắp mọi nơi. Trong tuần đầu tiên của năm 2017, Thời báo New York đăng 136 bài báo có từ “mạng lưới”. Chỉ hơn 1/3 số bài viết là về mạng truyền hình, 12 bài về mạng máy tính và 10 bài về các loại mạng lưới chính trị khác nhau, nhưng cũng có các bài về mạng lưới giao thông, mạng lưới tài chính, mạng lưới khủng bố, mạng lưới chăm sóc sức khỏe – chưa nói đến các mạng lưới xã hội, giáo dục, hình sự, điện thoại, phát thanh, điện và tình báo.
Đọc tất cả bài báo này rồi, chúng ta sửng sốt trước một thế giới “nơi mọi thứ được kết nối”, nói theo cách quen thuộc là vậy. Một số mạng lưới liên kết các chiến binh với nhau, một số khác kết nối các thầy thuốc và một số khác kết nối các máy rút tiền tự động. Có mạng lưới ung thư, mạng lưới thánh chiến, mạng lưới cá voi. Một số mạng lưới “rộng lớn” mang tính quốc tế, trong khi các mạng khác mang tính khu vực; một số vô hình, một số khác hoàn toàn bí mật. Có mạng lưới tham nhũng, mạng lưới đường hầm, mạng lưới gián điệp; thậm chí cả mạng lưới bán độ tennis.
Những kẻ tấn công các mạng lưới này chiến đấu với những người bảo vệ chúng. Và tất cả chúng được đưa tin nhanh chóng thông qua các mạng lưới trên mặt đất, xuyên đại dương và vệ tinh nhân tạo.
Trong tiểu thuyết Căn nhà lạnh lẽo (Bleak House) của Charles Dickens, sương mù giăng khắp nơi. Ngày nay, mượn lời của Dickens, các mạng lưới “giăng giăng khắp chốn”.
Tạp chí Harvard Business Review đã viết: “Không kết nối mạng lưới thì chỉ có thất bại”. Tạp chí này cũng khẳng định: “Lý do chính khiến phụ nữ tụt lại phía sau nam giới ở các vị trí lãnh đạo là do họ ít có khả năng tạo dựng các mạng lưới rộng lớn để hỗ trợ và thăng cấp bản thân thành nhà lãnh đạo tiềm năng”. Một bài viết khác của tạp chí này cho thấy “các nhà quản lý danh mục đầu tư của các công ty đầu tư tín thác đặt cược nhiều hơn, tập trung hơn vào các công ty mà họ có sự kết nối qua mạng lưới học hành” và những khoản đầu tư này có hiệu suất tốt hơn trung bình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng từ bài báo này mà suy luận rằng mạng lưới “bạn học cũ (là nam)” là một thế lực tốt, đáng để các mạng lưới “bạn học cũ (là nữ)” ganh đua. Trong lĩnh vực tài chính, một số “mạng lưới chuyên gia” đã bị phát giác là nguồn giao dịch nội gián hoặc gian lận lãi suất. Người ta cũng đổ lỗi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho các mạng lưới: cụ thể, mạng lưới ngày càng phức tạp đã biến các ngân hàng thế giới thành một hệ thống toàn cầu lan truyền và khuếch đại những tổn thất từ các khoản thế chấp dưới chuẩn của Mỹ.
Thế giới được Sandra Navidi miêu tả trong cuốn sách Siêu trung tâm: Tinh hoa tài chính và các mạng lưới của họ thống trị thế giới như thế nào (Superhubs: How the Finacial Elite and their networks rule our world) có vẻ quyến rũ đối với một số người.
Theo cách nói của Sandra: “một số ít được lựa chọn (cô điểm qua 20 cá nhân) điều khiển tài sản quý giá độc nhất và quyền lực nhất: mạng lưới quan hệ đặc biệt rộng khắp trên toàn cầu”. Những mối quan hệ này được hình thành và duy trì ở một số ít các tổ chức: Viện Công nghệ Massachusetts, Ngân hàng Goldman Sachs, Diễn đàn Kinh tế thế giới, ba tổ chức từ thiện, trong đó có Sáng kiến Toàn cầu của Clinton và Nhà hàng Bốn Mùa ở New York.
Tuy nhiên, một trong những thông điệp cốt lõi của chiến dịch bầu cử thành công năm 2016 của Donald J. Trump là: Các tổ chức này chính là những “nhóm lợi ích toàn cầu” đứng đằng sau “giới lãnh đạo chính trị bất tài và tham nhũng” mà điển hình là Hillary Clinton, ứng cử viên bị ông đánh bại.
[…]
Tóm lại, chúng ta đang sống trong “thời đại mạng lưới”. Joshua Ramo gọi nó là “Thời đại của sức mạnh mạng lưới”. Adrienne Lafrance thì thích gọi là “Thời đại dây mơ rễ má”. Parag Khanna thậm chí còn đề xuất một môn học mới – “Kết nối học” – để vẽ lên bản đồ “Cuộc cách mạng mạng lưới toàn cầu”.
Theo Manuel Castells: “Xã hội mạng lưới đại diện cho sự thay đổi về chất trong trải nghiệm của con người”. Các mạng lưới đang biến đổi không gian công cộng và cùng với nó là chính nền dân chủ.
Nhưng tốt hơn hay tệ hơn? “Công nghệ mạng hiện tại… thực sự ủng hộ công dân”, Jared Cohen và Eric Schmidt của Google viết. “Từ trước đến nay, chưa bao giờ có nhiều người đến vậy được kết nối thông qua một mạng phản ứng tức thời”, với những tác động mang tính chất “thay đổi cuộc chơi” thực sự đối với chính trị ở khắp mọi nơi.
Một quan điểm khác là các tập đoàn toàn cầu như Google đang đạt được “sự thống trị về mặt cấu trúc” một cách có hệ thống bằng cách tận dụng các mạng lưới nhằm làm xói mòn chủ quyền quốc gia và các nền chính trị theo khuynh hướng tập thể mà nó đã biến thành khả thi.
Câu hỏi tương tự có thể được đặt ra cho tác động của các mạng lưới đối với hệ thống quốc tế: tốt hơn hay tệ hơn? Theo Anne-Marie Slaughter, hoàn toàn có lý khi định hình lại hệ thống chính trị toàn cầu bằng cách kết hợp “bàn cờ ngoại giao” truyền thống của các nước với “một mạng lưới gồm… các mạng lưới mới”, khai thác những lợi thế của các mạng lưới (như tính minh bạch, khả năng thích ứng và khả năng mở rộng).
Bà lập luận rằng các chính khách tương lai sẽ là “những người chơi chủ đạo của mạng lưới, những người nắm quyền lực và thực hiện vai trò lãnh đạo bên cạnh các chính phủ” bằng “các chiến lược kết nối”.
Parag Khanna mong đợi, với sự thích thú về một “thế giới chuỗi cung ứng”, ở đó các tập đoàn toàn cầu, siêu đô thị, “đô thị sân bay” và “các khối thịnh vượng chung tầm khu vực” tham gia vào một “cuộc chiến” không ngừng nghỉ nhằm giành các lợi thế kinh tế, nhưng (về bản chất) hòa bình giống như “một trò chơi khổng lồ gồm nhiều người chơi”.
Nhưng theo Joshua Ramo và cả thầy của ông là Henry Kissinger, chưa chắc những xu hướng như vậy có khả năng thúc đẩy sự ổn định toàn cầu. Kissinger viết:
“Sự phổ biến của các phương tiện liên lạc được nối mạng trong các lĩnh vực xã hội, tài chính, công nghiệp và quân sự đã và đang… cách mạng hóa các điểm yếu dễ bị tấn công. Vượt xa hầu hết quy tắc và quy định (và thực sự là sự hiểu biết về kỹ thuật của nhiều cơ quan quản lý), ở khía cạnh nào đó, nó đã tạo ra trạng thái tự nhiên… lối thoát mà, theo Hobbes, đã mang lại động cơ tạo ra một trật tự chính trị…
Bất đối xứng và một loại rối loạn trật tự thế giới “ăn sâu bám rễ” được hình thành trong mối quan hệ giữa các cường quốc mạng ảo cả trong ngoại giao và chiến lược… Thiếu quy định rõ ràng về một số quy tắc ứng xử quốc tế, một cuộc khủng hoảng sẽ nảy sinh từ những động lực nội tại của hệ thống”.
Nếu “thế chiến mạng thứ nhất” đã diễn ra, như một số người tuyên bố, đó hẳn là cuộc chiến giữa các mạng lưới.
Viễn cảnh đáng báo động nhất là một mạng toàn cầu duy nhất cuối cùng sẽ khiến người tinh khôn Homo sapiens trở nên thừa thãi và sau đó bị tuyệt chủng. Trong tác phẩm Homo Deus, Yuval Harari lập luận rằng thời đại “các mạng lưới hợp tác đại chúng” ở quy mô lớn dựa trên chữ viết, tiền, văn hóa và ý thức hệ – sản phẩm của mạng lưới hệ thần kinh có gốc carbon ở loài người – đang nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới của các mạng máy tính dựa trên các thuật toán của Thung lũng Silicon.
Trong mạng lưới đó, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra vai trò của mình đối với các thuật toán không khác gì động vật đối với chúng ta ở thì hiện tại. Ngắt kết nối khỏi mạng này sẽ đồng nghĩa với cái chết cho từng cá nhân, bởi lẽ nó đang duy trì sức khỏe của chúng ta cả ngày lẫn đêm.
Nhưng kết nối rốt cuộc sẽ có nghĩa là sự tuyệt chủng cho cả loài người: “Những tiêu chuẩn được chính chúng ta coi trọng sẽ buộc chúng ta đi theo voi ma mút và cá heo sông Dương Tử mà chìm vào lãng quên”. Dựa trên đánh giá ảm đạm của Harari về lịch sử loài người, những điều trên dường như chính là sa mạc chết chóc của chúng ta.
Ngay cả khi không ngừng nói về các mạng lưới này, thực tế là hầu hết chúng ta chỉ có hiểu biết rất hạn chế về cách thức hoạt động của mạng lưới, sự kết nối mạng lưới và hầu như không biết chúng đến từ đâu.
Phần lớn chúng ta không nhận thấy các mạng lưới này lan rộng như thế nào trong thế giới tự nhiên, vai trò chính yếu của chúng trong quá trình tiến hóa của chúng ta và việc các mạng lưới này là một phần không thể thiếu đến nhường nào trong lịch sử loài người. Kết quả là, chúng ta có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của các mạng lưới trong quá khứ và giả định sai lầm rằng lịch sử không thể cho chúng ta biết thêm điều gì về chủ đề này.
Chắc chắn là từ trước đến nay chưa bao giờ có các mạng lưới lớn đến mức như chúng ta thấy trên thế giới ngày nay. Hay cũng không có dòng chảy thông tin – hoặc bệnh tật – lưu thông nhanh đến vậy. Nhưng quy mô và tốc độ chưa phải là tất cả.
Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được các mạng lưới rộng lớn, nhanh chóng của thời đại chúng ta – đặc biệt là, chúng ta sẽ không biết liệu thời đại mạng lưới này sẽ mang tính chất giải phóng một cách đầy vui sướng hay đưa đến hiện tượng vô chính phủ đáng ghê tởm – nếu chúng ta không nghiên cứu các mạng lưới nhỏ hơn, có tốc độ chậm hơn trong quá khứ. Vì các mạng lưới như vậy có mặt ở khắp nơi. Và đôi khi, chúng thực sự rất quyền lực.
Bồ Đào Nha nằm trong top 30 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, nhưng lại có điểm CPI thấp hơn bình quân khu vực. Còn Singapore – đất nước có GDP những năm 1950 ngang bằng với Ghana – nay trở thành biểu tượng thịnh vượng của châu Á, đứng thứ 2 khu vực về trong sạch tham nhũng.
Tham nhũng thường được khoác lên mình những tấm áo choàng hào nhoáng để che giấu, ẩn mình. Song, cũng bởi vậy mà tác động của nó rất khó đo lường. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã xây dựng Chỉ số Nhận thức tham nhũng (CPI), xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ tham nhũng khu vực công.
CPI 2019 được công bố đầu năm 2020 cho thấy, các quốc gia ít tham nhũng có thể kể đến bao gồm: Đan Mạch, New Zealand (cùng 87 điểm, xếp thứ 1), tiếp đến là Phần Lan (86 điểm, thứ 3) và Singapore (85 điểm, thứ 4); trong khi các quốc gia cuối bảng, tham nhũng “tệ” là: Somalia (9 điểm, thứ 180), Nam Sudan (12 điểm, thứ 179) và Syria (13 điểm, thứ 178).
Vấn đề của Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha được đánh giá là quốc gia ít tham nhũng, xếp thứ 30/180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng Bồ Đào Nha vẫn được xem là có vấn đề lớn hơn khi đứng cạnh Đức (xếp thứ 9), Anh (thứ 12) và Pháp (thứ 23).
CPI của Bồ Đào Nha đạt 62 điểm, thấp hơn mức trung bình ở khu vực Tây Âu và EU (66 điểm) – một thực tế có thể khiến nhiều công dân nước này bất ngờ. Tuy nhiên, kết quả này không phải bỗng dưng đến, mà đã có một quá trình.
Một khảo sát của Ủy ban Châu Âu (EC) về tình hình tham nhũng năm 2017 cho thấy, 92% số công dân Bồ Đào Nha được hỏi tin rằng, tham nhũng là vấn đề phổ biến ở nước họ, so với mức trung bình của EU là 68%. 42% người Bồ Đào Nha cho rằng bị ảnh hưởng bởi tham nhũng trong cuộc sống hàng ngày, mức trung bình của EU là 25%.
Trong khi đó, 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, sự giúp đỡ, thiên vị bạn bè, người thân trong các tổ chức công là một trong những thực tế phổ biến nhất ở Bồ Đào Nha; và 70% trong số họ tin rằng, các mối quan hệ chính trị là cần thiết để thành công trong hoạt động kinh doanh.
Singapore và Ghana
Có thể chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, vào những năm 1950, Ghana có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngang bằng với Singapore. Ghana lúc này “sở hữu một hệ thống dịch vụ dân sự hoạt động hiệu quả nhất châu Phi, cùng những trường học tốt nhất, những luật sư sáng suốt nhất… một nền báo chí tự do, tư pháp độc lập và một Quốc hội do người dân bầu chọn”, theo trích dẫn một báo cáo đăng tải trên Báo The New York Times.
Tuy nhiên, đến nay, Singapore đã trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng châu Á. GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên khoảng 65.000 USD/năm, cao hơn nhiều so với Anh; cùng với đó, công dân Singapore được hưởng một trong những mức sống cao nhất thế giới.
Trong khi, GDP bình quân đầu người của Ghana hiện nay chỉ đạt hơn 2.000 USD/năm và nhiều người Ghana phải sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ.
Thành công của Singapore mang đậm dấu ấn lãnh đạo của Thủ tướng đầu tiên Lý Quang Diệu (nhiệm kỳ 1959 – 1990). Trong đó phải kể tới việc tiến hành “cuộc cách mạng” chống tham nhũng, chính sách thu hút nhân tài và làm việc chăm chỉ để thúc đẩy nền kinh tế không giàu tài nguyên khoáng sản phát triển.
Bên cạnh hình phạt nghiêm khắc với những kẻ bị kết tội tham nhũng, mức lương cao đã thu hút những người tài giỏi vào các cơ quan, tổ chức Chính phủ, và loại bỏ sự cần thiết phải nhận hối lộ. Đó là nền tảng vững chắc cho một nền văn hoá “phi tham nhũng” của Singapore hiện nay, mà ở đó công chức “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng”.
Trong khi đó, Kwame Nkrumah – vị Tổng thống đầu tiên của Ghana (nhiệm kỳ 1960 – 1966) đã có những sai lầm trong quản lý kinh tế và chống tham nhũng. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1966, và Ghana lúc này đã mất đi hình ảnh một ngọn hải đăng cho các nước đang phát triển, trở thành một quốc gia nghèo trên bản đồ kinh tế thế giới.
Theo báo cáo gần đây nhất của TI, “tham nhũng tồn tại trong tất cả cơ quan thuộc Chính phủ Ghana, và tại đó thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm. Những kẻ phạm tội thường được miễn trừ. Tư pháp và Cảnh sát là những ngành được coi là tham nhũng nhất”.
Tham nhũng với tăng trưởng kinh tế
Tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến nền kinh tế? Một số người cho rằng, tham nhũng có thể bôi trơn các bánh xe ở những quốc gia có nền quản trị quan liêu và không hiệu quả. Điều này đáng báo động đến mức, một doanh nhân hoạt động tại Ấn Độ chia sẻ, sau khi Chính phủ nước này thực thi chiến dịch truy quét tham nhũng, việc kinh doanh của anh ta trở nên chậm chạp, mất nhiều thời gian hơn trước đó. Doanh nhân này cho rằng, có lẽ do anh ta… không còn biết hối lộ ai nữa!
Tham nhũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Các công ty sẵn sàng trả tiền hối lộ để có cơ hội phát triển hơn, trong khi, những công ty không làm điều này sẽ bị tụt lại phía sau. Và, cái giá của sự thiếu minh bạch, thiếu công bằng trong kinh doanh dẫn tới nền kinh tế chung khó đạt được mức tăng trưởng mong muốn.
Cùng với đó, tham nhũng cũng có thể ngăn cản hoạt động đầu tư. Các công ty có thể sẽ từ chối việc đầu tư tại một quốc gia, khi mà họ biết rằng kết quả của bất kỳ tranh chấp kinh doanh nào sẽ được quyết định bởi số tiền hối lộ cho thẩm phán, bên “chi đậm” sẽ là bên giành chiến thắng. Những khoản chi này cũng góp phần đáng kể vào chi phí vận hành, thậm chí, trong một số trường hợp, điều này có thể khiến các dự án đầu tư trở nên không khả thi.
Kết quả là, nền kinh tế các nước đang phát triển có thể bị tê liệt, thậm chí ảnh hưởng trên phạm vi khu vực.
Quay trở lại đất nước Bồ Đào Nha, câu hỏi đặt ra là, với tình hình như hiện nay, tham nhũng có hay không làm suy yếu nền kinh tế quốc gia châu Âu này? Tháng 12/2019i, Tạp chí Kinh tế Bồ Đào Nha đã công bố một báo cáo đặc biệt, nghiên cứu tác động của tham nhũng đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước trong giai đoạn 1980 – 2018.
Báo cáo chỉ ra rằng, nếu như mức độ tham nhũng ở Bồ Đào Nha được kiềm chế như ở Đức, thì chắc chắn tăng trưởng kinh tế của Bồ Đào Nha sẽ cao hơn đáng kể trong thời gian nghiên cứu. Điều đó cho thấy, dù được cho là “khá trong sạch”, “có cải thiện”, thì những nỗ lực chống tham nhũng không được phép ngừng nghỉ, không chỉ với Bồ Đào Nha, mà với mọi quốc gia trên thế giới.
Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý nhận gói ngân sách 15,5 tỷ USD từ Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp hóa (G7) để cắt giảm điện than và chuyển dần sang năng lượng sạch.
Điều này có nghĩa Việt Nam đã đạt được thỏa thuận tham gia một chương trình hợp tác mang tên Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với G7 và các nước phát triển khác.
“Hôm nay, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc vạch ra một quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đầy tham vọng nhằm mang lại an ninh năng lượng lâu dài,” Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu hôm 14/12.
Các nước phát triển sẽ hỗ trợ Việt Nam trong thỏa thuận này gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Ý, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch.
Số tiền này sẽ được giải ngân cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới.
Chỉ một phần nhỏ trong khoản ngân sách này là tài trợ cho Việt Nam, còn lại là cho vay.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam đã và sẽ làm gì để sử dụng hiệu quả số tiền này.
Các nước đã ký JETP?
Hiện nay, có ba quốc gia đã ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để nhận hỗ trợ từ G7 và các nước phát triển khác.
Nam Phi, ký JETP năm 2021 với gói tài trợ 10 tỷ USD
Indonesia ký JETP tại sự kiện G20 ở Bali tháng 11/2022, nhận 8,5 tỷ USD
Việt Nam ký ngày 14/12/2022, với 15,5 tỷ USD
Mục tiêu của thỏa thuận?
Với thỏa thuận này, các nước phát triển sẽ giúp Việt Nam:
Đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính vào năm 2030, thay vì dự kiến trước đây vào năm 2035
Giảm tới 30% phát thải hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn
Giới hạn công suất điện than tối đa ở mức 30,2 gigawatt (GW) thay vì 37 GW theo kế hoạch ban đầu
Cung cấp 47% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, so với kế hoạch dự kiến hiện tại chỉ tăng 36%
Vì sao có số tiền này?
Việt Nam, nằm trong số 20 quốc gia sử dụng than hàng đầu thế giới, ban đầu dự kiến ký kết JETP với G7 tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu COP27 vào tháng 11, nhưng các bên không tìm được tiếng nói chung.
Việt Nam khi đó muốn số tiền tài trợ tăng lên và có được nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc giải ngân.
Để thuyết phục Việt Nam ký cam kết, dưới áp lực ngày càng tăng về việc các nước giàu phải giúp các nước nghèo cắt giảm khí thải, các nhà đàm phán phương Tây do EU và Anh dẫn đầu đã nhiều lần tăng số tiền tài trợ cho Hà Nội.
Khoản tài trợ ban đầu được G7 đưa ra chỉ 2 tỷ USD, sau đó tăng lên hơn 8 tỷ USD, nay Hà Nội đồng ý ký với số tiền lên tới 15,5 tỷ USD.
Một số vụ việc quốc tế quan ngại trước thỏa thuận?
Trước khi ký thỏa thuận JETP, Việt Nam đã:
Chụp lại hình ảnh,’Anh hùng khí hậu” Ngụy Thụy Khanh hiện đang thụ án tù 9 năm
Việt Nam đã bỏ tù bốn nhà hoạt động môi trường, trong đó có anh hùng khí hậu Nguỵ Thị Khanh – người nhiều năm qua đã tích cực vận động để Việt Nam bỏ dần điện than, chuyển sang năng lượng sạch.
Ngành điện lực Việt Nam – do nhà nước độc quyền – đã ngưng mua điện mặt trời từ nhà máy Trung Nam – Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận khiến tập đoàn Trung Nam đứng trước nguy cơ phá sản
Việt Nam hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về điện than trong số các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong. Nhiều nhà máy điện than đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay là do Trung Quốc đầu tư
Một số tổ chức NGO hoạt động tích cực trong lĩnh vực môi trường đã và sẽ sớm phải đóng cửa như CHANGE của bà Hoàng Minh Hồng – Một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 theo bình chọn của Forbe, hay Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN.
Việt Nam có thể làm gì để cải thiện tình hình?
Trao đổi với BBC hồi tháng 11/2022, trước khi Việt Nam ký JETP, bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor đề xuất các việc Việt Nam có thể làm ngay từ bây giờ để thực sự tham gia vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch:
Theo đuổi nhiều phương thức hơn để giảm sự căng thẳng về nhu cầu năng lượng trong tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như đầu tư cho các nguồn năng lượng tái tạo
Cải thiện lưới điện quốc gia
Đảm bảo nguồn vốn cho năng lượng tái tạo, v.v.
Chính thức hóa việc loại bỏ dần điện than và năng lượng hóa thạch bằng các chính sách
duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao nhất để củng cố và đạt được các cam kết của mình”.
Chụp lại hình ảnh,Bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor
Bà Flora Champenois nhấn mạnh: “Việc đáp ứng các cam kết sẽ không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được.
“Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với mặt trời và nguồn gió ổn định trên bờ. Với việc lập kế hoạch cẩn thận, cũng như sự tham gia của các bên liên quan trong nước và quốc tế, Việt Nam có thể trở thành nước dẫn đầu và dần dần xóa bỏ than khỏi lưới điện trong khi vẫn tiếp tục phát triển.”