Nhà cấp 4 kiểu Pháp sang trọng, tiện nghi và đẹp hút hồn

Những mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp với lối thiết kế không quá cầu kỳ nhưng mang lại vẻ đẹp hút hồn, dễ dàng thu hút sự chú ý của nhiều người.

Đặc trưng nhà cấp 4 kiểu Pháp

Những ngôi nhà cấp 4 từ lâu đã phổ biến trong kiến trúc Việt Nam. Bên cạnh mẫu nhà truyền thống, các kiến trúc sư đã khéo léo thổi hồn nét đẹp của phong cách Pháp nhẹ nhàng, lãng mạn vào những công trình nhà cấp 4 để thể hiện một nét hoài niệm đầy tinh tế nhưng không kém phần hiện đại, nhằm tạo nên một không gian sống bình yên nhất. 

Nhà cấp 4 kiểu Pháp mang vẻ đẹp độc đáo, nghệ thuật.

Mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp được xem là những thiết kế ấn tượng giúp gia chủ mang đến một nét đẹp thanh lịch đầy lãng mạn và bình yên. 

Bởi thiết kế không quá đồ sộ và phô trương như các công trình cao tầng khác, kiến trúc nhà cấp 4 với chiều cao khiêm tốn được bao bọc bởi các đường nét nhẹ nhàng cùng hệ mái ngói đã tạo nên một tổng thể vững chắc đầy thanh lịch.

Các công trình này không quá chú trọng đến các thiết kế chi tiết hoa văn cách điệu mà chúng thể hiện phong cách Pháp thông qua những đặc trưng về màu sắc, hệ vòm, trụ cột, đường gờ chỉ,… 

Từ đó giúp mang đến cho nhà một hình ảnh mang đậm tính nghệ thuật từ ngoại thất bên ngoài cho đến kiến trúc bên trong, không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt của gia đình.

Ưu điểm nhà cấp 4 kiểu Pháp

Các mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp thường được thiết kế mang diện mạo không quá cao lớn, đồ sộ nhưng vẫn đảm bảo được sự sang trọng, thanh lịch cần thiết đồng thời mang đến sự ấm cúng để giúp gia đình có những giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất.

Cùng thiết kế toàn bộ công năng sinh hoạt trên 1 tầng đã tạo nên một không gian sống tập trung phù hợp với nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam để tạo nên sự ấm cúng, gần gũi và kết nối mọi người trong gia đình.

Nhà cấp 4 kiểu Pháp tiết kiệm được chi phí do nền móng đơn giản. 

Với thiết kế 1 tầng nên việc thi công nhà cấp 4 kiểu Pháp không cần sử dụng nền móng quá phức tạp giúp tiết kiệm được chi phí cùng thời gian thi công mà vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ, thanh lịch, nhã nhặn.

Lưu ý khi xây nhà cấp 4 kiểu Pháp

Đặc điểm trong kiến trúc Pháp chính là các chi tiết trụ cột, hệ vòm, gờ chỉ và những chi tiết hoa văn, phù điêu cầu kỳ, tinh xảo. Tuy nhiên với chiều cao bị hạn chế nên khi thiết kế nhà cấp 4 kiểu Pháp đòi hỏi gia chủ cần phải tỉ mỉ trong việc lựa chọn các chi tiết “đắt giá” để vừa mang đến sự hài hòa, cân bằng trong tổng thể hình khối. 

Nhà đẹp mang phong cách Pháp với nhiều khung cửa sổ mát mẻ.

Các kiến trúc sư thường khéo léo tập trung chú trọng đến những hệ trụ vững chắc cùng các hệ vòm, đường gờ chỉ kết hợp với màu sơn nhẹ nhàng để thể hiện được âm hưởng Pháp lãng mạn.

Trong các công trình Pháp thường rất đề cao tính đăng đối trong tổng thể, từ hình khối bố cục thì các chi tiết trang trí như phào chỉ, trụ cột,…  Chính vì vậy trong thiết kế nhà cấp 4 kiểu Pháp đòi hỏi cần phải tuân theo tỷ lệ nghiêm ngặt chuẩn chỉ nhất. Đặc biệt là tỷ lệ chiều cao công trình phải đảm bảo phù hợp với tỷ lệ giữa mái, thân và chân công trình. Bên cạnh đó các đường nét trang trí cũng như hệ trụ cột cần phải bố trí với mật độ phù hợp và đảm bảo sự đối xứng, cân bằng hoàn hảo để tạo nên một tổng thể hài hòa, thống nhất.

Các mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp đẹp

Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng

Phần gác lửng giúp gia tăng tối đa diện tích sử dụng cho chủ nhà. 

Với nhà cấp 4, việc sở hữu một căn gác lửng không những giúp cho không gian ngôi nhà trở nên cao và rộng hơn, mà còn trực tiếp làm tăng diện tích sử dụng và lưu trữ dành cho không gian sinh hoạt của các thành viên gia đình.

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng tạo nên cái nhìn trang trọng và gọn gàng, khác xa với những thiết kế biệt thự cổ điển xa hoa và lộng lẫy, ở đây mỗi thiết kế nhà cấp 4 được tạo ra dường như đều thoát ra được sự sạch sẽ, đơn giản và hiện đại của riêng mình

Mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Nhà cấp 4 kiểu Pháp kết hợp mái Thái.

Một trong những đặc trưng của loại hình nhà cấp 4 chính là phần mái, đặc biệt với mô hình thiết kế kiểu Pháp, lối kiến trúc xa hoa của những nét chạm hoa văn kết hợp với sự đồ sộ của phần mái Thái tạo nên sức thu hút của ngôi nhà. 

Một số mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp được ưa chuộng

Kiến trúc sư sử dụng gam màu trắng tinh khôi quen thuộc trong phong cách Pháp kết hợp với hệ mái dốc màu nâu đỏ nổi bật cùng hình khối đối xứng cân bằng đã giúp ngôi nhà này phô diễn toàn bộ nét đẹp tinh tế đầy thanh lịch. Thiết kế các hệ cửa kính vòm cao lớn nhìn ra mặt tiền tiểu cảnh xinh đẹp thoáng rộng giúp mang đến cho gia đình một không gian sống thoải mái nhất.
Mẫu nhà cấp 4 kiểu Pháp này hiện lên với nét đẹp thanh lịch vô cùng đẹp mắt và sang trọng trên một khuôn viên đất rộng rãi. Với thiết kế lấy màu be làm chủ đạo từ màu sơn ngoại thất đến hệ thống mái đồng bộ kết hợp với các đường gờ, vòm cong trắng nổi bật sẽ giúp thu hút mọi ánh nhìn một cách hiệu quả nhất.
Mẫu thiết kế nhà cấp 4 kiểu Pháp này được thiết kế tạo nên một không gian sống hoàn hảo, gần gũi với thiên nhiên qua hệ sân vườn rộng rãi cùng việc bố trí nhiều hệ thống cửa. Thiết kế hệ mái dốc kết hợp cùng các màu sắc tươi sáng cùng những mảng tường ốp đá lạ mắt đã tạo nên một điểm nhấn ấn tượng trong tổng thể.
Thiết kế trên một diện tích không quá chật hẹp, mẫu nhà cấp 4 mang vẻ đẹp sang trọng với các hình khối bề thế, kiên cố cùng với các hệ trụ cột tròn ấn tượng, vững chắc. Khối mái chữ A thiết kế đua rộng và được giật cấp ấn tượng phi đối xứng giúp tổng thể thêm phần sang trọng và mạnh mẽ hơn.

Quỳnh Nga / Vietnam.net

Utopia – tác phẩm văn học tiếp tục định hình thế giới sau 500 năm

Hơn 500 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn Utopia của Thomas More đã tạo ảnh hưởng lên mọi thứ, từ tư tưởng của Gandhi tới gã khổng lồ công nghệ ở thung lũng Silicon, và tất nhiên, làm lên nền văn học thế giới suốt nửa thiên niên kỷ qua.

Utopia – cuốn sách tiếp tục định hình thế giới sau 500 năm tồn tại

Thomas More là một nhân vật khác thường, một luật sư người Anh, nhà chính khách, nhà văn và một vị thánh.

Những ý tưởng… rất “Utopia”

Sinh năm 1478, ông là người rất “tiến bộ” vừa bám sâu vào những phong tục cổ xưa. Ông kịch liệt chống lại Cải cách Tin Lành và được Giáo hội Công giáo tôn kính như một vị thánh.

Ngày nay, hơn 480 năm kể từ khi ông bị xử tử, nhân loại biết đến ông rộng rãi nhất qua những “phát minh” bằng ngôn từ, và những ý tưởng do ông khơi mào nay gieo mầm và phát triển trên toàn thế giới. Nó định hình những cuốn sách, những triết lý hay cả các phong trào chính trị, từ Robinson Crusoe của Daniel Defoe tới học thuyết đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi hay việc thành lập tiểu bang Pennsylvania, Mỹ.

Xuất bản lần đầu bằng tiếng Latin vào năm 1517, “Utopia” có nghĩa là “không nơi chốn” trong tiếng Hy Lạp, nhưng một số học giả lại cho rằng đó là chơi chữ của “nơi hạnh phúc”. Theo ngôn ngữ ngày nay, Utopia được hiểu là “chốn không tưởng”.

Trong cuốn sách, More đã tưởng tượng nên một cộng đồng với chế độ lý tưởng. Phải nói rõ rằng, đây không phải tác phẩm văn chương đầu tiên vẽ nên những chính sách trong mơ: mơ ước về một cuộc sống tốt hơn vốn là bản năng của con người. Năm 380 TCN, Platon đã viết Cộng hòa, về một xã hội theo chế độ quân bình, cai trị bởi một nhà vua triết học.

Rất nhiều các tác phẩm khác ở thời trung cổ cũng mang những tưởng tượng về một xã hội lý tưởng. Nhà văn lớn Christine de Pizan, người làm việc cho triều đình Pháp cũng có cuốn sách đặc sắc mang tên The Book Of The City Of Ladies, xuất bản năm 1405. Đó như một tuyên ngôn về nữ quyền, nơi những phụ nữ dựng bức tường gạch bao quanh thành phố không tưởng – nơi trú ẩn thoát khỏi chế độ gia trưởng. Tư tưởng của cuốn sách dần trở thành hiện thực sau đó hơn 500 năm.

Dù nằm trong thời đại của những cuốn sách tưởng tượng, Thomas More, với cuốn Utopia, vẫn là thiên tài khi chỉ từ trăm trang sách mỏng, ông đã tạo nên một ý tưởng triết học ứng dụng và bước đầu đưa những ý tưởng không tưởng thành sự thật.

Địa đàng trần gian là có thật

Trong Utopia, Thomas More đã xây dựng một nhân vật tưởng tượng: nhà du hành Raphael Hythlodaeus, người vừa trở về từ đất nước xa xôi Utopia. Người này đã gặp More và kể lại chuyến phiêu lưu của mình.

Theo lời Hythlodaeus, xứ Utopia là nơi mà mọi người đều làm việc chăm chỉ (dù chỉ phải làm 6 giờ/ngày như Thụy Điển hiện nay) và có lối sống thiên nhiên, bình dị. Nô lệ ở đây lại chính là những kẻ phải mang đầy vàng bạc trên người, như một hình phạt về thói phù phiếm. Ngoài ra, những cải tiến đáng kể ở Utopia có thể kể đến là phúc lợi nhà nước với bệnh viện miễn phí, cho phép trợ tử, linh mục được kết hôn, chấp thuận ly hôn nhưng ngoại tình sẽ bị trừng phạt nặng nề…

Tất cả những điều trên, người đọc hiện nay có thể thấy bình thường hoặc đôi chút bất thường. Tuy nhiên, đặt vào bối cảnh xã hội Anh cách đây 500 năm, đủ hiểu tầm nhìn xa trông rộng của Thomas More lớn tới cỡ nào.

Nhìn lại gần nửa thiên niên kỷ trước, dễ dàng nhận ra những điều “không tưởng” của Thomas More dần trở thành “sự thật”.

Ông chính là người mở đường cho làn sóng văn học không tưởng vào thế kỷ 17. Chính trong làn sóng này, nhà bác học người Anh Francis Bacon, trong cuốn sách mang tên New Atlantis xuất bản năm 1627, viết rằng nhà nước nên thành lập một trường đại học khoa học, nơi phát minh ra máy móc hiện đại phục vụ cả thế giới; đồng thời đề cập tới những công nghệ “không tưởng” như máy bay và tàu ngầm.

Cũng trong thế kỷ này, tại Anh nổ ra cách mạng Thanh giáo, chủ trương đưa con người ra khỏi những ràng buộc, giống như trong Utopia. Năm 1629, nông dân Gerrard Winslanley cũng hưởng ứng tư tưởng của Thomas More, nổi dậy đòi tạo khu đất chung để trồng trọt.

Các tác phẩm văn học kinh điển đầu thế kỷ 18 như Robinson Crusoe của Dainel Defoe hay Gulliver du ký của Jonathan Swift cũng là những cây đại thụ mọc lên từ hạt giống của More. Tuy nhiên, phần còn lại của thế kỷ này, các tác phẩm và thí nghiệm không tưởng giảm đi đáng kể. Thay vào đó là những cuộc cách mạng tưởng như “không tưởng”.

Từ đây, những ý tưởng trong Utopia không còn nặng về mặt câu chữ nữa, mà dần đi vào đời sống thực tiễn, lan rộng khắp thế giới.

Năm 1894, hơn 4.000 người dân Illinois, Mỹ đã nổi dậy lật đổ những luật lệ, thuế má hà khắc. Cùng thời điểm đó, ở Anh, William Morris dựng nên một phiên bản gần giống Utopia, khôi phục lại nghề thủ công và mang những việc làm thú vị tới cho mọi người…

Hàng loạt những giấc mơ một thời của Thomas More cứ thế lần lượt được những học giả uyên bác nối tiếp nhau, tạo nên một nền triết học đầy tính ứng dụng và những cuộc cách mạng thay đổi vận mệnh nhân loại.

Ngày này, tư tưởng trong Utopia vẫn tiếp tục phát triển và gần như đã thành sự thật, tuy ở trong một phạm vi hẹp, điển hình là tại thung lũng công nghệ Silicon, Mỹ. Các văn phòng làm việc như của Facebook và Google đang nỗ lực cải tiến môi trường làm việc và mang tới sự thích thú trong công việc cho nhân viên. Tỉ phú ngành công nghệ là Peter Thiel gần đây cũng đầu tư 1 triệu USD cho dự án Viện Seasteading với ý tưởng xây dựng một thành phố tự trị ven biển.

Các nhà văn lại càng không bỏ quên Utopia. Một số cuốn sách đình đám mới xuất bản và chịu ảnh hưởng của Thomas More có thể kể tới là Number Nine Bus To Utopia của David Bramwell hay A Place Of Refuge: An Experiment In Communal Living của Tobias Jone.

Rõ ràng, địa đàng trần gian của Thomas More nay không còn là điều quá không tưởng nữa.

Theo THƯ VĨ / THỂ THAO & VĂN HÓA

Người Ấn Độ có 1 thức uống làm ấm người và kích thích tiêu mỡ thừa, thậm chí ngừa ung thư

Thức uống này không xa lạ gì với người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách để nâng cao sức khỏe.

Những điều cần biết về sữa nghệ

Ayurveda là hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ, có nguồn gốc hơn 4000 năm trước. Theo các chuyên gia, đây là một hình thức điều trị 3 vấn đề bao gồm sự khỏe mạnh của cơ thể – tâm trí – tinh thần. Để khỏe mạnh và sống thọ thì bản thân mỗi người phải cải thiện và nâng cao 3 vấn đề này.

Từ lâu, người Ấn Độ đã rất tin tưởng vào Ayurveda vì chúng là phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp chữa lành cơ thể từ sâu bên trong. Một trong số những cách bảo vệ hệ miễn dịch vào mùa đông của Ayurveda chính là sử dụng sữa nghệ. Vừa giúp ấm người lại còn kích thích tiêu mỡ thừa.


Sữa nghệ là thức uống vô cùng quen thuộc nhưng ít người biết nó bổ dưỡng ra sao.

Lợi ích của sữa nghệ

Hay còn gọi là sữa vàng, đây là loại đồ uống có nguồn gốc từ Ấn Độ và đang trở nên phổ biến hiện nay. Sữa nghệ có thành phần từ sữa bò hoặc sữa thực vật, trộn thêm với bột nghệ và các loại gia vị khác như quế, gừng… Loại sữa này mang nhiều công dụng với sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ ấm trong mùa đông.

Theo Alina Petre – thạc sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Anh, thành phần chính trong nghệ là curcumin có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Nghệ cũng tăng cường hệ miễn dịch nên làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và phòng bệnh hiệu quả.

Tại Ấn Độ, sữa nghệ thường được sử dụng như một phương thuốc đặc trị cảm lạnh tại nhà. Các nghiên cứu đã chứng minh chất curcumin giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Chiết xuất nghệ còn chống lại virus RSV – một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp.


Sữa nghệ giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng, phòng bệnh cảm vặt trong mùa đông

Bên cạnh đó, sữa nghệ còn có những lợi ích tuyệt vời như sau:

1. Giúp giảm nguy cơ mắc ung thư

Như đã đề cập, curcumin trong nghệ giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của khối u mới, không cho chúng có cơ hội di căn. Chất này còn kích thích cơ thể tiết ra các enzyme loại bỏ độc tố trong gan, chất gây ung thư… ra khỏi người.

2. Giúp giảm cân

Theo Ayurveda, chất curcumin có khả năng tăng cường trao đổi chất, giúp đào thải mỡ thừa hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, curcumin sẽ ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới trong lớp mỡ. Từ đó chặn đứng nguồn cung cấp dưỡng chất, khiến cho mô mỡ không thể phát triển thêm và tiêu tan dần dần.


Dùng sữa nghệ đúng cách còn giúp giảm cân nhanh chóng.

3. Cải thiện trí nhớ và phòng ngừa các bệnh về não

Thạc sĩ Alina cho biết, hợp chất curcumin có thể làm tăng chất BDNF giúp não bộ hình thành những kết nối mới, thúc đẩy phát triển các tế bào não. Các thành phần khác trong sữa nghệ cũng hỗ trợ hệ thần kinh phát triển, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer và cải thiện chức năng não bộ.

4. Làm nhanh lành các vết thương ngoài da

Sữa nghệ không chỉ có tác dụng với sức khỏe tổng thể mà còn chữa được các bệnh về da. Nhờ các đặc tính chống viêm mà nghệ hoạt động như một phương thuốc chữa da mẩn đỏ, bệnh vẩy nến, mảng đốm trên da, vết thương hở, vết cắt… Nếu bạn đang có vết thương ngoài da thì nên dùng loại sữa này để thúc đẩy quá trình hồi phục.


Sữa nghệ có thể làm lành nhanh các vết thương ngoài da

Cách pha sữa nghệ và sử dụng hiệu quả

Sữa nghệ rất dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất
  • 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Khoảng 200 ml sữa tươi không đường
  • 1/2 thìa cà phê bột gừng hoặc miếng gừng giã nhỏ
  • 1/2 thìa cà phê bột quế (hoặc quế khô nghiền nhỏ)
  • 1 nhúm nhỏ tiêu đen nghiền nhuyễn

Để làm sữa nghệ, bạn chỉ cần trộn tất cả những thành phần trên trong một nồi nhỏ và đun sôi. Khi sữa đã sôi, hãy giảm bớt lửa và đun nhẹ khoảng 10 phút tới khi có mùi thơm. Lọc hỗn hợp qua rây và mang ra sử dụng được ngay. Sữa nghệ có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 5 ngày, mỗi lần uống chỉ cần mang ra hâm nóng là được.

Uống 1 ly sữa nghệ mỗi sáng sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khỏe toàn diện.
Uống 1 ly sữa nghệ mỗi sáng sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khỏe toàn diện.

Chuyên gia Alina cho hay, bạn nên uống 1 ly sữa nghệ vào buổi sáng, trước khi ăn sáng khoảng 15-20 phút để hấp thu toàn bộ lợi ích. Vì trong sữa đã có vị ngọt của mật ong rồi nên tốt nhất không nên cho thêm đường. Uống quá ngọt sẽ làm thức uống này phản tác dụng, gây béo phì và làm tăng lượng đường trong máu.

Theo Tổ Quốc

Nghị viện Châu Âu rúng động với cáo buộc tham nhũng

Vụ án tham nhũng của một số nghị sĩ Nghị viện châu Âu trong mối quan hệ mờ ám với Qatar đang gây nhốn nháo EU (ảnh: Jonathan Raa/NurPhoto via Getty Images)

Nghị viện châu Âu (European Parliament) đang bị mất uy tín khi chìm sâu vào loạt vụ bê bối tham nhũng.

Liên minh châu Âu (EU) đã trải qua những ngày chao đảo với một trong những vụ bê bối tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. Vào cuối tuần trước, Cảnh sát liên bang Bỉ cho biết đã tiến hành các cuộc đột kích và bắt giữ bốn nghi can trong cuộc điều tra tham nhũng đến các khoản thanh toán và quà tặng từ Qatar cho các thành viên (MEP) của Nghị viện châu Âu và nhân viên của họ.

Đài truyền hình Bỉ và chi nhánh RTBF của kênh CNN trích dẫn thông báo của Văn phòng Công tố liên bang Bỉ cho biết cuộc điều tra nhắm vào các hành vi “tham nhũng và rửa tiền của một tổ chức nhằm gây ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế và chính trị của Nghị viện Châu Âu bằng cách tặng tiền và quà”.

Nổi bật nhất trong những người bị bắt là MEP Hy Lạp Eva Kaili, một trong 14 phó chủ tịch của Nghị viện châu Âu vào thời điểm bị bắt giữ (nay đã bị bãi nhiệm). Cả Chính phủ Qatar và Kaili đều phủ nhận mọi hành vi sai trái. Kaili đã không xuất hiện tại phiên điều trần dự kiến vào ngày 14 Tháng Mười Hai. Văn phòng Công tố liên bang Bỉ cho biết bà ta bị tạm giam chờ ra tòa vào ngày 22 Tháng Mười Hai, đồng thời xác nhận một “cuộc điều tra quy mô lớn” vẫn chưa kết thúc liên quan đến hoạt động tội phạm, tham nhũng và rửa tiền bị cáo buộc trong Nghị viện Châu Âu.

Bà Eva Kaili (người Hy Lạp) đang là nhân vật trung tâm của vụ án tham nhũng liên quan Qatar (ảnh: Vladimir Rys/Getty Images)

Ngoài Eva Kaili còn có ba người khác bị bắt vào thứ Sáu tuần trước. Kaili luôn đóng vai trò bảo vệ Qatar tại Nghị viện Châu Âu. Bà đã đến Qatar ngay trước khi bắt đầu Vòng chung kết Giải bóng đá thế giới. Ngày 21 Tháng Mười Một, đáp lại những chỉ trích Qatar về vi phạm nhân quyền và cách đối xử tồi tệ với lao động nhập cư, Kaili tuyên bố trước các đồng nghiệp: “Hôm nay, FIFA World Cup ở Qatar là một bằng chứng rõ ràng về cách ngoại giao thể thao có thể dẫn đến sự chuyển đổi lịch sử của một quốc gia với những cải cách truyền cảm hứng cho cả thế giới Ả Rập. Qatar là quốc gia đi đầu về quyền lao động”.

Ngày 14 Tháng Mười Hai, cảnh sát Liên bang Bỉ công bố trên Twitter chính thức của họ một bức ảnh về những gì họ nói là “khoản tiền mặt đầu tiên thu được trong cuộc điều tra”. “Là một phần của vụ án do Văn phòng Công tố Liên bang thụ lý về tham nhũng trong Nghị viện Châu Âu, Cảnh sát Tư pháp Liên bang đã thu giữ gần 1.5 triệu Euro trong các cuộc khám xét được thực hiện ở khu vực Brussels” – chú thích ảnh nêu rõ.

Trong khi vụ bê bối tham nhũng làm rung chuyển Brussels, nơi đặt trụ sở Nghị viện châu Âu, các vụ bắt giữ lại không gây ngạc nhiên lớn đối với những người biết rõ về những khuất tất bên trong các tổ chức chính trị, xã hội ở châu Âu, đặc biệt là Nghị viện. Nicholas Aiossa, phó giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế EU (Transparency International EU), nhận định: “Từ nhiều năm qua, Nghị viện châu Âu đã dung thứ cho văn hóa ‘không bị trừng phạt’. Hầu như không có sự giám sát hoặc chế tài nào đối với việc chi tiêu bừa bãi quỹ công của các MEP. Chúng tôi đã thấy họ lạm dụng tiền bạc rất nhiều lần”.

Nicholas Aiossa tin rằng “tham nhũng thể chế” chỉ là một phần nhỏ trong những gì biến các MEP thành mục tiêu hấp dẫn đối với những kẻ tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trị châu Âu. “Nói chung, Nghị viện châu Âu có rất nhiều quyền lực về định hướng chính sách và cung cấp khả năng tiếp cận thị trường khổng lồ hơn 400 triệu công dân của khối. Tuy nhiên, bản thân các MEP thường có hồ sơ không đầy đủ nên tránh được sự giám sát kỹ lưỡng” – Nicholas Aiossa nói.

Bill Newton Dunn, cựu MEP người Anh, giải thích thêm: “Không chỉ MEP có thể sử dụng vị trí của mình để tận dụng quyền lực thông qua khuynh loát chính sách mà khi Nghị viện Châu Âu công bố nghị quyết về một vấn đề lớn, các phương tiện truyền thông quốc tế thường xem đó là tiếng nói của Châu Âu. Vì vậy, tiếng nói của MEP rất có trọng lượng”. Ví dụ, sự can thiệp vào ngày 21 Tháng Mười Một của Kaili để ủng hộ Qatar diễn ra trong bối cảnh có cuộc tranh luận về một nghị quyết về nhân quyền ở Qatar trước thềm World Cup.  Nghị quyết cuối cùng đã được thông qua ba ngày sau đó.

Katalin Cseh, MEP Hungary đương nhiệm, người đã đàm phán về cách diễn đạt của nghị quyết, nói với CNN:

“Việc thông qua nghị quyết đặc biệt khó khăn vì các MEP từ hai nhóm chính trong Nghị viện đã phản đối là nghị quyết quá khắc nghiệt đối với Qatar. Nhìn lại những gì vừa xảy ra, tôi đã hiểu tại sao một số đồng nghiệp đã phản đối quyết liệt Nghị quyết nhân quyền. Thật đáng lo ngại khi ‘những kẻ chuyên quyền bên thứ ba’ có thể ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận của Nghị viện châu Âu. Có lẽ cần một thời gian nữa chúng ta mới biết chính xác là liệu các quy tắc vận động hành lang có bị vi phạm hay không. Nếu thế, Nghị viện cần thực hiện cải cách dù chắc chắn quá trình cải cách sẽ rất đau đớn và gian khổ”.

Các nhà hoạt động từng thúc đẩy cải cách chống tham nhũng trong nhiều năm cảm thấy được an ủi chút ít khi vụ bê bối bị vạch trần vào đúng thời điểm World Cup để được truyền thông đưa tin tối đa, điều chưa từng xảy ra trong hệ thống chính trị nặng về “bao che” và “thông đồng cửa hậu” của Nghị viện châu Âu.

Lê Tây Sơn / Sagon Nhỏ

Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới?

Đại dịch COVID-19 có thể đang thực hiện điều mà ông Donald Trump chưa làm được trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, đó là chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc lần đầu tiên sau 40 năm.

Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới? - Ảnh 1.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc “Tuần lễ Make in India” ở Mumbai năm 2016. Ảnh: AFP

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong năm 2018 và 2019, ông Trump đã áp thuế cứng rắn đối với Trung Quốc để đáp trả điều mà ông gọi là các thoả thuận thương mại không công bằng với Mỹ. Động thái này nhận được phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh và châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Và trong khi nhiều doanh nghiệp rục rịch thảo luận về việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc như một biện pháp để tránh khỏi các rủi ro địa chính trị, thì đại dịch COVID-19 đã cho thấy những tác động tiêu cực của việc phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của một quốc gia.

Ông Ashutosh Sharma, Giám đốc nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Forrester, nhận định: “Những căng thẳng địa chính trị có thể không dẫn đến việc tổ chức lại chuỗi cung ứng này, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn đã tạo ra tầm nhìn mới, ‘mồi thêm lửa’ cho quyết định này”.

“Gã” khổng lồ công nghệ Apple chính là minh chứng lớn nhất của việc phụ thuộc quá mức vào dây chuyền sản xuất của Trung Quốc. Sản lượng iPhone bị ảnh hưởng nặng nề khi Trung Quốc kiên trì theo đuổi chiến lược không khoan nhượng với COVID-19. Apple đang tăng tốc đẩy mạnh việc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước châu Á khác. Nhưng rời đi đâu vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Sau khi Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với việc vận chuyển thiết bị đến các nhà máy sản xuất chip của Trung Quốc vào tháng 10, đối với Foxconn – nhà cung cấp lớn của Apple – lựa chọn hàng đầu là Ấn Độ. Các nhà sản xuất chip khác cũng có lựa chọn tương tự.

Ông Julie Gerdeman, Giám đốc điều hành Nền tảng quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Everstream, cho biết: “Ấn Độ có nguồn lao động dồi dào, lịch sử sản xuất lâu đời và sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp và xuất khẩu. Bởi lẽ đó, nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm hiểu xem liệu ngành sản xuất của Ấn Độ có phải là một giải pháp thay thế khả thi cho Trung Quốc hay không.”

Nhưng việc rời đi “nói dễ hơn làm”.

Ấn Độ không phải là nơi kinh doanh dễ dàng nhất

Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới? - Ảnh 2.
Một khu chợ ở New Delhi. Ảnh: AP

Là một nền kinh tế lớn với dân số trẻ, Ấn Độ có tiềm năng trở thành một cường quốc sản xuất. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này cũng nổi tiếng với nạn quan liêu.

“Ấn Độ không giống như những quốc gia mà các doanh nghiệp có thể đến, mở một cửa hàng mà không cần tuân thủ quá nhiều quy định”, ông Sharma, người có doanh nghiệp tại Ấn Độ cho biết.

Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 63 trong danh sách 190 quốc gia được Ngân hàng Thế giới xếp hạng dựa trên mức độ kinh doanh thuận lợi vào năm 2019. Mặc dù vị trí này đã cải thiện hơn so với vị trí thứ 142 vào năm 2014, Ấn Độ vẫn đứng sau Trung Quốc, quốc gia đứng ở vị trí thứ 31 vào năm 2019. Năm 2019 là năm cuối cùng Ngân hàng Thế giới tổng hợp chỉ số này do bê bối gian lận dữ liệu.

Ngoài ra, theo ông Gerdeman, Trung Quốc có nhiều nhà máy sản xuất ở quy mô lớn, trong khi hầu hết các nhà máy ở Ấn Độ đều có quy mô vừa và nhỏ do các quy định ở nước này chỉ được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3756);}else{parent.admSspPageRg.draw(3756);}

Thiếu liên kết

Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới? - Ảnh 3.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (thứ ba từ trái sang) cùng cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ hai từ trái sang) tại lễ khánh thành cơ sở sản xuất điện thoại thông minh Samsung Electronics ở Noida, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2014, Thủ tướng Modi đã nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa vốn FDI lên mức kỷ lục 83,6 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua, theo dữ liệu của chính phủ.

“Ấn Độ chắc chắn có lợi thế về nhân khẩu học, về địa lý. Về cơ sở hạ tầng hiện có, phần lớn cũng đã được xây dựng trong vài năm qua. Rõ ràng quốc gia này có thể mở rộng quy mô, nhưng thứ mà Ấn Độ thiếu chính là sự liên kết”, ông Sharma nhận định.

Ông giải thích rằng Trung Quốc đã xây dựng dây chuyền sản xuất lớn đến mức hầu hết nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra một sản phẩm đều có thể được cung cấp và mua trong nước. Điều này cho phép các công ty sản xuất với chi phí thấp trên quy mô lớn. Ngược lại, Ấn Độ chưa có khả năng này và phải mất nhiều năm để xây dựng.

“Chuỗi cung ứng đó cần có thời gian để xây dựng, vì ngay cả khi doanh nghiệp tìm được nguồn cung ứng trong nước, chất lượng ban đầu có thể không tốt, quy mô không cao. Song điều này vẫn có thể được thực hiện, nhưng cần có thời gian,” ông Sharma nói.

Nhiều công ty thận trọng

Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới? - Ảnh 4.
Công nhân kiểm tra thiết bị tại cơ sở sản xuất dược phẩm ở Visakhapatnam, Ấn Độ. Ảnh:Bloomberg

Các chuyên gia cho rằng các công ty khó có thể ồ ạt đổ xô đến Ấn Độ, giống như những gì đã diễn ra ở Trung Quốc sau minh chứng rủi ro khi phụ thuộc quá lớn vào chuỗi cung ứng của một đất nước.

Không chỉ Foxconn và Apple dốc toàn lực vào Trung Quốc đang chịu thiệt hại vì điều này. Thương hiệu đồ thể thao Nike của Mỹ, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota và gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung đều nằm trong số nhiều công ty gặp vấn đề về chuỗi cung ứng kéo dài.

“Những công ty này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung. Nếu nhìn vào Foxconn và Apple, họ đã chuyển một phần đáng kể hoạt động sản xuất sang Ấn Độ và tôi chắc chắn là sang các quốc gia khác, như Việt Nam và một số nơi khác. Từ việc phụ thuộc vào một quốc gia – như Trung Quốc, họ đang chuyển sang đa dạng hóa một vài địa điểm”, ông Sharma nói.

Điều này có nghĩa là các chuỗi cung ứng cũng sẽ phức tạp hơn, nhưng sẽ được đa dạng hóa tất cả từ các khâu nguyên liệu thô. Theo vị chuyên gia này, nếu các công ty có thể xây dựng hai hoặc ba chuỗi cung ứng tin cậy, họ vẫn sẽ có các nguồn cung thay thế ngay cả khi một địa điểm nào đó gặp rủi ro trong tương lai.

Theo BÁO TIN TỨC VN