Trong thế giới động vật, lớp Thú (Mammalia) hay động vật có vú, động vật hữu nhũ, gồm cả con người, được coi là nhánh động vật có mức độ tiến hóa cao nhất. Nhiều loài động vật có vú đã được chọn làm Biểu tượng của các quốc gia.
Biểu tượng của Trung Quốc: Gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca).
Biểu tượng của Ấn Độ và Thái Lan: Voi châu Á (Elephas maximus).
Biểu tượng của Ấn Độ: Cá heo sông Hằng (Platanista gangetica).
Biểu tượng của Bangladesh: Hổ Bengal (Panthera tigris tigris).
Biểu tượng của Campuchia: Bò xám (Bos sauveli).
Biểu tượng của Nepal: Bò thiêng (Bos taurus).
Biểu tượng của Sri Lanka: Sóc lớn xám (Ratufa macroura).
Biểu tượng của Pakistan: Sơn dương núi Pakistan (Capra falconeri).
Biểu tượng của Pakistan: Báo tuyết (Panthera uncia).
Biểu tượng của Pakistan: Cá heo sông Ấn (Platanista minor).
Biểu tượng của Azerbaijan: Ngựa Karabakh (Equus caballus).
Biểu tượng của Lebanon: Linh cẩu vằn (Hyaena hyaena).
Dân gian thường lưu lại những câu chuyện về sự khôn vặt, láu cá, ứng biến linh hoạt, mà đôi khi bị lầm tưởng là sáng tạo.
Tác giả: Nguyễn Công Nghĩa TS, BS Bệnh viện Phụ sản Hà Nội- Trung tâm nghiên cứu y học Propel, Đại học Waterloo, Canada.
Đánh cắp bản quyền xấu xí
Ở mọi quốc gia, sách giáo khoa là hệ thống văn bản quan trọng nhất nhằm mang đến kiến thức và cả kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế, nó khác với các loại sách tham khảo, và nó cần được biên soạn kỹ lưỡng ở mức tối đa có thể. Tuy nhiên, nhiều hạt sạn vẫn thường xuyên xuất hiện.
Trong sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2) của Bộ GD&ĐT, tại trang 22-23 có câu chuyện “Ông tổ nghề thêu” Trần Quốc Khái.
Đại ý, Trần Quốc Khái là một cậu bé nhà nghèo ham học, sau này làm quan to trong triều. Trong dịp được cử đi sứ, vua Trung Quốc đã thử tài bằng cách giam ông tại lầu cao. Trần Quốc Khái đã tình cờ học cách thêu và làm lọng. Khi về nước, ông đã dạy cho dân nghề này và được suy tôn là ông tổ nghề thêu.
Có hai vấn đề ở đây.
Thứ nhất, cần làm rõ ông tổ nghề thêu của người Việt là ai? Trong cuốn sách “Đôi bàn tay khéo léo của cha ông”, ấn hành bởi NXB Kim Đồng thì ông tổ nghề thêu là Lê Công Hành. Cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam” cũng ghi tên này.
Có thể đây là 2 người khác nhau, hay thậm chí là một vì nội dung câu chuyện giống nhau hoàn toàn. Các văn bia, sắc phong cũng ghi nhận ông tổ nghề thêu là Lê Công Hành.
Vấn đề lớn là, câu chuyện này được đưa vào chủ đề chính của bài học trong SKG mang tên “Sáng tạo”. Ngay cả cháu bé nhà tôi khi học cũng băn khoăn không hiểu sự sáng tạo ở đâu? Liệu sự sao chép công nghệ, sau đó truyền bá lại cho những người khác có nên được coi là sáng tạo trong khi đây chỉ nên coi như một sự học hỏi.
Dân gian cũng thường lưu lại những câu chuyện về sự khôn vặt, láu cá, ứng biến linh hoạt, mà đôi khi bị lầm tưởng là sáng tạo. Tỷ dụ như chuyện Trạng Quỳnh trong 3 tiếng trống đã vẽ 10 con vật (giun).
Giai thoại này được lưu truyền và tôn vinh như một thắng lợi dân gian, trong đó sự linh hoạt chiến thắng những suy nghĩ và chiêu thức cổ điển hàn lâm. Tuy vậy, sự linh hoạt và láu cá này chỉ nên được phổ biến và giới hạn trong phạm vi của trò chơi hay truyện cười. Không nên áp vào đời sống.
Có những nhân vật cụ thể như Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên đời Trần, nổi tiếng với tài ứng đối siêu việt. Tôi yêu thích những giai thoại về ông, nhưng đặc biệt không thích câu chuyện vịnh chiếc quạt mà vua nhà Nguyên yêu cầu sứ thần Triều Tiên và sứ thần Đại Việt (Mạc Đĩnh Chi) cùng làm. Khi Mạc Đĩnh Chi liếc thấy sứ thần Triều Tiên đã viết hai câu thơ, dịch nghĩa:
“Tiết trời oi ả, ngươi tựa Y, Chu/ Rét mướt căm căm, ngươi là Bá, Thúc”
Mạc Đĩnh Chi đã nhanh trí phát triển câu thơ trên thành bài thơ của mình:
“Tiết trời oi ả như lò lửa/ Ngươi tựa Y, Chu bậc cự nho/ Khi mùa đông đến trời băng giá/ Ngươi hệt Di, Tề rét co ro/ Ôi!/ Lúc dùng chuyên tay khi xếp xó/ Ta với ngươi đều như thế đó”
Bài thơ hay hơn nên vua Nguyên phê cho ông là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Tuy nhiên, hành động của ông cũng có thể hiểu như sự đánh cắp bản quyền (đạo văn – plagiarism) trắng trợn và xấu xí.
Không đăng trong nước, mới đăng quốc tế
Thực tế, sự sáng tạo luôn luôn đòi hỏi tính mới. Muốn sáng tạo một điều gì mới lại cần có một nền tảng hiểu biết chắc chắn về những điều cũ. Những người làm khoa học nghiêm túc hẳn sẽ rất dị ứng với những cụm từ “đi tắt đón đầu”, “đứng trên vai những người khổng lồ” rất được một số lãnh đạo hay một số “nhà khoa học Việt Nam” ưa dùng khi vạch chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Những chiến lược mơ hồ theo định hướng lạc quan này khiến cho những người nghe hồ hởi, nhưng thực tế chẳng hề đem lại hiệu quả cụ thể nào đáng kể. GS Hoàng Tụy cho rằng: “Chúng ta đứng ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, báo động đỏ là đúng, không oan. Thực ra chẳng cần phải nghiên cứu kỹ, ai cũng thấy rõ điều này ít nhất từ 20 năm nay rồi”.
GS Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Australia) từng thống kê, trong thời gian 1998-2008, VN chỉ công bố được 5070 bài báo khoa học trên các tập san KH quốc tế, bằng 2% của Úc (238,076), 10% so với Singapore (51762), 22% so với Thái lan, và 34% so với Malaysia (14731).
Ông cho biết “Trong thời gian 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 02 bằng sáng chế. Có năm chẳng có bằng nào.
Trong cùng thời gian, Thái Lan đăng kí được 310 bằng sáng chế, Singapore 3644, cao hơn Việt Nam đến 192 lần!
Những con số này thực sự chỉ ra sự hạn chế của sáng tạo Việt. Rất nhiều các nghiên cứu hiện tại trong nước, kể cả cấp độ Nhà nước, chỉ là các công trình nghiên cứu theo kiểu tổng kết, hay lặp lại (me too), chứ không có đóng góp cho khoa học.
Không thể cãi một cách rất thiếu nghiêm túc rằng chúng ta có nhiều sáng tạo, nhưng chẳng qua chưa phổ biến cho thế giới biết đấy thôi. Cách đây vài năm, khi GS Nguyễn Thiện Nhân còn là Bộ trưởng GD và ĐT đã kể câu chuyện như đùa về một giảng viên ĐH vui mừng khi bài báo của mình được đăng tạp chí quốc tế thì hiệu trưởng trường đó lại nói “Trình độ cậu đó đâu có ra gì. Không đăng được tạp chí trong nước mới phải đăng ở nước ngoài đấy chứ”.
Giới hạn của sáng tạo
Cuối cùng, tôi muốn bàn về giới hạn của sáng tạo.
Chuyện bắt đầu ở Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế Hà Nội, diễn ra năm ngoái tại Bệnh viện 103. Tại đây, phần được theo dõi nhiều nhất trong hội thao luôn là màn thao diễn những đề tài, kỹ thuật mới, và hầu hết là thao tác, phẫu thuật trên người bệnh thực sự.
Hầu như tất cả các màn trình diễn đều được thực hiện trên các phương tiện máy móc mới và hiện đại. Những máy móc kỹ thuật này không phải được phát minh bởi ngành y tế Việt Nam, mà đơn thuần chỉ là sự ứng dụng lại các phương pháp mà những người trình diễn đã được học ở trong nước, hay ngoài nước, trước những người đồng nghiệp khác, với một máy móc hiện đại hơn mà thôi (cũng là một cách làm kiểu me too).
Thường là những đơn vị lớn, có các máy móc hiện đại thì có lợi thế để giành giải.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn lại là việc thi trên hiện trường cụ thể, người thật, việc thật.
Theo quy định chung, không thể và không cho phép việc lấy bệnh nhân thật sự, với các kỹ thuật, phẫu thuật thật sự để tham gia thi thố. Việc làm này trái với các quy định y đức quốc tế. Hội đồng y học thế giới ra tuyên bố Helsinki năm 1964 về đạo đức nghiên cứu liên quan đến con người. Nếu quyền được thông tin và chấp thuận của bệnh nhân thực sự được tôn trọng, sẽ không có bệnh nhân nào sẵn sàng chấp nhận làm vật thí nghiệm.
Người thực hiện kỹ thuật, phẫu thuật trong một môi trường đầy sức ép, dưới con mắt của giám khảo, quay phim chụp ảnh, cũng như các đồng nghiệp sẽ không có gì đảm bảo rằng họ không phạm sai lầm. Thực tế cũng đã có nhiều kỹ thuật không thành công, hoặc những sai sót phải sửa chữa lại, và chỉ có bệnh nhân là người lãnh chịu những hậu quả này.
Sẽ có rất nhiều điều đáng bàn về tính sáng tạo, và giới hạn của cái gọi là sáng tạo trong các cuộc thi tương tự. Tôi cũng đã từng tham gia với tư cách thí sinh, cũng như người hướng dẫn thí sinh trong hội thao này diễn ra đã lâu, cũng đoạt giải, và sau này cũng đã lấy làm tiếc.
Ở các nước, những nghiên cứu của họ vẫn luôn tiến triển, các thử nghiệm vẫn luôn luôn được tiến hành, nhưng dưới một sự giám sát ngặt nghèo của Hội đồng đạo đức. Sau thử nghiệm thành công hay thất bại, kết quả được đem đi báo cáo tại các hội nghị khoa học, chứ không có thao tác biểu diễn trên người bệnh thật.
Đáng tiếc là không có một hội đồng nào như thế trong hội thi này. Người viết bài cũng đã từng lên tiếng xem xét về vấn đề y đức trong một cuộc họp chuẩn bị cho hội thao cách đây chừng 10 năm, nhưng không được quan tâm.
Đã đến lúc, ta cũng cần nghiêm túc bàn lại về giới hạn của “sáng tạo” theo đúng nghĩa.
Đây là đất nước sở hữu rất nhiều điều độc đáo và khác lạ.
Morocco là tên ngắn của Vương quốc Morocco, người Việt thường gọi là Ma-rốc. Dãy núi Atlas đã chia đất nước Morocco đã chia thành hai, nơi có các hẻm núi hùng vĩ Todra và Dades, các cung điện của Tinerhir và thành phố Berarzazate xinh đẹp của Berber, nơi những du khách năng động sẽ có thể trượt tuyết nhiều lần. Và tiếp theo là Mer Merououga, nổi tiếng với nghề cưỡi lạc đà và xem chim, và Toubkal, ngọn núi cao nhất Bắc Phi.
Đất nước này có rất nhiều đặc trưng thú vị khác lạ, điển hình là các điều sau đây:
1. Ngay bây giờ, người Ma-rốc đang sống trong năm 2972
Bên cạnh lịch chính thức tương đồng với lịch của cả thế giới, phần lớn dân số của đất nước Ma-rốc là người Berber và sở hữu thêm một cuốn lịch Berber. Đây là loại niên lịch được người Berber ở Bắc Phi sử dụng. Theo cuốn lịch này, bây giờ đã là năm 2972.
2. Cả đất nước có 3 tỷ phú và 4.500 triệu phú
Theo Báo cáo của cải châu Phi năm 2022 của Henley & Partners, Ma-rốc , Nam Phi, Ai Cập, Nigeria và Kenya nắm giữ hơn 50% tài sản tư nhân của châu Phi. Theo báo cáo, “tổng tài sản đề cập đến tài sản cá nhân (giá trị ròng) được nắm giữ bởi tất cả các cá nhân sống ở mỗi quốc gia. Nó bao gồm tất cả tài sản của họ bao gồm bất động sản, tiền mặt, cổ phần, lợi ích kinh doanh, và trừ đi bất kỳ khoản nợ nào”.
Theo báo cáo, số lượng triệu phú ở Ma-rốc là 4.500 người và tính đến tháng 12 năm 2020, đất nước này có 3 tỷ phú.
Tài sản bình quân đầu người của Ma-rốc đã tăng 5% trong thập kỷ qua, từ năm 2010 đến năm 2020. Hiện tại, tài sản bình quân đầu người ở mức 3.050 USD (MAD30.303).
Đối với thị trường xa xỉ, bao gồm các khách sạn và nhà nghỉ, ô tô, đồng hồ, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền, Ma-rốc có thị trường lớn thứ ba ở châu Phi theo bảng xếp hạng, chỉ xếp sau Kenya và Nam Phi.
3. Ma-rốc là nơi có trường đại học lâu đời nhất thế giới
Trường đại học lâu đời nhất thế giới được thành lập từ năm 859 sau Công nguyên bởi Fatima al-Fihri, con gái của một thương gia giàu có. Trái ngược với truyền thống châu Âu, các trường đại học Ả Rập cũ không cấp bất cứ loại bằng cấp nào: chủ yếu là học tập từ những người thầy riêng. Chỉ vào năm 1947 Al Quaraouiyine mới trở thành một “trường đại học” theo đúng nghĩa châu Âu.
4. Đất nước có cả sa mạc, núi tuyết và đại dương
Morocco là một đất nước rộng lớn và về mặt địa lý, vì sở hữu diện tích lớn nên du khách khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều cảnh quan đặc sắc với những nét đẹp nổi bật đặc trưng từng vùng. Trong cùng một quốc gia, bạn có thể lướt sóng trên đại dương, trekking cùng lạc đà trên sa mạc, trượt tuyết trên núi, lặn biển ở ốc đảo và đi bộ trong rừng cọ và nhiều hơn nữa.
Tại quốc gia này, tuyết có thể rơi từ tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. Tại trung tâm của dãy núi Atlas, cách Marrakesh 75km, là khu nghỉ mát trượt tuyết thoải mái của Oukaimeden.
5. Thu hút rất nhiều đạo diễn và nhà làm phim
Sở hữu thiên nhiên xinh đẹp cùng với nhiều cảnh quan đa dạng, Ma-rốc luôn thu hút những đạo diễn phim nổi tiếng nhất thế giới. Kể từ sự thành công của bộ phim huyền thoại Lawrence of Arabia trong thập niên 1960, hàng trăm dự án phim lớn đến quay ở Morocco mỗi năm.
Năm 1983, đất nước này trở thành ngôi nhà của một trong những hãng phim lớn nhất thế giới: Atlas Studios. Atlas được coi là phim trường của các bộ phim Gladiator, Alexander, 007: Spectre và series truyền hình Game of Thrones.
6. Bị cấm vứt bánh mì
Người Ma-rốc ăn rất nhiều bánh mì và họ dành sự tôn trọng rất lớn cho loại thực phẩm này. Các gia đình không bao giờ vứt bỏ bánh mì còn dư thừa. Thay vào đó, họ có thể cho gia súc ăn, hoặc giữ lại để trao đổi với những thứ hữu ích khác nhau (ví dụ, xà phòng hoặc chất tẩy rửa).
Bên cạnh đó, theo văn hóa Hồi giáo, rượu được coi là đồ cấm. Do đó, nhiều nhà hàng và khách sạn không phục vụ bất kỳ loại rượu nào, kể cả rượu vang.
7. Bạn không thể từ chối các món thịt ở Ma-rốc
Tại Ma-rốc, các món thịt và trà đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa khách và chủ nhà. Từ chối thịt được coi là một hành động thô lỗ. Ngoài ra, bạn không nên ăn bằng tay trái vì bàn tay này được coi là “ô uế”. Tất cả việc ăn uống nên được thực hiện bằng tay phải, sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa.
8. Biểu tượng của tình yêu là gan chứ không phải trái tim
Phần lớn mọi người trên thế giới đều sử dụng trái tim để bày tỏ tình yêu của mình, nhưng ở Ma-rốc thì không. Tại quốc gia này, biểu tượng của tình yêu không phải là trái tim mà là gan.
Người ta tin rằng một gan khỏe mạnh hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy hạnh phúc. Cụm từ “bạn đã chinh phục được gan của tôi” trở thành một câu tỏ tình chính thức ở quốc gia này.
9. Sở hữu loại gỗ quý hiếm mà cả Rolls-Royce, Mercedes và BMW đều săn lùng
Cây lấy gỗ Thujia cho ra loại gỗ được sử dụng để trang trí nội thất của rất nhiều hãng xe sang như Rolls-Royce, Mercedes và BMW… Tuy vậy, loại cây quý hiếm này chỉ mọc ở chân dãy núi Atlas, Ma-rốc.
Apple nằm trong Top 10 công ty giá trị nhất thế giới. (minh họa: Unsplash)
Các công ty tư nhân giá trị nhất Trung Quốc đã giảm hơn 50% giá trị trong hai năm, chủ yếu ở lĩnh vực công nghệ, bất động sản.
Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải vừa công bố Bảng xếp hạng 500 công ty giá trị nhất toàn cầu (Hurun Global 500). Năm nay, tổng giá trị danh sách đạt $46,800 tỉ, giảm 19%. Có 340 công ty bị giảm giá trị hoặc giữ nguyên.
“Lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bán lẻ, đặc biệt là thương mại điện tử, do lạm phát tăng cao, từ đó kéo các công ty thanh toán và giao hàng đi xuống,” Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun, cho biết.
10 quốc gia có nhiều công ty trong Hurun Global 500: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh Canada, Ấn Độ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Australia.
Ba quốc gia có nhiều công ty nhất trong danh sách lần lượt là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ chiếm hơn một nửa danh sách với 260 công ty, tổng giá trị $30,400 tỉ, chiếm 65% tổng giá trị các công ty gộp lại. Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ hai với 35 công ty, chiếm 6% tổng giá trị.
Top 10 công ty giá trị nhất thế giới đều thuộc về Mỹ. Năm nay, Top này mất $2,400 tỉ giá trị, nhưng vẫn chiếm 21% tổng giá trị Top 500. Alphabet vượt Amazon lên vị trí thứ ba. United Health Group, Johnson & Johnson, Exxon Mobil và Visa được vào Top 10 khi một số cái tên rơi khỏi danh sách này như Meta (giảm 64% giá trị, xuống vị trí thứ 13); TSMC (giảm 44% giá trị, xuống thứ 17), Tencent (giảm 62% giá trị, xuống thứ 26) và Alibaba (giảm 71% giá trị, xuống thứ 48).
Top 10 công ty giá trị nhất thế giới: Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Tesla, Berkshire Hathaway, United Health Group, Johnson & Johnson, Exxon Mobil, Visa.
Khác với Fortune 500, bảng xếp hạng của Hurun dựa trên định giá. Các công ty niêm yết được xếp hạng dựa trên vốn hóa thị trường của họ, với ngày giới hạn là ngày 26 Tháng Mười. Đối với các công ty chưa niêm yết, giá trị được tính toán bằng cách so sánh với các công ty cùng ngành đã niêm yết hoặc dựa trên nguồn tài chính gần đây nhất. Danh sách của Hurun cũng loại trừ các công ty do chính phủ kiểm soát.
Trong khi đó, Fortune 500 xếp hạng các công ty dựa trên doanh thu để xếp hạng các công ty lớn nhất của Mỹ. Bất chấp lạm phát gia tăng, khủng hoảng chuỗi cung ứng đang diễn ra và năm thứ hai xảy ra đại dịch COVID-19, trong 500 tập đoàn mạnh nhất tạo ra doanh thu kỷ lục $16,100 tỉ và $1,800 lợi nhuận. Top 10 gồm các công ty:
Fortune 500 xếp hạng các công ty dựa trên doanh thu để xếp hạng các công ty lớn nhất của Mỹ, trong đó, Walmart đứng đầu. (minh họa: Unsplash)
Các cuộc biểu tình “giấy trắng” ở Hoa lục biến mất, phần bị đàn áp, phần không còn lý do để biểu tình nữa vì chính quyền (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã xả xú báp, gần nhưng bỏ hoàn toàn các biện pháp gắt gao của cái gọi là chính sách zero Covid.
Các cuộc biểu tình bùng lên sau vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương) làm 10 người thiệt mạng, mà dân chúng cho là nạn nhân không chạy được ra khỏi các tòa nhà đóng cửa để chống Covid, cũng như lính cứu hỏa không tiếp cận nhanh được tới đám cháy.
Các cuộc biểu tình chống phong tỏa, chống zero Covid, dẫn đến cả những đòi hỏi chính trị là đòi Đảng Cộng sản Trung Quốc thoái vị, đòi chủ tịch Tập Cận Bình từ chức.
Dư luận khắp thế giới sửng sốt vì sự táo bạo chính trị đó của người biểu tình, làm tốn nhiều bút mực các nhà phân tích khắp thế giới. Một số đi sâu hơn, cho rằng các cuộc biểu tình “giấy trắng” là quả bom nổ chậm âm ỉ đã lâu trong xã hội Trung Quốc, nay bị kích động bởi sự ngặt nghèo của chính sách zero Covid.
Phân tích này theo tôi là hữu lý, tuy nhiên sự âm ỉ này có tầm mức như thế nào để thách thức quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một điều tôi nghi ngờ. Theo tôi thì trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn sẽ vẫn không có gì đổi thay, không có cách mạng. Cách mạng “giấy trắng” sẽ vẫn hoàn toàn trắng.
Khoảng 15 năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn (1989) tôi có dịp đi khá nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là một chuyến đi dài ngày ngược sông Hoàng Hà, cho đến Tây An.
Đối nghịch với các tủ kính hào nhoáng ở Vương Phủ Tĩnh, Triều Dương, ở thủ đô Bắc Kinh, là đồng không mông quạnh ảm đạm của châu thổ Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Hoa. Những dòng sông cạn nước, những ngôi nhà bằng đất nghèo xơ xác,… vắng tanh. Những người nông dân Trung Quốc đi đâu cả?
Họ về Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Thượng Hải,… làm thuê trong các nhà máy, hoặc buôn gánh bán bưng trên đường phố, bồi bàn trong các tiệm ăn sầm uất,… Và cứ mỗi lần tết nguyên đán, lại nghe thấy tin kẹt xe, tàu lửa bị trễ,… vì hàng triệu người về quê.
Cảnh này không khác bao nhiêu những đoàn xe Honda mỗi độ xuân về lũ lượt kéo nhau từ Sài Gòn về Tây Nam bộ.
Hai quốc gia có cùng cấu trúc xã hội đang chuyển đổi, chỉ khác là Bắc Kinh sớm hơn Hà Nội, và trên một qui mô to lớn hơn nhiều lần.
Bẳng đi gần 20 năm, cứ tưởng rằng Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển công nghiệp mới, với một tầng lớp công nhân ổn định ở đô thị. Các tường thuật tại chỗ từ Trịnh Châu (nơi có cuộc biểu tình bạo động của công nhân nhà máy sản xuất iphone), hay các khu công nhân ở Thẩm Quyến, cho thấy rằng hãy còn một số rất đông nông dân làm thuê ở các khu đô thị, và hễ có biến động, họ lại bỏ chạy về quê.
Và chính những người này là một tấm đệm an toàn, hấp thụ những xung động xã hội nếu có dưới quyền lực của đảng cộng sản.
Tại Việt Nam, bức tranh này càng rõ rệt hơn, như ta đã thấy hơn một triệu công nhân bỏ chạy về quê sau khi các biện pháp cách ly Covid của Hà Nội bị thất bại.
Những nông dân này không đòi hỏi gì nhiều cho cuộc sống vật chất của họ, càng ít hơn cho cuộc sống tinh thần. Những chuyện như là quyền bỏ phiếu, quyền tự do ngôn luận,… đối với họ vẫn hãy còn xa xỉ.
Người ta có thể nói rằng các cuộc biểu tình vừa qua là một thất bại của sự cai trị hà khắc của ông Tập Cận Bình, nhưng nếu từ đó để đưa đến việc làm lung lay quyền lực của ông ta thì hãy còn xa. Sau đại hội 20 vừa qua, ông Tập đã củng cố quyền lực bằng cách đưa nhóm Triết Giang thân tín nắm hết mọi guồng máy cai trị ở thượng tầng.
Thế còn ở hạ tầng thì sao?
Xã hội Trung Quốc truyền thống, cũng như Việt Nam, vốn bị cai trị bởi các lãnh chúa địa phương. Các lãnh chúa này rất ít khi thách thức quyền lực của nhà vua, của “trung ương”, của… “ở trên”.
Còn sức chịu đựng của nông dân Trung Quốc, hay Việt Nam sẽ vẫn kéo dài mặc cho “ở trên” có mưa móc quyền tự do ngôn luận hay đầu phiếu hay không. Họ vẫn chờ cơ hội bỏ làng lên phố, hay tìm cách trốn chui trốn nhủi qua trời Tây, mà có khi đưa đến những cái chết thê thảm như 39 “thùng nhân” Việt Nam ở Anh.
Chính sức chịu đựng này đã làm người ta bất ngờ. Người ta không ngờ rằng ở thế kỷ 21 mà người ta có thể hàn kín các cửa sắt để phong tỏa sự đi lại, một hành động thách thức suy nghĩ bình thường của bất kỳ người bình thường nào, thách thức bất cứ suy nghĩ duy lý giản đơn nhất về sự an toàn. Mà đó cũng là bất ngờ đến từ một chế độ toàn trị. Từ sự bất ngờ đó dẫn đến sự bất ngờ khi ta thấy nổ ra các cuộc biểu tình sau Urumqi.
Phải công nhận một điều là đã có những cố gắng để cải cách nông thôn của hai đảng cộng sản, Trung Quốc và Việt Nam, như là cho phép dân chúng bầu lên người của mình, nhưng “sự cố” Ô Khảm (Quảng Châu) thách thức quyền lực “trung ương” làm cho Bắc Kinh chùn bước, mặc dù các đại diện được dân bầu ở đó vẫn là đảng viên cộng sản. Không rõ có phải sự kiện Ô Khảm đã làm các nhà lãnh đạo Hà Nội bỏ dở luôn dự án “dân chủ hóa cơ sở” của họ hay không, nhưng một “sự cố” tương tự là Đồng Tâm, chắc chắn làm cho Hà Nội giữ chặc móng tay của mình trên tầng lớp nông dân.
Nghĩ cho cùng thì Mao đã đúng khi chủ trương “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Các cuộc chiến “cách mạng” tại Hoa Lục và Việt Nam đều thành công dựa trên công thức này. Và hiện nay, nông thôn vẫn là nơi cứu rỗi cuối cùng của hai đảng cộng sản.
Thế còn cư dân đô thị thì sao? Chưa bao giờ đảng cộng sản Trung Quốc cũng như Việt Nam chinh phục được hoàn toàn trái tim của tầng lớp mà họ gọi là “tiểu tư sản” ở đô thị, nhưng mặc khác, tầng lớp này cũng chưa bao giờ là một lực lượng đối trọng được với các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Cuộc cải cách kinh tế làm xuất hiện một lớp trung lưu mới, nhưng lớp này gắn chặt quyền lợi của họ với đảng cầm quyền. Lớp còn lại hài lòng với vị trí của họ (so với nông dân), hoặc nếu có ao ước gì cao xa thì sẽ đi tìm kiếm ở… phương Tây.
Sẽ có ý kiến phản biện cho rằng đã từng có những phong trào đối kháng lại chế độ cộng sản cả ở Hà Nội lẫn Bắc Kinh. Điều đó đúng nhưng hãy nhìn kỹ lại các phong trào đó. Những nhà cách mạng triệt để nhất có lẽ là thế hệ Thiên An Môn. Nhưng một lần nữa thế hệ Thiên An Môn đã thất bại trước chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao. Các sư đoàn giải phóng quân từ tỉnh xa kéo về đàn áp, các nông dân cầm súng bắn chết các sinh viên cầm bút.
Cái bóng ma Thiên An Môn không chỉ ám ảnh Trung Nam Hải mà ám ảnh cả thế hệ cư dân đô thị sau Thiên An Môn. Các đám đông biểu tình bên bờ sông Lương Mã ở thủ đô Bắc Kinh chứng tỏ nỗi ám ảnh đó. Họ rụt rè phản kháng trong vài giờ đồng hồ trong một đêm sau vụ Urumqi, rồi giải tán.
Các phong trào dân chủ Trung Quốc lẫn Việt Nam cũng chưa bao giờ có tổ chức, lãnh đạo mạnh mẽ. Các nhân vật như là Lưu Hiểu Ba, Ái Vị Vị, Phạm Đoan Trang,… không phải là những nhà tổ chức, những nhà chính trị mà chỉ là những người có tư tưởng phản kháng. Bên cạnh đó sự ghê gớm của chế độ toàn trị còn ở chỗ họ có thể thao túng cả tầng lớp phản kháng, với những nhân vật có hành tung mờ ám, nhưng chắc chắn gắn rất chặt với chế độ như Quách Văn Quý (đang sống ở Mỹ), Trương Duy Nhất (đang ở tù ở Việt Nam).
Nếu tôi nhớ không lầm thì biểu tình với tấm giấy trắng xuất phát từ nước Nga, một quốc gia có truyền thống toàn trị xa xưa khá gần với Trung Quốc, Việt Nam.
Các tấm giấy trắng chưa lan xuống đường phố Việt Nam, nhưng nó đã có mặt trên không gian mạng tiếng Việt, để tỏ cảm tình với sự phản kháng của dân chúng đô thị Hoa Lục.
Và nó có thể chỉ dừng lại trên không gian mạng Việt Nam, một cách lãng mạn, nhưng hãy còn rất xa để đi đến một điểm tới hạn của xã hội, một khi mà đồng bào nông thôn của họ vẫn chưa còn cần đến giấy trắng.
Nguyễn Khoa / Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-12-22