Biệt thự phong cách Bắc bộ giữa ngôi làng 300 tuổi

HƯNG YÊN – Nằm giữa Làng Nôm, ngôi làng cổ được bảo tồn nguyện vẹn, căn biệt thự được xây dựng với đậm nét bản sắc kiến trúc Bắc bộ nhưng vẫn toát lên sự mới mẻ.

Ngôi nhà hai tầng 280 m2 nằm ở Làng Nôm, huyện Văn Lâm, là nơi an dưỡng của cặp vợ chồng ngoài 70 tuổi.

Mỗi cuối tuần, con cháu đang học tập và làm việc tại Hà Nội sẽ trở về sum họp, bởi vậy mong muốn của gia chủ là có không gian sống mang lại sự gần gũi, hài hòa với cảnh quan xung quanh ngôi làng 300 năm tuổi.

Từ mong muốn của gia chủ, nhóm kiến trúc sư đã tạo ra một không gian sống với lối kiến trúc Bắc bộ truyền thống. Trong không gian này, ranh giới giữa con người với thiên nhiên được xóa nhòa để chủ nhân được hưởng một cuộc sống thoải mái nhất.

Công trình được chia thành hai khối nhà nhằm tương tác với tuyến giao thông phía trước và giảm khối tích công trình. Việc sử dụng hệ mái với ngói đá đen Lai Châu – mang nét đẹp trầm tĩnh pha chút cổ kính khiến công trình dường như hòa vào với bối cảnh chung của làng. Loại đá tự nhiên này còn có khả năng chịu nóng lạnh tốt, dưới mọi điều kiện thời tiết cũng không bị trầy xước hay nứt vỡ.

Khu đất có mặt tiền dài nhưng chiều sâu lại hạn chế, bởi vậy công trình nằm khá sát so với ranh giới khu đất, diện tích dành cho cảnh quan sân vườn vì thế cũng bị hạn chế.

Để khắc phục nhược điểm này, kiến trúc sư đã điều chỉnh cao độ trong xây dựng nhằm tạo ra một trục cảnh quan kết nối giữa sân vườn nhân tạo bên trong và cây xanh mặt nước phía trước công trình. Từ đó, tầm nhìn từ trong ra ngoài được hoàn toàn giải phóng. Không gian bên trong cũng không bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn của những người đi đường.

Công trình có hai lối tiếp cận. Lối tiếp cận chính sẽ dẫn mọi người trải nghiệm toàn bộ không gian cảnh quan của ngôi nhà. Lối đi này dẫn tới không gian sảnh chính lớn với hàng hiên dài, tái hiện lối thiết kế nhà ba gian truyền thống Bắc bộ.

Lối tiếp cận thứ hai dành cho gia chủ đang ở bên trong nhà, có thể di chuyển ra cổng hay sân vườn thuận tiện nhất.

Mái của nhà được thiết kế theo kiến trúc Bắc bộ nên có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột. Mái cũng được đưa ra xa chân tường, vừa tạo bóng râm vừa tránh mưa hắt vào các chân cột gỗ và tường bao. Cách thiết kế này tạo nên hiên nhà tránh ánh nắng trực tiếp, đồng thời nới rộng không gian sử dụng tiện ích.

Để tạo không gian mát lành cho ngôi nhà, kiến trúc sư đã sử dụng nhiều tán cây tạo thành những tấm rèm xanh che nắng tự nhiên, vừa tránh nắng nóng vừa chống chói do phản xạ từ các bức tường quét màu sáng quanh nhà.

Hệ cửa lam gỗ ngoài tác dụng giảm tác hại của nắng gắt chiếu vào, còn có chức năng thông gió, khiến ngôi nhà luôn mát mẻ.

Không gian chức năng được bố trí với hai khối chính gồm khối sinh hoạt chung và khối phòng ngủ. Hai không gian này ngăn cách với nhau bởi khoảng sân trong cùng với những tuyến hành lang, hàng hiên dài… một trong những đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Bắc bộ.

Trước mỗi không gian chức năng đều được bố trí những khoảng đệm, tạo sự nhẹ nhàng trong chuyển tiếp không gian, đồng thời tăng mức độ riêng tư cần thiết.

Ngôi nhà có hai khoảng trống lớn. Khoảng trống thứ nhất là khoảng thông tầng ở phòng khách, nhằm tăng khối tích không khí, đồng thời kết nối không gian phòng ngủ của trẻ phía trên qua một cửa sổ vòm tượng trưng cho tổ chim.

Nếu tường kính xóa đi ranh giới trong – ngoài thì thông tầng xóa nhòa ranh giới giữa bên trên và dưới, giúp phòng khách thông thoáng với không gian mở rộng cả ba chiều.

Khoảng trống thứ hai là phần lõi trung tâm của ngôi nhà với vườn cây xanh mát.

Khu vườn vừa là khoảng đệm đảm bảo sự riêng tư của khối phòng ngủ chính, vừa mang đến ánh sáng, gió tự nhiên vào công trình. Quanh vườn còn sử dụng vách kính lớn nhằm gia tăng sự kết nối không gian, giữa con người với thiên nhiên.

Phòng khách liên thông bếp ăn, với thiết kế mở để đón ánh sáng, khí trời từ sân vườn – nơi có cây xanh và gió trời thoáng mát.

Sự kết hợp các vật liệu như ngói đá đen Lai Châu, gỗ, bê tông thô…. mang đến cho công trình sự mộc mạc, thư thái đúng với tính chất của một biệt thự nghỉ dưỡng.

Hồ cá koi ngoài chức năng kết nối không gian, tạo cảnh quan, còn đóng vai trò điều hòa không khí. Đứng tại vị trí này, mọi người đều có thể cảm nhận được những luồng khí, gió mát lướt qua.

Những viên gạch xếp so le tạo ra khoảng cách vừa phải, tránh nắng nóng và đón gió cho ngôi nhà.

Nhờ có khoảng thông tầng với phần lõi trung tâm là vườn cây xanh mát, không gian nối hai khối nhà chính trở thành nơi nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng cho gia đình. Ở khu vực này, gia chủ có thể phóng tầm mắt về phía trước – nơi có chiếc hồ lớn, bao xung quanh là màu xanh mướt mắt của cây cỏ.

Ngôi nhà mất 1,5 năm để thiết kế và thi công. Chi phí không được tiết lộ.

Trang Vy / Thiết kế: PAK Architects / Ảnh: Triệu Chiến / Vietnam Express

Bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang

Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang

AMP Centre từng là tòa nhà cao nhất tại thành phố Sydney (Úc) và được xây dựng từ những năm 1970. Do cấu trúc tòa nhà đã quá lỗi thời khiến chủ sở hữu nảy ra một ý tưởng cải tạo táo bạo.

Xây dựng lại một tòa nhà cao chọc trời mà không khiến các chất thải cũng như khí CO2 từ máy móc hạng nặng tràn ra ngoài môi trường là một vấn đề khó khăn.

Vì vậy, vào năm 2014, công ty đầu tư AMP Capital (Úc) đã phát động một cuộc thi kiến trúc với yêu cầu hết sức “lạ lùng” trước nay chưa từng có: “Xây dựng một tòa nhà chọc trời mới nhưng không được dỡ bỏ tòa nhà cũ”.

Được mệnh danh là tòa nhà cao tầng đầu tiên trên thế giới được “tái chế” hoàn toàn từ trên cao, AMP Centre “bản cải tiến” đã được khánh thành vào đầu năm nay và vinh dự đạt giải thưởng Công trình của năm (2022).

Tòa nhà mới được đặt tên là Tháp Quay Quarter với độ cao hơn 200m. Tháp có 49 tầng, giữ lại hơn 2/3 cấu trúc cũ, bao gồm dầm và cột, cũng như 95% lõi của tòa nhà ban đầu.

Công ty kiến trúc 3XN của Đan Mạch là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế tòa tháp này. Thông qua một cuộc phỏng vấn trực tuyến, ông Fred Holt, người phụ trách tại 3XN nói rằng: “Tuổi thọ của tòa tháp quá cao, nhiều phần đã hỏng hóc nhưng cấu trúc thô và khung công trình vẫn có thể dùng được.

Vì vậy, sau khi loại bỏ các phần nứt vỡ, các công nhân đã kết hợp “tái chế” phần còn lại của tòa nhà và xây một phần cấu trúc mới ngay bệnh cạnh. Hai phần sẽ được ráp lại với nhau và bao quanh bằng một lớp kính. Điều này tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho tòa nhà mà vẫn giữ được phần khung tốt ngày xưa.

Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang - Ảnh 1.

Ảnh: CNN

Thiết kế mới đã giúp diện tích mặt sàn cũ tăng lên gấp đôi và có sức chứa từ 4.500 lên 9.000 người.

Các kiến trúc sư tin rằng phương pháp của họ đã hạn chế được 12.000 tấn CO2 thải ra ngoài môi trường. Đặc biệt, khi không phải dỡ bỏ tòa nhà cũ, họ đã giảm được 1 năm thời gian xây dựng cũng như chi phí sử dụng các vật liệu để “đập đi xây lại”.

Ông Holt trích lời cựu chủ tịch Viện kiến trúc Mỹ Carl Elefante: “Tòa nhà giúp bảo vệ môi trường nhất là các tòa nhà cũ”.

Những ẩn số đằng sau Tháp Quay Quarter

Dự án tòa nhà đầy tham vọng mà 3XN đã hoàn thành cùng với công ty kỹ thuật Arup và công ty kiến trúc BVN đã đặt ra một loạt thách thức cho ngành thiết kế.

Ví dụ việc xác định liệu những thông số thiết kế cho Tháp Quay Quarter có khớp với thông số của tòa AMP Centre hay không là một vấn đề nan giải. Bởi các tòa nhà “chọc trời” thường bị “co lại” do sức nặng của chính nó, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên. Vì vậy, sau hàng chục năm, cấu trúc của AMP Centre đã khác với bản vẽ ban đầu.

Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang - Ảnh 2.

Ảnh: CNN

Theo Kim Herforth Nielsen, nhà sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của 3XN, có rất nhiều ẩn số khi bắt đầu dỡ bỏ một tòa nhà cao tầng. Liệu phần bê tông nền có thật sự bền như chúng ta vẫn nghĩ hay không? Bởi đây là yếu tố quyết định để lên kế hoạch “phủ” cấu trúc mới lên cấu trúc cũ một cách an toàn.

Chỉ khi thực sự bắt tay vào việc năm 2018, các nhà kiến trúc sư và kỹ sư mới có thể đánh giá tình hình một cách khách quan.

Việc các tòa nhà bị hao mòn sau một khoảng thời gian đã gây ra nhiều tình huống khó khăn. Điều gì sẽ xảy ra nếu hai kiến trúc mới và cũ không khớp?

Để điều này không xảy đến với Tháp Quay Quarter , các kỹ sư đã lắp đặt hàng trăm thiết bị cảm biến xung quanh tòa nhà để theo dõi ngay cả những chuyển động nhỏ nhất.

Sau đó, các kết quả sẽ được Holt đưa vào “digital twins” – một công nghệ thực tế ảo để mô hình hóa và xây dựng hình ảnh tòa tháp dưới dạng 3D. Mọi thay đổi thông số của tòa nhà sẽ được theo dõi sát sao để đảm bảo cấu trúc mới và phần thô cũ không bị chênh lệch.

Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang - Ảnh 3.

Ảnh: CNN

Bằng một cách tinh tế, các công nhân xây dựng đã để một khoảng trống 4 mét giữa hai phần cũ và mới trước khi bước vào giai đoạn thi công cuối cùng. Điều này giúp phần bê tông mới có thời gian ổn định trước khi tiến hành “ghép đôi”.

Rẻ nhưng chất lượng “không rẻ”

Tháp Quay Quarter là một công trình nằm trong dự án tái phát triển nước Úc trị giá lên tới 1 tỷ AUD (gần 16 nghìn tỷ đồng). Công trình được thiết kế theo hình 5 khối vuông xếp chồng lên nhau và hướng lên trời. Các kiến trúc sư miêu tả tòa nhà này như một ngôi làng chọc trời thẳng đứng.

Tòa nhà gồm nhiều sân thượng, các cửa hàng bán lẻ và văn phòng nhìn ra nhà hát Opera Sydney.

Từ bên ngoài, tháp Quay Quarter không hề có dấu vết nào cho thấy đây là tòa nhà “tái chế” từ công trình gần 50 năm tuổi. Cả hai phần cấu trúc đều được “hòa trộn” điệu nghệ làm nên một công trình đẹp kỳ vĩ.

Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang - Ảnh 4.

Ảnh: CNN

Quay Quarter được ca ngợi như một ví dụ về việc “tái chế” vì môi trường xanh cũng như hưởng ứng thị trường carbon tự nguyện.

Theo chủ sở hữu tòa nhà, thiết kế này rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng lại từ đầu. Holt ước tính rằng AMP Capital đã tiết kiệm được 150 triệu AUD (khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng) – một con số khổng lồ.

Vì vậy, công ty 3XN hy vọng Tháp Quay Quarter sẽ trở thành một minh chứng sống, một đối tượng tham khảo cho các kiến trúc sư, kỹ sư, chủ sở hữu tòa nhà cũng như các đơn vị bất động sản khác.

Có lẽ việc “tái cấu trúc” như công trình này đã từng được nhiều đơn vị thi công nghĩ đến. Tuy nhiên họ đã không lựa chọn phương án này vì sợ rủi ro.

Nhưng tháp Quay Quarter đã thành công rực rỡ và hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều công trình tương tự được xây dựng để góp phần bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí.

Tham khảo: CNN / Thùy Bảo / Nhịp sống thị trường / Cafe VN

Bảng thu nhập gây “chấn động” của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá

Danh sách 10 cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt: nửa năm trước nhân vật này còn đứng thứ 6, nay đánh bại cả Messi để vươn lên dẫn đầu.

Bóng đá là một trong những môn thể thao sinh lời nhất trên thế giới. Từ cầu thủ chính, cầu thủ dự bị, đến quản lý đội và nhân viên đều có mức lương đáng mơ ước.

Tại FIFA World Cup 2022, nhiều cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới đều đã hội tụ tại Qatar để đại diện cho quốc gia của họ tham gia tranh giải.

Với thu nhập từ bóng đá và các hợp đồng độc quyền, dưới đây là danh sách các đại gia làng bóng với mức lương một năm đầy ngỡ ngàng.

01. Kylian Mbappe – Pháp (125 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Kylian Mbappe. Ảnh Getty

Chỉ nửa năm trước, cầu thủ trẻ Kylian Mbappe còn xếp vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng với mức thu nhập 28 triệu USD/năm, thua xa đàn anh Messi top 1 (41 triệu USD/năm). Vậy mà nay Mbappe đã vươn lên dẫn đầu với với mức thu nhập khổng lồ 125 triệu USD (hơn 3 nghìn tỷ đồng).

Mbappe chơi ở vị trí tiền đạo trong đội hình Paris Saint-Germain và đại diện cho đội tuyển quốc gia Pháp. Anh sinh ngày 20 tháng 12 năm 1998 (24 tuổi).

Cầu thủ trẻ bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp vào năm 2015 bằng việc gia nhập câu lạc bộ Monaco – nơi anh giành chức vô địch Ligue 1. Năm 2017, Mbappe ký hợp đồng với Paris Saint-Germain và giành được nhiều danh hiệu cho đội kể từ đó.

Đặc biệt, anh đã trở thành cầu thủ trẻ thứ hai (sau Pele) ghi bàn trong trận World Cup 2018 và ghi tên mình trong lịch sử bóng đá Pháp.

Bằng sự nỗ lực không mệt mỏi từ thuở nhỏ, dù chỉ mới bắt đầu sự nghiệp bóng đá nhưng Mbappe đã chiếm trọn ngôi vương trong bảng xếp hạng thu nhập và trở thành một hiện tượng mới của giới trẻ yêu thích thể thao.

02. Cristiano Ronaldo – Bồ Đào Nha (113 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Cristiano Ronaldo. Ảnh Getty

Sinh ngày 5 tháng 2 năm 1985 (37 tuổi), Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro (CR7) là tiền đạo thi đấu chuyên nghiệp và giữ chức đội trưởng của đội tuyển Bồ Đào Nha. Sau một nhiệm kỳ không mấy xuất sắc với Manchester United, Ronaldo hiện là cầu thủ tự do.

Là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại, anh đã đạt được nhiều danh hiệu bao gồm 4 Chiếc giày vàng châu Âu và 5 Quả bóng Vàng.

Trong suốt hành trình sự nghiệp, Ronaldo cũng giành được 32 danh hiệu, bao gồm Giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA, 5 cúp C1 châu Âu và bảy lần vô địch giải đấu.

CR7 hiện kiếm được 113 triệu USD mỗi năm (2,7 nghìn tỷ/năm).

03. Lionel Messi – Argentina (110 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Lionel Messi. Ảnh Getty

Lionel Andrés Messi là tiền đạo của Paris Saint-Germain và giữ chức đội trưởng đội tuyển quốc gia Argentina. Anh sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987 (35 tuổi).

Messi được công nhận là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại và giành được 7 danh hiệu Quả bóng vàng cũng như 6 Chiếc giày vàng châu Âu.

Anh ấy đã chơi ở đội hình Barcelona trong suốt sự nghiệp. Trước khi rời câu lạc bộ vào năm 2021, Messi đã cống hiến toàn bộ tuổi trẻ của mình cho Barcelona. Tại đây anh giành được kỷ lục 35 danh hiệu cấp câu lạc bộ, bao gồm 10 La Liga (giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha), 7 Copa del Rey (cúp bóng đá hàng năm cho các đội bóng đá chuyên nghiệp của Tây Ban Nha) và 4 Cúp C1.

Messi đã ghi hơn 785 bàn thắng trong sự nghiệp và hiện có mức thu nhập hơn 2,6 nghìn tỷ đồng.

04. Neymar Jr. – Brazil (91 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Neymar. Ảnh: Getty

Neymar hay Neymar da Silva Santos Júnior sinh ngày 5 tháng 2 năm 1992 (30 tuổi). Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp này thi đấu ở vị trí tiền đạo cho đội tuyển quốc gia Brazil và là thành viên của câu lạc bộ Paris Saint-Germain (PSG).

Neymar ra mắt cho câu lạc bộ Santos ở tuổi 17 rồi chuyển đến châu Âu để gia nhập Barcelona. Anh đã có một thời gian thành công ở Barca, giành La Liga, Copa del Rey và cúp C1 trước khi rời PSG vào năm 2017.

Hiện Neymar kiếm được 91 triệu USD hàng năm (2,2 nghìn tỷ đồng/năm).

05. Gareth Bale – Xứ Wales (43 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Gareth Bale. Ảnh: Getty

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}

Gareth Frank Bale (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1989) là một cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Los Angeles FC và đội tuyển bóng đá quốc gia xứ Wales.

Bale bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại câu lạc bộ bóng đá Southampton, sau đó chuyển đến Tottenham Hotspur vào năm 2007 và ra nhập Real Madrid năm 2013.

Bale đóng vai trò rất quan trọng đối với đội tuyển quốc gia trong kỳ FIFA World Cup năm nay. Hiện anh có thu nhập 43 triệu USD/năm (hơn 1 nghìn tỷ/năm).

06. Eden Hazard – Bỉ (37,9 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 6.

Eden Hazard. Ảnh: therealchamps

Eden Michael Walter Hazard (sinh ngày 7 tháng 1 năm 1991) là cầu thủ chuyên nghiệp chơi ở vị trí tiền vệ cánh hoặc tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ La Liga Real Madrid và đội tuyển quốc gia Bỉ. Tháng 11 năm 2008, Hazard ra mắt và đã chơi 120 trận cho đội tuyển quốc gia Bỉ. Anh cũng nắm vai trò “đầu tàu” cho đội tuyển từ năm 2015 và kiếm được hơn 900 tỷ/năm).

07. Robert Lewandowski – Ba Lan (34 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 7.

Robert Lewandowski. Ảnh: Getty

Robert Lewandowski sinh ngày 21 tháng 8 năm 1988 (34 tuổi). Anh là tiền đạo cho câu lạc bộ La Liga Barcelona và giữ chức đội trưởng của đội tuyển quốc gia Ba Lan.

Trong suốt sự nghiệp, anh đã ghi hơn 500 bàn thắng cho câu lạc bộ và quốc gia. Lewandowski chơi cho Ba Lan từ năm 2008, có hơn 130 lần khoác áo và là cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong lịch sử bóng đá nước này với 77 bàn thắng.

Với thu nhập từ bóng đá và các hợp đồng bên ngoài, anh kiếm được 34 triệu USD mỗi năm (hơn 800 tỷ đồng).

08. Raheem Sterling – Anh (29,4 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 8.

Raheem Shaquille Sterling. Ảnh: news.sky

Raheem Shaquille Sterling là cầu thủ chạy cánh, tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Chelsea (2022) và đội tuyển quốc gia Anh. Raheem sinh ngày 8 tháng 12 năm 1994. Anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình với câu lạc bộ Queens Park Rangers trước khi ra nhập Liverpool vào năm 2010.

Anh ký hợp đồng với Manchester City vào tháng 7 năm 2015 và góp phần đem lại chức vô địch 4 năm liên tiếp (2018-2022) tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh.

Raheem được chọn làm đại diện đá World Cup 3 kỳ liên tiếp (2014, 2018, 2022). Hiện anh có thu nhập hơn 710 tỷ đồng/năm.

09. Kevin De Bruyne – Bỉ (29 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 9.

Kevin De Bruyne. Ảnh: skysports

Kevin De Bruyne sinh ngày 28 tháng 6 năm 1991 (31 tuổi). Anh là tiền vệ cho đội tuyển quốc gia Bỉ (2010) và câu lạc bộ Manchester City với mức lương hơn 700 tỷ đồng mỗi năm.

De Bruyne bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp với câu lạc bộ Genk. Anh cũng từng đá cho các câu lạc bộ khác bao gồm Chelsea, Werder Bremen và Wolfsburg trước khi gia nhập Manchester City vào mùa hè năm 2015.

Kể từ đó, anh đã giúp đội bóng giành được 4 chức vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh, 5 Cúp EFL và 1 cúp FA. Anh cũng có hơn 90 lần khoác áo đội tuyển Bỉ với 25 bàn thắng.

10. Antoine Griezmann – Pháp (29 triệu USD)

Bảng thu nhập gây chấn động của 10 cầu thủ danh giá bậc nhất làng bóng đá: Hạng 1 gần đây đã đổi chủ, xếp cuối vẫn “cá kiếm” hơn 700 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 10.

Antoine Griezmann. Ảnh: Getty

Tiền đạo câu lạc bộ La Liga Atletico Madrid (2014) và đội tuyển quốc gia Pháp Antoine Griezmann sinh ngày 21 tháng 3 năm 1991. Trong năm 2016 và 2018, anh đã nhận được đề cử cho giải Quả bóng vàng và Cầu thủ nam xuất sắc nhất FIFA. Kể từ khi ra mắt ở đội tuyển Pháp năm 2014, Griezmann đã thi đấu quốc tế hơn 110 trận (số trận tăng thêm không ngừng).

Anh cũng từng gia nhập Barcelona và giành cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Sau đó trở lại Liga Atletico Madrid năm 2021. Hiện Griezmann đứng top 10 danh sách và kiếm được hơn 700 tỷ mỗi năm.

Thùy Bảo / Nhịp sống Kinh Tế

Ông Putin thừa nhận xung đột Nga – Ukraine có thể kéo dài, thị trưởng Kiev cảnh báo ‘ngày tận thế’

Ông Putin thừa nhận xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài, thị trưởng Kiev cảnh báo ‘ngày tận thế’

Tổng thống Nga Vladimir Putin

TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN VỪA THỪA NHẬN RẰNG QUÂN ĐỘI NGA CÓ THỂ PHẢI CHIẾN ĐẤU LÂU DÀI Ở UKRAINE, NHƯNG HIỆN GIỜ CHƯA CÓ QUYẾT ĐỊNH VỀ HUY ĐỘNG QUÂN DỰ BỊ MỘT LẦN NỮA. ĐÂY LÀ LẦN HIẾM HOI NHÀ LÃNH ĐẠO NGA NÓI VỀ KHẢ NĂNG CUỘC CHIẾN KÉO DÀI, SAU KHI ĐÃ TRẢI QUA HƠN 9 THÁNG.

“Đây có thể là quá trình dài”, ông nói trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 7/12.

Tổng thống Putin nói rằng rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày càng lớn, nhưng Nga sẽ không đe doạ sử dụng loại vũ khí này một cách bất cẩn.

“Chúng ta không phát điên, chúng ta biết vũ khí hạt nhân là gì. Chúng ta có những phương tiện như vậy hiện đại hơn và tiên tiến hơn bất kỳ quốc gia hạt nhân nào… Nhưng chúng ta sẽ không chạy khắp nơi và vung vũ khí này như một con dao”, ông nói.

Khoảng 150.000-300.000 lính dự bị triệu tập trong tháng 9 và 10 đã được đưa đến Ukraine, trong 77.000 đơn vị chiến đấu. 150.000 người còn lại vẫn ở trong các trung tâm huấn luyện, nhà lãnh đạo Nga cho biết.

“Với điều kiện như vậy, việc nói về bất kỳ đợt huy động bổ sung nào cũng vẫn vô nghĩa”, ông nói.

Nền kinh tế Nga đã vượt qua tình trạng suy thoái ngắn hạn do lệnh huy động quân dự bị một phần, nhưng vẫn gây tác động giảm phát khi làm giảm nhu cầu, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết ngày 7/12.

Dù phải rút lui khỏi một số địa bàn như Kherson, ông Putin nói rằng ông không tiếc nuối việc triển khai chiến dịch quân sự, tạo nên cuộc chiến gây tàn phá lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến 2.

Ông Putin khẳng định đã đạt được “kết quả đáng kể” với việc sáp nhập “những vùng đất mới”, ngụ ý nói đến 4 vùng của Ukraine.

“Ngày tận thế”

Quân Nga đã phóng hơn 1.000 quả rốc két và tên lửa vào hệ thống điện của Ukraine, nhưng hệ thống này vẫn hoạt động dù hứng chịu tổn thất lớn, Interfax dẫn lời ông Volodymyr Kudrytsky, giám đốc điều hành công ty điện lực Ukrenergo, cho biết.

Những đợt tấn công dồn dập của Nga vào hạ tầng trọng yếu của Ukraine gây hư hại nghiêm trọng và mất điện trên khắp Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev.

Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cảnh báo kịch bản “tận thế” khi người dân không có điện và sưởi ấm trong mùa đông này nếu Nga tiếp tục tấn công hạ tầng. Ông nói rằng người dân vẫn chưa cần sơ tán vào lúc này, nhưng nên chuẩn bị sẵn sàng.

Kiev có thể mất hệ thống sưởi ấm trung tâm vào giai đoạn nhiệt độ xuống đến -15 độ C, ông Klitschko nói với Reuters .

Theo Reuters / Shoha VN

Bất hạnh

I.

– “… Đưa cha nó vào đây mấy hôm, chúng tôi chẳng thấy ai ngoài nó. Chúng tôi cần chi gọi nó, bàn gì… cũng với nó. Nó dành tất cả cho cha nó, một mình lo trong lo ngoài, chạy tới chạy lui như con thoi. Nó mua cơm cháo, sữa, trái cây… về ép cha nó ăn.

Dường như nó chỉ ăn những thứ mà cha nó không ăn hoặc ăn không hết. Ngày cũng như đêm, đi đâu thì thôi, khi về nó lau cho cha, bắt ghế cóc ngồi dựa vào giường cha nó, nó chỉ ngủ khi cha nó nằm êm, thức dậy ngay khi cha nó ho hoặc cựa mình. Khi đưa cha nó vào phòng cấp cứu, ở bên ngoài nó không hề ngồi, cứ đi tới đi lui như gà mắc đẻ. Khi báo cha nó qua đời và hỏi nó xử lý cái xác bằng cách nào, nó đứng như trời trồng, chẳng nói chẳng rằng. Ít lâu sau, nó quẹt nước mắt, nói gọn : “Hiện tôi không có nhà, gia đình không còn ai ngoài tôi”. Nó mượn điện thoại gọi cho ai đó chừng vài phút rồi nói như khẩn: “Xin bịnh viện cho tôi giấy chứng tử và giúp chuyển cha tôi sang nhà xác. Tôi sẽ nhờ công ty Mai táng đem quan tài đến tẩm liệm. Xin bịnh viện cho để quan tài cha tôi ở nhà Vĩnh biệt qua đêm. Sáng sớm mai, tôi đưa cha tôi đi hỏa táng theo lời dặn của ông ấy. Đây là giấy chứng minh nhân dân và bằng đại học của tôi gởi cho bịnh viện. Tôi sẽ lấy lại nó khi thanh toán xong viện phí”.

Bịnh viện không nhận những giấy tờ ấy và thuận theo yêu cầu của nó.

Đêm ấy, ba bốn chàng trai trang lứa nó, mang đèn nhang đến ở qua đêm với nó. Nó tìm đâu ra mảnh vải trắng cột trên đầu lấy lễ.

Sáng hôm sau, công ty Mai táng lại cho xe đến, quan tài để giữa, nó ngồi trước với bác tài, các chàng trai ém hai bên quan tài đi lò thiêu.

Chiều hôm ấy, với vẻ phờ phạc, nó đến bịnh viện cám ơn và xin thanh toán viện phí. Thương tình, bịnh viện miễn toàn bộ phí tổn – hơn 2 triệu dồng.

II.

– “Nãy giờ ông kể hết nó thế nầy đến nó thế kia mà chẳng nói rõ xem nó là đứa nào, con cháu nhà ai … mà ra nông nỗi?!” – bạn tôi thắc mắc.

– Đó là tôi tóm lược lại cho anh nghe những gì các thầy thuốc và bịnh nhân ở bịnh viện Chợ Rẫy xúc cảm, nhắc tới nhắc lui cảnh thảm thương mà họ chưa từng chứng kiến, chớ tôi còn lạ gì nó. Nó là thằng Thông – Nguyễn Trí Thông, cha nó là Ba Chí – Nguyễn Hữu Chí.

– Chí nào, có phải Chí Phó Ban Tuyển sinh tỉnh Tiền Giang, viết báo, viết văn với bút danh Sĩ Tâm, đi bộ dạng như cò ho lao đó không?

– Chớ còn ai. Anh ấy con gia đình khá giả ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, học tốt nghiệp trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Sau khi tốt nghiệp, anh trốn gia đình đi Vệ Quốc Đoàn chống Tây, năm 1954 tập kết ra Bắc Việt Nam. Do thể hình mảnh khảnh, anh được chuyển sang ngành Giáo dục. Sau tốt nghiệp Đại học Sư phạm, anh cùng một số người khác vượt Trường Sơn về Nam Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ. Lúc bấy giờ, sư đoàn 9 Mỹ vào Mỹ Tho, lập căn cứ Đồng Tâm ở xã Bình Đức. Chúng “quậy” quá, thầy Chí nói riêng, giáo viên Cách mạng nói chung, người ta nói ghẹo cho vui “Giáo viên mất dạy” – nghĩa là ở vùng “giải phóng” không có chỗ yên tịnh mở trường dạy học. “Không xay lúa thì bồng em”, anh Chí tham gia chiến trường, làm bất cứ chuyện gì miễn có lợi cho Cách mạng như bao người khác.

Những năm cuối cuộc chiến, anh được phân công chi viện cho thành phố Mỹ Tho, liên hệ giao công việc cho số giáo viên vốn là cơ sở Cách mạng hợp pháp ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Trong những thầy cô ấy, có một số người là bạn học của anh trước đây. Anh là một trong số người có mặt sớm nhất khi giải phóng TP Mỹ Tho chiều 30/04/1975.

Thời chống Pháp trước đây, chống Mỹ sau nầy, TP Mỹ Tho bao giờ cũng được xem là thủ phủ khu Trung Nam Bộ (Sài Gòn là Đông Đô, Mỹ Tho là Trung Đô, Cần Thơ là Tây Đô). Sở Giáo Dục khu Trung Nam Bộ tiếp quản và đặt trụ sở tại TP Mỹ Tho. Ngoài công việc tham gia quản lý Giáo Dục, anh Chí còn làm giáo viên dạy Văn. Trong nói và viết tiếng Việt, anh Chí thường nói ngắn gọn, xúc tích, ít tạp chất. Suốt một phần tư thế kỷ (1950-1975) không nói, không sử dụng tiếng Pháp, thế mà khi đất nước bắt đầu chú trọng ngoại ngữ, anh Chí dịch “trình làng” một số tác phẩm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt chuẩn đến mức khiến không ít người từ bất ngờ đến ngạc nhiên, thán phục.

Cuối năm 1975, khi 40 tuổi, anh Chí quyết định kết thúc quãng đời độc thân. Anh kết hôn với cô giáo Điệp, cô nhỏ hơn anh một con giáp. Trước lễ cưới mấy ngày, Sở Giáo Dục tạm cấp cho anh chị căn nhà xập xệ trong khuôn viên trường Nguyễn Đình Chiểu để “xây tổ uyên ương”. Ít lâu sau, Sở Giáo Dục báo: “Bên Tây vừa thông báo cho ta biết, nhà trong khu trường Nguyễn Đình Chiểu nói chung đã hết hạn sử dụng”. Có lẽ Tây nói đúng, tường nhà đổ cát lòi gạch lỗ chỗ, dàn cây bên trên mối mọt gậm nhấm. Biết ở nguy hiểm, nhưng biết tìm đâu ra chỗ, đành phải trân mình bám trụ! Và đây cũng là nơi anh chị cho ra đời Trí Thông và em gái của nó. Họ cùng sống hạnh phúc trong ngôi nhà tạm bợ nầy.

Theo sự phân công của Sở Giáo Dục, anh Chí rời giảng đường, làm phó Ban Tuyển sinh Tỉnh. Chưa được bao lâu gặp vận rủi: Chị Điệp chở con gái đi nhà trẻ, đến ngã tư cầu bắc cũ, anh Đàng – người lái xe cho bí thư tỉnh ủy Huỳnh văn Niềm, bất cẩn khi quanh cua, cán trọng thương hai mẹ con chị Điệp, chở đến bịnh viện chỉ còn thoi thóp. Nhìn vợ con thê thảm, anh Chí như người có xác không hồn. Có lẽ không đủ can đảm chừng kiến, anh Chí lôi xểnh thằng Thông về nhà. Chỉ trong vòng 20 phút, anh nhận 2 hung tin vợ và con gái tử nạn. Anh ngồi gục đầu, Thông đứng cạnh khóc thút thít. Cán bộ Tổ chức đến tham khảo với anh: “Nhà chật, đưa chị Điệp và cháu vào Hội trường Đỏ tẩn liệm, làm lễ tang , sau đó đưa đi chôn ở nghĩa địa Bình Đức”? Anh Chí đáp gọn: “Làm gì đó làm”. Đến giờ làm lễ truy điệu, Ban Lễ tang cho xe đến rước cha con anh. Chẳng nói chẳng rằng, anh ngồi thừ ra đó, vặn radio lớn hơn. Tôi nài nỉ mãi, anh tắt radio, ra sau rửa mặt, chải tóc rồi nắm tay Trí Thông lững thững ra xe chẳng nói chẳng rằng. Lễ tang vợ con mình mà anh như người ngoại cuộc, ngay khăn tang cũng đợi người bịt cho. Đến nơi an táng, huyệt đã đào xong, quan tài đã hạ, phải dẫn cha con anh đến, lấy đất ấn vào tay rồi còn phải gỡ tay cho đất rơi xuống – coi như hạ lịnh lấp đất. Người ta mới bắt đầu lấp đất, anh nói như lịnh: “Cho cha con tôi về”. Ban Lễ tang cho xe đưa 2 người sống và vong 2 người chết về lại ngôi nhà đã hết hạn sử dụng. Từ đó ngôi nhà trở nên quạnh quẽ, bặt tiếng cười.

Khi anh Chí nghỉ hưu, Sở Giáo Dục dọn nhà kho gần cầu bắc cũ, tạm cấp cho cha con anh ở. Nhà tuy cũ nhưng còn chắc, lợp tiếp-rô, thấp lè tè, nắng như lò sấy, mưa lớn giọt mưa rơi trên nóc như máy bay rải bom bi. Nhà chỉ cách chỗ xe đụng vợ con anh vài chục thước. Anh thường đóng cửa ở rút trong nhà, hỏi ra mới biết, anh sợ nhìn lại hiện trường nhớ người thân quá cố.

Vợ con anh Chí chết thảm như thế, suốt mấy tháng trời, chẳng nghe ai nói phải quấy gì buộc Anh phải có ý kiến. Dây dưa mấy tháng trời nữa, Tòa án tỉnh mới cho mời bên nguyên cáo (Ba Chí), bên bị (lái xe Đàng) ra tòa, việc rõ như ban ngày, nói tới nói lui đôi điều cho đủ lễ, Tòa tuyên án đại khái: “Bên bị bất cẩn gậy hậu quả nghiêm trọng, lãnh án tù 2 năm. Sinh mạng người vô giá, vì vậy bên bị hỗ trợ cho bên nguyên 30.000 đồng…”(thời điểm năm 1984).

Không đợi mời, anh Chí vừa giơ tay vừa đứng lên nói: “Sở dĩ tôi kiện buộc Toà xử lý vụ án để khẳng định vợ con tôi thật sự là người chớ không phải cóc, nhái. Giờ đây có đem xử tử anh Đàng, vợ con tôi cũng không thể khác – chỉ khăn tang nối tiếp khăn tang? Tôi không nói lượng tiền như thế nhiều hay ít, tôi muốn nói hai chữ “hỗ trợ” mà Tòa vừa tuyên – hỗ trợ là có đi có lại, còn “hộ trợ” là trợ giúp một chiều. Hỗ hay hộ trợ đếu có nghĩa ban ơn, bố thí. Dầu nghèo, nhưng cha con chúng tôi chưa cần sự “hảo tâm” ấy. Yêu cầu Tòa đổi 2 chữ hỗ trợ hay hộ trợ gì đó bằng 2 chữ “bồi thường” trong văn bản. Nếu quí Tòa không thỏa mãn yêu cầu nhỏ nầy của tôi ở đây, tôi còn có ý kiến ở nơi khác”.

Thế rồi, phiên tòa kết thức sau câu nói dứt khoát của chủ tọa: “Như đã nói, mạng người vô giá, nếu nói “bồi thường” biết sao cho vừa?”.

Anh Chí kháng án lên tòa án tối cao. Chừng nửa năm sau, Tòa án tối cao – đoàn thường trú ở Sài Gòn, đến Tiền Giang, quần đảo mấy hôm, mở phiên tòa phúc thẩm. Nói tới nói lui rồi kết thúc coi như y án – chỉ khác từ 30.000 lên 50.000 đồng tiền “hỗ trợ”.

Xem mòi anh Chí không còn bình tĩnh, giận run, đứng dậy buông ra câu tôi còn nhớ: “Thôi đi các vị nếu muốn còn sự tôn trọng”.

Thế rồi anh Chí chập choạng rời khỏi phiên tòa. Thấy tội quá, tôi lấy xe mô-tô đưa Anh về nhà. Đợi Anh bình tĩnh, tôi hỏi:

– Vụ này Anh tính sao nữa?

– Còn tính gì nữa ! Quốc gia vẫn xử vậy thì đành – chẳng lẽ mình kiện ra Quốc tế!?… Có điều, nếu không đổi chữ “hỗ trợ” hay “hộ trợ” bằng chữ “bồi thường” trong văn bản thì tôi quyết không nhận số tiền bố thí ấy.

Hàng năm giỗ chị Điệp và cháu, anh Chí mời tôi cùng một ít người thân khác. Lần nào cũng như lần nào, khách mời cùng chủ quét dọn, lau chùi… để rồi tiếp đón đôi ba món thức ăn do các cô giáo – bạn chị Điệp, nấu từ đâu đem tới. Lần nào cũng vậy, sau khi cúng, dọn toàn bộ thức ăn lên cái bàn dài giữa 2 cái băng gỗ xệu xạo, nam một bên nữ một bên, ăn chớ không có uống – anh Chí không hề đãi rượu. Anh Chí viêm phế quản, nói tiếng trống tiếng mái, ấy vậy mà Anh cũng giương cổ xả tức: “Người ta đi Vũng Tàu nghỉ mát về nói: Gặp thằng Đàng đang quản lý nhà máy nước đá cho Ủy ban Tỉnh chớ đâu có ở tù như Tòa án tuyên. Thằng Đàng ở tù hay ở ngoài đối với tôi không thành vấn đề, với tòa án thì có – nói vậy chớ không phải vậy”.

Hồi thằng Thông còn học ở tỉnh Tiền Giang, ngày đêm cha con hủ hỉ bên nhau chia sớt vui buồn, với đồng lương hưu trí cha con anh Chí tạm bợ gói ghém. Giờ đây, thằng Thông vào Đại học phải lên Sài Gòn, đêm vắng canh buồn, bên bàn thờ hai người vắn số, anh Chí hiểu thế nào là tột cùng của sự trống trải cô đơn.

Anh Chí hưởng lương chuyên viên 5, năm 1985, vỏn vẹn có 600.000 đồng tháng, anh Chí sớt cho thằng Thông 400.000 đồng, anh chỉ phần còn lại. Với 400.000 đồng, thuê chỗ ở, tiền trường, tiền sách vở, ăn cơm phần như người thất nghiệp mà hàng tháng hễ qua ngày 20 là Thông nói với con tôi: “Nghĩa, tao sạch bách rồi, mầy cứu bồ”. Thế là chết đuối cứu chết trôi. Vậy mà sau hơn 4 năm, Nghĩa đậu Đại học Hàng Hải, Thông đậu Đại học Bách khoa – khoa Mỹ thuật Công nghệ.

Thằng Thông có chí, sáng dạ và có hoa tay, mới Đại học năm thứ hai mà nó trổ nghề chép tranh. Tranh nó chép khỏi chê, nhập chung khó phân biệt đâu là bản mẫu. Mỗi tháng nó lãnh về chép được 3 bức, mỗi bức 300.000 đồng. Từ đó lương hưu của cha nó chia phần ngược lại – cha 7 con 3, vừa đỡ khổ cho anh Chí và thằng Nghĩa cũng khỏi bao cho nó vào những ngày cuối tháng.

Ở ủ trong nhà riết cũng oải, hàng sáng, anh Chí thả đi một vòng khoảng 1 ngàn thước từ nhà đến Vườn hoa Lạc Hồng, vừa cho giãn gân cốt, vừa xả thán hít dưỡng. Hễ mệt, Anh trịch bên lề ngồi nghỉ. Tướng Anh đi như Cò ho lao, ngồi gục khò khẹt như gà mắc xương.

Bữa nọ, thấy anh Chí ngồi nghỉ mệt ở lề đường trước nhà hàng Chương Dương, anh Trần Thế Yên mời anh vào nhà hàng đãi cà-phê sữa. Uống được chừng nửa ly, anh lật ngang sôi bọt mép. Thế Yên hộc tốc gọi xích-lô đưa Anh vào bịnh viện cấp cứu. Yên gọi điện thoại cho tôi vào bịnh viện ngay để cùng toan tính. Tôi vào đến nơi, đã có kết quả xét nghiệm bước đầu: Anh Chí không phải bị ngộ độc mà bị tai biến mạch máu, liệt một bên người, đã đưa vào phòng hồi sức. Yên ghị tôi ngồi xuống băng đá nói:

– Tụi mình đứa nào cũng bù đầu việc nhà, nhưng anh Chí lâm cảnh nầy cần phải có người túc trực chăm sóc. Nếu gọi Thông về chăm sóc cha nó thì sẽ ảnh hưởng sự học hành của nó. Nếu không tôi hoặc anh nhào vô biết cậy vào ai?! Thôi thì hai đứa mình thay phiên nhau, ý anh?

– Khó cũng phải cố chớ nạnh ai, đành phải “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Với anh Chí, tôi và Yên đều không phải họ hàng – chỉ là chiến hữu, là bạn đời (không phải bạn đường). Đã là bạn đời thì đời đời vẫn là bạn, phải sinh tử bất ly.

Biết rằng “khóc nhục, than hèn, rên yếu đuối”, nói để biết, để cảm thông chớ không phải rên:

Thế Yên là cán bộ mất sức, vợ là nhân viên văn phòng Tỉnh Ủy, vừa bị đuổi nhà, đang chạy chỗ lập cơ ngơi. Yên là kỹ sư Điện và kỹ sư Hóa. Phải bươi mới có mổ, Yên mới khánh thành cơ sở sản xuất phân hữu cơ VAC, có hơn 10 công nhân, đang bù đầu khâu quản lý nhân sự và kỹ thuật – hơ hỏng phá sản tiêu đời.

Còn tôi cũng chẳng “sáng sủa” gì, là cán bộ nghỉ hưu, thương binh mất sức 71%, ở nhà mướn, chạy cho 3 đứa con đang học Đại học muốn sặc máu, còn phải chăm sóc vợ bịnh ung thư vú sau bước mổ, đang hóa và xạ trị ngoại trú, đang xơ vơ xửng dửng, đầu rụng tóc trọc chát như ni cô.

Nhờ kết hợp điều trị, chăm sóc và nỗ lực của bịnh nhân, chỉ hơn một tuần, anh Chí cử động toàn thân, tự gượng đi tới lui tắm rửa, tiểu tiện. Ngày chủ nhật chúng tôi gọi Thông về thăm cha nó rồi khuyên nó yên tâm trở lại trường lo việc học hành.

Khoảng 20 ngày sau, được bịnh viện đồng ý cho ánh Chí ngoại trú ở nhà. Thế là ổn, Yên an lòng lo nhà cửa và cơ sở VAC, còn tôi chạy tới chạy lui lo cho “ni cô” và anh Chí. Cơm nước trưa chiều anh Chí tự ra quán Cây Me ăn cơm bình dân. Tiền hảo tâm do anh em gom góp tôi chêm thêm cho anh Chí bồi bổ thêm.

Một hôm tôi tới, anh Chí chìa cái thư cho tôi và nói: “Công ty Nhà Đất vừa đem tới, chú đọc kỹ để rõ tình đời”.

Thư của anh Chí ngắn gọn, nguyên văn: “Kính gởi anh Huỳnh văn Niềm, Bí thư Tỉnh ủy – Cách đây hơn 3 năm, khi đến thăm tôi, anh nói : “Tôi sẽ bàn với Ủy Ban Tỉnh ký cho anh cái nhà nầy”. Nếu không có gì thay đổi, các anh làm giấy cho tôi cái nhà tôi đang ở. Khi có chủ quyền, tôi sẽ bán nó, lên Sài Gòn tìm mua căn nhà nhỏ trong hẻm để cha con tôi cùng ở bên nhau. Sức khỏe của tôi ngày một kém, nhất là bịnh viêm phế quản ưa nghẹt thở bất thường – Nguyễn Hữu Chí”.

Anh Huỳnh văn Niềm bút phê dưới thư anh Chí: “Gởi Nhà Đất – Anh Chí có yêu cầu lên Sài Gòn ở với con, các anh xuất quỹ cho anh Chí 5 triệu đồng, thu hồi nhà anh Chí đang ở lại cho chúng ta” – Huỳnh văn Niềm.

– Vậy là Nhà Đất đem tiền đến cho anh rồi? – tôi hỏi.

– Không, anh Chí nói: Họ chỉ đem thư và khuyên tôi nên giữ nhà để ở, chớ 5 triệu đồng mà mua được cái gì. Ý họ hợp với ý tôi. Chuyện cho hay không cái nhà đối với tôi không phải là chuyện lớn. Đáng nói, đáng buồn ở đoạn: “Thu hồi nhà anh Chí đang ở lại cho chúng ta” – Vậy vô hình trung, ông ấy không còn coi tôi là đồng chí hay đồng bọn nữa rồi?!

Tôi thầm nghĩ, anh Chí hiền như cục đất, chẳng lẽ anh cãi cọ và chống án vụ vợ con anh bị liệt vào loại “cứng đầu”.

Cuối năm 1997, ngân hàng nhà nước – chi nhánh Tiền Giang gởi thông báo gọi anh Chí đến nhận 700.000 đồng vốn lời tiền gởi tiết kiệm. Câu bọc chót: “Kỳ hạn trong 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo nầy, nếu đương sự không đến nhận tiền, ngân hàng sẽ xung số tiền ấy vào công quỹ”.

Anh chí đến ngân hàng trả lại thông báo và nói:

– Các anh lộn tôi với ai rồi đó ? – tôi đâu có gởi.

– Hay là Chị gởi ? – ngân hàng đặt vấn đề.

– Vợ tôi đã chết hơn 10 năm rồi!

Vì không nhận nên giả vờ không biết, anh đoán chắc đó là tiền tòa xử bên bị “hỗ trợ” cho bên nguyên trong vụ vợ con anh tử nạn mà anh không nhận trước đây, người ta lấy tên anh gởi nó vào ngân hàng, lãi mẹ đẻ lãi con. Anh thắc mắc: “Kỳ lạ, ngân hàng nếu không nhận vay số tiền ấy thì khoanh nó lại (không chịu lãi) chớ đâu có quyền xung nó vào công quỹ – việc ấy thuộc chính quyền?” – Đã không nhận nói làm gì, xung đâu đó thì xung.

Sau 5 năm đeo bám học đường, Thông tốt nghiệp Đại học Bách khoa – khoa Mỹ thuật Công nghệ, xin được việc làm ở Nhựa Sài Gòn, lương tháng 4 triệu đồng. Thông ngỡ “đêm đã qua, bình minh đến”, không ngờ, chứng bịnh viêm phế quản và suy hô hấp của cha ngày thêm trầm trọng, chu kỳ nghẹt thở nhặt hơn, mỗi khi lên cơn phải dùng phương tiện xịt khai thông phế quản.

Bịnh nghẹt thở mà ở một mình dễ chết khi lên cơn, Thông đến trại điều dưỡng cán bộ Sài Gòn nói rõ hoàn cảnh và xin cho cha mình được làm thành viên của trại. Khi được chấp nhận, từ Sài Gòn, Thông mướn xe về Mỹ Tho rước cha lên nhập trại. Ở trại có nhiều người cùng cảnh chuyện vãn, anh Chí vui và thoải mái hơn. Hàng ngày anh đóng 50 ngàn đồng phí ăn nghỉ và kiểm tra sức khỏe. Sau giờ làm, Thông về trại chăm sóc cha, tạo sự sum hợp dù tạm bợ.

Tháng 10/1999, cơ quan Nhà Đất gặp tôi nói: “Tỉnh chủ trương phát mãi số nhà còn lại thuộc diện Nhà nước quản lý – nhà anh và nhà Chí thuộc diện đó. Chúng tôi nhờ anh báo chủ trương nầy với ông Nguyễn Hữu Chí. Dù mua hay không cũng báo cho chúng tôi biết”.

Sau khi nghe tôi báo, anh Chí nói: “Nếu không cho mướn nữa thì lấy lại, tôi không có tiền mua”. Tôi phân tích thiệt hơn, cuối cùng anh Chí chịu mua, nhưng mọi thứ nhờ tôi.

Sau bước thuận mua, tôi nhờ Công ty kinh doanh Nhà Đất tính giá và làm giấy tờ nhà anh Chí. Qua bước thăm dò, tôi gọi Thông về Mỹ Tho, bảo nó đến nhà đại lý giấy số, liên cư với nhà nó, ngã giá bán nhà. Lợi thế mặt tiền, liên cư, họ chịu nhận mua với giá 58 lượng vàng. Theo giao kèo, họ đưa trước 10 lượng để làm giấy tờ. Với 10 lượng vàng ấy, Thông đem bán, trả tiền nhà cho Nhà nước 33 triệu (đã trừ chính sách), phần còn lại đủ đóng thuế trước bạ và phí tổn đo đạc, làm giấy tờ.

Với 48 lượng vàng dôi ra (còn lại), Thông lên Sài Gòn mua được căn nhà mới xây trong hẻm, diện tích xây dựng 40m2 gồm 1 trệt, 1 gác lửng. Làm thủ tục giấy tờ, tiền bạc trả xong, còn 5 ngày nữa mới nhận nhà, anh Chí ngã bịnh nặng phải chở đến bịnh viện Chợ Rẫy cấp cứu rồi qua đời như đã nói ở phần I.

III.

Theo giao hẹn, sáng hôm sau, một mình với chiếc mô-tô hiệu Honda tòng tọc, Thông đến cùng người lò thiêu gom xương tro từ xác cha mình đang nằm gọn trong khay cho vào hũ, hũ cho vào cái túi mà Thông đã cụ bị từ tối qua.

Trên đường về, Thông phải cho xe ép sát lề nhường đường cho đoàn xe tang bề thế đi ngược chiều. Xe chở quan tài rề rề đi trước, “làng nước” trên xe, dưới bộ thụ động theo sau – tất cả cùng tốc độ với người đi bộ. Âm lượng dàn nhạc chát tai, liên hồi trổi lên âm điệu thê lương, khiến cho bất cứ ai trong tầm âm thanh của nó đều phải để ý. Gần nửa tiếng đồng hồ họ mới dứt đuôi, để lại sau biết bao là Đô-la “âm phủ” rơi vãi trên mặt đường. Nhìn toàn cảnh đám tang bề thế, nhìn lại cái túi đựng hũ tro cha mình, Thông chạnh lòng, mệt mỏi đẩy xe ra, về nơi ở trọ.

Chưa đến ngày nhận nhà, sợ người ta rầy, Thông không cho ai biết hũ tro nầy. Khi đi làm mang nó theo, khi về nơi trọ giấu nó dưới gầm giường. Cứ thế, đến khi nhận nhà, Thông lập chỗ thờ, đưa hũ tro lên cho yên chỗ.

Chừng tháng sau, Thông trở lại Mỹ Tho, ghé nhà tôi giữa trưa Hè nắng đổ lửa. Nó vừa rửa vừa láp váp với tôi: “Hồi sáng tới giờ, cháu đào gốc, chặt rễ, đổ dầu hôi diệt gốc cây Me Keo to tướng, rễ nó ăn ruồng vào mộ mẹ và em cháu. Nghe nói khu nghĩa địa Bình Đức Nhà nước đã quy hoạch, sẽ giải toả lấy đất làm gì đó. Khi có lịnh giải tỏa, cháu sẽ lấy cốt mẹ và em cháu đem thiêu, cho vào hũ, đưa lên bàn thờ chung với cha cháu, để người sống, người chết bên nhau”.

Thông ăn cơm, tôi xề bên đưa cho nó tiền 3 tháng lương cuối đời và tiền mai táng phí của cha nó. Nó nhận rồi lần lượt trả lời những câu hỏi của tôi: “Cháu vẫn làm ở Nhựa Sài Gòn, lương tháng hơn 4 triệu đồng, có nhà, có xe gắn máy, có điện thoại cố định và di động… Đặc biệt, cháu đã sắm được dàn vi tính làm phương tiện tạo mẫu bán tăng thu nhập. Còn vợ thì đã chọn, khi nào cưới chắc phải nhờ chú hoặc chú Yên đại diện đàng trai?”.

Sẵn sàng !… – tôi nói.

Viết từ Mỹ Tho / Thiện Tùng / Viêt Studies