Trong màn sương giăng buổi sớm, Suối Tía hiện lên ma mị với hình ảnh ngư phủ cùng chiếc thuyền câu và những hàng cây.
Nhắc đến Đà Lạt, du khách không chỉ nhớ đến những loài hoa vô cùng quyến rũ, những thảo nguyên thơ mộng mà còn mê đắm với làn sương sớm lãng đãng “ngủ quên” bên mặt hồ. Trong đó, Suối Tía được ví như “cõi thiên thai” giữa lòng Đà Lạt, không phải ai cũng biết đến.
Suối Tía chính là nơi khởi nguồn của dòng nước trong xanh đổ vào hồ Tuyền Lâm – hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt, Lâm Đồng. Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5 km, được tạo bởi dòng Suối Tía. Tuyền có nghĩa là suối và Lâm nghĩa là rừng, Tuyền Lâm là nơi sông suối và núi rừng giao hòa với nhau.
Bên cạnh vẻ đẹp vẹn nguyên như hồ ngọc giữa rừng thông thuở ban sơ, Suối Tía càng cuốn hút du khách hơn với rừng cây ngập nước trong làn sương sớm đầu ngày. Rừng chò ngập nước tại nhánh hồ này là điểm sáng tác “cực phẩm” của nhiều nhiếp ảnh giaBÙI VĂN HẢI
Nhiều du khách ví nơi này đẹp ma mị như trong cảnh phim kiếm hiệp với hàng cây soi bóng mặt hồ tĩnh lặng xanh thẳm, ngư phủ trầm ngâm giăng câu…BÙI VĂN HẢI
Thu hay đông về, những hàng chò rụng sạch lá, trơ trọi những nhánh cây khô màu trắng ngà, nhìn từ trên cao tựa như những cây tuyết trắng thơ mộngBÙI VĂN HẢI
Vào những ngày cuối đông và chớm xuân, hàng chò bắt đầu đâm chồi non mơn mởnBÙI VĂN HẢI
Một số cây chò có hình dáng cong đẹp đến lạ hiếm nơi nào có được, như đã oằn mình chịu nhiều sương gióBÙI VĂN HẢI
Mỗi sáng sớm, dưới làn sương mỏng bốc lên từ mặt hồ đã biến Suối Tía thành “cõi thiên thai” mà một khi đã đặt chân vào đây, bất kỳ du khách nào cũng muốn lưu lại cho mình những khoảng khắc đặc biệt và thi vị nàyBÙI VĂN HẢI
Chiếc thuyền mộc của lão ngư dân trôi trong làn sương càng làm cho không gian trở nên huyền ảo hơnBÙI VĂN HẢI
Lão ngư dân tên Quyền, năm nay gần 70 tuổi sống nhiều năm trong ngôi nhà nhỏ dựng đơn sơ bên cạnh rừng thông, cùng một chú chó lông trắng. Hàng ngày, chú mưu sinh bằng chiếc rớ nhỏ, dùng để đánh bắt cá ở lòng hồ Suối Tía, thi thoảng được nhờ làm mẫu chụp hình cho các nhiếp ảnh gia và chèo đò cho khách tham quanBÙI VĂN HẢI
Đến với Suối Tía, du khách như cảm nhận được vẻ đẹp bốn mùa tại nơi tiên cảnh này. Khi sáng sớm, mặt hồ với những làn sương lãng đãng tựa như ánh xuân; trưa về, nắng rực rỡ lan tỏa như không gian của mùa hè; chiều đến lại nhẹ nhàng tĩnh lặng như mùa thu; tối xuống không khí se se lạnh của tiết trời sang đôngBÙI VĂN HẢI
Thời điểm chụp ảnh Suối Tía đẹp nhất có lẽ là vào những ngày cuối đông, đầu xuân. Bạn nên lựa chọn những hôm độ ẩm cao, ít gió để đón được những làn sương mờ mờ ảo ảo bốc lên trên mặt hồ. Khi ánh nắng mặt trời vừa lên (trước 7 giờ sáng), hàng cây chò nước được ánh nắng nhuộm màu đỏ rực giữa làn sương trắng huyễn hoặcBÙI VĂN HẢI
Richard là một người Anh, tuổi ngoài 40, phong độ tốt và cuốn hút. Hôm đó, anh ta đang đi du lịch ở Venice và quyết định ghé thăm một phòng trưng bày mỹ thuật.
Trong phòng trưng bày các tác phẩm điêu khắc của bảo tàng, Richard sửng sốt trước một tác phẩm có tên “Người phụ nữ bị cắt cổ họng”.Hình dáng, bố cục, đường nét… của tác phẩm điêu khắc rất bạo liệt và mạnh mẽ, khiến anh ta cảm thấy khó chịu và thậm chí còn thấy chóng mặt, vì vậy anh ta nhìn ra chỗ khác và lập tức bị thu hút bởi một cô gái tóc dài, cao ráo và xinh đẹp.Anh ta không thể không rẽ qua đám đông để tìm kiếm cô gái.
Trong một phòng trưng bày khác, Richard cuối cùng cũng tìm thấy cô gái tóc dài đang chăm chú vào bức tranh siêu thực về cô dâu với kiểu đầu một con cú mèo.Richard tháo nhẫn cưới và nhét vào túi quần, đang định bắt chuyện thì nghe thấy cô gái lẩm bẩm một mình: “Anh không ghét kẻ có hai cái đầu à?”. Richard giả vờ thích thú với bức tranh, và hỏi: “Xin lỗi, cô dâu trong bức tranh này có hai cái đầu phải không?”.
Minh họa: Đỗ Dũng
Cô gái nói, “Vâng, nó ở đó, ta có thể nhận ra một khuôn mặt nhỏ đang nhìn ra”.
Richard cẩn thận nhìn vào nơi cô gái chỉ, và quả nhiên nhìn thấy một khuôn mặt nhỏ giống như một chiếc mặt nạ.Richard mỉm cười với cô gái, nói: “Tôi hiểu rồi, cảm ơn vì đã chỉ dẫn” và bỏ đi.Anh ta đoán rằng cô gái sẽ ở lại phòng trưng bày khá lâu, và anh ta sẽ còn có cơ hội để tiếp tục cuộc gặp gỡ.
Richard đi ra sân thượng ngoài trời một lúc, nhưng khi anh quay trở lại thì cô gái đã biến mất.Khi định rời đi trong tuyệt vọng, anh ta chợt nhìn thấy bóng dáng quen thuộc trong cửa hàng lưu niệm trước cửa.Cô gái xách một chiếc túi nhựa nhỏ đựng những tấm bưu thiếp đến quầy và định trả tiền.Richard thở phào nhẹ nhõm, bước nhanh vào cửa hàng lưu niệm, cũng lấy một túi bưu thiếp.Lúc này anh ta mới ngẩng lên và thấy cô gái bước ra ngoài anh liền vội vàng trả tiền, theo cô ra khỏi cửa hàng và vào quán cà phê.
Quán cà phê đông khách và chiếc bàn mà cô gái ngồi xuống là chiếc bàn trống cuối cùng.Richard cười thầm trong bụng, bước đến bên cô gái và hỏi: “Tôi có thể ngồi chung bàn với cô được chứ?”. Cô gái gật đầu và mỉm cười.
Richard gọi một ly cappuccino và kín đáo quan sát cô gái.Sau khi ánh mắt hai người chạm nhau nhiều lần, cô gái đưa tay ra và bất ngờ chủ động giới thiệu: “Tôi tên là Jessica”, nhưng Richard cũng đã kịp chuẩn bị cho mình một cái tên giả: “Tên tôi là Ruiz, là khách du lịch. Cô cũng đến Venice để đi nghỉ phải không?”.
Mười phút sau, Richard và Jessica đã trò chuyện rất vui vẻ. Richard biết rằng cô gái là người Canada, một nghiên cứu sinh chuyên ngành nghệ thuật, và đến Venice để nghiên cứu làm khóa luận.
Thấy đã uống hết cà phê, Richard và Jessica bàn bạc, gọi một bữa trưa thịnh soạn và một chai rượu vang đỏ của Ý.Vừa uống rượu vang đỏ, Jessica vừa giới thiệu nghiên cứu của mình với Richard, nói rằng cô ấy đang nghiên cứu nghệ thuật siêu thực từ góc độ nữ quyền: “Tôi quan tâm đến cách các nghệ sĩ siêu thực bịt miệng phụ nữ, mà ví dụ tốt nhất là tác phẩm điêu khắc “Người phụ nữ bị cắt cổ” được trưng bày trong phòng trưng bày này. Chỉ nhìn vào tác phẩm này, bạn có thể cảm nhận được sự áp bức và bạo lực mà phụ nữ phải chịu đựng bấy lâu nay”.
Richard nhìn xung quanh, tìm kiếm một chủ đề mới, và mắt anh ta rơi vào một tờ báo mà Jessica bỏ trên chiếc ghế trống.Không biết tiếng Ý, vì vậy anh ta hỏi Jessica: “Tin tức trên trang nhất của tờ báo này là gì?”.
“Anh chưa nghe nói à? Có vẻ như báo chí tiếng Anh vẫn chưa đưa tin thì phải. Thật kinh khủng! Trong vòng chưa đầy một tuần, ở Venice đã xảy ra hai vụ giết người mà cảnh sát cho là cùng một thủ phạm. Hung khí dùng để giết người là sợi dây kim loại mỏng mà chúng ta thường dùng để cắt pho mát”.
Đầu óc của Richard choáng váng, cảm thấy hơi buồn nôn, nhưng anh ta chỉ nói chiếu lệ: “Vậy thì cô là một cô gái độc thân đi du lịch, nhất định cô cũng phải cẩn thận”. Jessica gật gật đầu, sau đó cô ấy đổi chủ đề và nói: “Ban ngày ở Venice luôn có nhiều việc phải làm, nhưng vào ban đêm thì hơi cô đơn, buồn chán và bất an”.
Richard ngẩng lên và thấy Jessica đang nhìn mình.Anh ngập ngừng nói: “Tôi đang nghĩ… có lẽ tối nay chúng ta có thể…”. Jessica tiếp lời: “Ồ vâng, tôi rất muốn về khách sạn với anh”.
Nghe câu trả lời này, trong lòng có nhiều cảm xúc lẫn lộn, Richard gọi cà phê cho hai người, rồi lấy cớ vào nhà vệ sinh.Trong nhà vệ sinh nam, anh ta rửa mặt bằng nước lạnh vài lần và cảm thấy tỉnh táo hơn rất nhiều, nhưng anh vẫn không thể tin được mình lại có thể bắt được “con mồi ngon lành” một cách dễ dàng như vậy?
Lau sạch nước trên mặt, Richard quay trở lại quán cà phê, đột nhiên, anh ta cảm thấy vô cùng hoảng sợ, và một cảnh tượng hiện ra trước mặt anh ta: Jessica, phảng phất giống như cô dâu trong bức tranh, cũng mọc một cái đầu cú mèo.A nh ta nắm lấy mép bàn và ngồi xuống mới không bị ngã.Khi anh hoàn hồn, Richard thấy Jessica đang chằm chằm nhìn mình với vẻ quan tâm, hỏi có chuyện gì đã xảy ra. Richard đáp: “Tôi hơi bị chóng mặt và hoa mắt”.
Jessica hỏi: “Tôi lấy cho anh một cốc nước nhé?”. Thấy anh gật đầu, cô rót một cốc nước và đưa cho Richard, sau đó cô cũng đi vào phòng vệ sinh.Richard uống một hơi dài rồi bắt đầu suy nghĩ về nguyên nhân gây ra ảo giác của mình, nhưng dù sao thì với tình trạng sức khỏe hiện tại, anh ta không thể tiếp tục thực hiện kế hoạch ban đầu nên vẫy tay ra hiệu cho người phục vụ để thanh toán món, sau đó giật lấy cái túi đựng bưu thiếp của mình, nhanh chóng rời khỏi quán cà phê trở về khách sạn nơi mình ở.
Ngày hôm sau, Sarah, vợ của Richard bay từ Anh đến Venice. Ngay khi bước vào phòng khách sạn, cô ném túi xách và tờ báo lên giường, rồi hỏi chồng: “Anh đã hoàn thành việc nghiên cứu cho cuốn tiểu thuyết mới của mìnhchưa?”.
Richard là một người chuyên viết tiểu thuyết kinh dị, trong tác phẩm mới có một đoạn mô tả về tình tiết gặp gỡ với một cô gái trẻ tại phòng trưng bày mỹ thuật mà trước đó một hôm anh ta đã đến để thu thập tư liệu. Richard nói: “Đúng vậy, thật dễ dàng bắt chuyện với một phụ nữ xinh đẹp trong phòng trưng bày mỹ thuật.
“Em nói rồi mà anh vẫn không tin. Như chúng ta đều biết, phòng tranh và phòng trưng bày nghệ thuật là nơi gặp gỡ của giới trí thức”. Thấy vẻ mặt của chồng hơi kỳ quái, Sarah cười hỏi: “Anh thật sự không có tình một đêm với ai đó đấy chứ?”.
Richard vội vã xua tay: “Không có, chỉ là anh vừa ăn trưa với một cô gái”.
Sarah cười: “Xem ra em đến vừa đúng lúc, nếu em đến muộn hơn một chút, em không thể đảm bảo điều gì sẽ xảy ra. Đợi em một lát, em sẽ thu dọn hành lý rồi chúng ta đi Venice”.
Richard “ừ” một tiếng, tiện tay cầm tờ báo “Guardian” mà Sarah mang từ máy bay đến và lập tức bị một mẩu tin tức thu hút. Tin tức về “Vụ giết người hàng loạt ở Venice”: “… Cảnh sát Venice phủ nhận việc họ đã bắt được một kẻ giết người hàng loạt. Kẻ giết người được cho là đã sử dụng cùng một thủ đoạn giết người đối với cả hai nạn nhân, siết đứt cổ họng họ bằng một dụng cụ nhà bếp, là sợi dây kim loại để cắt pho mát. Trong cả hai trường hợp, đều có một tấm bưu thiếp đặt bên cạnh thi thể. Hai người đàn ông đã chết đều khoảng 40 tuổi, dáng vóc thấp hơn một chút so với chiều cao trung bình của nam giới và có thể hình tương đương như nhau. Cả hai người đều đã có gia đình!”.
Đọc đến đó, Richard quá sợ hãi. Anh ta nhảy dựng lên và kêu thất thanh: “Chúa ơi! Nạn nhân không phải là phụ nữ mà là đàn ông!”. Đúng lúc ấy thì Sarah cũng kêu lên: “Richard, anh mua cái gì thế này?”.
Anh ta ngẩng đầu lên, thấy Sarah một tay cầm chiếc túi nhựa, tay kia cầm một xấp bưu thiếp, trên đó đều in hình tác phẩm điêu khắc có tên “Người phụ nữ bị cắt cổ họng”.
“Tại sao anh lại cùng lúc mua nhiều tấm bưu thiếp giống hệt nhau như vậy?”. Sarah mím môi, nghi ngờ “Có ít nhất hàng chục tấm trong túi và hình ảnh thật vô cùng đáng sợ”.
Richard bối rối giây lát rồi nhanh chóng hiểu được chuyện gì đã xảy ra: anh ta đã cầm nhầm chiếc túi ni lông đựng bưu thiếp của Jessica khi vội vàng rời quán cà phê.
Sarah tiếp tục: “Còn một thứ khác nữa trong túi”, cô vừa nói vừa vứt vật đó xuống giường, một vật bằng kim loại sáng lấp lánh cuộn tròn rơi trên tấm drap trải giường.Richard chết lặng, mồ hôi lạnh vã ra khắp người vì biết rằng đó nhất định là sợi dây kim loại mỏng dùng để cắt pho mát và cũng là công cụ giết người của Jessica.
Trần Dân Phong (dịch) / Josh Spencer (Mỹ) / Văn Nghệ CA
Có rất nhiều người thích sống một mình bởi sự riêng tư và thoải mái tuyệt đối, nhưng cũng có nhiều người khác lại rất ghét cuộc sống cô đơn. Dĩ nhiên là không phải ai cũng có một cuộc sống được như ý muốn, có người phải chịu cảnh sống lẻ bóng một mình suốt cuộc đời.
Trang TheRichest đã làm một thống kê thú vị về 8 quốc gia “cô đơn” nhất Thế giới để chúng ta có thể thấy được một góc của cuộc sống muôn màu muôn vẻ này. Lưu ý rằng đây không phải là thống kê về mật độ dân số, mà nó nói về tỉ lệ hộ gia đình chỉ có 1 người sinh sống.
8. Nam Phi (24%)
24% là con số người trưởng thành ở Nam Phi chọn cách sống một mình. Với con số này thì có nghĩa là cứ khoảng 20 sẽ có tới 5 người sống cô đơn, một tỉ lệ rất cao. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người lớn ở Nam Phi chọn sống một mình bởi các chi phí như kết hôn và sống chung rất đắt đỏ, buộc họ chọn cách tự lập để tiết kiệm chi phí.
Cộng Hòa Nam Phi có diện tích 1.219.912km² (lớn thứ 24 trên Thế giới) với dân số năm 2012 là 48,81 triệu người (hạng 26 TG), chia theo trung bình thì mật độ dân số sẽ là 36 người/km².
Theo Ngân hàng Thế Giới (WB) Thu nhập bình quân theo đầu người của Nam Phi là khoảng 7314 USD năm 2012, tới năm 2013 thì nó giảm xuống còn khoảng 6618 USD/người/năm.
7. Nga (25%)
Cao hơn Nam Phi một chút, có tới 1/4 người trưởng thành ở Nga sống một mình. Nga không phải là một đất nước khó sống, trái lại đây là xứ sở có nền kinh tế và văn hóa phát triển lâu đời, tuy nhiên người trưởng thành vẫn thích sống một mình hơn là sống chung với nhiều người khác.
Nga là nước có diện tích lớn nhất Thế giới với 17.075.200km², mật độ dân số trung bình là 8 người/km², tổng dân số nước này theo số liệu 2012 là 142.517.670 người.
Theo WB, thu nhập GDP của Nga khoảng 14.612 USD/người/năm ở thời điểm 2013.
6. Canada (26%)
Một trong những đất nước yên bình và dễ sống nhất ở châu Mỹ là Canada lại có tỉ lệ người trưởng thành sống cô độc rất cao, lên tới 26%. Khi đã chán sống một mình, rất nhiều người trong số họ quyết định chọn hướng làm cha/mẹ đơn thân, thống kê cho thấy có tới khoảng 8/10 người như vậy là các bà mẹ đơn thân.
Canada có dân số theo ước lượng năm 2014 là 35.344.962 người, diện tích 9.984.670km2, là quốc gia lớn thứ 2 trên Thế giới.
GDP của Canada ở mức rất cao, theo WB là 51.911 USD/người/năm vào năm 2013.
5. Mỹ (28%)
Nếu xem phim Mỹ thì chúng ta hay thấy là giới trẻ ở nước này có xu hướng ra ở riêng khi đủ 18 tuổi. Thống kê cho thấy có tới 28% hộ gia đình ở Mỹ chỉ có 1 người sống, trong khi đó có tới gần 1/2 dân số trẻ nước này đang độc thân. Ở những thành phố lớn như Manhattan hay Washington DC, tỉ lệ người sống một mình có khi lên tới 50%.
Mỹ có diện tích đứng thứ 3 Thế giới với 9.826.630km², dân số theo thống kê năm 2012 là 313.847.465 người, là quốc gia đông dân thứ 3 hiện nay.
GDP hiện nay của Mỹ theo WB là 53.143 USD/người/năm số liệu 2013.
4. Italy (29%)
Ở Ý, có tới 29% hộ gia đình chỉ có 1 người sống. Đất nước này có phần lớn dân số theo Thiên Chúa giáo. Gần đây, khi suy thoái kinh tế ảnh hưởng trên toàn Thế giới, những người trưởng thành ở Ý chọn cách sinh sống một mình để tiết kiệm chi tiêu.
Diện tích của nước Ý do được khoảng 301.336km², xếp hạng 71 trên Thế giới và dân số năm 2012 là 61.261.254 người, mật độ 194 người/km².
GDP theo đầu người của Ý năm 2013 là 34.619 USD/người/năm.
3. Nhật Bản (31%)
Tuy là một đất nước “đất chật, người đông” nhưng Nhật Bản có tới 31% người trưởng thành sống một mình. Tỉ lệ này có xu hướng tăng dần theo thời gian, và hiện tại Nhật Bản là một trong những quốc gia có dân số già nhiều nhất trên Thế giới.
Diện tích của đảo quốc Nhật Bản là 379.954km², mật độ dân số 335 người/km². Tổng dân số thống kê năm 2012 là 127.368.088 người.
Năm 2011 và 2012 GDP của Nhật Bản vẫn còn rất cao, hơn 46.000 USD/năm nhưng qua 2013 thì con số này giảm mạnh, còn khoảng 38.492 USD/người/năm.
2. Anh (34%)
Ở Anh, có tới 2,5 triệu người có nhà riêng, nhưng họ chỉ sống một mình mà thôi, chiếm tỉ lệ 34% tức hơn 1/3 dân số cả nước. Tỉ lệ này đang có chiều hướng tăng lên kể từ thập niên 1990.
Diện tích của nước Anh (không bao gồm Scotland, bắc Ireland và xứ Wales) là 130.395km², dân số ước lượng khoảng 53,5 triệu người. GDP đầu người của Anh là 39.351 USD/người/năm.
1. Thụy Điển (47%)
Đứng đầu bảng trong 8 quốc gia “cô đơn” nhất Thế giới là Thụy Điển, một quốc gia Bắc Âu có mức sống rất cao với phúc lợi xã hội tốt, hệ thống giáo dục cao và đời sống yên bình. Dân số của Thụy Điển chỉ nhỉnh hơn 9,5 triệu người (số liệu năm 2012) nhưng có tới 47% trong số đó sống một mình mà thôi.
Thụy Điển có diện tích thuộc loại trung bình, khoảng 449.964km² (xếp hạng 54 trên Thế giới), dân số của nước này chưa tới 10 triệu người, vì vậy mật độ dân số khá thưa thớt, khoảng 20 người/km².
Theo số liệu của WB thì Thụy Điển có GDP đầu người thuộc top 10 Thế giới hiện nay, ở mức 58.164 USD/người/năm thời điểm 2013.
Tổng thống Volodymyr Zelensky (ảnh: Alexey Furman/Getty Images)
Trong ấn bản cuối năm 2022, tạp chí TIME đã bình chọn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là “Person of The Year”. Trên sân khấu chính trị thế giới 2022, thật sự không ai xứng đáng hơn Volodymyr Zelensky để nhận danh hiệu này, nếu có thể xem người được TIME bình chọn theo thông lệ hàng năm là một danh hiệu với ý nghĩa tích cực của từ này.
__________________
“Sự sống sẽ chiến thắng cái chết, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối”
Sự can đảm và kiên định của Tổng thống Volodymyr Zelensky với tư cách nhà lãnh đạo thời chiến đã gây tiếng vang thế giới. Suốt từ đầu cuộc chiến, kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022, Zelensky chưa từng một lần tỏ ra nhụt nhuệ khí. Sự can đảm của Zelensky đã lan truyền đến mọi người dân Ukraine.
Chỉ sáu tháng trước đó, Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani – một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm hơn nhiều so với Zelensky – đã chạy trốn khi Taliban ào ạt như vũ bão tiến vào Kabul. Năm 2014, một trong những người tiền nhiệm Zelensky, Viktor Yanukovych, đã cuốn gói chạy mất dạng khỏi Kyiv khi những người biểu tình vây kín nơi ở của đương sự. Đầu Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo Albania, Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Ba Lan, Hà Lan, Na Uy và Nam Tư… cũng chạy trốn khỏi sự tiến công Đức và sống lưu vong suốt cuộc chiến.
Tổng thống Volodymyr Zelensky thị sát Kherson ngày 14 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Paula Bronstein /Getty Images)
Volodymyr Zelensky chưa bao giờ khoác áo nhà binh. Ông chỉ ngồi ghế tổng thống từ Tháng Tư 2019. Nghề nghiệp chuyên môn của ông là một diễn viên. Ấy vậy, Zelensky có khả năng thích nghi cực kỳ tốt. Ông không mất tinh thần trước áp lực. Ông biết cách đọc vị đám đông và biết cách phản ứng với kỳ vọng của họ. Bây giờ khán giả của ông là thế giới. Lòng can đảm của ông đã khích lệ tinh thần người Ukraine. Thay vì bỏ chạy, nhiều người Ukraine chụp lấy bất cứ vũ khí nào có thể tìm thấy để cùng Tổng thống của họ bảo vệ các thị trấn, làng mạc và thành phố trước đoàn quân xâm lược được tin là có thể nghiền nát Ukraine và chiếm được Kyiv trong tích tắc.
Bất ngờ lâm vào một cuộc chiến bảo vệ đất nước mà chính ông trước đó tin rằng không thể xảy ra, Volodymyr Zelensky nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo tuyệt vời. Ông cho phép các tướng lĩnh Ukraine tự do điều binh khiển tướng. Phần mình, ông tập trung vào khía cạnh của cuộc chiến mà ông có thể đạt được hiệu quả cao nhất: Thuyết phục thế giới rằng Ukraine phải giành chiến thắng bằng bất cứ giá nào.
“Hãy chứng minh rằng các bạn ủng hộ chúng tôi,” ông nói trong một bài phát biểu trước Nghị viện Châu Âu trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược. “Hãy chứng minh rằng bạn sẽ không bỏ rơi chúng tôi. Hãy chứng minh rằng các bạn thực sự là người châu Âu. Sự sống sẽ chiến thắng cái chết, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối”.
Phát biểu (trực tuyến) tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16 Tháng Ba 2022 (ảnh: J. Scott Applewhite-Pool/Getty Images)
Với Zelensky, chiến thắng trước Nga không chỉ là một chiến thắng quân sự
Và rồi ông xuất hiện thường xuyên ngoài chiến trường. Không mặc áo giáp. Đứng giữa Kyiv, ông thề chiến đấu cùng người dân đến hơi thở cuối cùng. Ông liên tục thực hiện các cuộc họp quân sự. Nhìn bản đồ, ông thấy quân xâm lược bố trí như thế nào. Để tiến lên từ phía Tây, quân Ukraine cần phải vượt qua Dnipro dưới làn đạn pháo và súng máy. Để tiến lên từ phía Bắc, họ sẽ vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Ukraine… Zelensky vật lộn với vô vàn câu hỏi và sắp xếp suy nghĩ của mình quanh những tình huống khó xử. Khi nói đến các quyết định trên chiến trường, Zelensky tập trung vào tính mạng con người: Bao nhiêu người sẽ thiệt mạng nếu chọn cách này?…
Với Volodymyr Zelensky, cuộc chiến với quân xâm lược Nga không chỉ là chiến thắng trên chiến trường. Điều ông muốn đạt là phá vỡ chu kỳ áp bức và bi kịch mà Ukraine gánh chịu dưới áp lực chính trị của Kremlin, qua nhiều thế hệ. Bà của Zelensky từng kể về giai đoạn mà lính Liên Xô lũ lượt đến tịch thu lương thực Ukraine, vét sạch những vụ thu hoạch ngũ cốc và lúa mì. Tất cả bị cướp dưới họng súng, dẫn đến nạn đói thảm khốc Holodomor – “(bị) tàn sát vì đói” – khiến ít nhất ba triệu người Ukraine thiệt mạng.
Một lãnh đạo thời chiến không trốn chạy (ảnh: Paula Bronstein /Getty Images)
Cha mẹ Zelensky là người Do Thái. Phần lớn gia đình bên mẹ ông sống sót sau chiến tranh nhờ họ được sơ tán bằng tàu hỏa đến Uzbekistan khi Đức bắt đầu chiếm đóng Ukraine. Nhiều người thân của Zelensky bên gia đình cha cũng bị Đức quốc xã sát hại. Ông nội của ông, một lính pháo binh trong quân đội Liên Xô, đã mất cha mẹ và ba anh trai trong chiến dịch diệt chủng (Holocaust). Những bi kịch nối tiếp, đầu tiên là Holodomor, sau đó là Thế chiến II…
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quê hương Zelensky trở thành cái mà ông gọi là “thành phố của những tên cướp”. Kinh tế sa sút nghiêm trọng. Để kiếm sống, Zelensky tham gia một đoàn kịch hài năm 17 tuổi, biểu diễn cùng bạn bè khắp Ukraine và Nga. Đoàn thành lập công ty biểu diễn nghệ thuật Kvartal 95 (Quận 95), theo tên khu phố nơi họ lớn lên. Thành công lớn nhất của họ là sản xuất bộ phim sitcom có tên Người hầu của nhân dân, được phát sóng lần đầu vào năm 2015, nhấn mạnh đến nạn tham nhũng của đất nước.
Ưu tiên hàng đầu của Zelensky với tư cách Tổng thống là chính sách đối ngoại hòa bình với Nga. Điều đó không dễ. Hai tháng sau khi Zelensky ngồi ghế tổng thống, Hoa Kỳ đóng băng khoản viện trợ trị giá gần $400 triệu. Tổng thống Donald Trump muốn Ukraine “hợp pháp hóa” những cáo buộc tham nhũng mà Trump nhắm vào gia đình Joe Biden, và Trump sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine làm đòn bẩy đối với Kyiv. Trong một cuộc điện đàm vào Tháng Bảy 2019, Trump yêu cầu Zelensky “làm ơn giúp chúng tôi” bằng cách đồng ý điều tra những cáo buộc mà Trump cho rằng con trai Joe Biden dính dáng Ukraine.
Với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Kyiv ngày 16 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Alexey Furman/Getty Images)
Vụ “tống tiền” của Trump đã làm sứt mẻ niềm tin của Zelensky đối với các đối tác và đồng minh nước ngoài. Với chính sách hòa hoãn Kremlin, Zelensky dự định gặp Putin trong vòng đàm phán hòa bình đầu tiên. Tuy nhiên, cục diện không đi đến đâu. Nga từ chối nhượng lại quyền kiểm soát những khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine; và chính phủ Kiev cũng từ chối trao quyền tự trị cho những khu vực mà Moscow yêu cầu.
Sau đó, đại dịch COVID-19 hoành hành. Zelensky không thể tìm đủ nguồn vaccine từ các đồng minh phương Tây. Ông lại không chấp nhận lời đề nghị từ Putin về việc cung cấp vaccine do Nga sản xuất cho Ukraine. Cuối năm 2020, sự ủng hộ công chúng dành cho Zelensky giảm xuống mức thấp nhất (20%), từ hơn 70% vào một năm trước đó.
“Khi tấn công chúng tôi, các bạn sẽ thấy khuôn mặt chứ không phải lưng của chúng tôi”
Trong nước, Volodymyr Zelensky chuyển trọng tâm sang các cuộc giao tranh chính trị, nhắm vào việc loại bỏ các chính trị gia thân Nga. Mục tiêu lớn đầu tiên là Viktor Medvedchuk, bạn thân của Putin, chủ tịch đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội Ukraine. Chính phủ Ukraine tịch thu tài sản gia đình Medvedchuk và sau đó quản thúc đương sự tại gia. Putin nổi điên và đáp trả bằng cách đưa hàng nghìn binh sĩ Nga tới biên giới để tham gia loạt “tập trận quy mô lớn” kéo dài gần hết năm 2021. Các cuộc pháo kích và bắn tỉa gia tăng dọc theo chiến tuyến. Hoa Kỳ bắt đầu cảnh báo sự leo thang nhanh chóng, thậm chí là một cuộc xâm lược.
Sáng sớm 24 Tháng Hai, cả Putin và Zelensky đều xuất hiện trên truyền hình. Sự tương phản giữa họ không thể rõ ràng hơn. Bài phát biểu Putin tràn ngập mùi đe dọa. Putin nói rằng ông ra lệnh quân đội Nga thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa” ở Ukraine. Về thực chất, đó là hành động lật đổ chính phủ một quốc gia có chủ quyền. Putin cũng đưa ra lời đe dọa lạnh sống lưng đối với bất kỳ “thế lực bên ngoài” nào bảo vệ Ukraine: “Điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả mà quý vị chưa từng đối mặt trong lịch sử mình” – Putin khè ra lửa.
Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tại Kyiv ngày 30 Tháng Tư 2022 (ảnh: Ukrainian Presidential Press Office/Handout via Getty Images)
Trong bài phát biểu riêng, Zelensky chọn cách nói chuyện trực tiếp với người dân Nga. Ông nói rằng ông đã cố tiếp cận Putin trong nỗ lực cuối cùng nhằm có thể ngăn chặn cuộc xâm lược nhưng Kremlin phớt lờ. Zelensky chống lại sự tuyên truyền đến từ truyền hình nhà nước Nga. “Các bạn (người Nga) được tuyên truyền rằng ngọn lửa này sẽ mang lại tự do cho Ukraine. Tuy nhiên, người dân Ukraine đã được tự do. Khi tấn công chúng tôi, các bạn sẽ thấy khuôn mặt chứ không phải lưng của chúng tôi.”
Tiếp đó, Zelensky gọi đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos và hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Ông trả lời phỏng vấn hàng loạt hãng tin phương Tây, đồng thời tổ chức các cuộc trò chuyện trực tiếp với sinh viên Stanford, Harvard và Yale. Chiến dịch truyền thông của Zelensky cực kỳ hiệu quả. Minh tinh Jessica Chastain và tài tử Ben Stiller đến tận Kyiv thăm Zelensky. Diễn viên Liev Schreiber đồng ý trở thành “đại sứ” gây quỹ cho Ukraine. Tài tử thượng thặng Sean Penn mang tượng Oscar đến Kyiv tặng Zelensky.
Điều đáng nói cuối cùng về Volodymyr Zelensky không chỉ là tinh thần can đảm mà còn là sự thận trọng không thể hiện thái độ huyên hoang trước bất kỳ chiến thắng nào của Ukraine trên mặt trận. Ông nói: “Tôi không muốn đề cập đến việc ai có nhiều xe tăng và binh lính hơn. Nga là siêu cường hạt nhân. Bất kể bao nhiêu lần lực lượng của họ buộc phải rút lui khỏi các thành phố của Ukraine, họ đều có thể tập hợp lại”.
Với Volodymyr Zelensky, cách duy nhất để đánh bại một kẻ thù như vậy – không chỉ giành được một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời mà còn phải chiến thắng trong cuộc chiến tàn khốc – là thuyết phục phần còn lại của thế giới tự do kéo Ukraine theo một hướng khác, hướng tới chủ quyền, độc lập và hòa bình; làm sao để thế giới thấy rằng việc mất tự do ở một quốc gia sẽ làm xói mòn tự do ở tất cả quốc gia còn lại.
“Nếu chúng nuốt chửng chúng tôi, Mặt trời trên bầu trời của bạn sẽ trở nên mờ hơn.”
_____________
Trong những ngày đầu cuộc chiến, Volodymyr Zelensky ít gặp gia đình. Gần đây, ông gặp họ thường xuyên hơn. Trong một lần thăm gần đây, Zelensky bất ngờ khi thấy cậu con trai 9 tuổi Kyrylo trở nên rành rẽ các vấn đề quân sự. “Nó nghiên cứu tất cả. Nó tìm hiểu mọi thứ từ trên mạng. Nó nói chuyện với các vệ sĩ. Nó hâm mộ lực lượng vũ trang Ukraine, biết rõ nhiệm vụ của chúng tôi là gì, chúng tôi đang giải phóng những gì, chúng tôi có vũ khí gì và chúng tôi đang thiếu những gì”.
Lịch sử 100 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể được chia thành 28 năm trước khi cướp chính quyền, và 73 năm sau khi nắm quyền, đều nhuốm đầy nợ máu của chính người dân Trung Quốc.
(Ảnh tổng hợp từ 9binh.com và Pixabay) Trong 28 năm đầu tiên, từ 1921 – 1949, điều quan trọng nhất mà ĐCSTQ đã làm là lật đổ chế độ hợp pháp của Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc, bằng những thủ đoạn phi đạo đức.
Trong 28 năm này, ĐCSTQ đã giết người trên mọi nẻo đường. Ngoài việc giết kẻ thù ra, họ còn không ngừng giết hại người dân của mình và người dân thường. Dưới đây là 3 ví dụ điển hình:
ĐCSTQ chiến đấu với Nhóm AB và giết 100.000 người Vào những năm 1930, Mao Trạch Đông đã đi đầu trong việc giết người ở “Khu Liên Xô Trung tâm”.
Tháng 10/1930, lần đầu tiên, Mao Trạch Đông, Tổng chính ủy kiêm Bí thư của Tổng cục Mặt trận Hồng quân khi đó, tiến hành một cuộc thanh trừng lớn của Hồng quân, nhằm trấn áp tất cả các lực lượng đối lập công khai và tiềm ẩn.
Cuộc thanh trừng đó được gọi là phong trào “Chống Nhóm AB” (tổ chức chống Bolshevik), và sau đó mở rộng đến Ủy ban Hành động tỉnh Giang Tây của ĐCSTQ và Hồng quân địa phương của họ ở Tây Nam Giang Tây dưới quyền của mình.
Các thủ đoạn cơ bản là: Tra tấn bức cung, thêu dệt tội ác, và giết người tàn bạo. Theo ghi chép vào thời điểm đó, những người bị bức hại “khóc chấn động trời đất không ngừng bên tai, hình phạt tàn khốc được sử dụng đến cùng cực.”
Tháng 1/1931, Hội nghị Toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa VI được tổ chức, chỉ thị được ban hành cho tất cả các cơ quan chi nhánh trung ương, các khu vực Xô viết và Hồng quân phải “đấu tranh tiêu diệt trung đoàn AB và tất cả những kẻ phản cách mạng”.
Họ cử Bác Cổ (Bogu) đến Khu Xô viết Trung tâm, Hạ Hy (Xia Xi) đến Khu Xô viết Tây Hồ Nam và Hồ Bắc, và Trương Quốc Đào (Zhang Guotao) đến Khu Xô viết Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy, để chủ trì việc trấn áp quân nổi dậy.
Theo hồi ký của tướng Tiêu Khắc (Xiao Ke) của ĐCSTQ, Khu vực Trung tâm của Liên Xô đã giết chết tổng cộng 100.000 người. Nhiều năm trước cuộc Trường chinh của Hồng quân, quân đội của Trung Hoa Dân Quốc chưa bao giờ tiêu diệt nhiều người như vậy.
Ở phía tây Hồ Nam và Hồ Bắc, Nguyên soái Hạ Long (He Long) của ĐCSTQ kể lại rằng Hạ Hy (Xia Xi) đã “giết những ‘kẻ nổi loạn’ đến mức điên cuồng”. Hạ Long từng van xin Hạ Hy: “Lão Hạ, không thể giết nữa, nếu giết nữa, ông sẽ giết hết bọn họ.”
Tại Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy, Nguyên soái Từ Hướng Tiền (Xu Xiangqian) của ĐCSTQ nhớ lại: “Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy không tốt hơn Hồ Nam và Hồ Bắc là bao”, “thậm chí vợ tôi đã bị giết.” “Bắt và giết người không dựa vào bằng chứng, mà dựa vào lời thú tội. Nhiều hình phạt thật khủng khiếp.”
Năm 1991, tập “Lịch sử ĐCSTQ” đầu tiên do Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Trung ương ĐCSTQ biên soạn và xuất bản từng ghi lại: Cuộc thanh trừng nhóm AB và Đảng Dân chủ Xã hội là sản phẩm của sự suy đoán nghiêm trọng và ép nhận tội, gây nhầm lẫn giữa địch và ta, gây ra nhiều bất công, sai trái, oan sai. Trong số đó, hơn 70.000 thành viên của nhóm AB, 6.352 thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội, và hơn 20.000 thành viên của phe cải tổ đã bị giết.
Hơn 20.000 người của Tập đoàn quân Tây Lộ bị xóa sổ
Vào ngày 9 và 22/10/1936, Hồng quân thứ nhất do Mao Trạch Đông chỉ huy lần lượt hội quân với Hồng quân thứ 4 và Hồng quân thứ 2 tại các đồn Hội Ninh, Cam Túc và Tương Đài ở Ninh Hạ.
Sau đó, Mao Trạch Đông ra lệnh cho Tập đoàn quân 30, Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân 5 của Hồng quân số 4 thành lập Tập đoàn quân Tây Lộ.
Ngày 28/10/1936, họ vượt sông Hoàng Hà và phát động chiến dịch Ninh Hạ. Vì vậy, Đội quân Tây Lộ đã chiến đấu một mình trong Hành lang Hà Tây của Ninh Hạ, và cuối cùng toàn bộ binh sĩ đều bị tiêu diệt.
Sau sự sụp đổ của toàn bộ Tập đoàn quân Tây Lộ, Mao Trạch Đông đã đẩy mọi trách nhiệm lên đầu Trương Quốc Đào (Zhang Guotao), thủ lĩnh chính của Hồng quân số 4 trước đây.
Mao đã viết trong cuốn “Những vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng của Trung Quốc” rằng: “Thất bại của Đoàn quân Tây Lộ là thất bại của con đường thoát thân theo chủ nghĩa cơ hội cánh hữu Trương Quốc Đào”.
Vì sao Mao Trạch Đông lại đổ hết trách nhiệm cho Trương Quốc Đào, sau khi chỉ huy Đội quân Tây Lộ và dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ đội quân này?
Bởi vì trên con đường trường chinh, Mao và Trương có những khác biệt lớn về vấn đề đi lên phía bắc và đi về phía nam. Sau khi Trương dẫn quân xuống phía nam, lại lập thêm một trung ương mới, cộng với một lượng lớn binh lính ở Hồng quân số 4 khiến Mao rất lo lắng.
Một mặt, Mao kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ thông qua “quyết định sai lầm của Trương Quốc Đào” và “quyết định về việc Trương Quốc Đào thành lập Ban Chấp hành Trung ương thứ 2”, v.v., phê bình Trương nghiêm khắc.
Mặt khác, Trương Hạo (Hao Zhang), đại diện của ĐCSTQ tại Quốc tế Cộng sản, người đã trở lại Diên An, sử dụng danh nghĩa của Quốc tế Cộng sản để lừa dối Trương Quốc Đào đi lên phía bắc.
Sau khi Trương lên phía bắc gặp Mao, Mao một mặt tìm cách tước đoạt quyền lực quân sự của Trương, mặt khác khiến hơn 20.000 người của Hồng quân số 4, ban đầu do Trương chỉ huy, phải mạo hiểm tiến về phía tây. Sau khi Đoàn quân Tây Lộ bị tiêu diệt hoàn toàn, Mao lại đổ tội cho Trương, giáng cho Trương một đòn trí mạng.
Hàng trăm ngàn người chết đói ở thành phố Trường Xuân bị bao vây
Theo cuốn “Cuộc chiến cứu đói Trường Xuân” do cựu phóng viên Đỗ Bân (Du Bin) của New York Times, trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và ĐCSTQ, quân đội ĐCSTQ đã bao vây Trường Xuân, khiến khoảng 370.000 – 460.000 người chết đói.
Cuộc bao vây thành phố Trường Xuân bắt đầu vào ngày 4/11/1947. Mặc dù lúc đó thành phố Trường Xuân chưa bị bao vây chết chóc, nhưng điện từ trạm thủy điện Tiểu Phong Mãn đến thành phố Trường Xuân đã bị cắt, mỏ than bị nổ tung, người dân không kiếm được củi, nhiều người chết vì bị rét cóng và tự tử.
Đến ngày 18/4/1948, Lâm Bưu, chỉ huy quân đội chiến trường Đông Bắc, báo cáo với Mao Trạch Đông rằng ông ta sẽ bao vây. Ngày 5/6, Lâm Bưu ban hành “Biện pháp bao vây Trường Xuân”, “nghiêm cấm mọi người trong thành phố rời khỏi thành phố.”
Cuối tháng 7/1948, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh cho quân Quốc dân Đảng đóng ở Trường Xuân sơ tán người dân trong thành phố, nhưng quân đội ĐCSTQ quyết liệt ngăn cản người dân rời đi.
Một người tị nạn van xin lính canh: “Chúng tôi đều là những người lương thiện, sao có thể nhẫn tâm để chúng tôi chết đói ở đây?” Người này trả lời: “Đây là lệnh của Mao Chủ tịch, chúng tôi không dám vi phạm kỷ luật.” Một người liều lĩnh bước tới, “pằng” một tiếng súng vang lên, và một mạng người mất đi.
Đỗ Bân đã mất 10 năm để viết “Trận chiến chết đói ở Trường Xuân”. Ông nói: “Bằng chứng sao thì nói vậy”, “Đoạn văn nào cũng có cơ sở, trích dẫn nào cũng có nguồn gốc”.
Trong 73 năm sau đó, từ năm 1949 đến nay, điều quan trọng nhất mà ĐCSTQ đã làm là duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi cách có thể.
Trong 73 năm qua, ĐCSTQ cũng vẫn giết người trên suốt chặng đường của mình. Mao Trạch Đông giết nhiều người nhất, Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội giết người, và Giang Trạch Dân giết người tà ác nhất.
Những vụ giết người do Mao Trạch Đông khởi xướng
Trong 27 năm cầm quyền (từ 1/10/1949 – 9/9/1976), Mao đã phát động hàng chục chiến dịch chính trị đẫm máu và tàn bạo.
Từ cải cách ruộng đất, tam phản, ngũ phản, đàn áp quân phản cách mạng, chống tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong, thanh trừng các phong trào phản cách mạng, chống cực hữu, Đại nhảy vọt, chống lại các bè phái chống ĐCSTQ do Bành Đức Hoài cầm đầu, chống phong trào chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, 4 cuộc thanh trừng, và 10 năm Cách mạng Văn hóa, lần vận động nào cũng đều đi kèm với những cuộc chém giết.
Lấy cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm làm ví dụ. Ông Dương Kế Thằng (Yang Jisheng), cựu phóng viên cấp cao của Tân Hoa Xã, kiêm tổng biên tập tờ “Viêm Hoàng Xuân Thu”, cho biết trong bài báo “Lý thuyết và hệ thống chế độ: Những suy ngẫm của tôi về cuộc cách mạng văn hóa”, rằng tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ sau Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, từng tiết lộ số người bị đàn áp và thiệt mạng trong Cách mạng Văn hóa:
Có hơn 4.300 vụ giao tranh vũ trang quy mô lớn, và hơn 123.700 người chết; 2,5 triệu cán bộ bị đấu tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt giam bất hợp pháp, và hơn 115.500 cán bộ chết bất thường; 810.000 người thuộc mọi tầng lớp trong thành phố bị gán nhãn là phản cách mạng trong lịch sử, phản cách mạng trong hiện tại, là phần tử bất đồng chính kiến giai cấp, phản cách mạng xét lại, và quan chức học thuật phản động; hơn 683.000 người đã chết một cách bất thường; Hơn 5,2 triệu người nhà của địa chủ và phú hộ (gồm cả một số nông dân trung lưu) bị đàn áp ở các vùng nông thôn. 1,2 triệu địa chủ, phú nông và người nhà của họ chết bất thường; Hơn 113 triệu người phải hứng chịu đòn chính trị ở các mức độ khác nhau, và hơn 557.000 người mất tích. Từ ngày 21 – 23/8/1980, Đặng Tiểu Bình được nữ nhà báo người Ý Fallaci được phỏng vấn 2 lần tại Bắc Kinh. Bà Fallaci hỏi: “Có bao nhiêu người chết trong Cách mạng Văn hóa?”
Đặng trả lời: “Có bao nhiêu người thực sự chết trong Cách mạng Văn hóa, đó là một con số thiên văn, một con số không bao giờ có thể ước tính được”.
Lý Nhuệ, cựu Bí thư của Mao Trạch Đông, từng nói: “Mao không bao giờ sợ người chết, và bao nhiêu người chết cũng không quan trọng”.
Những vụ giết người do Đặng Tiểu Bình khởi xướng Vào đầu mùa xuân và mùa hè năm 1989, một phong trào dân chủ của sinh viên “chống chủ nghĩa quan liêu, cần dân chủ và tự do” lan khắp Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho quân đội tiến vào Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, để thực hiện một cuộc đàn áp.
Theo tờ “Next Magazine” của Hồng Kông, việc xem xét các hồ sơ mật của Nhà Trắng ở Hoa Kỳ cho thấy, Chính phủ Hoa Kỳ đã biết được một tài liệu bên trong Trung Nam Hải, thông qua người cung cấp thông tin cho quân đội thiết quân luật của Trung Quốc.
Tài liệu này đánh giá rằng có khoảng 40.000 người đã thiệt mạng và bị thương trong vụ thảm sát “ngày 4/6/1989”, trong đó có 10.454 người đã bị tàn sát.
Có bao nhiêu người chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn “ngày 4/6/1989”? Hiện rất khó có được số liệu thống kê chính xác.
Ngoài việc ra lệnh cho quân đội bắn người, Đặng Tiểu Bình còn thực hiện chính sách “giết người” đặc biệt.
Kể từ năm 1979, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách “một con”, “mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có một con”, những người vượt quá số lần sinh bị buộc phải phá thai.
Theo số liệu do Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế Quốc gia của ĐCSTQ công bố, tính đến năm 2013, Trung Quốc có ít nhất 13 triệu ca phá thai mỗi năm, đứng đầu thế giới, chưa kể 10 triệu ca phá thai nội khoa, và số ca phá thai thực hiện tại các bệnh viện tư nhân.
Nếu tính theo con số 13 triệu mỗi năm, ít nhất 450 triệu thai nhi đã bị giết ở Trung Quốc trong 34 năm, từ năm 1979 – 2013.
Những vụ giết người do Giang Trạch Dân khởi xướng
Chuyện tồi tệ nhất mà Giang Trạch Dân đã làm trong đời là phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.
Điều tà ác nhất là cuộc tàn sát mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để cấy ghép do Giang khởi xướng.
Ông Hạ Cường, Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Gan của Bệnh viện Nhân Tế Thượng Hải, được “Tổ chức Thế giới điều tra về bức hại Pháp Luân Công” (WOIPFG) liệt vào danh sách những người phải chịu trách nhiệm về mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Ngày 26/1/2005, “Nhật báo Giải phóng” của Thượng Hải đưa tin ông Hạ Cường, Giám đốc Trung tâm cấy ghép gan của bệnh viện Nhân Tế, nói với các phóng viên rằng: “Tôi bị ám ảnh bởi việc cấy ghép gan.” “Bây giờ tôi gần như bị nghiện. Nếu không gặp bệnh nhân trong phòng bệnh một ngày, tôi sẽ cảm thấy bồn chồn. Tôi thực hiện ít nhất 2 – 5 ca ghép gan mỗi tuần.”
Ngày 22/6/2016, luật sư nhân quyền người Canada David Matas và ông David Kilgour – cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương và phóng viên điều tra cấp cao người Mỹ Ethan Gutmann đã cùng công bố “Báo cáo điều tra về vụ cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ”.
Ba tác giả ước tính số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc khoảng 60.000 – 100.000 ca mỗi năm, và có thể lên tới 1,5 triệu ca kể từ năm 2000. Nguồn cung cấp nội tạng chính là các học viên Pháp Luân Công.
ĐCSTQ mổ cướp nội tạng hàng loạt các học viên Pháp Luân Công còn sống là hành động tàn bạo tà ác nhất, kể từ sau cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai.
“Băng đảng nợ máu”, do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đứng đầu, đã bức hại Pháp Luân Công, phạm tội ác diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại loài người “chưa từng có trên hành tinh này”.
ĐCSTQ đã giết bao nhiêu người? ĐCSTQ đã giết bao nhiêu người trong 100 năm qua? Không có số liệu thống kê cụ thể trước năm 1949.
Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, theo thống kê của học giả người Mỹ gốc Hoa Tào Trường Thanh, ĐCSTQ có thể đã giết chết 80 triệu người Trung Quốc, “nhiều hơn 2,5 số người bị giết trong toàn bộ Thế chiến thứ Hai”.
Vì sao ĐCSTQ giết người không ngừng nghỉ? Cơ sở lý luận của ĐCSTQ bắt nguồn từ “Tuyên ngôn Cộng sản” do Marx, tổ tiên của ĐCSTQ, xuất bản năm 1848. Học thuyết cốt lõi của cuốn sách nhỏ này là 2 chữ “giết chóc”: Một là giết về thể xác, tức “cuộc cách mạng bạo lực” do Marx chủ trương. Hai là giết chết tinh thần, tức là “đoạn tuyệt triệt để nhất với các quan niệm truyền thống” do Marx chủ trương.
Phần kết Trong 100 năm, ĐCSTQ đã giết người như điên dại, và chồng chất nợ máu. ĐCSTQ đã giết nhiều người hơn Stalin, Hitler, và nhiều hơn tất cả các bạo chúa tự cổ chí kim, cả trong và ngoài Trung Quốc.
ĐCSTQ mang vô số nợ máu chồng chất, tích tụ quá nhiều tội ác sâu dày, và đã đi đến tận cùng của lịch sử. Sự hủy diệt của ĐCSTQ là biến đổi thiên tượng lớn nhất hiện nay.
Trước khi Thần đại thanh trừng và đại đào thải ĐCSTQ, tất cả người dân Trung Quốc nên ly khai với ĐCSTQ càng sớm càng tốt, rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ, trở về với sự bảo vệ của Thần, bình an vượt qua kiếp nạn.
Vương Hữu Quần (Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, đăng trên Epoch Times.)