New York đã thắp sáng cây thông Rockefeller, các chợ Giáng sinh ở châu Âu mở lại sau hai năm dịch bệnh.
Một trong những hoạt động Giáng sinh thường niên hút khách nhất ở New York, Mỹ là lễ thắp sáng cây thông Rockefeller, với khoảng 750.000 người tập trung chờ đợi, cuối tháng 11. Theo Travel + Leisure, cây thông năm nay có 50.000 bóng đèn và 3 triệu ngôi sao pha lê.Ảnh: AP
Trung tâm thủ đô Vienna, Áo được trang trí Noel, chật kín người qua lại hôm 4/12. Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh
Chợ Giáng sinh ở thành phố Cologne, Đức hôm 2/12. Toni Phạm, một Việt Kiều sống ở đây cho biết chợ luôn kín người, đặc biệt vào cuối tuần và buổi tối. Ảnh: TƯỜNG
Chợ Giáng sinh ở thủ đô Prague, CH Czech đã được mở lại sau hai năm dịch bệnh. Trên ảnh là quảng trường Old Town (quảng trường Con gà) hôm 2/12. Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.
Xe buýt trên phố Oxford, một trong những khu phố mua sắm đông đúc nhất ở London (Anh) dưới những ngọn đèn Giáng sinh, hôm 2/12. Ảnh: Reuters
Tuyết rơi hôm 1/12 trước cổng Brandenburg, Berlin (Đức) với cây thông Noel khổng lồ đã được thắp đèn. Ảnh: Reuters
Khu phố Stroget ở Copenhagen, Đan Mạch cũng bắt đầu được trang trí dịp Giáng sinh. Ảnh: Reuters
Người dân tham gia lễ thắp sáng cây thông Noel ở thủ đô Athens, Hy Lạp hôm 1/12. Ảnh: Reuters
Người dân đi chơi Giáng sinh ở Tallinn, Estonia hôm 25/11. Ảnh: Reuters
Du khách và người dân địa phương đến chơi chợ Giáng sinh ở Budapest, Hungary hôm 28/11.
Người dân Paris và du khách tham gia lễ thắp sáng đèn dịp Giáng sinh ở đại lộ Champs-Elysees và Khải Hoàn Môn, Pháp, cuối tháng 11. Ảnh: Reuters
Xuân Hương đang ở tuổi 18 căng tràn sức sống, Nguyễn Du 24 tuổi nhiều ưu tư, họ gặp nhau trong một lần hái sen Hồ Tây, cảm mến tài thơ và có mối quan hệ tình cảm trong ba năm.
Nguyễn Du sinh năm 1766, Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, hai người cùng lứa (chênh nhau 7 tuổi), có những khoảng thời gian cùng sống ở kinh thành Thăng Long. Nguyễn Du là con nhà đại quý tộc, Hồ Xuân Hương cũng con nhà trâm anh. Đời sống của cả hai đều có nhiều lận đận, trong khi Nguyễn Du sớm mất cha, rồi mồ côi mẹ, thì Hồ Xuân Hương cũng là con vợ lẽ, cha mất, mẹ tái giá.
Điều quan trọng nhất, cả hai đều là những tao nhân mặc khách sống cùng thời, những văn nhân, thi hào nổi tiếng của dân tộc. Vì thế, có nhiều người đặt ra giả thiết, cho rằng giữa bà chúa thơ Nôm và đại thi hào dân tộc thực sự đã có mối tình riêng.
MỐI TÌNH CHỐC ĐÃ BA NĂM VẸN
Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ một bài thơ có trong tập Lưu Hương ký của Hồ Xuân Hương. Bài thơ có tên bằng chữ Hán: Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, nghĩa là Nhớ bạn cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu; dưới tên bài thơ còn ghi chú: “Hầu Nghi Xuân Tiên Điền Nhân”.
Nguyễn Hầu ở đây chính là Nguyễn Du, quê ở Nghi Xuân, Tiên Điền, năm 1805 được phong Du Đức Hầu, đến năm 1813 được thăng Cần chánh học sĩ sung Chánh sứ sang nhà Thanh.
Bài thơ được Hồ Xuân Hương được viết năm 1813, năm Nguyễn Du được phong làm Cần Chánh học sĩ, như sau:“Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung/ Mượn ai tới đấy gửi cho cùng/ Chữ tình chốc đã ba năm vẹn/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không/ Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập/ Phấn son càng tủi phận long đong/ Biết còn mảy chút sương đeo mái/ Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong”.
Phân tích bài thơ, có thể thấy rõ tình cảm của Hồ Xuân Hương. Hai câu “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn/ Giấc mộng rồi ra nửa khắc không” cho thấy hai người có tình cảm trong ba năm tròn. Giả thiết đặt ra hai người gặp nhau ở một trong những lần Nguyễn Du qua Thăng Long và nảy sinh tình cảm.
Với hai câu thơ “Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập/ Phấn son càng tủi phận long đong” có nhiều cách lý giải khác nhau. Có ý kiến cho rằng “mừng duyên tấp nập” ở đây là chỉ chuyện Nguyễn Du được thăng chức Cần chính Học sĩ và đi sứ. Nhưng cũng có ý kiến nói “duyên tấp nập” ở đây là nói chuyện Nguyễn Du cưới vợ; còn Xuân Hương thấy vậy chỉ chạnh nghĩ đến duyên phận long đong của mình mà tủi phận.
Về phía Nguyễn Du, không có bất cứ một tác phẩm nào lưu lại cho thấy ông nhắc trực diện tới tình cảm với Hồ Xuân Hương. Trong những lần Nguyễn Du qua lại Thăng Long, thi hào có để lại bài thơ Long thành cầm giả ca, cảm thương tiếng đàn, nhan sắc của người con gái đất Thăng Long.
Có nhiều người cho rằng nhân vật cô gái trong bài thơ là Hồ Xuân Hương. Nhưng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong một bài viết ông tưởng tượng ra cảnh gặp Nguyễn Du và hai người đối thoại; trong cuộc trò truyện đó, Nguyễn Du khẳng định Hồ Xuân Hương không phải nhân vật trong Long thành cầm giả ca, bởi bà chúa thơ Nôm không phải là kỹ nữ.
Theo Nguyễn Trọng Tạo, Hồ Xuân Hương chính là nhân vật trong bài thơ Mộng Đắc thái liên (Mộng thấy hoa sen) của Nguyễn Du. Căn cứ vào những câu thơ trong bài “Hái, hái sen Hồ Tây… Sáng nay đi hái sen/ Nên mới hẹn cô láng giềng xóm Đông” khiến nhiều người cho rằng Nguyễn Du và Xuân Hương là hàng xóm của nhau, nảy sinh tình cảm qua lại trong ba năm. Để rồi sau đó tình cảm của họ vấn vương mãi, như lời thơ Nguyễn Du viết: “Hoa sen ai cũng ưa/ Cuống sen chẳng ai thích/ Trong cuống có mành tơ/ Vấn vương không thể dứt”.
TIỂU THUYẾT VỀ MỐI TÌNH NHƯ MƠ GIỮA HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN DU
Giai thoại về tình cảm của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du còn được tác giả Hoàng Khôi – một nhà nghiên cứu trong hội Kiều học – viết thành sách. Trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du Trên đường gió bụi, tác giả viết về quãng thời gian 10 năm lưu lạc của Nguyễn Du (1786-1796), trong đó có những năm đại thi hào lưu lại kinh thành và có tình cảm với nữ sĩ Xuân Hương.
Sách viết, khoảng năm 1790, Nguyễn Du ở tại gác tía gần Hồ Tây của anh trai là Nguyễn Khản (lúc đó đang làm quan Tham tụng). Làng Nghi Tàm hồi ấy có gia đình thầy đồ Diễn trú ngụ. Gia đình thầy đồ có cô con gái tên Xuân Hương.
Xuân Hương đang ở tuổi 17-18, là cô gái xinh xắn, thông minh, tinh nghịch được ông bà đồ chiều chuộng. Cô học chữ Hán, chữ Nôm tinh thông, lại biết làm thơ, ứng đối sắc sảo. Vì thế nhiều người trong đám học trò cảm mến Xuân Hương.
Cuốn sách vẽ ra một cuộc tình đẹp như mơ. Năm ấy, Nguyễn Du 24 tuổi, ưu tư, thâm trầm; còn Xuân Hương đang tuổi 18 căng tràn sức sống, thông minh hoạt bát. Xuân Hương gặp Nguyễn Du trong một lần bơi thuyền đi hái sen. Họ nhanh chóng cảm mến nhau.
Sách viết: “Xuân Hương gặp Nguyễn Du, thấy chàng vừa sâu sắc vừa thông minh hóm hỉnh nên ngày càng cảm mến. Còn Nguyễn Du trong nỗi cô đơn dằng dặc mấy năm trời, nay gặp được một cô gái trẻ sắc sảo, tài hoa lại mạnh mẽ nên tự nhiên thấy mình như có sự bù đắp. Dù chưa ai nói gì với ai, cả hai đều ngầm cảm nhận một tình cảm lạ đang nhen nhóm trong mình”.
Cuốn sách còn miêu tả hai tao nhân mặc khách cùng nhau xướng thơ, quan tâm chăm sóc, đưa nhau đi thăm thú bè bạn chốn kinh thành. Đặc biệt, hai hồn thơ lớn đều mượn thi cả để bày tỏ tình cảm. Xuân Hương làm bài Hỏi trăng, mượn lời cô gái ướm hỏi ý người yêu: “Hỏi con bạch thỏ đà bao tuổi/ Lại chị Hằng Nga đã mấy con?/ Đêm tối cớ chi soi gác tía?/ Ngày xanh còn thẹn với vừng son/ Năm canh lơ lửng chờ ai đó?/ Hay có tình riêng với nước non?”.
Đại thi hào cũng bày tỏ nỗi lòng sâu kín của mình qua bài thơ Thạch Đình tặng biệt: “Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời/ Nước non sầu nặng muốn đi về/ Cung hoàng diệu vợi đường khôn lọt/ Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê/ Đã chắc hương đâu cho lửa bén Lệ mà hoa lại quyến xuân đi/ Xanh vàng chẳng phụ lòng nhân ái/ Tròn trặn gương tình cũng khó khi”.
Cuốn sách viết, mối tình của Xuân Hương và Nguyễn Du kéo dài trong ba năm, cho tới khi Nguyễn Du phải về lại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh trông coi việc xây từ đường cho dòng họ.
Từ đó, mỗi người đều có con đường riêng. Xuân Hương hai lần lấy chồng đều làm lẽ, còn số phận Nguyễn Du thăng trầm theo những biến động của chính trị, thời thế.
Chụp lại hình ảnh,”Cuba khác hẳn với những nơi khác tôi từng đến, và luôn khiến tôi gợi nhớ về một bài hát”
Pico Iyer, một trong những cây bút về du lịch sắc sảo nhất thế giới, đã viết về Cuba từ những năm 1980 với tất cả sự đa dạng và sống động của đất nước này.
Trong những bài viết và cả cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, ông đều đã khắc họa được nhịp điệu cuộc sống đầy quyến rũ của hòn đảo này qua những hình ảnh đầy mê hoặc.
Với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng Năm 2016 và với sự ra đi của nhà độc tài lâu năm Fidel Castro hồi cuối tháng 11, BBC Travel đã hỏi Iyer mọi thứ về đất nước Cuba – từ những điều đáng ngạc nhiên cho đến những giấc mơ cũng như tinh thần và tâm trạng của người dân Cuba khi đất nước họ đang thích nghi với một năm đột phá.
Hỏi: Tại sao Cuba vẫn có sức quyến rũ đối với ông?
Không thể chối cãi Cuba là đất nước phức tạp, tương phản và rối rắm nhất mà tôi từng đến. Đó là một câu đố mà càng suy gẫm tôi lại thấy càng khó giải đáp. Cuba là một đất nước lúc nào cũng sôi nổi với những tòa nhà tồi tàn và những hàng người xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để cuối cùng không được gì cả. Từng mỗi góc phố nơi đây đều sôi động với âm nhạc, các điệu nhảy và tình dục – tất cả những ưu đãi ở xứ nhiệt đới với gió thổi từ phía bên kia biển đến khu Malecon ven biển. Vậy mà gần như tất cả những gì tôi nghe được về Cuba là than phiền, bất mãn, nỗi khao khát được bước ra khỏi đất nước để nhìn thấy tất cả những nơi mà lâu nay họ vẫn bị cấm đến.
Tôi đã chu du Cuba được 29 năm và trong những năm cuối của thập niên 1980 hầu như tôi sống ở đó. Tôi đã từng chứng kiến cảnh du khách ngoại quốc đến đất nước này không có ai ngoài những người đến từ Liên Xô, Bulgaria, hay du khách Bắc Hàn đi dạo thành đôi với phù hiệu có hình ảnh lãnh tụ Kim Nhật Thành trên ve áo.
Tôi đã chứng kiến Cuba trải qua ‘Thời kỳ đặc biệt’ khi mà tình trạng thiếu hụt xảy ra nghiêm trọng sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Và tôi đã ở Cuba trong suốt thập niên đó khi mà doanh nghiệp tư nhân bắt đầu phát triển và các đường phố trở nên sáng sủa và nhộn nhịp hơn.
Tuy nhiên Cuba vẫn còn mang đậm nét châu Âu đầy tinh tế, thấm đẫm tinh thần và nhịp điệu châu Phi nằm giữa khu vực Caribbe trầm lắng nhưng lại buộc đi theo tư tưởng của một triết gia Đức và nhà tư tưởng Nga. Không có ai có thể hiểu thấu đáo vì sao như vậy.
Chụp lại hình ảnh,Havana trong những ngày chuẩn bị đón Giáo hoàng tới thăm, hồi 9/2015
Hỏi: Ký ức sống động nhất của ông về nhà lãnh tụ quá cố Fidel Castro trong thời gian ông ở Cuba là gì?
Tôi luôn nhớ hình ảnh Fidel cất tiếng vang dưới mưa tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm Cách mạng Cuba tại thị trấn nhỏ Artemisa vào năm 1987. Fidel là một nhà lãnh đạo thông minh, có sức lôi cuốn và có quyền lực bao trùm mà trong đời tôi từng được biết. Ông ấy cũng thành công trong việc biến quốc đảo này trở thành bản sao hoàn hảo của Babylon vốn tấp nập du khách và dập dìu nhà thổ – một hình ảnh mà ông ấy muốn gạt bỏ. Ông ấy rất tài giỏi trong việc đấu trí với Washington trong suốt bốn thập niên và hơn nữa, ông ấy đã biến quê hương yêu dấu của mình trở thành một dạng nhà tù được áp dụng các biện pháp an ninh ở mức tối đa.
Hỏi: Ông đã từng viết rằng “Cuba là quê hương của cuộc cách mạng không ngừng nghỉ chống lại tất cả những ý tưởng mà chúng ta nghĩ về Cuba.” Điều gì sẽ khiến chúng ta kinh ngạc về tương lai của đất nước này?
Hòn đảo này không bao giờ đứng yên một chỗ. Điều gây tò mò là mỗi giờ phút trôi qua nó luôn có những thứ lên kế hoạch, dịch chuyển, âm mưu và sáng tạo ngay cả khi đã chính quyền ở đây ít nhiều đã đặt đất nước này vào tình trạng trì trệ triền miên rong suốt 50 năm qua.
Mỗi ngày trôi qua đất nước này không chỉ sống cùng sự mâu thuẫn mà họ còn biến mâu thuẫn đó thành nghệ thuật, âm nhạc, vũ điệu và chính sách. Những ai từng đến Cuba khi trở về đều nói về chuyện làm cách nào mà người dân ở đây, với trí tuệ, nghị lực, quyết tâm và trí trưởng tượng đã có thể duy trì cuộc sống trên hòn đảo này ngay cả khi các tòa nhà của họ đang mục nát.
Giờ đây, Cuba đang tìm cách xây dựng mô hình phát triển theo tinh thần thị trường của chủ nghĩa Lenin của riêng họ mặc dù không đi kèm với kỷ luật khốc liệt kiểu Trung Quốc hay tinh thần làm việc chăm chỉ của Việt Nam. Bước ra khỏi sân bay Jose Marti trong sự tĩnh lặng của màn đêm, chúng ta sẽ thấy có sự sôi động, sức sống mãnh liệt, một cảm giác lãng mạn và hưng phấn. Ấy vậy mà những con đường lại vắng vẻ và gần như tất cả mọi thứ đều xuống cấp.
Cuba, hơn bất cứ nơi nào mà tôi đã từng đến, gợi nhớ cho tôi về một bài hát, một giai điệu vẫn tiếp tục ngân nga trong đầu rất lâu sau khi tôi đã rời khỏi nơi đó. Và không có ý nghĩa gì khi chúng ta đánh giá bài hát đó là tả hay hữu, thân Mỹ hay chống Mỹ. Đó chính là điều luôn làm cho Fidel Castro khó chịu nhưng đôi khi đó lại là cứu cánh của nhân dân Cuba.
Chụp lại hình ảnh,Cuba luôn tràn ngập năng lượng, âm nhạc và những điệu nhảy
Hỏi: Ông có lời khuyên nào dành cho du khách chuẩn bị đến Cuba hay không?
Tôi tin rằng đi bất cứ đâu chúng ta đều cần phải chuẩn bị nhưng không đâu điều này lại đúng như ở Cuba: hãy bỏ lại tất cả những gì bạn nghĩ về Cuba và xin đừng đóng khung một đất nước sôi động, quyến rũ nhưng tuyệt vọng và đói nghèo theo quan niệm của bạn chẳng hạn như ‘thiên đường lãng mạn’ hay ‘địa ngục chuyên chế’.
Hãy mở lòng ra để chuẩn bị được người dân Cuba chào đón nhưng cũng cần nhớ rằng phần đông trong số họ xem bạn là biểu tượng của một cuộc sống khác hay một điều gì đó khác hơn việc bạn là ai. Suy cho cùng, trong suốt 55 năm, họ đã sống cùng với giấc mơ về thế giới bên ngoài.
Nếu được thì hãy đem theo những vật dụng thiết yếu bởi vì những đồ dùng đơn giản nhất cũng phải rất khó tìm được ở một đất nước hết sức thiếu thốn như Cuba, và người dân nơi nào cũng sẽ đều thấy cảm động trước sự tử tế.
Hãy cảm nhận những di sản tuyệt vời của châu Mỹ vào những năm 1950 – Khách sạn Nacional ở thủ đô Havana và Capri, vùng ngoại ô ở Miramar và Vedado – bởi vì Cuba vẫn là một cánh cửa đẹp để chúng ta nhìn về lịch sử châu Mỹ.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho cái nóng. Đừng nghĩ về tiện nghi và đừng mong tận hưởng dịch vụ theo kiểu phương Tây.
Chụp lại hình ảnh,Gautam Adani là người giàu thứ ba trên thế giới, sau Elon Musk và Jeff Bezos
Đêm 26/11/2008, Gautam Adani, khi đó là người giàu thứ 10 ở Ấn Độ, đang ăn tối tại nhà hàng khách sạn sang trọng Taj Mahal ở Mumbai thì các tay súng xông vào, bắn tứ phía và ném lựu đạn.
Mười chiến binh được vũ trang hạng nặng, tất cả đều là công dân Pakistan, đã đến bằng đường biển tối hôm đó, chia thành nhóm, cướp phương tiện đi lại và tấn công vài nơi, trong đó có hai khách sạn hạng sang.
Cuộc bao vây thành phố kéo dài 60 tiếng, khiến 166 người thiệt mạng và làm xấu đi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan.
Ông Adani sau đó nói với tờ India Today rằng nhân viên khách sạn đã nhanh chóng đưa thực khách xuống tầng hầm vài giờ, sau đó chuyển họ lên sảnh tầng trên khi tình trạng hỗn loạn đẫm máu tiếp diễn bên ngoài.
Trong sảnh có 100 khách chen chúc – “một số trốn dưới ghế sofa, những người khác tìm tư thế để trốn” – cầu nguyện được sống.
Ông Adani kể lại ông ngồi trên ghế sofa, nói những người khác hãy “tin vào Chúa”, và gọi điện thoại cho gia đình đang quẫn trí ở thành phố quê hương Ahmedabad, cách đó 500 km, trong khi tài xế và nhân viên bảo vệ của ông đang lo lắng chờ bên ngoài.
Sau khi qua đêm trong sảnh, ông Adani và các con tin khác được đưa ra ngoài bằng cửa sau, sau khi lính biệt kích bao vây khách sạn sáng hôm sau.
“Tôi nhìn thấy cái chết ở khoảng cách chỉ khoảng 5m,” ông nói với phóng viên khi trở về Ahmedabad trên chuyên cơ riêng hôm đó.
Chụp lại hình ảnh,Ông Adani được cho là thân thiết với Thủ tướng Narendra Modi
Khoảng 14 năm sau, ông Adani, 60 tuổi, là người giàu thứ ba trên thế giới – sau Elon Musk và Jeff Bezos. Ông điều hành một tập đoàn lớn, 23.000 nhân viên và mức vốn hóa thị trường hơn 230 tỷ USD.
Ông xuất hiện trên tin tức tuần này vì đang chuẩn bị mua NDTV, mạng tin tức được coi trọng nhất ở Ấn Độ, trong dự án truyền thông lớn đầu tiên của ông.
Rất lâu trước khi học sinh bỏ học làm thương nhân này trở thành tỷ phú, với đam mê mạo hiểm, Adani đã có lần thoát chết trong gang tấc. Tháng 1/1998, ông và một cộng sự bị một nhóm đàn ông dí súng và bắt cóc đòi tiền chuộc ở Ahmedabad.
Hai nghi phạm được trả tự do năm 2018 khi doanh nhân này và cộng sự “không bao giờ xuất hiện để lấy lời khai dù được tòa án nhiều lần triệu tập”.
Là một doanh nhân tự nhân là kín miệng, ông Adani không nói nhiều về những chuyện này, ngoài việc từng nói với một nhà báo rằng “hai hoặc ba sự cố đáng tiếc đã xảy ra trong đời tôi.”
Sau khi bỏ học ở tuổi 16, ông Adani chuyển đến Mumbai để thử kinh doanh, buôn bán kim cương tại một khu thương mại nhộn nhịp. Bước đột phá kinh doanh ban đầu này không kéo dài lâu: hai năm sau, ông trở về Gujarat, bang quê hương của mình, để điều hành một nhà máy đóng góp do anh trai quản lý.
Chụp lại hình ảnh,Ông Adani sở hữu nhà máy điện chạy bằng than tư nhân của Ấn Độ ở Gujarat
Ông Adani thành lập công ty của mình năm 1998, giao dịch hàng hóa.
Trong 24 năm sau đó, các công ty nợ nần chồng chất của ông đã đa dạng hóa sang lĩnh vực cảng, hầm mỏ, đường sắt, cơ sở hạ tầng, năng lượng, và bất động sản, khiến một nhà bình luận gọi ông “có lẽ là người hùng hổ nhất trong thế hệ doanh nhân mới của Ấn Độ.”
Ngày nay, ông Adani là tài phiệt cơ sở hạ tầng không thể tranh cãi của Ấn Độ.
Ông điều hành công ty xi măng lớn thứ hai Ấn Độ, 13 cảng – trong đó có cảng lớn nhất nước, ở thị trấn Mundra ven biển phía tây – và 7 sân bay.
Ông đang xây dựng đường cao tốc dài nhất giữa Delhi và Mumbai, thủ đô thương mại của quốc gia.
Với sáu nhà máy điện than, ông Adani là người nắm quyền lực tư nhân lớn nhất của Ấn Độ.
Đồng thời, ông cam kết đầu tư 50 tỷ USD vào hydro xanh và vận hành một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 8.000 km.
Ông cũng mua mỏ than ở Indonesia và Úc. Ông đặt mục tiêu trở thành người tham gia tái tạo năng lượng hàng đầu trên toàn cầu năm 2030.
Tốc độ và quy mô bành trướng của ông Adani có thể so sánh với tốc độ và quy mô của những người khổng lồ công nghiệp trong các thời đại trước, nhà phân tích chính sách James Crabtree viết trong cuốn ‘The Billionaire Raj: Journey Through India’s New Gilded Age’.
“Không thể dựa vào cơ sở hạ tầng xiêu vẹo của Ấn Độ, ông ấy đã xây dựng đường sắt và hệ thống dây điện tư của riêng mình. Không dễ dàng tiếp cận với than trong nước, ông ấy mua mỏ ở Indonesia và Úc và đưa than về qua cảng của mình,” ông Clabtree cho biết, và nói thêm “sự bành trướng của ông phản ánh sát sự phát triển của Ấn Độ.”
Chụp lại hình ảnh,Năm 2019 ở Úc có biểu tình chống mỏ than của ông Adani ở trung tâm Queensland
Trên chặng đường, ông Adani đã gây nhiều tranh cãi.
Mối quan hệ thân thiết với Narendra Modi, từ khi là thủ hiến Gujarat và bây giờ là thủ tướng Ấn Độ, khiến những người chỉ trích gọi đế chế của ông là một ví dụ của chủ nghĩa tư bản thân hữu.
“Hai người đàn ông này có sự nghiệp cộng sinh. Các chính sách hỗ trợ kinh doanh của ông Modi giúp ông Adani bành trướng. Trong khi đó, các công ty riêng của ông Adani đã xây dựng nhiều dự án lớn trở thành tượng trưng cho ‘mô hình Gujarat’ của ông Modi với trọng tâm là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thu hút vốn nước ngoài và các ngành xuất khẩu”, ông Crabtree nói.
Một mỏ than của ông Adani ở biển hồ Galilee của Queensland trở thành tâm điểm của các nhóm ủng hộ và phản đối than, và bị trì hoãn nhiều năm về vấn đề môi trường trước khi cuối cùng khởi công năm 2019.
Một trang web tên AdaniWatch, một tổ chức phi lợi nhuận do người Úc điều hành, tuyên bố sẽ “làm sáng tỏ những hành vi sai trái của Tập đoàn Adani trên khắp hành tinh”.
Tập đoàn Adani phủ nhận vi phạm bất kỳ luật nào ở Úc.
Năm 2012, kiểm toán viên chính phủ Ấn Độ cáo buộc ông Modi, khi đó là thủ hiến bang Gujarat, cung cấp nhiên liệu giá rẻ từ một công ty khí đốt nhà nước cho ông Adani và các doanh nhân khác.
Một nhà báo viết loạt bài năm 2017 nói các công ty của ông Adani được ưu đãi dưới thời ông Modi.
Các công ty của ông Adani và chính phủ ông Modi liên tục bác bỏ những cáo buộc này.
RN Bhaskar, tác giả tiểu sử mới về ông Adani, cho biết “khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ” của ông giúp cho sự phát triển kinh doanh của ông.
Ông bạn bè với hầu hết các “nhà lãnh đạo chính trị và xã hội” từ nhiều phía khác nhau.
Ông Bhaskar nói điều khiến ông Adani nổi bật so với người khác là ông “không muốn huy động vốn từ công chúng đầu tư cho tới khi doanh nghiệp đã bắt đầu làm ra tiền”.
Quan trọng hơn, ông nói thêm, ông Adani tin rằng tăng trưởng được bảo đảm khi lợi ích một nhóm doanh nghiệp “gắn liền với lợi ích quốc gia”.
Không có gì ngạc nhiên khi triết lý của họ, như viết trên trang web, là “Xây dựng quốc gia” thúc đẩy bởi “Tăng trưởng với lòng tốt”.
Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).
Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.
Sự kiện này đã được đặt tên là “cách mạng giấy trắng” hay “phong trào giấy trắng,” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài.”
Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong kỷ nguyên lãnh đạo của Tập, kể từ khi bắt đầu vào năm 2012.
Thậm chí còn có một cuộc biểu tình sinh viên được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, trường cũ của Tập. Trường đại học danh tiếng ở phía tây Bắc Kinh được coi là pháo đài quyền lực của Tập, và là nguồn gốc của “Thanh Hoa phái” – một phe mới trong đảng. Trần Cát Ninh (Chen Jining), cựu hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, vừa được thăng chức vào Bộ Chính trị quyền lực tại đại hội toàn quốc hồi tháng 10.
Trần sau đó đã được chọn để trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, kế nhiệm Lý Cường, người được kỳ vọng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo.
Các cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid đã lan rộng khắp đất nước chỉ trong vài ngày.
Để đối phó chính quyền, các sinh viên biểu tình đã thể hiện tư duy sáng tạo. Trong đêm tối, họ giơ cao những tờ giấy trắng, che kín mặt để không bị nhận dạng, trong lúc hô vang khẩu hiệu đòi Tập từ chức.
Một số sinh viên Thanh Hoa còn viết nguệch ngoạc các phương trình vũ trụ học của Alexander Friedmann trên tờ giấy của họ. Nguyên nhân được cho là vì trong tiếng Anh, “Friedmann” nghe giống như “người được tự do”.
Trong số sinh viên biểu tình ở Thanh Hoa, có rất nhiều thiếu nữ, qua đó phản ánh một sự thay đổi đáng kể trong xã hội Trung Quốc. Hoạt động xã hội tích cực của các nữ sinh là một biểu hiện hoàn toàn trái ngược với cuộc cải tổ Bộ Chính trị vào tháng 10, khi không có phụ nữ nào được góp mặt trong ban lãnh đạo gồm 24 thành viên.
Theo một nguồn thạo tin từ Trung Quốc, trước những diễn biến này, các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản tự tin sẽ dập tắt cách mạng giấy trắng.
“Cách mạng giấy trắng sẽ bị dập tắt hoàn toàn chỉ trong vòng 10 ngày tới,” nguồn tin nói với Nikkei, đồng thời cho biết thêm rằng ban lãnh đạo đảng đã đặt đất nước trong tình trạng báo động cao nhất khi Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) đang đến gần.
“Có một sự khác biệt lớn so với những gì đã xảy ra trong quá khứ,” nguồn tin cho biết, ám chỉ sự cố liên quan đến Ngày Nhân quyền Quốc tế năm 1986. “Sẽ không có sự bất đồng nào trong giới lãnh đạo.”
“Đừng đánh giá thấp năng lực hành chính và kỹ năng quản lý khủng hoảng của đảng ở cấp địa phương,” một nguồn tin khác cho biết.
Các phương pháp mà chính quyền sử dụng để đàn áp làn sóng biểu tình giấy trắng không chỉ giới hạn ở vũ lực. Dữ liệu lớn đã được sử dụng để xác định, theo dõi, và kiểm soát những cái tên dễ gây kích động nhất.
Các kỹ thuật giám sát đã được phát triển trong cuộc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở Hong Kong trước và sau khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực ở thuộc địa cũ của Anh vào năm 2020.
Làn sóng phản đối zero-covid đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc sau khi một người biểu tình dũng cảm giương cao các biểu ngữ phản đối trên cầu vượt Tô Thông ở Bắc Kinh vào ngày 13/10, ngay trước đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản.
Nội dung biểu ngữ kêu gọi cung cấp thực phẩm thay vì triển khai chính sách zero-Covid, tiến hành bầu cử thay vì ủng hộ “lãnh tụ”, và thực hiện quyền công dân tự do chứ không phải chế độ nô lệ – tất cả đều đi ngược lại chế độ chuyên chế của Tập.
Chính sách zero-Covid thường được triển khai theo những cách vô cảm, gây ra sự khó chịu trong dân chúng. Một vài người từng hy vọng rằng các biện pháp chống dịch sẽ bớt hà khắc hơn sau đại hội đảng. Khi rõ ràng là điều đó sẽ không xảy ra, người dân đã vô cùng tức giận.
Một trong những vụ chống đối đầu tiên xảy ra tại một nhà máy của Foxconn. Công nhân tại nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã biểu tình phản đối các điều kiện làm việc có liên quan đến chính sách zero-Covid.
Sau đó, vào ngày 24/11, đám cháy bùng phát tại một khu chung cư ở Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đã khiến 10 người thiệt mạng. Biểu tình nổ ra sau khi các bài đăng trên mạng xã hội lan truyền rằng lính cứu hỏa đã phản ứng chậm trễ vì lệnh phong tỏa.
Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan sang Bắc Kinh, Thượng Hải, và các thành phố lớn khác.
Ngày Nhân quyền Quốc tế luôn gây khó khăn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1986, ba năm trước cuộc đàn áp Thiên An Môn, Phương Lệ Chi, nhà vật lý từng là hiệu phó Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở tỉnh An Huy, đã kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
Lời kêu gọi của ông đã mở đường cho một phong trào sinh viên nhanh chóng lan rộng từ An Huy đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Nhà chức trách đã nhận thấy các cuộc biểu tình năm 2022 cũng diễn ra theo mô hình tương tự.
Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã bị cách chức một tháng sau đó, vì phản ứng ‘nhẹ tay’ của ông đối với phong trào ủng hộ dân chủ.
Đằng sau vụ việc này là cuộc đấu tranh quyền lực phức tạp liên quan đến nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã bổ nhiệm Hồ Diệu Bang vào các chức vụ chủ chốt, và các nguyên lão trong đảng, những người muốn hạ bệ Hồ trong vai trò kiến trúc sư của sự thay đổi thế hệ trong ban lãnh đạo đảng.
Cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã làm sâu sắc thêm cuộc cạnh tranh trong nội bộ đảng.
Triệu Tử Dương được Đặng chọn để thay Hồ làm Tổng Bí thư, nhưng chính ông cũng bị thanh trừng sau sự kiện Thiên An Môn, vì tỏ ra thông cảm với sinh viên.
Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày kỷ niệm việc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế vào ngày 10/12/1948.
Vào ngày đó năm 2008, có một sự cố khác đã xảy ra. Một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền do Lưu Hiểu Ba lãnh đạo đã công bố Hiến chương 08 để kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ra đời.
Hai năm sau, Lưu đoạt giải Nobel Hòa bình, nhưng ông vẫn ngồi sau song sắt nhà tù trong lúc lễ trao giải diễn ra ở Na Uy. Cả thế giới đã nhìn thấy hình ảnh chiếc ghế trống của ông tại buổi lễ, một minh chứng mạnh mẽ cho lập trường cứng rắn của Bắc Kinh. Lưu mất năm 2017, khi vẫn là một tù nhân chính trị.
Phong tỏa đột ngột theo chính sách zero-Covid nghiêm ngặt đã tước đi quyền tự do đi lại của mọi người, vốn là một quyền con người cơ bản. Chính sách gây tranh cãi và không được lòng dân này cũng đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc. Đây là lý do tại sao nhiều dân thường đã tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên trên khắp đất nước.
Chính quyền Trung Quốc đã không phải đối mặt với các cuộc biểu tình thực sự trên toàn quốc trong 33 năm qua.
Các cuộc biểu tình rầm rộ chống Nhật Bản vào tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa Quần đảo Senkaku không thể đem ra so sánh, vì Bắc Kinh tham gia rất nhiều vào việc lập kế hoạch và thực hiện chúng.
Những người tham gia được chính phủ đưa đón từ các vùng nông thôn và được trả trợ cấp hàng ngày. Các quan chức đã hỗ trợ phía sau những người biểu tình, theo dõi chặt chẽ và phân phát nước uống cho họ. Lần này, người của chính phủ cũng đang trà trộn vào các nhóm người biểu tình chống zero-Covid để theo dõi diễn biến.
Tuy nhiên, sự bất mãn hiện tại hoàn toàn bắt nguồn từ vấn đề trong nước, và tập trung vào chính sách zero-Covid do Tập Cận Bình khởi xướng. Tập đã trực tiếp đặt mình vào giữa những làn đạn. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 1/2020, Tập đã nói rõ rằng ông đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus. Ông cũng đứng ra nhận hết các thành tích liên quan, và gắn quyền lực và uy tín của mình với vấn đề quản lý đại dịch.
Sự trở lại của các phong trào phản kháng của sinh viên như giai đoạn 1986-1989 sẽ là một mối đe dọa đối với Tập, ảnh hưởng đến triển vọng duy trì quyền lực trọn đời của ông, đồng thời có thể sẽ làm tái diễn căng thẳng trong nội bộ đảng.
Ngày 10/12 không phải là ngày mà Tập mong đợi. Liệu Tập còn có thể nói về “giấc mộng Trung Hoa” sau 10 ngày nữa?
Trong các cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong năm 2019, các ngày cuối tuần – thời gian diễn ra biểu tình – đã thu hút tới 2 triệu người tham gia. Nếu lịch sử là một bài học, dịp cuối tuần trước Ngày Nhân quyền Quốc tế sẽ là thời khắc quan trọng.
Do đó, cần hết sức chú ý đến những gì xảy ra ở Trung Quốc vào cuối tuần này.
Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.