Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có diện tích khiêm tốn nhưng lại là khu vực sầm uất, phát triển và đắt đỏ bậc nhất Thủ đô.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 1.

Quận Hoàn Kiếm là quận nhỏ nhất Thủ đô khi có diện tích 5,29 km2, còn nhỏ hơn diện tích hồ Tây (5,3 km2). Tuy vậy, năm 2021, quận thu ngân sách của quận lên đến 14.008 tỷ đồng, bằng 7 tỉnh thu ngân sách thấp nhất cộng lại (Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn).

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 2.

Quận Hoàn Kiếm được thành lập vào ngày 31/5/1961 theo chủ trương mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II. Đến hết năm 2019, quận có dân số khoảng 162.000 người. Mật độ dân số lên tới hơn 30.600 người/km2, gấp gần 13 lần mật độ dân số trung bình của Hà Nội. (Ảnh: HanoiFlycam)

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 3.

Với vai trò trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Khu vực này luôn tập trung đông đảo người dân vào mỗi dịp đặc biệt, lễ, Tết, tạo thành thú vui “lên bờ Hồ” nổi tiếng.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 4.

Tọa lạc ở trung tâm Hà Nội, quận Hoàn Kiếm sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh và công trình kiến trúc nổi bật. Nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung xây dựng trụ sở tại đây. Ngoài ra còn có trụ sở của nhiều Đại sứ quán, đơn vị quản lý hành chính – chính trị – xã hội – tôn giáo.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 5.

Các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng cũng chọn quận Hoàn Kiếm là “đầu não” giao dịch kinh tế. Nơi đây có trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV…

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 6.

Quận Hoàn Kiếm cũng là nơi có giá đất cao nhất Hà Nội. Theo bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của thành phố thì giá đất cao nhất tại đây là gần 188 triệu đồng/m2; còn trên các trang rao vặt, mua bán bất động sản thì con số có thể lên tới hơn 1 tỷ đồng/m2.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 7.

Quận Hoàn Kiếm đề cao việc bảo tồn di sản, đặc biệt là kiến trúc nhà ở thuộc 36 tuyến phố cổ. Không gian xưa cũ kết hợp với nhịp sống hiện đại chính là cầu nối quá khứ – hiện tại, để người dân và du khách hiểu hơn về thủ đô nghìn năm văn hiến.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 8.

Quận trung tâm này có 190 điểm di tích lịch sử văn hoá và di tích cách mạng – kháng chiến, các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị, trong đó 81 điểm đã được xếp hạng và gắn biển; tiêu biểu như hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, khu phố Pháp… Các công trình này thường xuyên được quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 9.

Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm còn có những công trình văn hoá lớn như con đường gốm sứ dài nhất thế giới dài 3,85 km được hoàn thành để chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 10.

Sau thời gian chững lại vì dịch Covid-19, quận Hoàn Kiếm tiếp tục khai thác các không gian sáng tạo mang tính điểm nhấn, thương hiệu từ ngày 18/3/2022 gồm: phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phố sách 19/12, phố bích họa phố Phùng Hưng, con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân… Ảnh: Thuý Hà.

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 11.

Có vị trí trung tâm, nhiều di tích lịch sử, văn hoá nên ngành du lịch ở quận Hoàn Kiếm rất phát triển. Trong thời kỳ đỉnh cao trước dịch Covid-19, quận có tới 157 công ty lữ hành đang hoạt động; 464 khách sạn, cơ sở lưu trú với 10.846 phòng (trong đó có 225 khách sạn được xếp hạng, gắn sao).

Quận nhỏ nhất Thủ đô nhưng thu ngân sách bằng 7 tỉnh cộng lại - Ảnh 12.

Bên cạnh đó, với bề dày truyền thống của 36 phố phường, quận Hoàn Kiếm có nhiều thế mạnh để phát triển thương mại, dịch vụ với các chợ truyền thống nổi tiếng và các trung tâm thương mại hiện đại, sầm uất như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè, chợ hoa Quảng Bá, Tràng Tiền Plaza… Năm 2019, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm đến 98,04% cơ cấu kinh tế của quận.

Theo Tổ Quốc / Linh Chi / Shoha

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí.
Ở Việt Nam có rất nhiều loại thảo dược, cây thuốc quý, được đánh giá cao về tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người đang tốn rất nhiều tiền để tìm kiếm những thứ “cao sang” thay vì tận dụng “kho báu thiên nhiên” giá rẻ, dễ tiếp cận này một cách thích hợp.
1. Tía tô

Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc đối với người dân Việt. Giá trị dinh dưỡng của lá tía tô rất cao, bao gồm nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ, phốt pho, vitamin C. Nước tía tô là loại nước rất tốt để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí cả ung thư. Đồng thời nó cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Vì có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh nên tía tô có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 1.
2. Tỏi

Tỏi có một thành phần chính là allicin, được coi như một kháng sinh thực vật, có tác dụng tốt cho cơ thể. Tỏi có thể sử dụng trong các trường hợp như phòng và chống cho những người bị bệnh tim mạch vì trong những thành phần đó có tác dụng giảm cholesterol có tỉ trọng cao và làm tăng cholesterol có tỉ trọng thấp, chống các xơ vữa động mạch. Ngoài ra tỏi còn có tác dụng hạ huyết áp cho những người tăng huyết áp, có tác dụng chống liên kết tiểu cầu.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 2.
3. Nghệ

Nghệ là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền với hoạt chất chính là curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận… Nhờ vậy, củ nghệ không chỉ giúp bổ sung cho quá trình giải độc máu, còn có tác dụng ức chế virus, chống oxy hóa trong y học hiện đại. Nghệ còn nổi tiếng trong việc “đối phó” với các vấn đề về tiêu hóa, xử lý khí và đầy hơi khó tiêu, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như đau dạ dày, tá tràng, đại tràng…

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 3.
4. Ngò và mùi tây

Hai loại thực phẩm này có thể trở thành một máy lọc máu hiệu quả, giúp tẩy độc tố và giảm cholesterol nhờ có hàm lượng vitamin A, C, K và folate dồi dào. Vì rau mùi tây chứa một lượng natri thấp, nó giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận và các bệnh tim mạch. Mùi tây chứa các hoạt chất như apigenin, một chất chống viêm. Ngoài ra, loại thảo mộc này chứa một lượng lớn flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ cho cơ thể. Hơn nữa, rau mùi tây rất giàu vitamin C và quercetin, chất chống oxy hóa tự nhiên chống viêm khác.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 4.
5. Húng tây

Húng tây giàu chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và là thuốc chống trầm cảm tự nhiên. Ăn loại rau này hàng ngày là phương pháp lọc máu tốt nhất mà bạn có thể thực hiện.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 5.
6. Nhân trần

Nhân trần không chỉ là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, mà còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật. Các hoạt chất trong nhân trần giúp tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 6.
7. Tâm sen

Tâm sen là phần nhân màu xanh nằm phía trong mỗi hạt sen. Bộ phận bé nhỏ này thực ra có thể được sử dụng làm thuốc vô cùng hiệu quả. Tâm sen hay còn gọi là tim của hạt sen có tên gọi trong Đông y là Liên tử tâm, tên vị thuốc là Liên tâm. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, có công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp, có tác dụng thanh nhiệt, dùng khi ôn nhiệt tà nhiệt, tâm phiền bất an, mất ngủ, cao huyết áp. Trong y học truyền thống châu Á, nhờ tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, acid amin nên thường được áp dụng cho một số loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.

Loại cây có nhiều ở Việt Nam là “vua thuốc bổ” giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí. - Ảnh 7.

(Tổng hợp) / Phương Thủy / Shoha

Chuyến hành hương xa xỉ nhất thế giới

Chuyến hành hương xa xỉ nhất thế giới
Năm 1324, người giàu nhất mọi thời đại – Quốc vương Mansa Musa lên đường tới Mecca, thánh địa Hồi giáo ở Trung Đông.

Để cả thế giới biết mình giàu nhất, vua Musa cho mang theo hàng chục tấn vàng, đi đến đâu ban phát đến đó. Sau khi trở về, ông không chỉ cho xây nhà thờ lớn mà còn mở các trung tâm học thuật, biến Mali thành “thánh địa giáo dục” hội tụ nhân tài.

Nhà vua giàu nhất

Năm 2022, Elon Musk (1971) chiếm đầu bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới với tổng tài sản trị giá 219 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so sánh số tiền này với khối tài sản kếch xù của Musa Đệ nhất (1280 – 1337), hoàng đế Mali (Tây Phi) thế kỷ XIV, Musk hãy còn thua kém rất xa.

Theo tư liệu sử học Mali, vua Musa cai trị vương quốc từ năm 1312 – 1337. Nhờ khai thác vàng và muối, ông giàu “nứt đố đổ vách”, số tiền tích lũy ước tính lên đến 400 tỷ USD ngày nay, tức là gần gấp đôi tỷ phú Musk.

Đương thời, Musa cũng nổi danh là nhà vua giàu có nhất. Thông qua xâm lược các vùng lân cận, ước tính mỗi năm, ông bắt bớ và khiến khoảng 6 nghìn người trở thành nô lệ. Những nô lệ này là nguồn lực lao động và phục dịch khổng lồ, giúp Musa ngày càng giàu hơn.

Về tín ngưỡng, vua Musa là tín đồ Hồi giáo. Năm 1324, ông thực hiện chuyến hành hương đến Mecca chấn động toàn Bắc Phi và Trung Đông. Đoàn tùy tùng của ông bao gồm 60 nghìn người, tất cả đều mặc trang phục được may bằng gấm và lụa Ba Tư thượng hạng.

Trong số này, có 12 nghìn là nô lệ, mỗi người phụ trách mang 1 thỏi vàng nặng 1,8kg. Ngoài vàng thỏi, Musa còn sắp xếp thêm rất nhiều cây trượng bằng vàng và vàng vụn. Ông cũng cho đem theo đầy đủ thức ăn, nước uống, vật dụng cần thiết, sẵn sàng cho chuyến đi dài gần 6.440 km.

Nhiệm vụ chuyên chở vàng vụn được giao cho gần 80 con lạc đà, mỗi con phải “cõng” từ 23 – 136kg. Trên đường đi, vua Musa hào phóng phát vàng vụn cho dân chúng các nước và tiêu pha, phô trương sự giàu có tột bậc. Mục đích của ông là khiến cả thế giới biết, quốc gia của mình thịnh vượng đến vô hạn.

Chuyến hành hương xa xỉ nhất thế giới - Ảnh 1.

Đoàn tùy tùng hành hương của Musa đông 60 nghìn người, đi đến đâu phát vàng đến đó. Ảnh: Internet

Hỗn loạn Ai Cập

Trên đường hành hương, vua Musa phải đi qua Cairo, kinh đô Ai Cập. Ông đến đây vào giữa tháng 7, cho dựng trại bên ngoài kim tự tháp Giza 3 ngày, nghe ngóng động tĩnh rồi mới băng qua sông Nile. Khi tìm hiểu lễ nghi Ai Cập, vua Musa được biết phải quỳ trước pharaon. Tuy vô cùng bất mãn, ông chấp nhận thực hiện vì “nhập gia tùy tục”.

Pharaon tại vị của Ai Cập lúc này là Mamluk sultan al-Nasir Muhammad (1285 – 1341). Ông thấy được sự miễn cưỡng trong cung cách quỳ chào của Musa nên cũng khá khó xử. Dù vậy, đôi bên vẫn thực hiện đủ nghi thức và trao đổi quà tặng. Với “vàng đầy tay”, vua Musa và đoàn tùy tùng tha hồ tận hưởng cuộc sống như trên thiên đường ở Cairo.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2010262);}else{parent.admSspPageRg.draw(2010262);}

Thời gian vua Musa lưu lại Cairo dài 3 tháng. Trong suốt 3 tháng này, ông hào phóng đến mức hoang phí. Ngoài tiêu pha không tiếc, ông còn phát vàng vụn cho dân chúng, đặc biệt tặng rất nhiều cho người nghèo. Bách tính Ai Cập vô cùng hồ hởi. Bất cứ ai, bất kể địa vị, chỉ cần trình diện trước mặt Musa là được thưởng vàng. Không ai ngờ được, món lợi “trên trời rơi xuống” này lại tiềm ẩn hiểm họa kinh tế khôn lường nhất.

Như hầu hết các nền văn minh cổ – trung đại, Ai Cập cũng dùng vàng làm tiền tệ. Họ sử dụng đơn vị deben đo trọng lượng (1 ). Thông thường 1 deben vàng có thể mua 1 bao lúa mỳ, 50 deben thì đủ mua 1 con bò.

Nhờ vàng vua Musa cho, ai ai cũng dư dả mua bán, đổi chác. Kết quả, vàng mất giá, thương trường hỗn loạn. Nền kinh tế Ai Cập bị ảnh hưởng trầm trọng, mỗi ngày một suy sụp. Phải 12 năm sau, giá trị của vàng mới hồi phục, kéo theo sự ổn định và phát triển của kinh tế.

Chuyến hành hương xa xỉ nhất thế giới - Ảnh 2.

Dưới thời vua Musa, Mali là “thánh địa giáo dục” nổi tiếng nhất Bắc Phi và Trung Đông. Ảnh: Internet

“Khi về bủng beo”

Sau nghỉ ngơi 3 tháng ở Ai Cập, vua Musa tiếp tục hành hương. Trên đường, ông vẫn “tiêu pha không cần nghĩ” và tặng vàng vụn cho người dân các nước. Tất nhiên, vàng nhiều bao nhiêu, phung phí mãi cũng phải hết. Trên đường trở về từ Mecca, ông lại phải đi qua Cairo và lần này, cả nhà vua lẫn đoàn tùy tùng đều trong tình trạng… đói gần chết.

Vì hết vàng, vua Musa buộc phải vay mượn và bán những gì đã mua, mắc nợ rất nhiều thương gia. May cho ông là pharaon Al-Nasir ghi nhớ sự hào phóng trước đó, đáp trả bằng thái độ thịnh tình và tặng thêm nhiều quà cáp. Nhờ chúng, vua Musa thuận lợi trở về vương quốc.

Quay lại Mali, vua Musa cho xây dựng nhà thờ khổng lồ tại Gao. Ông đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục, mở 3 trung tâm học thuật lớn tại Timbuktu. Dưới triều đại Musa, thiên văn, toán học và văn học phát triển mạnh mẽ. Học giả từ khắp châu Phi và Trung Đông nô nức đổ về đây, khiến giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển hơn.

Dù trải qua nhiều biến động lịch sử, Timbuktu duy trì phát triển giáo dục. Ngày nay, nó lừng danh “thành phố học thuật”, có mật độ trường học và thư viện dày hàng đầu toàn cầu.

Theo ancient-origins / Thy An ? Shoha VN

Nước Trung Đông siêu giàu: Diện tích ngang Thanh Hóa, sở hữu bất động sản khắp thế giới, đầu tư toàn cầu để tiền đẻ ra tiền

Nước Trung Đông siêu giàu: Diện tích ngang Thanh Hóa, sở hữu bất động sản khắp thế giới, đầu tư toàn cầu để tiền đẻ ra tiền

Người Qatar cưỡi lạc đà tại một sự kiện văn hóa. Ảnh: thelifepile

Dù giàu có nhưng Qatar không ngồi im. Họ có nguồn quỹ quốc gia trị giá hơn 460 tỷ USD để đầu tư bài bản khắp thế giới}

“Đại địa chủ” ở London: QATAR

Qatar là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở London.

Hồi tháng 5, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Anh đã thiết lập quan hệ đối tác đầu tư chiến lược mới với Qatar và quốc gia vùng Vịnh dự kiến đầu tư 10 tỷ bảng Anh (tương đương 12,5 tỷ USD) trong 5 năm tới vào nước này.

Khoản đầu tư của Qatar sẽ bao gồm các lĩnh vực như công nghệ tài chính, khoa học đời sống và an ninh mạng, đã được ký kết trong chuyến thăm của Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani tới London.

“Qatar là một đối tác quan trọng của Vương quốc Anh…”, Thủ tướng Anh thời điểm đó là ông Boris Johnson, nói.

Trong 20 năm qua, Qatar đã mua lại nhiều bất động sản ở London: Trung tâm thương mại Harrods, tòa nhà chọc trời The Shard, khách sạn The Savoy, Làng Olympic London v.v…

Theo The Paper (Trung Quốc), năm 2019, Qatar trở thành “đại địa chủ” ở London, nắm giữ hơn 26 triệu ft2 bất động sản (tương đương 2,4 triệu m2), nhiều hơn tổng số bất động sản của cố Nữ hoàng Anh và Cục Vận tải London (TFL) cộng lại.

Ngoài bất động sản, Qatar còn là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Barclays, Sở giao dịch chứng khoán London, British Airways và Sân bay Heathrow, nắm giữ 50% cổ phần của Tập đoàn Canary Wharf (do Brookfield Canada đồng nắm giữ)…

Khoản đầu tư vào London chỉ là hạt cát trên sa mạc trong đầu tư nước ngoài của Qatar.

Qatar cũng mua lại thương hiệu thời trang nổi tiếng Valentino của Ý, là cổ đông lớn nhất của Deutsche Bank và là cổ đông lớn thứ ba của hãng xe hơi Volkswagen.

Nước Trung Đông siêu giàu: Diện tích ngang Thanh Hóa, sở hữu bất động sản khắp thế giới, đầu tư toàn cầu để tiền đẻ ra tiền - Ảnh 1.

Sân vận động Al Janoub mang hình tượng cánh buồm. Ảnh: Arch Daily

Sở hữu quỹ đầu tư quốc gia trị giá hơn 460 tỷ USD

Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng sự giàu có của Qatar lại khiến người khác kinh ngạc. Cơ quan đầu tư Qatar (QIA – Quỹ tài sản quốc gia) hiện có số vốn hơn 460 tỷ USD.

Nói một cách đơn giản, QIA là tài sản công, do chính phủ Qatar kiểm soát chi phối, sau đó dùng số tiền này đi đầu tư, kiếm nhiều lợi nhuận hơn nhằm hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế Qatar.

Dù tiếng tăm không lớn như Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (Quỹ đầu tư quốc gia của Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất) nhưng đằng sau nhiều thông tin đầu tư nóng hổi đều có bóng dáng của QIA.

Ví dụ, Elon Musk đã mua lại Twitter cách đây không lâu và QIA đã rót vốn 375 triệu USD với tư cách là nhà đầu tư.

QIA đứng thứ 9 trong số các quỹ đầu tư quốc gia trên toàn cầu, thứ 4 trong số các quốc gia Ả Rập, phân bổ tài sản vào các lĩnh vực tín dụng, bất động sản, cơ sở hạ tầng, vốn cổ phần tư nhân và các khoản đầu tư thay thế khác. Trong đó, 50~55% tài sản tập trung vào vốn cổ phần tư nhân và vốn cổ phần công.

Ngoài đầu tư vào châu Âu, QIA còn đầu tư hơn 30 tỷ USD vào Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng.

Ở châu Á, Qatar gần đây đã mua 30 tòa nhà chung ở Nhật Bản, đồng thời đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, năng lượng mới và xe điện.

Kể từ năm 2016, đầu tư của Qatar vào Trung Quốc cũng đã đạt 10 tỷ USD.

Giàu nhưng vẫn tìm dự án đầu tư

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán, GDP bình quân đầu người của Qatar sẽ đạt 82.887 USD vào năm 2022, đứng thứ 5 thế giới.

Quốc gia có diện tích chỉ bằng 1,5 lần diện tích Quảng Châu (Trung Quốc) – 11.571 km2, ngang Thanh Hóa (Việt Nam) 11.116 km² nhưng là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2010262);}else{parent.admSspPageRg.draw(2010262);}

Nước Trung Đông siêu giàu: Diện tích ngang Thanh Hóa, sở hữu bất động sản khắp thế giới, đầu tư toàn cầu để tiền đẻ ra tiền - Ảnh 2.

Các tòa tháp tại Khu vực Al Dafna ở Doha, Qatar về đêm. Ảnh: Reuters

Nhiều người tự hỏi, đã trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới nhờ dựa vào dầu mỏ nhưng tại sao Qatar phải quyết tâm đăng cai World Cup, đi tìm các hạng mục đầu tư khắp thế giới?.

Câu trả lời có thể là Qatar đã từng là một nước nghèo.

Trước khi phát hiện ra dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, ngành công nghiệp trụ cột của Qatar là khai thác và buôn bán ngọc trai.

Đặc biệt là sau khi bị Anh đô hộ vào thế kỷ 19, để thỏa mãn tầng lớp công nghiệp giàu có của Anh và Mỹ, việc săn ngọc trai tự nhiên gần như là kế sinh nhai duy nhất của người Qatar.

Trước Thế chiến II, do Nhật Bản nghiên cứu thành công ngọc trai nuôi cấy nhân tạo khiến ngành công nghiệp duy nhất này ở Qatar bị khai tử.

Cho đến năm 1971, khi thoát khỏi chế độ thực dân và trở thành quốc gia độc lập, Qatar vẫn là một quốc gia nhỏ bé và nghèo khó.

Sau khi phát hiện ra dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, Qatar trở nên giàu có và trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới dựa vào tài nguyên và sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Chính vì điều này mà Qatar hiểu rằng mặc dù nguồn tài nguyên hiện tại vẫn đủ để khai thác trong nhiều thập kỷ nhưng khó có thể đảm bảo nền kinh tế giàu có của Qatar sẽ được duy trì mãi mãi trong tương lai.

Có tiền nhưng vẫn thận trọng

Cho dù giàu có đến đâu thì cũng không thể rải tiền khắp toàn cầu mà đất nước đó phải tự gây dựng kinh tế, nền kinh tế và các ngành công nghiệp của họ vẫn cần được phát triển.

Nước Trung Đông siêu giàu: Diện tích ngang Thanh Hóa, sở hữu bất động sản khắp thế giới, đầu tư toàn cầu để tiền đẻ ra tiền - Ảnh 3.

Người Qatar muốn tiền đẻ ra tiền. Ảnh: ittn.ie

Đó là lý do, ngoài đầu tư ra nước ngoài, QIA cũng lôi kéo các hạng mục đầu tư vào trong nước. World Cup 2022 là một dự án lớn như vậy.

So sánh giữa khoản đầu tư vào World Cup của Qatar và 7 kỳ World Cup trước có thể thấy: Khoản đầu tư hơn 220 tỷ USD nhiều hơn tổng số tiền của tất cả các kỳ World Cup trước đó.

GDP của Qatar năm 2021 là 179,6 tỷ USD. Nói cách khác, để đăng cai một kỳ World Cup, Qatar đã tiêu tốn hơn 1 năm GDP toàn quốc.

Qatar ước tính, người hâm mộ và khách du lịch sẽ mang lại khoản thu 17 tỷ USD trong thời gian diễn ra World Cup.

Trên lý thuyết, đây có vẻ là khoản đầu tư lỗ.

Tuy nhiên, phần lớn số tiền này đã được đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hạ tầng địa phương mới xây dựng bao gồm sân vận động có điều hòa, hệ thống tàu điện ngầm, sân bay, trung tâm mua sắm, khách sạn và thậm chí để đăng cai Worl Cup, Qatar đã biến cả ngôi làng ven biển Lusail thành thành phố lớn thứ hai toàn quốc.

Có dự đoán rằng đến năm 2025, các khoản đầu tư này dự kiến ​​sẽ tạo ra doanh thu 240 tỷ USD cho nền kinh tế Qatar và tạo ra hơn 1,5 triệu cơ hội việc làm mới, tập trung trong các ngành xây dựng, bất động sản và khách sạn.

Để thoát khỏi “lời nguyền tài nguyên”, các quốc gia giàu có ở vùng Vịnh rất muốn tìm kiếm và bồi dưỡng các điểm tăng trưởng kinh tế mới thông qua các quỹ đầu tư quốc gia.

Năm tới, Qatar sẽ đăng cai Asian Cup lần thứ 3. Những sân vận động, hệ thống giao thông, nhà ở, kinh nghiệm quản lý có được nhờ lần đầu tư này sẽ giúp họ mở ra nhiều cơ hội đăng cai các giải đấu quốc tế.

Đây cũng là chuỗi ngành thể thao-du lịch mới mà Qatar muốn xây dựng.

Ngay từ năm 2014, Tổng cục Du lịch Qatar đã công bố “Chiến lược du lịch quốc gia Qatar 2030”, nhằm thúc đẩy Qatar trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất Trung Đông, phấn đấu nâng tỷ trọng du lịch trong GDP lên 8% vào năm 2030.

Nếu nhìn lại cách đầu tư của QIA, chúng ta sẽ thấy, họ đã mua các thương hiệu xa xỉ, sân bay, hãng hàng không và khách sạn sang trọng một cách có kế hoạch bài bản.

An An / Nhịp sống thị trường / Shoha VN

Ukraine: Nhà ngoại giao Mỹ nói Putin đang đưa chiến tranh lên cấp độ ‘dã man’ mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 02/12

Tổng thống Nga Vladimir Putin không chân thành trong các cuộc hòa đàm với Ukraine, trong khi ông ta đang đưa cuộc chiến tranh lên một mức độ “dã man” mới bằng cách cắt điện nhằm vào dân thường, một quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói hôm thứ Bảy 03/12.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị, Victoria Nuland đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và những quan chức cấp cao Ukraine tại Kyiv để cho thấy sự ủng hộ vào thời điểm Nga đang tìm cách phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

“Ngoại giao rõ ràng là mục tiêu của mọi người nhưng phải có một đối tác có thiện chí,” bà Victoria Nuland nói với phóng viên.

“Và rất rõ ràng là về các cuộc tấn công năng lượng, các ngôn từ từ Điện Kremlin và thái độ nói chung, Putin không chân thành hay sẵn sàng cho điều này [ngoại giao].”

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hôm thứ Năm 01/12 là ông đã sẵn sàng nói chuyện với người đồng cấp Nga Putin nếu nhà lãnh đạo Nga muốn chấm dứt chiến tranh. Nhưng ý tưởng này nhanh chóng bị tiêu tan khi Điện Kremlin nói Phương Tây phải công nhận việc Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.

Về phản ứng này từ phía Nga, bà Nuland nói đã cho thấy “họ không nghiêm túc như thế nào”.

Nga đã tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn lên cơ sở hạ tầng điện và sưởi ấm của Ukraine gần như hàng tuần kể từ tháng 10, điều mà Kyiv và các đồng minh gọi là một chiến dịch có chủ đích làm hại dân thường, một tội ác chiến tranh.

“Putin đã đưa cuộc chiến tranh này lên một cấp độ dã man mới, nhắm đến từ hộ dân Ukraine khi tìm cách tắt nguồn điện, nước và đạt những gì ông ta không thể có được trên chiến trường,” bà Nuland nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nhanh chóng đáp trả.

“Nuland không có quyền dạy bảo thế giới – riêng Mỹ và Nato cộng lại đã phá hủy mạng lưới năng lượng mà Mỹ đã tự mình phá hủy,” bà Zakharova phát biểu trên kênh Telegram, đề cập đến các cuộc tấn công năm 1999 nhằm vào Serbia.

Trong suốt các cuộc tấn công tại Serbia, các máy bay chiến đấu đã tắt nguồn điện năng đối với hơn 70% khu vực, theo Nato.

Bà Nuland cũng gặp ông Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine. Ông Andriy Yermak đã cảm ơn số tiền viện trợ hàng tỷ USD mà Washington đã cam kết với Kyiv.

“Chiến thắng của Ukraine mà chúng tôi chắc chắn có được, sẽ là chiến thắng chung,” văn phòng của Tổng thống Zelensky nêu tuyên bố của ông Andriy Yermak trong cuộc gặp với bà Nuland.

Tàu chở dầu
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Volodymyr Zelensky chỉ trích mức giá trần mà các đồng minh Phương Tây áp lên sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga, cho là “yếu”

Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã chỉ trích mức giá trần mà các đồng minh Phương Tây áp lên dầu mỏ xuất khẩu của Nga, cho là “yếu”.

Mức giá trần này, được chấp thuận vào ngày thứ Sáu 02/12, nhắm vào việc ngăn chặn các quốc gia chi trả hơn 60 USD cho một thùng dầu thô được vận chuyển bằng tàu biển.

Nga tuyên bố sẽ không chấp nhận áp mức giá trần cho số lượng dầu xuất khẩu.

Biện pháp này sẽ có hiệu lực vào thứ Hai 05/12, gia tăng áp lực của Phương Tây lên Nga liên quan đến cuộc xâm lược.

Nhưng ông Zelensky gọi mức giá trần này là “một vị thế yếu” và không đủ “nghiêm túc” để gây tổn hại lên nền kinh tế Nga.

“Nga đã gây tổn thất quy mô vô cùng lớn lên tất cả quốc gia trên thế giới bằng cách cố tình gây bất ổn thị trường năng lượng,” ông Zelensky nói trong bài phát biểu hằng đêm.

Đây “chỉ là vấn đề thời gian khi nào các công cụ mạnh tay hơn sẽ phải được dùng đến,” ông nói thêm.

Biện pháp áp mức giá trần đã được nhóm G7 (gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và EU) đưa ra hồi tháng Chín nhằm giáng đòn vào nguồn tài chính của Nga dành cho cuộc chiến tranh Ukraine.

Trong một tuyên bố chung, nhóm G7, Liên minh châu Âu (EU) và Úc cho biết quyết định được đưa ra “nhằm ngăn chặn Nga hưởng lợi từ cuộc chiến tranh xâm lược nhằm vào Ukraine”.

Hôm thứ Bảy 03/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Moscow đã chuẩn bị cho động thái này nhưng “sẽ không chấp nhận” mức giá trần.

Mặc dù các biện pháp sẽ hầu như chắc chắn ảnh hưởng đến Nga, nhưng đòn giáng này sẽ một phần được giảm nhẹ khi Nga tiến hành bán dầu cho các thị trường khác như Ấn Độ và Trung Quốc – hiện là những khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga.

Thỏa thuận về áp mức giá trần được thông qua chỉ vài ngay trước khi một lệnh cấm trên toàn EU về nhập khẩu dầu thô từ Nga bằng đường biển có hiệu lực cũng vào ngày thứ Hai 05/12.

Mức giá trần này, đồng nghĩa tác động đến sản lượng xuất khẩu dầu toàn cầu, được cho bổ sung lệnh cấm trên.

Các quốc gia tham gia vào chính sách do G7 dẫn đầu sẽ chỉ được phép mua dầu và sản phẩm xăng được vận chuyển qua đường biển, được bán ở mức giá trần hoặc thấp hơn.

Các đồng minh Phương Tây của Ukraine có kế hoạch từ chối bảo hiểm cho các tàu chở dầu Nga giao đến các nước không tuân theo mức giá trần này. Điều này sẽ khiến việc Nga bán dầu với giá cao hơn giá trần trở nên khó khăn hơn.

Trước cuộc chiến tranh Ukraine, vào năm 2021, hơn một nửa sản lượng dầu xuất khẩu của Nga được vận chuyển đến châu Âu, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy Association). Đức là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, theo sau là Hà Lan và Ba Lan.

Nhưng kể từ sau cuộc chiến tranh nổ ra, các quốc gia châu Âu đã chật vật trong việc cố gắng giảm sự phụ thuộc. Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga, trong khi Anh Quốc thì lên kế hoạch theo từng giai đoạn, chấm dứt sự phụ thuộc trước thời điểm cuối năm nay.

Theo BBC