Biệt thự xanh giữa miệt vườn miền Tây

CẦN THƠ – Căn biệt thự được áp dụng hàng loạt giải pháp điều hòa vi khí hậu và thân thiện với môi trường, là công trình đạt chứng nhận Lotus Gold cho thể loại Nhà ở của Hội đồng công trình Xanh Việt Nam.

Ngôi biệt thự nằm trên khu đất rộng 1.800 m2 ở quận Cái Răng, diện tích xây dựng 812 m2 là nơi ở của một gia đình hai thế hệ.

Vì gia chủ là người yêu thiên nhiên, kiến trúc sư đã dành phần lớn diện tích đất cho cây xanh, mặt nước, thảm cỏ…nhằm góp phần cải tạo vi khí hậu và giảm hiệu ứng đô thị.

Đây là công trình đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt chứng nhận Lotus Gold cho thể loại Nhà ở của Hội đồng công trình Xanh Việt Nam.

Ở công trình này, kiến trúc sư đã kết hợp một loạt các giải pháp như: cách nhiệt cho mái với hệ mái xanh cùng sàn gạch rỗng, cây xanh bao quanh, mặt nước, hệ cửa thép, kính hai lớp chân không cách nhiệt và che nắng hướng Tây…

Những giải pháp này giúp căn biệt thự giảm lượng bức xạ nhiệt, che chắn ánh nắng chói chang vùng nhiệt đới. Sau hai tháng đưa vào sử dụng, ngôi nhà còn được lắp thêm hệ pin mặt trời và hệ thống cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.

Theo gia chủ, trước đó mỗi tháng gia đình tốn khoảng 16 triệu đồng tiền điện, đến khi sử dụng pin năng lượng mặt trời, chi phí giảm hơn 50%.

Công trình sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như gạch không nung cho tường vách bao che, sân vườn trồng cỏ vừa tạo cảnh quan vừa hấp thụ dòng chảy nước mưa…

Cửa sổ và cửa ra vào tầng trệt được làm bằng vật liệu tái chế với nhựa uPVC. Phòng khách, phòng ăn, bếp ở khu vực này được bố trí liên thông với nhau, tạo cảm giác rộng thoáng.

Công trình với thiết kế hạn chế diện tích mặt đứng hướng Tây, sử dụng kính hai lớp có lớp chân không cách nhiệt và che nắng hiệu quả.

Ngoài ra kiến trúc sư còn đưa các giải pháp chiếu sáng tự nhiên như sân trong, giếng trời cùng hệ cửa kính lớn lấy sáng, bởi vậy trong nhà ít khi phải bật điện vào ban ngày, tiết kiệm điện năng.

Khoảng giữa với cầu thang xoắn ốc được coi như lõi của nhà, đồng thời cũng là một giếng trời lấy sáng và thông gió tự nhiên.

Vì tiếp nhận luồng gió từ mặt tiền, các cửa sổ đi vào, không khí tự đối lưu qua ô giếng trời được thiết kế hở cho gió có thể thoát ra theo nguyên lý chênh lệch áp suất. Bởi vậy, trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ. Toàn bộ không gian sống nhờ vậy cũng được đảm bảo cấp khí tươi.

Vì khí hậu Cần Thơ nóng ẩm, mưa nhiều khiến kim loại thông thường dễ bị gỉ sét, kiến trúc sư đã sử dụng thép kháng thời tiết cho tường rào và hệ thống cửa lùa che nắng.

Đây là loại thép có khả năng chống gỉ rất cao so với thép carbon thông thường. Sau khi hoàn thiện bề mặt, loại thép này lên màu tự nhiên mà không cần sơn phết, cũng không tốn kém chi phí bảo dưỡng trong khoảng 80 năm.

Sân thượng được phủ xanh bằng các loại cây cỏ địa phương tạo cảnh quan sinh động và làm giảm bức xạ nhiệt tác động vào bên trong công trình.

Các loại cây ăn trái, cây xanh địa phương như vú sữa, xoài, chôm chôm, trâm, hoa giấy, sứ… được trồng trong vườn. Đa phần các loại cây đều thích nghi tốt với biến đổi khí hậu. Mảng xanh của vườn kết hợp những mảng tường xanh, mái xanh… góp phần làm mát nhà, giảm nhu cầu sử dụng điện.

Hồ cá Koi sử dụng hệ thống lọc tự nhiên bằng các loại cây thủy sinh có khả năng lọc nước như: sen, súng, rau má, thủy trúc…

Ngoài tiết kiệm điện, công trình cũng được lắp đặt các thiết bị vệ sinh có lưu lượng nước theo tiêu chuẩn tiết kiệm. Theo đó, hệ thống vệ sinh xả kép tiết kiệm nước 3-4,5 lít mỗi lần xả, thay vì 6-8 lít so với bồn cầu thông thường.

Nước mưa được thu gom xử lý qua hệ thống lọc thô, tận dụng để tưới cây và lọc tinh phục vụ một phần nhu cầu ăn uống.

Ngôi nhà thi công trong 10 tháng, chi phí không được tiết lộ.

Trang Vy
Thiết kế: SPACE+ Architecture
Kiến trúc sư chủ trì: Ths. KTS Trần Công Danh
Quản lý dự án: KTS. Trần Thảo Xuân
Phương

Vietnam E xpress

Văn minh vật chất của người Việt

Lấy sinh hoạt vật chất làm tấm gương quy chiếu, đối sánh, “Văn minh vật chất của người Việt” tái hiện văn hóa, văn minh cổ truyền của người Việt, làm nổi bật bản sắc văn hóa cộng đồng, sức sáng tạo, thích ứng của con người với tự nhiên, hoàn cảnh trong sự kiến giải mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu.

Cháo trong bữa ăn người Việt xưa

Hạt gạo thiết thân với người Việt và được chế biến thành món ăn quen thuộc nhất là cơm. Cầu kỳ hơn, gạo nếp có thể đồ xôi. Để đối phó với cái đói, gạo chế biến thành cháo.

Khi lâm vào tình trạng đói kém, người Việt thoạt tiên bớt bữa ăn, từ ba xuống hai, rồi xuống một bữa một ngày, tức là cố gắng duy trì bữa trưa, đồng thời chuyển cơm thành cháo. Lượng gạo dùng nấu cháo ít hơn gạo nấu cơm, chỉ bằng 1/4, nhưng cơ thể lại hấp thu được gần hết, và chống mất nước rất hiệu quả.

Ăn cháo trước và sau bữa ăn là thói quen của người Tàu và vài dân tộc ít người khác như Tày, Nùng, rất tốt cho dạ dày và sức khỏe. Khi từ đồng về, mà được húp một bát cháo loãng, thì sức khỏe chóng hồi phục. “Cháo húp quanh, nợ trả dần” là tình trạng thường xuyên của người nghèo Việt Nam trước đây.

Tuy nhiên để chống đói, người Việt còn nhiều cách khác. Đói kém thường đe dọa miền Trung (Nghệ Tĩnh) đầu tiên, vùng khí hậu rất khắc nghiệt và luôn là bãi chiến trường. Lọ nhút thoạt tiên là một lọ dưa muối nhiều loại rau, để trong nhà ăn quanh năm, sau người ta bỏ vào đấy đủ mọi thứ, như xơ mít, cua, cá, ếch… Không phải ai cũng ăn được nhút.

Kẹo cu đơ làm từ bánh đa kẹp mật, nếu khá thì có thể có nhân lạc, giống như một thứ lương khô cho người Nghệ Tĩnh đi xa. Nếu đói thì ăn hai ráo một ướt, nếu không đói thì ăn “hai ướt một ráo”. Ướt ở đấy là bát nước chè xanh, còn ráo là cái kẹo cu đơ. Thiếu lương thực có thể đào sắn dây, củ mài trên rừng. Người ta còn vào rừng sâu, có những nơi nhiều mít, bỏ cùi lấy thịt (xơ, múi) và hạt mít làm lương thực.

Không chỉ là chống đói, cháo trở thành một món ẩm thực với nhiều cách chế biến. Người xứ Thanh Hóa nấu cháo giống như cơm loãng, hạt gạo không nhừ mà hơi cứng, có thể gọi là canh cơm. Khi ăn thì ăn với bánh đa giòn, chút thịt hay lươn, và hành, răm, rau thơm. Đó là một đặc sản ăn sáng ở thị xã, cũng cùng hãng với món cháo lươn phía Bắc.

chao gao loang anh 1
Bữa cơm của gia đình nông dân ở Quảng Yên (Quảng Ninh). Ảnh: Sách Bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20.

Người Bắc thì ưa ăn cháo sườn nấu từ gạo xay thành bột loãng, ninh với sườn lợn, ăn thêm với dầu cháo quẩy và ớt bột. Cháo hoa (cháo trắng) ăn với đậu phụ rán tẩm hành, cháo hoa ăn với đường; nấu cháo hoa, có cả gạo tẻ và gạo nếp, với đỗ xanh, đỗ đen, ăn với cà pháo muối.

Cháo nấu với một con chim bồ câu ninh, cháo nấu với chân giò lợn, cháo nấu với gà hầm. Món này để các cô vợ bé chiều chồng, nên gọi là: “Nhân sen nấu với gà đồng / Đánh nhau một trận xem chồng về ai”. Tức là cháo nấu với hạt sen và con gà lôi ngoài đồng ăn xong thì chết cũng được.

Cháo và chè ngọt đều là hai sản phẩm ẩm thực chế biến từ ngũ cốc, có lẽ chúng là món ăn của người nghèo khi thiếu lương thực, dần được nâng lên mức ẩm thực. Giữa cháo và chè có một mối quan hệ gần gũi, và không biết cái nào có trước cái nào. Ăn cháo là truyền thống thường ngày của người Trung Hoa và nhiều dân tộc ít người miền Bắc Việt Nam.

Trong nhà người nông dân phương Bắc bao giờ cũng có một nồi cháo bên bếp quanh năm. Buổi sáng trước khi ra đồng, trưa và tối quay về húp một bát cháo thay cho uống nước là việc đầu tiên, ngay cả trong bữa cơm cũng không thiếu được bát cháo. Phương Bắc dùng nhiều ngô, tiểu mạch, nên cháo ngô, đậu và tiểu mạch cũng phổ biến.

Người nông dân miền Bắc không ăn cháo thường xuyên như vậy, nhưng món cháo gạo tẻ, trộn chút nếp cũng rất đặc sắc, nhất là đối với những người ốm đau bệnh tật thì cháo là món tẩm bổ không thể thiếu đối với cơ thể khó hấp thụ các thức ăn khác. Từ cháo hoa loãng, người Việt chế thành nhiều loại cháo đậu đen, đậu xanh, cháo cá, cháo thịt…

Đến vùng Thanh Hóa, cháo trở thành một món ẩm thực, món cháo này không nấu quá nhừ và nhuyễn thông thường, trái lại nhìn qua nó chỉ như cơm thả vào nước, ăn với lươn xào, bánh đa nướng và hành củ, ớt… ngon vô ngần. Nấu cháo bằng bột tấm với trai hay sườn thành món cháo trai, cháo sườn, là món hấp dẫn trẻ con thành thị.

Ranh giới giữa cháo và chè thật mong manh, nhưng chè luôn có mặt trong những thực đơn sang trọng, mang tính tráng miệng và thưởng thức cao. Chè đậu xanh, chè kho, chè bà cốt, chè con ong, chè con kiến, chè sắn, chè đậu đãi, chè thập cẩm, chè nấu với các loại mứt và hoa quả, chè ăn với xôi… Tóm lại chè đàng hoàng có mặt ngay cả yến tiệc cung đình và là món thưởng ngoạn phố đêm, trưa hè, đông lạnh của dân thành thị.

Người Việt cổ không mấy khi có bánh kẹo ngọt như hiện nay, và cũng rất ít khi ăn đường mật, nên đôi khi được chén một bát chè ngọt cho khác vị quả là mát ruột. Vào mùa lạnh, các bà nấu nồi chè nóng để đầy một mâm phần các cháu. Vào ngày hè nóng bức, bà nấu nồi chè đỗ (đậu) đen giải nhiệt. Vào thời hiện đại, khi đá lạnh để ăn xuất hiện, chè được ăn với đá viên hoặc đá bào cũng là món ngon miệng trong những cuộc đi chơi.

Theo Zing

Vài nét về sự đặc trưng của văn hóa Mỹ, tính cách Mỹ

Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so với nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp… thì đây chỉ là một quốc gia non trẻ…

Vài nét về sự đặc trưng của văn hóa Mỹ, tính cách Mỹ

>Trong quá trình hình thành và phát triển, Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa vô cùng phong phú…Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng bất chấp mọi khác biệt để hình thành nước Mỹ cũng quan trọng không kém việc hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Mọi người có thể đề cao hoặc phán những yếu tố góp phần làm cho Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, từng khiến Mỹ có những hành động phi đạo lý, hay khiến cho Mỹ phải chịu những thất bại đau đớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoặc bỏ qua những yếu tố đó khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ vì đó là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc mang tên Hoa Kỳ.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản với đạo đức luận Tin Lành.

Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân

Khi nói đến tính cách người My và nền văn hóa Mỹ thì không thể không nhắc đến chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đạo đức thánh thiện của từng cá nhân. Trong hoài bão và hy vọng của họ đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân (Mặc dù chủ nghĩa cá nhân làm nảy sinh vấn đề phức tạp, nhưng không thể xóa được vì đó là những đặc điểm điển hình của người Mỹ).

– Chủ nghĩa cá nhân được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Có tính chất khác biệt so với người khác, làm mọi việc theo cách riêng của mình.
+ Đề cao vai trò của cá nhân trong xã hội: đó không phải là sự ích kỷ, mà là cơ hội để cá nhân tự phát triển để đưa xã hội cùng tiến lên.

Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong kinh thánh và ý thức cộng dân của chế độ cộng hòa. Dấu ấn của chủ nghĩa cá nhân thể hiện khá rõ ở xã hội và bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đầu.(Hình thức định cư nông nghiệp với mô hình trang trại được lập nên ở giữa khu đất rộng và cách vài dặm mới đến nhà láng giềng gần nhất, và thị trấn gần nhất cũng phải mất cả ngày đường, hoàn toàn khác với làng nông nghiệp châu Âu, chủ trang trại không phụ thuộc vào bất cứ ai, chính phủ thì ở quá xa, giao thong chưa phát triển buộc mỗi cá nhân phải tự giải quyết).

Chủ nghĩa cá nhân còn thể hiện ở việc mỗi người, mối nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng nhưng không từ bỏ cá tính và quyền lựa chọn của mình (Thể hiện cho điều này là mối quan hệ giữa Nhà nước Liên bang và các bang của Mỹ).

Chủ nghĩa cá nhân để lại dấu ấn ở các thành phố (Việc áp dụng mô hình bàn cờ để chia thành phố ra thành các khu vực, mỗi người đều có thể chọn 1 mảnh đất tiêu chuẩn để thực hiện ý muốn của mình. Ex: New York).

Do những con người này đi tiên phong trong việc khai phá miền hoang dã và sống với những con người còn trong tình trạng man rợ, bằng những phương tiện đơn giản như rìu, súng săn để tìm hướng đi cho mình. Vì thế những người này thờ ở với mọi sự quản lý của chính phủ, và trong nhiều trường hợp họ sẽ sử dụng luật pháp của mình bất chấp những quy định của chính phủ.

– Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ còn bao gồm cả tính vị kỷ, thờ ở với mọi thứ diễn ra xung quanh, với tình hình thế giới. Họ chỉ quan tân đến những gì tác động trực tiếp đến họ đã làm cho mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ với con cái cũng không gắn kết sâu đậm như văn hóa phương Đông.

– Ở Mỹ, nhà thờ, trường học, các hiệp hội, tổ chức địa phương khác nhau đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tài năng của bản thân , chọn hướng đi cho riêng mình (ex: trong những buổi học , sinh viênđược thử đóng vai lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề) chính điều này giúp cá nhân có thể phát huy khả năng tư duy của mình, tự tin hơn. Từ đó thúc đẩy lớp trẻ có ý chí vươn lên trong xã hội, làm cho trẻ nhỏ có khuynh hướng vươn lên, nhưng cũng chính điều này lại làm giảm đi mối quan hệ với cộng đồng, gia đình.

– Đề cao vai trò cá nhân làm cho thanh niên Mỹ không thích nhớ đến thời kỳ thơ ấu, nương tựa vào gia đình.

– Vai trò cá nhân còn xuất phát từ ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh du mục.

– Chủ nghĩa cá nhân tác động đến quan hệ hôn nhân. Họ coi quan hệ gia đình là cùng chia sẽ trách nhiệm…

– Chủ nghĩa cá nhân cũng góp phần chia rẽ các mối quan hệ xã hội.

– Đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Mỹ tin rằng “ Chúa đã sang lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển những hạt giống tốt nhất tới mảnh đất hoang dã của Mỹ quốc này”. Họ tin họ là ưu việt so với các dân tộc khác… và có quyền thực hiện mục đích thống trị của mình.

Một xã hội không ngừng phân cách đẳng cấp

Giai đoạn đầu, người Mỹ tin rằng trên đất nước họ không có sự phân chia đẳng cấp (vì lúc này hầu hết thành phần người di cư sang Mỹ chủ yếu là tầng lớp trung lưu, người nghèo, những người bất đồng về chính trị, tôn giáo…). Nhưng với những biến động đã làm cho hệ thống đẳng cấp cũng đã có những thay đổi.

– Xã hội Mỹ phân chia thành 3 giai cấp gắn liền với địa vị xã hội (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)

– Xã hội Mỹ có điểm khác so với châu Âu là không phải trải qua chế độ phong kiến mà gắn liền với nó là tầng lớp quý tộc, đặc quyền đặc lợi như ở châu Âu. Khát vọng của sự sống và làm giàu để bù lại cho những mất mát ở quê hương trước đây.

– Tại một nước Tư Bản và theo Thanh giáo, thì tiêu chuẩn để phần chia đẳng cấp là của cải và sự thành đạt, ai tài giỏi, may mắn sẽ vượt lên người khác. Từ đó họ rất coi trọng đồng tiền và kết quả tất yếu là bên cạnh tầng lớp nghèo khổ sẽ xuất hiện tầng lớp giàu có…

– Nội dung “Tuyên ngôn Mỹ” đặt niền tin cho việc xóa bỏ phân chia đẳng cấp. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Cách mạng Mỹ không triệt tiêu cho sự tồn tại của giai cấp, mặc dù người dân có những quyền cơ bản như bầu tham gia vào hệ thống Pháp luật…nhưng thực tế thì quyền lực chính trị lại tập trung vào một nhóm người thuộc giới thượng lưu(đặc biệt là sau ngày cách mạng thành công)

– Thời kỳ “nội chiến Bắc Nam” được coi là thời kỳ của chủ nghĩa quân bình(vì của cải được phân chia công bằng), mọi người Mỹ, ít nhất là tầng lớp da trắng đều được hưởng những phúc lợi như nhau)(Miền Bắc có điều kiện cho phát triển thương mại, miền Nam đất rộng cho việc lập đồn điền), trong giai đoạn này ít có người Mỹ trở thành “con người thành đạt”. Nhưng sang XIX với sự phát triển của CNH, tiêu chuẩn tiền bạc, giai cấp công nhân phát triển, hệ thống máy móc phát triển đã phá vỡ cơ hội đồng đều ở Mỹ. Tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và gặp cản trở trong khi vươn lên đẳng cấp trên, khoảng cách với đẳng cấp trên cũng mở rộng(Con nhà nghèo, người da màu khó có cơ hội học ở những trường nổi tiếng, hoặc thuê giáo viên giỏi về dạy).

– Tuy vậy, hiện nay vẫn không thể có một cuộc cách mạng để lật đổ giai cấp Tư sản (Vì ngay cả tầng lớp nghèo khổ da trắng cũng chưa có một Đảng đủ sức chống lại Tư bản)

– Khác với những nước châu Âu là người nông dân bị bần cùng hóa thì ở Mỹ do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hầu hết nông dân đều có cơ hội sở hữu ruộng đất, thậm chí là trở thành điền chủ, họ có cơ hội để bóc lột tá điền nhiều hơn.

– Chế độ đồn điền phát triển đã dẫn đến việc tầng lớp tá điền bị bóc lột, và nô lệ thì ngày một phát triển hơn.

– Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng cho mọi người nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi cho tầng lớp Tư bản kếch xù. Nhưng thực chất là đang bảo vệ cho tầng lớp những người có tiền.

Xã hội cạnh tranh cao với những con người đầu óc thực dụng

– Xã hội Mỹ luôn cạnh tranh cao, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn khai phá vùng đất mới, mỗi người phải chấp nhận những khắc nghiệt. Để tồn tại họ phải nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi

– Người Mỹ vận dụng thuyết Darwin xã hội để lý giải cho sự “đào thải trong xã hôi”(Theo thuyết này thì con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đó, vì bản thân người Mỹ đã được sàn lọc trước khi đến đất Mỹ, tại đây phải là những con người lạc quan, hăng hái, chịu thử thách…).

– Đối với người nghèo đến Mỹ thì họ không có ảo tưởng quá lớn ở vùng đất này là sẽ dễ dàng sinh sống. Họ sang đây là nhằm xây dựng cho mình và gia đình mộtcuộc sống vững chắc nên họ luôn tìm mọi cách vượt lên mọi cản trở.

– Người Mỹ luôn ám ảnh đến kinh doanh và làm giàu để khẳng định địa vị của mình (ảnh hưởng trong việc chọn người lãnh đạo liên bang, Quốc hội, Tổng thống… để xem người đó có giúp và tạo điều kiện cho mình làm giàu không).

– Do sự cạnh tranh cao đã khiến xã hội luôn biến động, và con người cũng biến động, luôn không ngừng nghỉ làm người Mỹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

– Với đầu óc thực dụng, người Mỹ bỏ qua những thủ tục rườm rà. Họ chỉ đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của mỗi người.

– Người Mỹ thường lên kế hoạch trước đó vài tháng…(gửi giấy mời bạn bè trước cả tháng với hy vọng họ đến dự).Thậm chí trong những bữa ăn, người Mỹ cũng tranh thủ để bàn công việc, lập kế hoạch(thể hiện sự quý trọng thời gian (12h00-14h00 Business lunch; 7h00 Business breakfast).

– Tại các trường học, người Mỹ ít thích học những học thuyết trừu tượng mà chỉ thích học những cái sẽ áp dụng được vào thực tế. Người Mỹ thích vừa học vừa làm để tạo cho mình sự sẵn sàng thử thách cho cuộc sống tương lai.

Xã hội với những con người thích tiến lên trước, ưa khám phá và thích ứng với cái mới

– Khi ở châu Âu, họ sống trong hệ thống xã hội được thiết lập từ nhiều thế hệ trước, vì vậy giữa con người tồn tại ranh giới về giai cấp, chế dộ giàu nghèo, nhưng sang Mỹ thì mọi thứ bị xóa bỏ, họ phải thích nghi với môi trường để sinh tồn và phát triển.

– So với người châu Âu, Á thì người Mỹ cảm thấy ít trói buộc và khá thoảimái trong cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

– Trong số những người bất mãn bỏ quê hương ra đi, có nhiều người xuất thân từ thành phần “gây phiến loạn” ở vùng đất họ sinh ra.Họ sang tân thế giới một phần muốn rời bỏ những cái mà họ không chấp nhậnở xã hội cũ nhưng đồng thời họ cũng muốn thử thách mình với mục đích mới.

– Người Mỹ luôn muốn tiến lên phía trước, đánh dấu bằng việc họ có xu hướng phát triển về phía Tây…(đây là đẩy lùi biên cương, có nghĩa là từ bỏ ảnh hưởng châu Âu, và phát triển một cách vững chắc độc lập theo tính cách của người Mỹ)

– Sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp và công nghiệp Mỹ là kết quả của quá trình ưa khám phá nhằm tìm ra những giải pháp cho vấn đề cũ.

– Người Mỹ không ngần ngại để học một nghề mới (một giáo sư đại học có thể xin nghỉ việc để làm một công việc khác, sau đó lại xin đi dạy trở lại) đây là điều khác biệt so với phương Đông.

– Yếu tố địa lý, tài nguyên giàu có tạo điều kiện cho Mỹ có thể áp dụng những ý tưởng mới, đôi khi là khá tốn kém. Nhưng bù lại họ lại tìm ra được những cái mới hay hơn, có hiệu quả hơn.

Một xã hội dung hợp, đa dạng và phức tạp

– Nước Mỹ được tạo thành bởi những người nhập cư từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, không có người Mỹ thuần khiết và cũng không có nhóm người chiếm đa số để xây dựng một nền văn hóa dân tộc riêng mà đó là sự tổng hợp những đặc tính khác nhau từ những nguồn gốc dân cư khác nhau khi nhập cư vào Mỹ (trong giai đoạn Mỹ thì bố có thể là người Anh, mẹ có thể là người Pháp, con trai của họ có thể có vợ là người Hà Lan…).

– Trong quá trình nhập cư và di cư sang thế giới mới, có nhiều nhóm người đã bị đồng hóa hay gọi là Mỹ hóa để tạo nên một đặc tính củ người nhập cwu trong lịch sử Mỹ. Họ cố ý bỏ hoặc vô tình quên đi những đặc điểm khác biệt, hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển.

– Mặc dù Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc nhưng nó không phải là “một liên bang của các nền văn hóa có tính dân tộc”. những người nhập cư hầu như không đủ khả năng truyền bá, duy trì ngôn ngữ của mình sang thế hệ thứ 3. Những người này hầu như không muốn quay trở về quá khứ để tìm nguồn gốc của mình và cố gắng để mọi người xung quanh không nhận ra mình là ai. Sư pha tạp đó tạo nên đặc tính của người nhập cư trong lịch sử hình thành nước Mỹ.

– Bên cạnh đó, văn hóa Mỹ vẫn mang tính đa bản sắc, do mỗi dân tộc đều muốn bảo vệ bản sắc dân tộc mình, nên trong nền văn hóa Mỹ nói chung còn chứa đựng cả bản sắc riêng của từng dân tộc, cả sự tiếp nhận ảnh hửng của những nền văn hóa khác, tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong văn hóa Mỹ.

Hiện nay, làn sóng di cư sang Mỹ càng nhiều, nước Mỹ phải tiếp nhận thêm nhiều dân tộc, tôn giáo , văn hóa mới. Mỹ cần phải phát triển yếu tố dung hợp nhằm tạo nên sự cố kết trong cộng đồng.

Một xã hội cởi mở, những con người chân thành, không cầu kỳ

Những người ở nước ngoài khi đến Mỹ đều có nhận xét chung rằng người Mỹ khá cỡi mở, và rất thân thiện (mặc dù đôi lúc họ luôn đề cao mình).Điều này xuất phát từ kinh nghiệm của những người định cư đầu tiên và sau đó là những người vùng biên cương. Những người di cư đã bỏ lại sau lưng mọi tước hiệu, đẳng cấp, chấp nhận hòa vào môi trường sống mới của mình, và tại thế giới mới thì không có sự phân biệt đẳng cấp hay đối xử tàn tệ(vì họ đến đây với khao khát xây dựng một cuộc sống mới). Những con người này trở nên cởi mở và chân thành kết hợp với cá tính hiếu khách của người Mỹ bản địa.

– Điều kiện sống khắc nghiệt tạo nên tính cách hiếu khách cởi mở cho người Mỹ (vì giai đoạn đầu mới đến họ không có gì, bị đói,bị thương và phải trú ngụ, nhận sự giúp đỡ từ những người Mỹ bản địa khiến họ rất hiếu khách để cảm ơn lại những tấm long của những con người đã từng cưu mang mình ngày trước).

– Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, vì thế để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ buộc lòng phải hiếu khách, cởi mở. Có như thế mới lôi kéo được nhiều người đi cùng với họ để cùng họ thực hiện những ước mơ.

– Ngoài ra, với những người định cư đầu tiên trên mảnh đất hoang vu này thì khoảng cách là mối đe dọa. Vì thế một người mới đến sẽ không mang lại đe dọa mà sẽ mang đến cho họ những thong tin về thế giới bên kia, về kỷ thuật canh tác…

– Quá trình tây tiến với những khó khăn đã buộc mọi người phải đoàn kết lạo với nhau, xóa bỏ đi mối quan hệ của họ với châu Âu nhằm tạo ra những công cụ lao động mới đáp ứng cho cuộc sống hiện tại.

– Với những trải nghiệm từ cuộc sống khắc nghiệt, khiến người Mỹ luôn đề cao tinh thần sẵn sàng thực hiện những công việc tình nguyện giúp đỡ những người mà họ cho là khó khăn hơn mình (hình thành nhiều tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận).

Người Mỹ vẫn giữ truyền thống tôn trọng những giá trị tự do và độc lập. Từ xưa đến nay những người này vẫn không có lòng tin vào chính phủ và họ cảm thấy thoải mái khi được cùng nhau làm việc trong không khí cộng đồnghơn là dựa vào các cơ quan nhà nước. Vì thế trên đất Mỹ đâu đâu cũng bắt gặp các nhóm, các tổ chức địa phương (cải thiện đời sống của công nhân định cư,chống phân biệt chủng tộc, chống tội phạm, giúp đỡ những người đang chịu thiên tai). Và họ làm tất cả không phải vì họ giàu có mà trên hết xuất phát từ chính tấm lòng mà họ nghĩ mình nhất định phải làm. Người Mỹ nhìn bên ngoài khá lạnh lùng, dè dặt nhưng họ thật sự chân tình và rất tốt.

– Gắn liền với tính cách khắc khổ là sự đơn giản không cầu kỳ (với mục đích tạo nên sự thoải mái trong nói chuyện, xóa đi khoảng cách khiến mọi người dễ dàng cùng nhau làm việc)

Một xã hội cơ động

Mỹ là một xã hội chứa đựng sự biến động về địa điểm lẫn thành phần xã hội.

– Người Mỹ luôn di chuyển chỗ ở, cơ bản để tìm kiếm một tương lai và một chuẩn mực sống cũng như một công việc tốt hơn cho bản thân và gia đình. Vì đó chính là thức đo cho từng cá nhân trong xã hội.

– Xã hội Mỹ luôn luôn biến động vì đây là nơi không những tiếp nhận mà còn ngày càng phát triển đa dạng về chủng tộc và thành phần dân cư. Nó khiến họ phải chuyển động để cùng phù hợp với sự thay đổi của xã hội (người Mỹ thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ bang này sang ban khác)

– Cùng với sự hình thành quốc gia, sự phát triển kinh tế và xu hướng đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di chuyển trong lòng nước Mỹ.

Một số đặc điểm khác

– Mỹ được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia sùng đạo nhất trên thế giới.

– Mỗi năm người Mỹ đánh bạc khoảng 500 tỉ USD và cũng chừng đó làm từ thiện.

– Người Mỹ đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt là các cựu sinh viên.

– 3/4 giải Nobel trên thế giới có chủ nhân là người Mỹ.

Theo HỒ PHƯỚC NGUYÊN / RED VN

Tội ác tham nhũng và dâm loạn của Giang Trạch Dân chồng chất như núi

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vừa qua đời. Giang Trạch Dân vô đức, bất tài đã leo lên vị trí cao trong ĐCSTQ, cai trị đất nước bằng tham nhũng và dâm loạn, dẫn đến nạn tham nhũng chưa từng có trong giới quan chức của ĐCSTQ, và sự sùng bái vật chất trong xã hội Trung Quốc.

(Ảnh ghép từ MXH)

Giang Trạch Dân cũng là thủ phạm bức hại Pháp Luân Công. Các tội danh quan trọng nhất của ông ta gồm công kích, lăng mạ, phỉ báng nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, bịa đặt vụ tự thiêu giả Thiên An Môn, ra lệnh mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, v.v. Tội ác của Giang chồng chất như núi, và là tội nhân lịch sử bị người đời phỉ báng.

Giang Trạch Dân là kẻ xúi giục tham nhũng hủ bại trong bộ máy quan chức của ĐCSTQ
Sự hủ bại trong bộ máy quan chức của ĐCSTQ đã nổi tiếng khắp thế giới. Ngoài các nhân tố cơ bản của chế độ toàn trị, Giang Trạch Dân còn là kẻ chủ mưu.

Trong suốt 13 năm Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư ĐCSTQ và 2 năm giữ chức Chủ tịch Quân ủy, bộ máy quan chức của ĐCSTQ đã bị tha hóa chưa từng thấy, họ điên cuồng vơ vét tiền bạc, chức quan càng lớn thì càng táo bạo.

Ở Trung Quốc Đại Lục, khi nói về sự hủ bại của ĐCSTQ, mọi người nhắc đến Giang Trạch Dân với tư cách là “huấn luyện viên trưởng” của nạn tham nhũng trong giới quan chức của ĐCSTQ, nghĩa là Giang không chỉ “im lặng phát tài“,  mà còn dạy các quan chức ĐCSTQ ở tất cả các cấp hủ bại, dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan trong quan trường của ĐCSTQ, khiến xã hội Trung Quốc sùng bái vật chất.

Trong những năm gần đây, cư dân mạng thường nhắc đến Giang Trạch Dân với những từ như “con cóc”, “tam đại biểu”, “tam tham vương” (tham quyền, tham sắc, tham tiền).

Cuốn sách “Giang Trạch Dân Kỳ Nhân” (Con người Giang Trạch Dân) nói rằng “‘Cống hiến’ lớn nhất của Giang Trạch Dân là lần đầu tiên dùng ‘tham quan trị quốc’ dưới sự cai trị của ĐCSTQ”, và giải thích chi tiết về việc Giang Trạch Dân dựa vào tham quan cai trị đất nước như thế nào.
Giang Trạch Dân vô đức vô năng, nhưng lại thông thạo “Hậu Hắc Học”. Không có cách nào tốt để điều hành đất nước, vì vậy ông ta đã chọn “hủ bại trị quốc” và “dâm loạn trị quốc”, khiến người dân cả nước đọa lạc cùng mình. Giang Trạch Dân đạo đức thấp hèn cầm đầu tham nhũng, dâm loạn. Ở Trung Quốc, những vụ bê bối dâm loạn của Giang Trạch Dân ai nấy đều biết.
Giang Trạch Dân hủ bại không cho phép các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” được phép tồn tại. Sau khi Giang dùng quyền thay luật, phát động đàn áp Pháp Luân Công, để mua chuộc mọi người bán mạng cho mình, thậm chí Giang còn khuyến khích người dân tham nhũng, dâm loạn, khiến đạo đức của Trung Quốc sa sút nghiêm trọng, bầu không khí xã hội bị băng hoại, tham nhũng và mại dâm lan rộng trong giới quan trường.
Quan chức các cấp của ĐCSTQ đều học theo Giang Trạch Dân ngang nhiên mua bán quan chức. Các quan chức trong đảng, chính phủ và quân đội bị điều tra và truy tố trong báo cáo chính thức hầu hết đều liên quan đến việc “mua quan bán chức”, “giao dịch quyền lực và tình dục”, “thông dâm với người khác”, v.v. là một ví dụ điển hình.
Đời tư của Giang Trạch Dân cũng là tâm điểm chú ý của thế giới bên ngoài. Ai nấy đều biết rằng Tống Tổ Anh – nữ ca sĩ kiêm cựu trưởng đoàn văn nghệ của Cục Chính trị Hải quân ĐCSTQ, là một trong số những tình nhân của ông ta.

Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân Kỳ Nhân”, Tống Tổ Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc với Giang sau khi biểu diễn trên sân khấu tại Gala Lễ hội mùa xuân của CCTV vào năm 1990, và sự nghiệp của Tống Tổ Anh đã thăng hoa kể từ đó. Bà có “Thẻ đỏ Trung Nam Hải” – thẻ cấp cao nhất để ra vào Trung Nam Hải, và có thể trực tiếp tiếp cận lãnh đạo cao nhất.

Ngoài Tống Tổ Anh, các tình nhân của Giang Trạch Dân còn có Lý Thụy Anh (Li Ruiying) – cựu nữ phát thanh viên của CCTV, Trần Chí Lập (Chen Zhili) – cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục của ĐCSTQ, và Hoàng Lệ Mãn (Huang Liman) -cựu Tổng thư ký Ủy ban thành phố Thâm Quyến kiêm Ủy viên Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.

Bản tính lãng tử của Giang ai nấy đều biết. Nhiều lần ông ta bị chụp cảnh “cười tít mắt” nhìn mỹ nữ nơi công cộng, thậm chí ông ta còn nhìn chằm chằm các nữ tiếp viên xinh đẹp tại các cuộc họp quan trọng, như Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 17 và 18 của ĐCSTQ.

Ông Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh. (Ảnh: MXH)
Giang Trạch Dân đã thực hiện một cuộc tấn công tàn ác, lăng mạ, vu khống, thậm chí âm mưu ám sát nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân phụ trách hệ thống đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ trong 15 năm. Trong thời gian đó ông ta đã công khai phát động chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Cuộc bức hại chưa từng có này vẫn tiếp diễn suốt 23 năm qua.

Ông Vương Hữu Quần, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, từng đăng một bài báo liệt kê 10 đại tội của Giang Trạch Dân.

Ngoài tham nhũng và dâm loạn, những tội ác chính của Giang Trạch Dân được ngoại giới công nhận bao gồm:

Thứ nhất, tấn công, lạm dụng, vu khống và thậm chí âm mưu ám sát nhà sáng lập Pháp Luân Công;

Thứ 2, tạo ra “Vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn”;

Thứ ba, ra lệnh thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Bài viết nói rằng nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, không tự nêu tên hay đòi phần thưởng, đã truyền bá Pháp Luân Công ra thế giới và có những đóng góp to lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân Trung Quốc và trên toàn thế giới. Ông được các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới kính trọng và ngưỡng mộ.

Giang Trạch Dân không những không biết ơn, mà ngược lại còn lo lắng rằng có quá nhiều người học Pháp Luân Công sẽ gây nguy hiểm cho quyền lực của mình, nên nhất quyết bức hại Pháp Luân Công.

Đầu tiên, Giang Trạch Dân định lấy việc giảm thặng dư thương mại 500 triệu USD làm điều kiện để “dẫn độ” ông Lý Hồng Chí từ Mỹ về Trung Quốc. Sau khi âm mưu bị vạch trần, ông Triệu Trí Chân, Giám đốc Đài truyền hình Vũ Hán, được lệnh làm một bộ phim truyền hình vu khống, công kích và bôi nhọ ông Lý Hồng Chí.

Từ ngày 22/7/1999, tất cả các bộ máy tuyên truyền đã được kích hoạt để tấn công, lăng mạ và vu khống ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

Sau đó, Tăng Khánh Hồng, nhân vật số 2 của Tập đoàn Giang Trạch Dân, phụ trách cơ quan mật vụ của ĐCSTQ nhiều năm, đã bí mật ra lệnh ám sát. Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu quân đội của ĐCSTQ đã cùng nhau thành lập một đội hoạt động đặc biệt, chuyên điều tra tung tích của ông Lý Hồng Chí và chờ cơ hội thực hiện vụ ám sát.

Tất cả các vụ ám sát vào tháng 12/2000 tại Đài Loan, tháng 1/2001 tại Hồng Kông và tháng 5/2005 tại Canada đều không thành công.

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. (Ảnh ghép từ MXH)
Dàn dựng “Vụ giả thiêu Thiên An Môn”
Vụ tự thiêu Thiên An Môn đề cập đến vụ án giả mạo thế kỷ, xảy ra vào đêm giao thừa ngày 23/1/2001.

Ngày hôm đó, tập đoàn Giang Trạch Dân đã chỉ đạo và dàn dựng cảnh một số người tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Tân Hoa Xã đưa tin 5 học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn.

Sau đó, tin này được CCTV phát đi phát lại cho hơn một tỷ người Trung Quốc, và được làm thành đĩa CD, phát đi phát lại ở nhiều trung tâm tẩy não, trại lao động, nhà tù và những nơi khác trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm, gây ra những ảnh hưởng cực kỳ tồi tệ.

Sau khi “Vụ giả thiêu Thiên An Môn” xảy ra, học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã phân tích cẩn thận đoạn phim do CCTV quay chậm, và phát hiện ra rằng đó là một vụ lừa đảo lớn do ĐCSTQ lên kịch bản và chỉ đạo. Vì lý do này, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã làm bộ phim tài liệu “Lửa giả” để vạch trần sự thật.

Bằng chứng điều tra của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) ở nước ngoài đã chứng minh rằng vụ “tự thiêu” này là một âm mưu được lên kế hoạch bởi Giang Trạch Dân, La Cán và các lãnh đạo cấp cao khác của ĐCSTQ vào thời điểm đó.

Mục đích của nó là vu khống Pháp Luân Công, lừa dối người dân cả nước và khiến người dân Trung Quốc mù quáng đi theo chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Cuốn “Giang Trạch Dân Kỳ Nhân” tiết lộ rằng trong vụ “tự thiêu” chấn động này, nạn nhân không chỉ là những người tham gia vụ “tự thiêu giả”, mà còn có hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.

Giang Trạch Dân, kẻ chủ mưu của âm mưu thâm độc này, đã lừa dối vô số người, với cái giá phải trả là hủy hoại sinh mạng của những người đang sống, gieo rắc sự thù hận Pháp Luân Công vào lòng người, và mở đường cho việc giết hại người tu luyện Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân đã tạo ra một “kỷ lục lịch sử” đáng xấu hổ khác, bằng cách sử dụng các công cụ tuyên truyền hiện đại để kích động hận thù trên quy mô lớn như vậy, trước sự chứng kiến ​​của hàng trăm triệu người.

Ra lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống
Vào mùa hè năm 1999, Giang Trạch Dân, lúc bấy giờ là lãnh đạo của ĐCSTQ, đã một tay phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công điên cuồng, và kêu gọi “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng.”

Đồng thời, Giang hạ mật lệnh diệt chủng hàng loạt: “Đánh chết là tự sát; hỏa thiêu không tra cứu thân phận; phá hoại thanh danh, vắt kiệt kinh tế, hủy hoại thân xác”. Lệnh này đã hỗ trợ chính sách và chống lưng cho các tín đồ tà ác của ĐCSTQ ở nhiều nơi tra tấn và giết hại học viên Pháp Luân Công, và thu hoạch nội tạng của họ khi còn sống.

Giang Trạch Dân từng trực tiếp xúi giục Bạc Hy Lai “cứng rắn” với Pháp Luân Công để tích lũy vốn liếng chính trị, khiến Bạc “sáng tạo” ra “tiền lệ” về tội ác mổ cướp và buôn bán nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, dưới thời ông ta cầm quyền ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

Các thành viên chủ chốt trong tập đoàn của Giang Trạch Dân gồm La Cán, Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu đã nhân rộng mô hình này ra cả nước, khiến quân đội ĐCSTQ, cảnh sát vũ trang, hệ thống chính trị và pháp luật, “Văn phòng 610” (một tổ chức bất hợp pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công), hệ thống y tế và các trung gian buôn bán nội tạng đen thông đồng với nhau.

Cơ chế giết người một cửa thu hoạch sống, đánh cắp, bán nội tạng và thi thể của các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn đã được hình thành, khiến tội ác thu hoạch nội tạng sống được công nghiệp hóa, quân sự hóa, thị trường hóa và xã hội đen hóa, tạo ra “sự tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này”.

Để khuyến khích cấp dưới của mình hành ác, Giang Trạch Dân đã cố tình 4 lần gặp ông Ngô Mãnh Siêu (Wu Mengchao), Giám đốc Bệnh viện Phẫu thuật Gan mật Phương Đông, trực thuộc Đại học Quân y số 2 của ĐCSTQ, kiêm cố vấn trưởng của Hội nghị Ghép tạng Quân đội.

Giang đích thân ký lệnh, yêu cầu Quân ủy Trung ương tổ chức một cuộc họp đặc biệt để truy tặng Ngô Mãnh Siêu danh hiệu “Chuyên gia y tế mẫu mực” và huân chương hạng nhất.

Sau khi tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ lần đầu tiên bị quốc tế vạch trần vào năm 2006, các luật sư nhân quyền, chuyên gia và học giả ở nước ngoài, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” và “Tòa án Nhân dân Độc lập” của Anh đã tiến hành một lượng lớn các cuộc điều tra độc lập về vấn đề này.

Kết quả nhận định rằng tội ác ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đã tồn tại trong nhiều năm, và vẫn đang tiếp diễn.

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua Nghị quyết số 343, yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi “cưỡng bức thu hoạch nội tạng” đối với các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.

Sau đó dư luận chính trên thế giới một lần nữa tập trung vào tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ. Các phiên điều trần đã được tổ chức, để tìm hiểu thêm về sự kiện bi thảm này ở Trung Quốc.

Cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour, nhà báo điều tra cấp cao của Mỹ Ethan Gutmann, và Luật sư nhân quyền người Canada David Matas cũng được mời tham dự phiên điều trần.

Chính sách mới của Hiệp hội Cấy ghép Tim Phổi Quốc tế (ISHLT) đã cấm hoàn toàn việc xuất bản các tài liệu nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ Trung Quốc.

Ông Matas tin rằng tuyên bố của Hiệp hội Cấy ghép Tim Phổi Quốc tế (ISHLT) cũng gửi một thông điệp rõ ràng đến cộng đồng quốc tế.

“Tuyên bố này lên án sự im lặng và thái độ không lên tiếng của những người khác. Đồng thời nó cũng gửi một thông điệp đến những người bên ngoài Trung Quốc, đang tiếp nhận nghiên cứu cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, hay tổ chức các bài giảng về nghiên cứu cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, và xuất bản nghiên cứu cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, nên làm gì. Nếu không, bạn sẽ trở thành đồng lõa trong việc lạm dụng (cấy ghép nội tạng của Trung Quốc).”

Theo báo cáo khảo sát chung mới nhất, trong những năm qua, tại Trung Quốc Đại Lục, ước tính có khoảng 1,5 triệu trường hợp thu hoạch và cấy ghép nội tạng sống đã được thực hiện.

Nguồn chính của những nội tạng này là các học viên Pháp Luân Công. Điều đó có nghĩa là, trong khoảng thời gian hơn 10 năm, chính quyền ĐCSTQ đã bí mật sát hại một lượng lớn học viên Pháp Luân Công bằng cách giết người còn sống để thu hoạch nội tạng cực kỳ tàn bạo. Mức độ tà ác của tội ác đã gây chấn động thế giới.

Những tội ác gây chấn động và những màn mờ ám này đều xảy ra dưới các mật lệnh, chỉ đạo, xúi giục và sai khiến của thủ phạm Giang Trạch Dân. Thông qua “sự tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này”, những việc làm xấu xa của Giang đã bị vạch trần.

Ngày 5/4/2016, “Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) đã công bố một cuộc điều tra ghi âm, tiết lộ rằng cựu Bộ trưởng Bộ Y tế của Tổng cục Hậu cần của ĐCSTQ, ông Bạch Thư Trung và những người khác đã làm chứng rằng Giang Trạch Dân trực tiếp ra lệnh thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ mổ cướp nội tạng hàng loạt các học viên Pháp Luân Công còn sống là hành động tàn bạo tà ác nhất, kể từ sau cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ Hai.

Bình Minh (t/h)/ Trí thức VN

.

Báo cáo dân chủ 2022 của IDEA: ‘Việt Nam vẫn gắn chặt với chủ nghĩa chuyên chế’

Đánh giá về tình hình dân chủ châu Á-Thái Bình Dương, báo cáo của International IDEA nêu “không thấy dấu hiệu thay đổi nào” ở Việt Nam

Viện International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA) đã công bố báo cáo về Tình trạng Dân chủ Toàn cầu năm 2022 vào hôm 30/11.

Tiến sĩ Kevin Casas-Zamora, Tổng Thư ký của International IDEA cho biết tương lai của nền dân chủ để đảm bảo một tương lai bền vững “không được định sẵn mà phải tìm kiếm”.

“Ở nhiều nơi, [tương lai đó] đang được tìm kiếm theo những cách khó khăn nhất. Có những người, hiện nay, đang đòi hỏi quyền lợi và tự do mà một nền dân chủ hứa hẹn, trong khi chịu rủi ro cá nhân vô cùng lớn.”

Đánh giá về tình hình dân chủ châu Á-Thái Bình Dương, báo cáo của International IDEA nêu “không thấy dấu hiệu thay đổi nào” đối với sự thay đổi chủ nghĩa chuyên chế ở Việt Nam.

Thịnh vượng kinh tế thay cho quyền dân chủ?

Bản báo cáo của IDEA cho thấy trong khu vực Đông Nam Á, thì Campuchia, Lào và Việt Nam “vẫn gắn chặt với chủ nghĩa chuyên chế mà không thấy dấu hiệu thay đổi nào”.

Trong các nhóm nước, thì IDEA xếp Việt Nam nằm ở nhóm nước theo chế độ chuyên chế (authoritarian regime).

Nội dung báo cáo 2022 có liên quan đến Việt Nam như sau:

“Việt Nam, giống Trung Quốc và Singapore đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà không trao quyền dân chủ, mang lại cho thể chế cộng sản một vỏ ngoài về tính chính danh trước quần chúng.”

“Ở Trung Quốc và Việt Nam, người dân có thể cảm thấy tiến trình dân chủ hiện là không khả thi hoặc quá nhiều rủi ro.”

Theo IDEA, thì nền dân chủ đang suy giảm tại châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ có 54% số người trong khu vực này sống trong nền dân chủ, và gần 85% số người sống trong một [nền dân chủ] yếu và đi thụt lùi. Thậm chí các nền dân chủ ở tầm cao hay tầm trung như Úc, Nhật, và Đài Loan cũng bị xói mòn.

Trước thời điểm Internation IDEA công bố báo cáo, nhận định về vấn đề dân chủ tại Việt Nam, Kian Vesteinsson, nhà nghiên cứu cấp cao từ tổ chức Freedom House nói với BBC:

“Bức tranh về tự do biểu đạt và tự do báo chí tại Việt Nam là ảm đạm. Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã xóa thông tin trên mạng với tốc độ đáng báo động, bỏ tù nhà báo và blogger trong thời gian lâu. Vấn đề kiểm duyệt chỉ có thể tồi tệ hơn mà thôi.”

“Các quy định về thực thi Luật An ninh mạng có hiệu lực vào tháng 10 vừa qua. Các quy định này đã cung cấp các con đường để chính phủ ngăn chặn và gỡ bỏ thông tin trên mạng, khiến người dân Việt Nam vốn ngày càng phải chịu việc kiểm duyệt vốn tìm cách hạn chế một nền báo chí độc lập và những tiếng nói bất đồng”, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson bổ sung.

Truyền thông độc lập và xã hội dân sự

Một người đọc báo tại Hà Nội
Chụp lại hình ảnh,Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự

Beh Lih Yi, Điều phối viên Chương trình châu Á từ Committee to Protect Journalists (CPJ) thì cho rằng Việt Nam có thể cải thiện vấn đề tự do báo chí nếu có ý chí chính trị thực hiện chuyện này.

“Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện hồ sơ tự do báo chí trong ngắn hạn nếu có ý chí làm điều này. Việt Nam đang là một nền kinh tế trỗi dậy tại châu Á và hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều này có nghĩa hồ sơ về nhân quyền, bao gồm việc đối xử với các nhà báo sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn.”

“Tuy nhiên Việt Nam lại là một trong năm quốc gia có số lượng nhà báo bị tù giam nhiều nhất trên thế giới, theo thống kê thường niên của CPJ. Một bước đi để tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế và niềm tin kinh doanh là ngay lập tức trả tự do cho những nhà báo đã bị giam cầm một cách độc đoán, gồm nhà báo Phạm Đoan Trang. Cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng về vấn đề này”, cô Beh Lih Yi nói với BBC News Tiếng Việt.

Theo IDEA thì nền dân chủ toàn cầu đang bị đe dọa từ các thách thức như tính hợp pháp trong các kết quả bầu cử, giới hạn tự do trên mạng và các quyền, nạn tham nhũng rất khó kiểm soát và sự trỗi dậy của các đảng phái cực hữu.

Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự.

“Một điều quan trọng là các chính phủ dân chủ trên thế giới phải tăng cường cuộc chiến cho quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam. Một lộ trình chính là hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam và xã hội dân sự thông qua tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, các chính phủ có thể cung cấp công nghệ giúp người dân Việt Nam thoát khỏi việc kiểm duyệt và giúp họ an toàn không bị theo dõi.”

“Các nhà làm luật nên cần ủng hộ việc thả tự do vô điều kiện nhiều người đã bị tù giam không công bằng vì biểu đạt trên mạng tại Việt Nam, như Nguyễn Hóa và Phạm Đoan Trang.”

‘Xói mòn’ và ‘thụt lùi’

Người dân đứng trước Lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội
Chụp lại hình ảnh,Báo cáo của International IDEA cho thấy một nửa số lượng nền dân chủ trên toàn cầu đang trong tình trạng suy giảm, nền tự do dân sự và pháp quyền ngày càng tệ đi. Trong khi các chính phủ độc tài thì trở nên ngày càng áp bức

Báo cáo của International IDEA cho thấy một nửa số lượng nền dân chủ trên toàn cầu đang trong tình trạng suy giảm, nền tự do dân sự và pháp quyền ngày càng tệ đi. Trong khi các chính phủ độc tài thì trở nên ngày càng áp bức.

Một số nhân tố đã dẫn đến điều này, như cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, lạm phát phi mã, một cuộc suy thoái toàn cầu có thể xảy ra, biến đối khí hậu, đại dịch Covid đã mang đến những thách thức đáng kể.

“Thế giới đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ chi phí sống cho đến rủi ro đối đầu vũ khí hạt nhân, và cuộc khủng hoảng khí hậu tăng tốc,” IDEA nêu trong báo cáo, dựa theo số liệu thu thập từ năm 1975.

“Song song đó, chúng tôi chứng kiến nền dân chủ toàn cầu suy giảm. Đây là một sự pha trộn độc hại”, theo IDEA.

IDEA đã thực hiện bảng chỉ số Tình trạng Dân chủ Toàn cầu (Global State of Democracy Indices) dựa trên hơn 100 biến số.

Và báo cáo cũng cho thấy số lượng các quốc gia “đi thụt lùi”, những nước bị xói mòn dân chủ nghiêm trọng chưa từng cao như vậy trước đây, bao gồm Ba Lan, Hungary và Mỹ, cùng các vấn đề khi phân cực chính trị, thể chế có lỗi và các nền tự do dân sự bị đe dọa.

Trong 5 năm qua, gần một nữa các nền dân chủ tại châu Âu cũng bị xói mòn, theo IDEA. Tuy nhiên các giá trị và định chế dân chủ đang ngày càng trở thành một sức nặng mang tính nền tảng chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga, đặc biệt tại Ukraine, cũng như hầu hết các quốc gia khác trong khu vực.

“Cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine đã làm rung chuyển châu Âu, khiến khu vực này phải suy nghĩ lại về sự cân nhắc và đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng tiềm tàng,” IDEA nêu.

Và một thông tin tích cực, thì châu Phi vẫn trụ vững trước sự bất ổn. Các quốc gia như Gambia, Niger và Zambia thì có thấy chất lượng dân chủ có cải thiện.

International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA) là một tổ chức liên chính phủ, đặt tại Stockholm (Thụy Điển) với vai trò hỗ trợ nền dân chủ bền vững trên toàn cầu. International IDEA tuyên bố chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các nội dung được công bố trong báo cáo thường niên về Tình trạng Dân chủ Toàn cầu Global State of Democracy 2022.

Theo BBC