Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn

Nhắc đến Qatar, người ta nghĩ ngay đến những tòa nhà chọc trời hiện đại và tốc độ phát triển, phồn thịnh quá thần tốc. Thế nhưng ở nước chủ nhà World Cup 2022 không chỉ có vậy. Qatar còn có biết bao kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật sắp đặt công cộng ấn tượng , các địa danh văn hóa in đậm nét Trung Đông. Dưới đây là một số địa điểm ăn ảnh nhất ở đất nước nhỏ bé nhưng thực sự mê hoặc này mà chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm du lịch mới lạ cho mọi người:

1. Cầu Qanat Quartier

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 1.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 2.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 3.

Qanat Quartier lấy cảm hứng từ Venice nổi tiếng với kiến trúc sông nước lãng mạn. Nó thậm chí còn có phiên bản riêng của cây cầu Rialto. Du khách có thể tha hồ chụp ảnh, tận hưởng không khí thoáng đãng rồi ghé vào các tòa nhà và quán cà phê màu nhạt dọc theo các tuyến đường thủy.

2. Thư viện Quốc gia Qatar

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 4.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 5.

Nằm ở trung tâm của Thành phố Giáo dục, tòa nhà hiện đại này cung cấp quyền truy cập không chỉ vào hàng triệu cuốn sách mà còn có tất cả các loại cơ sở học tập, chương trình và thiết bị tiên tiến cho mục đích sử dụng công cộng. Thư viện Quốc gia Qatar do Rem Koolhaas thiết kế với kiến trúc ấn tượng.

3. Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 6.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 7.

Tự bản thân Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo nằm trên hòn đảo bên bờ sông Doha đã là một kiệt tác nghệ thuật. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư từng đoạt giải Pritzker IM Pei. Nơi đây sở hữu một trong những bộ sưu tập Nghệ thuật Hồi giáo quan trọng nhất trên thế giới.

4. Bảo tàng Quốc gia Qatar

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 8.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 9.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 10.

Với thiết kế tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ hoa hồng sa mạc của kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel, Bảo tàng Quốc gia Qatar kể câu chuyện của đất nước vùng Vịnh một cách sáng tạo khi đưa du khách vào một hành trình tương tác.

5. Trung tâm thương mại Villagio

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 11.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 12.

Là một trong những điểm đến mua sắm nổi tiếng nhất trong cả nước, Villagio cũng lại là một trung tâm mua sắm lấy cảm hứng từ Venice. Nơi đây có hàng trăm cửa hàng từ bình dân đến sang trọng, rất nhiều quán cà phê, nhà hàng và công viên giải trí. Lối vào chính của Villagio có phông nền hoàn hảo cho bức ảnh du lịch của bạn.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

6. Trung tâm Msheireb

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 13.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 14.

Msheireb Downtown Doha là dự án tái tạo trung tâm thành phố bền vững đầu tiên trên thế giới. Khu phố này giới thiệu một ngôn ngữ kiến trúc mới vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa bản sắc Qatar vừa hội nhập phương Tây

7. Tòa Lễ Giáo Thành Phố

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 15.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 16.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 17.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 18.

Tòa Lễ giáo ở Thành phố Giáo dục được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật Bản từng đoạt giải Pritzker Arata Isozaki. Thiết kế phức tạp và kiến trúc mới lạ của nó khiến du khách choáng ngợp.

8. Nhà hát vòng tròn ở Làng văn hóa Katara

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 19.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 20.

Làng văn hóa Katara nổi lên như một trung tâm sáng tạo của đất nước. Nhà hát vòng tròn là một sự pha trộn kiến trúc tuyệt vời giữa các yếu tố Hy Lạp cổ điển và Hồi giáo. Nhà hát có tầm nhìn ra biển và thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn và hòa nhạc.

9. Biển nội địa

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 21.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 22.

Qatar là sa mạc nhưng lại có biển. Biển nội địa hay Khor Al Adaid là một trong số ít nơi trên thế giới có sa mạc bao quanh biển và phong cách thì tất nhiên vô cùng độc đáo.

10. Khu chợ Waqif

Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 23.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 24.
Không phải chỉ toàn những tòa nhà chọc trời, có một Qatar cổ điển với màu sắc hoang mạc đẹp mê mẩn - Ảnh 25.

Chợ Waqif là điểm đến để du khách khám phá văn hóa, ẩm thực và con người Qatar một cách chân thực nhất. Đây là nơi tuyệt vời để bạn nếm thử các món ăn địa phương, mua hàng dệt may đẹp mắt hoặc quà lưu niệm.

Nguồn: Visit Qatar / Theo Chi Chi / Tổ Quốc

Elon Musk sắp cấy chip máy tính vào não người

Công ty về công nghệ thần kinh của Elon Musk đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu đồng thời tham vọng chữa bệnh bại liệt bằng chip máy tính.

Hôm 30/11, tại một sự kiện được tổ chức ở Fremont, California, công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk đã công bố kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm cấy chip máy tính vào não người trong vòng 6 tháng tới.

Theo đó, chip Neuralink sẽ có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến não như chấn thương tủy sống, rối loạn thần kinh.

Tham vọng của Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk cho biết Neuralink đang gấp rút tinh chỉnh sản phẩm, bao gồm một thiết bị nhỏ và dây điện cực, cùng với một rô-bốt phẫu thuật.

Theo ông Musk, các cuộc thảo luận với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã diễn ra suôn sẻ. Hiện công ty đặt mục tiêu thử nghiệm trên người trong vòng 6 tháng tới.

Cũng trong sự kiện trên, tỷ phú đã tiết lộ tham vọng cấy ghép chip vào các bộ phận khác. Cụ thể, Neuralink đang phát triển các bộ phận có thể cấy vào tủy sống giúp người bị bệnh bại liệt có thể di chuyển, cũng như một bộ phận cấy ghép mắt nhằm cải thiện hoặc khôi phục thị lực.

Cay chip vao nao nguoi anh 1
Elon Musk tham vọng khôi phục thị lực của người bệnh bằng công nghệ chip não. Ảnh: Neuralink.

“Điều này nghe có vẻ kỳ diệu, nhưng chúng tôi tin rằng có thể khôi phục toàn bộ chức năng cơ thể cho người bị đứt tủy sống”, ông Musk nói tại sự kiện.

Mục tiêu của con chip (có tên gọi BCI) ban đầu là giúp một người mắc các bệnh liên quan đến suy nhược thần kinh giao tiếp thông qua suy nghĩ.

Thiết bị Neuralink sẽ dịch hoạt động của nơ-ron thần kinh thành dữ liệu máy tính. Ông Musk hy vọng rằng một ngày nào đó thiết bị này có thể giúp con người trao đổi thông tin trực tiếp với máy móc.

Musk từ lâu đã lập luận rằng con người chỉ có thể theo kịp những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua sự trợ giúp của máy tính. Vì vậy, ông khẳng định những con chip mà Neuralink đang nghiên cứu có thể giúp con người bỏ qua rào cản này để có mối liên hệ trực tiếp với AI.

Tuy vậy, nhiều người từ lâu đã chỉ trích Musk về việc thổi phồng quá mức những tiến bộ của Neuralink và hứa hẹn “suông” về những gì công nghệ này sẽ có thể làm được trong tương lai gần.

Gấp rút thực hiện

Công nghệ giao diện điều khiển thần kinh (BCI) đã được giới học thuật nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc Musk tham gia vào lĩnh vực này tạo ra một làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm và giúp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.

Một vài công ty khởi nghiệp tương tự đang đi trước Neuralink trong việc thử nghiệm trên người. Công ty Synchron đã có thể cấy ghép một thiết bị nhỏ giống như ống đỡ động mạch vào não của bệnh nhân ở Úc và Mỹ.

Sản phẩm đã giúp những bệnh nhân không thể di chuyển hoặc nói chuyện giao tiếp qua máy tính bằng suy nghĩ. Công ty Onward cũng đã thực hiện thành công đột phá trong việc phục hồi một số cử động ở những người bị chấn thương tủy sống.

Cay chip vao nao nguoi anh 2
Hồi tháng 4/2021, Neuralink đã tung đoạn video ghi lại cảnh chú khỉ được cấy chip đang chơi game bằng ý nghĩ. Ảnh: Neuralink.

Tuy vậy, hình thức phẫu thuật não của Neuralink phức tạp hơn nhiều so với hầu hết đối thủ cạnh tranh. Bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một phần hộp sọ và cho phép cấy dây vào mô não của họ.

Neuralink đã thực hiện các thử nghiệm trong nhiều năm trên các loài linh trưởng để chứng minh rằng ca phẫu thuật là an toàn và mô cấy có thể tồn tại bên trong não trong thời gian dài mà không gây hại.

Lợi thế của Neuralink so với các đối thủ của họ là sức mạnh xử lý. Musk đặt cược rằng khả năng tính toán lớn hơn sẽ giúp phần cứng của Neuralink đạt được kết quả tốt hơn và khôi phục nhiều chức năng hơn ở người so với các sản phẩm cạnh tranh.

Mặc dù gấp rút nghiên cứu những công nghệ mới nhất, Neuralink vẫn chưa thể theo kịp tiến độ của vị CEO khó tính. Tại các cuộc họp trong vài tháng qua, tỷ phú Musk đã thẳng thừng thúc giục các kỹ sư của mình làm việc nhanh hơn và chăm chỉ hơn.

“Tất cả chúng ta sẽ chết trước khi làm được điều gì đó có ích. Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ và tạo ra những sản phẩm hữu ích ngay bây giờ”, Musk nói với đội ngũ trong cuộc họp đánh giá sản phẩm.

Cũng trong cuộc họp trên, tỷ phú đã bày tỏ lo ngại rằng những tiến bộ trong AI sẽ vượt xa công việc đang được thực hiện tại Neuralink, khiến những nỗ lực của công ty trở nên vô nghĩa.

Hiện tại, mối quan tâm chính của Neuralink đối với BCI là đảm bảo rằng robot có thể thực hiện các ca phẫu thuật một cách nhanh chóng và ít gây hại nhất cho vật chủ.

Autumn Sorrells, Giám đốc chăm sóc động vật tại Neuralink, đã nghiên cứu để đảm bảo rằng các thí nghiệm được thực hiện trên các loài linh trưởng và lợn được tiến hành một cách an toàn đồng thời sử dụng kỹ thuật mới để huấn luyện chúng.

Để phục vụ mục đích này, Neuralink đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu riêng dành cho các đối tượng linh trưởng ở Fremont để kiểm tra hoạt động của những con chip cấy ghép, đồng thời nghiên cứu những cách hiệu quả hơn để nạp năng lượng cho chúng.

Trong những tháng gần đây, công ty cũng đang xây dựng cơ sở nghiên cứu khác hơn nhiều tại một khuôn viên ở Austin, Texas.

Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng

Tủ sách Công nghệ giới thiệu cuốn tiểu sử, kể câu chuyện cuộc đời của Elon Musk từ thời thơ ấu cho đến khi ông thực hiện Zip2, PayPal, rồi đến SpaceX, Tesla và SolarCity.

Theo Zing

Truyện ngắn : Tướng cướp và ông cụ

Một tên tướng cướp bỏ chạy vào sa mạc cùng với số châu báu hắn trộm được từ đồng bọn. Vậy nhưng không lâu sau khi khởi hành, con lạc đà chở nhiều đồ quá nên bị thụt hố cát. Tên cướp chỉ kịp nhảy khỏi lưng lạc đà thoát thân, còn đồ đạc đem theo đều bị chôn vùi cùng con vật. Hắn ta chỉ còn biết đi tiếp về hướng Đông nhằm mong gặp được một ngôi làng nào đó.

Đến ngày thứ hai, tướng cướp gần như hoàn toàn kiệt sức. Hắn bước trên cát nóng mà trong đầu chỉ nghĩ đến dòng nước mát lạnh để úp mặt vào uống thoả thích. Tướng cướp mải nghĩ về nước đến mức anh suýt nữa bỏ qua một bóng cây ở đằng xa.

– Nếu có cây thì chắc chắn chỗ đó cũng có nước – Tên cướp nghĩ thầm. Hắn hạ quyết tâm bước thật nhanh về phía bóng cây.

Tướng cướp và ông cụ -0
Minh họa Ngô Xuân Khôi.

Vậy nhưng tên cướp không tìm thấy nước. Dưới tán cây keo mọc cô đơn chỉ có một ông cụ ngồi xổm bên sạp hàng quần áo.

– Chẳng lẽ cái cây này sống không cần nước ư?- Tên cướp hỏi trong sự tuyệt vọng.

– Anh nói gì lạ vậy. Cây nào mà không cần nước chứ? Rễ của cái cây này dài gấp 2, 3 lần thân nó mới hút được nước dưới đất đấy.

– Cụ ơi, cụ có nước không, cho tôi xin một ngụm.

– Không, tôi không có nước. Nhưng mà tôi có cà vạt. Anh có muốn mua cà vạt không? Chỉ 5 USD một cái thôi nhé!

Tên cướp sẵng giọng:

– Này cụ, cụ đừng thấy tôi thế này mà nghĩ tôi lú lẫn rồi đấy nhé! 5 USD cho cái cà vạt thì khác gì cắt cổ người ta. Mà thứ tôi cần là nước chứ không phải cà vạt! Thà rằng tôi giết cụ rồi lấy máu uống cho đã khát.

– Thôi được rồi – Ông già vuốt râu – Nếu anh cần nước thì hãy đi 2 dặm nữa về hướng Đông. Anh sẽ tìm thấy một nhà hàng dưới chân ngọn đồi. Anh trai tôi làm chủ nhà hàng đó.

– Và họ sẽ cho tôi vào ư? Trong khi tôi không một đồng dính túi.

– Anh cứ nói là tôi chỉ đường cho anh. Mà ở đó có thiếu gì nước đâu. Nhà hàng hạng sang, chỉ có khách lắm tiền rồi ăn mặc đẹp mới được vào. Họ còn uống sâm-panh thay nước đấy.

Tên cướp lầm bầm mấy lời cảm ơn rồi đi tiếp. Mấy tiếng sau, khi mặt trời đã sắp lặn, tên tướng cướp trở lại chỗ cái cây. Lần này hắn vừa đi vừa bò vì kiệt sức. Hắn thều thào:

– Anh trai ông bảo là sẵn sàng cho tôi uống nước, nhưng….

– Nhưng vì sao?- Ông già nở nụ cười mỉm.

– Ông ấy bảo tôi phải có cà vạt mới được vào ngồi chung với các khách khác.

Vũ Hội (dịch / Truyện vui của BELAL FADL (Ai Cập) / Văn nghệ CA

Mỹ đề ra 4 mục tiêu để chiến thắng trong cạnh tranh với Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 30/11 đã có bài phát biểu về chiến lược của Mỹ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của nước này đồng thời đối phó với thách thức Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, mặc dù từng được coi là có khả năng trở thành đồng minh chính trị và kinh tế của Mỹ, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, các công ty và doanh nghiệp Mỹ.

Mỹ đề ra 4 mục tiêu để chiến thắng trong cạnh tranh với Trung Quốc - Ảnh 1.

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ. Ảnh: Facebook.

Theo bà Raimondo, việc Trung Quốc thay đổi ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang an ninh quốc gia và cách hành xử quân sự quyết đoán của nước này khiến Mỹ phải suy nghĩ lại cách thức bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia cùng với thúc đẩy lợi ích trong thương mại và đầu tư.

Bộ trưởng Raimondo cho rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực kết hợp các chính sách kinh tế và chính trị với các tham vọng quân sự của nước này. Theo bà Raimondo, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Trung Quốc cũng gia tăng các hoạt động thương mại và đầu tư phi thị trường và điều này buộc Mỹ phải bảo vệ các doanh nghiệp và người lao động của mình cũng như của các đối tác và đồng minh.

Trong bối cảnh chiến lược đó, các ưu tiên kinh tế của Mỹ bao gồm: đảm bảo rằng Mỹ xây dựng năng lực công nghệ và sản xuất cần thiết để dẫn đầu kinh tế thế giới trong thế kỷ 21; đứng đầu về sáng tạo toàn cầu trong thời đại thay đổi công nghệ và cạnh tranh; tăng cường giáo dục và đào tạo cho người lao động nhằm cạnh tranh việc làm trong tương lai; bảo vệ an ninh quốc gia và các gia trị dân chủ; và phát triển trên cơ sở các giá trị về tăng trưởng bền vững và bao trùm, cởi mở, minh bạch và thượng tôn pháp luật.

Để thực hiện các ưu tiên trên, Mỹ đề ra 4 mục tiêu bao gồm: thứ nhất là đầu tư cho sáng tạo; thứ hai là tăng cường và tạo mới năng lực trong nước nhằm ngăn Trung Quốc cản trở an ninh quốc gia và các giá trị dân chủ Mỹ; thứ ba là phối hợp với các đối tác và đồng minh trong các cách thức mới nhằm thúc đẩy các giá trị chung và định hình môi trường chiến lược nơi Trung Quốc hoạt động; và cuối cùng là kêu gọi cho đầu tư và thương mại Mỹ cũng như cùng hợp tác với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu và ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Bộ trưởng Raimondo nhấn mạnh chính phủ Mỹ tìm cách chiến thắng trong cạnh tranh với Trung Quốc nhằm định hình kinh tế toàn cầu và chống lại một loạt các hoạt động đang gia tăng nhắm tới người lao động và doanh nghiệp Mỹ cũng như mang lại mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Theo bà Raimondo, cách thức Trung Quốc triển khai quân đội cản trở an ninh của Mỹ và của các đối tác và đồng minh của Mỹ cũng như dòng chảy tự do của thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, bà Raimondo cũng thừa nhận rằng Mỹ cũng hưởng lợi từ thị trường thương mại hàng năm có giá trị lên tới hơn 750 tỷ USD với Trung Quốc vốn hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ. Bà Raimondo nhấn mạnh Mỹ muốn tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các lĩnh vực không ảnh hưởng tới lợi ích, giá, trị, an ninh quốc gia và an ninh kinh tế Mỹ, đồng thời sử dụng mọi công cụ hiện có nhằm bảo vệ các công ty Mỹ và chống lại các hoạt động kinh tế không công bằng./.

Theo VOV / Shoha VN

Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận.

Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.”

Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm.

Một vài cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa không hồi kết của Trung Quốc thực sự đã nhắm vào cá nhân Tập. Tại thành phố Thành Đô, những người biểu tình đã hô vang: “Chúng tôi không muốn một hệ thống chính trị với một nhà lãnh đạo trọn đời. Chúng tôi không muốn có một hoàng đế.”

Những khẩu hiệu này đã nêu bật vấn đề chính trị nhạy cảm nhất ở Trung Quốc hiện đại – những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm tạo ra một sự sùng bái cá nhân. Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Đảng Cộng sản đã cố gắng tránh tạo ra một Mao thứ hai, một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất, người thống trị hệ thống chính trị và cả nước, và sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực.

Nhưng Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ cai trị gần như của một hoàng đế. Một bước ngoặt đã xảy ra vào tháng trước, khi đại hội Đảng Cộng sản bầu ông vào nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách là người lãnh đạo đảng. Người tiền nhiệm của Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị buộc rời khỏi lễ đài ngay trước ống kính truyền hình. Thông điệp rất rõ ràng. Quyền lực của Tập là bất bại và ông sẽ cai trị suốt đời.

Giống như Mao, Tập đã biện minh cho việc nắm quyền của mình bằng cách khuyến khích tạo ra một sự sùng bái cá nhân. “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được ghi vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xử lý thành công Covid-19 trở thành một phần quan trọng trong dòng quan điểm về ông. Một bài báo gần đây của Quốc vụ viện Trung Quốc ca ngợi khả năng lãnh đạo của Tập trong đại dịch Covid, tuyên bố rằng “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đích thân chỉ huy, lên kế hoạch ứng phó, giám sát tình hình chung, và hành động quyết đoán”.

Đúng là Trung Quốc đã ghi nhận số ca tử vong trên đầu người do Covid-19 ít hơn hẳn so với Mỹ. Nhưng cái giá của việc theo đuổi chính sách zero-Covid đang dần trở nên rõ ràng. Khi nền kinh tế bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã lên tới gần 20%.

Căng thẳng xã hội gây ra do phong tỏa kéo dài và lặp đi lặp lại cũng vô cùng lớn. Hai tháng phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải đầu năm nay đã trở thành tin tức trang nhất trên toàn thế giới. Một số người tin rằng đây sẽ là điểm bùng phát, buộc Tập phải suy nghĩ lại về chính sách zero-Covid của mình. Thế nhưng, thay vào đó, tại đại hội đảng, ông lại đề bạt Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường – người chịu trách nhiệm về vụ phong tỏa – lên vị trí cao thứ hai trong Đảng Cộng sản. Đó là một tín hiệu cho thấy zero-Covid sẽ không có hồi kết.

Nhằm tạo ra câu chuyện chính thức về Covid-19, giới lãnh đạo Trung Quốc đã so sánh sự kiên nhẫn và tinh thần tập thể của người dân Trung Quốc với sự thiếu kiên nhẫn và chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của người dân Trung Quốc cũng đang cạn dần.

Hình ảnh những đám đông không đeo khẩu trang từ khắp nơi trên thế giới đến xem các trận đấu World Cup ở Qatar đã chứng minh cho người dân Trung Quốc thấy rằng công dân của các quốc gia khác đã thoát khỏi cái bẫy của những đợt phong tỏa vô tận. Ngược lại, người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh bị hạn chế quyền tự do năm thứ tư liên tiếp.

Từng tuyên bố là người có công trong việc xử lý giai đoạn đầu của đại dịch ở Trung Quốc, Tập không thể tránh khỏi việc bị đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Trên hết, việc không nhập khẩu các loại vắc xin nước ngoài hiệu quả sẽ khiến việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Thất bại đó có liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình – người đã khởi xướng chính sách sản xuất các công nghệ then chốt “tại Trung Quốc” (Made in China) vào năm 2015. Nhà lãnh đạo từng khẳng định mình có lòng thương dân vô bờ bến cuối cùng lại quá tự cao, không chịu nhập khẩu các loại vắc xin hiệu quả có thể bảo vệ mạng sống của người dân.

Phong tỏa zero-Covid cũng phản ánh tính cách cứng rắn và sự độc đoán bẩm sinh của Tập Cận Bình. Những người biểu tình Trung Quốc đã nhận ra rằng các công nghệ được phát triển để theo dõi hành vi của người dân – dưới danh nghĩa để chống dịch – có thể tồn tại rất lâu sau đại dịch, rồi trở thành một phương pháp kiểm soát chính trị và xã hội lâu dài và tinh vi.

Nói rộng hơn, những thất bại của Tập trong đại dịch Covid-19 là những thất bại đặc trưng của một chế độ chuyên chế, vốn trao quá nhiều quyền lực và thẩm quyền vào tay một lãnh đạo duy nhất. Khi nhà lãnh đạo chuyên chế đưa ra một quyết định tai hại – như Vladimir Putin đã làm khi xâm lược Ukraine – thì hệ thống cũng không thể thay đổi hướng đi, bởi vì nhận định của nhà lãnh đạo là điều không thể bị chất vấn. Giờ đây, một hình mẫu tương tự đang xuất hiện ở Trung Quốc.

Thời điểm người biểu tình xuống đường luôn là thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với một nhà lãnh đạo chuyên chế. Thật không may, dường như, theo bản năng, Tập sẽ đáp trả bằng vũ lực và đàn áp. Đó là cách ông đã đối phó với các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019 – và đó là cách Đảng Cộng sản đã đàn áp phong trào sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Phản ứng đó có thể có hiệu quả ở Trung Quốc – và cho đến nay, ở Nga, Iran, và Belarus. Nhưng câu chuyện được thêu dệt cẩn thận về trí tuệ và quyền lực của Tập Cận Bình sẽ không thể tiếp tục tồn tại sau khi chính sách zero-Covid của ông sụp đổ.

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng / Nghiên cứu Quốc Tế