Cận cảnh các loài châu chấu ấn tượng

Thường ẩn mình trong các bụi cỏ, châu chấu là loài côn trùng quen thuộc, gắn bó với tuổi thơ của hàng triệu người trên toàn thế giới. Cùng điểm qua những loài châu chấu ấn tượng nhất.

Châu chấu sừng ngắn đa sắc (Opaon varicolor). Kích thước: Dài 2 cm. Vùng phân bố: Vùng nhiệt đới Nam Phi.

Châu chấu bọt vùng đồi (Dictyophorus spumans). Kích thước: Dài 8 cm. Vùng phân bố: Châu Phi.

Châu chấu ngựa lớn miền Tây (Taeniopoda eques). Kích thước: Dài 7 cm. Vùng phân bố: Nam Hoa Kỳ và Bắc Mexico.

Châu chấu Leichhardt (Petasida ephippigera). Kích thước: Dài 5 cm. Vùng phân bố: Khu vực nhiệt đới Bắc Australia.

Châu chấu thanh lịch (Zonocerus elegans). Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Phía Nam châu Phi.

Châu chấu Liladownsia fraile. Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Mexico.

Châu chấu báo đốm (Poecilotettix pantherinus). Kích thước: Dài 3 cm. Vùng phân bố: Từ Tây Bắc nước Mỹ đến Mexico.

Châu chấu Megacheilacris bullifemur. Kích thước: Dài 2 cm. Vùng phân bố Trumg Mỹ và Nam Mỹ.

Châu chấu khổng lồ cánh đỏ (Tropidacris cristata). Kích thước: Dài 14 cm. Vùng phân bố: Trung Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ.

Châu chấu lá (Phyllochoreia ramakrishnai). Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Nam Á.

Châu chấu đốm (Aularches miliaris). Kích thước: Dài 5 cm. Vùng phân bố: Nam Á và Đông Nam Á.

Châu chấu bông sữa (Phymateus morbillosus). Kích thước: Dài 7 cm. Vùng phân bố: Châu Phi, Madagascar và Ấn Độ.

Châu chấu cầu vồng (Dactylotum bicolor). Kích thước: Dài 3 cm. Vùng phân bố: Nam Canada, Tây Hoa Kỳ và Bắc Mexico.

Châu chấu sơn Ấn Độ (Poekilocerus pictus). Kích thước: Dài 3-5 cm. Vùng phân bố: Tiểu lục địa Ấn Độ.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Châu Âu huyền bí

Du lịch đen – du lịch rùng rợn, đang trở thành xu hướng mới của những người thích xê dịch. Sách “Châu Âu huyền bí” dẫn dắt bạn đọc qua 24 địa điểm ở lục địa già, gắn liền những giai thoại rợn người.

Những giai thoại rợn người về lâu đài Chenonceau

Nhiều người cho rằng tòa lâu đài Chenonceau đầy rẫy linh hồn chết chóc hận thù của những người chết dưới tay nữ hoàng Catherine.

“Tuổi thọ”: 498 năm (được xây dựng từ năm 1521).

Địa chỉ: Xã Chenonceaux, tỉnh Indre-et-Loire, miền Trung nước Pháp.

Đây có thể xem là một trong những địa điểm nổi tiếng rùng rợn nhất đối với khách du lịch khi đặt chân tới Pháp.

Lâu đài Chenonceau hay còn được gọi là lâu đài của các quý cô, nhìn bên ngoài có vẻ đẹp, trải dài trên bờ sông Loire, nhưng thật ra lại là nơi được nhiều người đánh giá: Không dành cho những kẻ yếu bóng vía!

Chenonceau gắn liền với giai thoại có thật về hai người phụ nữ đặc biệt, một người được mệnh danh Nữ hoàng đen, một người được gọi là Nữ hoàng trắng. Hai màu sắc này được họ lựa chọn khi để tang chồng, và cũng thể hiện sự bi thương của cuộc đời họ.

Nữ hoàng đen có tên là Catherine de Medicis. Bà là vợ của vua Henri Đệ Nhị thế nhưng lại bị nhà vua bỏ phế và lạnh nhạt suốt trong 25 năm. Thay vào đó, nhà vua lại có một chuyện tình lãng mạn với công nương Diane de Poitier, người từng là cô giáo của nhà vua và hơn ông 20 tuổi.

Tòa lâu đài Chenonceau tuyệt đẹp này cũng là do nhà vua xây tặng cho Diane vì yêu chiều người tình của mình. Thế nhưng, sau khi vua mất, lâu đài đã được bàn giao lại cho vợ chính thức của vua là nữ hoàng Catherine. Bà mặc đồ đen để tang chồng.

Kể từ đây, dưới sự dẫn dắt của mình, nữ hoàng mở ra thời đại cai trị của các con trai bà kéo dài trong suốt ba mươi năm. Bà là mẹ của ba vị Quốc vương liên tiếp kế vị nước Pháp. Ngoài ra, con gái của bà là Marguerite de Valois được gả cho Henry Xứ Navarre. Người con rể này về sau cũng lên ngôi trị vì nước Pháp. Theo nhà sử học Mark Strage, Catherine là người phụ nữ quyền lực nhất Châu Âu vào thế kỉ 16.

Nữ hoàng nổi tiếng về sự cai trị tàn ác và độc đoán của bà đối với tôn giáo, từng ra lệnh tiến hành cuộc thảm sát vào ngày Lễ Thánh Bathelem khiến hàng nghìn người bị tàn sát trên toàn nước Pháp.

Mặc dù vậy, Catherine cũng được nhiều sử gia đánh giá đa chiều, rằng bà cai trị nước Pháp trong một thời đại quá khó khăn, bị buộc phải đối phó với những vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi.

Chau Au huyen bi anh 1
Tranh vẽ thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy. Catherine trong trang phục đen, đứng trước cổng cung điện Louvre nhìn thi thể các nạn nhân. Nguồn: nationalgeographic.

Nhiều người còn cho rằng nếu không có bà có lẽ nước Pháp sẽ còn tồi tệ hơn, quyền cai trị của các con trai Catherine cũng không thể kéo dài lâu đến thế nếu không có người mẹ luôn quyết tâm bảo vệ vương quyền của dòng họ.

Vua Henry IV, con rể của Catherine từng nói về bà như sau: “Các ngươi nghĩ sao, một phụ nữ mà chồng vừa chết, để lại 5 con nhỏ trên tay, trong khi hai gia đình lớn của nước Pháp luôn lăm le chiếm quyền – một là nhà Bourbon của ta, bên kia là nhà Guise. Sẽ là chuyện lạ nếu bà ấy không lừa dối hết người này đến người khác để bảo vệ các con trai của bà, để họ nối tiếp nhau trị vì dưới sự hướng dẫn khôn khéo của người đàn bà tinh quái ấy. Ta vẫn tự hỏi tại sao bà ấy không hành động xấu xa hơn nữa”.

Cho dù có nhiều góc nhìn đa chiều như thế về Catherine thì cuộc thảm sát ngày Lễ Thánh Bathelemy cũng đã dệt nên huyền thoại đáng sợ về bà. Cuộc thảm sát không chỉ kéo dài một ngày, mà còn kéo dài nhiều ngày sau, là đỉnh điểm của sự mâu thuẫn cao trào về tôn giáo lẫn chính trị ở nước Pháp thời bấy giờ..

Chau Au huyen bi anh 2
Phòng ngủ của Diane de Poitiers. Bức tranh trên lò sưởi là chân dung Catherine de’ Medici. Tranh bên phải là Virgin và Child de Murillo. Đằng sau giường là hai bức tranh dệt Flanders thế kỉ 16. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr

Chính vì thế, nhiều người cho rằng tòa lâu đài Chenonceau đầy rẫy linh hồn chết chóc hận thù của những người chết dưới tay nữ hoàng Catherine. Họ lẩn khuất trong những cánh rừng và khu vườn rộng bao la. Tương truyền, những linh hồn đó sẵn sàng trừng phạt bất cứ ai dám khinh mạn hay gợi nhớ họ về kí ức của cuộc thảm sát.

Chưa dừng lại ở đó, tòa lâu đài này còn có một giai thoại sởn da gà khác về hồn ma của Nữ hoàng trắng Louise de Lorraine. Người dân trong vùng kể tôi nghe rằng ngày xưa, khi vua Henry Đệ Tam mất do bị ám sát, người vợ của ông do quá đau buồn nên luôn mặc những bộ trang phục màu trắng để tưởng nhớ chồng.

Bà thậm chí còn cho sơn nhiều căn phòng lại thành màu trắng và đen, đồng thời bản thân bà như bị mất trí vì đau thương nên thường lang thang vô định giữa các hành lang được trang trí bằng những tấm thảm dệt đầy tang tóc.

Người ta nói rằng cho tới ngày nay Nữ hoàng trắng vẫn còn lởn vởn trong tòa lâu đài để khóc than nỗi đau thương của mình. Nhiều du khách cam đoan đã nhìn thấy bóng dáng của bà lướt qua, đặc biệt là ở khu vực phòng trưng bày tranh. Thậm chí, có nhiều người còn đăng tải lên mạng những bức ảnh mà họ cho rằng đã chụp lại được bóng của Nữ hoàng trắng.

Chính vì thế mà ngày càng có nhiều du khách thích trải nghiệm cảm giác rùng rợn đã tìm tới lâu đài Chenonceau vì biết đâu, họ sẽ được chạm mặt Nữ hoàng trắng. Riêng tôi khi đặt chân đến đây bỗng dưng lại có băn khoăn, không biết nhóm linh hồn oán hận của Nữ hoàng đen khi gặp Nữ hoàng trắng liệu sẽ như thế nào nhỉ? Chuyện này chưa hề thấy ai đề cập, bởi vì tu sĩ đã ám sát chồng của Nữ hoàng trắng cũng thuộc trong nhóm linh hồn oán hận kia.

Sách hay / Zing

Những hội kín khét tiếng

Những cuốn sách hay nhất viết về hội kín khiến chúng ta, với tư cách độc giả, hiểu được điều trở thành nạn nhân của một hội kín có thể dễ dàng thế nào.

Hình ảnh phim “NXIVM Cult: A Mother’s Fight to Save Her Daughter”. Ảnh: Lifetime.

Trong lịch sử, tồn tại nhiều hội kín cực đoan khiến cho ngày nay, nhắc đến hội kín hay giáo phái là người ta thấy đáng ngờ. Những hội như Gia đình Manson, Peoples Temple, Children of God, NXIVM… gây ám ảnh tâm trí công chúng trong nhiều năm liền.

Nhưng nếu hội kín nguy hiểm và đáng sợ vậy, tại sao cho đến giờ vẫn còn nhiều hội kín họat động? Có lẽ, từ “hội kín” chỉ là một từ mà người ngoài sử dụng. Người trong hội hẳn thấy chẳng có gì cực đoan khi mà họ tin tưởng vào lý tưởng của hội.

Trong một thế giới của chủ nghĩa thế tục và hoài nghi, chúng ta bị lôi cuốn vào những câu chuyện của những người sống và chết với niềm tin vào lý tưởng của hội; rồi ta tự hỏi tại sao họ có thể khờ khạo đến vậy.

Ta tự cho mình cái đặc quyền được cảm thấy hơn người vì tin rằng mình sẽ không bao giờ bị dụ dỗ đi theo một hội kín. Nhưng những cuốn sách hay nhất viết về hội kín khiến chúng ta, với tư cách độc giả, hiểu được điều trở thành nạn nhân của một hội kín có thể dễ dàng thế nào.

Dưới đây là một vài cuốn sách về chủ đề này.

The girls (tạm dịch: Những thiếu nữ)

bi an hoi kin anh 1
Sách The girls của Emma Cline. Ảnh: Dream by day.

Tác phẩm của Emma Cline nhận được phản hồi tích cực từ cả độc giả lẫn giới phê bình ngay từ khi ra mắt. Điểm thành công của cuốn sách nằm ở cách tác giả từ từ lôi cuốn nhân vật vào cái bẫy của hội kín. Đồng thời, sách giúp độc giả hiểu cách một hội kín thu hút thành viên. Câu chuyện đặt bối cảnh thập niên 1970 ở California, lấy cảm hứng từ hội kín Gia đình Manson, cuốn tiểu thuyết hư cấu hóa một thời gian và địa điểm đã tạo ra một cơn cuồng phong.

Thái độ dễ dãi của thời đại đối với tình dục, ma túy và ý thức thay đổi được sinh ra từ mong muốn về một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng thủ lĩnh Gia đình Manson đã khai thác hệ tư tưởng thời đại ấy cho mục đích cá nhân. Thay vì tập trung vào những vụ giết người gây rúng động một thời, Cline viết về những thương tổn của những cô gái tuyệt vọng muốn được thuộc về một thứ gì đó, một nơi nào đó.

Underground (Ngầm)

Underground: The Tokyo gas attack and the Japanese Psyche là cuốn sách phi hư cấu của Haruki Murakami về sự kiện tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo năm 1995. Đây là một cuộc tấn công do hội kín/giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện. Nhóm người này đã pha loãng sarin, một loại chất cực độc do Đức quốc xã điều chế và đặt trên 5 toa tàu tại các điểm khác nhau. Theo lời khai của nhân chứng, họ nhìn thấy nhiều mẩu giấy ướt tỏa ra mùi khó chịu trên toa.

Cuộc tấn công này đã khiến 14 người tử vong (trong đó, 1 người đã nằm liệt giường 25 năm và qua đời vào năm 2020) và hơn 6.000 người bị thương.

Trong nỗ lực lý giải động cơ của cuộc tấn công này, Haruki Murakami đã phỏng vấn những người sống sót sau thảm họa và thậm chí cả thành viên giáo phái này. Qua đó, Murakami đã phơi bày được những góc khuất trong tâm lý người Nhật.

The road to Jonestown (tạm dịch: Đường đến Jonestown)

Jonestown là nơi diễn ra vụ giết người – tự sát tập thể lớn nhất lịch sử nước Mỹ đến nay vẫn khiến người ta rùng mình khi nghĩ đến: hơn 900 thành viên của hội kín Peoples Temple đã thiệt mạng theo lệnh của thủ lĩnh Jim Jones. Peoples Temple là một giáo hội sống biệt lập trong khu rừng Guyan.

Mặc dù khởi đầu với nhiều mục đích nhân quyền cao đẹp, thành viên giáo hội này nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh bị “tẩy não”, bị giam cầm. Jim Jones cũng ngày càng hoang tưởng và liên tục rao giảng về “ngày tận thế cận kề”.

bi an hoi kin anh 2
Jim Jones, thủ lĩnh hội kín Peoples Temple. Ảnh: Stephanie Maze/San Francisco Chronicle.

Tháng 11/1978, nghị sĩ Leo Ryan đến kiểm tra hoạt động của nhóm người này. Jim Jones lo sợ ông này sẽ báo cáo tiêu cực về cộng đồng và phái chính phủ Mỹ đến can thiệp; liền sai người đến tấn công đoàn người của nghị sĩ, khiến Ryan và 4 người khác thiệt mạng.

Sau đó, Jim Jones yêu cầu các tín đồ tập hợp lại và tự tử tập thể, sử dụng thức uống vị trái cây pha xyanua, thuốc an thần và thuốc giảm đau. Có người tự nguyện, nhưng cũng nhiều người phản ứng, bất cứ ai bỏ chạy đều bị bắn, bị ép uống hoặc tiêm dung dịch, trẻ nhỏ cũng không được tha. Jim Jones không uống nhưng đã dùng súng tự sát sau khi chứng kiến các tín đồ của mình chết trong đau đớn.

Tác giả Jeff Guinn đã nghiên cứu hàng nghìn trang hồ sơ của FBI, trực tiếp đến quê nhà của Jim Jones tại Indiana để phỏng vấn người dân và tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót, từ đó, dẫn dắt độc giả vào góc tối nơi hội kín Peoples Temple.

Scarred: The true story of how i escaped NXIVM

Cuốn tự truyện của Sarah Edmondson thuật lại hành trình thoát khỏi hội kín NXIVM của cô. Trong đó, tác giả tiết lộ nhiều tình tiết gây sốc về lạm dụng tình dục, cuộc tẩu thoát và hành trình chuộc lỗi.

Năm 2005, Sarah Edmondson là một nữ diễn viên trẻ khởi nghiệp ở Vancouver. Cô nghe nói về NXIVM, một công ty phát triển cá nhân và nghề nghiệp do Keith Raniere thành lập. Bị hấp dẫn bởi lời hứa của tổ chức về việc cung cấp các công cụ, cộng đồng và thông tin chi tiết để giúp cô đạt được tiềm năng của mình, Sarah trở thành một trong những tín đồ trung thành nhất của NXIVM, làm thành viên điều hành một trung tâm công ty và thu hút hơn 2.000 thành viên.

Sách in kèm những bức ảnh cá nhân, vạch trần bộ mặt hội kín của Keith Ranierem – một kẻ tống tiền, một tội phạm tình dục đáng khinh. Trong nhiều năm, Keith đã lạm dụng tình dục nhiều phụ nữ và sử dụng hình ảnh khỏa thân của họ để cưỡng chế, giam cầm và tống tiền họ. Cuốn sách của Sarah Edmondson cung cấp đầy đủ bằng chứng, cho thấy một góc tối đáng sợ trong xã hội.

A world in flames (tạm dịch: Thế giới chìm trong lửa)

Hồi ký của Jerrald Walker là câu chuyện của một cậu bé da đen lớn lên giữa một hội kín của người da trắng. Walker lớn lên trong Nhà thờ Đức Chúa Trời của Herbert W Armstrong. Khi mới 6 tuổi, cậu bé Walker đã có thể nhận diện được những người sẽ bị đóng đinh vì kết hôn không thuần chủng. Cha mẹ của Walker là những người mù bẩm sinh, bị reo rắc niềm tin rằng thị giác của họ sẽ được phục hồi khi Ngày tận thế đến, họ từ chối chấp nhận sự thật tàn bạo về giáo hội này. Bất lực, Walker buộc phải tìm cách tự mình thoát khỏi hội, chấp nhận trở thành một người ngoài với nơi mình sinh ra.

Theo Anh Vũ / Zing

Tòa nhà xoắn “nặng đầu” cao 155m được thiết kế nhằm khắc phục không gian hạn chế

Tòa nhà xoắn “nặng đầu” cao 155m được thiết kế nhằm khắc phục không gian hạn chế

Nhằm khắc phục không gian hạn chế, tòa nhà Vancouver House được thiết kế với phần đế tam giác nhỏ, sau đó vặn xoắn và phình to theo độ cao.

Tòa nhà chọc trời Vancouver House của tập đoàn Bjarke Ingels (BIG) tại Vancouver, Canada, sở hữu thiết kế ấn tượng nhằm phù hợp với một địa điểm xây dựng đầy thách thức, New Atlas hôm 24/11 đưa tin. Công trình tọa lạc trên một mảnh đất rất nhỏ trong một khu vực chật chội với nhiều tòa nhà khác, một dòng sông và một cây cầu lớn.

Tòa nhà Vancouver House với thiết kế vặn xoắn và phình to dần.
Tòa nhà Vancouver House với thiết kế vặn xoắn và phình to dần. (Ảnh: Laurian Ghinitoiu)

Luật quy hoạch nghiêm ngặt của địa phương yêu cầu ở độ cao 30m trở xuống, tòa nhà phải cách cây cầu ít nhất 30m. Nhằm giải quyết vấn đề này, BIG thiết kế một công trình có hình dạng vô cùng độc đáo. Tòa nhà vươn lên từ phần đế hình tam giác nhỏ dưới mặt đất, sau đó vặn xoắn và mở rộng dần cho đến khi đạt độ cao tối đa 155m. Mặt tiền bằng thép với thiết kế đặc biệt tạo ra các khu vực ban công và hiên, mang lại tầm nhìn tuyệt vời về phía dòng sông và những ngọn núi.

“Vancouver House nằm ở cửa ngõ chính của Vancouver, cụ thể là nơi cầu Granville chia thành ba nhánh khi đến trung tâm thành phố. Những khoảnh đất hình tam giác còn dư lại trước đây chưa được phát triển”, đại diện BIG giải thích.

Khi được Westbank mời thiết kế một tòa nhà dân cư cho địa điểm phức tạp này, BIG bắt đầu lập sơ đồ về các giới hạn – khoảng cách với đường phố, khoảng cách 30m với cầu, khoảng cách với một công viên lân cận cần ánh sáng và không thể che bóng. Cuối cùng, phần còn lại là một khoảnh đất hình tam giác được đánh giá là “gần như quá nhỏ để xây dựng”.

“Kết quả, Vancouver House vươn lên từ mặt đất một cách tinh tế và mở rộng dần theo chiều cao, giống như vị thần hiện ra từ chiếc đèn. Thứ trông như một dáng điệu siêu thực thật ra lại là một kiến trúc có khả năng đáp ứng cao được định hình bởi môi trường xung quanh”, đại diện BIG cho biết.

Tòa nhà gồm 49 tầng, hầu hết là không gian dành cho dân cư, chia thành 75 căn hộ để mua và 106 căn hộ cho thuê. Ngoài ra, tòa nhà còn có khu vực bán lẻ ở các tầng dưới, không gian dành cho văn phòng làm việc và các tiện nghi.

Vietnam Express

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022

Thế giới đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng vào năm 2022 và việc vượt qua những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong số đó sẽ là một thách thức to lớn và lâu dài.

Quỹ Liên Hợp Quốc đã liệt kê một số vấn đề cấp bách nhất, bao gồm các chủ đề từ nghèo đói đến ô nhiễm, môi trường đến bình đẳng. Mối quan tâm lớn nhất là bảo vệ môi trường và giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu, cả hai vấn đề này đều tác động đến hàng tỷ người trên thế giới mỗi ngày.

Nhưng tất cả chúng đều là động lực thúc đẩy nhân loại phát triển và là nguồn cảm hứng để con người đã phát minh ra những thứ để giải quyết vấn đề kể từ khi con người tồn tại trên Trái Đất. Đã có một số phát minh trong quá khứ, có niên đại hàng thiên niên kỷ, cách mạng hóa lối sống của chúng ta và thay đổi thế giới theo đúng nghĩa đen.

Mặc dù không phải mọi vấn đề đều có thể đưa ra những giải pháp đơn giản và dễ dàng, nhưng không năm nào trôi qua mà không có những cải tiến mới và ngày càng ấn tượng.

Bên cạnh những điều mới lạ và những điều nhỏ nhặt giúp cuộc sống hàng ngày của mọi người trở nên dễ dàng hoặc thú vị hơn, một số phát minh mới và vĩ đại đã được tạo ra vào năm 2022 có thể có tác động đáng kể đến thế giới.

Một số trong số này thoạt đầu có vẻ không quan trọng, nhưng với thời gian và nỗ lực, bất kỳ trong số chúng đều có thể phát triển thành điều gì đó thực sự đáng chú ý.

Nhà in 3D

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 1.

Vô gia cư là một vấn đề toàn cầu đang gia tăng và theo Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, ước tính có khoảng 1,6 tỷ người trên khắp thế giới là người vô gia cư hoặc sống trong “điều kiện nhà ở thiếu thốn”. Đây là một vấn đề nan giải ngay cả ở những nơi giàu có hơn trên thế giới. Tờ New York Times báo cáo rằng tình trạng thiếu nhà ở đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều người trên khắp Hoa Kỳ. Một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này là làm cho nhà ở trở nên rẻ hơn và xây dựng nhanh hơn.

House Zero được xây dựng vào năm 2022 bởi một công ty tên là ICON. Thay vì xây từng viên gạch, nó được in 3D. Như Dezeen giải thích, House Zero được thiết kế theo cách kết nối tốt hơn giữa con người với thiên nhiên và thế giới bên ngoài, một nguyên tắc được gọi là thiết kế sinh học, sử dụng các thiết kế tròn trịa và trông hữu cơ để cải thiện luồng không khí. Các bức tường được làm từ vật liệu có tên là Lavacret, vừa có tác dụng cách nhiệt vừa bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết. Được xây dựng chỉ trong 10 ngày, toàn bộ quá trình in nhà 3D cũng có thể giúp xây dựng nhà rẻ hơn, với các máy in vận hành tại chỗ bằng vật liệu thô.

Làm mát các đảo nhiệt đô thị

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 2.

Khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm cấp bách hơn bao giờ hết, một vấn đề nghiêm trọng đối với các khu vực xây dựng là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

EPA giải thích rằng điều này là do cách các vật liệu đô thị như nhựa đường và bê tông hấp thụ ánh sáng Mặt Trời, lưu trữ và tỏa ra nhiều nhiệt hơn so với cảnh quan nông thôn. Điều này gây ra các điểm nóng cục bộ ở các thành phố, với nhiệt độ cao hơn tới 7°F so với vùng đất xung quanh.

Tác động của các đảo nhiệt này cũng đề cập đến vấn đề bình đẳng, với một nghiên cứu trên tạp chí Nature giải thích các cộng đồng nghèo và yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nhiều như thế nào bởi các đảo nhiệt và những mối nguy hiểm mà điều này có thể gây ra. Theo thống kê, những người bị ảnh hưởng có nguy cơ tử vong liên quan đến nhiệt cao hơn so với thời tiết khắc nghiệt khác như bão hoặc lũ lụt.

Một cải tiến có thể giúp giải quyết vấn đề này đã được phát triển bởi một công ty có tên StreetBond, bao gồm sơn phản xạ ánh sáng Mặt Trời tốt hơn, giúp ngăn nhiệt tích tụ trong môi trường thành phố.

EcoWatch báo cáo rằng lớp sơn đầy màu sắc dựa trên epoxy acrylic và phản chiếu cả phần nhìn thấy và hồng ngoại của ánh sáng Mặt Trời. Sơn đã được sử dụng ở Los Angeles, dẫn đến nhiệt độ bề mặt mát hơn tới 12°F so với những nơi khác. Với mùa hè nóng hơn và các đợt nắng nóng ngày càng thường xuyên hơn, việc nỗ lực giảm nhiệt độ ở các thành phố lớn như LA có thể thực sự giúp cứu sống nhiều người.

Sơn có màu sắc rực rỡ cũng được sử dụng trong các bức tranh tường trên đường phố và các khu vực cộng đồng như sân chơi cũng làm cho các khu dân cư trông sáng sủa hơn.

Máy bay điện

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 3.

Trong một thế giới mà mọi người ngày càng ý thức hơn về biến đổi khí hậu và lượng khí thải carbon, việc đi lại bằng đường hàng không đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi vì đây là một nguồn carbon dioxide đáng chú ý trong khí quyển.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3311);}else{parent.admSspPageRg.draw(3311);}

Theo Nhóm Hành động Vận tải Hàng không, khoảng 2,1% tổng lượng khí thải carbon đến từ ngành hàng không. Trong nỗ lực làm cho việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên thân thiện với môi trường hơn, năm 2022 đã chứng kiến những chuyến bay thử nghiệm thành công của một chiếc máy bay chạy hoàn toàn bằng điện.

Được đặt tên là Alice theo tên nhân vật chính trong “Alice ở xứ sở thần tiên”, chiếc máy bay điện chở khách cỡ nhỏ này chạy bằng động cơ điện, như báo cáo của GeekWire. Nó được thiết kế và tạo ra bởi một công ty tên là MagniX, với mục tiêu là điện khí hóa việc di chuyển bằng đường hàng không với các hệ thống động cơ đẩy không đốt cháy bất kỳ nhiên liệu hydrocacbon nào.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Alice diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ 8 phút và ở độ cao 3.500 feet, nhưng hy vọng nó sẽ mở đường cho một loại máy bay chở khách hoàn toàn mới. Mục tiêu hiện tại là chế tạo máy bay hạng nhẹ tầm ngắn, nhưng rất có thể điều này cuối cùng có thể được nhân rộng khi công nghệ liên quan tiếp tục được cải thiện.

Ngoài máy bay, MagniX cũng đã thử nghiệm thành công một chiếc trực thăng điện vào năm 2022, theo báo cáo của Vertical. Có lẽ trong tương lai gần, du khách sẽ có thể bắt các chuyến bay mà không cần phải lo lắng quá nhiều về sự góp phần của họ vào biến đổi khí hậu.

Robot có cảm giác chạm

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 4.

Robot thường khiến người ta liên tưởng đến những cỗ máy kim loại không có cảm giác, nhưng các nhà nghiên cứu tại MIT đang bận rộn phát triển những người máy “nhạy cảm hơn”.

Theo MIT News, robot mới nhất được công bố vào năm 2022 là “robot mềm” có thể tác dụng một lượng lực cẩn thận, cho phép chúng nắm bắt và sử dụng các công cụ. Trong khi những robot đời đầu sẽ sử dụng các công cụ gắn liền với chúng, thì những sáng tạo mới nhất thậm chí có thể khiến co robot cẩn thận cầm bút và viết. Khi robot nắm lấy một vật thể, chúng sử dụng một hệ thống cảm biến để nhận phản hồi xúc giác – đây là một cách nói kỹ thuật rằng robot có thể cảm nhận một cách hiệu quả những gì nó đang giữ để đánh giá mức độ áp lực mà nó cần sử dụng.

Điều này xảy ra sau một robot cảm ứng khác được báo cáo vào đầu năm. Theo The Robot Report, đây là một bộ gắp robot được thiết kế để trở nên khéo léo hơn. Được làm từ silicone và acrylic, nó sử dụng một camera nhỏ để phát hiện cách các vật liệu kẹp mềm được ép khi nó cầm một vật thể. Đáng chú ý, robot này đủ nhạy cảm để thậm chí có thể “cảm nhận” bề mặt của vật thể, chọn ra những chi tiết rất nhỏ như từng hạt trên bề mặt quả dâu tây.

Cùng với việc được sử dụng để chế tạo robot, những đổi mới như thế này có khả năng được sử dụng trong các bộ phận giả của cơ thể con người. NPR giải thích rằng việc tạo ra chân tay giả có cảm giác chạm vẫn là mục tiêu chính của các nhà nghiên cứu, làm cho tay giả trở nên trực quan hơn đối với người cụt tay bằng cách trả lại cho họ cảm giác chạm.

Ánh sáng từ nước biển

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 5.

Có thể khó tin khi đọc một vài bài báo trên internet, chúng ta có thể biết rằng một số lượng đáng kinh ngạc trên thế giới đang phải sinh sống mà không có điện.

Theo IEA, có khoảng 770 triệu người trên thế giới đang phải sống mà không có điện vào năm 2022, họ chủ yếu sống ở phía nam bán cầu. Một cải tiến vào năm 2022 có thể giúp cung cấp điện cho những người hiện không có điện là nhờ công ty E-Dina của Colombia. Công ty này đã phát triển một chiếc đèn lồng có thể tạo ra ánh sáng chỉ bằng nước biển.

Được đặt tên là WaterLight, thiết bị nhỏ thông minh này có thể lấy nửa lít nước biển hoặc nước muối và có thể phát sáng trong 45 ngày. Như Very Compostable giải thích, năng lượng đến từ phản ứng điện hóa giữa nước muối và điện cực magie bên trong WaterLight, tạo ra dòng điện. Ngoài việc được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế, những chiếc đèn lồng còn có thể cung cấp năng lượng để sạc các thiết bị điện tử nhỏ. Nó cũng có tuổi thọ ấn tượng, kéo dài trong 5.600 giờ, lâu hơn bóng đèn sợi đốt hoặc halogen.

Đối với những người không sống gần biển, Dezeen lưu ý rằng trong trường hợp khẩn cấp, WaterLight thậm chí có thể tạo ra năng lượng từ nước tiểu.

Nhựa bền vững

Những phát minh vĩ đại nhất thế giới trong năm 2022 - Ảnh 6.

Nhựa sử dụng một lần chiếm một lượng lớn rác thải trên thế giới. Các vật dụng dùng một lần, từ chai nước uống đến khăn ướt, thường bị thải ra môi trường và theo Ủy ban Châu Âu, các vật dụng bằng nhựa dùng một lần chiếm khoảng 70% lượng rác thải ra biển khắp Châu Âu.

Điều này không chỉ không bền vững mà còn tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu thô đến từ ngành công nghiệp dầu mỏ. Các nhà nghiên cứu, cả công nghiệp và học thuật, đã nghiên cứu các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn trong một thời gian và một loại nhựa mới đầy hứa hẹn đã được công bố vào năm 2022.

Được đặt tên là AirCarbon, đây là vật liệu carbon âm tính. Nói cách khác, quy trình sản xuất của nó sẽ thu được nhiều carbon dioxide hơn là thải ra bên ngoài môi trường.

Được tạo bởi Newlight Technologies, Sustainability Times giải thích rằng AirCarbon được sản xuất đặc biệt để thay thế cho nhựa sử dụng một lần truyền thống, với mục đích thay thế các vật dụng hàng ngày như dao kéo và ống hút bằng nhựa.

Nó được tạo ra từ khí metan và carbon dioxide và thay vì được tổng hợp bằng loại phản ứng hóa học truyền thống, và nó được tạo ra bởi các vi khuẩn đến từ đại dương. Plastics News giải thích thêm rằng một số vi khuẩn sống trong tự nhiên thậm chí sẽ có thể sử dụng loại nhựa này làm thức ăn sau khi nó bị loại bỏ, khiến nó có thể phân hủy sinh học. Newlight rõ ràng cũng rất nghiêm túc về nhựa bền vững của họ, gần đây đã có những động thái bắt đầu sản xuất loại nhựa này trên quy mô lớn hơn, nhằm giúp giảm cả khí nhà kính và rác thải nhựa trong quá trình này.

Đức Khương / Phụ nữ VN

Trung Quốc: Biểu tình phản đối Covid lan rộng, Tập Cận Bình đối mặt thách thức chưa từng có

Người biểu tình tại Bắc Kinh
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình tại Bắc Kinh cầm những tờ giấy trắng phản đối lệnh hạn chế vì Covid vào ngày 27/1

Ngày 27/11, các cuộc biểu tình chống các lệnh hạn chế Covid ở Trung Quốc đã bước sang đêm thứ hai và lan sang các thành phố lớn như Bắc Kinh.

Người biểu tình đã tập hợp ở thủ đô Bắc Kinh và trung tâm tài chính Thượng Hải, một số hô vang thông điệp yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ chức. Hàng ngàn người đã tập hợp tại Thượng Hải vào cuối tuần qua.

Một người dân địa phương tên Frank Tsai nói với BBC, “Tôi chưa từng thấy các cuộc biểu tình có quy mô thế này tại Thượng Hải trong 15 năm qua tôi sống ở đây”. Frank Tsai nói có “rất rất ít” cuộc biểu tình nhằm vào chính phủ.

Tại Bắc Kinh tối hôm qua 27/11, người biểu tình đã có cách đáp trả mỉa mai nhằm vào cảnh sát. Khi bị cảnh sát yêu cầu không được hô vang “Hãy chấm dứt phong toả” thì người biểu tình đáp lại “Muốn có thêm phong toả”, “Muốn được test Covid thêm nữa”.

Hiện theo chính sách ‘zero-Covid’ của Trung Quốc thì vẫn tiến hành xét nghiệm hàng loạt, người bị nhiễm Covid phải cách ly ở nhà hoặc cơ sở cách ly do chính phủ giám sát. Các trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa nếu có ca nhiễm, tất cả cửa hàng cũng phải đóng cửa ngoại trừ cửa hàng bán thực phẩm.

Theo một chuyên gia nói với BBC, thì không thấy điểm kết thúc cho các lệnh hạn chế.

Giáo sư Rana Mitter, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford nói rằng các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc có thể chưa nhận ra được mức độ bất mãn của người dân liên quan đến các lệnh hạn chế Covid vì truyền thông và tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt.

Giáo sư Rana Mitter cho rằng “có thể có một lập luận là hoặc những người ở cấp độ đó không nhận ra được người dân bất mãn đến thế nào hoặc không thể tìm ra được cách giải quyết tốt nhất, xét về việc mở cửa hoặc sử dụng một chiến dịch vaccine khác”.

Ông nói thêm là vấn đề khác mà Trung Quốc đối mặt là không có “một điểm kết thúc rõ ràng” về khi nào các lệnh hạn chế sẽ được dỡ bỏ và trở lại trạng thái bình thường – với một lý do là không nhập hoặc phê chuẩn vaccine mRNA, vốn được hầu hết các quốc gia Phương Tây sử dụng.

Theo Giáo sư Ranna Mitter thì loại vaccine mà Trung Quốc sử dụng ổn nhưng không hoạt động rất tốt, điều này có nghĩa lối thoát cho chính sách Covid không được xác định rõ ràng.”

Thách thức rất lớn đối với giới lãnh đạo

Người dân biểu tình tại Thượng Hải
Chụp lại hình ảnh,Người dân biểu tình tại Thượng Hải, sau trận hoả hoạn khiến 10 người thiệt mạng thành phố Urumqi

Phân tích của Stephen McDonell

Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Hành động phản kháng không phải bất thường tại Trung Quốc.

Trong những năm qua, sự bất mãn đã bùng phát liên quan đến các vấn đề, từ ô nhiễm độc hại đến chiếm đất trái phép, hay một người dân trong cộng đồng bị cảnh sát đối xử thậm tệ.

Nhưng lúc này thì có sự khác biệt.

Có một chủ đề thường trực trong tâm trí người dân Trung Quốc, và khi nhiều người ngày càng chán nản với điều này đã dẫn đến các cuộc phản đối chống những lệnh hạn chế liên quan đến chính sách ‘zero-Covid’ của chính phủ.

Sự phản đối xuất hiện dưới dạng người dân đạp đổ các rào chắn được dựng lên để tiến hành giãn cách xã hội, và hiện tại, các cuộc biểu tình lớn đã xảy ra trên đường phố tại những thành phố và tại các khuôn viên trường đại học trên khắp đất nước.

Nhìn theo một khía cạnh, thì thật khó khăn để lý giải sốc như thế nào khi nghe một đám đông tại Thượng Hải kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải từ chức.

Cực kỳ nguy hiểm khi công khai chỉ trích Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạn có nguy cơ bị bỏ tù.

Và họ xuất hiện trên một con đường ở thành phố Thượng Hải (Wulumuqi Lu), mang theo tên của thành phố tại Tân Cương, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 10 cư dân thiệt mạng, và các lệnh hạn chế vì zero-Covid bị cho đã cản trở các nỗ lực cứu hộ.

Một người biểu tình hô vang: “Tập Cận Bình!”

Và hàng trăm người đáp tiếp: “Hãy từ chức đi!”

Tiếp tục lặp lại: “Tập Cận Bình! Hãy từ chức đi! Tập Cận Bình! Hãy từ chức đi!” Tiếng hô vang tiếp tục: “Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ chức! Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ chức!”

Đối với một tổ chức chính trị không có sự ưu tiên nào lớn hơn là vẫn tiếp tục nắm quyền, thì đây là một thách thức lớn.

Chính phủ Trung Quốc dường như đã đánh giá quá thấp sự bất mãn gia tăng đối với cách tiếp cận zero-Covid, một chính sách có liên quan đến Tập Cận Bình, người gần đây cam kết sẽ không thay đổi chính sách.

Và thêm nữa, không có lối ra dễ dàng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn dường như đã tự khiến mình rơi vào tình huống xấu.

Có ba năm để chuẩn bị việc mở cửa trở lại, nhưng thay vì xây dựng thêm các đơn vị chăm sóc tích cực ICU ở các bệnh viện, và nhấn mạnh đến nhu cầu tiêm vaccine, thì Trung Quốc lại đổ một nguồn lực khổng lồ vào công tác xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa, và các cơ sở cách ly để thiết kế để chiến thắng một con virus sẽ không bao giờ biến mất.

Người dân biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/11
Chụp lại hình ảnh,Người dân biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/11

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho đến nay không đề cập đến các cuộc biểu tình.

Tuy nhiên trang Hoàn cầu Thời báo (Global Times) đã đăng một bài viết nhắm đến truyền thông Phương Tây, với cáo buộc cho rằng đã châm ngòi thêm cho sự bất mãn liên quan đến chính sách zero-Covid của Trung Quốc.

Cụ thể, trích dẫn ý kiến của một chuyên gia từ Đại học Phúc Đán, bài viết nêu: “Dựa trên các sự khác biệt về hệ tư tưởng, hầu như đã trở thành bản chất của các quốc gia và truyền thông Phương Tây trong việc chỉ trích những chính phủ cộng sản với mục tiêu lật đổ [các chính phủ này] bằng những cuộc cách mạng màu”.

Nhưng một số người cũng diễn giải bài báo là một phản ứng không trực tiếp đến các cuộc biểu tình, và đồng thời bài báo trên Global Times cũng nêu, các chính sách Covid của Trung Quốc “không bao giờ tĩnh tại” mà “luôn luôn được điều chỉnh liên tục”.

Trang Tân Hoa Xã cũng nhấn mạnh đến nhu cầu ưu tiên phúc lợi cho người dân khi thực hiện các chính sách Covid, trong khi trang Nhân dân Nhật báo (China Daily) thì nói chính quyền địa Phương đang được hối thúc “để chỉnh sửa những sai lầm trong cách kiểm soát Covid”.

Tấm giấy trắng thành biểu tượng

Một người biểu tình tại Bắc Kinh
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình cầm giấy trắng tại Bắc Kinh

Tấm giấy trắng trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình chống các lệnh hạn chế Covid tại Trung Quốc.

Hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy sinh viên tại các trường đại học ở Nam Kinh và Bắc Kinh đã giơ cao các tấm giấy trắng trong cuộc biểu tình im lặng, một chiến thuật một phần nhằm tránh sự kiểm duyệt hay bị bắt giữ.

Tại sân trường đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh hôm Chủ nhật 27/11, cũng có cảnh người biểu tình cầm tờ giấy trắng.

“Tấm giấy trắng đại diện cho tất cả mọi thứ mà chúng tôi muốn nói nhưng không thể nói được”, Johnny, 26 tuổi, một người tham gia biểu tình ở Bắc Kinh nói với Reuters.

Johnny nói, “Tôi đến đây để bày tỏ sự thành kính đối với những nạn nhân trong vụ hỏa hoạn, tôi thật sự hy vọng chúng tôi có thể chứng kiến những biện pháp chống Covid này chấm dứt. Chúng tôi muốn sống trở lại một cuộc sống bình thường. Chúng tôi muốn có danh dự.”

Hôm thứ bảy 26/11, cũng có một video, tuy nhiên không thể kiểm chứng độc lập, được đó là cảnh một phụ nữ đứng trên bậc thềm tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh giơ cao tấm giấy trắng trước khi một người đàn ông không xác định danh tính bước vào và giật lấy.

Người đàn ông này sau đó chửi đám đồng biểu tình, “Một ngày kia các người sẽ trả giá tất cả cho những gì đã làm”, trong một video mà Reuters xem được.

Và rồi đám đồng hét lại, “Nhà nước sẽ cũng phải trả giá cho những gì đã làm”.

Vào năm 2020, tại Hong Kong, các nhà hoạt động cũng giơ cao tấm giấy trắng để tránh những slogan bị cấm theo Luật an ninh quốc gia mới. Những người biểu tình tại Moscow cũng đã sử dụng giấy trắng trong năm nay để phản đối cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine.

Trong khi đó trên Internet, một số người dùng đã bày tỏ sự đoàn kết bằng cách đăng tải những hình vuông trắng hoặc hình ảnh cầm những tờ giấy trắng trên WeChat hay Weibo.

Theo BBC