Hoa dã quỳ nở rộ trên khắp nẻo đường, quanh ngọn núi lửa Chư Đăng Ya, tạo nên khung cảnh lãng mạn.
Khi Tây Nguyên bắt đầu se lạnh, tháng 11 cũng là thời điểm rực rỡ nhất của hoa dã quỳ với sắc vàng ngập tràn.
Những dãy hoa màu trên nương được người dân địa phương thu hoạch, chỉ còn trơ màu nâu đỏ của đất đá và màu vàng của hoa cỏ.
Núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ, nằm trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Gia Lai. Đến núi lửa Chư Đăng Ya vào mùa dã quỳ, du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi sự quyến rũ của bức tranh thiên nhiên.
Chư Đăng Ya (tiếng Jrai, Chư có nghĩa là núi, Đăng Ya là củ gừng dại) thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc và cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.
Muốn ngắm vẻ đẹp của núi lửa Chư Đăng Ya, bạn phải mất khoảng 20 phút đi bộ để leo lên đỉnh núi. Từ đây, bạn có thể ngắm trọn vẹn một vùng trời Gia Lai thanh bình với những mảng xanh của núi rừng, màu vàng của hoa dã quỳ hòa quyện với màu xanh cây cỏ trên nền đất bazan. Đây là một trải nghiệm thú vị với những ai thích đi phượt, leo núi, dã ngoại về với thiên nhiên.
Hoa dã quỳ vừa giống hoa mặt trời, vừa giống đóa cúc đại đóa, đẹp hoang dã.
Vẻ đẹp thiên nhiên, không khí trong lành, những kỷ niệm bên đồi hoa và cuộc sống người dân bản địa… sẽ đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới.
Hình ảnh các cô cậu bé đen nhẻm lẽo đẽo theo đàn bò từ sáng đến tối có thể khiến khách du lịch cảm thấy thích thú vì sự khác lạ, đậm chất chân quê. Nhiều em không biết nói tiếng Kinh. Những ánh mắt ngây thơ lạ lẫm xen lẫn sự tò mò trước sự ghé thăm của những vị khách lạ.
Những năm gần đây, làng Ia Gri được biết đến như một địa chỉ du lịch của huyện Chư Pah. Mỗi mùa vùng đất này lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt, không nhàm chán.
Lấy sinh hoạt vật chất làm tấm gương quy chiếu, đối sánh, “Văn minh vật chất của người Việt” tái hiện văn hóa, văn minh cổ truyền của người Việt, làm nổi bật bản sắc văn hóa cộng đồng, sức sáng tạo, thích ứng của con người với tự nhiên, hoàn cảnh trong sự kiến giải mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu.
Trong lời ăn tiếng nói của người Việt, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, là câu nói cửa miệng khi gặp nhau. Ngược lại, khi tức giận, tranh cãi, người Việt còn chửi vần chửi vè nữa.
Đàn bà cãi nhau. Ảnh: Sách Kỹ thuật của người An Nam. Tiếng mẹ đẻ của bà tôi và của tôi là tiếng Việt, hay có lúc người ta gọi là tiếng Kinh. Bà bảo: “Có củ khoai cho cháu, chạy sang hàng xóm mượn cho bà cái kéo, tiên sư anh lúc nào cũng ỉa non đái ép, ăn nhanh lên còn đi học không thằng bố mày lại gào lên, lạy Thánh mớ bái cho chúng con rộng đường làm ăn…”. Tôi thuộc lòng tất cả lời lẽ này, nhưng lại không nói như thế nữa. Tôi có cách ăn nói của thế hệ mình. Như vậy cứ vài mươi năm tiếng mẹ đẻ lại thay da đổi thịt một lần, lớp nọ chồng lên lớp kia, cái cũ chưa mất đi, cái mới đã nảy sinh, đó là sự sinh động của một ngôn ngữ. Sự thay đổi đó bây giờ còn diễn ra nhanh hơn, có khi vài năm, nhưng trước thế kỷ 19, một trăm năm ngôn ngữ mới đổi mới một lần. Do đó con người bây giờ có cái lợi thế của một xã hội năng động, nhưng người ngày xưa có cái lợi thế của người luôn có gốc rễ. Khi một đứa trẻ lớn lên đầu tiên nó sẽ được học chào và mời. Gặp ai lớn hơn mình đều phải chào cả: Chào ông chào bà, Chào bố chào mẹ, Chào anh chào chị, Chào bác chào cô… Thông qua lời chào, đứa trẻ sẽ phân biệt được các đại từ nhân xưng phức tạp của tiếng Việt, nó sẽ phải gọi mọi người bằng ngôi thứ đấy, theo tuổi tác, không thể nào chỉ có nỉ (tôi) và wo (anh) hay you và I như tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Thế là một tư duy phán đoán và một thứ lễ nghĩa hình thành đi theo đứa bé trong quan hệ phức tạp của người Việt. Sau đó là học mời: Mời bác vào chơi, Mời bà xơi cơm, Bà mời cơm, Mời anh chị lại nhà, Quý hóa quá, Mời ông uống trà, Mời sếp rửa tay. Rất sáo rỗng, nhưng tập tục “lời chào cao hơn mâm cỗ”, không thể không mời nhau. Khi ăn cơm người ta sẽ mời, nhưng không có nghĩa là bạn được ăn, cái đó gọi là mời rơi. Chào mời, rồi đến chửi. Người Việt xưa coi chửi là một tập tục rất bình thường khi họ bất bình và rất yêu thương, nhưng họ không hay văng tục, trừ một lớp người gọi là giang hồ tứ chiếng. Văng tục và nói đệm tục là một lối ăn nói dân dã đang có xu hướng phổ biến, mà thực ra nó chỉ phát triển từ cuối thế kỷ 19 đầu 20 trở lại đây. Mẹ mày, tiên sư mày, tiên sư cha mày, bố mày, * cả lò nhà mày, đồ con đĩ, đồ con chó, đồ chó, đồ gái đĩ già mồm, ngu như bò, ngu như chó, tham như lợn, nhẵn như cầu hàng thịt… Có thể nói, người Việt chửi rất chua ngoa và tục tĩu, trong đó toàn dùng các quan hệ tính dục với bậc trên của đối phương để sỉ nhục. Nó thể hiện sự bất lực của họ trong cuộc sống thường nhật và những ức chế không được giải tỏa. Song tập tục chửi đổng có vần điệu và có bài bản lại là một nét sinh hoạt khác rất lâu đời. Chúng phần nhiều được các bà già mù chữ dùng để thóa mạ một đối thủ có quyền có chức hay ức hiếp dân lành, hoặc bọn trộm cắp trong làng. Ví dụ một bà già ở Bương Cấn, Quốc Oai (Hà Tây) chửi khi mất gà: “Cờ xanh cắm ngõ, cờ đỏ cắm nhà, bắt lấy tên, biên lấy tuổi, lên trình Nam tào, Bắc đẩu, đứa nào ăn cắp con gà của bà. Con gà ở nhà bà là con công, con phượng, về nhà mày là con cú, con cáo. Nó mổ mắt cả lò nhà mày, mày hộc máu răng, mày văng máu mép, mày vật đống rơm, mày đơm đống rạ…”. Bài ca đó có thể kéo dài đến hai, ba ngày, cho đến khi đối phương không thể chịu đựng được đành thả con gà ra. Rất buồn cười là kẻ ăn cắp được một con gà, về nhà lại thường thịt một con gà của nhà mình trước, đợi khi câu chuyện êm xuôi mới chén hoặc nuôi con gà ăn cắp. Người ta gọi đó là kẻ cắp nhà quê. Dưới đây là một đoạn chửi của bà cô một văn sĩ ghi lại và được ông coi như là văn hóa chửi: “Nếu mày có trót dại bắt con gà của bà, nghe bà chửi mà không khôn hồn thả nó ra, mà cả nhà cả ổ mày cứ húc đầu vào ăn cho đầy miệng, thì bà cứ cho chúng mày ăn cái […]. Mày tưởng mày có quyền có thế, có người làm ông nọ, bà kia mà ăn hiếp gái già này à? Cứ ra mặt với bà xem!”…
Tiểu thuyết “Chân dung của Dorian Gray” được viết và xuất bản từ cuối thế kỷ XIX, khi vừa xuất hiện đã khét tiếng, rồi lừng danh suốt hơn một thế kỷ qua, giờ đây vẻ đẹp của nó lại đến với người đọc Việt Nam qua bản dịch của Nham Hoa.
Dorian Gray, chàng trai ở tuổi đôi mươi có một vẻ đẹp lạ lùng và vẻ đẹp ấy được họa sĩ Basil Hallward quyết định ghi lại trong một bức chân dung. Theo đúng nghĩa, đấy là bức chân dung để đời đối với cả người làm mẫu và họa sĩ. Người mẫu là chàng Dorian Gray ban đầu sung sướng vì có bức chân dung đẹp, rồi soi vào đấy thì thấy bản chất xấu xa của mình ngày càng ám vào bức tranh, rồi bức tranh ám vào đời chàng, rồi chàng sợ hãi phải đem giấu nó đi, không dám phơi nó ra trước mắt người đời.
Chân dung của Dorian Gray – tiểu thuyết của Oscar Wilde, Nham Hoa dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn 2021
Còn với họa sĩ Basil Hallward, bức tranh là một quá trình thay đổi nhận thức. Ban đầu, khi đứng trước người mẫu Dorian, ông đã có ngay cảm giác toàn diện về hồn cốt một con người: “Khi bốn mắt giao nhau, tôi bỗng thấy mình nhợt nhạt hẳn đi. Một cảm giác kinh hãi dị thường ập đến. Tôi biết mình đang đối diện một người mà riêng khí chất đã mê hoặc đến nỗi, nếu tôi cho phép, nó sẽ hấp thụ toàn bộ bản tính, toàn bộ linh hồn, lẫn nghệ thuật của tôi” (trang 15). Những gì sau đó đã chứng minh ấn tượng ban đầu của họa sĩ. Là người duy mỹ, thoạt đầu Basil không coi bức chân dung là của người mẫu mà là của chính người sáng tạo: “Mỗi bức chân dung vẽ bằng cảm xúc đều là chân dung của nghệ sĩ, không phải của người mẫu. Người mẫu chỉ là nhân tố ngẫu nhiên, là duyên cớ. Anh ta chẳng phải là người được hé lộ bởi bàn tay nghệ sĩ mà chính nghệ sĩ, qua tấm toan đầy màu sắc, đã bộc lộ bản thân mình. Sở dĩ tôi không triển lãm bức tranh này là bởi tôi sợ mình đã hé lộ trong đó bí mật của tâm hồn mình” (trang 14).
Nhưng rồi theo thời gian, khi Dorian sợ hãi giấu bức chân dung của anh ta đi thì họa sĩ Basil lại tự phản biện. Tác phẩm không bộc lộ bản thân nghệ sĩ như vốn tưởng, tác phẩm vượt xa khỏi sự bộc lộ mà đạt tới sự che giấu: “Thật sai lầm nếu cho rằng nỗi đam mê trong quá trình sáng tác thực sự được phản ảnh vào tác phẩm. Nghệ thuật luôn trừu tượng hơn tưởng tượng của ta… Nghệ thuật bộc lộ nghệ sĩ thì ít mà ẩn tàng họ thì nhiều” (trang 176). Cũng vì thay đổi nhận thức như vậy, họa sĩ đã đòi mượn lại bức chân dung để đem đi triển lãm. Dorian quyết tâm giấu bức tranh đi còn họa sĩ cố đòi, thậm chí còn chất vấn Dorian về sự tha hóa và trụy lạc của anh ta. Điều đó dẫn đến thảm kịch cho họa sĩ.
Tâm trạng của họa sĩ Basil không được tác giả khai thác nhiều, nhưng qua đôi chút phản biện, tự trào và tự phê của anh, người đọc thấy thấp thoáng hình bóng của giới nghệ thuật thời đó cũng như thời nay. Basil cho rằng: “Nghệ sĩ giỏi chỉ tồn tại trong tác phẩm, hệ quả là bản thân họ chẳng còn gì hấp dẫn. Một thi sĩ vĩ đại, thực sự vĩ đại, lại là tạo vật kém thi vị nhất trần đời. Nhưng những thi sĩ nửa mùa lại cực kỳ thú vị. Họ gieo vần chán bao nhiêu thì trông họ lại sinh động bấy nhiêu. Chỉ riêng việc xuất bản một tập sonnet hạng hai đã đủ khiến một người trở nên hấp dẫn khó cưỡng. Đời anh ta là một bài thơ anh ta không làm nổi” (trang 91).
Ở góc độ nào đó, tiểu thuyết Chân dung của Dorian Gray khảo sát số phận của hai con người duy mỹ. Anh chàng Dorian mê cô diễn viên Sibyl Vane vì cô diễn xuất tuyệt vời những vai kịch của Shakespeare. Nhưng khi cô diễn viên gặp trai đẹp Dorian thì cô mê người hơn mê kịch, cô cho rằng chỉ tình yêu là đủ và sân khấu không còn nghĩa lý gì. Cô diễn xuất dở hẳn đi, như một diễn viên hạng hai. “Trước khi gặp chàng, diễn xuất là hiện thực duy nhất đời em. Chỉ có sân khấu là nơi em được sống. Em cứ ngỡ đấy là thực tại” (trang 133). Sibyl tưởng rằng tình yêu của cô sẽ mang đến cho Dorian một món quà, nhưng trái lại. Dorian hoàn toàn vỡ mộng khi Sibyl chỉ còn là một diễn viên quá dở: “Nàng đã giết chết tình yêu ở ta… Khi xưa ta yêu nàng vì nàng xuất chúng, vì nàng tài hoa và thông minh, vì nàng biến giấc mơ của những đại thi hào thành hiện thực… Nhưng nàng đã vứt đi tất cả… Nàng đã hủy hoại tình yêu của đời ta… Không có nghệ thuật, nàng chẳng là gì hết” (trang 135).
Chỉ vì quan niệm duy mỹ mà một tình yêu tan vỡ. Rồi dẫn đến một bi kịch.
Nhưng tiểu thuyết này không chỉ là một văn bản duy mỹ. Nó còn dành chỗ cho những người đọc ham chuộng chuyện ly kỳ. Ở đó có ít nhất ba cái chết, một án mạng, hàm chứa nhiều ám ảnh hưởng lạc tha hóa, sự lâm li của việc đánh đổi linh hồn để nhận lấy nét đẹp và tuổi trẻ vĩnh viễn. Số phận của người làm mẫu Dorian, của họa sĩ Basil, và bức tranh cứ già đi theo thời gian còn người mẫu thì trẻ mãi… là câu chuyện éo le mà người đọc sẽ khó dứt ra cho được.
Chân dung của Dorian Gray ra mắt lần đầu năm 1890 – 1891 và ngay lập tức gây sóng gió, tác giả thậm chí còn bị lôi ra tòa, bị kiện vì đồi phong bại tục, trái ngược quan điểm đạo đức thời Victoria. Hơn một trăm năm nhìn lại, ngày nay quan điểm của Oscar Wilde đã trở nên bình thường, không còn gây sốc và người đọc chỉ tiếp nhận ở đó ấn tượng về vẻ đẹp con người, văn chương cầu kỳ và một cốt truyện hấp dẫn.
Tại Việt Nam, niềm tin của các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu bất động sản được cho là đang xuống mức rất thấp sau liên tiếp các vụ bắt giữ lãnh đạo những tập đoàn lớn.
Những người này bị cáo buộc liên quan tới thao túng trái phiếu, với các vụ bắt giữ mới đây nhất là nhiều quan chức của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Để đảm bảo cho hoạt động lành mạnh của một thị trường trái phiếu non trẻ như của Việt Nam, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, “ở môi trường Việt Nam thì [những điều này] rất khó thực hiện”, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, ông nhấn mạnh, và việc thiếu vắng các điều kiện đó không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện thời.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, trước hết Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu bình luận về việc có ý kiến cho rằng đặc điểm trái phiếu Việt Nam là “trái phiếu ba không”, tức là “không xếp hạng tín nhiệm”, “không bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tài chính uy tín”, và “không tài sản bảo đảm”.
‘Ba điều kiện cần thiết’
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Đây là một nhận định phiến diện. Bởi vì trên thế giới, như ở Mỹ, rất nhiều trái phiếu là trái phiếu ‘ba không’, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán, và không có tài sản bảo đảm.
Rất nhiều trái phiếu bên Mỹ khi phát hành riêng lẻ thì không xếp hạng tín nhiệm. Giao dịch riêng lẻ giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư cảm thấy thoải mái với nhà phát hành, tin tưởng vào nhà phát hành, và họ đồng ý mua trái phiếu đó, thì trái phiếu đó không cần phải xếp hạng.
Thành ra nói rằng đặc thù trái phiếu của Việt Nam là không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán, không tài sản bảo đảm đã dẫn đến khủng hoảng của thị trường trái phiếu hiện nay là không đúng.
Tuy nhiên, tôi phải nói là hiện tại, với một thị trường trái phiếu non trẻ như ở Việt Nam, ba điều đó là điều cần thiết.
Trái phiếu cần phải được xếp hạng tín nhiệm, trái phiếu cần phải có bảo lãnh thanh toán nếu mà nhà phát hành không bảo lãnh được việc thanh toán, và trái phiếu cần phải có tài sản bảo đảm, nếu mà nhà phát hành không có đủ khả năng để đảm bảo là họ có thể đủ khả năng trả nợ trái phiếu.
Nhưng tôi xin nói chi tiết về ba điều này.
Thứ nhất, về xếp hạng tín nhiệm, như chúng ta biết năm 2019 thì chính phủ có ban hành Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Với nghị định đó, các nhà phát hành không bị bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm, nếu có thì tốt, không có cũng được.
Sang năm 2022, Bộ Tài chính có Nghị định 65 bổ sung Nghị định 153, bắt buộc các nhà phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm nếu mà các nhà phát hành phát hành với số lượng lớn, là trên 500 tỷ đồng và với tỷ lệ đòn bẩy 1/1, cùng một số điều khác nữa.
Tuy nhiên xếp hạng tín nhiệm chỉ được đòi hỏi cho những công ty phát hành trên 500 tỷ đồng trở lên, còn những công ty phát hành dưới số tiền này thì không bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm. Đây là một điều thiếu sót.
Tôi nghĩ rằng các nhà phát hành ở Việt Nam, tôi có thể nói là khôn lỏi, khi mà họ có một số lượng phát hành lớn, và họ có thể chia nhỏ ra.
Ví dụ thay vì phát hành 500 tỷ thì phát hành hai lô, một lô 300 tỷ, lô kia 200 tỷ để tránh quy định phải có xếp hạng tín nhiệm.
Thứ hai là vấn đề bảo lãnh thanh toán bởi tổ chức tài chính có uy tín. Thật sự, nếu một trái phiếu được bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng thì người ta sẽ xem trái phiếu đó qua khả năng trả nợ của ngân hàng, không phải qua khả năng trả nợ của nhà phát hành nữa.
Không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Mỹ cũng vậy, một điều rất hiếm xảy ra là một ngân hàng bảo lãnh thanh toán cho một trái phiếu. Thành ra đúng là điều cần thiết cho đảm bảo khả năng thanh toán cho một nhà phát hành nhưng đây là một điều kiện rất khó thực hiện.
Điều kiện thứ ba, về tài sản bảo đảm. Nếu chúng ta nhìn vào những thị trường phát triển như ở Mỹ hay châu Âu thì phần lớn các trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Nhưng tại thị trường Việt Nam tôi nghĩ cần tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tài sản bảo đảm rất mơ hồ và rất khó để thẩm định. Chẳng hạn như một trái phiếu được đảm bảo bằng các dự án bất động sản, và các dự án bất động sản thì phần lớn được hình thành trong tương lai, không có giá trị cụ thể tại thời điểm phát hành trái phiếu.
Thành ra, những tài sản bảo đảm đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và tài sản hình thành trong tương lai từ dự án bất động sản không có giá trị bảo đảm cao.
Những điều tôi nói là cần thiết, nhưng ở môi trường Việt Nam thì rất khó thực hiện.
Chụp lại hình ảnh,Theo Nghị định 65 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì các trái chủ, các nhà đầu tư có nhà đại diện pháp lý
‘Thiếu cơ chế kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn’
BBC: Tiến sĩ có đề cập là các nhà phát hành trái phiếu ở Việt Nam rất ‘khôn lỏi’. Vậy họ đã sử dụng các cách nào để qua mặt các trái chủ?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Khi phát hành trái phiếu, nhà phát hành có hợp đồng trái phiếu.
Hợp đồng đó cần phải được gửi cho tất cả các nhà đầu tư, trái chủ, bên cạnh bản cáo bạch. Hợp đồng trái phiếu thông thường phải nói rõ việc sử dụng vốn đó như thế nào, như hoàn thành một dự án bất động sản nào đó, chương trình tài trợ nào đó. Các trái chủ rất khó kiểm soát được số tiền nhà phát hành thu được sẽ sử dụng ở đâu, như thế nào.
Trên nguyên tắc, theo Nghị định 65, các trái chủ, các nhà đầu tư có nhà đại diện pháp lý, người đại diện này đúng ra là phải kiểm tra xem nhà phát hành sử dụng vốn như thế nào. Trong lúc trái phiếu đang có hiệu lực, đại diện pháp lý phải xem cam kết nhà phát hành trong hợp đồng như các cam kết tài chính hay phi tài chính, và phải báo cho nhà đầu tư nếu có vi phạm.
Tôi thấy rằng việc có một người đại diện như thế, có chức năng như thế là chuyện vẫn còn rất mờ nhạt tại Việt Nam. Chính vì thế, các nhà phát hành dễ dàng qua mắt các nhà đầu tư.
Nếu mà không có người nào đứng ở giữa kiểm tra các hợp đồng, thì các nhà đầu tư làm sao có thể biết được nhà phát hành đang thực hiện như thế nào.
Những nhà đầu tư riêng lẻ, cá nhân, có mua vài trăm triệu trái phiếu, họ không ở vị trí để nói chuyện với nhà phát hành được. Không ai tiếp họ cả, khi họ muốn xem báo cáo tài chính, sổ sách thì chắc không ai trả lời cho họ.
Cổ phiếu thì dễ hơn vì họ có một cái desk để trả lời cổ đông. Còn trái phiếu thì tôi thật sự chưa thấy có nhà phát hành nào có desk để trả lời các trái chủ cả.
Vì vậy, các nhà phát hành dễ dàng qua mặt các nhà đầu tư lắm.
Ngoài ra chẳng hạn như những nhà phát hành đó, tình hình tài chính suy sụp, thì làm sao các trái chủ, các nhà đầu tư biết được tình hình tài chính? Ngay cả với báo cáo tài chính thì họ cũng không thể nào yêu cầu nhà phát hành gửi cho họ được, mà cần phải có người đại diện nhận rồi gửi cho các trái chủ.
Do đó, các nhà đầu tư dường như không có cơ hội, năng lực nào để kiểm soát nhà phát hành. Chính từ chỗ đó, nhà phát hành có nhiều chiêu trò, dễ dàng lạm dụng lòng tin của nhà đầu tư.
Chụp lại hình ảnh,Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khuyên cho các nhà đầu tư nên liên hệ ngay với đại diện pháp lý của mình nếu có
BBC: Như vậy theo ông, ở Việt Nam hiện tại ngân hàng chỉ bảo lãnh phát hành trái phiếu, chứ không bảo lãnh thanh toán?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Tôi không quả quyết điều này. Tôi không biết trong tất cả các trái phiếu mà các nhà phát hành phát hành trong 4, 5 năm vừa qua cho đến nay, bao nhiêu trái phiếu đó được ngân hàng bảo lãnh thanh toán. Tôi không có con số nhưng tôi tin rằng, nếu có thì rất ít.
Và chính vì thế, rất nhiều người dân mua trái phiếu không hiểu rõ giữa bảo lãnh phân phối và bảo lãnh thanh toán. Nhưng tôi không khẳng định là không có bảo lãnh thanh toán. Có thể có, tôi không có con số cụ thể là bao nhiêu phần trăm trong số trái phiếu được phát hành.
Giải pháp tạm thời: hoãn nợ cho các nhà phát hành trái phiếu?
BBC: Tâm lý người sở hữu trái phiếu bất động sản rất lo lắng vì nguy cơ các doanh nghiệp phát hành vỡ nợ. Theo Tiến sĩ, các trái chủ nên làm gì vào lúc này, và ông có đề xuất nào cho chính phủ Việt Nam để giải quyết cuộc khủng hoảng?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Các nhà đầu tư nên liên hệ ngay với đại diện pháp lý của mình, nếu có.
Thường thì mọi trái phiếu đều có đại diện pháp lý. Trong trường hợp quý vị đã trót mua trái phiếu mà nhà phát hành không có đại diện pháp lý thì quý vị phải tiếp xúc văn phòng luật sư của mình hoặc chuyên gia tài chính đại diện cho mình.
Quan trọng là các nhà đầu tư nên kết nối lại với nhau. Nếu có thể được thì nên lập hội đồng của các nhà đầu tư, từ các hội đồng đó sẽ có quyết định quan trọng, giao trách nhiệm cho một đại diện pháp lý để nói chuyện với nhà phát hành, hoặc đại diện pháp lý của nhà phát hành.
Chuyện này cần làm ngay, trễ một ngày thì thiệt hại tăng lên, vì nếu có tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm suy giảm từng ngày, chưa kể nhà phát hành bị điều tra về tài sản, tài sản bị kê biên, phong tỏa, không thể được thanh lý, chờ kết luận của cơ quan điều tra, và phán quyết của tòa án.
Với chính phủ Việt Nam thì tôi nghĩ cần hành động ngay để ngăn chặn sự ‘mất máu’ trên thị trường trái phiếu.
Hiện tại có nhiều doanh nghiệp ồ ạt trả nợ trước hạn. Và Nghị định 65 có quy định các nhà phát hành trái phiếu nếu được yêu cầu phải trả nợ trước hạn cho nhà đầu tư, nếu việc phát hành sai quy định pháp luật.
Trong trường hợp thế này, nếu chính phủ không có biện pháp giúp các nhà phát hành thì sẽ có hiện tượng domino có thể lan tỏa ra những nhà phát hành khác, và xảy ra sự khủng hoảng trên thị trường trái phiếu hiện nay.
Tôi đề nghị chính phủ nên xem xét chương trình hoãn nợ quốc gia cho tất cả nhà phát hành, kể cả nhà phát hành bất động sản, trong vòng một năm.
Trong vòng một năm đó, các nhà đầu tư không được kiện, không được yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản, để nhà phát hành có thời gian phục hồi và trả nợ.
Tuy nhiên không phải nhà phát hành nào cũng được hưởng chế độ đó, chỉ có nhà phát hành làm đúng quy định pháp luật. Còn những nhà phát hành nào, phát hành mang tính lừa đảo, gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì các trái phiếu đó không được hưởng quy chế đặc biệt này.
Chụp lại hình ảnh,Đã xuất hiện tượng các doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bất động sản bằng bất động sản tại Việt Nam
BBC: Đã có xuất hiện tượng các doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bất động sản bằng bất động sản tại Việt Nam. Tiến sĩ có nhận định gì về hình thức này?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Khi một nhà phát hành đứng trước khả năng vỡ nợ thì họ phải tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn.
Tháo gỡ đầu tiên là nhà đầu tư, trái chủ ngồi lại với nhà phát hành để thỏa thuận một chương trình hoãn nợ, cơ cấu lại nợ, đây là một cách rất nhiều nhà phát hành ở Mỹ hay nhiều nước khác sử dụng. Có thể lãi suất sẽ tăng lên.
Cách giải quyết thứ hai là nhà phát hành sẽ bán những tài sản hiện có của mình, những dự án bất động sản, chung cư, khách sạn để trả nợ cho trái chủ.
Cách giải quyết tiếp theo là nếu những trái phiếu đó được đảm bảo bằng tài sản bất động sản thì họ có thể thương thảo với trái chủ, và đồng ý thay vì trả nợ, thì những nhà đầu tư lấy những tài sản đảm bảo trái phiếu đó.
Khi đi đến thương thảo như vậy, dĩ nhiên cả hai bên phải đồng ý về giá trị tài sản bảo đảm, và sẽ có tỷ lệ chuyển đổi như thế nào từ trái phiếu sang tài sản được đảm bảo, và sẽ được chuyển giao cho nhà đầu tư.
Giá trị của trái phiếu có được chiết khấu hay không, có nghĩa là giảm giá. Khi nhà phát hành gặp khó khăn thì có thể thương thảo với nhà đầu tư để định lại giá của tài sản bảo đảm, cần sự định giá rất kỹ càng.
Đây là một cách trả nợ không thông thường mà là bất thường.
BBC: Theo ông, tại sao vấn đề sai phạm trong phát hành trái phiếu bất động sản Việt Nam lại xảy ra trong thời gian qua với những con số “khủng” hàng ngàn tỷ đồng?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Theo thông tin của báo chí, những vụ lớn trong năm nay, như phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh, Louis Holdings… gần đây nhất là của Vạn Thịnh Phát là sai quy định và được xem như mang tính chất lừa đảo.
Khi những nhà phát hành trái phiếu, họ huy động được số tiền lớn thì họ không sử dụng số tiền đó đúng mục đích.
Ví dụ như trái phiếu huy động để hoàn thành một dự án bất động sản, nhưng thay vì tập trung mục tiêu này, nhà phát hành dùng số tiền đó để đầu tư vào dự án khác, để tài trợ công ty con của mình, thậm chí có thể tài trợ hoạt động tài chính không hợp pháp.
Qua tất cả thông tin, thì có thể thấy sai phạm lớn nhất, dẫn đến những vụ án lớn trong năm nay là việc nhà phát hành sử dụng tiền không đúng mục đích, mang tính lừa đảo, tạo thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Đây là điều chúng ta đều rất băn khoăn tại sao việc phát hành lừa đảo như thế lại có thể qua mắt được cơ quan chức năng.
Đây cũng là câu hỏi của tôi.
Tôi cũng không hiểu là tại sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thanh tra chính phủ hoặc các cơ quan giám sát khác lại không biết đến chuyện các tập đoàn lớn sử dụng tiền sai mục đích.
Đặc biệt nữa, vụ Vạn Thịnh Phát thì chúng ta thấy việc phát hành trái phiếu, tính đến hàng trăm ngàn tỷ, các công ty liên quan đến tập đoàn này lên đến hàng trăm công ty.
Với những đại công ty như vậy, khi họ huy động vốn thì tôi tin rằng các công ty quản lý, giám sát đều để mắt vào đấy.
Vậy tại sao lại có thể lọt qua mắt của những cơ quan đó? Các cơ quan đó cần có câu trả lời. Riêng tôi thì không có thể câu trả lời.
Cảnh biểu tình tại Thượng Hải trong ngày phản đối thứ nhì, Chủ Nhật 27/11
Các cuộc biểu tình chống những lệnh hạn chế vì Covid tại Trung Quốc ngày càng căng thẳng và lan rộng sau một trận hỏa hoạn khiến 10 người thiệt mạng tại một khu căn hộ ở thành phố Urumqi.
Tại thành phố Thượng Hải, video trên mạng xã hội của các nhà báo nước ngoài cho thấy hàng ngàn người đã đổ ra đường để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và phản đối chống các lệnh hạn chế vì Covid.
Giới sinh viên cũng biểu tình tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Nam Kinh.
Nhiều người đã lên án việc phong tỏa tòa nhà chung cư là nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn ở Urumqi.
Tuy giới chức bác bỏ việc các hạn chế phong tỏa nhằm phòng chống Covid là nguyên nhân dẫn tới những cái chết, nhưng các quan chức Urumqi, khá là bất thường, đã ra lời xin lỗi vào cuối ngày hôm thứ Sáu, và cam kết sẽ “vãn hồi trật tự” bằng việc nới dần các lệnh cấm.
Chụp lại hình ảnh,Cảnh biểu tình tại Thượng Hải
‘Tập Cận Bình, hãy từ chức đi’
Tại cuộc biểu tình ở Thượng Hải tối hôm thứ Bảy, người ta nghe thấy những tiếng hô vang “Tập Cận Bình, hãy từ chức đi”, và “Đảng Cộng sản, hãy từ chức đi”. Một số người cầm những tấm biển trắng. Một số người đốt nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.
Đây là một khung cảnh hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc, vì chỉ trích trực tiếp chính phủ và chủ tịch nước có thể bị trừng phạt nặng nề.
Các nhà phân tích nói chính phủ có vẻ như đã quá coi nhẹ sự bất mãn dâng cao đối với ‘Không Covid’, chính sách đối phó với đại dịch của ông Tập Cận Bình, người gần đây cương quyết nói không thể đi chệch ra ngoài cách tiếp cận này.
Một số người biểu tình còn la hét nhằm vào cảnh sát, khi đó đang xếp hàng ngoài đường.
Một người biểu tình nói với hãng tin Associated Press (AP) là một trong số những người bạn của mình đã bị cảnh sát đánh tại hiện trường trong khi hai người khác thì bị xịt hơi cay. Video các phần khác của cuộc biểu tình cho thấy cảnh sát đứng nhìn người dân phản đối.
Chụp lại hình ảnh,Trung Quốc hôm nay vẫn tăng cường an ninh tại các khu vực đã xảy ra biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường
Mặc dù tình hình tại khu vực đã được ổn định trước buổi sáng ngày hôm nay Chủ nhật 27/11, thế nhưng BBC thấy cảnh sát vẫn tăng cường sự hiện diện trong các khu vực biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường.
Ở nơi khác, tại một vài trường đại học của Trung Quốc, thì hình ảnh và video đã xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh sinh viên biểu tình hôm tối ngày thứ Bảy 26/11. Cuộc tập hợp lớn nhất dường như tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh (Nanjing Communications University).
Rất khó để xác minh các video biểu tình, thế nhưng nhiều video cho thấy sự chỉ trích công khai và thẳng thắn bất thường về chính phủ và người đứng đầu.
Chỉ trích Tập Cận Bình là bất thường
Tessa Wong, Phóng viên số châu Á
Trận hỏa hoạn tại Urumqi là một kịch bản ác mộng đối với nhiều người Trung Quốc đã phải chịu các lệnh hạn chế ngày càng lan rộng trong những tháng gần đây – bị nhốt trong căn hộ, không đường thoát, theo một số thông tin. Chính quyền đã bác bỏ điều này, tuy nhiên động thái này không giúp chấm dứt sự giận dữ của người dân và ngăn sự bất an lan rộng.
Điều này đã trở thành một điểm tới hạn khiến sự bất mãn dâng cao. Hàng triệu người mệt mỏi sau ba năm chịu các lệnh hạn chế đi lại vì Covid và xét nghiệm Covid hàng ngày. Sự tức giận cũng lan đến mọi ngóc ngách ở Trung Quốc, từ các thành phố lớn đến những vùng xa xôi như Tân Cương và Tây Tạng, tác động tiêu cực đến mọi thành phần của xã hội, từ các sinh viên đại học trẻ tuổi, công nhân nhà máy đến dân thường.
Khi sự giận dữ gia tăng, các cuộc biểu tình chống những biện pháp Covid ngày càng trở thành cảnh tượng thường thấy. Thế nhưng các cuộc biểu tình cuối tuần qua bất thường trong bình thường mới, cả về số liệu, và sự thẳng thắn chỉ trích chính phủ và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hàng trăm người đồng loạt đổ ra đường kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức được cho là điều không thể tưởng tượng nổi chỉ không lâu trước đó. Nhưng sau một vụ biểu tình nghiêm trọng gần đây tại một cây cầu ở Bắc Kinh, khiến nhiều người ngỡ ngàng, thì một rào chắn dường như đã được xác lập trong việc được bày tỏ công khai hơn, và sự bất đồng sâu sắc hơn.
Một số người khác cũng đã chọn vẫy cờ của Trung Quốc và hát quốc ca – giai điệu ca ngợi lý tưởng cách mạng và kêu gọi người dân “đứng lên, đứng lên”. Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, có thể diễn giải là một biểu hiện đoàn kết nhắm đến sự chịu đựng của người dân Trung Quốc từ chính sách ‘Zero-Covid’ của Tập Cận Bình và lời kêu gọi hành động.
Chụp lại hình ảnh,Người dân ở Thượng Hải làm lễ tưởng niệm cho những nạn nhân vụ cháy tại thành phố Urumqi hôm 26/11
Những cuộc biểu tình mới nhất liên quan đến làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng chống lại các biện pháp zero-Covid, ngày càng cho thấy sự chỉ trích mạnh mẽ hơn nhằm vào chính phủ và Chủ tịch Tập.
Chiến lược zero-Covid là chính sách mới nhất tại một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, một phần vì tỷ lệ tiêm vaccine tương đối thấp tại Trung Quốc và nỗ lực bảo vệ người lớn tuổi.
Các đợt phong tỏa bất thình lình đã gây giận dữ trên khắp Trung Quốc – và các lệnh hạn chế vì Covid nhìn chung đã kích hoạt các cuộc biểu tình bạo lực hơn gần đây từ thành phố Trịnh Châu đến Quảng Châu.
Mặc cho các biện pháp nghiêm ngặt, số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát.