Ngôi nhà hình cánh diều vút bay

TP HCM – Ngôi nhà tọa lạc tại phường Long Phước, quận 9, có mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, là hoài niệm của gia chủ về một tuổi thơ với khát vọng bay cao, bay xa.

Đây là một dự án second home (ngôi nhà thứ hai) với diện tích đất 1400 m2 và phần đất xây dựng 100 m2. Ngôi nhà là nơi tụ họp của gia đình sau một tuần làm việc, cũng là nơi người già có chỗ an yên, gần gũi thiên nhiên.

Công trình được thiết kế với phong cách hiện đại, thể hiện qua những đường cắt xiên mạnh mẽ cùng với nghệ thuật gấp giấy thông qua phần mái và các khối nhà treo lên.

Những đường cắt xiên được sử dụng như một thủ pháp với ý đồ biến cả ngôi nhà thành một cánh diều- con thuyền bay lên. Cánh diều được thể hiện qua phần mái đang vươn mình lên bầu trời xanh. Còn khi lật ngược lại có một con thuyền như đang lướt trên mây trời với điểm gợi tả hình ảnh mắt thuyền ở trung tâm giao thông chính là cầu thang.

Khoảng khoét tròn trên mái giống như “mặt trời nhỏ”, là đường dẫn đem ánh sáng lên xuống vào sâu không gian nhà, theo từng khoảnh khắc khác nhau trong ngày.

Phần mái dốc vút cao không chống bởi chiếc cột nào được sử dụng lá dừa nhân tạo thay cho lá dừa tự nhiên. Ngoài ưu điểm bền bỉ với thời gian còn giúp giảm thiểu các sự cố ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng như bảo trì hoặc phải thay thế.

Với cấu trúc nhà trong nhà, tầng trệt gồm một phòng ngủ, phòng khách bếp và ăn. Phía trên là hai khối nhà độc lập được treo lơ lửng, lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi nhà sàn ven sông.

Tất cả mọi không gian đều được mở toang, hòa vào mảng xanh mây trời, xoá nhòa mọi ranh giới giữa trong ngoài-trên dưới. Các thành viên trong gia đình luôn nhìn thấy nhau, tương tác thường xuyên vì khoảng mở của tầm nhìn mọi góc.

Với thiết kế mở, các yếu tố thiên nhiên được đưa vào nhà tự nhiên nhất. Ngôi nhà như một bức tranh lớn, bao trọn cảnh sắc bên ngoài, giúp gia chủ có một cuộc sống hòa nhập với cỏ cây, hoa lá.

Vì là dự án nghỉ dưỡng, nhấn mạnh vào sự cởi mở giữa con người và thiên nhiên nên khu vực sinh hoạt chung tầng một không có tường ngăn cách với bên ngoài, tạo cảm giác không gian chảy liên tục, không bị ngắt quãng. Cách thiết kế này mở ra đáng kể toàn bộ không gian, cho phép ánh sáng tự nhiên truyền qua các phòng khác nhau và làm mờ ranh giới giữa các khu vực chức năng.

Phần hiên nhỏ, dài được giật cấp cao hơn một chút, tạo lằn ranh phân định trong- ngoài nhà.

Nội thất mang phong cách thô mộc, gần gũi với gỗ trần, cói, mây tre… những vật liệu gợi nhớ hình ảnh về con thuyền trên sông.

Màu gỗ tự nhiên tạo cảm giác ấm cúng cho không gian nội thất.

Màu nâu của gỗ cũng giống màu của đất, thân cây… phù hợp với phong cách chủ đạo là hiện đại, hướng đến tự nhiên.

Độ cứng của tre cao gấp 2-3 lần các loại gỗ thông thường nên ở khu vực vệ sinh ngoài trời, kiến trúc sư đã sử dụng vách ngăn tre để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt và các tác động mạnh khác.

Hướng nhìn từ hành lang tầng một phóng tầm mắt về phía sân vườn và sông Đồng Nai.

Sân vườn rộng với đầy đủ chức năng, khu nuôi cá, chăn nuôi, sinh hoạt ngoài trời phù hợp với nhiều mục đích sử dụng của gia chủ.

Hồ bơi vô cực rộng 100 m2 tạo cảm giác bể kéo dài không có điểm dừng.

Chiếc hồ bơi đã phá vỡ quan điểm chỉ có bốn góc cạnh trong một không gian chật hẹp, mà hướng tới không gian rộng lớn hơn, nơi con người hòa quyện vào cùng thiên nhiên

Tổng thời gian thi công là 9 tháng, chi phí xấp xỉ 3 tỷ đồng.

Trang Vy
Thiết kế, thi công: QBI. Corp
Kiến trúc sư: Nguyễn Dương Minh Nhật, Tào Thục Trinh
Ảnh: Châu Bùi

Nhà Văn Nga Anton Pavlovich Chekhov

Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 (lịch Julian: 17 tháng 1 năm 1860) ở thị trấn Taganrog miền nam nước Nga, nơi cha ông làm chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Năm 1879, ông theo học ngành y tại Đại học Quốc gia Moskva. Ở đây, ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí hài để hỗ trợ gia đình. Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Chekhov hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến năm 1887, văn tài của ông đã được chấp nhận rộng rãi, và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.

Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn. Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước Nga cuối thế kỷ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời gian.

Chekhov bị bệnh lao, và năm 1897 phải dời đến cư ngụ ở vùng ấm áp Yalta, nằm kề Biển Đen. Năm 1901, ông kết hôn với nữ diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức trong khi đang tìm cách chữa trị.

CUỘC ĐỜI CỦA NHÀ VĂN CHEKHOV

Ông là người chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 16 tuổi ông đã phải chống chọi với đám nợ của gia đình sau khi cha ông phá sản. Ông phải cật lực đi làm để nuôi bản thân và cố gắng học trung học. Gia đình ông rơi vào cảnh lầm than từ khi sụp đổ cơ nghiệp, anh em phân tán, cũng chính hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng ít nhiều đên việc học, việc yêu đương và những sáng tác của ông.

Năm 1879 Chekhov vào học khoa y, Đại học tổng hợp Moskva. Năm 1884 tốt nghiệp đại học, ra làm nghề bác sĩ và viết văn. Chekhov viết truyện ngắn từ năm 1880 và liên tục cho đến cuối đời.

Năm 1884, ông tốt nghiệp y khoa và sau đó làm việc tại Moskva. Đây là dịp ông có thể hiểu sâu hơn về đời sống nhân dân. Ông tham gia chữa bệnh về thể xác lẫn tinh thần cho nhân dân bằng con đường viết báo và văn chương do chứng kiến nhiều cảnh sống cơ cực của nhân dân để nói lên một xã hội tha hóa, đày ải người dân, từ đó ông đặt nặng cảm nghĩ về đất nước và con người.

Ông là người lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, có tài quan sát bẩm sinh cùng với sự hóm hỉnh, thông minh thiên phú, Chekhov giỏi nắm bắt những nét hài hước trong hành động và tính cách của con người. Ông là người đại diện cho trào lưu văn học hiện thực của Nga với nhiều sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.

SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN CHEKHOV

Ở thời kỳ đầu ông viết truyện cho nhiều tờ báo châm biếm, ký nhiều bút danh khác nhau. Giai đoạn này có nhiều truyện đặc sắc như: Con kỳ nhông, Anh béo và anh gầy, Mặt nạ… Giai đoạn chín muồi của tài năng, Chekhov viết những truyện có độ dài hàng chục trang và có giá trị lớn: Thảo nguyên, Câu chuyện buồn tẻ, Phòng số 6, Người trong bao… Chekhov đạt đến những tiêu chuẩn lý tưởng của truyện ngắn: hình thức giản dị, ngắn gọn; nội dung phong phú; ngôn ngữ đẹp và chính xác; tính hài hước, châm biếm mà vẫn đượm chất trữ tình…

Trong khoảng thời gian từ năm 1886 – 1888 là thời kì Chekhov chuyển từ truyện ngắn khôi hài sang truyện ngắn dài hơn và chủ đề nghiêm túc rõ ràng hơn trước.

Ngoài truyện ngắn Chekhov còn là một nhà viết kịch tài năng có nhiều đóng góp vào việc cách tân thể loại kịch. Trong các tác phẩm kịch nghệ, Chekhov muốn truyền đạt những bối cảnh của đời thường, thoát ra khỏi khuôn sáo truyền thống của mô-típ và cách diễn đạt kịch tính. Các vở kịch của ông thoát khỏi khuôn sáo là chủ yếu tập trung vào nhân vật chính.

Tác phẩm của Chekhov thể hiện đầy đủ tính cách dân tộc Nga – mềm dẻo và tế nhị, thân mật và chân tình, không điệu bộ, kiểu cách hay thói giả nhân giả nghĩa. Tình yêu đối với con người, lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ, lòng thương đối với những người khuyết tật của Chekhov luôn luôn mới mẻ và mãi mãi rung động lòng người.

Chekhov là một nhà văn và đồng thời ông cũng là một bác sĩ nên trong tác phẩm của ông xuất hiện không ít những nhân vật bị bệnh tâm thần như Phòng số 6 hay Tu sĩ mặc đồ đen đều nhắc đến những con người có chứng bệnh hoang tưởng.

Năm 1890, Chekhov đi Sakhalin, chốn tận cùng Sibir, hòn đảo mà Nga hoàng dùng làm nơi đày ải tù nhân. Thực tiễn nghiệt ngã không thể tưởng tượng nổi ở chốn địa ngục trần gian đã làm cho Chekhov có cái nhìn nghiêm khắc hơn, thái độ phê phán quyết liệt hơn đối với thực tại và càng nặng trĩu tấm lòng thương yêu nhân dân, thương yêu những nạn nhân của chế độ Nga hoàng. Nhiều đề tài, nhân vật được thai nghén cho những truyện mà Chekhov sẽ viết về sau.

Chekhov bị bệnh lao, vào năm 1897 phải dời đến sinh ống tại vùng ấm áp Yalta, nằm kề biển Đen. Năm 1941, ông kết hôn với nữa diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức.

NHỮNG TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

Ông là một người có số lượng sáng tác đồ sộ gồm 500 truyện ngắn và truyện vừa. Ông được xem là nhà văn hiện thực tiêu biểu của Nga vào thế kỉ XIX.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông như: Người trong bao, Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Chim hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào…

Ông được xem là nhà văn có nhiều bút danh nhất với tổng cộng hơn 50 bút danh và nổi tiếng nhất là bút danh “Antosha Chekhonte”.

Theo nhà nghiên cứu Trudacos thì sáng tác của Chekhov chia làm 3 giai đoạn gắn với đặc điểm sáng tác của ông: giai đoạn đầu (1880 – 1887) gắn với lối viết trần thuật chủ quan; giai đoạn hai (1888 – 1894) gắn với trần thuật khách quan; giai đoạn thứ ba (1895 – 1904) là sự kết hợp hài hoà trần thuật chủ quan và khách quan.

Theo đọc sách mỗi ngày

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Legatum vào năm 2019, Na Uy là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới hiện nay.

Theo sau là New Zealand, Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Thụy Điển. Dưới đây, chúng tôi sẽ mổ xẻ mười quốc gia hàng đầu đã lọt vào đầu danh sách xếp hạng uy tín này và lý do cho sự có mặt của chúng.

10. Canada

Canada

Canada Quốc gia Bắc Mỹ duy nhất trong danh sách này, Canada là một quốc gia phổ biến khác trong danh sách các quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Canada nhận được nhiều giải thưởng về chính phủ tốt và mức độ tự do cá nhân cao. Canada là một quốc gia có thu nhập cao với mức độ ổn định chính trị cao và chất lượng cuộc sống cao. Tuổi thọ trung bình ở Canada là hơn 82 tuổi.

9. Đan Mạch

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Đan Mạch nằm trong danh sách đất nước tốt nhất trên thế giới. Dù Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch từng bị chiếm đóng bởi Đức quốc xã trong suốt thế chiến II, đất nước này cũng không nổ ra cuộc chiến tranh nào. Lý do là vì người dân Đan Mạch thích tập trung vào các vấn đề kinh tế hơn là những mâu thuẫn quân sự. Người Đan Mạch nổi tiếng bởi sự thân thiện, cởi mở và nhiệt tình.

Đan Mạch luôn dẫn đầu thế giới về chỉ số văn hóa, y tế, an sinh xã hội, xuất khẩu dược phẩm, thực phẩm cũng như các hoạt động viện trợ, quyên góp tự nguyện cho WHO và cứu trợ nhân đạo. Vì vậy, dù là một quốc gia có diện tích nhỏ nhưng Đan Mạch vẫn có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

8. Na Uy

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Không chỉ là quốc gia sở hữu phong cảnh đẹp như tranh vẽ, khí hậu trong lành, Na Uy còn có những đóng góp tích cực cho hòa bình thế giới, đặc biệt trong các hoạt động từ thiện, cứu vớt người tị nạn và cam kết thực hiện nhiều điều ước quốc tế của Liên Hợp Quốc.

7. Vương quốc Anh

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Vương quốc Anh được xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng GCI bởi những đóng góp rất lớn trong việc ổn định trật tự thế giới cũng như việc duy trì sự thịnh vượng, bình đẳng, chế độ y tế, an sinh xã hội tốt cho chính những người dân Anh. Bên cạnh đó, Anh cũng được ghi nhận là quốc gia có nền khoa học và công nghệ rất phát triển.

Hiện nay, Anh đang làm dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực giáo dục, xuất khẩu tạp chí, ấn phẩm quốc tế, nghiên cứu khoa học đạt giải Nobel…

6. Thụy Điển

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Thụy Điển – quê hương của tập đoàn IKEA nổi tiếng toàn cầu, của chocolate và rượu Absolut Vodka là một trong 10 nước được đánh giá rất cao về mức độ thịnh vượng, bình đẳng, chống biến đổi khí hậu (lượng phát thải CO2 được hạn chế tối đa).

Chất lượng cuộc sống của người dân Thụy Điển không có gì phải phàn nàn, thậm chí, thời gian nghỉ dưỡng dành cho gia đình nào mới sinh con là 15 tháng cùng với nhiều quyền lợi hỗ trợ khác.

5. New Zealand

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

New Zealand luôn được thế giới nhắc đến như một quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển và có ý thức cao trong chống biến đổi khí hậu, nhất là hạn chế phát thải CO2 vào khí quyển. Rất nhiều người dân ở đây sống trong các ngôi nhà thân thiện với môi trường và sử dụng các sản phẩm ít rác thải để giúp bảo vệ môi trường của Nam bán cầu.

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các sông băng trên núi ngoạn mục, các bãi biển tuyệt vời thu hút nhiều du khách đến đây du lịch cùng tỉ lệ tội phạm trong dân số nhỏ, New Zealand xứng đáng là quốc gia tuyệt vời để sinh sống.

4. Hà Lan

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Hà Lan xếp vị trí 4/10 quốc gia tốt nhất thế giới nhờ có chỉ số văn hóa, trật tự, sự thịnh vượng và bình đẳng, y tế và an sinh cao. Hơn thế nữa, chính phủ nước này luôn giữ cho các mục tiêu này đi đúng hướng để có tác động tích cực đến toàn cầu.

Hà Lan cũng được đánh giá rất cao về tự do đi lại (không gây khó khăn trong việc cấp thị thực) cũng như tự do báo chí.

3. Thụy Sĩ

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Bí quyết để người dân nơi đây luôn cảm thấy hạnh phúc, mạnh khỏe đó là các nhà chức trách đã đầu tư rất tốt vào vấn đề giáo dục, y tế và các phúc lợi tuyệt vời cho công dân của mình.

Trong lĩnh vực kinh tế, Thụy Sĩ là quốc gia được đánh giá cao về tự do thương mại, thu hút đầu tư có môi trường kinh doanh gần như lý tưởng.

2. Phần Lan

10 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Đất nước nằm ở khu vực Bắc Âu này mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn trên toàn cầu.

Phần Lan nổi tiếng về giáo dục và luôn đặt giáo dục làm trung tâm nên chính phủ nước này luôn có nhiều chính sách khuyến học, học bổng cho các sinh viên trên khắp thế giới. Đây cũng là nước giữ một số lượng lớn các giải thưởng Nobel và phát hành một lượng lớn các ấn phẩm, tạp chí chất lượng quốc tế ra thế giới.

1. Ireland

Ireland chiếm phần phía nam của đảo Ireland ở Bắc Đại Tây Dương. Nó chỉ giáp Bắc Ireland, một phần của Vương quốc Anh, ở phía bắc. Đất nước này thường xuyên được xếp hạng giữa vị trí 10 và 15 do điều kiện giáo dục, tự do cá nhân và an toàn trong nước. Ireland tự hào có GDP bình quân đầu người cao và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Danh sách này được đánh giá dựa trên “Chỉ số thịnh vượng” của Legatum ở mỗi quốc gia và không tính đến một số yếu tố khác đã được đề cập trước đây như khí hậu, lối sống và dân số. Cụ thể, một quốc gia để được xem là đáng sống hay không phải đáp ứng được các hạng mục là tăng trưởng kinh tế, tự do cá nhân, sức khỏe, giáo dục, sự giàu có, chất lượng cuộc sống và phúc lợi cá nhân. Đây chỉ là một trong rất nhiều những bảng xếp hạng các quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.

Mỗi bảng xếp hạng luôn có một mức độ chủ quan nhất định. Danh sách này cũng tham khảo số liệu từ một mô hình được Liên Hợp Quốc sử dụng. Mô hình này sử dụng ba loại chỉ số phát triển chính của con người, đó là sẵn sàng tiếp cận giáo dục, mức sống kha khá và cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Chỉ số phát triển con người này, hay HDI, là một thước đo về sự phát triển cơ bản của con người tại 192 quốc gia, được LHQ công bố trong Báo cáo phát triển con người hàng năm.

Theo Khoa học TV

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua
“GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG SỐ TẤT CẢ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. XU HƯỚNG NÀY PHẢN ÁNH TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA QUỐC GIA NÀY TRONG NHỮNG NĂM QUA”, FORBES NHẤN MẠNH TRONG MỘT BÀI BÁO GẦN ĐÂY.

Forbes đưa tin, nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng trong bối cảnh thế giới bị gián đoạn bởi đại dịch, nhiều nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng và Việt Nam là một ví dụ.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người năm 2021 của Việt Nam đạt 3.694,02 USD.

“Có thể thấy, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch khá tốt”, Forbes đánh giá.

Theo đó, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.526,27 USD vào năm 2020, và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021. Trên thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khoảng năm 2005.

Khi xem xét tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm, Ngân hàng Thế giới sẽ tính tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo đồng nội tệ cố định. Do đó, nếu chỉ tính toán tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam theo giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại thì số liệu sẽ không khớp với tốc độ tăng trưởng hàng năm do Ngân hàng Thế giới cung cấp.

Tính riêng giai đoạn 2020-2021, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1,72%/năm nếu tính theo giá trị của đồng Việt Nam cố định. Nếu tính theo giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm là 4,76%.

Từ năm 2019 đến 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam là 2,01%. Theo Forbes, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này có chậm lại so với tốc độ tăng trưởng hàng năm của giai đoạn 2018-2019 (6,13%), nhưng kết quả này vẫn vô cùng tích cực.

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo giá trị USD ở thời điểm hiện tại giai đoạn 2006-2021

Theo dữ liệu ở bảng trên, từ năm 2006 đến 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 371%, tương ứng tăng gần gấp 5 lần. Forbes nhận định, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIỆT NAM CÓ KẾT QUẢ NHƯ VẬY?

Theo dữ liệu từ OEC, vào năm 2006, sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, chiếm 16,9% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 7,72 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2020, xăng dầu thô chỉ chiếm 0,54% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 1,64 tỷ USD. 

Thay vào đó, thiết bị phát thanh truyền hình đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thời điểm này, chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 42 tỷ USD. Đứng thứ hai là điện thoại, chiếm 7,14% tổng trị giá xuất khẩu, tương đương 21,4 tỷ USD. Xuất khẩu linh kiện điện tử đứng thứ ba, chiếm 6,48% tổng giá trị xuất khẩu và tương đương 19,4 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng phát triển rõ rệt kể từ năm 2006. Trở lại năm 2006, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm 19,8% (9,02 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên 25,6% (77 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Vào năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 5,74% (2,62 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2020, Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai trong số các thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 16,5% (49,4 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu.

Trong 10 năm qua, từ 2010 đến 2020, thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ. Theo đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này tăng 62,3 tỷ USD, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 424%. 

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh thứ hai – Trung Quốc – có giá trị xuất khẩu tăng 42,7 tỷ USD nhưng tương đương với mức tăng trưởng phần trăm là 631%. Thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh thứ ba của Việt Nam là Hàn Quốc, với giá trị xuất khẩu tăng 16,4 tỷ USD nhưng tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 503%, vượt xa tốc độ tăng trưởng tương ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam có thể phần lớn là do nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng hóa. Theo OEC, trong 20 năm qua, thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chỉ số phức hợp kinh tế (ECI) đã tăng từ vị trí thứ 83 lên vị trí thứ 61 trên thế giới.

“Chỉ số phức tạp kinh tế” (ECI) là một thước đo tổng thể về khả năng sản xuất của 1 thành phố, khu vực hoặc quốc gia.

Xếp hạng mức độ phức tạp về kinh tế của Việt Nam tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng như Campuchia (thứ hạng ECI là 102) hay Lào (thứ hạng ECI là 104). Năm 2017, mức độ phức tạp kinh tế của Việt Nam đã vượt qua Indonesia.

Forbes cho biết, ngay cả khi phân tích GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo giá trị đồng USD vào năm 2015 thay vì giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn rất ấn tượng.

Cụ thể, nếu tính theo giá trị đồng USD năm 2015, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2006 là 1.650,63 USD, trước khi tăng lên 3.373,08 USD vào năm 2021. Điều đó tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 15 năm là 104,4%

“Nhìn chung, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của quốc gia này trong những năm qua”, Forbes nhấn mạnh.

Nguồn: Forbes / Nhịp sống Thị Trường / Shoha

Quốc gia Đông Nam Á được dự báo sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với thế giới trong thập kỷ tới

Quốc gia Đông Nam Á được dự báo sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với thế giới trong thập kỷ tới
SỞ HỮU LƯỢNG NIKEN 1/5 TOÀN CẦU, NƯỚC NÀY CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT XE ĐIỆN.

Indonesia đang trở lại bản đồ

Indonesia là quốc gia có đa số người Hồi giáo lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.

Trong một phần tư thế kỷ tới, ảnh hưởng của đất nước có thể tăng lên một cách ngoạn mục, tờ The Economist dự báo về tiềm năng của quốc gia Đông Nam Á này.

Kinh tế là một trong những nguyên nhân. Indonesia là thị trường mới nổi lớn thứ 6 tính theo GDP và trong một thập kỷ qua đã tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế trị giá hơn 1 nghìn tỷ đô la, trừ Trung Quốc và Ấn Độ.

Một nguồn động lực nữa là các dịch vụ kỹ thuật số đang giúp tạo ra một thị trường tiêu dùng tích hợp hơn, với hơn 100 triệu người.

Một chất xúc tác kinh tế khác đặc thù của quốc gia này là trữ lượng niken chiếm 1/5 toàn cầu. Vốn là chất được sử dụng trong pin, niken đã giúp quốc gia này trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện (ev).

Khi phương Tây, Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường trợ cấp để thu hút đầu tư vào xe điện trong nước, Indonesia đã tìm ra một cơ hội.

Indonesia cũng có chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô để buộc các công ty toàn cầu xây dựng nhà máy ở Indonesia. Đến nay, hơn 20 tỷ đô la đầu tư đã được bảo đảm Các nhà máy nhiệt điện than đang ngừng hoạt động sớm, thúc đẩy các ngành công nghiệp mới này chạy bằng năng lượng sạch.

Lý do thứ hai cho triển vọng mạnh mẽ của Indonesia là nước này đã có những cải cách kinh tế.

Tổng thống Joko Widodo đã có những cải cách trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng mới, cải cách hoạt động các công ty nhà nước và hiện đại hóa một số điểm trong giáo dục và luật lao động. So với 10 năm trước, nền kinh tế cởi mở hơn.

Nhận đầu tư từ cả Mỹ và Trung Quốc

Lý do cuối cùng cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Indonesia là địa chính trị. Vị trí, quy mô và tài nguyên của Indonesia làm cho quốc gia trở thành một địa điểm quan trọng trong cuộc cạnh tranh siêu cường.

Tuy nhiên, Indonesia lựa chọn con đường trung lập. Indonesia thu hút vốn từ cả Mỹ và Trung Quốc.

Trong lĩnh vực pin, Trung Quốc đang đầu tư vào một dự án trị giá 6 tỷ đô la, nhưng Indonesia cũng đang “mời chào” Tesla.

Trong ngoại giao, ông Widodo đã nỗ lực trở thành người kiến ​​tạo hòa bình. Ông là nhà lãnh đạo duy nhất đã gặp các Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong năm nay.

Nếu Indonesia tiếp tục con đường này trong thập kỷ tới, nước này có thể trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù Indonesia khó có thể trở thành một phép màu sản xuất kiểu Trung Quốc, nhưng một tầng lớp trung lưu lớn sẽ xuất hiện.

Ấn Độ và Indonesia là những ngôi sao sáng của châu Á. Nếu thành công, Indonesia sẽ cải thiện cuộc sống của 1/4 tỷ người và thúc đẩy thế giới đang thiếu tăng trưởng. Nước này thậm chí có thể thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, tờ báo Anh nhận định.

Theo Nhịp sống thị trường / Shoha VN