Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị
CỨ MỖI ĐỘ XUÂN VỀ, XU HƯỚNG ÁO DÀI TẾT LẠI RỰC RỠ TƯƠI VUI HƠN BAO GIỜ HẾT.

Thời tiết còn chưa chuyển lạnh, vậy mà Tết Nguyên Đán 2023 đã lại rục rịch gõ cửa. Ngoảnh đi ngoảnh lại, lại đến lúc chị em rục rịch ngắm nghía, lựa chọn những bộ áo dài duyên dáng để diện trong ngày đầu xuân năm mới. Diện áo dài vào ngày đầu xuân mới không chỉ là một trào lưu, mà từ lâu đã trở thành một nét văn hóa mà bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng muốn gìn giữ năm này qua năm khác.

Nếu như những thiết kế cách điệu với nét hiện đại đương thời mang lại sự trẻ trung tươi mới thì những dáng áo truyền thông đơn giản lại cô đọng nét dịu dàng e ấp cho ngày xuân mới. Chính vì vậy mà dù có bao nhiêu thiết kế áo dài mỗi độ xuân về thì chị em cũng chỉ tập trung lựa chọn 2 xu hướng cơ bản: Hiện đại đương thời – Cổ điển truyền thống.

Thiết kế áo dài cách tân tô điểm nét trẻ trung hiện đại cho ngày xuân năm mới

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 1.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 2.

21Six – Twin Store

So với những mùa Tết trước, thiết kế áo dài cách tân của Tết 2023 không còn quá nhiều những hình in sặc sỡ sắc màu, thay vào đó là sự cách điệu nhẹ nhàng từ chính kiểu dáng. Đó sẽ là những thiết kế trẻ trung hiện đại nhưng lại trơn màu tinh giản để vẫn đâu đó phảng phất nét e ấp nhu mì cho các nàng khi diện áo dài.

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 3.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 4.

Daisy – Giian

Những đường thêu tinh xảo mềm mại, cách điệu nữ tính trên nền hoa rực rỡ… tất cả làm nên những nét thu hút riêng biệt cho những dáng áo dài cách tân đương thời mà các nàng có thể thấy ở xu hướng áo dài Tết 2023 này.

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 5.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 6.

The Kat House – Lamia

Lạ thay, nếu như mọi năm, càng là áo dài cách tân lại càng cầu kỳ sặc sỡ. Ấy vậy mà sang năm 2023 này, mọi sự cách điệu bỗng nhiên “dịu” hẳn. Không còn quá nhiều những điểm nhấn như trước, áo dài cách tân đương thời tập trung vào sự dung dị, dịu dàng để có thể thăng hoa trong từng chi tiết.

Áo dài truyền thống: Đẹp thanh tao, nét duyên ngầm của người con gái Việt

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 7.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 8.

Nosbyn – Lalin

Những tà áo dài vải gấm với hoa văn chìm tinh tế, kiêu kỳ dù bao nhiêu năm qua đi vẫn khiến các nàng si mê khó cưỡng. Năm ngoái bạn đã choáng ngợp trước những sắc độ rực rỡ của gấm vóc lụa là, thì năm 2023 này bạn sẽ bắt gặp thêm những thiết kế áo dài gấm trơn màu nhưng dịu dàng trang nhã với những gam màu rất “nhẹ”.

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 9.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 10.

Tủ Nhà Mây – Tiệm Của Bông

Xu hướng áo dài trong Tết này, chính những thiết kế truyền thống xưa cũ lại mang một “hơi thở” hoàn toàn mới. Không còn chỉ đơn thuần là những thiết kế trơn màu tinh giản,thiết kế áo dài xưa cũ lại tự làm mới mình bằng những hoa văn thêu dịu dàng yểu điệu, hay một vài chi tiết mà trước giờ chưa hề xuất hiện trong tà áo dài truyền thống.

Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 11.
Áo dài Tết 2023: Những thiết kế truyền thống vẫn giữ nét dung dị - Ảnh 12.

Loélia – Tiem Long

Lối thêu hoa chìm với nền vải trơn màu – một “cách điệu” từ chính nét xưa cũ mà chỉ Tết 2023 này mới có, lại như thể tô thêm nét thi vị cho những tà áo dài truyền thống. Hay như hoa văn thêu cũng được điểm xuyết một cách tinh giản đến mức tối đa, để các nàng có thêm những lựa chọn nhu mì, duyên dáng mà không kém phần sắc sảo kiêu sa. Có như vậy các nàng mới phân biệt được đâu là xu hướng của năm 2023 và đâu là những điều đã cũ từ nhiều năm trước.

Cứ mỗi độ xuân về, xu hướng áo dài Tết lại rực rỡ tươi vui hơn bao giờ hết. Và ngày càng có nhiều quý cô rồi các bà, các mẹ… chỉ mong Tết đến để được dịp khoe sắc trong những tà áo dài duyên dáng, giữ gìn nét văn hóa lâu đời của ngày Tết quê hương.

Theo Trí thứ Trẻ

7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, chất thải, đất hoặc quá trình con người sản xuất và vận chuyển.

Bài viết của TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (chuyên ngành Công nghệ sinh học, làm việc tại Đại học Uppsala, Thụy Điển) về các vi sinh vật phổ biến tiềm ẩn trong thực phẩm dễ gây ngộ độc.
CÁC NHÓM VI SINH VẬT GÂY NGỘ ĐỘC

Ngoài Clostridium botulinum, nhiều loại vi sinh vật khác cũng gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Clostridium, Salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, E. coli, Staphylococcus và Shigella.

Listeria là tác nhân gây nhiễm độc thức ăn rất nguy hiểm. 20-30% ca bệnh có thể tử vong. Nhóm vi khuẩn này xuất hiện rất rộng rãi trong môi trường, có thể được phân lập từ đất, trái cây, rau quả, sữa và sản phẩm sữa không qua khử trùng. Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 70 ngày. Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.

Salmonella tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, chủ yếu ở ruột người và động vật. Samonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện ở sữa không qua tiệt trùng và phô mai. Thời gian ủ bệnh 12-72 giờ. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

Samonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng
Samonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng. (Ảnh: Innovationtoronto).

Campylobacter là một trong những vi khuẩn phổ biến gây đau dạ dày. Chúng thường sinh sống trong ruột gia súc và gia cầm. Campylobacter thường được tìm thấy trong thịt sống, sữa không tiệt trùng và nước nhiễm bẩn. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày.

Ở một số trường hợp tiên lượng nặng, bệnh nhân có thể hình thành hội chứng Guillain Barre (GB), gây yếu và dẫn đến tê liệt các cơ bắp, trong vòng 2-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Hội chứng này có thể kéo dài nhiều tuần cho đến nhiều năm. Ước tính khoảng 40% ca GB ở Mỹ gây ra bởi Campylobacter.

Bacillus cereus cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày trên toàn thế giới. Loại vi khuẩn này có thể sinh bào tử chịu được nhiệt độ cao. Do đó, chúng có thể được tìm thấy trong thực phẩm tươi sống và thức ăn đã nấu chín. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ trong vòng vài giờ và người nhiễm có thể tự khỏi.

E.coli là vi khuẩn rất phổ biến tồn tại trong ruột người và động vật. Nguồn nhiễm chủ yếu từ phân, nước không qua xử lý và các thực phẩm tươi sống. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 ngày. Đa số bệnh nhân sẽ phục hồi trong 6 đến 8 ngày.

Staphylococcus chủ yếu sống trên động vật chủ ở người và động vật. Vi khuẩn có thể sinh sôi trên thức ăn và tiết ra chất độc. Thực phẩm dễ nhiễm khuẩn bao gồm thịt, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa… Nhiệt độ có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng độc chất của chúng có thể vẫn còn tồn tại trong thức ăn.

Thức ăn nhiễm độc chất của Staphylococcus không bị ôi thiu hay có mùi hôi nên khó phát hiện. Triệu chứng có thể xuất hiện từ 30 phút đến 8 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc.

Shigella là vi khuẩn phổ biến nhất gây tiêu chảy. Những thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn là rau quả tươi sống và sữa tươi. Triệu chứng có thể xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi thực phẩm bị nhiễm độc và kéo dài 5-7 ngày.

CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Người dân nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao không qua tiệt trùng như: như sữa hoặc nước trái cây, hải sản sống và các loại thịt tái.

Với trái cây và rau quả tươi, bạn cần rửa chúng dưới vòi nước chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn. Thức ăn thừa hoặc chưa sử dụng ngay cần bảo quản trong tủ lạnh.

Tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chính để tránh lây nhiễm chéo. Nếu dùng chung thớt cho thịt cá tươi sống và thực phẩm chính, người dân cần rửa sạch thớt với nước ấm và xà phòng giữa các lần sử dụng. Chúng ta nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng.

Cuối cùng, bạn đừng quên rửa tay. Hãy rửa tay với nước và xà phòng ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước lúc nấu ăn.

Theo Zing

Bi kịch của gia tộc giàu có Mistry: Sở hữu khối tài sản 29 tỷ USD…nhưng lại không được dùng

Bi kịch của gia tộc giàu có Mistry: Sở hữu khối tài sản 29 tỷ USD…nhưng lại không được dùng
MISTRY LÀ MỘT TRONG NHỮNG GIA TỘC ẤN ĐỘ GIÀU CÓ NHẤT THẾ GIỚI. CUỘC TRANH CHẤP THẾ KỶ VỚI TẬP ĐOÀN TATA ĐÃ KHIẾN GIA TỘC NÀY GẦN NHƯ BỊ ĐÓNG BĂNG 90% TÀI SẢN.

Trải qua 157 năm với 5 thế hệ thừa kế, công ty Shapoorji Pallonji (SP Group) thuộc gia tộc Mistry đã trở thành một đế chế chuyên xây dựng cung điện, nhà máy, sân vận động trên khắp Châu Á. Công trình kiến ​​trúc mang tính biểu tượng của tập đoàn này là các tòa nhà của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ.

Gia tộc này đã trải qua mất mát lớn trong năm 2022. Pallonji Mistry (93 tuổi) – người nắm quyền lực lớn nhất và con trai – cựu chủ tịch tập đoàn Tata Sons, Cyrus Mistry (54 tuổi) đã qua đời. Vì vậy gia tộc hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, Mistry hiện nắm giữ khối tài sản lên tới 29 tỷ USD. Tuy nhiên, 90% khối tài sản đang bị tranh chấp trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa hai đại gia tộc Ấn Độ: Mistry và Tata.

Phần lớn tài sản của Mistry đến từ 18% cổ phần mà gia đình nắm giữ trong Tata Sons – tập đoàn sở hữu các thương hiệu đình đám như Jaguar Land Rover. Sự tranh chấp giữa hai gia đình khiến Mistry không thế bán cổ phần mà họ nắm giữ. Điều này khiến SP Group là một trong những công ty có tính thanh khoản thấp nhất hành tinh.

Hai gia tộc Mistry và Tata hình thành mối quan hệ tài chính chặt chẽ từ năm 1927. SP Group của Mistry đã xây dựng một số nhà máy ô tô và nhà máy thép cho Tata Sons. Hiện Mistry nắm 18% cổ phần.

Tuy nhiên mối liên kết “khăng khít” đó đã chấm dứt khi hội đồng quản trị của Tata Sons lật đổ Cyrus Mistry ra khỏi vị trí chủ tịch năm 2016. Sau đó hai gia tộc đã xảy ra tranh chấp và phần thắng thuộc về Tata. Năm 2017, Tata trở thành công ty tư nhân. Kể từ đó, Mistry không thể bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác nữa. 29 tỷ USD chính thức bị mắc kẹt.

Bi kịch của gia tộc giàu có Mistry: Sở hữu khối tài sản 29 tỷ USD…nhưng lại không được dùng - Ảnh 1.

90% tài sản của Mistry gắn liền với Tata. Ảnh: Bloomberg

Năm 2020, khi Ấn Độ ban hành chế độ phong tỏa vì đại dịch Covid-19, nhiều công ty trải qua giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, bao gồm cả SP Group. Tập đoàn này đã thử cầm cố một phần cổ phần thuộc Tata Sons để trả nợ nhưng tòa án quốc gia đã ngăn cấm điều này. Tata Sons đề nghị mua lại nhưng hai bên không đi đến thỏa thuận chung. Gia tộc Mistry đã phải bán gần hết tài sản, trả các khoản vay lớn để tránh tình trạng vỡ nợ.

Theo Nirmalya Kumar, cựu giám đốc điều hành cấp cao của Tata Sons, khi hai gia tộc tranh chấp, Shapoor – người nắm quyền SP hiện tại sẽ đứng ra hòa giải. Nhưng ông lại yêu cầu Tata phải thỏa hiệp trước. Đến nay, cuộc chiến vẫn chưa đi đến hồi kết.

SP Group đã hoàn trả 1,5 tỷ USD cho những bên cho vay và chấm dứt hoạt động xử lý nợ vào đầu năm nay. Đây là dấu hiệu cho thấy tập đoàn này đang hồi phục kinh tế. Nhưng tỉ lệ lãi suất tăng và rủi ro suy thoái toàn cầu đang đặt ra những mối đe dọa mới. Mistry sẽ mất một khoảng thời gian để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Tham khảo Bloomberg. / Thùy Bảo / Nhịp sống thị trường

Financial Times: Nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong 5 năm tới

Financial Times: Nền kinh tế số Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong 5 năm tới
FINANCIAL TIMES NHẬN ĐỊNH, LƯỢC LƯỢNG DÂN SỐ TRẺ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ ĐANG THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM DIỄN RA MẠNH MẼ.

Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào 6 năm trước, vị Giám đốc điều hành Nashtech, một trong những tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất ở Anh, ông Nick Lonsdale đã vô cùng ấn tượng bởi số lượng xe máy trên khắp đường phố Hà Nội.

“So với trước đây, số lượng ô tô ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nền kinh tế ở quốc gia này ngày càng trở nên thịnh vượng”, ông Nick Lonsdale chia sẻ với Financial Times.

Khảo sát về nền kinh tế kỹ thuật số do Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia chỉ ra rằng, trong vòng 5 năm tới, một sự thay đổi tương tự cũng sẽ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam.

Theo đó, nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng kép ở mức 8,9%/năm trong giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát. Báo cáo đánh giá, ​​mức độ thâm nhập của các thiết bị di động, lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Các nhà phân tích nhận định, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi lực lượng dân số trẻ của đất nước, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mike Roberts, Giám đốc cố vấn tại Omdia, đánh giá cao các chính sách của Chính phủ Việt Nam, bao gồm mục tiêu 100% người dân sẽ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, trong kế hoạch chuyển đổi số đến 2025, Việt Nam cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng ngân hàng.

Theo ông Roberts, với 70% dân số dưới 35 tuổi, nhân khẩu học của Việt Nam cũng được xem là một động lực giúp nền kinh tế số của quốc gia này phát triển. Trong đó, số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, tỷ lệ biết chữ của những người trong độ tuổi 15-24 đạt 99% vào năm 2019. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm di động.

“Quá trình phổ cập thiết bị di động ở Việt Nam đang và sẽ phát triển rất mạnh mẽ”, ông Roberts nói.

Tuy nhiên, vị Giám đốc cố vấn tại Omdia cũng chỉ ra những yếu tố có thể cản trở nền kinh tế số ở Việt Nam tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập người dân Việt Nam còn tương đối thấp và cơ sở hạ tầng vật chất còn kém phát triển được xem là hai yếu tố có thể cản trở tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số.

“Chẳng hạn, Việt Nam đang phát triển mạnh về khả năng kết nối, nhưng tốc độ thực tế của các dịch vụ băng thông rộng trong nước vẫn còn tương đối chậm. So với các quốc gia Đông Nam Á, số lượng cáp quang biển ở Việt Nam còn hạn chế”, ông Roberts cho hay.

Mặc dù vậy, theo Omdia, Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng nhất của Đông Nam Á về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là trong ngành sản xuất. Omdia cho biết, điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu 5G khi các doanh nghiệp bắt đầu dựa vào các kết nối băng thông rộng, tốc độ cao của 5G để cải thiện hoạt động của các dịch vụ công nghệ thông tin trên đám mây và tự động hóa trong các nhà máy.

Báo cáo của Omdia dự báo Việt Nam sẽ có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 8,9% trong giai đoạn 2022-2026. Theo sau lần lượt là Ấn Độ, Mexico, Indonesia và Israel.

Việt Nam đã đấu giá phổ tần 5G lần đầu tiên vào cuối năm 2021 và sẽ đạt 2,4 triệu thuê bao 5G vào cuối năm nay sau khi ba nhà mạng chính là Viettel, VNPT và MobiFone triển khai dịch vụ internet tốc độ cao này.

Các nhà phân tích cho biết, triển vọng dòng vốn FDI ở Việt Nam cũng cũng vô cùng tích cực. Theo đó, vào tháng 8, Nikkei Asia đưa tin Apple đang đàm phán để bắt đầu sản xuất Apple Watch và Macbook lần đầu tiên tại Việt Nam.

Chủ tịch và đồng sáng lập Dragon Capital, ông Dominic Scriven cho biết ngày càng có nhiều công ty chuyển trụ sở đến TP.HCM.

Lãnh đạo Dragon Capital nhận định, mặc dù Việt Nam có một số điểm tương đồng với Trung Quốc, nguồn vốn ở Việt Nam được phân bổ đều hơn. Đồng thời, dân số trẻ cũng mang lại cho Việt Nam một lợi thế nhân khẩu học khác biệt.

“Vẫn còn rất nhiều người ở Việt Nam lạc quan về việc trở nên giàu có trước khi già đi, điều mà tôi nghĩ nhiều người ở Trung Quốc không còn kỳ vọng”, ông nói.

Giám đốc điều hành Nashtech, Nick Lonsdale nói rằng ông đã chứng kiến Việt Nam tiến lên phía trước với việc số hóa mọi thứ, từ ngân hàng và dịch vụ quản lý tài sản đến chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm trong những năm gần đây.

“Bất chấp mọi thách thức, những mục tiêu công nghệ đầy tham vọng của Việt Nam vẫn sẽ không thay đổi”, Financial Times đánh giá.

Nguồn: Financia Times / Giang Anh (lược dịch) /Nhịp sống thị trường

Hoàng tộc giàu có cai trị vương quốc Qatar

Hoàng tộc Al Thani đã cai trị Qatar kể từ khi vương quốc này được thành lập vào thế kỷ 19 và hiện sở hữu khối tài sản hơn 330 tỷ USD.

Qatar, quốc gia Arab đầu tiên đăng cai World Cup, là quốc gia theo chế độ quân chủ thế tập, với Tiểu vương (Emir) là nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang và biểu tượng của đất nước. Kể từ năm 1847 đến nay, Qatar đã trải qua 11 đời tiểu vương cai trị, tất cả đều là thành viên của hoàng tộc Al Thani quyền lực.

Các thành viên hoàng tộc Al Thani đã nắm quyền ở Qatar từ thời kỳ đất nước này nằm dưới quyền của đế chế Ottoman vào thế kỷ 19 và sau đó là đế quốc Anh. Năm 1868, đế quốc Anh ký hiệp ước với Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani, người khai quốc của nhà nước Qatar hiện đại, công nhận vị thế độc lập của quốc gia này. Năm 1971, Qatar giành độc lập sau khi Anh rời khỏi khu vực.

Tiểu vương hiện tại của Qatar là Sheik Tamim bin Hamad Al Thani, người có quyền lực lớn nhất ở quốc gia này. Sinh ngày 3/6/1980, Tiểu vương Sheikh Tamim là con trai thứ tư của cựu vương Hamad bin Khalifa. Ông đảm nhận vị trí nguyên thủ quốc gia vào năm 2013, sau khi vua cha thoái vị.

Tiểu vương Sheik Tamim bin Hamad Al Thani tại một sự kiện ở Tunisia hồi tháng 3/2019. Ảnh: AFP.
Tiểu vương Sheik Tamim bin Hamad Al Thani tại một sự kiện ở Tunisia hồi tháng 3/2019. Ảnh: AFP.

Sheikh Tamim từng theo học các trường hàng đầu ở Anh, trước khi trở thành học viên Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst, cơ sở đào tạo sĩ quan danh giá bậc nhất của nước này, và tốt nghiệp năm 1998. Đây là ngôi trường mà cả Hoàng tử Wiliam và Harry của hoàng gia Anh đều theo học.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Sandhurst, Sheikh Tamim được phong hàm thiếu úy trong lực lượng vũ trang Qatar. Ông trở thành người thừa kế ngai vàng vào ngày 5/3/2003, khi anh trai Sheikh Jassim từ bỏ tước hiệu thái tử.

Năm 2005, Sheikh Tamim thành lập Oryx Qatar Sports Investments, công ty sở hữu câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-German. Dưới sự dẫn dắt của ông, Qatar giành quyền đăng cai giải vô địch bơi lội thế giới FINA năm 2014 và FIFA World Cup năm nay.

Tiểu vương Sheikh Tamim kết hôn ba lần và có 7 con trai, 6 con gái.

Phụ thân của Sheikh Tamim là Sheikh Hamad bin Khalifa Al Thani, người cai trị Qatar từ năm 1995 tới 2013. Ông kế vị vua cha Khalifa bin Hamad Al Thani sau cuộc đảo chính năm 1995.

Trong thời gian Sheikh Hamad nắm quyền, Qatar trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới với sản lượng 77 triệu tấn, biến vương quốc trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh.

Cựu vương Sheikh Hamad cũng là người đã cho thành lập tập đoàn truyền thông Al Jazeera để gia tăng ảnh hưởng của Qatar trên trường quốc tế và từng tham gia các cuộc đàm phán tìm giải pháp chính trị giữa Mỹ với lực lượng Taliban ở Afghanistan.

Ông có ba vợ và 24 con, trong đó 11 con trai và 13 con gái.

Từ trái qua phải: Tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, cựu hoàng hậu Sheikha Moza bint Nasser Al-Missned và cựu vương Sheikh Hamad bin Khalifa Al Thani. Ảnh: The Sun.
Từ trái qua phải: Tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, Thái hậu Sheikha Moza bint Nasser Al-Missned và cựu vương Sheikh Hamad bin Khalifa Al Thani. Ảnh: The Sun.

Thái hậu Sheikha Moza bint Nasser Al-Missned là vợ của cựu vương Sheikh Hamad và là mẹ của Tiểu vương Qatar hiện tại. Bà và cựu vương Sheikh Hamad có 7 người con, trong đó có 5 con trai và hai con gái.

Bà là đồng sáng lập kiêm chủ tịch Quỹ Giáo dục, Khoa học và Phát triển Cộng đồng của Qatar. Thái hậu Sheikha Moza từng lọt vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes và được tạp chí Gulf Business bình chọn là một trong 100 người Arab quyền lực nhất từ năm 2013 tới 2017.

Hoàng tộc Al Thani được cho là có tổng cộng hơn 20.000 thành viên, trong đó 200 người đang giữ các vị trí cao trong bộ máy chính trị và hệ thống kinh tế của nước này, theo dữ liệu của công ty tư vấn Priya Dsouza.

Các thành viên hoàng tộc đầu tư vào loạt bất động sản trên toàn cầu, trong đó có tòa nhà chọc trời Shard ở London, Làng Olympic, tòa nhà Empire State ở New York… Họ cũng đầu tư vào Ngân hàng Barclays, hãng hàng không British Airways và tập đoàn Volkswagen.

Hoàng tộc Al Thani hiện sở hữu khối tài sản ròng khoảng 335 tỷ USD, trong đó Tiểu vương Sheikh Tamim có tài sản khoảng 2 tỷ USD.

Thanh Tâm (Theo The Sun) / Vietnam E xpress