7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới

Từ một khu rừng đến giữa bốn bề biển nước, đây là những sân vận động kỳ lạ nhất thế giới.

Trong thời đại của các sân vận động quy mô rộng lớn với kiến trúc hoành tráng, trên thế giới vẫn chứng kiến sự ra đời và tồn tại của những sân bóng không quá cầu kỳ nhưng vẫn phải khiến dân tình trầm trồ kinh ngạc bởi vị trí đầy độc đáo của chúng.

SÂN VẬN ĐỘNG OTTMAR HITZFELD, THỤY SĨ

Nằm ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển, sân vận động Ottmar Hitzfeld là sân cao nhất châu Âu. Cỏ sẽ không mọc được ở độ cao này, vì vậy sân vận động phải sử dụng cỏ nhân tạo. Để đến được đây, cả cầu thủ và khán giả đều phải sử dụng cáp treo.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 1.

Sân vận động Ottmar Hitzfeld nằm sát bên sườn núi.

SÂN VẬN ĐỘNG EIDI, QUẦN ĐẢO FAROE

Tọa lạc ở ngôi làng Eidi với dân số ít ỏi dưới 700 người. Sân vận động này là sân nhà của EB/Streymur trước khi họ buộc phải di chuyển do nó nằm cách Bắc Đại Tây Dương chỉ vài mét. Toàn bộ địa điểm được bao quanh hoàn toàn bởi nước, nằm giữa biển Norwegian và hồ Nioara Vatn.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 2.

Sân vận động Eidi cũ hiện đã được chuyển đổi thành một khu cắm trại có tầm nhìn ra quang cảnh núi non và đại dương.

SÂN VẬN ĐỘNG THE FLOAT, VỊNH MARINA, SINGAPORE

Khai trương vào năm 2007, The Float là sân vận động nổi lớn nhất thế giới. Cả sân vận động thật sự “nổi” trên bốn bề toàn là nước. Chỉ riêng bề mặt của sân có thể chịu sức nặng của hơn 9.000 người và khán đài xung quanh nó có thể chứa 30.000 người. Đây thực sự là một công trình tuyệt vời.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 3.

Góc nhìn tuyệt vời từ sân vận động The Float.

SÂN VẬN ĐỘNG GOSPIN DOLAC, CROATIA

Một trong những sân vận động độc đáo nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở thị trấn Imotski của Croatia. Cảnh quan xung quanh làm cho sân vận động Gospin Dolac được mở cửa vào năm 1984 thực sự độc đáo.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 4.

Với sức chứa chỉ 4.000 khán giả, điều ấn tượng về sân vận động này là nằm sát mép một vách đá.

Sân vận động nhỏ được xây dựng trên vách đá dựng đứng. Từ khán đài đầy màu sắc duy nhất của sân vận động nhỏ bé, khán giả có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu rừng, dãy núi, hồ nước tuyệt đẹp và tháp quan sát cũ gần sân bóng.

SÂN VẬN ĐỘNG CÔNG VIÊN MESHCHERSKY, MOSCOW, NGA

Sân bóng đá trong rừng này có thể được tìm thấy ở Công viên Meshchersky, một địa điểm giải trí nổi tiếng ở thủ đô Moscow của Nga. Meshchersky là một công viên rừng rộng 465ha với các sân chơi, đường mòn đi bộ đường dài và đi xe đạp cũng như đường trượt tuyết.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 5.

Bức ảnh chụp sân bóng được bao quanh bởi rừng cây ngả vàng đã được chọn trong số những bức ảnh mùa thu đẹp nhất năm 2019.

Điểm nhấn đáng kinh ngạc tại đây phải kể đến sân vận động được che chắn bởi một rừng cây xung quanh tạo nên một khung cảnh ấn tượng nhìn từ trên cao.

SÂN VẬN ĐỘNG HENNINGSVÆR, LOFOTEN, NA UY

Đây chắc chắn là một trong những sân bóng ngoạn mục bậc nhất trên khắp thế giới. Làng chài Lofoten ở Na Uy là nơi có sân vận động Henningsvær đẹp như tranh vẽ.

Sân bóng không có một khán đài hoặc chỗ ngồi – chủ yếu là do chỉ có 500 người sinh sống trong khu vực. Nơi đây hoạt động như một cơ sở đào tạo cho câu lạc bộ nghiệp dư địa phương Henningsvær IL.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 6.

Đối với những người vừa đam mê môn thể thao vua, vừa yêu thiên nhiên, đây có thể là một trong những địa điểm tuyệt vời nhất để thưởng thức một trận bóng đá.

SÂN VẬN ĐỘNG TASIILAQ, TASIILAQ, GREENLAND

Tasiilaq là thị trấn lớn thứ bảy của Greenland với dân số hơn 2.000 người. Sân vận động Tasiilaq được cho ra đời vào năm 1960 khi cư dân của thị trấn cảm thấy họ cần một nơi để tổ chức các trận đấu bóng đá.

Mê mẩn ngắm 7 sân vận động độc đáo và kỳ vĩ bậc nhất thế giới - Ảnh 7.

Khán giả thường ngồi trên những tảng đá gần đó để xem các trận đấu, nhưng tất cả điều này chỉ làm tăng thêm sức hấp dẫn và sự độc đáo của sân vận động này.

Một trận đấu bóng đá diễn ra ở Tasiilaq, Greenland được bao quanh bởi phong cảnh tuyệt đẹp bao gồm nước biển với những tảng băng xanh thẳm và các đỉnh núi phủ tuyết.

Theo VTC New

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năn

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng
BỘ NÃO CON NGƯỜI LÀ MỘT TÀI SẢN VÔ GIÁ MÀ TẠO HÓA BAN TẶNG, VÀ NHỮNG NGƯỜI BIẾT CÁCH TỐI ƯU HÓA THỨ TÀI SẢN ẤY, BẰNG NHỮNG THÓI QUEN ĐƠN GIẢN NHƯNG HIỆU QUẢ, LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG.

Bộ não của một người quyết định cách chúng ta trải nghiệm thế giới xung quanh. Bộ não nặng khoảng 1.3kg và chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh mang thông tin. Theo một cuộc khảo sát từ năm 2013, khoảng 65% người Mỹ tin rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não của mình.

Thậm chí có ý kiến còn cho rằng thực ra chúng ta mới sử dụng được khoảng 1%. Tuy các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được con số chính xác, nhưng một điều chắc chắn là con người chưa sử dụng đầy đủ và trọn vẹn khả năng bộ não của mình.

Hầu hết mọi người chỉ sử dụng một phần nhỏ sức mạnh của bộ não. Trong khi đó, những người thành công, gặt hái được nhiều thành tựu, hiện thực hóa được ước mơ, luôn là những người biết cách khai thác hiệu quả tiềm năng của não bộ.

Vậy để có thể làm được những điều tương tự, hãy thực hiện 8 thói quen hàng ngày mà nhóm người này vẫn đang duy trì hiệu quả sau đây:

1. Tổ chức cuộc sống

Hỗn loạn và lộn xộn là hai kẻ thù lớn nhất đối với sự bình yên trong tâm trí. Chúng luôn tạo cảm giác căng thẳng, gây hao tổn năng lượng và sự chú ý của ta, khiến ta lo lắng, sợ hãi và choáng ngợp.

Những người biết khai thác hết tiềm năng bộ não sẽ đầu tư thời gian vào việc tổ chức cuộc sống. Họ đặt ra các quy tắc để ngăn chặn tình trạng quá tải thông tin, không kham quá nhiều việc và có tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn làm và khi nào muốn làm.

Dành thời gian sắp xếp và lập kế hoạch công việc sẽ giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đồng thời cũng giảm đáng kể mọi căng thẳng hàng ngày.

2. Học những điều mới

Tiếp xúc với những thứ xa lạ, cho phép tâm trí trải nghiệm những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, cùng những kích thích mới lạ sẽ giúp tái tạo sức sống cho bộ não, làm nền tảng để tiếp thu những điều mới mẻ và chấp nhận mọi thử thách.

Người biết phát huy năng lực bộ não luôn chủ định dành thời gian để học những điều mới, cho dù là phát triển một sở thích mới, học một ngôn ngữ hay mài giũa một kỹ năng mới.

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng - Ảnh 1.

Bất kỳ hoạt động mới nào có tính thử thách cũng sẽ kích thích não bộ hình thành các kết nối mới. Điều này giúp truyền các xung động trong não nhanh hơn. Do đó, khi ta càng kích thích tâm trí, các kết nối sẽ càng được xây dựng mạnh mẽ hơn và bộ não cũng sẽ càng nhạy bén hơn.

3. Duy trì những thói quen tốt

Những người có bộ não nhạy bén duy trì nhiều thói quen tốt để giữ cho bộ não khỏe mạnh và tỉnh táo, cho phép họ phát huy hết khả năng.

Họ ăn uống lành mạnh, ăn các loại thực phẩm tự nhiên và bổ dưỡng, đồng thời tránh tuyệt đối các món ăn vặt chỉ cung cấp calo mà không có tác dụng gì cho sức khỏe của não bộ. Họ cũng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, cân bằng và nghiêm khắc tuân theo bất kể cuộc sống có bận rộn như thế nào.

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng - Ảnh 2.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của não bộ. Thể dục giúp tăng lượng oxy, cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường sức khỏe tổng thể của não, điều này là rất cần thiết để giữ cho não năng động và khỏe mạnh, cũng như duy trì sức sống dồi dào.

Một thói quen tốt khác mà những người này duy trì là thiền định. Dành vài phút mỗi ngày để thiền định giúp ta giải tỏa tâm trí bằng cách loại bỏ những thứ ngẫu nhiên và không mong muốn, mang lại cảm giác bình yên và được coi sóc.

4. Ngủ những đêm ngon giấc

Ta đều biết rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ điều này, thậm chí còn cố tình nạp thêm caffeine với hy vọng có thể làm việc bền bỉ và đạt được năng suất cao nhất.

Một bộ não tỉnh táo nhưng kiệt sức sẽ không thể hoạt động quá nửa hiệu suất. Với một tâm trí mỏi mệt, ta sẽ làm việc chậm hơn, mắc nhiều sai lầm hơn.

Hãy nhớ, não bộ hoạt động tốt nhất, có khả năng ghi nhớ và nhận thức tốt nhất khi được nghỉ ngơi và “làm mới”.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

Do đó, hãy cố gắng duy trì giấc ngủ liên tục 7-8 tiếng mỗi đêm để cảm thấy trẻ trung và tỉnh táo hơn vào buổi sáng. Những người tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn sẽ ít cảm thấy uể oải, làm việc tích cực hơn, với nhiều năng lượng và nhiệt huyết hơn.

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng - Ảnh 3.

5. Viết nhật ký

Hãy viết ra những suy nghĩ trong đầu. Việc đó có thể giúp ta theo nhiều cách: giải tỏa tâm trí, làm sáng tỏ mọi suy nghĩ và giữ cho bộ não hoạt động tốt.

Khi giải tỏa được những suy nghĩ và cảm xúc bị dồn nén, ta sẽ bớt được sự mệt mỏi về tinh thần và ở một vị thế tốt hơn để sắp xếp, giải quyết và khắc phục các vấn đề.

Viết nhật ký cũng giúp ta giải tỏa mọi nỗi sợ hãi và lo lắng, giảm căng thẳng và áp lực trong tâm trí. Nhật kí giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng và có thể suy nghĩ trực diện để tìm ra con đường phía trước, thay vì chìm trong bế tắc.

6. Quan sát nhiều hơn

Những người phát huy hết tiềm năng của bộ não luôn có khả năng quan sát nhạy bén. Họ nắm bắt mọi thời điểm một cách trọn vẹn và luôn lưu tâm đến những điều xung quanh, với mục đích thu thập kiến thức và thông tin.

Quan sát kỹ mọi thứ để biết chúng hoạt động như thế nào giúp ta có được cái nhìn sâu sắc và tăng khả năng phân tích, đồng thời cho phép bộ não duy trì sự nhạy bén cần thiết.

Ngoài ra, khi quan sát mọi thứ với tất cả sự chú ý, ta có thể theo dõi một cách cẩn thận và ghi nhớ để tận dụng sau này. Điều này cho phép ta hiểu và nhìn nhận sự việc từ các góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra các quyết định tốt hơn.

7. Giữ cho bộ não luôn năng động

Não bộ cũng như cơ thể, luôn yêu cầu tập luyện thường xuyên. Thói quen đọc sách, thử sức với các câu đố trí óc, rèn luyện nhận thức và nắm bắt cơ hội để thử thách bản thân sẽ rất hữu ích cho hoạt động bình thường và hiệu quả của não bộ.

Để khai thác hết tiềm năng của bộ não, hãy thường xuyên vận dụng trí óc và thực hiện các hoạt động kích thích não bộ. Điều này làm tăng sự nhạy bén và tập trung tinh thần.

Cũng nên tham gia vào các hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, thủ công, hội họa và các hoạt động khác. Tập thể dục cũng giúp tăng sự hình thành các kết nối mới giữa các tế bào não, cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.

8. Đối diện với căng thẳng

Nhiều người cảm thấy kiệt sức và hay quên do áp lực công việc liên tục ngày này qua ngày khác. Kết quả là, họ chỉ duy trì đều đặn các hoạt động hàng ngày và sử dụng một phần nhỏ sức mạnh não bộ.

Dù không thể xóa bỏ sự hiện diện của căng thẳng, vẫn có cách để đối phó với nó để nó không còn là chướng ngại vật trên con đường dẫn đến hiệu quả và thành công.

Những người biết cách khai thác tiềm năng tối đa từ bộ não luôn cẩn trọng và không làm việc quá sức, không để bản thân phải căng mình dưới áp lực công việc.

Họ luôn chủ động nghỉ ngơi và cho bản thân thời gian để thư giãn. Họ tuân theo một thói quen lành mạnh và thường xuyên giao lưu với bạn bè hoặc người quen để duy trì sự cân bằng và tỉnh táo trong tinh thần.

Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng - Ảnh 4.

Bộ não con người vốn không có giới hạn. Mỗi người đều được sinh ra với tiềm năng phát triển rất lớn. Để phát huy hết năng lực của bộ não, đừng làm việc quá sức và tự đặt gánh nặng lên vai. Thay vào đó, hãy từng bước rèn luyện trí não và cải thiện trí thông minh mỗi ngày.

Chăm sóc não bộ đúng cách có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa và suy giảm nhận thức, đồng thời tăng cường trí nhớ, khả năng suy luận và giải quyết vấn đề – những yếu tố quan trọng để đạt được mọi mục tiêu và hoàn thành tất cả những gì ta mong muốn.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2026120);}else{parent.admSspPageRg.draw(2026120);}

Hoa Thu / Phụ Nữ Việt Nam

Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn

Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn
NHÓM MÁU THỰC SỰ DỰ ĐOÁN ĐƯỢC THỂ TRẠNG CỦA CON NGƯỜI HAY KHÔNG? HIỆN VẪN ĐANG LÀ TÂM ĐIỂM THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA DƯ LUẬN. MỘT NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TỪ ĐẠI HỌC MARYLAND, HOA KỲ CHO THẤY NHỮNG NGƯỜI NHÓM MÁU A CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO TRƯỚC 60 TUỔI.
NGHIÊN CỨU CHO THẤY, NHÓM MÁU A CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO
Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn - Ảnh 1.

Đối với dự án nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thu thập 48 dự án nghiên cứu về đột quỵ di truyền và thiếu máu cục bộ, bao gồm 16.730 bệnh nhân đột quỵ và 599.237 người khỏe mạnh. Sau đó phân tích tất cả các nhiễm sắc thể thu thập được nhằm tìm ra nhiễm sắc thể di truyền biến dị liên quan đến đột quỵ. Cuối cùng, người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa đột quỵ khởi phát sớm trước 60 tuổi và vùng nhiễm sắc thể trong các nhóm máu được xác định trước đó.

Trong nhóm người có khả năng khởi phát bệnh sớm, nhóm máu A chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, đồng thời nhóm máu O chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Sau khi điều chỉnh giới tính và các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu đã so sánh lại dữ liệu và thấy rằng nhóm máu A có nguy cơ khởi phát sớm đột quỵ đạt 16%, trong khi nhóm máu O có nguy cơ thấp hơn là 12%.  

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ chứng minh một mối quan hệ nhất định giữa nhóm máu và đột quỵ khởi phát sớm. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột quỵ không liên quan trực tiếp đến nhóm máu, vì vậy những người nhóm máu A không cần phải lo lắng thái quá.

NHÓM MÁU O LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI THỌ SAO?
Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn - Ảnh 2.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

Trên thực tế, ngay từ năm 1961, một nghiên cứu đã tiết lộ mối liên hệ giữa nhóm máu và tuổi thọ. Bằng cách thu thập máu của 50 người trên 90 tuổi, kết luận cuối cùng của các nhà nghiên cứu đưa ra rằng không có mối tương quan nào giữa các nhóm máu ABO và tuổi thọ, nhưng nhóm máu O dường như có liên quan mật thiết đến việc sống thọ hơn.

Dù không có số liệu lâm sàng chứng minh nhưng vẫn khiến con người mang nhiều mong mỏi vào nhóm máu O. Thậm chí, nhiều tỷ phú sẵn sàng mạo hiểm thay máu để khiến cơ thể “trẻ lại” nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn - Ảnh 3.
NHÓM MÁU KHÔNG THỂ ĐẠI DIỆN CHO TẤT CẢ

Từ xưa đến nay, đã có vô số nghiên cứu về nhóm máu, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu tiết lộ rằng nhóm máu O có thể sống lâu hơn, nhưng ở thời điểm hiện tại dưới góc độ hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng vẫn chưa thể đưa ra một khẳng định chắc chắn.

Nghiên cứu hơn 600.000 người: Người nhóm máu O sống thọ nhất, nhóm máu A dễ bị đột quỵ hơn - Ảnh 4.

Nói chung, cho dù bạn thuộc nhóm máu nào và nhóm máu của bạn mang những rủi ro nào đi chăng nữa, nếu bạn chú ý đến một chế độ ăn uống lành mạnh và một cuộc sống lành mạnh trong đời sống hằng ngày, tin rằng tình trạng thể chất của bạn sẽ cải thiện tốt hơn.

Tại Hoa Kỳ, một cuộc nghiên cứu kéo dài 9 năm về lối sống khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ đã phát hiện ra rằng lối sống của con người ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với các yếu tố khác. Tóm lại, lối sống lành mạnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ!

Lưu Ly / Phụ Nữ Việt Nam

Khi nào Ấn Độ mới “bắt kịp” Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước

Khi nào Ấn Độ mới "bắt kịp" Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước
THEO HỌC GIẢ RAM SHIVAKUMAR, ẤN ĐỘ CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC NHIỀU ĐIỀU TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA ĐI TRƯỚC ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TRÁNH RƠI VÀO “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH”.

Ấn Độ cần làm những gì để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao? Theo học giả người Ấn Độ Ram Shivakumar, Giáo sư Kinh tế & Chiến lược tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, nước này có thể học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm của các quốc gia khác đã đi trước trong hành trình tăng trưởng này.

Sau đây là nội dung lược dịch từ bài viết của ông được đăng tải trên trang The Print (Ấn Độ).

Cuối năm 2021, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Ấn Độ ước tính là 2.277 USD.

Đây là số liệu được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng để phân loại các quốc gia theo nhóm thu nhập, theo đó các quốc gia có GNI bình quân đầu người trong khoảng từ 1.036 – 4.045 USD là các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, và những quốc gia có GNI bình quân đầu người trong khoảng từ 4.405 – 12.235 là các quốc gia có thu nhập trung bình cao.

Liệu Ấn Độ có thể bắt kịp Malaysia và Trung Quốc?

Khi nào Ấn Độ mới bắt kịp Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước - Ảnh 1.

Biểu đồ 1

Biểu đồ 1 cho thấy những khả năng tăng trưởng của GNI bình quân đầu người của Ấn Độ trong 26 năm tới, trước khi nước này kỷ niệm 100 năm độc lập.

Đường màu xanh lam thể hiện một viễn cảnh lạc quan, trong đó tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ đạt trung bình 9%/năm. Nếu điều đó trở thành sự thật, thì GNI bình quân đầu người của Ấn Độ vào năm 2047 sẽ xấp xỉ 21.400 USD – cao hơn gấp 9 lần so với hiện tại.

Đường màu đỏ thể hiện một viễn cảnh bi quan, trong đó tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ chỉ ở mức trung bình 4%/năm. Trong kịch bản này, GNI bình quân đầu người của Ấn Độ vào năm 2047 sẽ xấp xỉ 6.300 USD – tương đương khoảng 2,75 lần so với hiện nay.

Biểu đồ 1 cũng thể hiện các khả năng đối với mức GNI bình quân đầu người cho giới hạn dưới (đường màu tím) và giới hạn trên (đường màu đen), được giả định sẽ tăng trung bình 3%/ năm trong 26 năm.

Sau đây là 3 kết luận rút ra từ biểu đồ 1:

– Thứ nhất, ngay cả khi Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ 9%/năm, thì nước này sẽ phải mất tối thiểu 10 năm (tức năm 2032) để gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập bình quân cao. Ấn Độ có thể sẽ phải mất hơn 25 năm nữa để đạt được mức GNI bình quân đầu người cao tương đương với những quốc gia giàu có hơn như Malaysia và Trung Quốc.

– Thứ hai, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao sẽ ngày càng khó khăn hơn khi GNI bình quân đầu người của Ấn Độ tăng lên.

Một số nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng nhiều quốc gia có thu nhập bình quân cao lần đầu tiên trải qua sự suy giảm khi thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 10.000 – 11.000 USD, và mốc suy giảm thứ 2 là khi thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 – 16.000 USD.

– Thứ ba, các động lực thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ sẽ thay đổi trong 26 năm tới. Theo các nhà kinh tế học, các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế thay đổi khi mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia đạt mốc cao hơn.

Cụ thể, khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia ở mức thấp, động lực chính của tăng trưởng là các biến số nhân khẩu học – chẳng hạn như tỷ lệ nam-nữ và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, cùng với đó là các biến số về hiệu quả tài chính như chênh lệch giữa tiền gửi và lãi suất cho vay.

Trong khi đó, khi mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia tăng cao hơn, thì các biến số nhân khẩu học và hiệu quả tài chính không còn quan trọng như trước, mà thay vào đó, động lực tăng trưởng chính sẽ là khả năng các quốc gia này tránh được khủng hoảng tài chính hoặc ngân hàng, quy mô nợ công (tính theo % GDP), và thành phần vốn nước ngoài (FDI) trong dòng vốn đầu tư.

Như vậy, vấn đề quản lý tài chính và tiền tệ của Ấn Độ sẽ ngày càng quan trọng hơn trong 26 năm tới. Ấn Độ có thể học được nhiều bài học quan trọng từ các quốc gia đi trước.

Hàn Quốc và bài học từ “Kỳ tích sông Hàn”

Khi nào Ấn Độ mới bắt kịp Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước - Ảnh 3.

Biểu đồ 2

Biểu đồ 2 thể hiện GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc từ năm 1992 đến năm 2021, cho thấy rất rõ lý do nước này được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn”. Chỉ trong khoảng thời gian 30 năm từ năm 1992 đến năm 2021, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ 5,3%/năm!

Tuy nhiên, tăng trưởng của Hàn Quốc xen kẽ với suy thoái mạnh.

Lần suy thoái đầu tiên xảy ra vào năm 1998, khi châu Á trải qua cuộc khủng hoảng tài chính. GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc đã giảm 23%.

Lần suy thoái thứ hai xảy ra trong cuộc Đại suy thoái 2008-2009, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc giảm 7,5%.

Và lần suy thoái thứ ba của nước này xảy ra sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, khiến GNI bình quân đầu người giảm 2%.

Mặc dù vậy, Hàn Quốc đã xoay xở để phục hồi diễn ra nhanh chóng sau mỗi lần suy thoái.

Một trong số những yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc đạt được phép màu kinh tế bao gồm việc nước này tiếp xúc nhiều với thương mại quốc tế và dòng vốn, vì điều này đóng vai trò là thước đo để xác định các ngành và doanh nghiệp xứng đáng được hỗ trợ chính sách công nghiệp.

Trong các thập niên 1960 và 1970, các ngành hàng xuất khẩu của Hàn Quốc (thực phẩm, hàng dệt may, giày dép, tóc giả, v.v.) là các ngành sử dụng nhiều lao động. Ngày nay, các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc là sản phẩm công nghệ cao (ô tô, phần cứng, phần mềm, v.v.).

Khác với các doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp Ấn Độ ít phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế hơn, và cũng kém năng động hơn so với các doanh nghiệp nước bạn.

Nếu tính theo quy mô GNI, Ấn Độ có ít công ty lớn (với doanh thu hàng năm lên tới 1 tỷ USD) và các công ty quy mô trung bình (với doanh thu từ 50 triệu đến 1 tỷ USD) so với một số quốc gia khác.

Các nghiên cứu của McKinsey Global Institute (MGI) đã chỉ ra rằng đây là thiếu sót của Ấn Độ khi có ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng phát triển năng lực đặc biệt, phát triển nhanh chóng và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong nước và quốc tế.

Từ bài học của Hàn Quốc, có thể thấy rằng Ấn Độ nên có các chính sách thân thiện hơn với thị trường bằng cách khuyến khích cạnh tranh tự do và công bằng.

Bài học từ “bẫy thu nhập trung bình” ở Brazil

Khi nào Ấn Độ mới bắt kịp Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước - Ảnh 4.

Biểu đồ 3

Trái ngược với câu chuyện tăng trưởng của Hàn Quốc, biểu đồ 3 thể hiện GNI bình quân đầu người của Brazil từ năm 1992 đến năm 2021. Brazil là một ví dụ điển hình về một quốc gia đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có mức thu nhập trung bình sang mức thu nhập cao.

Trong 30 năm qua, Brazil đã trải qua hai đợt tăng trưởng bùng nổ, nhưng cũng đã trải qua hai đợt suy giảm kéo dài.

Đợt tăng trưởng đầu tiên của nước này là từ năm 1993 đến năm 1997, sau khi chính phủ áp dụng đồng tiền mới và chấm dứt một thập kỷ siêu lạm phát, và đợt tăng trưởng thứ hai từ năm 2003 đến năm 2013 được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của hàng hóa quốc tế.

Cả hai giai đoạn suy giảm (1998-2003 và 2013-nay) đều kéo dài và dẫn đến mức giảm hơn 40% GNI bình quân đầu người.

Các chuyên gia nhận định rằng nền kinh tế của Brazil đã rơi vào tình trạng trì trệ do thiếu các cải cách cơ cấu và tài khóa quan trọng, thiếu đầu tư vào giáo dục và y tế, và thiếu những chính sách thúc đẩy thương mại tự do và cạnh tranh.

Brazil đã chi khoảng 6% GDP cho giáo dục và 9,5% GDP cho y tế vào năm 2019, thế nhưng Ấn Độ còn đầu tư ít hơn thế cho giáo dục (4,5% GDP vào năm 2019) và y tế (3% GDP vào năm 2019). Do đó Ấn Độ có thể rút kinh nghiệm từ bài học của Brazil để tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” tương tự.

Ấn Độ cần mở cửa thương mại

Ấn Độ có khả năng sẽ gia nhập hàng ngũ quốc gia thu nhập trung bình cao hơn vào năm 2030, nhưng GNI bình quân đầu người của nước này sẽ khó đạt được mức cao như các quốc gia như Trung Quốc trong hơn 25 năm tới.

Việc Ấn Độ có thể đạt được hai cột mốc quan trọng này hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều biến số. Câu hỏi đặt ra cho Ấn Độ là: Một, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ có thể tránh được những sai sót về chính sách hay không? Hai, liệu các điều kiện kinh tế toàn cầu có thuận lợi để Ấn Độ tăng trưởng kinh tế không?

Ấn Độ có thể học được nhiều điều từ bài học tăng trưởng của Hàn Quốc, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia này.

Trong số đó, Ấn Độ cần áp dụng chính sách của Hàn Quốc về thương mại tương đối tự do và cởi mở nếu nước này muốn chạm đến các mốc tăng trưởng như mong muốn. Ấn Độ có thể tạo ra các công ty đẳng cấp thế giới bằng cách cho các công ty này tiếp xúc với các ý tưởng từ khắp nơi trên thế giới và tuân theo các tiêu chuẩn cạnh tranh cao nhất, giống như Hàn Quốc./.

Theo Nhịp sống thị trường