LÂM ĐỒNG – Một không gian Tây Nguyên với nhà dài, nhà rông, cồng chiêng, nhà mồ, sản vật… được tái hiện bên hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt.
Ngày 11/11, mô hình Không gian Tây Nguyên được dựng bên hồ Xuân Hương. Ngoài các mô hình nhà truyền thống của các dân tộc bản địa thì Không gian Tây Nguyên còn trưng bày nhiều bộ sưu tập Nguyễn Minh Tâm (TP Đà Lạt).
“Thiên đường Tây Nguyên” có khoảng 5.000 hiện vật sưu tầm về Tây Nguyên, được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: nhạc cụ, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, dụng cụ săn bắn, trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng những món đồ về văn hóa tín ngưỡng, nghi thức và lễ hội của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
Những bức tượng nhà mồ miêu tả cuộc sống, sinh hoạt, văn hóa của người dân các dân tộc Tây Nguyên.
Dàn trống da trâu được trưng bày trong không gian Thiên đường Tây Nguyên. Đây là trống để người dân Tây Nguyên sử dụng trong các lễ hội, lễ nghi… truyền thống.
Mô hình Nhà dài của người dân tộc Ê Đê được phục dựng. Đây là dân tộc bản địa phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Gia Lai.
Ngoài Nhà dài của người Ê Đê, tại không gian Thiên đường Tây Nguyên có bốn ngôi nhà khác gồm: nhà sinh hoạt hàng ngày của người Cil, ngôi nhà rông Rơngao của dân tộc Xê Đăng, nhà rông của dân tộc Ba Na và nhà dệt của dân tộc Ba Na.
Các nghệ nhân dân tộc Ba Na dệt những tấm chiếu từ lá rừng, một nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời vẫn được người dân lưu giữ cho đến nay.
Một số sản vật đặc trưng núi rừng Tây Nguyên cũng được trưng bày để du khách tham quan như cà phê, khoai lang, bơ…
Các dụng cụ đánh bắt cá ở sông, suối của người Tây Nguyên.
Nhiều vật dụng sinh hoạt đời thường được nhà sưu tập Nguyễn Minh Tâm dày công tìm kiếm, lưu giữ hàng chục năm nay được trưng bày cho khách thưởng lãm.
Cồng chiêng Tây Nguyên, một nhạc cụ nổi tiếng của người dân tộc vùng Tây Nguyên. Cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội, lễ nghi truyền thống như: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, ma chay…
Các loại nhạc cụ như cồng chiêng, kèn bầu, đàn Chapi hay dụng cụ phục vụ sinh hoạt, sản xuất, săn bắn được trưng bày tại không gian Thiên đường Tây Nguyên.
Đặc biệt, lần đầu tiên chiếc ghế độc nhất vô nhị của “vua voi” được trưng bày giới thiệu trước công chúng.
Không gian hoạt động từ nay cho đến hết Festival Đà Lạt 2022.
Tai phân biệt được nhiệt độ, dạ dày tái sinh hai lần mỗi tuần… là những khả năng “không tưởng” của các bộ phận trên cơ thể chúng ta.
Chúng ta thường cho rằng việc hít thở hay ăn uống là điều hiển nhiên nên phần nào lơ là đến cơ thể mình. Tuy nhiên, ẩn sâu dưới bề ngoài, cơ thể chúng ta là cả một cỗ máy đang vận hành không ngừng nghỉ với những nhiệm vụ hết sức phức tạp.
Hãy cùng dành ra vài phút để tìm hiểu về những điều kỳ diệu của chính cơ thể mình qua bài viết dưới đây.
1. Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng nếm và ngửi
Nếm và ngửi không chỉ là hoạt động của riêng những bộ phận trên khuôn mặt. Hàng thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tất cả những bộ phận trên cơ thể như thận, tim, xương sống, cơ quan hô hấp hay thậm chí tế bào máu đều thực hiện những chức năng trên.
Điều này nghe có vẻ giống như một bộ phim kinh dị nhưng đó là sự thật: toàn bộ cơ thể bạn đang trải nghiệm tối đa cả thế giới xung quanh.
Hãy lấy ví dụ với hai quả thận trên cơ thể, bên cạnh việc kiểm soát tỷ lệ lọc máu thì thận còn phải kiêm luôn nhiệm vụ lọc nước tiểu. Điều tương tự cũng xảy ra với các tế bào máu.
Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi đặt một tế bào máu gần với một chất tạo mùi hóa học, tế bào này có xu hướng di chuyển lại gần mùi hương nó cảm nhận được.
Tuy nhiên, mọi chuyện còn kỳ lạ hơn đối với những tinh trùng. Hàng tỷ chú tinh trùng đều có khả năng đánh hơi thấy mùi của trứng trong cơ thể phụ nữ nên theo đó tìm đến làm tổ và những đứa trẻ ra đời.
2. Tai cũng có khả năng phân biệt nhiệt độ
Tai của mỗi người trong chúng ta có kết cấu thật kỳ lạ. Chúng bao gồm những nếp gấp và vách ngăn xếp theo những vị trí khác nhau.
Tuy nhiên đây không phải là điều ngẫu nhiên mà đó là kết quả của quá trình tiến hóa suốt chiều dài lịch sử loài người để âm thanh có thể dẫn vào tai một cách chuẩn xác nhất.
Bên cạnh khả năng kỳ diệu đó, tai của chúng ta còn có thể phân biệt được nhiệt độ. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, 96% người tham gia khảo sát đã trả lời đúng về việc họ phân biệt được âm thanh của chất lỏng khi rót một cốc trà nóng và một cốc trà lạnh.
Điều này chỉ có thể lí giải được bằng việc kết cấu phân tử của chất lỏng ở trạng thái lạnh chặt chẽ hơn nên chúng kém di động và sẽ ở ngược lại ở trạng thái nóng.
3. Dạ dày tự tái sinh hai lần mỗi tuần
Không phải ai cũng biết rằng, dạ dày của chúng ta tái sinh liên tục. Nó hoạt động bằng cách giữ lại các chất đường, dinh dưỡng thiết yếu để tránh bị axit phân hủy rồi sau đó trung hòa các chất này và chuyển tới trực tràng.
Các lớp mô ở bên ngoài cũng được thay thế liên tục để giúp quá trình tự ăn mòn bên trong bởi axit. Bởi vậy mà cứ trung bình ba ngày, quá trình này lại diễn ra một lần.
4. Hệ thống miễn dịch giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị ung thư hàng trăm triệu lần mỗi ngày
Ung thư từ xưa đến nay luôn là căn bệnh nan y trong lịch sử loài người. Cho dù bạn có duy trì chế độ ăn uống cực kỳ thanh đạm với chỉ rau và cà rốt thì bạn cũng chỉ giảm được tỷ lệ mắc phải xuống 38% với nữ và 43% với nam.
Chứng bệnh này luôn xuất hiện một cách rất bất ngờ. Nó bắt nguồn từ những tế bào bị tổn thương và sau đó tự tái lập trình để tiêu hủy. Đáng sợ hơn nữa khi hàng tỷ tỷ tế bào trong cơ thể bạn có nguy cơ mắc phải mười ngàn rủi ro mỗi ngày.
Tuy nhiên đừng vội lo lắng khi mọi chuyện đã có cơ thể của bạn đảm đương. Một số những enzyme đặc biệt và hệ miễn dịch sẽ có trách nhiệm tìm ra những tế bào bị lỗi, loại bỏ nó ra khỏi cấu trúc phân tử, bao bọc lại và đưa đi tiêu hủy trước khi kịp phát triển thành mầm mống ung thư.
Tất nhiên quá trình này không phải lúc nào cũng hiệu quả 100% và đó là lúc căn bệnh ung thư tìm đến bạn.
5. Số khớp thần kinh nhiều hơn gấp 1.000 lần vì sao trong vũ trụ
Ở những nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã khám phá ra não người chứa đến 100 tỷ neuron thần kinh. Tuy nhiên số khớp thần kinh có nhiệm vụ kết nối tất cả neuron lại để làm thành trí não con người lên tới 100 tỷ tỷ. Bạn có tin khi số khớp này lớn hơn gấp 1.000 lần số các vì sao trong vũ trụ ngày nay?
Với khả năng xử lý khoảng 20 triệu tỷ phép tính toán mỗi giây, não của bạn thực sự là một cỗ máy vô song.
Vào năm 2013, các nhà khoa học Đức và Nhật Bản đã thử so sánh khả năng tính toán của 82.944 bộ vi xử lý với não người khi thực hiện cùng một phép tính.
Trong khi não người mất chỉ một giây thì cỗ máy này mất tới 40 phút để cho ra kết quả. Và để đọc hiểu được đoạn viết này, hẳn não bộ bạn cũng đang huy động một số lượng khớp thần kinh không nhỏ cùng vận hành.
6. Bộ não con người có khả năng lưu trữ dung lượng 1 petabyte (1.000 terabyte)
Các nhà khoa học Đại học Texas đã phát hiện một khớp thần kinh có dung lượng lưu trữ là 4,7 byte. Nhân lên với số lượng khớp thần kinh thì dung lượng của cả bộ não con người là 1 petabyte.
Đây là một con số khổng lồ, gấp 10 lần những nghiên cứu trước đây, cho thấy bộ não của con người có tiềm năng rất lớn.
7. Xương người cứng gấp nhiều lần so với bê tông
Xương bao gồm canxi hydroxylapatite (khoảng 60%) và collagen, do đó cấu trúc của chúng có sức chịu đựng rất tốt.
8. Bạn cần tiêu hao 7.700 kcal để giảm 1 kg
Khi chúng ta giảm cân, chất béo dư thừa sẽ biến thành CO2 và nước và giải phóng năng lượng.
Để loại bỏ 1 kg chất béo, bạn cần đốt cháy 7.700 kcal. Điều đó tương đương với 10 giờ chạy, 16 giờ bơi lội, hoặc 24 giờ nhảy liên tục.
9. Tổng diện tích phổi người bằng tổng diện tích của sân tennis
Nếu trải tất cả các tế bào phổi lên mặt phẳng, bạn sẽ có được diện tích cả một sân tennis.
10. Nấc có thể kéo dài nhiều năm
Charles Osborne người Mỹ đã lập kỷ lục Guinness khi nấc liên tục trong 68 năm (1922-1990). Cơn nấc của ông chỉ bông dưng dừng lại một ngày không có lý do nào cả.
Charles vẫn sống một cuộc sống bình thường, có gia đình và qua đời ở tuổi 96.
11. Giác mạc là bộ phận cơ thể duy nhất không có mạch máu
Do không có mạch máu nên giác mạc vẫn trong suốt. Điều này là tốt bởi vì mạch máu sẽ là một rào cản đối với thị lực.
Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ sự khuếch tán của các chất từ cấu trúc cơ thể quanh nó.
12. Buổi sáng bạn cao hơn buổi tối 1cm
Trong ngày chúng ta thường phải ở trong tư thế thẳng đứng, do đó đĩa đệm sẽ trở nên mỏng hơn và cứng hơn do ảnh hưởng của trọng lượng. Khi di ngủ, đĩa đệm nghỉ ngơi sẽ quay trở lại kích thước và trạng thái thông thường. Do đó bạn thường cao hơn một chút vào buổi sáng.
Hẳn sau khi theo dõi những điều thú vị trên bạn sẽ nhận ra mình có một cơ thể thật tuyệt vời thế nào. Bởi vậy bạn hãy luôn yêu quý và chăm sóc cơ thể mình để bộ máy đó luôn vận hành tốt nhất.
Liên tục có những tỷ phú lọt vào danh sách người giàu nhất thế giới nhưng 800 triệu dân của đất nước này vẫn sống phụ thuộc vào trợ cấp lương thực của chính phủ.
Mỗi ngày có thêm 70 người trở thành triệu phú
Vào tháng 10/2022, Gautam Adani, một doanh nhân Ấn Độ, đã trở thành người giàu thứ hai trên thế giới theo danh sách của Forbes và cũng là người giàu nhất châu Á. Mukesh Ambani, một doanh nhân Ấn Độ khác, cũng đã lọt top 8 người giàu nhất thế giới, qua đó cho thấy những doanh nhân Ấn Độ đang thực sự vươn lên và đe dọa vị trí của những tỷ phú nổi danh khác.
Các tỷ phú Ấn Độ liên tục chiếm vị trí cao trong danh sách “Những tỷ phú giàu nhất thế giới”
Theo Oxfam, vào thời điểm hiện tại, có khoảng 10% người giàu nhất quốc gia này nắm giữ 77% tài sản tại Ấn Độ. Trên thực tế, từ năm 2018 đến năm 2022, Ấn Độ ước tính đã sản sinh ra khoảng 70 triệu phú mới mỗi ngày, qua đó đưa đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là quê hương của hàng trăm tỷ phú siêu giàu.
Cuộc sống đối lập
Anjali Bhardwaj, một nhà hoạt động về nhân quyền liên quan đến chiến dịch “Quyền Lương thực” chia sẻ: “Ngày nay người Ấn Độ có hai kiểu, một là những người giàu đang trở nên càng giàu hơn, còn lại là hàng triệu gia đình đang phải vật lộn để có đủ hai bữa ăn bữa ăn/ngày.”
Trong khi người giàu ngày càng giàu ở Ấn Độ, thì người nghèo đang chết vì đói. Theo Chỉ số đói nghèo thế giới vừa công bố vào tuần qua, Ấn Độ đang được cho là một trong những quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới năm 2022 khi xếp hạng 107 trên tổng số 121 quốc gia.
Khu ổ chuột tồn tại dưới bóng dáng của những thành phố hoa lệ và tòa nhà chọc trời tại Ấn Độ
Sống trong một khu ổ chuột ngay giữa thủ đô New Delhi của Ấn Độ, cô Nasreen Khatoon (32 tuổi) đang cùng hai đứa con của mình chịu đựng cái đói hàng ngày.
“Những ngày nhà có sữa thì đường lại hết. Những ngày có đường thì tôi lại không có sữa… Tôi chỉ đang cố sống qua ngày mà không biết ngày mai có cái ăn không. Tôi không chắc liệu mình có thể sống sót qua cơn đói này hay không. Khi các con tôi khóc vì đói, tôi bất lực vì chẳng thể làm gì khác” – Khatoon nói với VICE World News.
Nasreen Khatoon và hai con của mình chịu đói nhiều ngày
Lạm phát tăng vọt cùng với nạn đối hoành hành tại Ấn Độ đã khiến tình trạng đói trở nên cùng cực. Gần 800 triệu người dân của đất nước này đang buộc phải phụ thuộc vào chương trình an ninh lương thực được cung cấp bởi chính phủ.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng bên cạnh 800 triệu người nói trên còn có thêm 100 triệu người Ấn Độ khác cần trợ cấp lương thực để tồn tại nhưng chưa có tên trong danh sách của chính phủ. Khatoon cùng các con của cô chỉ là một trong số đó.
Để cải thiện tình trạng này, vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã thông báo rằng họ sẽ bổ sung thêm 10 triệu người vào danh sách được nhận trợ cấp. Và với tình cảnh của mình, Khatoon hy vọng cô sẽ là một trong những người may mắn nhận hỗ trợ này.
Đói nghèo và bất bình đẳng
Trong quá khứ, Ấn Độ từng có thuế tài sản nhưng vào năm 2015, chính phủ đã bãi bỏ loại thuế này bất chấp việc họ có tới 142 tỷ phú vào thời điểm đó. Chính phủ nước này cũng cắt giảm thuế doanh nghiệp vào năm 2019, dẫn đến khoản lỗ tài chính gần 22 triệu USD trong hai năm.
Chính việc này đi kèm với lạm phát đã khiến cho người dân gặp khó khăn để chi trả những khoản phí cơ bản hàng ngày như đồ ăn, thức uống khi một người lao động bình thường và một triệu phú chỉ phải trả một khoản thuế ngang bằng nhau khi mua mổ gói bơ.
Người nghèo ngày càng gặp nhiều khó khăn khi giá thực phẩm tăng cao do lạm phát
“Giá nhiên liệu và thuế gián thu tăng đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả thực phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ” , ông Bhardwaj cho biết.
Theo Oxfam, bất bình đẳng không chỉ dừng lại ở việc đánh thuế mà còn ở mức lương của người lao động. Theo đó, người lao động có mức lương tối thiểu ở vùng nông thôn Ấn Độ phải mất 941 năm mới có thể kiếm được mức lương của một giám đốc điều hành tại một công ty may mặc hàng đầu của Ấn Độ kiếm được trong một năm.
“73% của cải tạo ra trong năm 2017 thuộc về 1% người giàu nhất, trong khi 670 triệu người Ấn Độ chiếm một nửa dân số nghèo nhất chỉ tăng 1% tài sản của họ” – Oxfam nhấn mạnh thêm.
Cuộc chiến với đói nghèo sẽ còn kéo dài tại nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới này
Trên thực tế, những người giàu ở Ấn Độ rất giàu đến mức tổng tài sản của họ cao hơn toàn bộ ngân sách liên bang của Ấn Độ trong năm tài chính 2018-19, là hơn 296 tỷ USD. Tuy nhiên, Himanshu, giáo sư kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nhận định rằng việc bất bình đẳng được cải thiện đồng nghĩ với việc giảm được nạn đói.
“Đói và bất bình đẳng thu nhập luôn song hành. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nếu bất bình đẳng được giảm bớt thì nạn đói cũng được giảm bớt, trừ khi chính phủ thực sự nỗ lực để thay đổi nó”.
Nga đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có số lượng người sở hữu khối tài sản từ 100 triệu USD trở lên nhiều nhất thế giới, với hơn 400 người thuộc tầng lớp siêu giàu.
Người dân đi bộ trên một cây cầu tại thủ đô Matxcơva, Nga ngày 20-10 – Ảnh: REUTERS
Ngày 23-10, Hãng tin RBK (Nga) dẫn nghiên cứu chung của Công ty tư vấn Henley & Partners và Công ty tình báo tài sản New World Wealth cho biết có 25.490 người thuộc giới siêu giàu trên thế giới.
Những người này chủ yếu là chủ sở hữu của các công ty công nghệ và công ty đa quốc gia, các nhà tài chính và những người thừa kế khối tài sản khổng lồ. Số lượng người sở hữu từ 100 triệu USD trở lên đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua.
Mỹ đứng đầu với 9.730 người, chiếm 38% giới siêu giàu. Đứng thứ hai và thứ ba là Trung Quốc và Ấn Độ, với số người siêu giàu lần lượt là 2.021 và 1.132 người. Anh đứng thứ tư với 968 người, và Đức hạng năm với 966 người.
Hạng sáu đến hạng 10 trong danh sách là Thụy Sĩ (808 người), Nhật Bản (765 người), Canada (541 người), Úc (463 người) và Nga (435 người). Các nền kinh tế lớn khác như Pháp có 380 người siêu giàu và Ý có 298 người siêu giàu.
Các nhà nghiên cứu dự báo số lượng người thuộc tầng lớp siêu giàu sẽ tăng nhanh tại châu Á và châu Phi trong những năm tới, có thể vượt qua Mỹ và châu Âu vào năm 2032.
Các tác giả nghiên cứu cũng dự đoán Việt Nam và Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số những người có tài sản trên 100 triệu USD trong thập kỷ tới.
Quốc đảo Mauritius, nơi được cho là đã trở thành điểm đến phổ biến của giới triệu phú, có thể chứng kiến số cư dân siêu giàu tăng 75% vào năm 2032. Triển vọng cũng có vẻ khả quan với ba quốc gia châu Phi là Rwanda, Uganda, và Kenya, với dự đoán số lượng cư dân siêu giàu sẽ tăng hơn 55%.
Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì.
Sau sự hiểu lầm này, bài học từ cuộc Cách mạng Pháp đã trở lại với Trung Quốc. Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, cuốn The Old Regime and the Revolution (Chế độ cũ và Cách mạng) của Alexis de Tocqueville viết năm 1856 đã trở thành cuốn sách “phải đọc” dành cho cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giá trị của cuốn sách được ca ngợi nhiệt tình nhất bởi Vương Kỳ Sơn, người chèo lái chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình và có lẽ là đồng minh thân cận nhất của chủ tịch Tập.
Toqueville lập luận rằng sự thịnh vượng ngày càng cao của nước Pháp thế kỷ 18 đã thực sự khiến cho việc quản lý đất nước này trở nên khó khăn hơn. Khi người dân trở nên giàu có, họ cũng đồng thời quan tâm nhiều hơn đến bất bình đẳng kinh tế và xã hội và do vậy sự bất bình đối với những người có quyền lực và giàu có ngày càng gia tăng. Những nỗ lực cải cách hệ thống chỉ làm nổi bật thêm tình trạng dễ tổn thương của chính nó. Cách mạng đã theo sau, quét sạch nền quân chủ và tầng lớp quý tộc. Đầu họ đã rơi.
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 mới kết thúc của Trung Quốc đã cho thấy mức độ nằm lòng quan điểm của Toqueville trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Tập đã khẳng định quyền lực không tranh cãi của mình đối với Đảng và quốc gia. Tập Cận Bình củng cố vị thế của mình trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách đảo ngược phần lớn di sản để lại của Đặng Tiểu Bình, bao gồm việc mở cửa nền kinh tế, tách bạch Đảng ra khỏi chính quyền, và đường lối “giấu mình chờ thời” về chính sách đối ngoại và an ninh.
Tập cũng triệt tiêu các đối thủ tiềm tàng, chủ yếu dựa vào chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng nhắm đến các quan chức từng được xem là không thể đụng đến. Ông đã giám sát cuộc thanh trừng lớn nhất từ trước tới nay tại Ủy ban Trung ương Đảng. Ông thẳng tay đàn áp cả những chỉ trích và dấu hiệu bất đồng chính kiến dè dặt nhất, và thậm chí cấm truyện cười trên Internet, gồm cả những hình ảnh hài hước so sánh ông với chú gấu Winnie the Pooh.
Nếu ở một quốc gia khác, những phương thức như vậy có thể gây ra chỉ trích gay gắt, với những cáo buộc rằng hành vi của Tập đã đưa đất nước trở lại chế độ độc tài kiểu Leninist cũ kỹ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, những phương thức này đã thu hút được những lời ca ngợi từ giới quan sát, những người tin rằng ông Tập đang dẫn dắt con đường hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng đất nước.
Nhưng, đối với một vài người, giấc mơ đó đang trên bờ vực trở thành cơn ác mộc. Các xu hướng dân số đang đe dọa biến sự dư thừa lao động vốn mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Trung Quốc trong những thập niên vừa qua thành thiếu hụt lao động với tốc độ chưa từng có. Ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, cùng với phát thải khí CO2 và mức độ ô nhiễm không khí gây chết người đang đe dọa sức khỏe người dân và hủy hoại sự bền vững của nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, tăng trưởng GDP của Trung Quốc, mặc dù rất đáng hoan nghênh, lại đang được tiếp sức chủ yếu bởi sự kết hợp các khoản nợ đang tăng nhanh và bong bóng tài sản tràn lan. Thậm chí các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng đất nước của họ đang có một trong những mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới. Khi mà người nghèo ngày càng nghèo đi, và người giàu mỗi lúc một giàu hơn, nhiều người đang đặt câu hỏi rằng liệu “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” thực sự nghĩa là gì.
Dĩ nhiên, luôn luôn có những người lạc quan mang lại những suy nghĩ tích cực. Phần lớn khoản nợ của Trung Quốc là nợ trong nước, bởi lẽ các ưu tiên chính trị đã định hướng việc vay mượn bên cạnh các cân nhắc về mặt thương mại. Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Phần lớn người dân trở nên khá giả hơn, dù không đồng đều. Và chính quyền của Tập ít nhất cũng đang làm điều gì đó nhằm tiêu diệt tình trạng tham nhũng tràn lan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chúng ta đều nên hy vọng rằng ít nhất cũng có một vài điều mà những người lạc quan về Trung Quốc nói là đúng; nếu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụp đổ, tất cả nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng, ngay cả khi những người lạc quan đã đúng, thì tuyên bố của ông Tập rằng Trung Quốc đã tìm ra được con đường tốt hơn để vận hành một xã hội và nền kinh tế hiện đại dường như còn lâu mới đúng với thực tế.
Chắc chắn rằng, từ những trò hề ngớ ngẩn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến sự trỗi dậy đầy tàn phá của chủ nghĩa dân tộc dân túy ở châu Âu, các quốc gia dân chủ đang phải trải qua phần thử thách của mình. Nhưng các hệ thống dân chủ đều có các cơ chế ổn định hóa nội tại vốn cho phép chúng tự điều chỉnh mà không cần đến việc sử dụng bạo lực hay đàn áp.
Nhưng đó không phải là trường hợp của Trung Quốc dưới thời Tập Cần Bình. Có một tranh luận nghiêm trúc ở Trung Quốc suốt nhiều năm về vai trò đúng đắn của nhà nước trong quan hệ kinh tế. Một phe cho rằng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng sự kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ không tránh khỏi việc mất kiểm soát đối với nhà nước. Những người khác biện luận ngược lại: trừ khi Đảng từ bỏ bớt việc kiểm soát nền kinh tế, họ sẽ mất quyền lực chính trị, vì các mâu thuẫn kinh tế sẽ nhân rộng và sự phát triển trở nên kém bền vững hơn. Ông Tập rõ ràng đã nằm trong nhóm ủng hộ vai trò lớn hơn của nhà nước.
Nhưng không chỉ có Đảng là đối tượng mà ông Tập làm gia tăng quyền lực, ông cũng gia tăng quyền lực cho cả chính mình. Thực tế, khó để biết được ai đang thăng cấp trong nấc thang quyền lực của Đảng và ai sẽ bị triệt hạ bởi bất đồng ý kiến với nhà lãnh đạo tối cao. Điều đó không ngăn cản được những người ngoài cuộc suy đoán, nhưng trò chơi phỏng đoán này cũng chẳng có ích gì. Tập, cũng giống như bất kỳ vị hoàng đế nào khác, sẽ tiếp tục bổ nhiệm những cận thần đi theo con đường mà ông dẫn dắt.
Nhưng quyền lực cao sẽ đi kèm với trách nhiệm lớn – và, ở điểm này, quyền lực của Tập gần như tuyệt đối. Đó sẽ là gánh nặng cho một người duy nhất. Tập có thể thông minh hơn nhiều so với Trump (vốn không phải là một đối thủ khó khăn để vượt qua), nhưng điều đó là không đủ để bảo đảm một tương lai ổn định và thịnh vượng cho Trung Quốc. Và, nếu mọi thứ chệch hướng, tất cả đều biết sẽ phải đổ lỗi cho ai. Đó là lý do tại sao các triều đại độc tài thường có chung một kết cục. Chẳng cần phải đọc Toqueville mới nhận ra điều này.
Chris Patten, Thống đốc người Anh cuối cùng của Hong Kong và cựu Ủy viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, là Hiệu trưởng trường Đại học Oxford.