Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng
KHI ĐẾN NHỮNG GA TÀU NÀY, KHÔNG CHỈ ĐƯỢC HOÀ MÌNH VÀO DÒNG NGƯỜI XUÔI NGƯỢC MÀ DU KHÁCH VẪN TÌM ĐƯỢC NHỮNG GÓC ĐẸP ĐẼ ĐỂ THỎA SỨC CHỤP ẢNH.

Không chỉ có những sân bay hiện đại, mà những ga tàu đẹp tại Việt Nam cũng là “chất liệu” hấp dẫn để những nhiếp ảnh gia hay những bạn trẻ đam mê khám phá, chụp ảnh thoả sức sáng tạo. Đất nước ta có địa lý vô cùng đặc biệt khi mạng lưới đường sắt vô cùng phong phú, đa dạng kéo dài từ Bắc vào Nam. Do đó, trên cả nước có rất nhiều ga tàu hỏa, đặc biệt rất nhiều trong số đó là những ga vô cùng nổi tiếng với lịch sử thăng trầm cũng như vẻ đẹp cổ kính mà những ga tàu này mang theo.

Ga Huế

Ga Huế tọa lạc tại số 2 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế và là một nhà ga có lịch sử lâu đời, đi cùng những biến cố, thăng trầm của dân tộc qua bao năm tháng. Sau hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã bao lần chứng kiến những thời kỳ kháng chiến oai hùng của dân tộc. Thế nên, công trình này cũng đã phải trải qua bao lần “lột xác” để trở thành một phần ga tàu huyết mạch của Việt Nam. Ngày nay, nhà ga đã được tu sửa và tân trang để trở nên hiện đại hơn. Thế nhưng dấu ấn cổ kính vẫn còn hiện hữu, vẫn toát lên một nét đẹp kiêu sa của kinh thành Huế một thời.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 1.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 2.

Ảnh: @linhlun1295, @citrine.pt

Vẻ đẹp đầy hoài niệm của công trình kiến trúc được thể hiện trên những cánh cửa hình vòm các điệu đặc trưng từ toa tàu lửa. Thế nhưng, ga Huế không chỉ đẹp ở kiến trúc mà còn thể hiện ở nét văn hóa “trà ga” vô cùng độc đáo. Đơn giản chỉ vì tại ga tàu này là nơi người ta bán trà, là nơi để những vãng khách phương xa nhâm nhi đợi giờ tàu chạy, đơn giản thế thôi mà vẫn tồn tại theo năm tháng.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 3.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 4.

Ảnh: @journeys_in_hue, @hiensann_

Ga Hải Phòng

Ga tàu tại thành phố cảng Hải Phòng cũng là một trong những công trình ga lâu đời khi đã tồn tại gần 120 năm. Có lẽ với người dân nơi đây, ga tàu lửa này luôn là một di sản khi nhìn vào những kiến trúc của ga, khung cảnh dường như không thay đổi như trước đây. Ngoài tòa nhà chính được bảo tồn gần như nguyên vẹn, ga Hải Phòng còn giữ được hàng cột sắt chống mái hiên phía trong nhà ga và nền đá xanh có từ khi xây dựng. Ngày nay, khi tàu hỏa dần trở lại là phương tiện giao thông được nhiều người lựa chọn thì ga Hải Phòng vẫn là điểm đến hấp dẫn đáng để “sống ảo” ở thành phố hoa phượng đỏ.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 5.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 6.

Ảnh: @litivivu, @_.trongsky._

Một trong những yếu tố giúp lượt khách di chuyển bằng tàu hỏa gia tăng đáng kể là việc bản đồ foodtour được ga Hải Phòng kết hợp với Sở Du lịch phát hành và hướng dẫn miễn phí cho hành khách xuống tàu vào cuối tuần.Từ ga Hải Phòng, hành khách có thể di chuyển bằng taxi, xe bus hoặc thuê xe máy, thậm chí đi bộ để thưởng thức ngay các món ngon Hải Phòng.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 7.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 8.

Ảnh: @thudidau.ig_, @doyenyen1902

Ga Hà Nội

Không nói ngoa khi Ga Hà Nội là một trong những ga tàu đẹp ở Việt Nam làm say mê du khách trong và cả ngoài nước. Nơi đây là ga tàu tấp nập và sầm uất nhất từ Bắc chí Nam khi từ đây, hành khách có thể mua vé tàu hỏa đi Sài Gòn và khắp các tuyến trong nước. Ai ai đến đây cũng mang theo câu chuyện của mình rồi những nỗi niềm ấy lại hoà lẫn vào không khí nhộn nhịp của nhà ga.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 9.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 10.

Ảnh: @17___febalone, @bito_bearlove

Sau gần một thế kỷ tồn tại, ga tàu Hà Nội đã trải qua nhiều biến động, được trùng tu xây mới để trở nên khang trang, hiện đại hơn. Và dĩ nhiên, ai đến đây cũng phải chụp một vài bức ảnh thật đẹp để ghi dấu vẻ đẹp của loại hình giao thông cổ xưa này. Còn với người trẻ khi du lịch Hà Nội, nơi đây không chỉ là điểm đến của cuộc hành trình mà còn là cách để ngắm nhìn thật chậm thời gian như ngừng trôi tại đây. Theo dự kiến, trong tương lai, ga Hà Nội sẽ được di dời tới địa điểm khác nên nhiều người cũng tranh thủ tới đây để ghi lại những khoảnh khắc tại nhà ga này.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 11.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 12.

Ảnh: @neihtnd_, @gnas.mar

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

Ga Hải Vân Bắc

Điểm nối giữa ga Hải Vân và ga Lăng Cô, Ga Hải Vân Bắc là một trong những điểm của tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đứng từ ga Hải Vân Bắc , phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ nhìn thấy được toàn bộ cung đường đèo hùng vĩ, bao la. Ngoài ra, dọc đường ray là hình ảnh của thiên nhiên tươi xanh cùng cầu Vòm Đồn Cả phía xa tạo nên một bức tranh tươi mát, cổ kính. Men theo đường ray, bạn sẽ dần đi lạc vào thế giới “cổ tích” tách xa với những xô bồ của phố thị.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 13.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 14.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 15.

Ảnh: @gogosapu, @hoangminh.dg

Như đã nhắc đến phía trên, tại ga tàu nổi tiếng ở Việt Nam này còn có cây cầu Vòm Đồn Cả với phần chân cầu có hình vòm bắc qua một con suối nhỏ. Nơi đây từng là địa điểm “sống ảo” nổi tiếng của giới trẻ vì khung cảnh được ví như Nhật Bản thu nhỏ đẹp như trong truyện tranh. Đứng từ dưới nhìn lên dòng suối nhìn lên, cầu Vòm Đồn Cả trông giống như chiếc “cổng trời” sừng sững. Chính nơi đây sẽ cho ra đời những bức hình tựa như phim khi có đoàn tàu chạy ngang qua phía trên.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 16.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 17.

Ảnh: @mievatho

Ga Đà Lạt

Có đến hai điều thú vị tại ga tàu đẹp nhất nhì Việt Nam này, đầu tiên là ga Đà Lạt có độ cao đến 1500 mét so với mực nước biển nên đây được xem nhà ga xe lửa cao nhất Việt Nam. Điều thứ hai là không như các ga nổi tiếng khác, ga Đà Lạt đã không còn hoạt động thương mại. Nơi này trở thành một điểm đến phục vụ du khách đến tham quan và chụp ảnh mà thôi. Dù vậy, tại đây vẫn hoạt động một quãng đường ngắn để di chuyển đến Trại Mát. Hiện tại, nhà ga này đã trở thành di tích cấp quốc gia.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 18.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 19.

Ảnh: @thaophng. phuong, @christywuwu

Đứng từ ga Đà Lạt, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Nhà ga có hình chóp được cách điệu của núi Langbiang và nhà rông Tây Nguyên. Toàn bộ nhà ga được sơn màu vàng, điểm tô thêm chút sắc nâu cổ kính, toát lên vẻ đẹp độc đáo, khác biệt.

Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 20.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 21.
Những ga tàu lửa ở Việt Nam đẹp như trên phim, có nơi còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng - Ảnh 22.

Ảnh: @_thisishwan, @pk4t.82, @_do_nhi_

Khắp mọi miền đất nước, mỗi ga tàu sẽ có một nét đẹp riêng, đều mang những hoài niệm cũ xưa từ không khí đến kiến trúc. Thế nên, thanh xuân này nếu có dịp đi tàu lửa, bạn hãy “tranh thủ” chụp với những ga tàu đẹp này để lưu lại những kỉ niệm đáng giá của tuổi trẻ nhé!

Lộ tẩy

Tôi vừa mới cưới vợ cách đây không lâu, thế mà đã nảy sinh ra nhiều vấn đề rắc rối. Số là trước khi lấy vợ, tôi thích cùng bạn bè vui chơi suốt đêm trong câu lạc bộ hoặc ở quán ăn. Quanh chai rượu vang hay mải vui câu chuyện, chúng tôi thường ngồi tới tận khuya, không mấy khi đi nằm trước hai giờ sáng.

Bây giờ vợ tôi đặt ngược vấn đề đến là căng: “Hoặc là em, hoặc là các bạn!”. Thế là tôi đành phải chịu. Nhưng lần này sắp sửa sinh nhật Gosho, anh bạn thân nhất của tôi. Thế nào cũng phải đến dự. Nhưng không thể đưa vợ đi cùng, vì tất cả đều là dân độc thân, mang vợ đến thật là bất tiện.

Gosho bàn tính với tôi cách giải quyết: phải làm cho cô ta phấn khởi trước đã.

Lộ tẩy -0
Minh họa trong trang của Lê Tâm.

– Nhưng làm thế nào?

– Cậu hãy mua cho cô ấy tặng phẩm gì thật thú vị – Gosho dẫn tôi đến cửa hàng bán đồng hồ.

– Nhưng cô ta có đồng hồ đeo tay rồi! – Tôi phản đối.

– Thế đồng hồ với con chim cúc cu cô ấy đã có chưa? Không có trái tim phụ nữ nào chống lại được thứ tặng phẩm này đâu. Con chim cúc cu ngay trong nhà mình. Rồi cậu xem. Ta mua nhé!

Quả thật là kỳ diệu.

Vợ tôi sung sướng reo lên: “Ôi, thật là tuyệt vời!” – rồi cô ta hôn lấy hôn để vào má tôi.

Chúng tôi treo chiếc đồng hồ ngay trong bếp. Con chim cúc cu nửa tiếng đồng hồ lại hót một lần, đếm giờ rất chính xác.

Vợ tôi phấn khởi không tả xiết. Nhân lúc tình hình thuận lợi như vậy, tôi bèn nói đến chuyện Gosho.

– Em ạ, ngày mai là ngày sinh nhật của Gosho. Chính cậu ấy đã giúp anh chọn cho em món quà quý này đấy. Anh hy vọng là em sẽ cho anh đến chơi nhà bạn ngày mai chứ?

– Tất nhiên rồi! – vợ tôi nói – Nhưng anh làm sao về nhà trước 12 giờ đêm nhé.

Thế là tôi vội chạy đến nhà Gosho báo tin mừng. Không ngờ, Gosho có vẻ bực:

– Không thể có chuyện ấy được! Cậu sẽ không về nhà trước hai giờ đêm. Cứ để cho vợ cậu ngủ trước, chắc cô ta không biết lúc nào cậu về đâu.

– Thế còn cái đồng hồ cúc cu thì sao. Nó hót hai tiếng cúc cu, thế là tớ lộ tẩy ngay.

Gosho là người luôn biết cách tháo gỡ mọi tình huống rắc rối. Cậu bày kế: Nếu nó kêu hai tiếng cúc cu, cậu cứ kêu thêm mười tiếng nữa, thế là đúng mười hai giờ.

– Nhưng mình không biết kêu cúc cu.

– Cần phải tập luyện. Có tập luyện thì ta sẽ làm được mọi thứ.

Thế là suốt ngày hôm đó, trong khi vợ tôi còn đi mua sắm tại các cửa hàng, thì ở nhà tôi ra sức tập hót cúc cu. Cuối cùng, tôi cũng kêu cúc cu được gần giống như chiếc đồng hồ.

Tối hôm đó, tôi yên tâm đến nhà Gosho dự lễ sinh nhật. Mãi hai giờ sáng bạn bè mới chở tôi về.

Vợ tôi đang ngủ ngon lành. Vừa kịp xỏ chân vào đôi dép mềm thì chiếc đồng hồ trong bếp cúc cu liền hai tiếng. Tôi tỉnh người ra ngay, lựa giọng cho đúng nhịp và hót một cách lành nghề luôn mười tiếng nữa. Vị chi là mười hai tiếng, đúng giờ mà vợ tôi đã hẹn. Tôi yên chí cởi quần áo ngoài, chui luôn vào chăn ấm, ngủ thiếp ngay đi như trẻ con.

Sáng hôm sau vợ tôi có vẻ thiếu bình tĩnh:

– Con chim cúc cu ở đồng hồ hỏng rồi anh ạ, phải đưa đến cửa hàng bảo hành mà chữa ngay thôi.

Đúng lúc đó, chiếc đồng hồ lại cúc cu tám lần. Tôi vội nói;

– Đồng hồ vẫn tốt như thường lệ đấy chứ. Kim chẳng chỉ tám giờ là gì.

– Chẳng biết nó hỏng làm sao ấy. Đêm hôm qua, nó hót hai lần báo cùng một giờ như nhau: một lần vào nửa đêm, một lần vào hai giờ sáng. Nhưng như vậy đã hết đâu, lần thứ hai, sau khi cúc cu mười hai tiếng xong, nó còn ho ba lần, nấc ba lần nữa, lại còn văng tục, rồi mới chui vào chăn ngủ ngáy ầm cả lên…

Sau lần ấy, tôi đành phải bỏ những thú vui của cánh chưa vợ. Bây giờ tôi là người chồng gương mẫu.

Trần Hậu (dịch) / Truyện vui của Ivan Vikhrensky (Bulgaria) / Văn nghệ CA

‘Quá tam ba bận’: Việt Nam ‘đi với ma’ đến bao giờ”?


Trong một lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine - Nga. Việt Nam một lần nữa bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Nga.
Trong một lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine – Nga. Việt Nam một lần nữa bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Nga.

Nhưng quan trọng hơn chuyện vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước.

Hôm 13/10/2022, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA), Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Mátxcơva sáp nhập bốn vùng đất mới cưỡng chiếm từ Ukraine vào Lãnh thổ Nga. Động thái ngoại giao này được nhà văn Võ Thị Hảo ví, Hà Nội như một con ếch ngồi chồm chỗm vỗ tay tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc đồng loại và sẽ đến lượt luộc chết chính cả bản thân mình.

“Đi với ma mặc áo giấy…”

Có nghĩa là nếu ai cứ bận cái áo giấy của hồn ma mãi thì mình cũng sẽ thành một con ma, với não trạng, cách sống, tà ý và tà tâm đúng như thế. Đó chính là lời cảnh báo dành cho lãnh đạo Việt Nam đã gián tiếp ủng hộ cuộc xâm lược của Nga hiện nay ở Ukraine. Nhà văn Võ Thị Hảo từ nước Đức cho rằng, thủ đoạn của Nga trong việc cưỡng ép trưng cầu dân ý để chiếm đoạt bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, cổ võ các nước lớn có thể trắng trợn chiếm đoạt các nước nhỏ, bất chấp những luật lệ quốc tế. Việt Nam lại luôn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm và tình thế ngày càng nguy hiểm nếu UNGA không đoàn kết đủ để ngăn chặn hành vi xâm lược của Nga, thì Trung Quốc cũng dễ “noi theo” gương xấu ấy… Nữ văn sỹ nổi tiếng lập luận, Việt Nam bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi xâm lược và đàn áp nhân quyền của Nga chỉ một ngày sau khi Hà Nội vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là một sự phản bội nhân quyền, khiến cho Việt Nam thêm mất uy tín và sẽ bị cô lập trên thế giới.

Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét: “Việc Việt Nam bỏ phiếu phản đối lên án Nga sáp nhập Ukraine bất hợp pháp có thể gây hại cho Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu này làm xói mòn lòng tin của Hoa Kỳ và EU đối với Việt Nam như một đối tác tin cậy và thành viên xây dựng của cộng đồng quốc tế. Nếu cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt Nam có thể được coi là một phần của vấn đề vì đã tiếp tay cho Nga”. Ông Will Nguyễn, nhà vận động nhân quyền nói với phóng viên Đài RFA: “Tôi nghĩ nếu Hồ Chí Minh còn sống đến ngày hôm nay, ông ấy sẽ xấu hổ với chính phủ Việt Nam về việc họ bỏ phiếu trắng. Nếu thực sự “không có gì quý hơn độc lập và tự do”, lá phiếu ở UNGA lẽ ra phải rõ ràng là ủng hộ Ukraine. Và trước tình hình nguy hiểm ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã phản bội di sản của Hồ Chí Minh”. Nhà thơ Hoàng Hưng, một nhà phản biện xã hội từ Sài Gòn cho rằng, thái độ của Hà Nội khiến nhiều người thất vọng. Theo ông, Việt Nam hiện nay không muốn đối đầu với Nga, vì có nhiều liên quan giữa Hà Nội và Mátxcơva trong quốc phòng và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.

Thiết tưởng nên nhắc lại lập trường “tuyên bố một đằng, bỏ phiếu một nẻo” của đại diện Việt Nam tại UNGA. Từ ngày nổ ra chiến tranh, đã ba lần nền ngoại giao phản dân của ĐCSVN đã phản bội lợi ích quốc gia, làm nhục quốc thể. Nhà văn quân đội – Đại tá Phạm Đình Trọng – đã có cái nhìn thật sắc bén khi ông khái quát: “Trong khi hầu hết các quốc gia có mặt ở LHQ (trong hai lần 2/3 và 24/3 trước đây) đều bỏ phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ủng hộ Ukraine, thì cả hai lần ấy, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Hai lần người dân Việt Nam bị các lá phiếu trắng ấy làm nhục trước thế giới”. Và đến lần thứ ba hôm 7/4 vừa rồi, Đại tá Trọng tố cáo tiếp: “Lần thứ ba, 93 cánh tay cộng đồng nhân loại chỉ mặt cái ác của Putin ở Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. Đi xa hơn hai lần trước, lần này nhà nước Việt Nam bỏ phiếu chống. Chống lại 93 cánh tay chỉ mặt tội ác Putin – Nga. Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin – Nga”.

Phiếu trắng lần này cực kỳ nguy hiểm

Và lần thứ tư này, sau khi “quá tam ba bận”, ngày 13/10/2022, Việt Nam lại tiếp tục bỏ phiếu trắng, “theo voi hít bã mía” (bỏ phiếu theo Trung Quốc), không dám lên án hành động phi nhân phi pháp của Nga đối với Ukraine. Nhưng lá phiếu trắng lần này nguy hiểm gấp bội phần so với hai lần trước. Cũng đúng vào ngày bỏ phiếu nói trên (13/10), tại Hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở thủ đô Astana của Kazakhstan, Putin kích động tình cảm bài phương Tây ở các lãnh đạo châu Á. Với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đang siết chặt, ông Putin đã chuyển trọng tâm từ chiến đấu với phe trước đây bị ông cáo buộc là “tân phát xít” ở Kyiv sang đối đầu với “tập thể phương Tây” đang võ trang cho Ukraine, bị cho là có mục đích được mở rộng ảnh hưởng của phương Tây và thu hẹp ảnh hưởng của Nga. Putin lập luận: “Thế giới đang trở nên thực sự đa cực”. Và ông nói tiếp: “Và châu Á, nơi các trung tâm quyền lực mới đang xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là chủ chốt trong thế giới đó”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 13/10 đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine là một phần của “cuộc Thập tự chinh” của Nga chống lại nền dân chủ tự do. Trong khi đó, ở Việt Nam, thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine của Đảng và Nhà nước cộng sản phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệ. Bất chấp những thất bại và bước lùi gần đây trên chiến trường ở Ukraine cho thấy dấu hiệu Putin sa lầy và đang rơi vào tuyệt vọng, bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc lên án Nga vi phạm luật pháp quốc tế, một bộ phận giới tinh hoa ở Việt Nam vẫn khăng khăng thái độ ủng hộ các quyết định của ĐCSVN và của Tổng thống Putin về cuộc chiến. Thật đáng buồn cho hiện trạng “cọc đèn tối chân” này. Ký ức về một thời đã qua vẫn sâu nặng về người Nga “tốt bụng” và đất nước Xô-viết hùng vĩ, hoài niệm về một nền văn hoá bao dung và tình cảm quốc tế, sự giúp đỡ vô tư… là một trong những nguyên nhân của thái độ ủng hộ Putin, bất chấp bối cảnh thực tế đang thay đổi mạnh mẽ. Hơn thế, đằng sau tâm lý thù địch Mỹ và phương Tây là một thứ chủ nghĩa mang cội nguồn ý thức hệ cộng sản, được cho là có ưu thế trong điều kiện chiến tranh.

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đang sang tháng thứ tám và Điện Kremlin liên tiếp gặp nhiều thất bại trên chiến trường. Điều này khiến một số quan sát viên ngoại quốc cảnh báo rằng Putin nay như “con thú cùng đường” và sẽ có các phản ứng tàn bạo nhắm vào thường dân Ukraine để triệt hạ tinh thần chiến đấu của quốc gia này. Các tội ác của Nga đối với dân thường Ukraine ngày càng chồng chất trong khi nhà nước Việt Nam không nhận thức được thiện ác khi tiếp tục không lên án cuộc xâm lược của Nga. Nhiều nhà am hiểu thời sự ở Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả của các loại vũ khí này khi quân Nga đang thất thế trên chiến trường, bên cạnh tính phi nghĩa của cuộc xâm lược mà Mátxcơva đang tiến hành ở nước láng giềng. Nhưng quan trọng hơn chuyện vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước. Các nhà phân tích cho rằng, muốn bảo vệ được đất nước trước hết phải có chính nghĩa, vậy ủng hộ kẻ xâm lược có chính nghĩa không? Thứ hai, một nước như Việt Nam khi bị xâm lược, cần phải có sự ủng hộ của đại đa số các nước, trong đó các nước hùng mạnh, văn minh. Vậy Nga có phải là nước hùng mạnh và văn minh không? Vậy, Việt Nam còn “kiên định” đi với Nga đến bao giờ?

Hải Lê / VOA

Những tháp đá khổng lồ hơn 3000 năm tuổi của nền văn minh Nuragic ở Ý

Getty Images

Ngỡ là sẽ không tìm thấy gì ngoài một đống đá lớn, tôi đi theo các biển báo ra khỏi đường xe chạy đến một bãi đậu xe nhỏ, và nó ở đó, vươn lên từ khung cảnh bằng phẳng, xanh tươi với đầy những bông hoa nhỏ màu trắng, với vài con lừa rải rác xung quanh: Nuraghe Losa. 

Nhìn từ xa, nó giống như lâu đài cát lớn với phần chóp vỡ ra, nhưng khi tôi đi về phía nó, tôi bắt đầu nhận ra kích thước khổng lồ của công trình trước mặt. 

Biểu tượng của Sardinia

Nuraghi là những tháp đá hình nón khổng lồ nằm rải rác giữa khung cảnh đảo Sardinia của Ý. 

Được xây dựng từ năm 1600 đến năm 1200 trước Công nguyên, những pháo đài bí ẩn Thời Đồ Đồng này được xây nên bằng cách cẩn thận chất những phiến đá lớn cắt giũa thô, mỗi phiến nặng vài tấn, chồng lên nhau trong cấu trúc được cắt gọt. 

Ngày nay, hơn 7.000 nuraghi vẫn có thể được nhìn thấy trên khắp hòn đảo lớn thứ hai của Địa Trung Hải. 

Từ lòng chảo bằng phẳng của đồng bằng Campidano phía nam Sardinia đến những đỉnh đồi gồ ghề và thung lũng rải đầy sỏi granite ở vùng Gallura phía bắc, những công trình cự thạch này sừng sững trên các tuyến đường giao thương cổ xưa, các điểm vượt sông và các địa điểm linh thiêng. Các tòa nhà hình tổ ong có thể nhận ra ngay lập tức này không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, và do đó chúng đã trở thành biểu tượng của Sardinia.

Getty Images

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào hay tại sao người Sardinia Thời Đồ Đồng của nền văn minh Nuragic đã xây những tháp đồ sộ này.

Có những thuyết được nêu ra về công dụng của chúng, từ để làm công sự và chỗ ở đến trữ thực phẩm, nơi thờ phượng hay thậm chí là đài thiên văn. Nhiều khả năng là chúng được dùng cho một số mục đích này trong suốt lịch sử tồn tại của chúng, vì các tháp này vẫn giữ vai trò trung tâm trong cuộc sống Nuragic trong nhiều thế kỷ.

Năm 1953, nhà khảo cổ học nổi tiếng nhất của Sardinia, Giovanni Lilliu, viết trên tạp chí Le vie d’Italia của Ý: “Nuraghi đối với Sardinia gần giống như kim tự tháp đối với Ai Cập và Đấu trường La Mã đối với Rome: bằng chứng không chỉ của nền văn minh hưng thịnh và năng động trong lịch sử mà còn của khái niệm tâm linh để tạo ra biểu hiện bề ngoài của nó là sự hoành tráng và trường tồn.”

Lilliu nổi tiếng nhất trong việc khai quật khu định cư Nuragic tinh vi nhất trên đảo: khu Su Nuraxi được UNESCO công nhận, bao gồm một tháp đá trung tâm kiên cố được bao quanh bởi cấu trúc tổ ong của những túp lều đá tròn, lồng vào nhau tràn xuống sườn đồi. 

Ngoài Su Nuraxi, hai trong số những nuraghi quan trọng nhất ở Sardinia là Nuraghe Arrubiu – pháo đài năm thùy đồ sộ có tháp trung tâm dài 30 mét là một trong những cấu trúc cao nhất ở châu Âu thời Đồ Đồng – và Losa, gồm một tháp canh trung tâm được bao quanh bởi ba tòa tháp nhỏ hơn được một bức tường bao bọc. 

Ngày nay, công trình này cao 13 mét, nhưng vào thời hoàng kim, các chuyên gia ước tính nó cao gần gấp đôi.

Getty Images

Tác phẩm điêu khắc đồng

Bước vào Losa qua khoảng trống hẹp trên bức tường đá phủ đầy địa y, tôi tìm thấy những lối đi tối tăm, được dựng nên bằng những tảng đá lớn hình, tròn, dẫn theo các hướng khác nhau; và phía trên tôi, là trần 3.300 năm tuổi giống như hình nón quả thông ngược. 

Trước sự ngạc nhiên và sửng sốt vô cùng của tôi, một cầu thang xoắn ốc ẩn trong bức tường trong dẫn lên mái. Mặc dù bị mòn thành dốc đá ở một số nơi, cầu thang vẫn hoạt động hoàn hảo đến mức tôi đã đi lên đi xuống nhiều lần, tưởng tượng ra những người đã lê bước lên những bậc thang này trước tôi.

Đỉnh tháp đem đến một điểm cao hoàn hảo mà từ đó người Nuragic có thể nhìn ra quang cảnh rừng cây vốn vào lúc đó còn hoang sơ để canh chừng các mối đe dọa tiềm ẩn. 

Có lẽ họ cũng phát hiện ra các nuraghi khác ở đằng xa, khiến các sử gia tin rằng các cấu trúc này không chỉ là biểu tượng cho quyền lực và của cải, mà còn là chuỗi liên lạc trên khắp đảo – ‘hơi giống Internet’, Manuela Laconi từ Paleotur, tổ chức quản lý Nuraghe Losa, cho biết.

Kể từ năm 2002, Laconi đã tham gia vào công tác bảo tồn Losa, và bà vẫn say mê với nơi này và những bí mật của nó. “Tôi cảm thấy rất tự hào được làm việc ở đây,” bà nói. “Công trình kiểu này rất quan trọng đối với người Nuragic, và nó vẫn rất quan trọng đối với hòn đảo chúng tôi. Đó là văn hóa của chúng tôi, truyền thống của chúng tôi.”

Kiki Streitberger

Nhưng những người thợ xây và thợ thủ công lành nghề đã cư trú ở Sardinia vào thời điểm đế chế Ai Cập đang ở đỉnh cao này là ai?

Người Nuragic được đặt tên theo kỳ công kỹ thuật dễ nhận biết nhất của nền văn minh của họ. Vì họ không để lại bất kỳ tài liệu bằng chữ viết nào, những gì chúng ta biết về cuộc sống của họ là bức tranh ghép hình không hoàn chỉnh được ghép lại với nhau bằng các công trình, công cụ và dụng cụ bếp được tìm thấy ở nơi ở của họ và quan trọng nhất là qua các tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng đồng và tinh tế của họ (bronzetti). 

Bảo tàng Anh ở London có vài tác phẩm như vậy, nhưng bộ sưu tập hoàn chỉnh nhất được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Cagliari, thủ phủ  Sardinia. 

Ở đó, bạn có thể gặp trực diện một tù trưởng Sardinia cổ đại mặc áo choàng dài với một con dao găm nghi lễ buộc vào ngực. Các nhân vật nữ mặc áo dài quá gối và áo thụng thẳng với mũ cao, rộng vành được cho là nữ tu sĩ, trong khi những người khác ôm binh lính và em bé dường như là người chăm sóc.

Nhiều tượng nhỏ mang quà là thức ăn. Một tượng đeo trên vai một con dê nhỏ và một tượng khác dường như đưa ra đĩa bánh rán thời đồ đồng. “Chúng đại diện cho tất cả các khía cạnh khác nhau của xã hội Nuragic,” Nicola Pinna ở Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Cagliari nói.

Tuy nhiên, đại đa số bronzetti là chiến binh, khiến các học giả nghĩ rằng người Nuragic là xã hội kiểu chiến tranh được tổ chức thành các binh đoàn quân sự. Binh lính và cung thủ cầm kiếm và gậy được khắc họa đội mũ có lông hay có sừng và cổ áo kim loại cao. Nhiều tượng mang khiên tròn, và một số được bảo vệ bằng áo giáp và mặt nạ tinh vi để khiến đối thủ sợ hãi. “Đó là nền văn minh quân sự… nơi các gia tộc chiến đấu với nhau,” Pinna nói.

Getty Images

Bronzetti có trên khắp Sardinia – trong tháp, lăng mộ và đền thờ. Nhưng số lượng nuraghi cao bất thường đã được khai quật ở gần 70 giếng thiêng mà người Nuragic đã xây trên khắp đảo, khiến các chuyên gia tin rằng chúng là những lễ vật hiến tế cho các vị thần.

Giếng thiêng

Như Lilliu chỉ ra trong nhiều ấn phẩm của ông, thực hành tôn giáo Nuragic có liên quan đến tục thờ cúng nước.

Giếng thiêng được bảo tồn tốt nhất là Thánh địa Santa Cristina, nằm ở làng Paulilatino, ở miền trung phía tây đảo. “Sự hoàn hảo và kích thước của nó là những đặc điểm quan trọng nhất,” Sandra Passiu, vốn đã tham gia việc bảo trì địa điểm này trong 20 năm qua, cho biết. 

Trên cao nguyên được bao quanh bởi những cây ô liu, một cầu thang tam giác được xây từ các khối bazan được cắt gọt hoàn hảo đến mức nó dường như chỉ mới được làm hôm qua dẫn xuống giếng thiêng bên trong khoang hình vòm dưới lòng đất. Đền giếng được thiết kế để thẳng hàng hoàn hảo với các điểm phân, và mỗi năm vào tháng Ba và tháng Chín, mặt trời chiếu sáng nước dưới đáy giếng.

Getty Images

“Khi xảy ra điểm phân, khi mặt trời hoàn toàn thẳng hàng với đền, có năng lượng rất mạnh, sự tích cực, một hình thức an lạc,” Passiu nói. “Phi thường hơn nữa, cứ sau 18 năm rưỡi, khi Mặt Trăng ở điểm cao nhất trên bầu trời, ánh sáng của nó chiếu qua lỗ nhỏ ở giữa mái vòm phía trên giếng để phản chiếu lên mặt nước bên dưới. Lần xảy ra kế tiếp là vào tháng 6 năm 2024.”

Trong những năm gần đây, sự gia tăng nghiên cứu khảo cổ học đang cho ta biết nhiều điều hơn về nền văn minh này. Đầu năm nay, hãng thông tấn hàng đầu của Ý, ANSA, đưa tin rằng hai bức tượng sa thạch đã được khai quật tại nghĩa trang nổi tiếng nhất của Sardinia, Mont’e Prama.

Các tác phẩm điêu khắc 3.000 năm tuổi cao từ 2 đến 2,5 mét là hai thành viên mới nhất của đội quân hùng hậu các cung thủ, chiến binh và võ sĩ được cho là đã bảo vệ nghĩa trang Nuragic.

Nguồn gốc và mục đích chính xác của những tác phẩm điêu khắc này vẫn còn bí ẩn, nhưng chúng đã trở thành gương mặt đại diện cho quá khứ Nuragic của Sardinia kể từ khi hai nông dân vô tình phát hiện ra nghĩa trang vào năm 1974.

Các nhà khảo cổ, sử gia và chính trị gia rất hào hứng với những phát hiện mới nhất này và hy vọng rằng sẽ có nhiều tiền hơn dành cho khai quật khảo cổ trong những năm tới, để làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc cổ xưa của Sardinia.

Kiki Streitberger

Đối với người Sardinia, hàng ngàn nuraghi và những dấu vết khác của nền văn minh của họ không chỉ là những lời nhắc về quá khứ, mà còn là phần phổ biến của hiện tại. 

Theo nhiều cách, chúng là biểu hiện vật lý của cốt cách Sardinia.

“Tôi không phải người Ý, tôi là người Sardinia,” Laconi nói, một cảm giác được nhiều người dân trên đảo chia sẻ. “Sardinia không phải là Ý.”

Các truyền thống liên quan đến tập quán Nuragic vẫn sống trên những chiếc mặt nạ sừng được đeo tại các lễ hội và trong âm thanh giống như kèn túi của launeddas, cây sáo ba lớp trên tay của một tác phẩm điêu khắc Nuragic bằng đồng.

Mặt trời cao trên bầu trời xanh, tôi bỏ lại Nuraghe Losa phía sau và đi bộ trở lại qua đồng hoa, biết rằng vẫn còn cả một ngôi làng đang chờ được khai quật dưới chân tôi.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

  • Kiki Streitberger / Vai trò,BBC Travel

Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ sẽ ra sao?

Những hòm phiếu cuối cùng ở Bờ Tây đã đóng lại; có tiểu bang Bờ Đông đã kiểm phiếu xong – nước Mỹ vừa đi qua một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hết sức gay cấn mà nhiều người cho rằng là một phép thử độ bền của nền dân chủ lâu đời nhất thế giới. Sau cuộc bầu cử này, chính trị nước Mỹ sẽ ra sao?

Kết quả sơ bộ về bầu 35 thượng nghị sĩ ở Thượng Viện, 435 dân biểu Hạ Viện và 36 thống đốc tiểu bang đã lần lượt hiện lên màn hình ti vi ở từng gia đình dù phải mất vài ngày, thậm chí hàng tuần trước khi kết quả chính thức được xác nhận.

Và dự đoán của các tổ chức thăm dò ý kiến cử tri và cơ quan truyền thông có vẻ đúng:

Cuộc cạnh tranh giữa hai đảng Cộng Hòa (đỏ) và Dân Chủ (xanh) diễn ra sát nút. Ba giờ sau khi đóng cửa phòng phiếu, vào lúc 11 giờ tối ngày bầu cử, thứ Ba 8 tháng Mười Một 2022 giờ California, ở Thượng Viện Dân Chủ đã giành được 48 ghế, Cộng Hòa 47 ghế (đảng nào giành được 51 ghế sẽ có vị thế đa số); ở Hạ Viện, số ghế màu xanh là 163 và số ghế đỏ là 190 (đảng đa số phải có tối thiểu 218 ghế); có 24 tiểu bang bầu thống đốc là người Cộng Hòa và 20 tiểu bang có thống đốc Dân Chủ. Hoạt động kiểm phiếu đang tiếp tục diễn ra.

Trước khi bầu cử, truyền thông và các tổ chức thăm dò ý kiến cử tri nhận định, đảng Cộng Hòa có cơ may giành được đa số ở Hạ Viện, ngang ngửa hoặc có phần nhỉnh hơn ở Thượng Viện; nghĩa là đảng Cộng Hòa có thể kiểm soát Quốc Hội Mỹ sau hai năm đảng Dân Chủ chiếm vị thế đa số mỏng manh. 

Nếu như vậy, cơ cấu quyền lực của Mỹ sẽ được phân chia thành: nhánh Hành pháp do đảng Dân Chủ kiểm soát với Tổng thống Joe Biden ở Tòa Bạch Ốc, nhánh Lập pháp do đảng Cộng Hòa kiểm soát với đảng Dân Chủ ở vị thế đối lập và nhánh Tư pháp độc lập nhưng có phần nghiêng về phía Cộng Hòa với các thẩm phán có quan điểm bảo thủ chiếm hai phần ba số thẩm phán Tối cao Pháp Viện.

Những người lạc quan cho rằng, đó là điều tốt vì nó giúp đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng “độc đảng”, có lập pháp làm đối trọng với hành pháp, kiểm soát và cân bằng quyền lực theo đúng tinh thần “tam quyền phân lập”; không cho phép xảy ra tình trạng độc tài khi một đảng nắm trọn cả ba nhánh quyền lực. 

Một ủng hộ viên của ông Lee Zeldin (Cộng Hòa) bật khóc nức nở khi thấy chức thống đốc tiểu bang New York đã rơi vào tay bà Kathy Hochul của đảng Dân Chủ sau cuộc kiểm phiếu tối ngày 811-2022. Ông Zeldin vẫn chưa nhận thất bại. Ảnh David Dee Delgado/Getty Images)

Nhưng mặt trái của sự phân quyền là sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ và tê liệt của nước Mỹ.

Văn hóa dân chủ đề cao sự tương nhượng. Đường lối chính sách của hai đảng rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau gay gắt. Nhưng trước kia, các chính trị gia được bầu lên thường phải làm việc cho dân cho nước chứ không riêng cho đảng mình; gặp vấn đề có nhiều ý kiến khác biệt, họ thường phải bàn bạc, thỏa hiệp để cùng đi đến một giải pháp có lợi nhất cho đất nước dù phải gác lại những ưu tiên của đảng mình. Không ai tự cho mình là đúng đắn tuyệt đối, không ai coi đảng đối lập là kẻ thù cần phải tiêu diệt.

Những năm gần đây tình hình đã thay đổi; văn hóa dân chủ đã dần dần bị xói mòn, các chính trị gia hai đảng nhìn nhau bằng con mắt thù hận;  hai nhánh hành pháp và lập pháp không tìm được tiếng nói chung trong những vấn đề quốc gia đại sự. Ở Quốc Hội mỗi khi thông qua một dự luật nào đó, các dân biểu và nghị sĩ thường bỏ phiếu theo lập trường của đảng mình, không chấp nhận tương nhượng hay thỏa hiệp.

Nhiều dự luật chết từ trong trứng do không hội đủ túc số 60 phiếu thuận ở một Thượng Viện chia đều 50 Dân Chủ, 50 Cộng Hòa. Đó là hiện tượng chia rẽ, hay phân cực, trong sinh hoạt chính trị Mỹ hiện nay, cản trở sự đoàn kết, thống nhất cần thiết để giải quyết những vấn nạn của đất nước.

Trong hai năm đầu cầm quyền, Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy được một số đạo luật có tác động lớn để xử lý đại dịch COVID, tái thiết cơ sở hạ tầng quốc gia, ứng phó với biến đổi khí hậu và gia tăng sức cạnh tranh của kinh tế Mỹ trước đối thủ Trung Quốc. Tính cách và kinh nghiệm hơn bốn thập niên làm việc ở Thượng Viện và Tòa Bạch Ốc đã giúp ông Biden đứng được trước sự chống đối quyết liệt của đảng Cộng Hòa nhưng không giúp ông đoàn kết được hai đảng.

Cho đến nay, hơn 60% những người Cộng Hòa vẫn tin câu chuyện hoang đường của cựu Tổng thống Donald Trump rằng cuộc tổng tuyển cử 2020 bị gian lận để cho rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden là “bất hợp pháp”. Thăm dò mới nhất ghi nhận chỉ 39% cử tri Mỹ ủng hộ Tổng thống Biden. 

Nếu may mắn mà đảng Dân Chủ giữ được thế đa số tại Hạ Viện sau cuộc bầu cử này, ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục đưa ra những đạo luật mới cấm mua bán súng trường tấn công, cải thiện quyền bầu cử cho người thiểu số và đưa thành quyền hiến định việc lựa chọn sinh sản của phụ nữ trên toàn quốc. Đảng Cộng Hòa tất nhiên sẽ phản đối dữ dội. 

Còn nếu chẳng may trở thành tổng thống “vịt què” (lame duck), ông Biden chắc chắn sẽ bị trói tay trói chân.

Qua phát ngôn của các ứng cử viên, người ta e rằng Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát sẽ ngăn chặn những dự luật mà đảng Dân Chủ ưu tiên như quyền sinh sản, chăm sóc trẻ em hoặc chương trình chống biến đổi khí hậu. Đảng Cộng Hòa cũng sẽ siết lại các chương trình an sinh xã hội để giảm nợ công quốc gia và thực hiện những cuộc điều tra gây tranh cãi về chính quyền Biden và gia đình ông. 

Trước mắt, Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát sẽ giải tán ủy ban điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng Giêng 2021 tại trụ sở Quốc Hội, ngăn cản các cuộc điều tra hình sự đối với cựu Tổng thống Trump và giảm hoặc chấm dứt viện trợ của Mỹ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine.

Dân biểu Abigail Spanberger (Dân Chủ – Virginia) vui mừng bên người thân sau khi tái trúng cử dân biểu Hạ Viện liên bang tối 8-11-22. Ảnh Anna Rose Layden/Getty Images.

Đi xa hơn, những người bi quan hơn cho rằng, thắng lợi của đảng Cộng Hòa – nhất là đảng Cộng Hòa MAGA trung thành với cựu Tổng thống Trump – nước Mỹ có thể bị rơi vào chế độ chuyên chế kiểu mới, giống như nước Hungary hiện nay: Một nền dân chủ chỉ tồn tại trên giấy trong khi thực chất là một chế độ chuyên chế đề cao chủ nghĩa quốc gia dân tộc vị chủng (ethnonationalism), đặt lợi ích dân tộc lên trên nghĩa vụ quốc tế, chống người nhập cư và đề cao bạo lực. 

Đảng Cộng Hòa Mỹ không che giấu việc họ coi Hungary là một mẫu mực để theo đuổi; họ ca tụng Thủ tướng Hungary Viktor Orban và mời ông ta làm diễn giả chính tại hội nghị chính trị của đảng Cộng Hòa, bất chấp việc Liên minh Âu Châu (EU) coi Hungary như một kẻ phá bĩnh, chuyên thọc gậy bánh xe mỗi khi EU đưa ra một chính sách đối ngoại quan trọng nào đó, như chính sách giải quyết vấn đề di dân, chính sách năng lượng hoặc việc ủng hộ Ukraine.

Nhà bình luận Paul Krugman của báo The New York Times, một giáo sư kinh tế học đoạt giải Nobel thậm chí còn cho rằng, nếu nước Mỹ rơi vào sự cai trị độc đảng thì sẽ tệ hại hơn, xấu xí hơn những gì đang thấy ở Hungary. “Nếu MAGA thắng, có lẽ chúng ta sẽ thấy mình mong ước chế độ cai trị của họ sẽ bao dung dung hơn, nhân hậu hơn và không bạo động như chế độ của Orban hiện hành”, ông Krugman viết ngay trước ngày bầu cử giữa kỳ.

Có thể tình hình nước Mỹ sau bầu cử sẽ không đến nỗi đen tối như vậy nhưng nếu đảng Cộng Hòa chiến thắng thì sự chia rẽ chắc chắn sẽ trầm trọng hơn, xã hội sẽ hỗn loạn hơn những năm vừa qua.

Về đối ngoại, nếu sau bầu cử, những kẻ Cộng Hòa cực đoan lên nắm quyền và đưa Washington thay đổi theo hướng “Nước Mỹ trước hết” (America First), thì có khả năng các nhà độc tài như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong Un được khích lệ để thêm liều lĩnh trong mưu đồ bành trướng. Những kẻ diều hâu ở Moscow đã mong đợi một nước Mỹ hỗn loạn, thậm chí nội chiến do chia rẽ chính trị và người dân mất niềm tin vào kết quả bầu cử.

Khi đó Mỹ sẽ không có khả năng tiếp tục thực hiện chính sách Ukraine và cũng không có khả năng tiếp cứu cho Đài Loan nếu Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược và thâu tóm hòn đảo tự trị này. Bên kia đại dương, ông Tập Cận Bình đang mong đợi “Người Mỹ chống người Mỹ” như nhan đề cuốn sách best-seller của Vương Hỗ Ninh, quân sư của ba đời tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc.  

Dân biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa – California), người có kế hoạch lên thay bà Nancy Pelosi trong cương vị chủ tịch Hạ Viện, đã tuyên bố nếu giành được Hạ Viện, đảng Cộng Hòa sẽ giảm hoặc chấm dứt viện trợ cho cuộc kháng chiến của Ukraine – tuyến đầu của cuộc chiến tranh giữa dân chủ và độc tài như Tổng thống Biden nhiều lần nhấn mạnh. Nếu viện trợ của Mỹ bị cắt, thất bại của Ukraine trong cuộc chiến chống Nga là chắc chắn.

Với những người tị nạn đã chọn nước Mỹ làm quê hương, sự kiện nước Mỹ bị chia rẽ và tê liệt là chuyện buồn và thất vọng. Triển vọng về một nước Việt Nam tự do và dân chủ dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ xem ra cũng xa vời hơn. Tất cả tùy vào lá phiếu mà cử tri Mỹ lựa chọn hôm nay.

Hiếu Chân / Saigon Nhỏ