Cửu vị thần công – biểu tượng sức mạnh của triều Nguyễn

Dù là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần bảo vệ kinh thành. Tất cả chín khẩu đều được phong “Thần Oai vô địch thượng tướng quân”.

Cửu vị thần công (9 khẩu thần công) ở Huế là một trong những hiện vật lịch sử quý giá và độc đáo nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Các khẩu thần công này được xếp thành hai nhóm, nhóm thứ nhất gồm 4 khẩu Xuân – Hạ – Thu – Đông, đặt sau cửa Thể Nhơn của Kinh thành, nhóm thứ hai gồm 5 khẩu Kim – Mộc – Thuỷ – Hỏa – Thổ, đặt sau cửa Quảng Đức. Xưa kia các cỗ súng này được đặt trước cửa Ngọ Môn, đến đời vua Khải Định thì được dời ra tại vị trí như ngày nay.

Tương truyền, sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho các nghệ nhân tập trung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Việc đúc súng bắt đầu từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.

Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn).

Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.

Ngoài hoa văn, trên súng còn khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.

Tất cả chín khẩu đều được phong “Thần Oai vô địch thượng tướng quân”. Phong vị và nội dung bài sắc phong đều được khắc trực tiếp trên thân thần công.

Tên từng khẩu thần công được khắc ở phần đuôi. Trong ảnh là khẩu thần công tên “Thổ” trong cụm 5 khẩu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Bệ súng bằng gỗ quý cũng được chạm trổ hình rồng rất kỳ công.

Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.

Dưới triều Nguyễn, thường có quan quân canh gác 9 khẩu thần công này thường xuyên và vua thường tổ chức các lễ cúng tế rất lớn. Kể từ năm 1886, việc cúng tế bị bãi bỏ, nhưng lính bảo vệ vẫn thường tự mình cúng tế Cửu vị thần công.

Bên cạnh giá trị lịch sử, ngày nay Cửu vị thần công còn được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật chế tác đồ đồng thời nhà Nguyễn. Năm 2012, Cửu vị thần công được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Có một câu chuyện đặc sắc về Cửu Vị Thần Công được sử nhà Nguyễn ghi lại như sau: Vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân đã cột ngựa rất mạnh để kéo, nhưng súng không hề nhúc nhích. Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: “Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước”.Kỳ lạ thay, sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng rất nhẹ nhàng. Người ta đồn rằng những lời lẽ của vua đã chạm được đến Thần súng, khiến Ngài chấp thuận yêu cầu phục vụ cho đất nước.Có ý kiến cho rằng đây chỉ là một giai thoại mà các sử gia thời Tự Đức dựng lên để tô vẽ cho ông vua cùa mình, vì trên thực tế Cửu Vị Thần Công chưa một lần tham chiến mà chỉ ở Kinh thành Huế từ khi được đúc cho đến bây giờ.Có lẽ giai thoại trên bắt nguồn từ một thực tế là dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng thần công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn chút ít, đặt ở bên phải Ngọ Môn, đối xứng với Cửu Vị Thần Công ở bên trái từ thời Gia Long.9 khẩu thần công của vua Tự Đức đã được điều vào tham chiến ở Gia Định (Sài Gòn), Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Sau những thăng trầm của lịch sử, không còn ai biết số phận của 9 khẩu súng lớn này ra sao…

.Theo Kiến Thức VN

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, ‘cái nôi’ của giải ‘Nobel giáo dục’

Vốn được biết đến là một quốc gia giàu có về dầu mỏ nhưng Qatar còn được xếp top đầu thế giới về nền giáo dục chất lượng cao.

Tiến sĩ Abdulla bin Ali Al-Thani, thành viên hoàng tộc Qatar, cựu giảng viên đại học từng đưa ra quan điểm giáo dục khiến nhiều người vô cùng bất ngờ: “Dầu mỏ và khí đốt không mang tới may mắn kéo dài. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là nên tập trung vào thứ gì đó bền vững. Trong đó, đặt giáo dục làm ưu tiên chính là cách duy nhất để tiến lên, đặc biệt là trong thế giới Ả Rập”.

Tuy nhiên, một hệ thống giáo dục chất lượng cao không thể trở nên tốt lên trong một đêm. Vì vậy, Qatar quyết định bắt tay với các đối tác nước ngoài và tới năm 2012, trong khuôn viên thành phố giáo dục (Education City) ở Qatar, đã có tới 8 trường ĐH quốc tế, chủ yếu là Mỹ, đã thiết lập cơ sở giáo dục. Hiện tại, đã có hơn 300 trường quốc tế thiết lập tại Qatar.

Nhắc tới thành phố giáo dục, đây là một sáng kiến của Quỹ Giáo dục, Khoa học và Phát triển cộng đồng Qatar từ năm 1997, nằm ở ngoại ô thủ đô Doha, sở hữu diện tích 14 km2 và chứa các cơ sở giáo dục từ trường học, khu nghiên cứu đến chi nhánh của các trường đại học nước ngoài. Phần lớn các trường ĐH ở đây đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính.

Qatar là một quốc gia nhỏ nằm ở phía Đông Bắc vùng duyên hải của bán đảo Ả Rập, diện tích hơn 11.000km2, dân số gần 3 triệu người. Tuy vậy, Qatar vốn được biết đến là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với nguồn tài nguyên dồi dào từ dầu mỏ và khí đốt. Được biết, nền giáo dục của đất nước này được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn thu từ dầu mỏ.

Vì không muốn dầu mỏ cạn kiệt, nền kinh tế thịnh vượng cũng biến mất theo nên Qatar đã đầu tư nghiêm túc cho nền giáo dục. Năm 2021, Qatar đứng đầu danh sách các quốc gia Ả Rập trong Chỉ số chất lượng giáo dục thế giới của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Hiện tại, Qatar đứng thứ 4 trên thế giới và số 1 trong khu vực Ả Rập về chất lượng giáo dục.

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, cái nôi của giải Nobel giáo dục - Ảnh 1.

Những nguyên tắc trong giáo dục

Phong trào cải cách mang tên Giáo dục kỷ nguyên mới (EFNE) với khẩu hiệu “Sinh viên được đặt vào trung tâm của việc giảng dạy” đã thúc đẩy sự khởi sắc của Qatar vào những năm đầu thế kỷ 21. Các tiêu chuẩn giảng dạy mới đã được thiết lập ngay từ lớp 1-12, đặc biệt là các môn Toán, Khoa học, Tiếng Anh và Tiếng Ả Rập.

Hơn hết, phong trào cải cách này cũng yêu cầu học sinh nên chủ động và chịu trách nhiệm trong việc học tập, còn giáo viên sẽ đóng vai người hướng dẫn và hỗ trợ thay vì chỉ truyền đạt kiến thức như trước. Giáo viên cũng được khuyến khích thiết kế chương trình giảng dạy riêng để học sinh có nhiều trải nghiệm học tập hơn.

“Cái nôi” của giải “Nobel giáo dục”

Qatar là đất nước đầu tiên tạo ra một giải thưởng danh giá, có ý nghĩa tương đương với giải Nobel từ năm 2011. Đó là giải thưởng WISE trị giá 500.000 USD. Giải thưởng này sẽ công nhận một cá nhân hoặc một nhóm tối đa 6 người vì những đóng góp nổi bật mang tầm quốc tế cho giáo dục. Người đầu tiên nhận giải thưởng này là Fazle Hasan Abed đến từ Bangladesh vì những nỗ lực mang nền giáo dục tiểu học tới những cộng đồng nghèo nhất trên thế giới, từ Afghanistan đến Nam Sudan.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

“Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của giáo dục ở mọi nền xã hội, tạo ra nền tảng cho các giải pháp thực tiễn và sáng tạo, giúp giảm bớt một số thách thức mà giáo dục thế giới đang phải đối mặt”, website chính thức dẫn lời chủ tịch Quỹ.

Trường đại học nổi tiếng nhất

Không chỉ sở hữu cảnh quan đẹp tuyệt vời, Đại học Qatar – một trường đại học nghiên cứu công lập nằm ở ngoại ô phía bắc của thủ đô Doha – còn được biết đến là nơi sở hữu chất lượng đào tạo tốt nhất của Qatar. Thành lập vào năm 1973, Đại học Qatar sở hữu 10 trường thành viên trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghệ thuật và Khoa học; Kinh doanh và Kinh tế; Giáo dục; Kỹ thuật; Luật; Sharia và Nghiên cứu Hồi giáo; Dược; Khoa học Sức khỏe…

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, cái nôi của giải Nobel giáo dục - Ảnh 2.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, cái nôi của giải Nobel giáo dục - Ảnh 3.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, cái nôi của giải Nobel giáo dục - Ảnh 4.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, cái nôi của giải Nobel giáo dục - Ảnh 5.

Là trọng điểm của nền giáo dục Qatar nên đầu vào trường không hề dễ, một trong số những tiêu chuẩn đó là sinh viên phải đạt chuẩn nhất định về Toán và tiếng Anh. Nhiều sinh viên không muốn mình bị thụt lùi so với chúng bạn nên thậm chí phải theo các khóa dự bị trước khi được nhận vào học chính thức.

Đến nay, các cựu sinh viên nổi bật của trường có thể kể đến như: Moza bint Nasser – Con gái của Nasser bin Abdullah Al-Missned, một nhà hoạt động đối lập nổi tiếng và là cựu lãnh đạo liên minh Al Muhannada của Bani Hajer; Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani – Phó thủ tướng Qatar; Mariam Al Maadeed – Nhà khoa học người Qatar; Nasser Al-Khelaifi – Doanh nhân, chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain…

BXH Đại học Thế giới năm 2022 của Quacquarelli Symonds (QS) mới đây đã công bố Đại học Qatar nằm trong top 224 trường đại học tốt nhất thế giới (tăng 21 bậc so với năm ngoái). Trong tương lai, trường đặt mục tiêu xếp hạng trong top 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

Theo Lân Lan / Phụ nữ Việt Nam

Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập

Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập

Ở Nhật Bản, bí quyết để sống lâu hơn, hạnh phúc hơn và viên mãn hơn có thể tóm gọn trong một từ: Ikigai.

Trong tiếng Nhật, iki có nghĩa là “sống” và gai có nghĩa là “lý do” – nói cách khác, ikigai có nghĩa là lý do để bạn sống. Hệ tư tưởng này có từ thời Heian (794 đến 1185 sau Công nguyên), nhưng chỉ trong hơn thập kỷ qua, nó mới thu hút được sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Lối sống ikigai đặc biệt nổi bật ở Okinawa, một nhóm đảo phía nam lục địa Nhật Bản (Nó còn được đặt biệt danh là “Vùng đất của những người bất tử” vì tỷ lệ người sống trăm tuổi ở đó là cao nhất trên thế giới.)

“Lý do bạn thức dậy vào buổi sáng”

Trong một bài nói chuyện trên TED năm 2009 có tiêu đề “Làm thế nào để sống đến hơn 100 tuổi”, nhà báo Dan Buettner đã khám phá những đặc điểm lối sống của 5 nơi trên thế giới – nơi mọi người sống lâu nhất. Trong tất cả các “vùng xanh”, như Buettner định nghĩa, người dân Okinawa có tuổi thọ cao nhất. 

“Ở Mỹ, chúng ta chia cuộc sống trưởng thành của mình thành hai loại: Cuộc sống công việc và cuộc sống hưu trí. Ở Okinawa, thậm chí còn không có từ nào cho việc nghỉ hưu. Thay vào đó, chỉ chỉ có từ ‘ikigai’, về cơ bản có nghĩa là ‘lý do để bạn thức dậy vào buổi sáng.'”, anh ấy nói.

Buettner trích dẫn ikigai của một số người dân Okinawa: Đối với một ngư dân 101 tuổi, lý do đó là đánh bắt cá cho gia đình ông ba lần một tuần; đối với một cụ bà 102 tuổi, đó là ôm đứa cháu gái nhỏ xíu của bà (điều mà bà miêu tả là “giống như nhảy lên thiên đường”); đối với một bậc thầy karate 102 tuổi, đó là dạy võ thuật.

Kết hợp lại với nhau, những giá trị sống đơn giản này cho ta thấy điều tạo nên bản chất của ikigai: Ý thức về mục đích, ý nghĩa và động lực trong cuộc sống.

Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập - Ảnh 1.

Lợi ích sức khỏe của ikigai 

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những lý do đằng sau một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Mặc dù câu trả lời là sự kết hợp giữa gen tốt, chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng có những nghiên cứu cũng gợi ý rằng việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cũng là một nhân tố quan trọng.

Trong một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Tohoku, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 50.000 người tham gia (tuổi từ 40 đến 79) và phát hiện ra rằng những người có ikigai trong đời có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nói cách khác, 95% số người được hỏi có ikigai vẫn còn sống sau 7 năm kể từ cuộc khảo sát ban đầu so với 83% người không có.

Không thể nói liệu ikigai có đảm bảo tuổi thọ trong cuộc sống thông qua nghiên cứu đơn lẻ này hay không, nhưng những phát hiện cho thấy rằng ý thức về mục đích sống có thể khuyến khích một người xây dựng cuộc sống hạnh phúc và phong phú.

Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập - Ảnh 2.

Tìm kiếm ikigai bên trong của bạn

Không có một cách duy nhất để tìm ra ikigai của bạn, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi một vài câu hỏi đơn giản: Điều gì khiến bạn hạnh phúc? Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Bạn đánh giá cao điều gì (và ai)? Điều gì thúc đẩy bạn thức dậy vào buổi sáng?

Việc tìm kiếm ikigai chắc chắn sẽ mất thời gian. Bí mật mà tôi thường nói với mọi người là thực hành năm điều, bằng cách áp dụng những điều này vào cuộc sống của mình, bạn có thể cho phép ikigai bên trong của mình phát triển.

1. Bắt đầu từ những việc nhỏ

Bắt đầu từ những việc nhỏ và thực hiện từng bước một cách cẩn thận, rồi nó áp dụng cho mọi việc bạn làm trong cuộc sống.

Chẳng hạn, những người nông dân dành tất cả thời gian và công sức của họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và ngon nhất. Họ làm đất cẩn thận. Họ cắt tỉa và tưới nước cho sản phẩm của mình một cách cẩn thận. Ý thức bắt đầu và tỉ mỉ từ những việc nhỏ nhất là điều thúc đẩy họ đi những chặng đường dài đáng kinh ngạc.

2. Giải phóng bản thân

Khi bạn giải phóng bản thân, bạn có thể buông bỏ những ám ảnh của mình và nhìn nhận những điều quan trọng với mình dưới ánh sáng rõ ràng và tích cực hơn.

Thực hành sự chấp nhận bản thân là điều quan trọng, tuy nhiên, đó cũng là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn có thể vượt qua trở ngại này và hài lòng với con người của mình, đó sẽ là một trải nghiệm vô cùng bổ ích.

Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập - Ảnh 3.

3. Hòa nhập 

Bạn không thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn không ngừng đấu tranh với những người xung quanh. Nuôi dưỡng – và duy trì – ý thức cộng đồng sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ để đưa bạn vượt qua những thời khắc thử thách nhất của cuộc đời.

4. Niềm vui từ những điều nhỏ bé

Tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt – không khí buổi sáng, một tách cà phê hay tia nắng – hãy để chúng là một phần động lực thúc đẩy bạn thức dậy mỗi sáng.

Khi còn học trung học, tôi bắt chuyến tàu lúc 6:20 sáng đến lớp mỗi ngày. Cảnh tượng những khuôn mặt quen thuộc đang chơi một ván shogi (cờ vua Nhật Bản) luôn khiến tôi vô cùng thích thú.

5. Sống cho hiện tại

Để sống ở đây và ngay bây giờ, điều quan trọng là tập trung vào hiện tại và thực hành chánh niệm mỗi ngày.

Nhiều đô vật sumo là minh chứng cho thấy rằng việc “sống cho hiện tại, sống cho giấy phút này” là điều hoàn toàn cần thiết để chuẩn bị và chiến đấu trong một trận đấu. Họ cho rằng việc đắm mình trong hiện tại giúp duy trì trạng thái tinh thần để có được hiệu suất tối ưu.

Tác giả của bài viết là Ken Mogi, nhà thần kinh học, tác giả sở hữu sách bán chạy nhất và là giảng viên tại Tokyo, Nhật Bản. Ông đã xuất bản hơn 30 bài báo về khoa học thần kinh nhận thức. Sách của Ken về khoa học phổ thông và bí quyết trường thọ đã bán được gần một triệu bản. “Awakening Your Ikigai” là cuốn sách bằng tiếng Anh đầu tiên của ông.

Theo Alexx / Thể thao văn hóa

Các cường quốc trên thế giới thay đổi ra sao trong 500 năm qua

Đồng thời, tác giả cũng cho biết trật tự thế giới thay đổi ra sao trong 500 năm qua, tính từ khi hình thành “những nền quân chủ mới” ở Tây Âu (thế kỷ 16) và sự khởi đầu của hệ thống các quốc gia có tầm vóc xuyên đại dương và toàn cầu.

Giai đoạn chưa có cường quốc nào vượt lên dẫn đầu

Ra đời từ năm 1987, cuốn Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc của Paul Kennedy không hoàn toàn là một tác phẩm viết về lịch sử quân sự, dù nó đề cập khá nhiều về những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột lớn, kéo dài giữa liên minh cường quốc vốn tác động đến trật tự thế giới.

Cuốn sách cũng không hoàn toàn là một công trình lịch sử bàn về kinh tế, dù nó cũng bàn về những thay đổi diễn ra trong các cán cân kinh tế toàn cầu từ năm 1500. Vấn đề cuốn sách tập trung vào là sự tương tác giữa kinh tế học và chiến lược. Điều này phù hợp với xu thế các quốc gia hàng đầu trong hệ thống quốc tế hiện nay. Họ nỗ lực gia tăng sự giàu có và sức mạnh quân sự đáng kể của mình để trở thành (hay duy trì) cả hai khía cạnh.

Sách Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc. Ảnh: O.P.

Cuong quoc tren the gioi anh 2

Luận điểm bao trùm toàn bộ cuốn Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc là: Thứ nhất, sức mạnh của một cường quốc chỉ có thể được đong đếm trong tương quan với các nước khác. Thứ hai, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Theo Paul Kennedy, thế giới khoảng năm 1500 có các “trung tâm quyền lực” sau: Nhà Minh ở Trung Hoa, Đế chế Ottoman và Đế chế Mogul, một nhánh Hồi giáo của nó ở Ấn Độ, Đại công quốc Muscovy, nước Nhật thời Tokugawa, và nhóm các quốc gia ở vùng Tây và Trung Âu.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 16, không có trung tâm nào kể trên vượt lên dẫn đầu. Dù ở châu Âu liên tục có những cải tiến quân sự, kỹ thuật, thương mại và bắt đầu có sự xuất hiện môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngược lại những đế chế hùng mạnh ở phương Đông lại bị kìm hãm phát triển do hệ quả của chính sách trung ương tập quyền.

Dẫu vậy, sự thay đổi về công nghệ và cạnh tranh quân sự đã giúp châu Âu phát triển theo lối đa nguyên, cạnh tranh thông thường, vẫn có khả năng một trong những nước tranh đua giành được những nguồn tài nguyên lớn để vượt qua những nước khác để thống trị lục địa.

Khoảng năm 1650, một khối vương quyền – tôn giáo thuộc dòng họ Habsburg Tây Ban Nha và Áo đã nắm trong tay những nguồn tài nguyên lớn. Tuy nhiên, những cuộc đối kháng liên tục khiến họ tuy đứng đầu về mặt quân sự, nhưng lại chông chênh do nền tảng kinh tế suy yếu.

Từ năm 1650 đến năm 1815, diễn ra những trận chiến giữa các cường quốc như một cuộc tranh đua giữa khối các quốc gia/nhà nước có vị thế giữa các đối thủ. Chính ở giai đoạn phức tạp này, một vài cường quốc cũ như Tây Ban Nha và Hà Lan rơi xuống hạng hai, và 5 quốc gia chính yếu nổi lên (Anh, Pháp, Nga, Áo, Phổ) nắm quyền thống trị trên mặt trận ngoại giao và chiến tranh châu Âu thế kỷ 18. Các quốc gia này cũng tham gia một loạt cuộc chiến tranh liên minh.

Đây là thời đại mà nước Pháp, trước là dưới triều đại Louis XIV và sau là thời Napoleon, tiến gần đến vị trí thống trị châu Âu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những nỗ lực này luôn bị các cường quốc khác liên kết kìm hãm.

Bức tranh sơn dầu mang tên “Iron & Coal” do William Bell Scott thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6/1861. Nguồn: wikimedia

Cuong quoc tren the gioi anh 3

Cách mạng công nghiệp và sự vươn lên của các cường quốc ở châu Âu

Đầu thế kỷ 18, do chi phí dành cho quân đội thường trực và các hạm đội quốc gia lớn khủng khiếp, nên nước nào tạo ra được hệ thống ngân hàng và tín dụng tiên tiến (như nước Anh đã làm) sẽ hưởng nhiều thuận lợi hơn các đối thủ lạc hậu về tài chính. Ngoài ra, yếu tố địa lý cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc quyết định vận mệnh của các cường quốc trong nhiều cuộc đối đầu vốn thường xuyên biến đổi. Điều này giải thích vì sao Anh và Nga, hai quốc gia “vùng rìa”, lại trở nên quan trọng hơn hẳn.

Vào các thập niên cuối của thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp khởi phát từ nước Anh, giúp nước này mở rộng thuộc địa ở hải ngoại và vô hiệu hóa tham vọng làm chủ châu Âu của Napoleon.

Trong suốt một thế kỷ sau năm 1815, gần như không còn những cuộc chiến tranh liên minh nào kéo dài nữa. Một sự cân bằng chiến lược được duy trì giữa các cường quốc hàng đầu châu Âu. Bối cảnh quốc tế tương đối ổn định cho phép Đế quốc Anh vươn lên như một cường quốc toàn cầu về hải quân, thuộc địa và thương mại, cùng thế độc quyền về sản phẩm công nghiệp vận hành bằng máy hơi nước.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 19, công nghiệp hóa lan rộng sang các khu vực khác khiến cán cân quyền lực quốc tế vốn đang nghiêng về các quốc gia dẫn đầu xưa cũ chuyển sang các nước có tài nguyên và đầu óc tổ chức để khai thác những phương tiện sản xuất và công nghệ mới hơn.

Tiến đến gần thế kỷ 20, nhịp độ thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng không đồng đều đã khiến hệ thống quốc tế trở nên bất ổn và phức tạp hơn. Điều này được thể hiện rõ sau năm 1880, các cường quốc tranh giành thuộc địa ở châu Phi, châu Á, Thái Bình Dương, một phần vì tham vọng một phần vì lấn át. Những cuộc chạy đua vũ trang ngày càng gia tăng, các liên minh quân sự được thành lập – do các chính phủ muốn tìm kiếm đồng minh cho một cuộc chiến có khả năng xảy ra trong tương lai.

Trước năm 1914, một số cường quốc châu Âu truyền thống như Pháp, Italy, Áo – Hung, kể cả Anh không còn duy trì được vị thế như trước. Trong số các nước Tây Âu chỉ có Đức mới đủ sức vượt qua chướng ngại để lọt vào top các cường quốc thế giới tương lai chọn lọc. Ngược lại, các quốc gia khổng lồ, rộng lớn bằng cả lục địa là Mỹ và Nga tiến lên hàng đầu, dù đế chế của Sa hoàng vẫn còn yếu kém. Ở Đông Á, Nhật Bản nhắm vào vị trí thống trị nhưng chưa đi xa hơn.

Bức tranh sơn dầu mang tên The Battle of Waterloo, do William Sadler II vẽ vào tháng 6/1861. Nguồn: Wikipedia.

Cuong quoc tren the gioi anh 4

Trật tự thế giới lưỡng cực

Thế chiến thứ nhất xảy ra ở trung tâm châu Âu. Các nước tham chiến đều kiệt quệ. Cán cân quyền lực quốc tế thay đổi. Đế quốc Áo – Hung tan thành bọt nước. Nga tiến hành cách mạng. Đức bị đánh bại, song phe Pháp, Italy và Anh bị tổn thất nặng nề dù là bên chiến thắng. Mỹ nghiễm nhiên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất thế giới từ năm 1918.

Sau năm 1919 là sự xuất hiện của một thế giới lưỡng cực với hệ quả là cuộc khủng hoảng đối với các cường quốc hạng trung. Anh và Pháp vẫn nắm vị trí trung tâm trên vũ đài ngoại giao, nhưng đến thập niên 1930, vị trí của họ bị đe dọa bởi các nước theo chủ nghĩa quân phiệt xét lại là Đức, Italy, Nhật. Nước Mỹ vẫn ngấm ngầm là một quốc gia công nghiệp hùng mạnh trên thế giới và nước Nga cũng đang nhanh chóng trở thành một siêu cường công nghiệp.

Trước sự lớn mạnh của hai cường quốc trên, các cường quốc hạng trung rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan và lo sợ suy yếu. Thế chiến thứ hai đã chứng thực điều này. Phe Trục đã làm lu mờ nước Pháp và làm suy yếu nước Anh, trước khi bị trấn áp bởi một lực lượng có sức mạnh vượt trội.

Đến năm 1943, dự báo về một thế giới lưỡng cực cuối cùng thành hiện thực. Từ năm 1943 đến 1980 là những năm tháng thế giới lưỡng cực tồn tại trên bình diện kinh tế, quân sự và ý thức hệ, được phản ánh ở nhiều cấp độ trong Chiến tranh lạnh. Vị trí cường quốc của Mỹ và Liên Xô, vốn đã ở đẳng cấp riêng, càng được củng cố bởi sự ra đời của vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, tiến trình trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc vẫn chưa dừng lại, nếu xét về những khác biệt về tốc độ phát triển và thay đổi công nghệ, dẫn đến các thay đổi trong cán cân kinh tế toàn cầu, rồi đến lượt nó lại tác động lên cán cân chính trị và quân sự.

Trong cuốn sách, Paul Kennedy đã đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20. Đáng chú ý trong đó là dự báo Trung Quốc sẽ tham gia vào đội ngũ các siêu cường dù còn một chặng đường dài, nhưng nước này đang trên đà phát triển nhanh nhất.

Sách hay / Minh Châu / Zing

TP HCM và bài toán chưa có lời giải của một siêu đô thị đình trệ

Có một cách dễ dàng để hình dung về mức độ nghiêm trọng khi tốc độ gia tăng dân số vượt quá tốc độ phát triển của TP HCM, là nhìn vào gương mặt do dự của Hùng mỗi khi phải chạy xe vào trung tâm thành phố, qua cây cầu Kênh Tẻ.

TP HCM và bài toán chưa có lời giải của một siêu đô thị đình trệ

Tác giả: Michael Tatarski, nhà báo người Mỹ, sống và làm việc tại Việt Nam. Anh quan tâm tới các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, phát triển đô thị, phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hùng hiện sống tại quận 7, TP HCM. Cầu Kênh Tẻ, nối quận 7 với các con đường dẫn đến trung tâm thành phố, được hoàn tất việc nới rộng thêm 2m mặt cầu, từ giữa tháng 9/2019. Nhưng chỉ sau đó khoảng hai tuần, cây cầu rơi vào tình trạng tắc nghẽn như cũ.

Công trình tiêu tốn thêm 90 tỷ đồng và hơn một năm trời thi công, được kỳ vọng giảm ùn tắc trên tuyến huyết mạch từ khu Nam ra vào trung tâm Sài Gòn, hóa ra không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hùng nói, rốt cuộc, con đường đi làm hàng ngày của anh vẫn vậy, vật lộn với hàng giờ chờ đợi giữa mưa, nắng và khói bụi. Nếu không phải vì công việc bắt buộc, Hùng sẽ rất đắn đo khi có cuộc hẹn gặp tụ tập ở quận 1, vì ngán cảnh chen chân qua cây cầu này.

Đây là một ví dụ điển hình liên quan đến vấn đề quy hoạch đô thị khi việc mở rộng đường nhằm giảm ùn tắc và kẹt xe lại kéo theo ùn tắc nhiều hơn, do tâm lý muốn di chuyển trên những tuyến đường mới. Ví dụ những tuyến đường cao tốc khổng lồ ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ đã trải dài tới 16 làn xe nhưng “tắc vẫn hoàn tắc”.

Giải pháp tốt nhất là cung cấp cho người dân lựa chọn khác, thay thế xe cá nhân, bằng các phương tiện giao thông công cộng, như tuyến đường sắt đô thị metro. Nhưng TP HCM đang gặp nút thắt ngay ở đây.

Đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, tuyến metro đầu tiên của thành phố đã bị đình trệ trong nhiều năm qua, dự kiến đến cuối 2023 mới có thể đưa vào vận hành. Tuyến Bến Thành – Tham Lương thậm chí còn chưa bắt đầu thi công dù đã được phê duyệt từ hơn 10 năm trước, trong khi tất cả tuyến khác vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Hai tuyến metro này chỉ là hai trong số một loạt dự án bị trì hoãn kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ đáng sống của một siêu đô thị như TP HCM.

Dự án xây dựng nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất tuy cần thiết nhưng vẫn chưa được triển khai sau nhiều năm thảo luận, và sẽ còn mất nhiều năm nữa cho sân bay Quốc tế Long Thành. Các tuyến đường vành đai và đường cao tốc đang bị trì hoãn nghiêm trọng, trong khi các đường cao tốc hiện có đang xuống cấp và quá tải. Công trình xây dựng hệ thống phòng chống ngập lụt quy mô lớn cũng bị trì hoãn kể từ 2018 và chưa có ngày hoàn thành ấn định, ngay cả khi ngập lụt và triều cường vẫn tiếp tục xảy ra khắp các quận trong thành phố.

Bangkok, một trong những thành phố ngang hàng với TP HCM trong khu vực, tuy cũng đang đối mặt với những vấn đề lớn nhưng lại sở hữu mạng lưới giao thông công cộng tương đối lớn và đang trên đà phát triển. Không trải rộng khắp thành phố nhưng các tuyến tàu điện trên không và tàu điện ngầm ở Bangkok rất thuận tiện cho việc di chuyển tới nhiều khu vực.

Với tốc độ xây dựng tuyến đường sắt như hiện nay, nếu không có những thay đổi mạnh mẽ, tôi e rằng TP HCM khó có thể sánh ngang với Bangkok trong những thập kỷ tới. Điều này đặt ra một số câu hỏi đáng lo ngại về tương lai của thành phố.

Việc lưu thông trong thành phố vào năm 2030 hoặc 2040 sẽ thế nào nếu các tuyến đường sắt đô thị vẫn bị đình trệ, việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến Thành – Tham Lương) vẫn chưa được khởi công và các dự án đường sắt đô thị khác vẫn dừng ở giai đoạn lên kế hoạch?

Sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải, việc xuất nhập cảnh sẽ như thế nào nếu sân bay buộc phải tiếp tục hoạt động quá công suất?

Sẽ như thế nào nếu người dân sống tại quận 7 và các khu vực vùng trũng tiếp tục đối mặt với tình trạng ngập lụt dai dẳng do mưa và triều cường?

Nhiều dự án, công trình công cộng trong thành phố chỉ nhận được rất ít hoặc hầu như không nhận được nguồn vốn nào trong năm nay mặc dù đã được phân bổ ngân sách từ trước đó. Điều này cho thấy cần phải thay đổi chính sách và phân bổ thêm kinh phí cho TP HCM, đồng thời đảm bảo sử dụng nguồn tiền một cách hợp lý.

Nhiều chính sách đã được đề xuất nhằm giải quyết những thách thức quan trọng này của thành phố, bao gồm quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng, mở rộng sân bay và xây dựng hệ thống thoát nước chống ngập lụt. Tuy nhiên, quy trình thực hiện cần phải linh hoạt hơn, đồng thời cần tận dụng nguồn kinh phí một cách hiệu quả. TP HCM cũng nên được cho phép giữ thêm nguồn thu để đầu tư vào các dự án cho thành phố. Nếu không có các quy trình lập kế hoạch nhanh chóng và hiệu quả, kết hợp với việc thiếu hụt kinh phí, tương lai của thành phố sẽ trở nên chênh vênh.

Chỉ khi những bài toán trên có lời giải thì TP HCM mới có thể trở thành một thành phố năng động và là siêu đô thị đáng sống cho hàng chục triệu cư dân trong tương lai.

Theo VNEXPRESS

Vì sao đột nhiên bùng phát biểu tình quy mô lớn khắp Trung Quốc?

Trong hai ngày cuối tuần qua, các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa quy mô lớn đã đồng loạt nổ ra trên khắp Trung Quốc, đặc biệt tại các thành phố lớn như Trịnh Châu, Urumqi, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh. Đây là sự kiện biểu tình có tính toàn quốc có quy mô lớn nhất kể từ sau cuộc đàn áp Thiên An Môn ngày 4/6/1989, nó rất có khả năng lan rộng hơn nữa và cuối cùng sẽ thay đổi toàn bộ tình hình. Nó xứng đáng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của mọi người.

viên Đại học Thanh Hoa biểu tình, hô vang “dân chủ và pháp quyền, tự do ngôn luận”. (Ảnh chụp màn hình video)
Tôi đã tweet điều này hai năm trước: Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch bệnh và cũng sẽ là quốc gia cuối cùng chấm dứt dịch bệnh. Vào thời điểm đó, có lẽ không mấy người tin vào điều này. Bây giờ sự thực đã chứng minh, hóa ra dự đoán của tôi không may đã đúng.

Nhìn từ bề mặt, hai năm trước, tình hình dịch bệnh ở hầu hết các quốc gia đều nghiêm trọng hơn Trung Quốc, đặc biệt Mỹ được coi là quốc gia có tình hình dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới. Vào thời điểm đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng không có ca lây nhiễm nào, và tự tô vẽ mình là quốc gia thành công nhất thế giới trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhiều người Trung Quốc không tiếc vé máy bay với giá cao ngất ngưởng để chen lấn về nước. Lúc đó tôi thở dài vô cùng, lo lắng cho họ và cảm thấy buồn cho họ, vì họ đang nhảy vào hố lửa! Bây giờ ĐCSTQ đột nhiên tuyên bố dịch bệnh rất nghiêm trọng và cần thực hiện chính sách “zero COVID linh hoạt”. Từ tốt nhất chuyển sang tồi tệ nhất chỉ sau một đêm mà không có giai đoạn chuyển tiếp. Hiện tại những người bị lừa về nước chắc chắn hối hận không kịp. Rất nhiều người lại muốn một lần nữa “chạy” ra nước ngoài, nhưng đã khó hơn lên trời.

Vậy tại sao tôi lại đưa ra dự báo như vậy khi tình hình dịch bệnh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nghiêm trọng hơn Trung Quốc? Làm thế nào để dự đoán này liên quan đến làn sóng phản đối hàng loạt đang diễn ra ngày hôm nay?

Hãy để tôi đảo ngược thứ tự và nói về lý do tại sao một cuộc biểu tình chống phong tỏa quy mô lớn như vậy đột nhiên nổ ra ngày hôm nay?

  1. Những lời nói dối của họ đã bị mọi người nhìn thấu
    Tuyên bố trước đây của họ về “không lây nhiễm” chắc chắn là một lời nói dối lớn, và bây giờ họ tuyên bố rằng dịch bệnh cực kỳ nghiêm trọng lại càng vô nghĩa.

Cả thế giới đã tuyên bố hết dịch và đám tang của Nữ hoàng Anh là một dấu hiệu cách đây ít lâu. Vào thời điểm đó, hơn 2.000 nhân vật chính trị quan trọng và nhân vật nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth, trong đó có một số nguyên thủ quốc gia 80 tuổi không đeo khẩu trang, chỉ có phái đoàn của ĐCSTQ do ông Vương Kỳ Sơn đứng đầu đeo khẩu trang tại lễ tang. Là mạng của họ đáng giá hơn hay là do cơ thể họ yếu ớt hơn? Đều không phải. Họ chỉ muốn cho người dân Trung Quốc thấy rằng dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng và cần áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Nhưng đây thuần túy chỉ là lừa được mình không lừa được người khác. Bởi vì mọi người đều nhìn thấy, chỉ có các thành viên của phái đoàn ĐCSTQ đeo khẩu trang. Có thật là cả thế giới đều ngu dốt, tất cả các chính trị gia và người nổi tiếng đều không trân trọng sinh mạng của chính mình, và chỉ có ĐCSTQ hiểu khoa học và biết cách trân trọng cuộc sống? Rõ ràng là không! Vì vậy, lời nói dối của họ là tự chuốc lấy thất bại.

Vì sao ông Vương Kỳ Sơn đeo khẩu trang trong tang lễ của Nữ hoàng Anh?
Điều này thậm chí còn thể hiện rõ hơn với World Cup đang diễn ra. Đây là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Khán giả từ khắp nơi trên thế giới không đeo khẩu. Người Trung Quốc rất mê bóng đá, khi xem một trận bóng đá chắc hẳn họ đang nghĩ tại sao các quốc gia khác đã trở lại cuộc sống bình thường từ lâu mà Trung Quốc vẫn phong tỏa? Vì vậy, tất cả mọi người cảm thấy bị lừa dối.

Đài truyền hình TQ cắt cảnh quay khán giả World Cup không đeo khẩu trang

  1. Khả năng kinh tế của mọi người đã đến giới hạn
    Sau 3 năm phong tỏa chống dịch, hầu hết người dân Trung Quốc đã bị nghèo đi, thu nhập không đủ chi tiêu. Hiện giờ chính sách phong tỏa kiểm soát dịch không có dấu hiệu kết thúc, vì vậy thà chiến đấu còn hơn là chờ chết. Cho dù chế độ có tàn bạo đến đâu, người dân sẽ phản kháng khi họ ở trong tình thế tuyệt vọng. Đây chính là căn nguyên của việc xuất hiện ‘Khởi nghĩa ở làng Đại Trạch’ và thay đổi triều đại liên tiếp trong hàng ngàn năm qua. Hôm nay đã đến lúc Trung Quốc phải thay đổi một lần nữa. Những thay đổi về bản chất này là một điều tất yếu, không phải là sự một ngẫu nhiên như của một số cuộc cách mạng.
  2. ĐCSTQ đã mục nát hoàn toàn từ trên xuống dưới
    Ban đầu, chính quyền các cấp có thể chỉ thi hành chủ trương, mệnh lệnh từ trên xuống, chứ không cố tình làm khó người dân. Nhưng sau một thời gian dài, họ đã được nếm những lợi ích của việc phong tỏa kiểm soát phòng chống dịch bệnh này. Qua một đêm, họ phát hiện ra rằng họ có nhiều quyền lực hơn trong tay. Một bà cô trong ủy ban khu phố thậm chí chỉ là cái gọi là tình nguyện viên mà có được trong tay quyền sinh quyền sát, Và thế là chiếc hộp quyền năng của Pandora này đã được mở ra và không bao giờ có thể đóng lại được nữa. Kẻ lợi dụng phong tỏa kiểm soát để ‘lấy việc công báo thù tư’, kẻ lợi dụng phối vật tư để chơi trò chơi tình dục, dùng mã sức khỏe để theo dõi đối tượng cần duy trì ổn định (người bất đồng chính kiến, khiếu kiện, v.v.), đủ loại thủ đoạn khiến người ta hoa mắt.

Thời gian trôi qua, người bình thường ngày càng khó chịu đựng sự đè nén ngột ngạt này, vì vậy ngày càng có nhiều người chọn cách cách nhảy lầu tự tử. Đây cũng là bản cáo trạng phẫn nộ nhất đối với nhà cầm quyền! Cũng giống như tuyệt thực và tự thiêu phản đối. Nhưng những người đáng thương tự tử đã không đánh thức lương tâm của kẻ thống trị và đánh thức sự cảnh báo đối với chính quyền. Vì vậy, tình hình từng bước phát triển đến mức mọi người không thể chịu đựng được và bắt đầu phản kháng quy mô lớn ngày hôm nay.

  1. Trốn thoát và phản đối lệnh phong tỏa ở nhà máy Foxconn Trịnh Châu, châm ngòi cho làn sóng phản kháng khắp cả nước
    Mọi người không thể nhịn được nữa. Đột nhiên có một tia hy vọng. Vì vậy trong lòng đều nghĩ, chỉ cần chúng ta cùng nhau hành động, có lẽ cục diện sẽ thay đổi. Ngay cả khi chỉ còn một tia hy vọng, nó cũng đáng để chiến đấu. Đây là nguyên nhân chính khiến người dân nhiều nơi đồng loạt xuống đường tổ chức biểu tình quy mô lớn chống phong tỏa trong hai ngày cuối tuần qua. Vì vậy, chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. Một đốm lửa nhỏ đã bắt đầu lan ra cánh đồng cỏ. Bây giờ mọi người cần một dòng khí nổ, để buộc ĐCSTQ phải rút lui. Cơ hội là thoáng qua nếu không nắm bắt thì sẽ vụt mất.
  2. Bất cứ sự việc gì xảy ra, đều là kết quả của nhiều loại hợp lực
    4 khía cạnh trên chỉ là nguyên nhân chính, còn phải có những yếu tố khác, chẳng hạn như trong thể chế ngày càng bất mãn với chính sách “zero COVID” của ông Tập Cận Bình, vẫn còn nhiều người lương tâm chưa ngủ quên. Nếu họ không đóng vai trò thúc đẩy làn sóng phản đối này, thì ít nhất họ đã không mạnh tay trấn áp nó. Tôi thấy một quan chức địa phương ở Tân Cương đã công khai nói khi đối thoại với người dân rằng nếu bên trên (cấp trên) tiếp tục phong tỏa sau cuộc họp, thì ông sẽ gỡ bỏ phong tỏa cho mọi người. Ông nói một cách tức giận rằng cùng lắm thì không làm quan nữa. Những người như thế này sẽ ngày càng nhiều. Người ta ước tính rằng nhiều cảnh sát ngày càng chán ghét kiểu phong tỏa không ngừng này, bởi vì họ biết rõ nhất chính sách này không được lòng dân như thế nào.

Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại câu hỏi đầu tiên: Tại sao tôi lại dự đoán Trung Quốc sẽ là nước cuối cùng hết dịch trong khi tình hình dịch bệnh ở hầu hết các nước trên thế giới đều nghiêm trọng hơn Trung Quốc?

Sau khi dịch bệnh bùng phát, tôi đã theo sát tình hình hiện tại ở Trung Quốc và thế giới. Có dấu hiệu cho thấy họ đang ‘duy trì ổn định’ dưới danh nghĩa phòng chống dịch bệnh, nói chính xác là họ đang duy trì chế độ độc tài độc đảng và giữ cho giang sơn đỏ của họ tồn tại mãi mãi. Dù như vậy, chừng nào vẫn còn những yếu tố bất ổn trong chính quyền ĐCSTQ, thì họ không thể tuyên bố hết dịch và gỡ phong tỏa hoàn toàn.

Hai phương pháp hiệu quả nhất của họ là: quét mã QR toàn dân và phong tỏa toàn diện. Cái trước có thể theo dõi nhất cử nhất động của mọi người mà không có ngõ cụt, và bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đối với sự ổn định đều có thể được phát hiện và loại bỏ ngay từ giai đoạn manh nha, cái sau có thể ngăn chặn hiệu quả bất kỳ sự kiện đám đông phản kháng nào xảy ra, đặc biệt là trong khuôn viên trường đại học và trong các khu vực không ổn định trong mắt họ như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông. Đó là những gì họ đang làm bây giờ, với sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất đối với khuôn viên trường đại học và những khu vực đó. Cách đây một thời gian, khi Ngân hàng Công thương Trịnh Châu đàn áp người biểu tình, họ đã dùng cách này để biến mã sức khỏe của những người bảo vệ nhân quyền thành mã màu đỏ để ngăn họ đến hiện trường rút tiền và biểu tình.

TQ: Dùng mã sức khỏe để ngăn người dân biểu tình đòi rút tiền ngân hàng
ĐCSTQ thực hiện hệ thống quét mã đối với toàn dân, trắng trợn lấy sức khỏe cộng đồng làm cái cớ, nói là vì sức khỏe toàn dân. Lúc đầu, mọi người đều không biết sự thật và tràn đầy sợ hãi về dịch bệnh, vì vậy rất khó để nhìn thấu mánh khóe của họ (ĐCSTQ) trong một thời gian ngắn. Ngay cả một số người tỉnh ngộ sớm cũng sẽ bị số đông lên án. Một khi họ đã nếm được vị ngọt, họ đã ảo tưởng rằng họ có thể kiểm soát mọi người theo cách này mãi mãi. Càng về sau, họ càng tăng cường và áp dụng các chính sách phong tỏa và kiểm soát ngày càng tàn bạo hơn, từ đóng cửa, đóng cửa các tòa nhà, đóng cửa cộng đồng cho đến đóng cửa các thành phố. Một khi mọi người nhận ra rằng họ đang cố gắng sử dụng phòng chống dịch bệnh để kiểm soát người dân, thì mọi người sẽ nói không với chính sách của họ!

Một số người trước đây cũng đã nhận ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng công tác phòng chống dịch bệnh để duy trì sự ổn định. Nhưng họ tin rằng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ (Đại hội 20), ĐCSTQ sẽ chấm dứt kiểu phong tỏa kiểm soát mang tính tự sát này. Và tôi đã nhiều lần nhắc nhở mọi người trong video và trên Twitter rằng họ không những sẽ không buông tay sau Đại hội 20, mà sẽ chỉ thực hiện các chính sách phong tỏa kiểm soát chẽ hơn. Bởi vì tình hình trong tương lai ở Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng trở nên bất ổn hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, làm sao họ có thể từ bỏ điều mà họ cho là biện pháp hữu hiệu nhất để duy trì sự ổn định?

Một số người có lẽ sẽ hỏi, mọi người hiện nay ngày càng bất mãn, hơn nữa các sự kiện phản kháng cũng ngày càng nhiều, chi phí cho việc phong tỏa kiểm soát ngày càng cao, nền kinh tế gần như đang trên bờ vực sụp đổ. Họ làm như vậy chỉ có thiệt chứ không có lợi gì, vì sao họ không ‘thay đàn đổi dây’ chấm dứt phong tỏa? Mặc dù đạo lý là như thế, nhưng họ đã nếm trải vị ngọt và không thể dừng lại. Có một yếu tố phi lý ở đây. Lấy một ví dụ thì mọi người sẽ hiểu rõ hơn: Những người nghiện ma túy đều biết rằng sử dụng ma túy là cực kỳ có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhưng họ sẽ tiếp tục sử dụng ma túy, và ngày càng nhiều hơn. Nếu bạn hỏi họ tại sao họ tiếp tục làm tổn thương cơ thể mình, họ chắc chắn sẽ trả lời bạn, họ không phải là không muốn cai, nhưng mà là cai không được! ĐCSTQ ngày nay giống như một kẻ nghiện ma túy, đã đi vào con đường chết lũng đoạn quyền lực và kiểm soát toàn dân, đã không thể dừng lại và quay đầu lại.

Vậy thì, đã như thế này rồi nhưng vì sao chúng ta phải đứng lên phản kháng lại? Nói trắng ra là bây giờ chúng ta đang làm hết sức mình để buộc họ bỏ ma túy. Nếu họ vẫn không từ bỏ, để ngăn chặn họ tiếp tục làm hại nhân loại, không còn cách nào khác ngoài việc chôn vùi nó. Vì vậy mọi người nên chuẩn bị tinh thần. Việc chôn vùi một trong những thế lực cường quyền thối nát và xấu xa nhất trong lịch sử nhân loại chắc chắn không phải là việc một sớm một chiều, và không thể không phải trả một cái giá nhất định. Nhưng ngoài điều đó, chúng ta có lựa chọn nào khác không?

Đường Bách Kiều
(Bài viết chỉ thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả. Được đăng trên Vision Times.)

Theo Trí thức VN

Cận cảnh các loài châu chấu ấn tượng

Thường ẩn mình trong các bụi cỏ, châu chấu là loài côn trùng quen thuộc, gắn bó với tuổi thơ của hàng triệu người trên toàn thế giới. Cùng điểm qua những loài châu chấu ấn tượng nhất.

Châu chấu sừng ngắn đa sắc (Opaon varicolor). Kích thước: Dài 2 cm. Vùng phân bố: Vùng nhiệt đới Nam Phi.

Châu chấu bọt vùng đồi (Dictyophorus spumans). Kích thước: Dài 8 cm. Vùng phân bố: Châu Phi.

Châu chấu ngựa lớn miền Tây (Taeniopoda eques). Kích thước: Dài 7 cm. Vùng phân bố: Nam Hoa Kỳ và Bắc Mexico.

Châu chấu Leichhardt (Petasida ephippigera). Kích thước: Dài 5 cm. Vùng phân bố: Khu vực nhiệt đới Bắc Australia.

Châu chấu thanh lịch (Zonocerus elegans). Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Phía Nam châu Phi.

Châu chấu Liladownsia fraile. Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Mexico.

Châu chấu báo đốm (Poecilotettix pantherinus). Kích thước: Dài 3 cm. Vùng phân bố: Từ Tây Bắc nước Mỹ đến Mexico.

Châu chấu Megacheilacris bullifemur. Kích thước: Dài 2 cm. Vùng phân bố Trumg Mỹ và Nam Mỹ.

Châu chấu khổng lồ cánh đỏ (Tropidacris cristata). Kích thước: Dài 14 cm. Vùng phân bố: Trung Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ.

Châu chấu lá (Phyllochoreia ramakrishnai). Kích thước: Dài 4 cm. Vùng phân bố: Nam Á.

Châu chấu đốm (Aularches miliaris). Kích thước: Dài 5 cm. Vùng phân bố: Nam Á và Đông Nam Á.

Châu chấu bông sữa (Phymateus morbillosus). Kích thước: Dài 7 cm. Vùng phân bố: Châu Phi, Madagascar và Ấn Độ.

Châu chấu cầu vồng (Dactylotum bicolor). Kích thước: Dài 3 cm. Vùng phân bố: Nam Canada, Tây Hoa Kỳ và Bắc Mexico.

Châu chấu sơn Ấn Độ (Poekilocerus pictus). Kích thước: Dài 3-5 cm. Vùng phân bố: Tiểu lục địa Ấn Độ.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Châu Âu huyền bí

Du lịch đen – du lịch rùng rợn, đang trở thành xu hướng mới của những người thích xê dịch. Sách “Châu Âu huyền bí” dẫn dắt bạn đọc qua 24 địa điểm ở lục địa già, gắn liền những giai thoại rợn người.

Những giai thoại rợn người về lâu đài Chenonceau

Nhiều người cho rằng tòa lâu đài Chenonceau đầy rẫy linh hồn chết chóc hận thù của những người chết dưới tay nữ hoàng Catherine.

“Tuổi thọ”: 498 năm (được xây dựng từ năm 1521).

Địa chỉ: Xã Chenonceaux, tỉnh Indre-et-Loire, miền Trung nước Pháp.

Đây có thể xem là một trong những địa điểm nổi tiếng rùng rợn nhất đối với khách du lịch khi đặt chân tới Pháp.

Lâu đài Chenonceau hay còn được gọi là lâu đài của các quý cô, nhìn bên ngoài có vẻ đẹp, trải dài trên bờ sông Loire, nhưng thật ra lại là nơi được nhiều người đánh giá: Không dành cho những kẻ yếu bóng vía!

Chenonceau gắn liền với giai thoại có thật về hai người phụ nữ đặc biệt, một người được mệnh danh Nữ hoàng đen, một người được gọi là Nữ hoàng trắng. Hai màu sắc này được họ lựa chọn khi để tang chồng, và cũng thể hiện sự bi thương của cuộc đời họ.

Nữ hoàng đen có tên là Catherine de Medicis. Bà là vợ của vua Henri Đệ Nhị thế nhưng lại bị nhà vua bỏ phế và lạnh nhạt suốt trong 25 năm. Thay vào đó, nhà vua lại có một chuyện tình lãng mạn với công nương Diane de Poitier, người từng là cô giáo của nhà vua và hơn ông 20 tuổi.

Tòa lâu đài Chenonceau tuyệt đẹp này cũng là do nhà vua xây tặng cho Diane vì yêu chiều người tình của mình. Thế nhưng, sau khi vua mất, lâu đài đã được bàn giao lại cho vợ chính thức của vua là nữ hoàng Catherine. Bà mặc đồ đen để tang chồng.

Kể từ đây, dưới sự dẫn dắt của mình, nữ hoàng mở ra thời đại cai trị của các con trai bà kéo dài trong suốt ba mươi năm. Bà là mẹ của ba vị Quốc vương liên tiếp kế vị nước Pháp. Ngoài ra, con gái của bà là Marguerite de Valois được gả cho Henry Xứ Navarre. Người con rể này về sau cũng lên ngôi trị vì nước Pháp. Theo nhà sử học Mark Strage, Catherine là người phụ nữ quyền lực nhất Châu Âu vào thế kỉ 16.

Nữ hoàng nổi tiếng về sự cai trị tàn ác và độc đoán của bà đối với tôn giáo, từng ra lệnh tiến hành cuộc thảm sát vào ngày Lễ Thánh Bathelem khiến hàng nghìn người bị tàn sát trên toàn nước Pháp.

Mặc dù vậy, Catherine cũng được nhiều sử gia đánh giá đa chiều, rằng bà cai trị nước Pháp trong một thời đại quá khó khăn, bị buộc phải đối phó với những vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi.

Chau Au huyen bi anh 1
Tranh vẽ thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy. Catherine trong trang phục đen, đứng trước cổng cung điện Louvre nhìn thi thể các nạn nhân. Nguồn: nationalgeographic.

Nhiều người còn cho rằng nếu không có bà có lẽ nước Pháp sẽ còn tồi tệ hơn, quyền cai trị của các con trai Catherine cũng không thể kéo dài lâu đến thế nếu không có người mẹ luôn quyết tâm bảo vệ vương quyền của dòng họ.

Vua Henry IV, con rể của Catherine từng nói về bà như sau: “Các ngươi nghĩ sao, một phụ nữ mà chồng vừa chết, để lại 5 con nhỏ trên tay, trong khi hai gia đình lớn của nước Pháp luôn lăm le chiếm quyền – một là nhà Bourbon của ta, bên kia là nhà Guise. Sẽ là chuyện lạ nếu bà ấy không lừa dối hết người này đến người khác để bảo vệ các con trai của bà, để họ nối tiếp nhau trị vì dưới sự hướng dẫn khôn khéo của người đàn bà tinh quái ấy. Ta vẫn tự hỏi tại sao bà ấy không hành động xấu xa hơn nữa”.

Cho dù có nhiều góc nhìn đa chiều như thế về Catherine thì cuộc thảm sát ngày Lễ Thánh Bathelemy cũng đã dệt nên huyền thoại đáng sợ về bà. Cuộc thảm sát không chỉ kéo dài một ngày, mà còn kéo dài nhiều ngày sau, là đỉnh điểm của sự mâu thuẫn cao trào về tôn giáo lẫn chính trị ở nước Pháp thời bấy giờ..

Chau Au huyen bi anh 2
Phòng ngủ của Diane de Poitiers. Bức tranh trên lò sưởi là chân dung Catherine de’ Medici. Tranh bên phải là Virgin và Child de Murillo. Đằng sau giường là hai bức tranh dệt Flanders thế kỉ 16. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr

Chính vì thế, nhiều người cho rằng tòa lâu đài Chenonceau đầy rẫy linh hồn chết chóc hận thù của những người chết dưới tay nữ hoàng Catherine. Họ lẩn khuất trong những cánh rừng và khu vườn rộng bao la. Tương truyền, những linh hồn đó sẵn sàng trừng phạt bất cứ ai dám khinh mạn hay gợi nhớ họ về kí ức của cuộc thảm sát.

Chưa dừng lại ở đó, tòa lâu đài này còn có một giai thoại sởn da gà khác về hồn ma của Nữ hoàng trắng Louise de Lorraine. Người dân trong vùng kể tôi nghe rằng ngày xưa, khi vua Henry Đệ Tam mất do bị ám sát, người vợ của ông do quá đau buồn nên luôn mặc những bộ trang phục màu trắng để tưởng nhớ chồng.

Bà thậm chí còn cho sơn nhiều căn phòng lại thành màu trắng và đen, đồng thời bản thân bà như bị mất trí vì đau thương nên thường lang thang vô định giữa các hành lang được trang trí bằng những tấm thảm dệt đầy tang tóc.

Người ta nói rằng cho tới ngày nay Nữ hoàng trắng vẫn còn lởn vởn trong tòa lâu đài để khóc than nỗi đau thương của mình. Nhiều du khách cam đoan đã nhìn thấy bóng dáng của bà lướt qua, đặc biệt là ở khu vực phòng trưng bày tranh. Thậm chí, có nhiều người còn đăng tải lên mạng những bức ảnh mà họ cho rằng đã chụp lại được bóng của Nữ hoàng trắng.

Chính vì thế mà ngày càng có nhiều du khách thích trải nghiệm cảm giác rùng rợn đã tìm tới lâu đài Chenonceau vì biết đâu, họ sẽ được chạm mặt Nữ hoàng trắng. Riêng tôi khi đặt chân đến đây bỗng dưng lại có băn khoăn, không biết nhóm linh hồn oán hận của Nữ hoàng đen khi gặp Nữ hoàng trắng liệu sẽ như thế nào nhỉ? Chuyện này chưa hề thấy ai đề cập, bởi vì tu sĩ đã ám sát chồng của Nữ hoàng trắng cũng thuộc trong nhóm linh hồn oán hận kia.

Sách hay / Zing

Những hội kín khét tiếng

Những cuốn sách hay nhất viết về hội kín khiến chúng ta, với tư cách độc giả, hiểu được điều trở thành nạn nhân của một hội kín có thể dễ dàng thế nào.

Hình ảnh phim “NXIVM Cult: A Mother’s Fight to Save Her Daughter”. Ảnh: Lifetime.

Trong lịch sử, tồn tại nhiều hội kín cực đoan khiến cho ngày nay, nhắc đến hội kín hay giáo phái là người ta thấy đáng ngờ. Những hội như Gia đình Manson, Peoples Temple, Children of God, NXIVM… gây ám ảnh tâm trí công chúng trong nhiều năm liền.

Nhưng nếu hội kín nguy hiểm và đáng sợ vậy, tại sao cho đến giờ vẫn còn nhiều hội kín họat động? Có lẽ, từ “hội kín” chỉ là một từ mà người ngoài sử dụng. Người trong hội hẳn thấy chẳng có gì cực đoan khi mà họ tin tưởng vào lý tưởng của hội.

Trong một thế giới của chủ nghĩa thế tục và hoài nghi, chúng ta bị lôi cuốn vào những câu chuyện của những người sống và chết với niềm tin vào lý tưởng của hội; rồi ta tự hỏi tại sao họ có thể khờ khạo đến vậy.

Ta tự cho mình cái đặc quyền được cảm thấy hơn người vì tin rằng mình sẽ không bao giờ bị dụ dỗ đi theo một hội kín. Nhưng những cuốn sách hay nhất viết về hội kín khiến chúng ta, với tư cách độc giả, hiểu được điều trở thành nạn nhân của một hội kín có thể dễ dàng thế nào.

Dưới đây là một vài cuốn sách về chủ đề này.

The girls (tạm dịch: Những thiếu nữ)

bi an hoi kin anh 1
Sách The girls của Emma Cline. Ảnh: Dream by day.

Tác phẩm của Emma Cline nhận được phản hồi tích cực từ cả độc giả lẫn giới phê bình ngay từ khi ra mắt. Điểm thành công của cuốn sách nằm ở cách tác giả từ từ lôi cuốn nhân vật vào cái bẫy của hội kín. Đồng thời, sách giúp độc giả hiểu cách một hội kín thu hút thành viên. Câu chuyện đặt bối cảnh thập niên 1970 ở California, lấy cảm hứng từ hội kín Gia đình Manson, cuốn tiểu thuyết hư cấu hóa một thời gian và địa điểm đã tạo ra một cơn cuồng phong.

Thái độ dễ dãi của thời đại đối với tình dục, ma túy và ý thức thay đổi được sinh ra từ mong muốn về một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng thủ lĩnh Gia đình Manson đã khai thác hệ tư tưởng thời đại ấy cho mục đích cá nhân. Thay vì tập trung vào những vụ giết người gây rúng động một thời, Cline viết về những thương tổn của những cô gái tuyệt vọng muốn được thuộc về một thứ gì đó, một nơi nào đó.

Underground (Ngầm)

Underground: The Tokyo gas attack and the Japanese Psyche là cuốn sách phi hư cấu của Haruki Murakami về sự kiện tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo năm 1995. Đây là một cuộc tấn công do hội kín/giáo phái Aum Shinrikyo thực hiện. Nhóm người này đã pha loãng sarin, một loại chất cực độc do Đức quốc xã điều chế và đặt trên 5 toa tàu tại các điểm khác nhau. Theo lời khai của nhân chứng, họ nhìn thấy nhiều mẩu giấy ướt tỏa ra mùi khó chịu trên toa.

Cuộc tấn công này đã khiến 14 người tử vong (trong đó, 1 người đã nằm liệt giường 25 năm và qua đời vào năm 2020) và hơn 6.000 người bị thương.

Trong nỗ lực lý giải động cơ của cuộc tấn công này, Haruki Murakami đã phỏng vấn những người sống sót sau thảm họa và thậm chí cả thành viên giáo phái này. Qua đó, Murakami đã phơi bày được những góc khuất trong tâm lý người Nhật.

The road to Jonestown (tạm dịch: Đường đến Jonestown)

Jonestown là nơi diễn ra vụ giết người – tự sát tập thể lớn nhất lịch sử nước Mỹ đến nay vẫn khiến người ta rùng mình khi nghĩ đến: hơn 900 thành viên của hội kín Peoples Temple đã thiệt mạng theo lệnh của thủ lĩnh Jim Jones. Peoples Temple là một giáo hội sống biệt lập trong khu rừng Guyan.

Mặc dù khởi đầu với nhiều mục đích nhân quyền cao đẹp, thành viên giáo hội này nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh bị “tẩy não”, bị giam cầm. Jim Jones cũng ngày càng hoang tưởng và liên tục rao giảng về “ngày tận thế cận kề”.

bi an hoi kin anh 2
Jim Jones, thủ lĩnh hội kín Peoples Temple. Ảnh: Stephanie Maze/San Francisco Chronicle.

Tháng 11/1978, nghị sĩ Leo Ryan đến kiểm tra hoạt động của nhóm người này. Jim Jones lo sợ ông này sẽ báo cáo tiêu cực về cộng đồng và phái chính phủ Mỹ đến can thiệp; liền sai người đến tấn công đoàn người của nghị sĩ, khiến Ryan và 4 người khác thiệt mạng.

Sau đó, Jim Jones yêu cầu các tín đồ tập hợp lại và tự tử tập thể, sử dụng thức uống vị trái cây pha xyanua, thuốc an thần và thuốc giảm đau. Có người tự nguyện, nhưng cũng nhiều người phản ứng, bất cứ ai bỏ chạy đều bị bắn, bị ép uống hoặc tiêm dung dịch, trẻ nhỏ cũng không được tha. Jim Jones không uống nhưng đã dùng súng tự sát sau khi chứng kiến các tín đồ của mình chết trong đau đớn.

Tác giả Jeff Guinn đã nghiên cứu hàng nghìn trang hồ sơ của FBI, trực tiếp đến quê nhà của Jim Jones tại Indiana để phỏng vấn người dân và tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót, từ đó, dẫn dắt độc giả vào góc tối nơi hội kín Peoples Temple.

Scarred: The true story of how i escaped NXIVM

Cuốn tự truyện của Sarah Edmondson thuật lại hành trình thoát khỏi hội kín NXIVM của cô. Trong đó, tác giả tiết lộ nhiều tình tiết gây sốc về lạm dụng tình dục, cuộc tẩu thoát và hành trình chuộc lỗi.

Năm 2005, Sarah Edmondson là một nữ diễn viên trẻ khởi nghiệp ở Vancouver. Cô nghe nói về NXIVM, một công ty phát triển cá nhân và nghề nghiệp do Keith Raniere thành lập. Bị hấp dẫn bởi lời hứa của tổ chức về việc cung cấp các công cụ, cộng đồng và thông tin chi tiết để giúp cô đạt được tiềm năng của mình, Sarah trở thành một trong những tín đồ trung thành nhất của NXIVM, làm thành viên điều hành một trung tâm công ty và thu hút hơn 2.000 thành viên.

Sách in kèm những bức ảnh cá nhân, vạch trần bộ mặt hội kín của Keith Ranierem – một kẻ tống tiền, một tội phạm tình dục đáng khinh. Trong nhiều năm, Keith đã lạm dụng tình dục nhiều phụ nữ và sử dụng hình ảnh khỏa thân của họ để cưỡng chế, giam cầm và tống tiền họ. Cuốn sách của Sarah Edmondson cung cấp đầy đủ bằng chứng, cho thấy một góc tối đáng sợ trong xã hội.

A world in flames (tạm dịch: Thế giới chìm trong lửa)

Hồi ký của Jerrald Walker là câu chuyện của một cậu bé da đen lớn lên giữa một hội kín của người da trắng. Walker lớn lên trong Nhà thờ Đức Chúa Trời của Herbert W Armstrong. Khi mới 6 tuổi, cậu bé Walker đã có thể nhận diện được những người sẽ bị đóng đinh vì kết hôn không thuần chủng. Cha mẹ của Walker là những người mù bẩm sinh, bị reo rắc niềm tin rằng thị giác của họ sẽ được phục hồi khi Ngày tận thế đến, họ từ chối chấp nhận sự thật tàn bạo về giáo hội này. Bất lực, Walker buộc phải tìm cách tự mình thoát khỏi hội, chấp nhận trở thành một người ngoài với nơi mình sinh ra.

Theo Anh Vũ / Zing

Tòa nhà xoắn “nặng đầu” cao 155m được thiết kế nhằm khắc phục không gian hạn chế

Tòa nhà xoắn “nặng đầu” cao 155m được thiết kế nhằm khắc phục không gian hạn chế

Nhằm khắc phục không gian hạn chế, tòa nhà Vancouver House được thiết kế với phần đế tam giác nhỏ, sau đó vặn xoắn và phình to theo độ cao.

Tòa nhà chọc trời Vancouver House của tập đoàn Bjarke Ingels (BIG) tại Vancouver, Canada, sở hữu thiết kế ấn tượng nhằm phù hợp với một địa điểm xây dựng đầy thách thức, New Atlas hôm 24/11 đưa tin. Công trình tọa lạc trên một mảnh đất rất nhỏ trong một khu vực chật chội với nhiều tòa nhà khác, một dòng sông và một cây cầu lớn.

Tòa nhà Vancouver House với thiết kế vặn xoắn và phình to dần.
Tòa nhà Vancouver House với thiết kế vặn xoắn và phình to dần. (Ảnh: Laurian Ghinitoiu)

Luật quy hoạch nghiêm ngặt của địa phương yêu cầu ở độ cao 30m trở xuống, tòa nhà phải cách cây cầu ít nhất 30m. Nhằm giải quyết vấn đề này, BIG thiết kế một công trình có hình dạng vô cùng độc đáo. Tòa nhà vươn lên từ phần đế hình tam giác nhỏ dưới mặt đất, sau đó vặn xoắn và mở rộng dần cho đến khi đạt độ cao tối đa 155m. Mặt tiền bằng thép với thiết kế đặc biệt tạo ra các khu vực ban công và hiên, mang lại tầm nhìn tuyệt vời về phía dòng sông và những ngọn núi.

“Vancouver House nằm ở cửa ngõ chính của Vancouver, cụ thể là nơi cầu Granville chia thành ba nhánh khi đến trung tâm thành phố. Những khoảnh đất hình tam giác còn dư lại trước đây chưa được phát triển”, đại diện BIG giải thích.

Khi được Westbank mời thiết kế một tòa nhà dân cư cho địa điểm phức tạp này, BIG bắt đầu lập sơ đồ về các giới hạn – khoảng cách với đường phố, khoảng cách 30m với cầu, khoảng cách với một công viên lân cận cần ánh sáng và không thể che bóng. Cuối cùng, phần còn lại là một khoảnh đất hình tam giác được đánh giá là “gần như quá nhỏ để xây dựng”.

“Kết quả, Vancouver House vươn lên từ mặt đất một cách tinh tế và mở rộng dần theo chiều cao, giống như vị thần hiện ra từ chiếc đèn. Thứ trông như một dáng điệu siêu thực thật ra lại là một kiến trúc có khả năng đáp ứng cao được định hình bởi môi trường xung quanh”, đại diện BIG cho biết.

Tòa nhà gồm 49 tầng, hầu hết là không gian dành cho dân cư, chia thành 75 căn hộ để mua và 106 căn hộ cho thuê. Ngoài ra, tòa nhà còn có khu vực bán lẻ ở các tầng dưới, không gian dành cho văn phòng làm việc và các tiện nghi.

Vietnam Express