Hà Nội, TP HCM, Phú Yên, Quảng Ninh và Phú Quốc là những nơi có các khu nghỉ dưỡng, khách sạn được vinh danh tại lễ trao giải World Luxury Hotel Awards.
Giải thưởng thường niên World Luxury Hotel Awards 2022 hôm 24/10 vinh danh 6 khách sạn và resort trong top sang trọng nhất Đông Nam Á, sau khi đã công bố các hạng mục của châu lục, thế giới và Việt Nam.Grand Vista Hanoi, nằm tại Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, được vinh danh ở hạng mục Khách sạn thương mại sang trọng nhât dành cho đối tượng khách là các doanh nhân, người đi công tác. Giá phòng từ 1,8 triệu đồng. Nơi này nằm ở gần trung tâm thủ đô, cách lăng chủ tịch Hồ Chí Minh 3,2 km và bảo tàng Mỹ thuật 2,6 km.
Somerset West Point Hanoi là đại diện thứ hai của Hà Nội được nhắc đến, và chiến thắng ở hạng mục Căn hộ dịch vụ nằm trong thành phố sang trọng nhất. Căn hộ dịch vụ là mô hình lưu trú dài hạn, được áp dụng trong nhiều khách sạn, gồm đầy đủ các dịch vụ như dọn phòng, giặt là, các bữa ăn… Đây là dạng căn hộ khép kín, dành cho doanh nhân đi công tác, chuyên gia nước ngoài sống và làm việc tại quốc gia sở tại. Giá phòng từ 2,1 triệu đồng.
Citadines Marina Halong chiến thắng ở hạng mục Khách sạn mới sang trọng nhất. Cơ sở lưu trú này mới đi vào hoạt động được gần một năm, nằm tại thành phố Hạ Long và cách Marina Bay 800 m, bãi Cháy 2,6 km. Giá phòng từ 1,7 triệu đồng.
Radisson Blu Resort Phu Quoc nằm tại bãi Gành Dầu, Phú Quốc, được xướng tên ở hạng mục Khu nghỉ dưỡng bên biển sang trọng nhất. Nơi nghỉ này được bao quanh bởi những hàng cây xanh mát và sân hiên rộng rãi. Giá phòng từ 1,9 triệu đồng.
Stelia Beach Resort tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đạt giải thưởng Khách sạn có thiết kế kiến trúc xuất sắc. Nơi đây cách sân bay hơn 10 km. Giá phòng từ 2,2 triệu đồng.
Hôtel Des Arts Saigon, tọa lạc tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM, chiến thắng ở hạng mục Khách sạn boutique có phong cách thiết kế tính nghệ thuật sang trọng nhất. Nơi đây chỉ cách nhà thờ Đức Bà 400 m, sân bay Tân Sơn Nhất 3,7 km. Giá phòng từ 3,7 triệu đồng.
World Luxury Hotel Awards là giải thưởng thường niên, được mệnh danh là “Cành cọ vàng của ngành du lịch thế giới”. Năm nay, sự kiện này được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào 24/10 và là lần thứ 26 giải thưởng được công bố.
Giải thưởng được bình chọn dựa trên nhiều tiêu chí, với sự tham gia của hơn 300.000 chuyên gia, các hãng lữ hành và du khách trên toàn thế giới. Theo đại diện của BTC, giải thưởng được công bố hàng năm nhằm vinh danh các đơn vị đạt thành tích vượt trội, tạo dấu ấn đặc biệt cho sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu.
Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước sau quãng thời gian du học và bắt đầu hăm hở thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình.
Nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Nguyện vọng tha thiết của anh Tam là viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình”. Trên tờ báo trào phúng Phong Hóa (bộ mới) số đầu tiên ra ngày 22.9.1932, độc giả thấy những tên tuổi mới nhưng lập tức tạo được tiếng vang.
Nhà văn Nhất Linh qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Chính Nguyễn Tường Tam là người định hướng cho các cây bút trong tờ Phong Hóa (sau này là Ngày Nay). Chẳng hạn, Tú Mỡ chuyên làm thơ trào phúng, Hoàng Đạo chuyên về nghị luận, Khái Hưng chuyên viết truyện ngắn, truyện dài… Đây là cái tài của Nguyễn Tường Tam trong việc sử dụng, phát huy khả năng của từng cộng sự.
Ngày nọ, lúc đang thương lượng mua lại tờ Phong Hóa của ông Phạm Hữu Ninh, Nguyễn Tường Tam tình cờ đọc một bài khảo luận đăng trên tờ Văn học tạp chí, ký tên Bán Than. Bút danh này có liên quan gì đến danh tướng Trần Khánh Dư đời nhà Trần? Lập tức, ông nghĩ ngay đến đồng nghiệp Trần Khánh Giư cùng dạy Trường tư thục Thăng Long. Quả nhiên ông đoán không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ họ đã nhanh chóng kết bạn do tâm đầu ý hợp về quan niệm văn chương, về xã hội…
Cả hai hợp ý nhau đến độ ban đầu, bút danh Nhất Linh, Nhị Linh, Nhất Nhị Linh, Cốc Lốc Tử là Nguyễn Tường Tam và Trần Khánh Giư ký chung. Sau này, Nguyễn Tường Tam mới chính thức ký Nhất Linh; còn Trần Khánh Giư đảo mẫu tự từ tên thật thành Khái Hưng. Về tuổi tác, Khái Hưng hơn Nhất Linh 10 tuổi.
Không chỉ có thế, do yêu mến Nhất Linh, Khái Hưng còn viết tập truyện dài Những ngày vui bằng giọng văn hài hước, kể lại những ngày Nhất Linh cùng các cộng sự làm tờ Phong Hóa, nhưng tác giả đặt tên trại đi. Chẳng hạn, về nhóm Tự Lực là Tự Động và nhân vật trong đó giải thích: “Tự Động là tự mình động đậy, tự mình chuyển động, không phải theo ai, không nhờ sức ngoài, không chịu ảnh hưởng ở ngoài sai khiến. Hai chữ “Tự Động” của người ta hay lắm đấy chứ. Báo Tự Động của người ta là một tờ báo tự lập, không sống về phụ cấp của chính phủ hay của một nhà tư bản nào. Tự hoạt động để sống một cách vẻ vang”. Với thông tin này, rõ ràng ý định thành lập Tự Lực Văn Đoàn đã nhen nhúm ngay từ lúc bắt đầu làm tờ Phong Hóa.
Khái Hưng (1896 – 1947)
Hồn bướm mơ tiên in năm 1933 của Khái Hưng là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và cũng là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng. Người viết tựa chính là Nhất Linh: “Tác giả đặt câu chuyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi, nó khác hẳn cái cảnh “bùn lầy nước đọng” miền hạ du phẳng lì và buồn tẻ. Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cảm động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa”.
Đọc kỹ bộ Phong Hóa và Ngày Nay, ta dễ dàng nhận ra hầu hết truyện ngắn, truyện dài in từng kỳ của Khái Hưng đều do Nhất Linh vẽ minh họa. Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng còn in chung tập truyện ngắn Anh phải sống, viết chung truyện dài Gánh hàng hoa, Đời mưa gió. Đây cũng là điều đặc biệt trong văn học VN vì ít có trường hợp tương tự.
Về chuyện sáng tác chung này, trong hồi ký văn học, nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Dạo Khái Hưng và Nhất Linh viết chung truyện dài Đời mưa gió, trong buổi họp tối thứ bảy, hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính (Tuyết và Chương) đi đâu, làm việc gì đột nhiên trái chứng trái khoáy, rồi mỗi kỳ mỗi anh thay nhau chấp bút”.
Vợ chồng Khái Hưng không có con. Họ nhận con trai của Nhất Linh làm con nuôi và đặt tên Trần Khánh Triệu.
Quy luật phát triển của các đô thị lớn cho thấy, khi sức tải ở khu vực trung tâm đạt đến điểm ngưỡng sẽ xuất hiện các trung tâm mới. Mô hình này góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn từ thị trường bất động sản.
Khi các trung tâm mới lên ngôi
Hình mẫu điển hình trên thế giới có thể kể tới Germantown – cộng đồng ngoại ô nằm ở Quận Montgomery gần thủ đô Washington (Mỹ). Từ một làng nông thôn, khu vực này ngày càng phát triển và trở thành một trong những “trung tâm mới” của Washington, thu hút người trẻ về đây sinh sống với các trung tâm mua sắm, ăn uống, giải trí, công viên và các dịch vụ. Hay một quốc gia phát triển như Singapore từ đầu thế kỷ 20 cũng đã bắt đầu mở rộng phát triển ra vùng ven như Secondary Settlement, Bungalows Area,… nhằm giảm áp lực cho khu vực nội đô.
Không nằm ngoài xu hướng chung, khái niệm trung tâm mới cũng dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, tiêu biểu là các đại đô thị như Hà Nội, TP.HCM. Nếu như tại TP.HCM có khu vực Thủ Thiêm được các chủ đầu tư đánh giá cao tiềm năng phát triển các khu dân cư và thương mại, thì thủ đô Hà Nội ghi nhận sự chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ tại huyện Gia Lâm (phía Đông), huyện Hoài Đức và Quận Hà Đông (phía Tây).
Xu hướng mở rộng ra các trung tâm mới cũng đang lan tỏa đến các địa phương phát triển mạnh về kinh tế, du lịch. Như tại Hạ Long (Quảng Ninh), khu vực phía Tây Nam thành phố với trung tâm là phường Hùng Thắng đang nhận được sự chú ý của giới đầu tư, nhờ hạ tầng đô thị được quy hoạch bài bản, đồng bộ, cùng sự xuất hiện của các dự án bất động sản xứng tầm.
Kỳ vọng về một Hùng Thắng từ ngoại ô lên phố mới
Nhờ vị trí cửa ngõ thành phố Hạ Long, Hùng Thắng được hưởng lợi từ hạ tầng giao thông quan trọng. Từ đây, cư dân có thể dễ dàng tiếp cận đến đường Hoàng Quốc Việt – một trong những đại lộ đẹp nhất của tỉnh Quảng Ninh, trung tâm kết nối của tứ lộ (Quảng Yên – Bãi Cháy – Hòn Gai – Vân Đồn) hay rút ngắn thời gian di chuyển đến Thủ đô qua cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Làng chài Cửa Vạn – điểm nổi danh trên bản đồ du lịch Hạ Long, nằm tại phường Hùng Thắng.
Ngoài sự đổi thay về cơ sở hạ tầng, phường Hùng Thắng còn tạo hấp lực nhờ hội tụ các thương hiệu tầm cỡ quốc tế như: InterContinental, New World, Sailing Club, Citadines,… quy tụ tại khu đô thị du lịch Halong Marina do chủ đầu tư BIM Land (thành viên tập đoàn BIM Group) phát triển.
Khu vực này còn ghi điểm nhờ sở hữu các tiện ích thiết yếu cho nhu cầu an cư của người dân như trường quốc tế Singapore, các trung tâm thương mại mang thương hiệu quốc tế như Lotte, Aeon Mall,… Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, những dự án bất động sản nằm trong khu vực hiện diện đầy đủ những yếu tố kể trên đều có xu hướng gia tăng giá trị nhanh chóng, với mức tăng từ 40% – 80% theo từng địa điểm khác nhau.
Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn tới 2050, khu vực phường Hùng Thắng được định vị là một trong những khu du lịch hiện đại của Hạ Long, hứa hẹn sẽ được hưởng lợi khi ngành du lịch phát triển trở lại, đón lượng khách du lịch đông đảo đến từ cả trong và ngoài nước. Cùng với đó, nhu cầu sinh sống hoặc lưu trú ngắn ngày tại Hạ Long đang gia tăng nhanh chóng, đón làn sóng các chuyên gia, người lao động, học sinh – sinh viên từ các tỉnh thành khác về sinh sống, làm việc và học tập. Lúc này, những căn hộ theo mô hình hybrid (kết hợp), vừa đáp ứng nhu cầu tận hưởng của khách du lịch ngắn ngày, vừa thoả mãn mong muốn trải nghiệm “sống” cùng di sản của nhóm khách hàng đặc thù sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu.
Dự án ICON40 – tâm điểm đầu tư tại trung tâm mới Hùng Thắng cuối năm 2022.
Đón đầu xu hướng này, BIM Land chuẩn bị ra mắt dự án ICON40 với 01 tòa tháp biểu tượng 40 tầng, quy mô hơn 700 căn hộ, toạ lạc trên tuyến đường huyết mạch Hoàng Quốc Việt. Là một trong những dự án bất động sản tiên phong triển khai theo mô hình hybrid tại Hạ Long, ICON40 được kỳ vọng mang đến thành phố di sản một tổ hợp sống “đa trải nghiệm”.
Tại đây, cư dân được thừa hưởng chuỗi tiện ích đa dạng, phục vụ đầy đủ nhu cầu của cuộc sống như: hệ thống nhà hàng, quán cà phê, quán bar đẳng cấp; khu vui chơi trẻ em; hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm phòng tập gym, bể bơi…, cùng những tiện ích đẳng cấp khác như vườn trên không, sky bar,… Kết nối dễ dàng trong tầm bước chân tới các dự án khác của BIM Land trong khu đô thị du lịch Halong Marina, chủ sở hữu tại dự án ICON40 được hưởng lợi từ chuỗi tiện ích giải trí ngoài trời sống động như quảng trường biển, bãi tắm, tuyến phố ẩm thực… làm phong phú thêm trải nghiệm sống và nghỉ dưỡng bên kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Trong bối cảnh nguồn cung các căn hộ cao cấp tại Hạ Long đang ngày càng khan hiếm, một dự án hội tụ hàng loạt những trụ cột lợi thế hấp dẫn như ICON40 chắc chắn sẽ gây ấn tượng với các nhà đầu tư địa ốc, trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản Hạ Long những tháng cuối năm.
Chụp lại hình ảnh,’Nụ cười Bayon’, có từ thế ký 12, vẫn tỏa sáng từ ngay giữa khu đền Angkor của Campuchia
Mặt trời chiều muộn phủ bóng dài trên hàng trăm mặt đá được khắc vào Đền Bayon khi tôi cố gắng đi sâu hơn vào thánh tích thế kỷ 12 ở ngay giữa khu đền Angkor trải rộng của Campuchia.
Những hình ảnh đê mê nổi lên từ những chiếc tháp và các bức tường, mỗi hình tượng có đôi môi đầy đặn uốn cong thành nụ cười nhức nhối.
‘Thành phố trong mơ’
Đó là ngày đầu tiên của tôi ở Angkor, và lúc đó tôi hầu như không biết gì về lịch sử của thành phố.
Nhưng bước lang thang từ đền này sau đền khác, tôi dễ dàng rơi vào cơn mơ màng giàu tưởng tượng.
Trong đầu tôi hình dung ra đông đảo tín đồ mang theo những lễ vật tươi sáng. Tiếng đục vang lên khi các nghệ nhân sáng tạo những kiệt tác tuyệt mỹ xung quanh tôi, trong khi các vị vua oai phong diễu hành qua những con đường rộng lớn trải dài với những bức tượng.
“Vì lý do tại sao một nơi nào đó không còn tồn tại, nó có thể được biến thành thành phố lý tưởng, thành phố trong mơ,” Aude de Tocqueville viết trong cuốn sách của bà hồi năm 2014 ‘Atlas các thành phố đã mất: Hướng dẫn du lịch đến các địa điểm bị bỏ hoang’. “Do đó, thành phố đã mất là thơ ca, thế giới mơ ước và là bối cảnh cho đam mê và bước đi lang thang của chúng tôi.”
Thật vậy, những nơi mất tích và bị bỏ hoang có sức hút mạnh mẽ đối với trí tưởng tượng. Chúng là chất gây nghiện cho những người đam mê xê dịch, khơi gợi một cảm giác phiêu lưu vốn nuôi dưỡng các cuộc thám hiểm vĩ đại và những câu chuyện to lớn.
Chúng ta thấy cuộc sống của mình phản ánh trên đá, hãy tưởng tượng những bộ phim ngôn tình mà chúng ta đã xem trong bối cảnh lãng mạn, đổ nát. Và nếu thảm họa treo lơ lửng trên nhiều thành phố mất tích, thậm chí thời gian trôi qua làm nó dịu đi.
“Trong có lẽ hàng ngàn năm, mọi người đã kể những câu chuyện phiêu lưu về những miền đất kịch tính ngoài biên giới chúng ta – những câu chuyện về nền văn minh cổ đại,” Annalee Newitz, tác giả của ‘Bốn thành phố đã mất: Lịch sử bí mật của Kỷ nguyên Đô thị’, nói.
Cuốn sách nhảy qua các lục địa và các thiên niên kỷ, trình bày về bốn địa điểm cổ xưa như những bài học đối tượng trong cuộc sống đô thị: Angkor của Campuchia; thành phố Cahokia người Mỹ bản địa; thành phố Pompei của La Mã; và Çatalhöyük thời Đồ Đá Mới ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Biện minh cho chủ nghĩa thực dân
Trong khi các mạch truyện về thành phố đã mất làm nên những câu chuyện du lịch cuốn hút, Newitz lập luận rằng chúng thường che khuất những câu chuyện thật sự đằng sau những nơi tráng lệ nhất của nhân loại.
Chụp lại hình ảnh,Những cách diễn giải thời hiện đại thường che khuất đi những câu chuyện thực sự đằng sau các địa điểm huy hoàng nhất mà con người từng xây dựng được từ thời xa xưa
Điều đó đã xảy ra ở Angkor, nơi tôi dành những buổi chiều đầy nắng ở giữa đống đổ nát.
Newitz giải thích rằng thành phố này thực sự có người sinh sống khi nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đặt chân đến vào năm 1860 – thực sự nó chưa bao giờ bị bỏ hoang phế hoàn toàn – nhưng du khách không thể tưởng tượng được tổ tiên của người Campuchia có khả năng tạo dựng công trình hùng vĩ như vậy.
“Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người ta tràn đầy sự ngưỡng mộ sâu sắc, và không thể không hỏi điều gì đã tạo nên dân tộc hùng mạnh này, rất văn minh, rất khai sáng, tác giả của những công trình vĩ đại này?” Mouhot viết về khu thành quách trải rộng trong rừng này.
Ông suy đoán Angkor được người Hy Lạp hoặc Ai Cập cổ đại xây dựng. Tại Pháp, Newitz giải thích, chuyến thăm của ông được ca ngợi là ‘khám phá’.
“Những câu chuyện thành phố mất tích đã trở nên hết sức phổ biến trong thời hiện đại – bắt đầu từ thế kỷ 19 hoặc thế kỷ 18 – bởi vì chúng thật sự là cách tốt để che giấu chủ nghĩa thực dân.” Newitz nói. “Nó cho phép biện minh cho tất cả các cuộc xâm nhập thuộc địa. Họ sẽ nói rằng ‘đây không phải là nền văn minh tự thân nó phát huy được. Và bằng chứng chúng ta thấy từ đây là dân tộc này đã xa lìa một quá khứ vĩ đại, bí ẩn nào đó mà nay đã biến mất.”
Chụp lại hình ảnh,Sau khi núi lửa Mount Vesuvius phun trào, người dân Pompei đã tái thiết nơi ở mới tại địa điểm gần thành phố đã bị thiêu hủy
Tìm kiếm các thành phố và nền văn minh mất tích là nỗi ám ảnh đối với một số nhà thám hiểm và thực dân châu Âu.
Sự mê đắm của họ được thúc đẩy một phần bởi cuộc tìm kiếm thành phố đã mất nổi tiếng nhất trong lịch sử: quốc đảo Atlantis, lần đầu tiên xuất hiện trong ghi chép của Plato.
Atlantis hư cấu của ông đã có thời thịnh vượng trước khi sự suy đồi đạo đức khiến nó bị Thượng Đế trừng phạt.
Những người cùng thời của ông sẽ công nhận câu chuyện là một câu chuyện ngụ ngôn, nhà sử học cổ đại Greg Woolf, tác giả cuốn ‘Cuộc sống và Cái chết của Các thành phố Cổ xưa: Lịch sử Tự nhiên’, nói.
“Kề về một huyền thoại để minh họa sự thật to tát hơn là điều đã được hiểu rộng rãi,” Woolf nói. “Tôi không nghĩ có ai đó nghiêm túc tin rằng Atlantis có thật, nhưng đó là một huyền thoại tiện nghi.” Tuy nhiên, khi những trang viết của Plato về Atlantis được phát hành trong các bản dịch hiện đại, nó đã đến được với những độc giả cả tin hơn.
Phủ nhận sự thật
“Mọi người đã đọc điều này cùng lúc với việc thành lập các thuộc địa ở Tân Thế giới,” nhà cổ điển học Edith Hall giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình History Extra Podcast của BBC.
Hiểu lầm tác phẩm của Plato, nhiều người đọc câu chuyện ngụ ngôn này theo nghĩa đen, Hall nói. “Nó đánh động tâm trí của họ. Mọi người đều nói Atlantis phải là ở Mỹ.”
Khi những người định cư châu u đó gặp các nền văn minh bản địa, Newitz viết, họ cố gắng để kết nối nó với một quá khứ bí ẩn, và thường bỏ qua những người dân rất thật vào thời đó.
Chụp lại hình ảnh,Vào năm 1050 sau Công nguyên, người Mỹ bản địa đã xây dựng đô thị Cahokia, có diện tích lớn hơn Paris
Đó là những gì đã xảy ra ở Cahokia, một đô thị cổ nằm gần thành phố St Louis ngày nay của Mỹ.
Những gò đất cao ngất ở đó có thể sánh ngang với các kim tự tháp Ai Cập về chiều cao, và vào thời kỳ đỉnh cao của nó vào năm 1050 sau Công nguyên, thành phố Cahokia còn lớn hơn Paris. Những người mới đến từ châu u sẽ cảm thấy khó chấp nhận điều này.
“Du khách và nhà thám hiểm sẽ tự kể cho mình tất cả những câu chuyện điên rồ, giống như phải là những người Ai Cập cổ đại đã đến đây để xây dựng những thứ này,” Newitz cho biết.
Đó là huyền thoại để biện minh cho việc đánh cắp các vùng đất bản địa vốn được mô tả rộng rãi là ‘không có một bóng người’, họ giải thích.
Trong khi đó, cũng giống như ở Angkor, hậu duệ của những người đã xây nên Cahokia đã bị phủ nhận rằng họ không có khả năng xây những công trình như vậy.
Khởi đầu mới
Những câu chuyện về các thành phố đã mất cũng có thể che đậy những sự thật khác, Newitz viết, chẳng hạn như cách người cổ đại hồi sinh trở lại khi họ bỏ lại một nơi ở phía sau.
Thảm họa và sự sụp đổ thường được cho là sự chấm hết, nhưng ở Pompeii và Çatalhöyük, Newitz tìm thấy tia sáng của khởi đầu mới giữa những biến động xã hội.
Chụp lại hình ảnh,Hơi nóng khủng khiếp từ núi lửa phụt ra đã biến Pompeii thành một khu nghĩa địa hồi năm 79 sau Công nguyên
Sau khi khí núi lửa quá nóng biến Pompeii thành nghĩa địa vào năm 79 sau Công nguyên, người Pompei đau thương ngay lập tức bắt đầu xây dựng lại cuộc sống mới ở Naples và Cumae gần đó.
Dẫn lại tác phẩm của nhà cổ điển học Steven Tuck, Newitz kể rằng nhiều người tị nạn mà các nhà sử học biết đến có tên gọi vốn đánh dấu họ là liberti, tức nô lệ được giải phóng.
Mặc các quy ước đặt tên La Mã thường bảo thủ, giữ một tên từ thế hệ này qua thế hệ khác, Tuck đã quan sát thấy một xu hướng thú vị trong các gia đình tị nạn Pompei. Bỏ đi tên cũ của họ, một số người đã chọn gọi tên con cái của họ theo những địa điểm mới mà họ đã đến, chẳng hạn như thị trấn cảng tấp nập Puteoli. Ở đó, một số gia đình mới đến đặt tên cho con trai của họ là Puteolanus.
Nó giống như chuyển đến London từ một trại tị nạn và gọi con bạn là ‘Londoner’ vậy, Tuck giải thích với tôi qua email. “Việc chuyển đi đã cho họ cơ hội này và họ đã nắm bắt.”
Và trong chính các thành phố đang suy tàn này, Newitz cho thấy những con người có quyền tự chủ sống động, không phải là người xưa bị trói buộc vào sự tùy tiện của lịch sử.
Đó là điều họ nhìn thấy trong tàn tích của Çatalhöyük, khu định cư thời đồ đá mới vốn cực thịnh vào 9.000 năm trước trên đồng bằng Konya ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ.
Chụp lại hình ảnh,Çatalhöyük là khu định cư Thời Đồ Đá Mới, rất thịnh vượng hồi 9.000 năm trước
Những ngôi nhà ở đó nằm sát rạt với nhau như các ô trong tổ ong, họ viết trong sách, với những lối đi hướng lên mái nhà và lối vào qua trần nhà.
Vào những buổi tối ấm áp, cư dân tụ tập trên mái nhà, cùng nhau nấu nướng và làm đồ thủ công. Nhưng bất chấp mọi chất men sáng tạo của cuộc sống thành phố, đó là sự đánh đổi. Theo thời gian, ở lại Çatalhöyük trở nên khó khăn hơn: khí hậu trở nên bất lợi hơn và căng thẳng xã hội tăng lên.
Ký ức vẫn còn
Trong khi nhiều câu chuyện về thành phố mất tích nghe mơ hồ và huyền ảo, Newitz khắc họa việc từ bỏ những nơi như Çatalhöyük là kết quả của một quá trình có lý do chính đáng.
Theo thời gian, dân Çatalhöyük chỉ đơn giản là chọn quay trở lại những nơi thôn dã hơn, một quá trình quen thuộc với bất kỳ cư dân thành thị nào ngày nay, vốn kéo xuống một cách thèm thuồng danh sách rao bán nhà cửa gợi lên cuộc sống thôn dã.
“Chúng tôi sẽ đi tìm một nơi tốt hơn và thử lại, thử thí nghiệm mới, thử xây dựng khác đi, thử sống khác đi,” Newitz nói, gợi lại những cuộc nói chuyện có thể đã diễn ra xung quanh lò sưởi thời đồ đá mới. Các nhà rời đi từng nhà một, đến khi cuối cùng Çatalhöyük không còn ai.
Nhưng khi cư dân rời đi, mỗi người lấy đi những gì quan trọng nhất đối với họ. Nghệ thuật, ý tưởng và văn hóa vật chất tỏa ra khắp vùng đồng bằng Konya khi các gia đình xây dựng cuộc sống mới cách xa những khu dân cư đông đúc.
Mặc dù Cahokia và nhiều thành phố khác có thể bị bỏ hoang, nhưng theo nghĩa quan trọng, đối với chúng ta, chúng hoàn toàn không bị mất đi.
“Chúng ta vẫn còn tất cả những ký ức văn hóa về nhưng nơi chúng ta đã sống,” Newitz nói. “Đó là sự tiếp nối liên tục, xuyên suốt.”
Truyền thông trong nước đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lên đường đi thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng bí thư đảng CSTQ Tập Cận Bình. Chuyến thăm của ông Trọng kéo dài từ ngày 30 tháng Mười đến 1 tháng Mười Một.
Tháp tùng ông Trọng có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và và Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức trung ương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng sau Lễ ký kết hàng chục thỏa thuận song phương sau cuộc hội đàm chính thức ở Hà Nội ngày 5/11/2015
Ông Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh, một tuần sau khi đảng CSTQ kết thúc đại hội toàn quốc lần thứ 20, ở đó ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, triệt hạ các phe phái chống đối và thiết lập một bộ sậu lãnh đạo tối cao gồm những người thân tín với với ông.
Có nhà bình luận cho rằng, ông Trọng sang thăm ông Tập sớm như vậy là nhằm học tập chiêu thức của ông Tập trong việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản, loại bỏ phe phái. Việc bà Mai tháp tùng ông Trọng có thể nhằm mục đích đó.
Nhưng xa hơn có thể ông Trọng muốn học tập đường lối trị quốc của ông Tập, cụ thể là mô phỏng mô hình “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” để vận dụng ở Việt Nam. Ông Tập cũng đang đẩy mạnh việc “xuất cảng” mô hình Trung Quốc ra các nước đang phát triển, coi đó là một sự lựa chọn để đi tới hiện đại hóa, thay thế cho mô hình dân chủ tự do của phương Tây mà quân sư của ông, ông Vương Hỗ Ninh, đánh giá là chứa nhiều mâu thuẫn, rối loạn chức năng và đang suy tàn. Ông Thưởng, trùm tuyên giáo của đảng CSVN, đi cùng ông Trọng có thể để dàn xếp chuyện này.
Việt Nam có thể là “thị trường thích hợp”, không chỉ cho hàng hóa giá rẻ phẩm chất kém mà cả cho mô hình chính trị kiểu Trung Quốc. Thực tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về ý thức hệ, thể chế chính trị và cả thể chế kinh tế. Cả hai nước đều do đảng Cộng sản cai trị độc tôn, đều theo kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” – đề cao vai trò kiểm soát của nhà nước. Việt Nam gần như bản sao thu nhỏ của Trung Quốc; hễ Bắc Kinh làm gì thì Hà Nội cũng sẽ làm theo như vậy sau một thời gian và với quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, ngay sau khi lên cầm quyền tối cao năm 2012 ông Tập Cận Bình phát động “đả hổ, diệt ruồi” để bài trừ tham nhũng thì năm sau 2013, ông Trọng cho lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và bắt đầu “đốt lò”.
Tuy “photocopy” Trung Quốc nhưng Việt Nam không thành công như nước đàn anh và có thể chẳng bao giờ được như vậy. Bởi vì, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa hai nước vẫn có một số khác biệt. Có rất nhiều nguyên nhân, cả xa lẫn gần, giải thích cho sự lệch pha này mà nếu nghiên cứu thấu đáo hẳn phải mất rất nhiều thời gian và sức lực.
Chỉ xét riêng về chủ nghĩa dân tộc – động lực tinh thần của cả người Trung Hoa lẫn người Việt Nam – đã có những điểm khác nhau đáng chú ý.
Ở Trung Quốc, sau khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách là hệ tư tưởng chủ đạo, bị thay bằng lý thuyết thực dụng “mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình, và chỉ còn là một mô hình nhà nước chuyên chính kiểu Lenin, đảng CSTQ đã “lấp chỗ trống” tinh thần của người dân bằng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Các nhà tuyên giáo của đảng CSTQ ra sức khơi dậy nỗi đau tập thể “một thế kỷ nhục nhã” của dân tộc Trung Hoa để kích thích người dân đoàn kết chung quanh đảng CSTQ. Người Trung Quốc thường xuyên được nhắc nhở về nỗi nhục của cha ông, về dã tâm của đế quốc phương Tây và Nhật Bản lạm dụng sự yếu kém của Trung Quốc thời nhà Thanh để xâu xé đất nước họ. Từ đó họ đi theo đảng CSTQ để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp và vượt qua Hoa Kỳ, Nhật Bản, làm cuộc “trẻ hóa vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” như lời ông Tập Cận Bình.
Theo dõi đại hội 20 của đảng CSTQ mới đây, dễ dàng nhận thấy đề tài xuyên suốt trong chỉ đạo của ông Tập là thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” – khôi phục vị thế của Trung Quốc như là quốc gia trung tâm trên vũ đài chính trị thế giới. Đại ký sự (narrative) đó của đảng CSTQ có sức thuyết phục 1.4 tỷ dân của nước này, và cả Hoa Kiều ở nước ngoài, làm thành một sức mạnh lớn của đảng CSTQ. Nếu con người sống cần có lý tưởng thì lý tưởng của người Trung Quốc bây giờ là thực hiện giấc mơ của ông Tập.
Người Việt Nam cũng có máu dân tộc chủ nghĩa không kém. Trong quá khứ, đảng CSVN đã dựa chủ yếu vào lòng yêu nước của người dân để thực hiện các cuộc chiến tranh và “cách mạng” tốn nhiều xương máu. Hàng triệu thanh niên Việt Nam ngã xuống ở khắp các chiến trường được thôi thúc bởi khát vọng độc lập dân tộc chứ không phải vì sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng khi đảng CSVN phải mở cửa cho kinh tế thị trường họ không có một lý thuyết nào để lấp chỗ trống tinh thần, không tạo ra được một đại ký sự có sức thuyết phục để tập hợp người dân, không đề ra được một lý tưởng để phấn đấu. Đảng CSVN chỉ đưa ra những câu khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng, nghe rất kêu nhưng hoàn toàn rỗng tuếch và mâu thuẫn với thực tế. Lý tưởng “dân giàu nước mạnh” ư? Xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” ư? Họa may chỉ những kẻ thiểu năng trí tuệ mới tin vào các khẩu hiệu đó. Đảng cố gắng đánh bóng thành tích quá khứ, đánh thắng cuộc “chiến tranh chống Mỹ cứu nước” bằng những lễ lạc rình rang mỗi dịp 30 tháng Tư, nhưng giọng điệu tuyên truyền của đảng càng ngày nghe càng chối, càng phản tác dụng. Có tới 84% người Việt có thiện cảm và tin tưởng ở nước Mỹ, cao nhất khu vực, theo kết quả khảo sát ý kiến đầu năm nay của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Tại sao đảng CSVN không khai thác chủ nghĩa dân tộc như đàn anh Trung Quốc? Nếu người Hoa có tư tưởng Đại Hán thì người Việt cũng có thể có tư tưởng Đại Việt?
Cái khó là ở chỗ, nếu tinh thần dân tộc của người Hoa nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ, Nhật Bản và phương Tây tư bản thì chủ nghĩa dân tộc của người Việt lại nhắm vào Trung Quốc – kẻ thù truyền kiếp suốt hai ngàn năm và hiện đang tiếp tục xâm lấn bờ cõi đất nước. Nước Việt từng bị đô hộ bởi thực dân Pháp, phát-xít Nhật, từng bị Mỹ ném bom rải thảm trong cuộc nội chiến hai mươi năm nhưng bây giờ đa số người Việt không thù ghét Pháp, Nhật, Mỹ bằng Trung Quốc.
Đảng không thể khai thác chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc làm nền tảng tinh thần; thậm chí đảng CSVN vì tình đoàn kết với đảng CSTQ mà không ngần ngại đàn áp thẳng tay những người Việt Nam yêu nước phản đối Trung Quốc.
Không có lợi thế chủ nghĩa dân tộc, đảng CSVN mất tính chính danh cai trị và không thể đưa ra được một đại ký sự (narrative) thuyết phục. Đảng CSVN chỉ còn trông mong vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống vật chất của người dân để biện minh cho sự cai trị. Nếu có một thứ lý tưởng ở người Việt bây giờ thì có lẽ đó là lý tưởng làm giàu cho bản thân, gia đình, dòng họ, bất chấp thủ đoạn. Đạo đức xã hội suy đồi cũng vì thứ lý tưởng giả hiệu này.
Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi. Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng một thứ chủ nghĩa Đại Hán như Trung Quốc, nhưng thiếu một nền tảng tinh thần để cố kết xã hội thì khó mà phát triển bền vững và ổn định. Đảng CSVN là bản sao thu nhỏ của đảng CSTQ nhưng ông Trọng, ông Thưởng còn lâu mới có được một chút năng lực tư duy của Vương Hỗ Ninh, Tập Cận Bình; bây giờ dẫn bầu đoàn sang Bắc Kinh học tập thì e đã muộn.