Ngôi nhà hình con sóng vỗ bờ

Công trình nổi bật với phần mái thiết kế giống như cơn sóng vỗ bờ với những đường cong uốn lượn.

Ngôi nhà rộng 480 m2 ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam là nơi ở của gia đình ba thế hệ.

Vì bố mẹ gia chủ đã có tuổi, nên tiêu chí hàng đầu đặt ra là có một ngôi nhà đơn giản hiện đại, thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên mà vẫn đảm bảo riêng tư.

Nhà nằm gần biển nên ý tưởng của kiến trúc sư đưa ra là thiết kế theo hình dạng những con sóng đang vỗ bờ.

Tuy nhiên, từ ý tưởng thành hiện thực là một hành trình khó khăn. Câu hỏi đặt ra với nhóm thiết kế làm sao đảm bảo an toàn về mặt kết cấu mà vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ. Cuối cùng, phương án vượt nhịp bằng công nghệ sàn rỗng được lựa chọn.

Sàn rỗng là một trong những giải pháp xây dựng không dầm dựa trên nguyên lý giảm trọng lượng của sàn bằng cách rút bớt phần bê tông ít chịu lực ở lõi, tạo ra một hệ sàn có kết cấu rỗng.

Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế được số lượng cột nâng đỡ, giúp tăng diện tích sử dụng. Với độ chắc chắn không kém sàn đặc, bề mặt của sàn rỗng có thể xây dựng trực tiếp tường ngăn tại bất kỳ vị trí nào.

Để tránh ảnh hưởng trực tiếp bởi các luồng khí nóng vào mùa hè, cũng như giảm bớt diện tích bê tông hóa, bao quanh nhà là khoảng sân nhiều cây xanh.
Không gian sân vườn giống như một khoảng đệm, có tác dụng lọc tiếng ồn từ môi trường bên ngoài, ô nhiễm khói bụi. Sự hiện diện của cây xanh kết nối con người với thiên nhiên, tạo ra bầu không khí yên bình, mang lại sự thoải mái cho gia chủ.
Sân vườn ngoài trời được bố trí thêm bàn ăn, ghế thư giãn giúp mọi người trong gia đình có những giây phút vui chơi, quây quần. Không gian mở với nhiều cây xanh cùng ánh sáng thúc đẩy các thành viên gắn kết với nhau, xua đi cảm giác nhàm chán

Sân vườn tầng một kết hợp với tiểu cảnh hồ nước đem đến không khí mát lành, gần gũi thiên nhiên.

Khu vực sinh hoạt chung với phòng khách, bếp, ăn được thiết kế mở, liền mạch. Việc sử dụng hệ kính trượt lớn, cong theo thiết kế ngôi nhà khiến không gian tầng một tràn ngập ánh sáng và gió trời. Dù ngồi bất kỳ góc nào, gia chủ cũng cảm nhận được sự thay đổi thời tiết, cảnh sắc của hoa cỏ bên ngoài.

Nội thất của nhà hướng đến phong cách tối giản với màu đơn sắc, ít chi tiết nhằm tạo ra một không gian hài hòa, thông thoáng. Do hạn chế sử dụng màu sắc, ánh sáng tự nhiên được tận dụng như một phần trang trí để tạo hiệu ứng thị giác.

Giống như tầng một, không gian tầng hai cũng được mở rộng tầm nhìn bằng cách loại bỏ bớt tường bao. Thay vào đó, những mảng kính lùa cỡ lớn, giúp việc lấy gió, ánh sáng cho các phòng công năng trở nên dễ dàng.

Phòng ngủ master được thiết kế như một căn hộ nghỉ dưỡng, với gần một nửa diện tích dành cho phòng tắm.

Bồn tắm tròn được làm từ đá cẩm thạch, có tầm nhìn hướng ra khu vườn nhỏ phía trước, tạo cảm giác có thể chạm tay vào thiên nhiên. Ngoài khu vực lavabo, bồn tắm, còn có thêm phòng tắm đứng và khu vệ sinh riêng biệt.

Sân vườn tầng ba được thiết kế theo phong cách resort, là nơi tràn ngập cây xanh và ánh nắng tự nhiên nhờ các ô tròn lộ thiên trên mái. Ô tròn ngoài việc hứng sáng cho hệ cây xanh bên dưới, còn là khoảng không gian phát triển cho một số cây cọ.

Cọ thân nhỏ không ảnh hưởng tới không gian sử dụng. Phần ngọn lại dày lá nên ngoài mục đích tạo cảnh quan, tạo bóng mát, góc nhìn thư giãn.

Theo Vietnam Express

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí
Quốc gia đặc biệt này có mức sống cao và là “thiên đường” của giáo dục, y tế và giao thông.

Trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới mới được công bố, hầu hết những cái tên đứng đầu lại không phải là những quốc gia lớn nhất. Thực tế còn ngược lại, hãy nhìn Luxembourg – quốc gia nhỏ bé nhưng lại xếp số 1 trong danh sách do Global Finance công bố.

Singapore, Ireland, Qatar, Macao và Thuỵ Sĩ là những cái tên xếp phía sau quán quân. Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia có thể khác nhau giữa các bảng xếp hạng do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các tiêu chí này thường bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Nằm ở Tây Âu, Luxembourg là một quốc gia nhỏ không giáp biển mà giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Với dân số 642.371, Luxembourg là Đại công quốc duy nhất trên thế giới.

GDP bình quân đầu người của quốc gia này là 140.694 USD. Đây là con số đã khiến Luxembourg trở thành quốc gia giàu nhất thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5% và tuổi thọ trung bình là 82 tuổi. Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và giao thông công cộng đều miễn phí cho mọi công dân.

Chỉnh phủ Luxembourg hoạt động ổn định và hiệu quả. Đất nước này cũng đang “tận hưởng” sự ổn định về chính trị và kinh tế cũng như mức sống cao. Không chỉ vậy, Luxembourg thực sự là một điểm đến đáng trải nghiệm với những vẻ đẹp cổ kính và đậm chất hoàng gia.

Trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất thế giới

Theo phân tích của New Financial về mức độ quốc tế hoá của các trung tâm tài chính khác nhau, Luxembourg được xếp hạng là trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất trên thế giới với hoạt động quốc tế chiếm đến 60%.

Theo New Financial, Luxembourg còn là trung tâm đầu tư lớn thứ hai thế giới. Đây cũng là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai trong lĩnh vực tài chính và là nước xuất khẩu dịch vụ tài chính xếp thứ ba toàn cầu.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 1.

Luxembourg là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và áp dụng trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững của các công ty nước ngoài.

Ngoài ra, New Financial cũng đã công bố một bảng xếp hạng có tính đến môi trường kinh doanh rộng lớn. Các chỉ số được sử dụng bao gồm các khía cạnh kinh tế, tài chính, chính trị, luật pháp, quy định và xã hội. Trong bảng xếp hạng này, Luxembourg đứng thứ tư, sau Mỹ, Anh và Thuỵ Sĩ.

Khu phố từ thời Trung cổ

Khu phố cổ của Luxembourg được UNESCO công nhận bắt đầu hình thành từ thế kỷ 10. Ở đây có lâu đài nằm trên vách đá nhìn ra hợp lưu của sông Alzette và Petrusse. Các công trình khác dần được xây dựng thêm vào thế kỷ 12, 15 và 18.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 2.

Thành phố vẫn giữ được những đặc điểm lịch sử với nhiều công trình và toà nhà lịch sử vẫn còn nguyên vẹn. Những con phố ngoằn ngoèo với những toà nhà di sản, quảng trường lớn và cung điện, tất cả đều chỉ cách nhau vài phút đi bộ.

Mạng lưới đường mòn không thể tưởng tượng nổi

Luxembourg có hơn 5.000 km (3.100 dặm) đường mòn. Đây là nơi có mạng lưới dành cho người đi bộ dày đặc nhất ở châu Âu. Đường mòn Mullerthal là một trong những đường mòn nổi tiếng nhất với 112 km đường đi bộ trên 3 tuyến đường đi qua đồng cỏ, rừng và thung lũng đá.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 3.

Có những con đường mòn quốc tế nối Luxembourg với Bỉ và Đức. Bạn cũng có thể khám phá một loạt các đường mòn khi đi bộ đường dài một chiều, sau đó sử dụng hệ thống xe buýt và đường sắt để quay trở lại.

Những lâu đài như trong truyện cổ tích

Luxembourg có không ít những lâu đài lấp ló trên các con đường mòn đi bộ đường dài. Có 5 lâu đài đang trong tình trạng tốt và mở cửa cho công chúng để xem những tàn tích và phong cảnh đáng chú ý.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 4.

Trên thực tế, bạn có thể kết hợp đi bộ đường dài trên con đường mòn Thung lũng có 7 lâu đài ở phía tây Luxembourg. Con đường mòn này dài 37 km, đi qua tàn tích các lâu đài Mersch, Shoenfels, Hollenfels, Ansembourg, Septfontaines và Koerich.

Đi lại dễ dàng, thuận tiện

Việc đi lại rất dễ dàng càng khiến Luxembourg đáng để ghé thăm. Cả đất nước này chỉ rộng 2.500 km2 nên muốn đi đâu cũng chỉ tốn ít thời gian di chuyển.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 5.

Thậm chí, mặc dù phương tiện giao thông công cộng mất nhiều thời gian hơn nhưng đây cũng là một lựa chọn không tồi. Bởi bạn có thể đi vòng quanh Luxembourg bằng tàu hoả và xe buýt hoàn toàn miễn phí.

Nếu đã lên kế hoạch đến thăm Brussels, Paris hay Frankfurt, bạn có thể dễ dàng bắt một chuyến tàu đến Luxembourg. Tàu TGV khởi hành từ Paris hay Frankfurt chỉ mất 2 giờ đồng hồ trong khi tàu hoả đi từ Bỉ sẽ mất 3 giờ đồng hồ để đến nơi.

Nhỏ bé và ít người biết đến nhưng đây lại là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022: Y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều miễn phí - Ảnh 6.

Ga xe lửa Luxembourg City nằm ở trung tâm thành phố và từ đó, du khách đi bộ 20 phút là đã đến được khu phố cổ. Ngoài ra còn có 16 hãng hàng không từ 69 thành phố của châu Âu bay đến sân bay Luxembourg, bao gồm cả các hãng hàng không hạng sang lẫn giá rẻ.

Minh Phương / Nhịp Sống Thị Trường/ Cafe VN

Việt Nam hiện đang đứng thứ tư Đông Nam Á về số triệu phú và siêu triệu phú, sau Singapore, Thái Lan và Indonesia.

Số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, đứng thứ ba Đông Nam Á trong 4 năm tới

Theo dữ liệu từ báo cáo Wealth Report 2022 của công ty tư vấn Knight Frank, năm 2021, Việt Nam có 72.135 triệu phú USD, giảm 7% so với năm 2020.

Với con số này, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á về số triệu phú, sau Singapore, Thái Lan và Indonesia.

 Số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, đứng thứ ba Đông Nam Á trong 4 năm tới - Ảnh 1.

Báo cáo thống kê dữ liệu các nước ASEAN-6 gồm 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á: Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Nguồn dữ liệu: Wealth Report 202

Nếu xét số lượng siêu triệu phú, hay còn được gọi là những người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN-6 với 1.234 người. Dự báo đến năm 2026, Việt Nam sẽ có 1.551 người siêu giàu.

 Số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, đứng thứ ba Đông Nam Á trong 4 năm tới - Ảnh 2.

Theo dự báo của Knight Frank, đến năm 2026, Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan về số người siêu giàu để đứng thứ 3 trong nhóm ASEAN-6.

 Số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, đứng thứ ba Đông Nam Á trong 4 năm tới - Ảnh 3.

Dữ liệu tổng hợp Forbes (Năm 2020 là tháng 4/2020; Năm 2021 là 28/12/2021)

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 6 trong nhóm này về số lượng tỷ phú.

Theo Soha VN

Giới siêu giàu thế giới: Mỹ đứng số 1, Trung Quốc thứ 2, Nga thứ 10.

Nga đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có số lượng người sở hữu khối tài sản từ 100 triệu USD trở lên nhiều nhất thế giới, với hơn 400 người thuộc tầng lớp siêu giàu.

Giới siêu giàu thế giới: Mỹ đứng số 1, Trung Quốc thứ 2, Nga thứ 10 - Ảnh 1.

Người dân đi bộ trên một cây cầu tại thủ đô Matxcơva, Nga ngày 20-10 – Ảnh: REUTERS

Ngày 23-10, Hãng tin RBK (Nga) dẫn nghiên cứu chung của Công ty tư vấn Henley & Partners và Công ty tình báo tài sản New World Wealth cho biết có 25.490 người thuộc giới siêu giàu trên thế giới.

Những người này chủ yếu là chủ sở hữu của các công ty công nghệ và công ty đa quốc gia, các nhà tài chính và những người thừa kế khối tài sản khổng lồ. Số lượng người sở hữu từ 100 triệu USD trở lên đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua.

Mỹ đứng đầu với 9.730 người, chiếm 38% giới siêu giàu. Đứng thứ hai và thứ ba là Trung Quốc và Ấn Độ, với số người siêu giàu lần lượt là 2.021 và 1.132 người. Anh đứng thứ tư với 968 người, và Đức hạng năm với 966 người.

Hạng sáu đến hạng 10 trong danh sách là Thụy Sĩ (808 người), Nhật Bản (765 người), Canada (541 người), Úc (463 người) và Nga (435 người). Các nền kinh tế lớn khác như Pháp có 380 người siêu giàu và Ý có 298 người siêu giàu.

Các nhà nghiên cứu dự báo số lượng người thuộc tầng lớp siêu giàu sẽ tăng nhanh tại châu Á và châu Phi trong những năm tới, có thể vượt qua Mỹ và châu Âu vào năm 2032.

Các tác giả nghiên cứu cũng dự đoán Việt Nam và Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số những người có tài sản trên 100 triệu USD trong thập kỷ tới.

Quốc đảo Mauritius, nơi được cho là đã trở thành điểm đến phổ biến của giới triệu phú, có thể chứng kiến số cư dân siêu giàu tăng 75% vào năm 2032. Triển vọng cũng có vẻ khả quan với ba quốc gia châu Phi là Rwanda, Uganda, và Kenya, với dự đoán số lượng cư dân siêu giàu sẽ tăng hơn 55%.

Tập Cận Bình đăng quang, thị trường hoảng sợ

Chứng khoán Trung Quốc xuống mức thấp nhất từ sau cuộc khủng hoảng 2008

Tổng Bí thư Tập Cận Bình dẵn đầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ ra mắt báo chí hôm qua 23 tháng Mười 2022 tại Bắc Kinh. Ảnh Kevin Frayer/Getty Images

Một ngày sau khi ông Tập Cận Bình đăng quang “hoàng đế” và lấp đầy cơ quan lãnh đạo quyền lực nhất đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng những đàn em trung thành nhất của mình, đồng nhân dân tệ và chứng khoán Trung Quốc giao dịch tại Hong Kong đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Đại hội lần thứ 20 ĐCSTQ kết thúc hôm qua 23 tháng Mười 2022. Qua hôm sau, Ban Chấp hành trung ương gồm 205 ủy viên chính thức 171 ủy viên dự khuyết đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 24 ủy viên và Ban Thường vụ Bộ Chính trị 7 ủy viên, trong đó ông Tập được bầu làm Tổng Bí thư ĐCSTQ nhiệm kỳ thứ ba, phá vỡ mọi tiền lệ. 

Đáng chú ý là bốn ủy viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị (Lý Cường, nhân vật số 2, Thái Kỳ – số 5, Đinh Tiết Tường – số 6 và Lý Hi – số 7), bên cạnh hai ủy viên cũ Triệu Lạc Tế -số 3 và Vương Hỗ Ninh – số 4, đều là những tay chân thân tín của Tập từ khi ông ta còn làm lãnh đạo tỉnh Chiết Giang hơn hai mươi năm về trước. Bộ sậu lãnh đạo mới, toàn những người thăng tiến từ công tác trong ĐCSTQ, chưa từng đảm nhiệm việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế mà nổi lên nhờ lòng trung thành với lãnh tụ, đã gây lo ngại rằng rồi đây sẽ không ai trong giới chóp bu sẽ có ý kiến khác với ông Tập hoặc can ngăn những ý tưởng rồ dại và hoang tưởng của ông ta.

Theo Bloomberg, các nhà kinh doanh lo sợ hành động thâu tóm quyền hành tuyệt đối của Tập đã có phản ứng bất lợi. Kết thúc phiên đầu tuần ngày thứ Hai 24 tháng Mười, chỉ số chứng khoán Hang Seng HSCEI của Hong Kong – thể hiện giao dịch cổ phiếu của các tập đoàn Trung Quốc – giảm 7.3%, mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng renminbi (NDT) giảm 0.5%, xuống mức 7.4 NDT ăn 1 đô la Mỹ. Đà bán tháo cổ phiếu và đồng tiền Trung Quốc dự báo sẽ tiếp tục trong nhiều ngày tới cho đến khi các nhà đầu tư và kinh doanh tài chính trấn tĩnh lại.

Chia tay quá khứ cải cách

Cuối đại hội, sau khi diễn vở kịch quyền lực cho công an áp giải người tiền nhiệm của mình là cựu Tổng Bí thư, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ra khỏi phòng họp, khiến ngay cả các chuyên gia Trung Quốc dày dạn kinh nghiệm cũng phải giật mình, ông Tập Cận Bình đã tươi cười đưa ra một triển vọng lạc quan cho những năm sắp tới khi giới thiệu bộ máy lãnh đạo chóp bu của nhiệm kỳ mới.

____________

Trong bài phát biểu bế mạc đại hội, ông Tập thề sẽ mở rộng hơn nữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và duy trì kết nối với phần còn lại của thế giới. “Các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ không thay đổi. Và nó sẽ vẫn trên quỹ đạo tích cực trong thời gian dài,” ông Tập nói.

____________

Nhưng ưu tiên mà ông Tập dành cho lòng trung thành trong việc lựa chọn bộ máy lãnh đạo thể hiện một sự thay đổi lớn ở Trung Quốc. Trước kia, từ thời Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào, ĐCSTQ coi trọng cơ chế lãnh đạo tập thể, tách bạch chức năng giữa đảng và nhà nước sau thời kỳ cai trị hỗn loạn của Mao Trạch Đông. Sự thay đổi về chính trị đó đã tạo tiền đề cho những cải cách thân thiện với thị trường, thúc đẩy sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong bốn thập niên qua. 

Bây giờ thì ông Tập Cận Bình đảo ngược tất cả. Bằng hành động xốc nách Hồ Cẩm Đào ra khỏi nghị trường trước máy quay của các hãng thông tấn quốc tế, ông Tập dường như muốn tuyên bố một sự đoạn tuyệt dứt khoát với quá khứ cải cách để quay lại với chế độ “hoàng đế” độc tôn – sự cai trị của một người – như thời Mao Trạch Đông.

Giới quan sát để ý, hôm Chủ Nhật, ông Tập cam kết tự do hóa kinh tế hơn nữa, nhưng trong báo cáo chính trị trước đại hội chỉ một tuần trước đây, ông ta nhấn mạnh nhu cầu “tiết kiệm” và kêu gọi “cân bằng giữa phát triển với an ninh”, hàm ý Trung Quốc sẽ coi trọng an ninh hơn kinh tế, đề cao ý thức hệ hơn phát triển, có thể hy sinh tăng trưởng kinh tế để tự cung cấp công nghệ tiên tiến và gia tăng sức mạnh quốc phòng.

Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc 2002-2012 (đứng, giữa) giận dữ nói gì đó với Tập Cận Bình (phải) trong lúc Lý Khắc Cường (trái) ngồi nhìn trước khi bị hai cảnh vệ mang khẩu trang xốc nách dẫn ra khỏi hội trường phiên bế mạc đại hội ĐCSTQ hôm 22 tháng Mười. Ảnh Lintao Zhang/Getty Images.

Không hy vọng cải thiện

Ngay trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Tập đã bắt đầu chèn ép khu vực kinh tế tư nhân, nhân danh chiến dịch “thịnh vượng chung”, duy trì chính sách “không COVID” khắc nghiệt, trái với mọi quốc gia khác, và tập trung vào an ninh dù không bị ai đe dọa. Những chính sách như vậy đã kéo kinh tế Trung Quốc chậm lại đáng kể, tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay sẽ không quá 3%/năm, theo dự báo của các nhà kinh tế, thấp nhất từ khi mở cửa năm 1978 và có thể thấp hơn cả kinh tế Hoa Kỳ.

Hiện có nhiều đồn đoán rằng Tập sẽ ban hành thuế tài sản và thuế thừa kế đối với những người giàu có như một phần trong chiến dịch “thịnh vượng chung” của ông, thúc đẩy dòng tiền chảy ra ngoài và tiêu hao tài năng vào thời điểm cuộc chạy đua công nghệ chiến lược với Mỹ đang nóng lên. Chính quyền Biden trong tháng này đã áp đặt các biện pháp hạn chế vi mạch bán dẫn đối với Trung Quốc và sắp đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có thể hạn chế khả năng tiếp cận của Bắc Kinh với một số công nghệ điện toán mới nhất.

Những sự kiện như vậy khiến giới đầu tư hết sức quan tâm. Các thị trường vốn của Trung Quốc nằm trong số những thị trường hoạt động tồi tệ nhất trên toàn cầu trong năm nay, với chỉ số chứng khoán Trung Quốc CSI 300 đang ở mức thấp nhất trong hơn hai năm.

Trước đại hội ĐCSTQ, các nhà ngân hàng Wall Street đã hy vọng ông Tập sẽ mở ra một môi trường đầu tư lành mạnh hơn, thực hiện các bước mạnh mẽ hơn để hỗ trợ nền kinh tế và đưa ra định hướng chính sách rõ ràng. Nhưng ông Tập đã không hứa hẹn một sự thay đổi như vậy. Hy vọng vực dậy ngay lập tức một nền kinh tế đang bị thách thức bởi nợ nần chồng chất và tăng trưởng dân số chậm lại đang càng ngày càng trở nên xa vời.

Hai ông Lý

Một sự thay đổi có thể lưu ý là ông Tập đã thay Thủ tướng Lý Khắc Cường hiện nay bằng ông Lý Cường – hiện là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, một cộng sự thân tín của ông Tập. Trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là người điều hành chung thì Thủ tướng là người có vai trò quyết định về chính sách kinh tế, khoa học công nghệ.

Đầu năm nay, trước tình trạng kinh tế trì trệ do các biện pháp chống COVID cực đoan của ông Tập, ông Lý Khắc Cường đã tổ chức một hội nghị video hiếm hoi với hàng ngàn cán bộ để cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và thúc giục họ giữ cho nền kinh tế phát triển. Cảnh báo đó của ông Lý trái với chỉ đạo của ông Tập là ưu tiên hàng đầu cho chính sách “không COVID” và đó có thể là một trong những sự va chạm giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc, khiến ông Lý phải ra khỏi Ban Thường vụ Bộ Chính trị và mất chức Thủ tướng vào tháng Ba năm tới dù chưa tới tuổi phải nghỉ hưu.

Lý Cường, người sẽ lên thay Thủ tướng Lý Khắc Cường, mặc dù có tiếng là người thân thiện với doanh nghiệp khi đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo các tỉnh công nghiệp miền duyên hải Trung Quốc, nhưng việc phong tỏa thành phố Thượng Hải trong hai tháng của ông ta vào đầu năm nay đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, tài chính, làm bùng phát nỗi bất bình trong xã hội khi người dân phải vật lộn để tìm thực phẩm và thuốc men. Sự đề bạt ông Lý Cường ám chỉ doanh nghiệp và nền kinh tế Trung Quốc phải vận hành theo ý muốn chủ quan của ông Tập chứ không phải ngược lại. 

Và đó là điều làm cho các nhà đầu tư lo sợ.

Hiếu Chân / Saigon Nhỏ