Giấc mơ phủ sóng Internet của Elon Musk

Dự án Starlink của tỷ phú Elon Musk là một trong những thành phần quan trọng hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Giấc mơ phủ sóng Internet của Elon Musk - Ảnh 1.

Vệ tinh Starlink nằm cách Trái đất khoảng 600km.

Tuy nhiên, tính khả thi của dự án này còn nhiều tranh cãi.

Mang Internet đến những nơi khó khăn

Kể từ tháng 2/2022, hạ tầng kết nối Internet tại Ukraine gặp sự cố nghiêm trọng, không thể sử dụng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước này. Đến ngày 26/2, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov gửi thông điệp tới tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk trên mạng xã hội Twitter rằng: “Chúng tôi đề nghị ông cung cấp các trạm Starlink cho Ukraine”.

Sáng 27/2, Musk trả lời: “Dịch vụ Starlink hiện đã hoạt động ở Ukraine. Thêm nhiều thiết bị đầu cuối đang trên đường đến”.

Fedorov nhanh chóng đáp lại: “Các thiết bị Starlink sắp đến Ukraine. Cảm ơn Elon Musk, cảm ơn mọi người, những người đang ủng hộ Ukraine”. Từ đó đến nay, hệ thống liên lạc Starlink được phát triển bởi SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk, đã cho phép người dân và quân đội Ukraine truy cập Internet.

Công nghệ này cũng đóng nhiều vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự của Ukraine như kết nối máy bay không người lái để tấn công lực lượng Nga.

Tuy nhiên, tương lai của Ukraine trong việc sử dụng Starlink ngày một không chắc chắn. Hồi tháng 9, SpaceX được cho là đã gửi thư đến Lầu Năm Góc, thông báo không thể tiếp tục tài trợ dịch vụ Starlink cho chính phủ và quân đội Ukraine như trước, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ tiếp quản tài trợ.

Starlink là kế hoạch tham vọng của SpaceX và Elon Musk trong việc phủ sóng Internet tại những khu vực khó tiếp cận như những nơi cáp Internet không thể vươn tới hoặc khu vực có cơ sở hạ tầng mạng bị tàn phá bởi xung đột hay thiên tai.

Khi tỷ phú Elon Musk lần đầu đề cập đến dự án Starlink, nhiều người đã hoài nghi về khả năng cung cấp Internet vệ tinh cho toàn thế giới. Nhưng hiện nay, các vệ tinh Starlink đã phủ sóng trên quỹ đạo quanh Trái đất.

Starlink là một hệ thống vệ tinh bao phủ toàn Trái đất. Các vệ tinh cho phép người sử dụng truy cập Internet bằng cách vận chuyển dữ liệu qua ánh sáng, tương tự như mô hình của cáp quang. Việc chuyển giao dữ liệu này được thực hiện nhờ một mạng lưới các vệ tinh nhỏ, kết nối với máy thu được cài đặt từ mặt đất.

Ước tính, hiện nay SpaceX đã phóng 3 nghìn vệ tinh trong quỹ đạo hành tinh thấp với độ cao khoảng 2.000 km so với bề mặt Trái đất. Các vệ tinh có chung quỹ đạo quay với Kính viễn vọng không gian Hubble và các trạm vũ trụ quốc tế.

SpaceX bắt đầu phóng các vệ tinh Starlink vào năm 2019. Elon Musk tiết lộ công ty có kế hoạch mở rộng mạng lưới lên tới 12 nghìn vệ tinh, thậm chí là 42 nghìn.

Giấc mơ phủ sóng Internet của Elon Musk - Ảnh 3.

Thiết bị đầu cuối của một vệ tinh Starlink được lắp đặt tại Ukraine.

“Khủng bố” quỹ đạo Trái đất

Ban đầu, các vệ tinh Starlink không có khả năng kết nối liên lạc laser. Nếu một vệ tinh Starlink muốn gửi dữ liệu đến một vệ tinh khác trong hệ thống, nó sẽ phải truyền dữ liệu xuống máy thu dưới mặt đất, sau đó máy thu chuyển thông tin qua mạng Internet mặt đất đến một trạm khác nằm trong phạm vi của vệ tinh nhận dữ liệu. Điều này làm tăng độ trễ của việc chuyển thông tin và đòi hỏi nhiều máy thu dưới mặt đất.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3311);}else{parent.admSspPageRg.draw(3311);}

Hiện nay, SpaceX đã khắc phục được trở ngại này bằng cách thiết kế các vệ tinh liên lạc bằng laser để hình thành các mối liên kết giữa các vệ tinh, tạo ra mạng lưới rộng khắp trong không gian.

Nhờ vậy, dữ liệu có thể chuyển trực tiếp giữa các vệ tinh với nhau mà không cần qua trung gian là các máy thu dưới mặt đất. Nhưng các máy thu này vẫn cần thiết vì vai trò của chúng là các trạm cuối truyền và nhận dữ liệu từ Internet.

Tuy nhiên, số lượng máy thu và vị trí địa lý của chúng ít quan trọng hơn. Điều này cũng đáp ứng mục tiêu là mở rộng mạng lưới Internet đến những nơi có cơ sở hạ tầng khó tiếp cận.

Trên thực tế, Starlink không phải là dịch vụ đầu tiên cung cấp Internet vệ tinh nhưng dự này chiếm nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm nổi bật nhất là vệ tinh Starlink quay quanh Trái đất ở độ cao từ 328 đến 614 km, thấp hơn đáng kể so với vệ tinh.

HughesNet, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Starlink. HughesNet quay quanh Trái đất ở độ cao 35 nghìn km. Quỹ đạo thấp cho phép Starlink truyền dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với HughesNet.

Tuy nhiên, nhìn chung tính đến thời điểm hiện tại, Starlink mới có mặt ở 40 quốc gia bao gồm Mỹ, Canada, phía Trung và Nam châu Âu, một phần của châu Mỹ Latinh và phía Nam Australia. Nói cách khác, nhiều khu vực mà Starlink dự định triển khai ban đầu vẫn chưa được bao phủ Internet.

Nguyên nhân một phần do Internet vệ tinh Starlink có chi phí tương đối đắt đỏ. Đơn cử, việc SpaceX viện trợ cho Ukraine tính đến nay là 80 triệu USD và dự kiến tốn hơn 120 triệu USD đến hết năm nay và gần 400 triệu USD cho 12 tháng tới.

Một nguyên nhân khác là Internet vệ tinh hầu như không có giá trị sử dụng ở những vùng có mạng lưới Internet phủ sóng tốt hoặc khả quan.

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng Internet do Starlink cung cấp cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều chuyên gia nhận định SpaceX đang “chen chúc” trên quỹ đạo quanh Trái đất. Nếu SpaceX đạt mục tiêu phóng 42 nghìn vệ tinh Starlink vào quỹ đạo trong những năm tới, các nhà khoa học lo ngại điều này sẽ “khủng bố” quỹ đạo, gây nguy hiểm cho các vệ tinh khác và cản trở khả năng quan sát của các nhà thiên văn học từ Trái đất.

Một vấn đề khác là tuổi thọ tương đối ngắn của các vệ tinh Starlink. Ước tính, chúng sẽ ngừng hoạt động sau 5 năm. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại Trái đất sau khi ngừng hoạt động, chúng vẫn ở trong không gian, gây ra tình trạng tích tụ các mảnh vỡ không gian. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm ánh sáng.

Theo DW / Shoha

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.
Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc.

Bất cứ khi nào có một cuộc triển lãm về lịch sử đảng, vụ thử bom hạt nhân cách đây 58 năm tại La Bố Bạc, miền tây Trung Quốc cũng đều giữ một vị trí nổi bật.

Trung Quốc coi vụ thử bom này là sự kiện phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của một vài cường quốc. Đối với Trung Quốc, sở hữu bom hạt nhân đồng nghĩa rằng họ có thể chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa bá quyền Liên Xô.

Các cuộc triển lãm tuyên truyền của ĐCSTQ luôn trưng bày hình ảnh vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của nước này cách đây 58 năm.

Chính Chủ tịch Mao Trạch Đông, người cha lập quốc của Trung Quốc cộng sản, là người đã kêu gọi phát triển bom hạt nhân vào giữa những năm 1950. Ông tin rằng Trung Quốc cần sức mạnh không quân hạng nặng, lực lượng lục quân mạnh, và bom hạt nhân để tránh bị nước khác bắt nạt.

Ngày 16/10 năm nay rơi vào Chủ nhật. Dù hai kỳ đại hội toàn quốc trước đó, năm 2012 và 2017, đều khai mạc vào các ngày trong tuần, Tập vẫn chọn chủ nhật làm ngày khai mạc đại hội năm nay – kỳ đại hội sẽ trao cho ông nhiệm kỳ thứ ba trên cương vị nhà lãnh đạo quốc gia.

Trong bài phát biểu khai mạc, Tập liên tục nói về sức mạnh – “một quốc gia hùng mạnh,” “một quân đội hùng mạnh,” và liên tục kêu gọi thống nhất với Đài Loan để bảo vệ “an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, những lời kêu gọi của ông về việc tăng cường sức mạnh quân sự đã khiến thế giới lo ngại.

Tập mô tả việc thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục là “sứ mệnh lịch sử” của Đảng, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng vũ lực, nếu cần, để đạt được điều đó.

“Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu vì sự thống nhất trong hòa bình với sự chân thành và nỗ lực cao nhất, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và chúng ta vẫn giữ quyền thực hiện mọi biện pháp cần thiết,” ông nói.

Bài phát biểu của Tập trong kỳ đại hội 5 năm trước không hề đề cập đến việc sử dụng vũ lực. Ngoài ra, việc lựa chọn ngày khai mạc có lẽ còn nhắm vào nhóm đảng viên lão thành, những người luôn nhớ về thành tựu xa xưa của đất nước.

Vào mùa thu năm 1964, Tập chỉ mới 11 tuổi, còn cha ông, Tập Trọng Huân, đã bị thanh trừng hai năm trước đó. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, Tập đã liên tiếp thăng tiến trong đảng và cuối cùng trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Chỉ người có sự kiên trì và quyết tâm như vậy mới có thể xây dựng một quốc gia vững mạnh đủ sức chống lại Mỹ và đạt được sự thống nhất với Đài Loan – đó chính là logic của Tập.

Lập luận này, cũng bao gồm việc phục hưng dân tộc Trung Hoa, là lời biện minh của Tập cho việc nắm quyền lâu dài.

Một màn hình khổng lồ ở Hong Kong trình chiếu các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần Đài Loan vào đầu tháng 8. © Reuters

Dù báo cáo của Tập trước đại hội là phiên bản ngắn gọn, nhưng ông vẫn cần 1 giờ 44 phút để trình bày nó. Thời lượng này đã tuân thủ quy định chính thức về COVID-19, rằng tất cả các cuộc họp đều bị giới hạn dưới hai giờ.

Thực ra, các cuộc họp ngắn lại có lợi cho Tập, vì chúng hạn chế khả năng bất kỳ đảng viên nào lên tiếng phản đối các chính sách, hoặc định hướng của ông dành cho đất nước.

Dù Tập nói khá nhiều về vấn đề an ninh quốc gia, bài phát biểu của ông có ít điểm mới về chính sách đối ngoại, và hoàn toàn không đề cập đến Ukraine. Nó cũng ít nhắc đến các chính sách liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Điều này rất khác so với năm 2017, khi Tập nói về nhiều chủ đề hơn, và nỗ lực để khích lệ tinh thần người dân trong nước.

Điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu năm 2017 là mục tiêu đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 – nghĩa là sớm hơn mục tiêu đặt ra trước đó gần 15 năm. Nó phản ánh mong muốn bắt kịp và sau đó vượt qua Mỹ về mặt kinh tế.

Bài phát biểu năm 2017 cũng đặt năm 2035 là thời hạn để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Tập đang có ý nói rằng Trung Quốc sẽ đủ mạnh để đối đầu với Mỹ trên chiến trường vào thời điểm đó.

Đã xuất hiện làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu đối với bài phát biểu năm 2017. Người ta nói rằng Steve Bannon, cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đọc bài phát biểu đó tận 8 lần. Sau đó, chính quyền Trump dần trở nên đối đầu hơn, châm ngòi cho chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Tập phát biểu khai mạc đại hội toàn quốc ĐCSTQ vào ngày 16/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Có lẽ chính vì phản ứng đó, nên bài phát biểu mới nhất của Tập đã được soạn thảo một cách thận trọng hơn. Nó đã bỏ qua các khái niệm về “một cường quốc biển mạnh” hay tiến tới “hội nhập quân sự-dân sự” vốn đã khiến người Mỹ nóng mặt. Tập còn né tránh các chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, cũng như cạnh tranh Mỹ-Trung để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, và cuộc chạy đua về công nghệ bán dẫn tiên tiến.

Đáng chú ý, khi đưa tin phát biểu của Tập về vấn đề Đài Loan trên bản tin tối Chủ nhật, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành đã xóa mất đoạn mà chủ tịch nói rằng “chúng ta sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực.” Hành động biên tập đó không thể là vô tình.

Nhưng nó chỉ là chỉnh sửa vì mục đích lên sóng. Bởi chừng nào đảng còn để Tập tại vị, các chính sách cơ bản sẽ được giữ nguyên.

Bài phát biểu năm nay của Tập cũng chứa đựng một số ý tưởng về tiêu dùng trong nước: tăng cường sự dẫn dắt của đảng, thịnh vượng chung, tự cường, và tuần hoàn kép.

Hôm thứ Hai, Tập đã cùng các đại biểu từ Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây thảo luận và ủng hộ hiện đại hóa kiểu Trung Quốc như một mô hình phát triển độc đáo của riêng nước này.

Nhưng không có ý tưởng nào trong số những ý tưởng được đề ra có thể thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, và báo cáo hầu như không có bất kỳ con số cụ thể nào.

Hồi mùa thu năm 2020, Tập cho biết Trung Quốc “hoàn toàn đủ khả năng” tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế hay thu nhập bình quân đầu người vào năm 2035. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc cần mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 4,73%. Mục tiêu tăng gấp đôi đã không được đề cập trong phát biểu năm nay, cho thấy những nghi ngờ về việc đạt được mức tăng trưởng hàng năm kể trên.

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại phiên khai mạc đại hội toàn quốc của ĐCSTQ ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 16/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Tập cũng không đề cập đến mức tăng trưởng trung bình trong thập niên vừa qua, vì những con số này không thể sánh được với thành tích của những người tiền nhiệm, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Về lĩnh vực nhà ở, Tập không nói gì về thuế bất động sản, một ý tưởng mà trước đây các trợ lý của ông đã nhắc đến. Xét đến tình hình bất động sản trượt dốc, đây sẽ là một ý tưởng khó có thể triển khai trong 5 năm tới.

Hôm thứ Ba, Trung Quốc đã trì hoãn việc công bố số liệu tổng sản phẩm quốc nội quý 3 của nước này, nhiều khả năng lý do là vì Tập.

Nhìn chung, đại hội toàn quốc của ĐCSTQ đã phải đối diện với một số thực tế. Trong khi Tập vẫn muốn xây dựng một quốc gia có thể chống lại Mỹ trên mọi mặt trận, nền kinh tế đang mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm với tốc độ tăng trưởng giảm dần – và những điều này sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. Liệu tình trạng kinh tế bất ổn hiện nay của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu? Và nếu Tập tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2027 – khi ông 74 tuổi – liệu ông có sẵn sàng thay đổi chính sách kinh tế hay không?

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng / nghiên cứu Quốc tế

Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học

Le Rosey là biểu tượng của quý tộc châu Âu từ thế kỷ 19 và là nơi rất nhiều vị vua đã theo học.

Trong suốt nhiều năm liền, Viện Le Rosey của Thụy Sĩ luôn giữ danh hiệu ngôi trường đắt nhất thế giới. Được thành lập từ năm 1880, ttrường tư thục nội trú Le Rosey đã trở thành một biểu tượng của giới quý tộc thế giới. Năm 2022, trường thu học phí từ 130,000 USD/năm (khoảng 3,2 tỷ đồng).

Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 1.

Trong số 420 học sinh từ 7 đến 18 tuổi đang theo học, có 30 học sinh thuộc diện con của giáo viên, nhân viên trong trường và chỉ có 3 người được học bổng. Còn lại tất cả học sinh Le Rosey đều phải xuất thân từ gia đình siêu giàu. Nhưng không phải cứ có tiền là mọi người đều có thể theo học ngôi trường danh giá này. Điều kiện nhập học của Le Rosey không hề dễ. Từ trước đến nay, đây là cơ sở giáo dục của rất nhiều nhân vật hoàng gia, con nhà chính trị và tỷ phú giàu có top đầu hành tinh. Các cựu sinh viên nổi tiếng của Le Rosey bao gồm Vua Albert II của Bỉ, Vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha, cựu vương của Iran, Hoàng thân Rainier của Monaco và cựu vương Farouk của Ai Cập,…

Không chỉ đơn giản là có cơ sở vật chất xa xỉ, trường cung cấp chương trình học chất lượng cao nhất. Sau khi tốt nghiệp, 30% học sinh của trường tham gia các trường đại học được xếp hạng top 25 thế giới – bao gồm cả những trường thuộc Ivy League, MIT và Oxford, Cambridge,…

Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 2.

Viện Le Rosey sở hữu 2 khuôn viên tại khu đất biệt lập Château du Rosey có từ thế kỷ 14 ở Rolle. Felipe Laurent, một cựu học sinh nói với Business Insider: “Rõ ràng, chúng tôi là trường nội trú quốc tế lâu đời nhất của Thụy Sĩ. Tôi nghĩ rằng một số gia đình chọn ngôi trường này vì truyền thống. Các vị phụ huynh đã học ở đây và vì vậy họ muốn con cái của họ tiếp tục được giáo dục trong môi trường này”.

Đây là cơ sở chính của Le Rosey, ngôi trường đắt nhất thế giới. Nó nằm ở Rolle, giữa Geneva và Lausanne, trên một khu đất rộng 28 ha.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 3.
Học phí hơn 3 tỷ đồng không bao gồm các chuyến học ngoại khóa nhưng bao gồm tiền tiêu vặt cho mỗi học sinh. Có nhiều mức tiền tiêu vặt khác nhau tùy theo độ tuổi của học sinh viên.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 4.
Có bể bơi trong nhà và ngoài trời tại khuôn viên mùa hè. Nó trông giống như một khu nghỉ dưỡng hơn là một trường học.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 6.
Chương trình học ở Le Rosey bao gồm bộ môn trượt tuyết. Vào mùa đông, học sinh được trượt tuyết 4 lần 1 tuần trong khu trượt tuyết riêng.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 7.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 8.
Hiện có khoảng 400 học sinh trong độ tuổi từ 8 đến 18 tại Le Rosey. Họ đến từ 67 quốc gia, hầu hết đều là người song ngữ và có thể học tối đa 4 ngôn ngữ cùng một lúc, bao gồm cả tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili địa phương.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 9.
Trường có rất nhiều rạp hát, phòng sinh hoạt chung, sân vận động.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 10.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 11.
Thư viện có sách bằng hơn 20 ngôn ngữ.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 12.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 13.
Ở cấp trung học, học sinh được lựa chọn giữa 2 chương trình bằng tú tài hoặc bằng tú tài quốc tế.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 14.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 15.
Mỗi phòng ký túc xá thường có 2 học sinh, nhưng họ thay đổi bạn cùng phòng ba lần một năm. Một số có phòng riêng vào năm cuối, nhưng họ dùng chung phòng tắm với sinh viên khác.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 16.
Bên trong ngôi trường đắt nhất hành tinh học phí hơn 3 tỷ/năm, nơi rất nhiều nhân vật hoàng gia theo học - Ảnh 17.

Nguồn: Business Insider / Chi Chi / Trí thức trẻ

Cõi say của Vũ Hoàng Chương

Thơ Vũ Hoàng Chương hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc nét Đông phương dù Hoàng lớn lên giữa cao trào Thơ mới.

Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5.5.1916 tại Nam Định. Năm 1930 ông lên Hà Nội học trung học tại trường Albert Sarraut. Năm 1937, ông đỗ tú tài Tây và theo học khoa Luật Đại học Hà Nội. Hai năm sau, ông thôi học, làm phó thanh tra Sở Hỏa xa Đông Dương. Có lúc ông đã làm trưởng ga Bắc Ninh.

Cũng thời ấy, ông bắt đầu có thơ in trên các báo và gây được sự chú ý. Năm 1940, tập Thơ say được ấn hành, đánh dấu một quãng đời văn chương lẫy lừng của người thi sĩ tài ba.

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916-1976)

Thơ Vũ Hoàng Chương hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc nét Đông Phương dù Hoàng lớn lên giữa cao trào Thơ mới. Thơ của Hoàng được đánh giá là “tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc”.

Vũ Hoàng Chương từng chia sẻ chia sẻ: “Tôi học chữ Nho từ năm tuổi, thơ phú chữ Nho ảnh hưởng rất mạnh đến đầu óc tôi. Đến mười hai tuổi, tôi mới học chữ Pháp cho nên văn chương, văn hóa Pháp chỉ ảnh hưởng hời hợt ở trên, chớ không sâu xa như chữ Nho. Hiện giờ, tôi vẫn đọc và viết chữ Nho và tinh thần tiết ra trong những vần thơ vẫn bàng bạc triết học Đông phương nhiều hơn là Tây phương.”

Bắt đầu từ tập Thơ say đến Mây, Vũ Hoàng Chương đã tạo cho mình một cõi thi ca đầy quyến rũ với những vần thơ loạng choạng, uyển chuyển cũ vũ điệu say.

Như bao nhiêu thanh niên thuở ấy, Hoàng Chương sống trong trạng thái bất mãn, cô đơn, lạc lõng giữa đời.

Tập “Thơ say” của Vũ Hoàng Chương được tái bản gần đây.

Dân tộc còn bị nô lệ chưa nhìn thấy lối thoát; trong khi đó, xung quanh chàng người ta đang bon chen ganh đua giành giật những mảnh bằng to, mong chiếm địa vị cao để hưởng vinh hoa phú quí mà người Pháp đã cố tình nhử mồi, mua chuộc. Với bản ngã ưa sầu mộng, nhiều cảm xúc và thiếu óc thực tế như Hoàng, chốn ấy nhất định không phải là nơi chàng đeo đuổi, mà còn cảm thấy quá xa lạ là đằng khác.

Còn gia đình, cha chàng là một nhà nho bảo thủ, nghiêm khắc, bấy lâu nay hai cha con đã có mối bất hòa về chuyện hôn nhân của chàng. Ông Tri huyện chỉ muốn sau khi Hoàng học xong sẽ đi hỏi cô con gái một vị quan Bố chánh, bạn thiết của ông cho chàng. Hoàng đã theo Tây học, những tư tưởng tự do cá nhân, giải phóng tình cảm đã nẩy mầm, bén rễ trong tim óc của chàng, làm sao chàng có thể nghe lời? Chàng thở than rằng: “Riêng tôi sống cuộc đời vô vị/ Khắc nỗi buồn u uẩn từ lâu”.

Khi ấy, chỉ trong mơ, Vũ Hoàng Chương mới sống thực như lòng mình, và chàng đã say sưa giãi bầy hết chân tình cùng ai:

Xuân đắm trong mơ một buổi chiều

Bên em anh thấy sóng lòng xiêu

Mê man giãi hết tình u ẩn

Trong lúc điên rồ anh quá yêu.

Chàng đắm chìm trong những cơn say, say men rượu, say tình ái, từ cái say ấy mà quê hết đi, cõi đời chán trường này. Trong thơ chàng, cái tâm tư si tình khiến dày vò chàng, khiến chàng “chết đi sống lại”. Chàng tìm đến cái cõi lênh đênh của những người kỹ nữ, để được vỗ về, và cũng là để được ngả vào điên cuồng:

Say đi em say đi em

Say cho lơi lả ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt

Rượu rượu nữa và quên quên hết

Mời say

Nhưng chàng thi sĩ lãng mạn, mộng sầu thuở ấy, say mà không trụy lạc, không tìm quên, chàng say để đắm mình trong nồng nàn, trong những viển vông của cõi mộng, trong cái đê mê của khoái cảm đau đớn bởi sau tất cả những cơn say ấy là một bức thành sầu, bức thành của thi ca.

Có ai say để quên sầu

Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn

Chén rượu đôi đường

Lúc còn trẻ, Nguyễn Hoàng Chương được gặp gỡ nàng Tố Vân, con gái một gia đình khá giả, để rồi từ đó rơi vào mối tình mặn nồng với nàng. Nhiều lời thề ước đã được thốt nên, để rồi nàng bỏ chàng đi lấy chồng. Chàng ôm mãi trong lòng một mối tình với nàng Tố Vân, cũng chính người con gái ấy là nàng thơ say, là nguồn cơn để Vũ Hoàng Chương mài bút mà viết nên những vũ điệu say khiến lòng người say đắm.

Bài thơ Mười hai tháng sáu là một trong những bài thơ chàng viết trong trạng thái mê man của men say, cái thứ men chất chồng tuyệt vọng:

“Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé

Chung đôi, từ đây nhé lìa đôi !

Em xa lạ quá, đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.

Men khói đêm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai,

Tình ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.

Tố của Hoàng nay Tố của ai?…”

Cõi say, cõi tình và cõi thi ca quện chặt vào nhau trong thơ Vũ Hoàng Chương là những vần thơ vừa da diết vừa phóng túng lại chất chứa đầy những tuyệt vọng của một tài thơ mị tình. Đấy là cõi riêng mà chàng thi sĩ Vũ Hoàng Chương kiến tạo nên, là nơi mọi ràng buộc của lý trí và hiện thực trở nên mờ nhòa.

Cái say ở đây chính là cõi thăng hoa của một bản năng sáng tạo, và thiên tính nghệ thuật thi ca vĩnh hằng. Ấy là trạng thái thăng hoa của thi sĩ. Cõi say của Vũ Hoàng Chương cũng như cõi điên của Hàn Mặc Tử, hay là cõi man rợ của Đinh Hùng…

PHONG LINH / Theo ZING/VANVN

Đời người có tứ đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn, thuận theo thì sớm thành công, cố chống đối thì mãi xoay xở đến già

Tại sao một số người rất thông minh nhưng cuộc đời chẳng đến đâu? Tại sao có người kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối đời vẫn trắng tay? 4 đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Tứ đại thiên quy

1. Sự nổi tiếng không thể lớn hơn tài năng

Danh tiếng của một người không được lớn hơn thực lực. Một khi danh tiếng của bạn lớn hơn thực lực nghĩa là danh tiếng đó không đúng với sự thật, rất dễ gặp tai hoạ.

Ngày nay, nhiều người theo đuổi danh tiếng, sự hào nhoàng bên ngoài nhằm cố che đi sự yếu kém bên trong. Nhưng khi tài năng của một người không xứng đáng với danh tiếng họ tự tạo, điều đó có nghĩa là người đó đang tận hưởng và sử dụng các nguồn lực vượt quá tầm hiểu biết của mình. Các nguồn lực không phải là kiến thức tích luỹ sẽ rất dễ gặp phải những điều không may.

Vì vậy khi càng là người có tầm ảnh hưởng, bạn càng phải nâng cao sức mạnh bên trong của mình và nhắc nhở bản thân: Tốc độ cải thiện sức mạnh bên trong phải vượt qua tốc độ cải thiện danh tiếng. Và chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tiếp tục đạt được thành công lớn hơn.

2. Của cải không thể lớn hơn công đức

Bỏ công, bỏ sức, chắc chắn bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng hiện nay, nhiều người bất chấp đạo đức nhằm kiếm tiền nhanh. Tuy nhiên khi công lao không xứng đáng với của cải nhận được, bạn sẽ mất đi phúc đức. Đây mới là cái mất lớn nhất, thiệt hại nặng nhất.

Chính vì vậy mà nhiều người giàu lên dễ dàng nhưng đồng nghĩa cũng dễ dàng cạn kiệt của cải. Đó là do công đức của họ không đủ.

Đời người có tứ đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn, thuận theo thì sớm thành công, cố chống đối thì mãi xoay xở đến già - Ảnh 1.

Bỏ công, bỏ sức chắc chắn bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Ảnh: Internet.

3. Địa vị không thể lớn hơn công sức đóng góp

Địa vị của một người không thể lớn hơn đóng góp của bản thân. Một khi địa vị của bạn cao hơn những đóng góp. Điều đó sẽ dẫn đến bất mãn, ganh ghét, thậm chí là những tính toán hãm hại từ những người xung quanh.

Trong bất kỳ dịp nào, người được khen ngợi phải là người có đóng góp tích cực. Chỉ có như vậy, địa vị bạn có được mới thuyết phục, được đám đông ủng hộ.

Tuy nhiên, để ”leo” lên cao, nhiều người không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Tuy nhiên dẫu có đạt được mục đích thì thành công cũng sớm bị quật ngã bởi những người đủ tâm, đủ tầm.

4. Vị trí không thể lớn hơn khả năng

Một khi vị trí quá cao nhưng năng lực không đủ, đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện quyền lực vượt quá khả năng của mình. Điều này chắc chắn mở đường cho sự sụp đổ.

Nhiều người theo đuổi chức vụ cao nhưng lại không tích luỹ, nâng cao trình độ học vấn sẽ dẫn đến những hành động sai trái. Theo thời gian, những chỉ dẫn đó có thể chôn vùi chính bạn.

Vì vậy cách tốt nhất là hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mình đang có bằng việc nỗ lực nâng cao sức mạnh bên trong. Nếu không, mọi thứ bên ngoài đều chỉ là ảo tưởng.

7 luật bảo toàn

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4132);}else{parent.admSspPageRg.draw(4132);}

1. Luật bảo toàn đau khổ

Đau khổ là thuộc tính cơ bản của cuộc sống. Tổng số đau khổ mà mỗi người phải gánh chịu trong cuộc đời này là không đổi và nó cũng không biến mất và phát sinh một cách vô vớ. Có chăng, đau khổ có thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hoặc từ hình thức này sang hình thức khác. Mỗi người ở mỗi giai đoạn sẽ có những vấn đề tương ứng. Bạn càng chọn cách né tránh đau khổ trong hiện bạn, bạn sẽ càng phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.

Đời người có tứ đại thiên quy và 7 định luật bảo toàn, thuận theo thì sớm thành công, cố chống đối thì mãi xoay xở đến già - Ảnh 2.

Đau khổ là thuộc tính cơ bản của cuộc sống. Ảnh: Internet

2. Luật bảo toàn hạnh phúc

Hạnh phúc phụ thuộc vào vào thái độ của một người với các mối quan hệ ngoài xã hội. Chỉ số hạnh phúc trong cuộc sống sẽ chỉ tăng lên khi thái độ này trở nên đúng đắn và chuẩn mực. Nó không liên quan gì đến sự giàu có, nổi tiếng hay quyền lực của bạn.

Chỉ khi học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc. Bạn càng cố gắng đạt được sự thoả mãn thông qua chiếm hữu, bạn càng tự đẩy mình vào đau khổ.

3. Luật bảo toàn tự do

Tự do của một người phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của anh ta về giới hạn của bản thân. Khi bạn nắm rõ những vùng cấm, phạm vi tự do càng rộng mở. Kỷ luật tự giác có thể dẫn đến tự do. Bất cứ điều gì làm cho bạn hạnh phúc cũng sẽ làm cho bạn đau khổ. Càng trở nên táo bạo và liểu lĩnh, bạn càng có sức mạnh vô biên.

4. Luật bảo toàn trí thông minh

Một người thông minh đến đâu phụ thuộc vào mức độ khôn ngoan của anh ta sử dụng để xây dựng nên cuộc sống tốt đẹp. Những người thực sự khôn ngoan sẽ hiểu rằng mọi công việc khó khăn được sinh ra đều có lý do. Thay vì kêu ca, họ chăm chỉ làm việc trong im lặng.

Nếu một người khôn ngoan luôn tìm những mưu mô để đi đường đi tắt, sớm muộn gì anh ta cũng gặp thất bại thảm hại. Càng thông minh, bạn càng phải biết cần phải đi đúng đường, đúng hướng.

5. Luật bảo toàn được và mất

Một người có thể nhận được bao nhiêu phụ thuộc vào việc anh ta dám bỏ đi bao nhiêu. Mọi thứ có được đều phải đổi lấy những gì đã mất. Nếu muốn được tất cả mà không dám bỏ đi thứ gì, bạn thường sẽ chẳng được gì. Càng muốn sở hữu, bạn càng cần phải từ bỏ nó.

6. Luật bảo toàn giá trị

Giá trị của một người phụ thuộc vào việc anh ta có thể định vị được chính xác bản thân mình hay không? Độ chính xác của định vị này sẽ xác định được tăng trưởng giá trị bản thân của mỗi người. Càng bắt chước và làm theo người khác, bạn càng đánh mất chính mình.

7. Luật bảo toàn của cải

Giá trị tài sản cuối cùng của một người phụ thuộc vào tổng giá trị mà anh ta tạo ra cho thế giới. Cho dù có bao nhiêu của cải hay cơ hội, nếu không tạo ra được giá trị cho xã hội, thì thực tế bạn cũng chỉ là một người nghèo khổ.

Đinh Anh / Thể thao & Văn hóa

Con đường trở thành tỷ phú của ông chủ NetEase: Là người giàu nhất Trung Quốc ở tuổi 32 nhờ trò chơi điện tử

Con đường trở thành tỷ phú của ông chủ NetEase: Là người giàu nhất Trung Quốc ở tuổi 32 nhờ trò chơi điện tử

(Ảnh: Forbes)

William Lei Ding là nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành của NetEase, một trong những công ty kinh doanh về lĩnh vực game online lớn nhất thế giới. Nhờ vào trò chơi điện tử, Lei Ding đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc vào năm 2003 khi mới chỉ 32 tuổi.

William Lei Ding (hay còn gọi là Đinh Lỗi) là một doanh nhân, tỷ phú người Trung Quốc. Ông là nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành của NetEase, một trong những công ty kinh doanh về lĩnh vực game online lớn nhất thế giới.

Về tiểu sử, Lei Ding sinh ra Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Vô tuyến Thành Đô (nay là Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc). Trước khi trở nên giàu có nhờ vào trò chơi điện tử, Ding từng làm việc trong cơ quan chính phủ với tư cách là một kỹ sư.

Sau đó, ông chuyển đến Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông và làm việc tại công ty phân tích phần mềm Sybase có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Làm việc ở Sybase một thời gian và có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, Ding mạo hiểm thành lập NetEase vào tháng 6 năm 1997, khi đấy Ding mới chỉ 26 tuổi. Ban đầu mới thành lập, công ty chỉ có 3 nhân viên và không hoạt động trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Thời điểm đầu khi tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu của thị trường, Lei Ding nhận thấy thị trường Trung Quốc chưa có nhiều phần mềm phục vụ việc chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Trung. Vì vậy, ông và nhóm của mình đã phát triển một hệ thống phần mềm bằng tiếng Trung cho phép việc chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng và thuận tiện hơn, nhất là trong quá trình sử dụng email.

Ứng dụng này sau đó nhanh chóng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Bên cạnh đó, NetEase còn nổi tiếng là công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ cung cấp 163 tên miền email phổ biến vào thời điểm đó. Không mất nhiều thời gian để công ty của Ding có một bước nhảy vọt khi lên sàn trên sàn chứng khoán Nasdaq vào giữa năm 1999-2020.

Tuy nhiên, mặc dù đã huy động được 70 triệu USD trong đợt chào bán lần đầu trên sàn Nasdaq, một năm sau đó NetEase phải đối mặt với một vụ bê bối tài chính khiến cổ phiếu của công ty bị đình chỉ trong 4 tháng.

Trong lúc công ty khó khăn, Ding tìm thấy cơ hội mới về thị trường game, công ty ngay đã đầu tư mạnh vào việc phát triển các trò chơi điện tử trực tuyến. Sự bùng nổ của Internet lúc bấy giờ đã giúp công ty của Ding phát triển mạnh hơn nữa.

Chỉ hai năm sau đó, vào năm 2003, việc kinh doanh trò chơi điện tử đã giúp Ding trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 2,95 tỷ USD.

Một trong những trò chơi nổi tiếng của NetEase chính là Series Fantasy Westward Journey, trò chơi lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Tây Du Ký thế kỷ 16. Tính đến năm 2015, trò chơi này đã có khoảng 310 triệu người đăng ký. Không chỉ dừng lại ở đó, Ding còn tìm cách phát triển các trò chơi điện tử trên nền tảng di động.

Hiện nay, công ty NetEase nổi tiếng với các trò chơi trực tuyến, dịch vụ email, dịch vụ tin tức và nền tảng thương mại điện tử Kaola.

Theo danh sách những tỷ phú công nghệ giàu nhất năm 2022 được Forbes công bố đầu năm, William Ding Lei xếp thứ 11 với khối tài sản trị giá 25,2 tỷ USD. Ông Ding xếp sau ông chủ của Tencent – Ma Huateng và xếp trên tỷ phú nổi tiếng Jack Ma

Tham khảo: South China Morning Post, Forbes, Bloomberg..

Anh Tuấn tổng hợp/ Trí thức trẻ

Ai là ai: Những gương mặt sẽ nắm quyền tại Trung Quốc sau Đại hội ĐCS

EPA
Chụp lại hình ảnh,Đây là những người được Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) tự tay lựa chọn

Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng đã công bố những người sẽ cầm quyền tại nước này trong 5 năm tới.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị trong hệ thống chính trị Trung Quốc có vị thế tương đương với nội các tổng thống.

Cơ quan này được coi là gồm những người ưu tú trong tầng lớp ưu tú trong đảng, và việc vào được vị trí đứng đầu này thường không chỉ đòi hỏi phải có thành tích chính trị xuất sắc mà còn phải biết khéo léo ứng phó với các đối thủ nội bộ.

Không có gì lạ khi ta thấy có những cuộc luân chuyển lớn trong Ban Thường vụ sau khi một nhiệm kỳ kết thúc, và lần này cũng không khác gì.

Được Chủ tịch Tập Cận Bình trực tiếp lựa chọn, hầu hết trong số họ đều là những gương mặt mới trong Ban Thường vụ, ngoại trừ Triệu Lạc Tế (Zhao Leji) và Vương Hỗ Ninh (Wang Huning). Hầu hết, nếu không nói tất cả, đều được coi là những người trung thành với ông Tập.

Dưới đây là những người, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập, tạo nên trung tâm quyền lực của Trung Quốc.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Lý Cường

Lý Cường (Li Qiang)

Tuổi: 63

Chức vụ chính trị hiện tại: Bí thư thành ủy Thượng Hải

Được coi là đồng nghiệp cấp dưới tin cậy nhất của ông Tập, ông Lý từng làm việc tại các quận nhỏ ở tỉnh Chiết Giang. Khi ông Tập là bí thư đảng ở Chiết Giang, ông Lý giữ chức tham mưu trưởng của ông.

Việc nhóm của ông xử lý đợt bùng phát Covid ở Thượng Hải vào đầu năm nay đã gây tranh cãi và bị người dân chỉ trích. Đã có suy đoán về việc liệu điều này có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của ông hay không.

Nhưng với sự bổ nhiệm này, rõ ràng lòng trung thành của ông đối với Tập đã đặt ông vào vị thế tốt. Các chức danh của ủy viên Ban thường vụ sẽ được xác nhận vào năm tới, và nhiều người tin rằng ông Lý sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo, người nắm quyền thứ hai sau ông Tập.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Triệu Lạc Tế

Triệu Lạc Tế (Zhao Leji)

Tuổi: 65

Chức vụ chính trị hiện tại: Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng

Ông Triệu được coi là một ngôi sao đang lên trong giới lãnh đạo Trung Quốc, và có quan hệ mật thiết với tỉnh Thiểm Tây, giống như ông Tập.

Sau khi bước vào chính quyền tỉnh Thanh Hải, ông nhanh chóng thăng tiến và trở thành tỉnh trưởng ở tuổi 42 – người trẻ nhất trở thành tỉnh trưởng.

Là người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, ông Triệu chịu trách nhiệm duy trì kỷ luật đảng và đã báo cáo việc có một số sĩ quan cấp cao phạm tội nhận hối lộ trong suốt nhiều năm.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Vương Hỗ Ninh

Vương Hỗ Ninh (Wang Huning)

Tuổi: 67

Vị trí chính trị hiện tại: Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Đảng Cộng sản

Từng là học giả và giáo sư, ông Vương thăng cấp sau khi lọt vào mắt xanh của các chính trị gia cấp cao. Ông được tiến cử với chủ tịch Giang Trạch Dân khi đó và được thăng chức trở thành cố vấn của ông Giang.

Là nhà lý luận chính trị của đảng, ông Vương được coi là bộ não đằng sau nhiều khái niệm về Đảng Cộng sản, bao gồm hệ tư tưởng của ba nhà lãnh đạo: Ba Đại diện của Giang Trạch Dân, Triển vọng Khoa học về Sự Phát triển của Hồ Cẩm Đào, và Tư tưởng Tập Cận Bình. 

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc cũng được cho là ý tưởng của ông.

Ông được cho là hòa hảo với tất cả các phe phái trong đảng.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Thái Kỳ

Thái Kỳ (Cai Qi)

Tuổi: 66

Vị trí chính trị hiện tại: Thị trưởng Bắc Kinh

Là đồng minh thân cận của ông Tập, ông đã làm việc dưới quyền của nhà lãnh đạo Trung Quốc ở các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, và đã kêu gọi mọi người tỏ lòng trung thành tuyệt đối với ông Tập.

Việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa đông vào đầu năm nay, vào thời điểm cao trào của đại dịch, được coi là một thành công trong đảng và phản ánh rất rõ về ông.

Nhưng ông cũng gây tranh cãi khi đưa ra kế hoạch vào năm 2017 nhằm giảm dân số thủ đô, điều này cuối cùng buộc nhiều người có thu nhập thấp phải rời khỏi thành phố.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Đinh Tiết Tường

Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang)

Tuổi: 60

Vị trí chính trị hiện tại: Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chủ tịch nước

Là một kỹ sư được đào tạo bài bản, ông Đinh bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình tại một trung tâm nghiên cứu trực thuộc chính phủ ở Thượng Hải.

Mặc dù chưa qua kinh nghiệm làm bí thư hoặc chủ tịch cấp tỉnh – điều thường được coi là cần thiết trong quá trình thăng tiến nắm quyền – nhưng ông đã trở thành thư ký của ông Tập vào năm 2007. Kể từ năm 2014, ông là người đứng đầu văn phòng chủ tịch nước, hoạt động hiệu quả với tư cách là chủ nhiệm văn phòng.

Là người ủng hộ mạnh mẽ Tư tưởng Tập Cận Bình, ông là một trong những phụ tá đáng tin cậy nhất của Tập. Ông đã tháp tùng nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều chuyến công du trong nước cũng như nước ngoài – giới quan sát cho rằng ông có lẽ đã dành nhiều thời gian cho ông Tập hơn bất kỳ quan chức nào khác trong những năm gần đây.

Reuters
Chụp lại hình ảnh,Ông Lý Hy

Lý Hy (Li Xi)

Tuổi: 66

Vị trí chính trị hiện tại: Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông

Là người trung thành với ông Tập và có quan hệ mật thiết với gia đình nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Lý được coi là người giải quyết khủng hoảng khi xử lý vụ bê bối năm 2017 ở tỉnh Liêu Ninh về dữ liệu kinh tế bị làm giả.

Ông là lãnh đạo đảng ở thành phố Diên An (Yanan) có ý nghĩa chính trị, nơi Mao Trạch Đông đã sử dụng làm trung tâm hoạt động của đảng trong Thế Chiến II và là nơi ông Tập đã trải qua bảy năm lao động khổ sai.

Tại Quảng Đông, ông Lý đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ và cải cách kinh tế. Ông cũng ban hành các chính sách thương mại mới và thúc đẩy hội nhập khu vực trong khu vực.

BBC