Quốc điểu là loài chim được chọn làm hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia. Cùng điểm qua những loài chim tiêu biểu đã được chọn làm quốc điểu ở khắp các châu lục trên thế giới.
Ảnh: eBird.
Quốc điểu Ấn Độ: Công lam Ấn Độ (Pavo cristatus).
Quốc điểu Trung Quốc: Sếu đỉnh đầu đỏ (Grus japonensis).
Quốc điểu Nhật Bản: Trĩ xanh (Phasianus versicolor).
Quốc điểu Malaysia: Hồng hoàng Mã Lai (Buceros rhinoceros).
Quốc điểu Singapore: Hút mật đỏ (Aethopyga siparaja).
Quốc điểu Indonesia: Diều Java (Nisaetus bartelsi).
Quốc điểu Campuchia: Cò quăm lớn (Thaumatibis gigantea).
Quốc điểu Myanmar: Gà tiền xám (Polyplectron bicalcaratum).
Quốc điểu Brunei: Đại bàng biển bụng trắng (Haliaeetus leucogaster).
Quốc điểu Thái Lan: Gà lôi hồng tía (Lophura diardi).
Quốc điểu Philippines: Đại bàng Philippine (Pithecophaga jefferyi)
Quốc điểu CHDCND Triều Tiên: Ưng ngỗng phương Bắc (Accipiter gentilis).
Quốc điểu Hàn Quốc: Ác là phương Đông (Pica sericea).
Quốc điểu Australia: Đà điểu Emu (Dromaius novaehollandiae).
Quốc điểu Iraq và Pakistan: Gà gô Chukar (Alectoris chukar).
Quốc điểu Israel: Đầu rìu Á – Âu (Upupa epops).
Quốc điểu Nepal: Trĩ Himalaya (Lophophorus impejanus).
Quốc điểu Bangldesh: Chích chòe than (Copsychus saularis).
Quốc điểu Armenia, Ai Cập và Scotland: Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos).
Quốc điểu Bỉ: Cắt lưng hung (Falco tinnunculus).
Quốc điểu Croatia: Dạ oanh (Luscinia megarhynchos).
Quốc điểu Liên hiệp Anh: Oanh châu Âu (Erithacus rubecula).
Quốc điểu Pháp: Gà (Gallus gallus).
Quốc điểu Đức: Hạc trắng (Ciconia ciconia).
Quốc điểu Hy Lạp: Cú nhỏ (Athene noctua).
Quốc điểu Iceland: Cắt Bắc Cực (Falco rusticolus).
Quốc điểu Ireland: Te mào (Vanellus vanellus).
Quốc điểu Phần Lan: Thiên nga lớn (Cygnus Cygnus).
Quốc điểu Na Uy: Chim lội suối (Cinclus cinclus).
Quốc điểu Ba Lan: Đại bàng đuôi trắng (Haliaeetus albicilla).
Quốc điểu Thụy Điển: Hoét đen (Turdus merula).
Quốc điểu Kenya: Sả ngực hoa cà (Coracias caudate).
Quốc điểu Nam Phi: Hạc xanh (Anthropoides paradisia).
Quốc điểu Zimbabwe: Đại bàng cá châu Phi (Haliaeetus vocifer).
Quốc điểu Cuba: Nuốc Cuba (Priotelus temnurus).
Quốc điểu Mỹ: Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus).
Quốc điểu Mexico: Cắt Caracara có mào (Caracara plancus).
Quốc điểu Costa Rica: Hoét màu đất sét (Turdus grayi).
Quốc điểu Brazil: Hoét bụng nâu đỏ (Turdus rufiventris).
Quốc điểu Colombia: Kền kền Andes (Vultur gryphus).
Hè năm nay đến thật sớm. Tháng Bảy, có những lúc nhiệt độ ngoài trời đã đẩy cái nóng ở châu Âu lên đến gần 40 độ. Vì vậy, buộc tôi phải tìm về với biển Sint Philipsland – Holand. Nắng gió nơi đây thêm phần hứng khởi cho việc câu cua, nhặt hào. Đang rung rinh, phấn khích chợt có tin nhắn từ Cali của một bác nhà văn già: Giáo sư, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã qua đời. Tôi lặng đi vài giây.
Dẫu biết rằng, cái qui luật tự nhiên đó không ai có thể tránh khỏi, nhất là GS Nguyễn Xuân Vinh đã ở tuổi 92. Tuy nhiên, một thiên tài khoa học không gian mất đi để lại sự luyến tiếc trong lòng người. Nhất là nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gốc gác có cùng quê ngoại Nam Định. Do vậy, tôi liền tìm đọc sâu về ông.
Và từ đó tôi nhận ra: Sự tưởng tượng và liên tưởng của nhà văn dường như có mối quan hệ đặc biệt, mang tính logic với tư duy toán học. Và mối quan hệ, tính logic này đã làm nên chân dung bác học, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Thật vậy, với ông, nếu toán học gói ghém cái cụ thể nhất, thì văn thơ mở cái trừu tượng của không gian vũ trụ. Hay nói một cách khác, văn thơ Toàn Phong đã vạch ra chân trời, buộc toán học Nguyễn Xuân Vinh mở ra con đường đi đến.
Và cái đích ấy, chính là sự phát minh phương pháp quỹ đạo tối ưu từ toán học Nguyễn Xuân Vinh để đưa các phi thuyền Apollo lên được Mặt trăng, rồi thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn. Vâng, có thể nói, ông đã trộn văn vào toán, trộn tình vào lý, trộn trừu tượng vào cái cụ thể để làm nên những điều kỳ diệu nhất cho khoa học, và cuộc sống: “Đời tổng hợp bởi muôn làn sóng cuộn/ Mà tình anh là quỹ tích của không gian/ Kiếp nhân sinh là hàm số tuần hoàn/ Nên quanh quẩn trên vòng tròn lượng giác.“ (Sóng Nước).
Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh khi còn trong quân ngũ và sau này
Nguyễn Xuân Vinh đã từng tham gia giảng dạy, thuyết trình nhiều năm ở các trường đại học lớn, và hội nghị quốc tế khắp nơi trên thế giới. Với nhiều công trình nghiên cứu không gian, và về toán học như vậy, tài năng, tên tuổi ông nổi bật trong giới khoa học vũ trụ thế giới. Và với tôi, ông là một nhà khoa học lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Song song viết sách, báo khoa học, Nguyễn Xuân Vinh làm thơ, viết truyện, bút lực thật mạnh mẽ tài hoa, với thể loại văn học đa dạng. Tác phẩm nào của ông cũng để lại những trang văn đẹp, sâu sắc với tư tưởng mới, và truyền cái sinh khí đó đến người đọc một cách sinh động.
Những tác phẩm: Đời phi công, Theo ánh tinh cầu, Tìm nhau từ thuở, và Đời vui toán học… là góc cạnh, cho từng giai đoạn gắn liền với cuộc sống của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Nhưng nếu buộc phải đưa ra một lời nhận định, lời bình thì với tôi, Đời phi công là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, xét về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Và đây cũng là tác phẩm viết về Không quân hay, lãng mạn nhất mà tôi đã được đọc. Đọc nó, tôi hiểu thêm được phần nào về sự hình thành, củng cố Không lực VNCH (giai đoạn 1955-1962). Và không dừng lại ở đó, tác phẩm Đời phi công còn làm người đọc thấy được phẩm chất, tâm hồn nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh dưới khía cạnh một nhà văn.
Có thể nói, Đời phi công là cuốn sách độc đáo. Độc đáo bởi, văn học sử Việt dường như chưa có cuốn truyện dài nào hay, sâu sắc được viết dưới hình thức, nghệ thuật thư từ. Và chín bức thư ấy, là chín chương sách gói gọn hồn vía, tự sự, với hành động, diễn biến tâm lý nhân vật. Nếu người viết không có tài thực sự, thì có sự trùng lặp hành động, tâm lý… dẫn đến chín chương tiểu thuyết ấy sẽ “lại gạo” trở về chín trang thư sến, nhạt phèo. Do vậy, sử dụng hình thức, nghệ thuật thư từ để làm nên một tác phẩm văn học, ngoài tài năng, tìm tòi còn cần đến sự can đảm của tác giả nữa.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiền ngẫm, chợt cho tôi một suy nghĩ, Đời phi công thật ra là những trang hồi ký về một giai đoạn của tác giả mà thôi. Và câu hỏi được đặt ra: Tại sao Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh phải sử dụng thủ pháp nghệ thuật thư từ để viết tác phẩm này. Đây là thể loại dường như chưa có ai thử bút và rất khó thành công cho tiểu thuyết, truyện dài. Nhưng để cái lãng mạn, hào hoa ấy của người phi công (hay nghề phi công) đến với giới trẻ một cách nhanh, sâu sắc nhất, buộc nhà văn phải dùng thể loại, thủ pháp này.
Do vậy, không chỉ cô Phượng, mà nhà văn có thể tưởng tượng ra những cô Thu, Lan, hay Đào, Cúc… khác, nhằm xây dựng, thiết lập thành đối tượng, nhân vật giao tiếp. Và thông qua nhân vật này, nhà văn muốn cài cắm cái tư tưởng của mình đến người đọc. Và quả thực, với tác phẩm Đời phi công, nhà văn Nguyễn Xuân Vinh đã thành công. Ông đánh đúng vào tâm lý khát khao cái mới của giới trẻ, và hun đúc thêm tình yêu quê hương, đất nước cho họ ở giai đoạn đó.
Đời phi công được viết, in ấn, phát hành năm 1959, khi tác giả Nguyễn Xuân Vinh đang là Tư lệnh Không quân, một lực lượng non trẻ, mới hình thành. Sự ra đời tác phẩm này mở ra cho thế hệ trẻ một ước mơ, một con đường bay về phía chân trời. Cho nên, tôi nghĩ, tính văn học cùng yếu tố chính trị đã làm nên tác phẩm Đời phi công. Và từ đó, ta có thể thấy, ngoài giá trị văn học, tác phẩm này còn mang lại cái giá trị lịch sử chân thực, sâu sắc về những ngày đầu chiến tranh.
Có thể nói, không chỉ trong thơ văn, mà cái tư tưởng canh tân, giải thoát cho đất nước bằng khoa học kỹ thuật đã có rất sớm trong Nguyễn Xuân Vinh. Bởi, ngay từ khi bước chân vào đời, ông đã nhận ra cái yếu kém, cũng như tư tưởng hủ lậu của con dân đất Việt, kể cả tầng lớp thanh niên: “Em chắc vẫn thường thấy, anh nói rằng, nước mình thiếu ngành chuyên môn và phần đông thanh niên mắc phải bệnh trọng văn khinh võ.Một ngày kia mình sẽ phải tiến kịp với mọi người. Một ngày kia mình phải có một quân đội hùng mạnh.” (Đời phi công – chương 1).
Cho nên, để thực hiện được những ước mơ, khát vọng đó, đối với Nguyễn Xuân Vinh văn thơ như một công cụ phá bỏ quan niệm cổ hủ ấy. Với biện pháp tu từ, hình ảnh so sánh hai người lính trước đây, và ngày nay, ông cho ta thấy cái giá trị của khoa học đối người lính trong chiến tranh, cũng như xây dựng, bảo vệ đất nước. Và chỉ có sự học hỏi để thay đổi nhận thức của con người, mới hy vọng mang lại tương lai tươi sáng, và cường thịnh. Do vậy, khoa học là con đường tất yếu để Nguyễn Xuân Vinh lựa chọn:
“Cũng vì thế mà anh muốn trở thành một phi công và hơn thế nữa một phi công quân sự. Em cũng đừng vội kêu lên anh là xếp bút nghiên để khoác chiến bào. Trong thời ly loạn này dĩ nhiên mang nhung phục là bổn phận tất cả các thanh niên, nhưng câu chuyện xếp bút nghiên chỉ là câu chuyện cổ khi mà người tráng sĩ chỉ biết độc có một chuyện mài gươm dưới trăng, hát Bài ca chính khí, để rồi sáng hôm sau nghe tiếng tì bà giục lên ngựa, cố uống cạn chén rượu bồ đào cho say túy lúy trước khi ra đi. Người quân nhân hiện nay hơn lúc nào hết phải học hỏi nhiều cho mình mỗi ngày một tiến.” (Đời phi công, chương 1)
Bằng lời văn nhẹ nhàng, lồng hình ảnh vào không gian lãng mạn như thổi hồn vào chiều thu Paris, Nguyễn Xuân Vinh đưa tuổi trẻ đến gần hơn với tình yêu ánh sáng của khoa học. Vâng, có thể nói, thủ pháp lấy thiên nhiên, cảnh vật để miêu tả tâm trạng của Nguyễn Xuân Vinh không mới, song đọc nó làm tôi nhớ đến những trang thơ tuyệt đẹp về Mùa thu Paris của Cung Trầm Tưởng. Âu đây cũng là tài năng của nhà văn Nguyễn Xuân Vinh vậy. Đoạn văn dưới đây, không chỉ chứng minh điều đó, mà còn gợi lại cuộc sống đầy hứng khởi, thi vị trong cái không gian tĩnh lặng của người học viên không quân, qua những hình ảnh ẩn dụ này:
“Anh viết thư này cho em trong một quán rượu giữa khu Latin, một buổi chiều thu buồn về chầm chậm. Có qua Ba Lê và lạc vào khu sinh viên này em mới có thể hiểu được rằng tại sao người ta có thể ngồi viết thư trong một quán rượu. Dọc theo hai bên đại lộ St. Michel từ đầu sông Seine tới vườn Luxembourg người ta chỉ thấy quán rượu, hiệu sách và sạp bán báo. Nói là quán cà phê thì đúng hơn vì thường thì ai cũng chỉ gọi cà phê hơn là gọi rượu. Vào trong quán tìm một bàn trong một góc kín đáo nhất, gọi một tách cà phê rồi trầm ngâm nhìn thiên hạ là một trong những cái thú của người sinh viên ở Ba Lê.
Trong quán được sưởi ấm, một cái ấm vừa đủ để khách không đến nỗi co ro vì cái hàn bao la bên ngoài, nhưng cũng chỉ ấm đến độ người ta còn thấy trống trải nếu ngồi cô quạnh một mình.” (Đời phi công, chương 2)
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và gia đình, 1965 (ảnh: George Crouter/The Denver Post via Getty Images)
Đến với khoa học không chỉ dừng lại ở việc học, mà còn là sự tìm tòi, khám phá. Do vậy, Nguyễn Xuân Vinh dường như đã thi vị hóa từng hành động trong mỗi chuyến bay, để truyền cảm hứng ấy đến với giới trẻ chăng? Có thể nói, Nguyễn Xuân Vinh là một nhà văn có cái nhìn và quan sát tỉ mỉ. Từ những đặc điểm ấy, đã giúp cho lời văn của ông gợi cảm, giàu chất thơ khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên hay nội tâm nhân vật. Thật vậy, cái giọng văn truyền cảm, mộc mạc ấy, bật lên những hình ảnh rất đẹp trên trang viết Nguyễn Xuân Vinh:
“Nắng chiều đã tắt hẳn, ánh đêm đã dâng lên. Dưới trăng dải mờ mờ, ánh đèn phi trường huyền ảo. Anh nhìn về phía chiếc xe vô tuyến cuối sân, đợi một ánh đèn xanh. Trong sương đêm mờ mờ một ánh đèn xanh chớp chớp gọi. Anh cho phi cơ từ từ ra sân. Hai hàng đèn chạy thẳng tắp. Địa bàn chỉ hai trăm tám mươi độ.
Xa xôi là gió Đại Tây Dương đưa lại. Thêm một ánh đèn xanh chớp trong đêm. Anh nhìn một lần chót trong phòng lái. Mấy kim lân tinh chập chờn. Một đám mây đen lướt qua làm ánh trăng rằm mờ lại. Anh ấn tay ga. Thêm một lần nữa cánh gió quay tít lôi chiếc phi cơ chạy miết vào trong đêm. Thêm một lần nữa thân người phi công được giao cho nhịp máy. Chiếc phi cơ nhẹ nhàng cất cánh. Bóng trăng xuyên qua kẽ mây in hình phi cơ lên nền xi măng đang chạy miết.” (Đời phi công, chương 3)
Với lời văn tự sự, Nguyễn Xuân Vinh từ thi vị hóa tình yêu đi đến lãng mạn hóa vùng trời bay. Rồi ông trộn tình yêu vào cái lãng mạn ấy, tạo một chất xúc tác dẫn đến phản ứng nội tâm sâu sắc cho người đọc, nhất là giới trẻ:
“Anh đã cất cánh lúc trăng rằm vừa mọc làm mờ ánh sao hôm. Phi cơ sẽ trở về phi trường khi trăng còn đương chếch trên đỉnh đầu. Tuy em không ở gần anh nhưng anh tin rằng em đã cùng anh bay trong ánh trăng rằm đêm nay dưới trời Bắc Phi. Còn thấy giận anh nữa không, em Phượng?” (Đời phi công, chương 3)
Không có trí tưởng tưởng, và liên tưởng chắc chắn không thể trở thành nhà văn. Những đặc điểm này, không thể tìm, không thể học, mà dường như thiên bẩm vậy. Cho nên, đọc và nghiên cứu Nguyễn Xuân Vinh, ta có thể thấy, sự (bác học) thiên phú ấy không chỉ về khoa học tự nhiên, mà còn ở cả khía cạnh văn chương. Và tất nhiên, sự thiên phú ấy chưa đủ làm nên một Nguyễn Xuân Vinh, nếu không có sự học tập, và nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo đến tận cùng của ông.
Tôi không rõ, khi ngồi vào buồng lái, người phi công có được mộng mơ suy tưởng hay phải tập trung tuyệt đối? Nhưng đọc những trang văn, hình ảnh với thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa, thông qua sự tưởng tượng và liên tưởng đến nỗi đau, và tương lai mịt mù của đất nước và con người, được viết khi người pilot, nhà văn Nguyễn Xuân Vinh bay qua những xóm làng sa mạc ở Phi châu, làm cho tôi rất khoái cảm. Thật vậy, đoạn trích dưới đây, sẽ cho ta thấy rõ điều đó, và chứng minh thêm tài năng, trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú của nhà văn Nguyễn Xuân Vinh:
“Trên trời có muôn vàn vì sao, biết vì sao nào dẫn lộ trong đêm sáng trăng mờ này? Bầu trời trong suốt như pha lê. Vài màn sương mỏng lượn lờ trên thôn xóm. Thấp thoáng còn vài ánh đèn. Mỗi ánh đèn nhỏ bé loãng trong không gian mơ hồ biểu hiệu cho cả một gia đình. Trong đánh đèn le lói kia anh nhìn thấy cả một người cha đang ngồi đọc sách bên khung cửa, một người mẹ đang tính đến những dự định ngày mai và vài đứa nhỏ đang say sưa giấc ngủ.
Có những ánh đèn từ những mái nhà khác vắng bóng người cha. Bà mẹ goá ngồi rầu rĩ bên thềm nhìn vao đêm tối như để tìm lấy một chút ánh sáng cho tương lai. Và còn nhiều ánh đèn khác. Trên quãng đường bay này phi cơ đã lướt trên ngàn vạn gia đình. Người phi công theo dòng đời trên mây đường trường ngang dọc có bao giờ nghĩ đến dừng ở một gia đình nào đâu?” (Đời phi công, chương 3)
Tuy là một nhà khoa học luôn tìm tòi, khám phá cái mới, song hồn vía Nguyễn Xuân Vinh đeo nặng cái nếp cũ hồn xưa. Cho nên, đọc thơ văn viết về lính của ông làm tôi nhớ đến hình ảnh người chinh phu xưa của Đặng Trần Côn. Trở về mái nhà xưa, cày bừa, trồng cấy sau chiến tranh, ước mơ giản dị ấy của Nguyễn Xuân Vinh cũng là ước vọng của hàng trăm, hàng ngàn những người lính từ xưa đến nay:
“Anh tin rằng, anh sẽ là một trong những người lính chiến đấu đến cùng để giữ lại một phần đất. Anh không dám nghĩ nhiều đến một ngày kia, khi khắp ruộng đồng cùng vang ca những khúc hát thanh bình, anh rời bỏ quân ngũ để về dọn lại thềm nhà cũ, xới lại mảnh vườn xưa, và dựng lên một mái tranh nho nhỏ, trả lại một chút nào niềm vui đã mất của người mẹ hiền.” (Đời phi công, chương 8).
Dù có xáo trộn thể loại, đổi mới thi pháp, song những thiên truyện Nguyễn Xuân Vinh vẫn mang hồn vía truyền thống cổ, với những cái kết có hậu. Văn ông giàu chất thơ, cùng những hình ảnh, lời văn rất đẹp. Có thể nói, Nguyễn Xuân Vinh là một trong những nhà văn tài năng hàng đầu của Việt Nam về sử dụng biện pháp tu từ. Đoạn kết thiên truyện Đời phi công dưới đây gói gọn toàn bộ đặc điểm ấy của thi ca Nguyễn Xuân Vinh:
“Anh ngồi viết cho em một buổi chiều nắng vàng chưa tắt. Ba năm về trước anh đã hứa những gì với em, chắc em còn nhớ. Chỉ độ hai tuần nữa anh sẽ gặp lại em. Nét cười có phác hồn tang hải, mái tóc có phai màu sương gió nhưng anh vẫn còn là anh của em như độ nào. Anh rời em một ngày đông lạnh lẽo ở Hà Thành và sẽ gặp lại em vào cuối một mùa xuân ở đô thị Sàigòn. Non nước kinh kỳ đà rời chỗ, còn em của anh có khác xưa không?”
Một tài liệu nghiên cứu khoa học của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (file photo)
Vâng, nhà văn Nguyễn Xuân Vinh không chỉ vẽ ra đường bay cho phi thuyền Apollo lên Mặt trăng, mà ông còn vẽ ra con đường ngắn nhất từ trái tim đến với trái tim con người bằng thơ văn của mình. Và Đời phi công dù là thể loại tiểu thuyết, hay bức thư dài, hoặc là những trang hồi ký… hoàn toàn không hề đổi thay giá trị đối với người đọc. Bởi, nó được tiết ra từ những cảm xúc chân thật nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Vinh.
Như một kinh nghiệm sống nhà văn muốn gửi đến những người phi công tương lai, hay thế hệ trẻ vậy. Và có thể nói, Nguyễn Xuân Vinh luôn luôn gắn liền văn thơ, khoa học với cuộc sống và tình yêu. Do vậy, sách của ông dù là khoa học, hay văn chương luôn gây cho người đọc cảm giác rung động nhẹ nhàng, thú vị. Và tôi xin mượn Tình Hư Ảo, một bài thơ điển hình như vậy của ông để kết thúc bài viết này. Bài thơ khá dài, song có bố cục logic chặt chẽ, hồn vía toán học rất thú vị, do vậy tôi không thể cắt, trích đoạn:
Ngoài núi Phú Sĩ, cổng Torii hay đền thờ Thần đạo, Nhật Bản còn nổi tiếng với những tri thức có thể đổi đời.
Trong khi trí tuệ Nhật Bản chạm đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta, bài viết này sẽ nói về những triết lý đã giúp tôi kiểm soát tình trạng bội chi.
Chisoku
Để bắt đầu, hãy nói về Chisoku. Chisoku có nghĩa là “Hãy hài lòng”, tức là hãy bằng lòng với những gì mà bạn đang có.
Chúng ta thường mua nhiều thứ hơn mức cần thiết bởi những cách tiếp thị thông minh và những cám dỗ khiến bản thân tin rằng mình cần mua nhiều hơn nữa.
Sáng nay tôi cũng trải qua cám dỗ như vậy. Lúc đang đi lang thang gần khu vực bán đồ bếp trong siêu thị, một chiếc giá trưng bày đầy những chiếc cốc màu pastel rực rỡ đã thu hút sự chú ý nơi tôi.
Không cưỡng lại nổi, tôi bắt đầu chọn một tá cốc để làm sống động thêm căn bếp của mình. Nhưng rồi, một khoảnh khắc thoáng qua trong đầu đã nhắc nhở tôi về Chisoku. Tôi nhớ ra thực chất mình đã có nhiều cốc lắm rồi và không cần mua thêm chiếc nào nữa cả.
Nếu bây giờ tôi có tổ chức một bữa tiệc trà cho 20 người thì cũng không dùng hết được số cốc trong nhà. Với nhận thức này, tôi đặt những chiếc cốc sặc sỡ lại vị trí ban đầu và đi tìm những món đồ mà mình thật sự cần mua.
Đây là vấn đề mà tôi trăn trở đã lâu. Khi nói đến trang trí nhà cửa, vợ chồng tôi thường rất khó chịu đối với những thiết kế tối giản. Chúng tôi nhồi đầy nhà với những vật dụng trang trí. Nếu những món đồ ấy bị mòn hay hỏng, vợ chồng tôi sẽ thay thế chúng bằng những thứ khác.
Vấn đề là: Nhu cầu thì có hạn nhưng mong muốn có thể là vô hạn.
Trong những tình huống tương tự thế này, việc ghi nhớ triết lý Chisoku sẽ giúp bạn cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Ngừng tiêu tiền vào những thứ bạn không cần. Thay vào đó, hãy tiết kiệm số tiền đó để mua thứ gì thực sự khơi dậy niềm vui trong cuộc sống của bạn.
Wabi Sabi
Wabi Sabi nói về việc tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo. Khi mọi thứ “có tuổi” hoặc thậm chí là mục nát, chúng lại có vẻ đẹp riêng, thậm chí là đẹp hơn cả đồ mới.
Tôi đã muốn thay một cái ví mới. Cái ví hiện tại vốn không có vấn đề gì cả, không rách cũng không sờn. Nhưng quảng cáo ví da trên Instagram đã “dụ dỗ” khiến tôi muốn mua một cái mới.
Nhưng sau khi xem xét vài chiếc ví trên shop online, tôi nhận ra rằng không có cái nào có độ bóng đẹp như chiếc ví đang nằm trong túi của tôi.
Đó là lúc Wabi Sabi hiện lên trong tâm trí của tôi. Tôi đã phải ngưng dùng tiêu chuẩn “những món đồ sáng bóng mới mẻ” để đánh giá cao vẻ đẹp xung quanh mình. Sau đó, tôi quyết định sử dụng chiếc ví hiện có cho đến khi nó không còn dùng được nữa.
Hãy nhớ điều này: Nhiệm vụ của các công ty là làm cho sản phẩm mới trông hấp dẫn nhất có thể. Đó là cách họ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu đánh giá vẻ đẹp và đặc tính của những thứ bạn đã sở hữu, bạn sẽ sớm thấy rằng mình không cần phải thay thế đồ đạc thường xuyên.
Đối với những món đồ không phải nhu yếu phẩm, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể khi không thay chiếc bàn vốn đang hoàn hảo tốt đẹp của mình bằng một mẫu mới hơn.
Hãy mang một chút Wabi Sabi vào cuộc sống của bạn.
Mitate
Mitate dạy chúng ta rằng mọi thứ đều có nhiều hơn một công dụng.
Lớn lên trong một gia đình Ấn Độ, tôi đã có suy nghĩ này từ thời thơ ấu. Tôi đã thấy mẹ bóc nhãn của lọ mứt và sử dụng những chiếc lọ ấy làm hộp đựng gia vị. Việc mua một chiếc lọ có chức năng chuyên dùng để đựng bột ớt là một khái niệm xa lạ đối với tôi.
Cho đến gần đây, niềm tin của tôi lại được đổi mới hơn khi thấy vợ mình sử dụng những chai soda để trồng cây kim tiền trong nhà của chúng tôi. Chỉ cần bỏ nhãn, rửa sạch chai, đổ đầy nước và đặt cây vào trong, trông chúng khá hoàn hảo để làm chậu cây để trong nhà.
Mỗi khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, những chậu cây từng là chai nước ngọt ấy sáng lấp lánh lên và mang đến cảm giác thư giãn lạ lùng.
Chúng ta vốn có thể đi mua những chiếc bình đắt tiền để trồng cây. Nhưng bằng cách tái sử dụng như trên, bạn đã thổi một luồng sinh khí mới vào một đồ vật tưởng chừng phải bỏ đi và tiết kiệm cho bản thân được kha khá tiền bạc.
Chi tiêu có ý thức không đồng nghĩa với tiết kiệm
Mặc dù tôi thường tiết kiệm nhiều nhất có thể mỗi tháng nhưng tôi không hề hà tiện.
Tôi vung tiền vào những món đồ hay những trải nghiệm khiến tôi vô cùng tận hưởng.
Chi tiền một cách có ý thức giúp tôi làm được điều đó. Tôi từng chi tiền cho tất cả những thứ đẹp đẽ mà tôi nhìn thấy nhưng cuối cùng lại không có tiền để mua những thứ thực sự giúp tôi cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với tư duy chi tiêu có ý thức, tôi đã thay đổi cuộc sống của mình trở nên vô cùng tốt đẹp bởi những đồng tiền tôi bỏ ra là xứng đáng. Những nguyên tắc của người Nhật này đã hướng dẫn tôi đưa ra quyết định sáng suốt.
Vì vậy, lần tới, khi bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy áp dụng những nguyên tắc này để xác định xem bản thân có thật sự cần mua chúng hay không.
Washington đã vượt tất cả lằn ranh đỏ mà Nga vạch ra, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24 TV.
“Mỹ đã vượt qua tất cả lằn ranh đỏ”, ông Anatoly Antonov cho biết.
Về việc này, Đại sứ Nga đã nhắc đến vụ phá hoại đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc.
Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov. Ảnh: Tass
“Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng không phải là một cá nhân hay tổ chức đứng sau hành động phá hoại này mà là một chính phủ có khả năng công nghệ và những người được đào tạo đặc biệt”, ông Antonov nhấn mạnh.
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên xấu đi nghiêm trọng nhưng hai bên vẫn nỗ lực duy trì các cuộc trao đổi về sự ổn định chiến lược.
“Mối quan hệ Nga – Mỹ đang trong tình trạng vô cùng xấu. Tuy nhiên, tôi tin rằng Nga và Mỹ sẽ tiếp tục trao đổi ít nhất là về vấn đề ổn định chiến lược”, Đại sứ Nga bình luận.
Dù vậy, ông Antonov cũng cho rằng những tuyên bố của Mỹ về Nga vẫn không thay đổi.
“Tôi thừa nhận sẽ không có gì thay đổi trong các tuyên bố của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và quan trọng nhất là Lầu Năm Góc. Họ chỉ có một mục tiêu là gây sức ép lên Nga, áp lệnh trừng phạt mới và phá hủy Nga”.
Theo ông Antonov, Nga sẽ cố gắng xây dựng mối quan hệ thực tế và bình đẳng với chính phủ Mỹ. Khi được hỏi liệu Nga muốn đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, ông Antonov đã trả lời rằng, đó là vấn đề nội bộ của nước Mỹ.
“Điều đó phụ thuộc người dân Mỹ. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng các mối quan hệ cân bằng và thực tế với bất kỳ ai trong Nhà Trắng, Quốc hội và Bộ Ngoại giao Mỹ”, Đại sứ Nga cho hay./.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?
Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới.
Quyết định đó sẽ là một sai lầm. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nỗ lực của Moscow đã bị cản trở bởi sự thiếu hiểu biết, tự tin thái quá, và khả năng lập kế hoạch kém cỏi. Những vấn đề đó chắc chắn không chỉ có ở Nga, chúng đã xuất hiện trong nhiều chiến dịch can thiệp của Mỹ. Giờ đây Moscow đã rơi vào khó khăn, và sự tức giận của Điện Kremlin khi phải đối mặt với thất bại đã gợi nhớ về cách chính quyền Nixon tiếp cận Chiến tranh Việt Nam nửa thế kỷ trước. Lúc ấy, các vụ ném bom, bắn phá, và luận điệu hạt nhân đều không hiệu quả. Cuối cùng, Washington buộc phải chấp nhận thực tế và rút khỏi xung đột. Ngày nay, Moscow cũng có thể làm vậy.
Bất chấp những vấn đề mà ông ta đang phải đối mặt, dường như Putin vẫn nghĩ rằng nếu mình có thể cầm cự đến mùa đông thì mọi chuyện sẽ ổn. Những tân binh của ông sẽ có thể giành lại thế thượng phong, tốc độ của các hoạt động quân sự sẽ chậm lại, những lời đe dọa leo thang của ông sẽ khiến mọi người sợ hãi, và sự phản đối của phương Tây đối với cuộc chiến sẽ gia tăng khi giá năng lượng và lạm phát lên cao. Ông hy vọng tất cả những điều này sẽ tạo tiền đề cho một xung đột ‘đóng băng vĩnh viễn,’ hoặc một thỏa thuận đủ tốt để cho phép ông tuyên bố giành chiến thắng.
Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ thất bại, miễn là Washington và châu Âu kiên trì chống lại hành động bắt nạt của Nga, và duy trì lợi thế quân sự của Ukraine trên chiến trường. Các chiến dịch tấn công dồn dập có thể đẩy lùi lực lượng phòng thủ của Nga và buộc Moscow phải chấp nhận phương án ít tệ nhất đối với họ – một thỏa thuận thương lượng nhằm khôi phục nguyên trạng lãnh thổ vào ngày 24/02. Một khi người Nga chấp nhận thực tế đó và chịu ngồi xuống đàm phán, Washington nên làm việc với Kyiv và châu Âu để đạt được thỏa thuận và kết thúc giao tranh.
TRỞ LẠI MÙA HÈ 1969
Giống như một ván cờ vua, chiến tranh cũng có ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc, và tàn cuộc. Trong giai đoạn đầu tiên, các bên bắt đầu giao chiến và triển khai lực lượng. Trong giai đoạn thứ hai, họ tích cực chiến đấu. Và trong giai đoạn thứ ba, họ thỏa thuận các chi tiết của kết quả sau cùng. Sự chuyển giao sang giai đoạn cuối của một cuộc chiến không phải là một sự kiện quân sự hay chính trị, mà là một sự kiện tâm lý. Đó là khi các bên tham chiến nhận ra rằng xung đột đã rơi vào bế tắc, hoặc đi theo một hướng nào đó không thể đảo ngược. Sự thừa nhận này luôn là điều khó khăn đối với kẻ thua cuộc. Họ phải từ bỏ hy vọng chiến thắng, và trải qua “năm giai đoạn đau buồn” nổi tiếng của bác sĩ tâm lý Elisabeth Kübler-Ross: chối bỏ, phẫn nộ, thỏa thuận, chán nản, và chấp nhận.
Chúng ta đang chứng kiến Điện Kremlin trải qua điều này trong thời gian thực, khi những thành công quân sự của Ukraine đưa cuộc chiến đi gần đến hồi kết. Ví dụ, luận điệu hạt nhân của Moscow vừa là một hình thức phẫn nộ dữ dội, vừa là một hình thức thỏa thuận, mặc cả ngầm. Tuy nhiên, dù chính sách bên miệng hố chiến tranh này có tàn bạo đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không nhất thiết phải gán nó với một cá nhân có tâm lý bất ổn, hoặc với một quốc gia cụ thể. Người Mỹ đã hành xử tương tự khi đứng trước nguy cơ thất bại ở Việt Nam, cho đến khi họ tự thoát khỏi vũng lầy của mình – nhiều khả năng Nga cũng sẽ như vậy, nếu họ chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn.
Năm 1965, chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson đã tăng cường sự can dự của Mỹ vào Việt Nam để cứu đồng minh Việt Nam Cộng hòa khỏi thất bại. Họ tin rằng việc dần dần tăng cường không kích và tấn công trên bộ sẽ thuyết phục Bắc Việt từ bỏ nỗ lực thống nhất đất nước, và cho phép chế độ Sài Gòn tiếp tục tồn tại. Nhưng những người Cộng sản đã từ chối nhượng bộ, chứng minh rằng họ kiên cường và tài năng hơn nhiều so với mong đợi, trong khi đó, Washington lại chẳng có Kế hoạch B nào. Năm 1968, dù không muốn rút lui nhưng nhận ra rằng người Mỹ không muốn leo thang hơn nữa, Johnson thất vọng tuyên bố sẽ không tái tranh cử, giới hạn việc triển khai lực lượng Mỹ, hạn chế ném bom ở miền Bắc, và chuyển vấn đề cho người kế nhiệm.
Richard Nixon đến Phòng Bầu dục vào tháng 01/1969, cam kết thực hiện cùng một mục tiêu như người tiền nhiệm của ông – một thỏa thuận thương lượng đảm bảo rằng Nam Việt Nam sẽ nguyên vẹn và an toàn – nhưng biết rằng người Mỹ đang dần mất kiên nhẫn với cuộc chiến. Vì vậy, ông và cố vấn an ninh quốc gia của mình, Henry Kissinger, quyết định tìm cách đưa Hà Nội vào bàn đàm phán bằng cách dùng “cây gậy và củ cà rốt.” Như lời Chánh văn phòng Nhà Trắng H. R. Haldeman, Nixon muốn kết hợp lời đe dọa sử dụng vũ lực tàn bạo với lời hứa viện trợ mạnh tay:
Với sự kết hợp giữa một lời cảnh báo mạnh mẽ cộng với sự hào phóng chưa từng có, ông chắc chắn rằng mình có thể buộc Bắc Việt cuối cùng chịu tham gia các cuộc đàm phán hòa bình chính thức.
Sự đe dọa chính là chìa khóa, và Nixon đã đặt một cái tên cho lý thuyết của mình… Ông nói, “Tôi gọi nó là Thuyết Gã Điên. Tôi muốn Bắc Việt tin rằng tôi đã đến mức có thể làm bất cứ điều gì để chấm dứt chiến tranh. Chúng ta nói với họ rằng, các ông biết là Nixon bị ám ảnh bởi Chủ nghĩa Cộng sản. Chúng tôi không thể kiềm chế ông ta khi ông ta tức giận – và ông ta đã đặt tay vào nút bấm hạt nhân – và đích thân Hồ Chí Minh sẽ đến Paris trong hai ngày nữa để cầu xin hòa bình.”
Lập luận này cho rằng những nỗ lực ép buộc trước đây của Mỹ không có kết quả bởi vì chúng đã không được coi trọng. Nhưng đội ngũ mới của Nhà Trắng có thể khiến đối thủ phải khuất phục bằng cách thể hiện sự cứng rắn của mình. Kissinger yêu cầu các nhân viên lên kế hoạch cho một “đòn trừng phạt dã man” chống lại kẻ thù, nói rằng, “Tôi không tin rằng một đất nước hạng tư như Bắc Việt lại không có ngưỡng chịu đựng.” Mùa xuân năm 1969, Nhà Trắng cho phép các chiến dịch ném bom chưa từng có tiền lệ nhắm vào các khu vực do Cộng sản kiểm soát ở Lào và Campuchia. Sang mùa hè, họ đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công lớn trong tương lai. Đến mùa thu, họ cho máy bay ném bom B-52 trang bị vũ khí nhiệt áp bay tuần tra phía trên chỏm băng Bắc Cực, hướng về phía Liên Xô, để khiến Moscow phải lên tiếng ép buộc Hà Nội.
Tuy nhiên, chiến lược đầu tiên này của Nixon đã thất bại vì những người Cộng sản đơn giản chấp nhận chịu đựng tấn công và biết rằng Washington chỉ dọa suông. Nhận ra rằng việc hiện thực hóa lời đe dọa của mình sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, chứ không phải tốt hơn, Tổng thống Mỹ đã chuyển hướng. Đến tháng 11, ông áp dụng chiến lược thứ hai để thoát khỏi vũng lầy, giảm dần sự can dự của quân đội Mỹ, trong khi duy trì cam kết với chế độ lúc đó ở Sài Gòn. Sau ba năm chiến tranh, một thỏa thuận đã xuất hiện, cho phép người Mỹ ra đi, nhận lại các tù nhân của mình, và không chính thức phản bội một đồng minh. Tuy nhiên, chính thỏa thuận này đã mở đường cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa hai năm sau đó.
TỪ VIỆT NAM ĐẾN UKRAINE
Đối với những ai mong muốn đẩy lùi một cường quốc hạt nhân ra khỏi đất nước của mình, có thể rút ra ba bài học từ câu chuyện này. Bài học thứ nhất liên quan đến tầm quan trọng của thành công trên chiến trường. Người Mỹ thường cố gắng giành chiến thắng trong chiến tranh thông qua các biện pháp gián tiếp như trừng phạt, ném bom, hoặc đe dọa sử dụng các hành động tàn phá trong tương lai. Nhưng sau cùng thì, kết cục của chiến tranh vẫn được định đoạt nơi chiến trường. Kỹ năng quân sự và sự nhiệt huyết của những người Cộng sản Việt Nam đã giúp họ đứng vững trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mạnh hơn, và cuối cùng đưa họ đến chiến thắng. Điều tương tự đang xảy ra ở Ukraine hiện nay, khi lực lượng Ukraine tinh nhuệ và nhiệt huyết đang đẩy lùi quân Nga từ vùng này đến vùng khác. Nếu lợi thế đó được duy trì trên chiến trường, sẽ chẳng còn gì quan trọng nữa, và cuộc chiến rồi sẽ kết thúc. Vì vậy, việc tạo điều kiện để duy trì lợi thế đó nên là ưu tiên hàng đầu của Washington.
Bài học thứ hai là chống lại kẻ bắt nạt. Các cường quốc thất bại sẽ không sẵn sàng chấp nhận kết cục của mình, đặc biệt là những cường quốc hàng đầu mà thất bại đến với họ như một bất ngờ khó chịu. Do đó, Moscow sẽ chống lại số phận của mình, giống như Washington đã làm nửa thế kỷ trước. Những lời đe dọa leo thang là một dấu hiệu của sự yếu kém, chứ không phải sức mạnh. Nếu Nga có những lựa chọn tốt hơn để xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình, thì nước này hẳn đã sử dụng chúng rồi. Vì thế, Mỹ và châu Âu hãy cứ phớt lờ những lời đe dọa và khiêu khích của Nga, đồng thời đừng nên phân tâm khỏi nhiệm vụ chính của họ: giúp Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường.
Bài học thứ ba là hợp nhất vũ lực và ngoại giao. Mỹ đã phải chật vật để làm được điều này ở Bán đảo Triều Tiên, như Kissinger viết vào năm 1957: “Quyết định của chúng tôi – ngừng các chiến dịch quân sự, ngoại trừ những hoạt động mang tính chất phòng thủ thuần túy, ngay từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán đình chiến – phản ánh niềm tin rằng quá trình đàm phán hoạt động theo logic vốn có của riêng nó, độc lập với những áp lực quân sự phải gánh chịu.” “Nhưng bằng cách ngừng các chiến dịch quân sự, chúng tôi đã loại bỏ động cơ thương lượng duy nhất của Trung Quốc; chúng tôi đã tạo ra nỗi thất vọng sau hai năm đàm phán không có kết quả.”
Trong các giai đoạn sau của Chiến tranh Việt Nam, cả hai bên đều tránh được sai lầm này và đã không ngừng giao tranh trong lúc đàm phán. Điều tương tự có thể sẽ xảy ra ở Ukraine, và vì vậy chúng ta nên mong đợi cường độ của cuộc chiến sẽ tăng lên, chứ không giảm đi, khi gần đạt được thỏa thuận. Nga sẽ muốn che đậy quyết định rút lui của mình bằng một đợt bùng nổ bạo lực, để giải phóng cơn thịnh nộ sau khi thua cuộc, và công khai chứng minh mình vẫn còn rất mạnh. Điều này có thể được nhìn thấy trong phản ứng của Putin khi Ukraine phá hủy Cầu Crimea, và các hành động tương tự sẽ tiếp nối những thành công trong tương lai của Ukraine. Nhưng một lần nữa, đây chẳng phải chuyện gì mới. Mỹ thậm chí còn phản ứng tệ hơn, trong cái gọi là chiến dịch “Đánh bom Giáng Sinh” nhắm vào Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 12/1972, đợt không kích có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc chiến ở Việt Nam. (Trợ lý của Kissinger, John Negroponte, từng châm biếm, “Chúng ta ném bom để khiến Bắc Việt chấp nhận nhượng bộ của chúng ta.”) Khi đó, những người Cộng sản đã không để hành động của Mỹ làm chệch hướng các nỗ lực quân sự hoặc ngoại giao của họ, và giờ đây, phương Tây cũng không nên để những hành động của Nga làm mình phân tâm.
Putin đang hành xử như Nga hoàng, chứ không phải Hitler. Bất chấp những luận điệu chống thực dân của mình, Tổng thống Nga đang chiến đấu để giành lại các tỉnh trong đế chế đã mất của đất nước ông. Khi cuộc chiến tranh giành thuộc địa chuyển biến xấu, các cường quốc thường tìm cách cắt giảm tổn thất và rút lui về nước. Giới tinh hoa đô thị hiểu rõ sự khác biệt giữa vùng lõi và vùng ngoại vi. Các cuộc bỏ phiếu được dàn xếp ở những vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng vào tháng 9 là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tô vẽ vẻ ngoài đẹp đẽ để che giấu bản chất xấu xí bên trong. Nhưng ngay cả việc chính thức sáp nhập một thuộc địa vào lãnh thổ của một cường quốc cũng không đảm bảo khả năng giữ được vĩnh viễn. Cứ hỏi những người Pied-Noir ở Algeria thì biết. Nếu Ukraine có thể duy trì đủ áp lực quân sự, thì đến một lúc nào đó, Nga sẽ bắt đầu tìm kiếm lối thoát và cuộc chiến này sẽ thực sự kết thúc. Sau đó, chứ không phải trước đó, những thỏa hiệp cần thiết không thể tránh khỏi đối với tất cả các bên sẽ xuất hiện và người ta sẽ phải chấp nhận những đánh đổi khó khăn.
Nga sẽ bầm dập nhưng không bị đánh gục, sẽ hạ mình nhưng không bị sỉ nhục. Giống như Nhà Trắng vào đầu thập niên 1970, Điện Kremlin sẽ bị ám ảnh bởi việc duy trì ảnh hưởng và uy tín của mình ở trong và ngoài nước. Bất kỳ thỏa thuận nào xuất hiện cũng không phải là một hành động đầu hàng bắt nguồn từ nguy cơ sụp đổ, mà là một quyết định rút lui có chủ ý, để ngăn không mất thêm nhân mạng, của cải, và vốn liếng chính trị. Xét đến những sức mạnh còn lại của Nga, một số mục tiêu của Ukraine, thậm chí là những mục tiêu lớn, sẽ phải bị hoãn lại. Mục tiêu tối thiểu là quay trở lại những ranh giới của ngày 24/02, qua đó cho thấy rõ ràng rằng Moscow đã không giành được lợi ích lãnh thổ nào từ hành động gây hấn của mình. Các mục tiêu tiếp theo có thể được xây dựng dựa trên tình hình của những khu vực khác, chẳng hạn như số phận của các khu vực bị chiếm đóng khác tại vùng Donbas, tình trạng cuối cùng của Crimea, tội ác chiến tranh của Nga, và các dàn xếp an ninh khu vực rộng lớn hơn.
PUTIN CÓ ĐANG DỌA SUÔNG?
Chúng ta có đủ lý do để tin rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là việc làm có thể hiểu được. Nó khiến mọi người hoảng sợ, khiến những nước ủng hộ Ukraine phải lo lắng và thận trọng hơn, đồng thời thúc đẩy tổ chức đàm phán sớm hơn để loại bỏ mọi nguy cơ – đe dọa hạt nhân có thể đạt được tất cả những điều ấy với chi phí bằng không. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong thực tế sẽ đảo ngược mọi tính toán, mang lại rất ít lợi ích nhưng phải trả rất nhiều chi phí bổ sung, bao gồm bị trả đũa, bị chỉ trích, và mất sự hỗ trợ quốc tế. Đây là lý do tại sao tất cả những luận điệu hạt nhân kể từ năm 1945 đến nay đã không được hiện thực hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, chúng cũng không thể cải thiện vị thế của Nga hoặc thay đổi kết quả cuộc chiến.
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở quy mô lớn – ví dụ, tiêu diệt một thành phố lớn bằng một quả bom khổng lồ – hiện vẫn đang được răn đe ngăn chặn hiệu quả, nhờ vào loạt hậu quả thảm khốc sẽ nhanh chóng được áp dụng lên Moscow. Do đó, nếu thực sự xảy ra, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng ở quy mô nhỏ, chỉ gồm các đầu đạn ở phần cuối của phổ hạt nhân chiến thuật, hoặc thử nghiệm ở các khu vực hoang vắng, hoặc chống lại các lực lượng Ukraine trong khi chiến đấu.
Mục đích của một vụ sử dụng vũ khí hạt nhân là nhằm thể hiện quyết tâm và ý định. Về bản chất, nó yêu cầu “Tất cả hãy đứng yên, nếu không, lần sau sẽ là ngày tận thế.” Những động thái như vậy đã được các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước xem xét nhiều lần và luôn bị bác bỏ, vì lý do chính đáng. Chính những hạn chế được đặt ra cho cuộc thử nghiệm, chẳng hạn như phải diễn ra ở các vị trí xa xôi và gây thương vong thấp, sẽ khiến nó trở thành thông điệp không hiệu quả, vừa thể hiện quyết tâm, vừa thể hiện sự do dự. Nếu lần này anh sợ không dám đi đến cùng, thì tại sao lần sau anh lại ‘ít’ sợ hơn?
Sử dụng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ trong chiến đấu có thể hữu ích trong một số bối cảnh quân sự, chẳng hạn như tiêu diệt một tàu sân bay trên biển, tiêu diệt một đội hình xe tăng lớn trên sa mạc, hoặc chặn một lối đi quan trọng qua núi. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine không thuộc về bất kỳ kịch bản nào trong số này. Người Ukraine đang chiến đấu trong các đơn vị tương đối nhỏ, tại các khu vực gần lãnh thổ mà Nga hiện tuyên bố là của riêng mình. Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong những trường hợp như vậy sẽ không ảnh hưởng đến bức tranh chiến lược lớn hơn, nhưng hủy hoại chính những nơi mà Moscow nói rằng mình đang cố gắng giải cứu.
Nếu một trong hai kịch bản này xảy ra, sau vụ nổ hạt nhân, Ukraine sẽ vẫn tiếp tục đánh bại Nga trên chiến trường, và những người ủng hộ phương Tây sẽ càng quyết tâm tiếp tục sự ủng hộ của mình, đồng thời phủ nhận bất kỳ thứ gì Moscow xem là chiến thắng, và sự ủng hộ của nước ngoài dành cho Nga cũng sẽ biến mất. Sử dụng vũ khí hạt nhân là hành động tự chuốc lấy thất bại – không phải là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến lớn, cũng không phải một công thức cần tuân theo, mà là một câu chuyện cảnh giác về sự thiếu thận trọng trong chiến lược.
Thực tế quan trọng nhất của cuộc chiến này là một bên đang vượt trội hơn bên kia trên chiến trường sử dụng vũ khí thông thường. Bên thua có vũ khí hạt nhân, và giống như những xung đột tương tự trước đó, xung đột lần này nhiều khả năng sẽ kết thúc với vũ khí hạt nhân chỉ nằm bên lề trong khi kết quả của cuộc xung đột được định đoạt. Do đó, trong số rất nhiều nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraine, sẽ có những đánh giá liên quan đến giá trị và tính khả dụng của kho vũ khí hạt nhân khổng lồ mà các cường quốc đang duy trì với chi phí, nỗ lực và rủi ro cực lớn.
Gideon Rose là nghiên cứu viên xuất sắc về Chính sách Đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là tác giả cuốn “How Wars End. ”