Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp tựa một bức tranh thủy mặc, nên thơ, hùng vĩ.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, Chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng.
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 50 km2, gấp 10 lần quận Hoàn Kiếm (rộng hơn 5 km2). Chùa bao gồm:10 km2 hồ nước, 30 km2 núi đá rừng tự nhiên và 10 km2 các thung lũng. Đây là vùng núi đá vôi ngập nước với vẻ đẹp hoang sơ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in bóng xuống nước. Chính vì vậy, nơi đây được đánh giá là vùng đất địa linh bởi thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ.
Được mẹ thiên nhiên ưu ái, ngôi chùa mang trong mình vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa thiêng liêng. Khung cảnh say đắm lòng người như “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm, du khách đều sẽ cảm nhận được sự thanh bình, linh thiêng và yên ả đến lạ thường. Để vào tham quan chùa, du khách có thể lựa chọn đi thuyền, chiều ra sẽ đi xe điện. Dù là phương tiện nào cũng đều mang lại trải nghiệm hấp dẫn.
Được xây dựng từ thời nhà Đinh, chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng nghìn năm tại Việt Nam. Ngày nay, ngôi chùa được tu bổ, xây mới lại với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan âm, điện Giáo Chủ, điện Tam Thế và chùa Ngọc. Tất cả đều được thiết kế theo lối kiến trúc cột chèo truyền thống Bắc Bộ.
Nằm ngay sau cổng Tam quan là Vườn cột kinh được phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh tại chùa Nhất Trụ (cố đô Hoa Lư, Ninh Bình). Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan âm có 32 cột kinh được tạc bằng đá xanh; cao 13,5m; rộng khoảng 2m; mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh. Thân cột khắc những lời Phật dạy để nhắc nhở thế hệ mai sau tu nhân tích đức.
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua cánh cửa gỗ được chạm khắc tinh xảo là ba pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai.
Tại chùa có tới 12.000 bức phù điêu được tạc bằng đá nham thạch. Mỗi bức tranh tái hiện lại mỗi giai đoạn, bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết bàn.
Điểm nhấn thu hút mọi khách thăm quan khi đến với chùa Tam Chúc chính là pho tượng Phật khổng lồ đặt tại điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Pho tượng nặng 200 tấn, được coi là pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Điều đặc biệt khi xây dựng điện thờ này, đó là phải thỉnh tượng vào yên vị rồi mới tiến hành xây dựng điện thờ.
Nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 486m, Chùa Ngọc – một trong các công trình thuộc quần thể chùa Tam Chúc được ví như chốn an lạc ngay giữa đất trời. Để lên tới đây, du khách phải leo 299 bậc đá. Đặc biệt, ngôi chùa này nặng đến 2000 tấn, được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối xếp liền nhau, không hề có xi măng kết dính.
Đứng từ Chùa Ngọc, toàn bộ cảnh vật, núi non, đất trời như thu gọn trong tầm mắt.
Quần thể chùa Tam Chúc dự kiến hoàn thành vào năm 2048. Được biết, khi xây dựng xong, chùa Tam Chúc có thể sẽ là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Người Việt hay để ý của nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.
Nhà văn Tạ Duy Anh tổng kết rằng, thói tự mãn, nói dối và đố kỵ là ba thứ khiến người Việt không thể lớn. Trong đó, đố kỵ là bệnh nặng nhất của giới trí thức Việt, đồng thời cũng là bệnh nặng nhất của dân tộc. Vì sao vậy?
“Trâu buộc thì ghét trâu ăn”. Tranh minh họa.
Bệnh nặng nhất của giới trí thức
Nhà văn Tạ Duy Anh đau đáu khi bàn về tính đố kỵ của người Việt. Ông bảo, với người Việt thì thói đố kỵ là “vô cùng kinh hoàng”. “Khi gặp một người nào đó, chỉ cần xác định 3 điều: Đố kỵ, háo danh, nói dối thì khẳng định luôn là ông không có tài.
Người có tài thì họ chỉ có một trong ba thứ đó thôi: Nói dối thì có thể vì làm thế mới sống được, chấp nhận được; có tài thì làm gì người ta phải háo danh nữa, vì họ hiểu danh hay không sẽ chẳng thể liên quan đến việc anh có muốn hay không mà phải là do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mới “hữu xạ tự nhiên hương”; nhưng đố kỵ là bệnh nặng nhất của giới trí thức Việt Nam, mà đã là giới trí thức thì đó cũng là bệnh của cả một dân tộc”, ông khẳng định.
Cũng theo nhà văn, đáng ra, người ta phải bài trừ những tính xấu này. Đằng này xã hội lại tạo danh tiếng cho người ta háo danh hơn bằng đủ các thể loại giấy khen, bằng khen, chứng nhận gia đình văn hóa, làng xã văn hóa… Nhà này thấy nhà kia đạt được danh hiệu thì cũng ấm ức trong lòng, quyết mua danh bằng được. Cứ thế mà thói đố kỵ đẩy lên.
Rồi chuyện hai nhà đang sống cạnh nhau thân thiết. Sau đó một nhà giàu có lên thì nhà kia sẽ không chơi nữa, nhưng nếu nhà giàu đó mà gặp chuyện tai ương thì nhà kia sẽ quay lại, chơi rất thật lòng. Trong một tập thể thì không ai ngoi lên được hoặc có ngoi lên sẽ bị gièm pha, nhòm ngó. Lại có ông giám đốc phấn đấu cả đời mới lên được chức ấy thì tự cao tự đại, coi mình là nhất. Những người không hợp phe cánh, phấn đấu mãi cũng chỉ làm cấp phó quay ra chống đối, cốt sao được ngoi lên cái chức vị ấy.
Ngay trong giới văn nghệ sĩ, nhiều người đạt được một giải thưởng nào đó thì tự đắc, coi mình tài giỏi lắm. Người khác thì chậc lưỡi “nó viết có ra cái gì đâu, chẳng qua là ăn may thôi”… “Thói đố kỵ ăn sâu đến nỗi nhiều khi tôi cũng giật mình xấu hổ vô cùng khi giả dụ thấy ai trúng vé số mấy tỷ, có một phần triệu giây trong ý nghĩ mong cho người ta bị vấn đề gì đó. Cực xấu hổ!”, ông chia sẻ.
Đố kỵ vì không có tiêu chí về đạo đức, tài năng
Theo nhà văn Tạ Duy Anh, sở dĩ người Việt đố kỵ vì cộng đồng không có tiêu chí về đạo đức, tài năng. Đó là một cộng đồng trọng tuổi “sống lâu lên lão làng” hơn là trọng tài, thích được ve vuốt hơn là nói thật. Tất cả những cái đó được tích tụ lại dẫn đến thói đố kỵ, không muốn ai hơn mình.
“Trong một cộng đồng không biết tôn vinh thủ lĩnh thì nó sẽ kéo nhau xuống. Có câu “chết cả đống còn hơn sống một mình” là nét khái quát nhất, thể hiện rõ nhất tính đố kỵ của người Việt. Thấy người ta viết tác phẩm hay thì nói xấu hòng kéo thanh danh của họ. Nhiều khi nói xấu chỉ để thỏa mãn bản thân chứ chẳng hại đến người ta, nhưng nó cũng cho thấy rõ ràng tính đố kỵ đã làm người ta không thể kiểm soát nổi mình”, nhà văn Tạ Duy Anh nói.
Đố kỵ làm người Việt nhỏ nhen
Còn theo PGS.TS Ngô Văn Giá thì cái gốc của thói đố kỵ là cấu trúc xã hội đẳng cấp, trọng tiêu chí hơn – kém, đúng – sai hơn là biết nhìn ra điểm khác biệt, ưu thế của mỗi cá nhân. Từ đó mà sinh ra so bì, đố kỵ, thóc mách, rất sợ người ta hơn mình và không muốn người ta hơn mình, không dám thừa nhận năng lực kém.
Còn ThS Trần Phương thì chỉ ra rằng, thói đố kỵ, so bì cũng có nguồn gốc “dây mơ rễ má” từ tính tò mò, tâm lý đám đông của người Việt. Ông phân tích: Người Việt hay để ý của nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình.
Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì cũng cố để mua được con xe… đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí… Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì, thậm chí còn viện lý do để an ủi bằng những suy nghĩ nhỏ nhen kiểu “chắc nó lại được bố mẹ, anh em cho”, “chắc gì tiền để làm những thứ ấy là trong sạch”, “trời không cho ai tất cả”…
Cũng theo ông Phương, chính vì văn hóa làng coi trọng tập thể hơn cá nhân; yếu tố “bản vị” coi cái gì của làng mình, của dòng họ, gia đình mình cũng là nhất nên khi thấy người khác hơn mình sẽ cảm thấy khó chịu.
Cứ thế, thói đố kỵ làm người Việt luôn phải nhìn nhau, đề phòng nhau, hơn thua nhau thay vì cùng san sẻ với nhau. “Song có một điểm đáng chú ý là khi gặp thiên tai, ngoại xâm, tính đố kỵ dường như không còn chỗ nữa mà người Việt lại tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Đó là tính hai mặt của văn hóa làng”, ông Phương bình luận.
Làm sao để người Việt bớt đố kỵ?
Thừa nhận đố kỵ, so bì cũng thuộc cơ chế tự vệ của con người, song theo GS Phạm Thành Nghị, Viện Tâm lý học thì cơ chế ấy ở mức độ nào, có thường xuyên xuất hiện hay không lại do môi trường xã hội chi phối. Ông nói: Khi môi trường xã hội không an toàn thì cơ chế này xuất hiện thường xuyên.
Ngược lại, môi trường trong lành, mức sống của người dân ở đó được đảm bảo, con người có thể tồn tại dễ dàng, có thể kết bạn thì cơ chế ấy sẽ ít xuất hiện. Điều đó lý giải cho việc vì sao người phương Tây rất cởi mở, ít so bì, đố kỵ nhau hơn người Việt Nam, người miền Nam ít đố kỵ hơn người miền Bắc, vì ở đó mức sống cao hơn, cơ chế sòng phẳng hơn, đánh giá con người thông qua năng lực tốt hơn.
Vì thế, để giảm bớt tính đố kỵ của người Việt, theo ông Nghị, cần phải xây dựng rõ ràng tiêu chí đánh giá con người. Phải đánh giá bằng năng lực, có thang điểm cụ thể thay vì kiểu “sống lâu lên lão làng”. Phải khắc phục bằng thiết chế, thể chế, giáo dục.
Tuy nhiên, nói đến sự đổi mới của giáo dục nhằm hạn chế tính đố kỵ, nhà văn Tạ Duy Anh tỏ ra khá bi quan khi cho rằng, ngay trong giáo dục cũng đang tồn tại háo danh thông qua những bằng khen, giấy khen, phiếu bé ngoan, thầy cô giáo nhận tiền của phụ huynh để sửa điểm cho học sinh… thì thật khó để nghĩ đến sự thay đổi.
Bên cạnh đó, giới trí thức – những người “dẫn đường chỉ lối” cho xã hội cũng mắc phải căn bệnh đố kỵ thì dường như, để hạn chế tính đố kỵ của người Việt vẫn còn là ước muốn khá xa vời. Song, “dù gì cũng cần phải làm một cái gì đó, trước hết và căn bản vẫn phải từ giáo dục”, ông nói.
“Người Việt có câu “thà chết cả đống còn hơn sống một mình” là câu cô đúc nhất về thói đố kỵ, không muốn ai hơn mình mà chỉ muốn kéo mọi người xuống ngang bằng với mình. Đó chính là nguyên do của việc Việt Nam bị chậm phát triển. Tất nhiên, ở một góc độ nào đó, tính đố kỵ làm cho con người ta có động lực để phấn đấu, cố cho bằng bạn bằng bè. Song về cơ bản nó vẫn kìm hãm sự phát triển, không thúc đẩy được sự sáng tạo cá nhân”
Chụp lại hình ảnh,Gần 10.000 khán giả đã có mặt tại Bangkok trong hai đêm diễn, có những người thậm chí bay từ Úc, Mỹ… sang Thái Lan, đa số là từ Việt Nam.
Trên sân khấu tại Bangkok, khán giả và ‘đại gia đình’ Thúy Nga Paris đã nói lời giã từ MC, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn sau ba thập niên đồng hành.
Choáng ngợp là ấn tượng đầu tiên của bất kỳ ai khi bước lên tầng 5 của tòa nhà Siam Paragon, nơi diễn ra show diễn và tôi cũng không là ngoại lệ.
Hàng dài người xếp hàng, cùng không khí rộn ràng của các hướng dẫn viên du lịch mua bán vé giờ chót.
Tôi không nghĩ đang ở Bangkok nữa, mà chỉ nghĩ đang ở tại một trung tâm ca nhạc nào đó tại Việt Nam, vì xung quanh chỉ toàn là khán giả người Việt, trong đó có nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu có tiếng.
Một không khí ‘rất Việt Nam’
Chụp lại hình ảnh,Hàng ngàn khán giả Việt Nam đã mua vé xem show ca nhạc chia tay nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.
Thúy Nga Paris cho biết, gần 10.000 khán giả đã có mặt tại Bangkok trong hai đêm diễn ngày 15 và 16/10, có những người thậm chí bay từ Úc, Mỹ… sang Thái Lan nhưng đa số là từ Việt Nam sang.
Nhiều khán giả Việt Nam chia sẻ với BBC, họ đã đến Bangkok vì tình cảm quý mến nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và cũng lần đầu muốn được xem trực tiếp chương trình Thúy Nga Paris, vốn chỉ qua màn ảnh như bấy lâu nay
Giá vé thấp nhất là 270 USD cho đến hàng ngàn USD, một tour du lịch ba ngày hai đêm đến Thái Lan xem show cũng lên đến gần 20 triệu đồng, tuy nhiên đối với các khán giả yêu Thúy Nga Paris, điều này không là vấn đề.
Địa điểm gần Việt Nam nhất mà Thúy Nga Paris tổ chức show Paris By Night lần trước là tại Singapore vào năm 2019.
Nhưng nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho BBC News Tiếng Việt biết trong cuộc trả lời phỏng vấn vài ngày trước hai đêm công diễn ở Thái Lan, ông chưa có ý định về Việt Nam, và việc trình diễn âm nhạc của các nghệ sĩ hải ngoại lâu nay vẫn vấp phải sự bất nhất trong chính sách kiểm duyệt của Nhà nước VN.
Vì thế, từ 2020, Thúy Nga Paris đã chuẩn bị cho show diễn này tại Bangkok mà nay mới thành hiện thực vì hai năm dịch Covid.
Show diễn gồm các ca khúc và cặp song ca đã từ lâu để lại dấu ấn trong lòng khán giả như Hương Lan và Thái Châu với ‘Cách xa’, Như Quỳnh và Trường Vũ với ‘Duyên có, Nợ không’ của cố nghệ sĩ Chí Tài, Tuấn Ngọc và Thanh Hà với ‘Buồn ơi Chào mi’, hay ‘Chiều hạ vàng’ qua phần tranh diễn của danh ca Thanh Tuyền…
Cách Thúy Nga Paris lồng ghép văn hoá Thái Lan vào show diễn 134 lần này cũng thật khéo léo và thú vị, khi MC Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên đưa khán giả dạo chợ nổi, chợ đường tàu Maeklong, đọc tên thủ đô mới của Thái Lan…
Chụp lại hình ảnh,Ca sĩ Hà Thanh Xuân và chồng sau show diễn Paris By Night 134, cô đã trình diễn ca khúc ‘Tình khúc muộn màng’, song ca cùng Lương Tùng Quang
Đã có 500 người làm việc suốt ngày đêm để tổ chức show diễn Paris By Night 134 tại Bangkok. Ban tổ chức cho biết khi đến thì địa điểm chỉ là một nơi trống trải, không có bàn ghế, tất cả phải bắt đầu tạo dựng gần như từ con số không.
“Đạo diễn thì nói tiếng Pháp, sân khấu thì nói tiếng Anh, ở dưới nói tiếng Việt, vũ công thì nói tiếng Thái. Cứ lung tung phèo cả lên”, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ví von quá trình chuẩn bị khiến cả khán phòng cười ồ.
Ông cũng chia sẻ đến khán giả ý tưởng gốc tổ chức chương trình tại Bangkok là của người sáng lập Thúy Nga, ông Tô Văn Lai.
“Lúc sinh thời ông Tô Văn Lai là người hối thúc nhiều nhất việc thu hình việc thu hình Paris By Night tại Bangkok. Bởi vì ông về Việt Nam nên ông biết tâm tình khán giả và ông cứ nhắc cách đây mười mấy năm về việc thu hình tại Bangkok để đón khán giả từ Việt Nam sang.”
“Bởi vì khán giả từ Việt Nam bởi vì nhiều người muốn xem Paris By Night chẳng hạn như ở Las Vegas thì thứ nhất điều kiện xa xôi, khó khăn, thứ ba vấn đề visa, nhiều người khó xin quá. Cho nên tổ chức ở Bangkok là gặp gỡ được khán giả quê nhà.”
Chụp lại hình ảnh,Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: “Lúc sinh thời ông Tô Văn Lai là người hối thúc nhiều nhất việc thu hình việc thu hình Paris By Night tại Bangkok”
‘Chỉ có đất nước và dân tộc mới tồn tại vĩnh viễn’
Chụp lại hình ảnh,Hàng dài người xếp hàng trước show diễn
Trên sân khấu, nói với hàng nghìn khán giả, nhà văn, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đùa, “Quý vị cho tôi hỏi câu này. Tôi nghe nói tất cả quý vị hiện diện nơi đây đều là dân nhà giàu và đại gia ở Việt Nam phải không?”
“Sở dĩ tôi hỏi câu này là khi tôi rời Việt Nam vào năm 1978 đến nay đã quá lâu. Khi tôi ra đi thì Việt Nam còn ngụp lặn trong chế độ người ta gọi là bao cấp. Các bạn trẻ thì không biết bao cấp là cái gì. Thế nhưng thế hệ của tôi, những ai sống từ 75 đến 90 đều biết bao cấp là gì, rất là khó khăn, giống như Bắc Hàn bây giờ.”
“Rất may là Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Theo tôi thì chỉ có trong cơ chế thị trường thì mỗi cá nhân mới phát huy được sáng kiến, tài năng để cống hiến cho xã hội. Chỉ trong cơ chế thị trường thì Việt Nam mới trở thành đối tác kinh tế. Và chỉ có trong cơ chế thị trường thì toàn cầu hóa mới đón nhận Việt Nam như một quốc gia phát triển.”
“Đây là show cuối tôi làm thành thử không có dịp thưa lại với quý vị nữa, là những người hải ngoại như chúng tôi có những cách biệt về suy nghĩ, nhưng dù là cách biệt đến thế nào đi nữa, dù là người Việt Nam sống bất cứ nơi nào trên thế giới thì đều mong Việt Nam tiến lên ngang tầm với các nước văn minh và thịnh vượng nhất trên thế giới.”
“Tất cả mọi thời đại sẽ qua đi hết chỉ có đất nước và dân tộc mới tồn tại vĩnh viễn mà thôi”, MC nổi tiếng nói với khán giả.
Chụp lại hình ảnh,Danh ca Hoàng Oanh nói đến tâm trạng của một người ca sĩ “bị lưu đày”
Danh ca Hoàng Oanh phát biểu đầy cảm xúc sau phần trình diễn ca khúc ‘Trả tôi về’.
Giọng ca nổi tiếng nhạc vàng nói đến tâm trạng của một người ca sĩ “bị lưu đày”. Cho đến nay Hoàng Oanh là ca sĩ chưa từng về Việt Nam biểu diễn.
“Hôm nay chúng ta ngồi đây không mấy cách xa đất nước mình, Hoàng Oanh nhìn thấy quý vị như thấy quê hương yêu dấu của mình. Hoàng Oanh cảm thấy không khí Việt Nam bao trùm xung quanh đây, khắp khán đài này, Hoàng Oanh cảm nhận được sự ấm áp của tình người, của tình người Việt Nam thân mến.
Hôm nay chúng ta gặp gỡ nơi đây, Hoàng Oanh được chia sẻ, được tâm tình qua lời ca, tiếng nhạc, lời thơ trong suốt 70 năm của cuộc đời ca hát, 70 năm sống trong tình yêu âm nhạc, 70 năm sống trong tình thương của quý vị khán giả.”
“Và kỷ niệm sẽ nhớ mãi trong suốt cuộc đời […] Hôm nay, thú thật Hoàng Oanh sống trong một tâm trạng của một người bị lưu đày, bị đày đi biệt xứ, không biết gặp quý vị nơi đây hôm nay nơi đây mà không biết còn có ngày gặp lại quý vị nữa hay không…”
‘Không ai thay thế ai’
Chụp lại video,Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: ‘Show chia tay xúc động và vất vả nhất của Thúy Nga’
Vẫn là sự sâu sắc, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói Thúy Nga Paris cần tìm một MC mới, không phải là một MC thay thế ông.
“Thúy Nga cần tìm một MC mới, chấm hết, đừng thêm câu là Thúy Nga cần MC thay thế Nguyễn Ngọc Ngạn […] không ai thay thế ai được, tôi không thay thế người khác, người khác không thay thế tôi, mà nếu mình làm giống người khác thì mình không thành công[…]
“Người ta bảo tôi kiến thức nhiều là không phải, có nhiều người kiến thức nhiều hơn tôi nhiều lắm, vấn đề là sự truyền đạt, cách nói, không phải là kiến thức nhiều. Thành thử đừng nói bất cứ tiêu chuẩn nào của người đi trước, chúng ta cứ việc tiến theo con đường mình.”
Và với sự dí dỏm rất có duyên của ông khiến cả sân khấu bật cười khi nói về tiêu chuẩn để đứng được bên người bạn dẫn Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
“Thay tôi để đứng cạnh cô Kỳ Duyên thì rất khó, hai điều kiện đầu tiên là phải lùn hơn và già hơn. Hai điều kiện đó rất khó.”
‘Thanh xuân tôi ở đó’
“Nhìn lại hôm qua, nhìn thấy bức tranh đời ta…
Người nghệ sĩ chúng ta, hạnh phúc là sống trong tim khác giả
Nhìn lại sân khấu, thanh xuân tôi ở đó…
Quãng đường đi qua, chỉ biết nói lời cảm ơn.”
Những giai điệu bài hát ‘Hơn một lời cảm ơn’ của Nhạc sĩ Ngô Minh Tài với phần trình diễn của toàn bộ nghệ sĩ của Thúy Nga Paris là món quà tri ân đầy ý nghĩa dành cho nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.
Với sự uyên bác, khiêm nhường, dí dỏm, và giọng nói trầm ấm, MC, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã thật sự sống trong tim khán giả yêu mến Paris By Night không chỉ trong 30 năm qua mà còn về sau.
Chia sẻ ngay trên sân khấu, nghệ sĩ Hồng Đào cho rằng nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã để lại một di sản cho nền âm nhạc hải ngoại, giúp cho thế hệ trẻ sau này hiểu thêm qua hơn 100 cuốn băng Paris By Night.
Riêng Nguyễn Cao Kỳ Duyên, người bạn dẫn duyên dáng trong 30 năm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết người cô muốn đứng chung nhất chỉ là Nguyễn Ngọc Ngạn mà thôi. Kỳ Duyên nói cô sẽ ở trên sân khấu ít nhất là trong một năm nữa, cho đến khi Thúy Nga Paris tìm được cặp MC mới.
“Anh nhảy, em cũng nhảy”, Kỳ Duyên dùng một lời thoại của Jack và Rose trong chuyện tình Titanic để thông báo ý định của cô.
Chụp lại hình ảnh,Kỳ Duyên nói cô sẽ ở trên sân khấu ít nhất là trong một năm nữa, cho đến khi Thúy Nga Paris tìm được cặp MC mới.
Một show diễn kéo dài 5 giờ, tới gần 2 giờ sáng là một điều không dễ dàng đối với khán giả trẻ và lớn tuổi. Một số người lớn tuổi đã phải ra ngoài tranh thủ tiếp thêm nước và thức ăn trước khi xem tiếp.
Thế nhưng ai cũng ở đến cuối giờ.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết mình chỉ đang che giấu nỗi buồn trên sâu khấu.
“Đứng trước quý vị bây giờ, tôi luôn nở nụ cười nhưng che giấu nỗi buồn trong lòng vì đây là show cuối cùng tôi gặp gỡ quý vị. Như cô Kỳ Duyên hỏi, thì cũng chút ngậm ngùi. Làm một công việc quen 30 năm mà giã từ thì đơn nhiên ai cũng có sự hối tiếc ở đó. Nhưng mà thôi đã đến lúc phải ra đi.”
“Tôi có được thành công được phần nào, đó là do trung tâm và sáng tạo nghệ thuật, và từ nghệ sĩ đã đóng góp thành công chung của Paris By Night.”
“Có thằng con duy nhất, nó giống tôi mà nó cao hơn tôi” là lời cuối cùng trên sân khấu của người MC kỳ cựu khi nhận hoa từ người con trai tặng riêng cho mình.
Paris By Night là chương trình âm nhạc hải ngoại rất quen thuộc với khán giả Việt Nam. Một trong những lý do nhiều người yêu quý Paris By Night là vì dòng “nhạc vàng”, vốn bao gồm nhiều ca khúc đã bị chính quyền Việt Nam cấm vĩnh viễn lưu hành sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cộng tác với Trung tâm Thúy Nga Paris từ năm 1992 và có gần ba thập niên làm MC cho các chương trình văn nghệ.
Ông nói với nhà báo Quốc Phương, BBC News Tiếng Việt hồi năm 2021 rằng, ông đã sử dụng những yếu tố trời cho như một giọng nói dễ nghe, có một trí nhớ tốt, một óc khôi hài bén nhạy để làm MC trên sân khấu.
Trở lại với cuộc phỏng vấn với BBC vào ngày 12/10, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn khi đó nói với chúng tôi, kế hoạch sắp tới của ông sẽ là dành thời gian cho gia đình.
Các tấm poster phản đối ông Tập Cận Bình được chăng trên một bức tường tại trường Central Saint Martins ở London Cuộc biểu tình hiếm hoi do một người thực hiện nhằm phản đối ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh đã truyền cảm hứng cho việc tỏ thái độ phản đối, biểu thị tình đoàn kết trên khắp thế giới, trong lúc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tuần này. Hôm thứ Năm tuần trước, một người đàn ông đã giăng các biểu ngữ dọc cây cầu ở thủ đô của Trung Quốc, cáo buộc ông Tập là kẻ độc tài. Tuy nhanh chóng bị bắt giữ, nhưng những bức ảnh về hành động của ông đã lan truyền khắp thế giới. Kể từ đó, các dấu hiệu và thông điệp tương tự đã xuất hiện tại một số trường đại học ở Mỹ, Anh, châu Âu, Úc và các nơi khác.
Một tấm biển viết tay tại Đại học Colby ở bang Maine của Mỹ đã ca ngợi hành động của người đàn ông Bắc Kinh và nói: “Chúng tôi, người dân Trung Quốc, muốn lan tỏa đi thông điệp này, là thông điệp đã nói lên suy nghĩ của chúng tôi ở những nơi không bị kiểm duyệt.”
Nhiều người lặp lại các thông điệp được chăng lên hồi tuần trước trên cầu Sitong ở quận Haidian của Bắc Kinh.
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh này được nhìn thấy tại Đại học Melbourne, Australia
Một số áp phích cũng thể hiện những thông điệp chống ông Tập như “Không phải là Chủ tịch của tôi” và “Bái biệt Cận Bình”.
Trên Instagram và Twitter, một số tài khoản hoạt động ở Trung Quốc đã kêu gọi những người theo dõi hãy chú ý đến tiếng kêu gọi “tấn công” của người biểu tình đơn lẻ tại Bắc Kinh và hãy hành động trong tuần diễn ra đại hội Đảng Cộng sản.
Theo các tài khoản mạng xã hội, các dấu hiệu phản đối đã được nhìn thấy tại các trường Stanford, Emory và trường Thiết kế Parsons ở Hoa Kỳ; các trường Goldsmiths và Kings College ở London, và các trường đại học ở Hong Kong.
Tại một số trang web, các dấu hiệu đó dường như đã bị gỡ xuống ngay sau khi chúng được đăng lên.
Một dấu hiệu đăng ở Đại học Toronto đã thu hút sự phản bác, được đăng ngay cạnh nó, trên bảng thông báo, dưới dạng thư bênh ông Tập dán.
Các dấu hiệu tương tự cũng đã xuất hiện một cách có chủ đích ở Trung Quốc, theo những hình ảnh được các nhóm hoạt động chia sẻ, với một số dấu hiệu có liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989 – một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc.
“Tinh thần của 8964 sẽ không bao giờ bị dập tắt,” một bức vẽ graffiti dường như được vẽ nguệch ngoạc trên một gian hàng trong phòng tắm công cộng ở Tứ Xuyên viết, nhắc tới ngày đàn áp.
Cuộc biểu tình tuần trước đã gây ra một cuộc trấn áp nhanh chóng trên mạng, với tất cả các cảnh quay, hình ảnh và các từ khóa như “Haidian”, “Người biểu tình ở Bắc Kinh” và “Cầu Sitong” đều bị xóa khỏi các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Ngay cả những từ liên hệ rất mơ hồ tới sự kiện này, chẳng hạn như “anh hùng” hay “cây cầu”, cũng chỉ cho kết quả tìm kiếm rất hạn chế.
An ninh ở Bắc Kinh đã được tăng cường trong những ngày sau cuộc biểu tình, với việc có thêm cảnh sát và nhân sự đóng tại các cây cầu trong thành phố.
Chụp lại hình ảnh,“Những người canh cầu” đã được điều tới tại trực các cây cầu ở Bắc Kinh sau cuộc biểu tình hồi tuần trước
Một số người dùng WeChat đã chia sẻ hình ảnh cuộc biểu tình lên mạng đã bị đình chỉ tài khoản, tin tức cho hay.
Một người đàn ông được cho là đã bị bắt sau khi chia sẻ hình ảnh trên Twitter, là mạng xã hội có thể được truy cập ở Trung Quốc thông qua mạng riêng ảo (VPN).
Người biểu tình bí ẩn, được mệnh danh là “Bridge Man” (“Người trên Cầu”), đã được so sánh với “Tank Man” (“Người chặn Tăng”), người đàn ông Trung Quốc vô danh đứng trước hàng xe tăng trong cuộc biểu tình Thiên An Môn.
“Bridge Man” đã là chủ đề của các cuộc điều tra trực tuyến sâu rộng về danh tính của ông.
Các ‘thám tử online’ đã xác định được rằng ông là một học giả và theo dõi hồ sơ mạng xã hội của ông, được cho là bao gồm hai tài khoản Twitter.
Một trong số này đã bị xóa vào cuối tuần và một dòng tweet mới được đăng – một dòng trích từ di chúc của nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Trung Sơn – theo đó nói nhà chính khách này đã cống hiến cả cuộc đời mình để tìm kiếm tự do và bình đẳng ở Trung Quốc.
Các nhà hoạt động bày tỏ lo ngại về sự an toàn của “Bridge Man”, đồng thời ca ngợi ông vì cuộc biểu tình trong đó ông đã cải trang thành công nhân làm việc bên đường, dùng loa phóng thanh hô to các khẩu hiệu và đốt lốp xe.
Các đoạn video thu từ hiện trường cho thấy người đàn ông bị cảnh sát bắt và đưa vào xe hơi.
Cảnh sát Trung Quốc đã từ chối trả lời các câu hỏi của BBC về vụ việc.
Cuộc biểu tình diễn ra vào trước ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20, sự kiện chính trị quan trọng sẽ kéo dài đến cuối tuần này. Ông Tập dự kiến sẽ được bầu làm lãnh đạo đảng nhiệm kỳ thứ ba, củng cố quyền lực của mình.
Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ. Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm.
Nikkei Asia vừa có cuộc trò chuyện với cựu đại sứ Bilahari Kausikan, nguyên thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, về phong cách của nhà lãnh đạo Trung Quốc và diễn biến tình hình căng thẳng Mỹ-Trung trong những năm tới.
Kausikan cũng từng là đại diện thường trực của Singapore tại Liên Hiệp Quốc và đại sứ tại Nga. Ông hiện là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Quốc gia Singapore.
Dưới đây là bản biên tập của cuộc phỏng vấn.
Đại sứ Bilahari Kausikan
Hỏi: Ông đánh giá chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình như thế nào?
Đáp: Trung Quốc đã phạm phải ba sai lầm rất cơ bản. Sai lầm lớn đầu tiên là họ đã từ bỏ cách tiếp cận ‘ẩn mình chờ thời’ của Đặng Tiểu Bình quá sớm. Điểm khởi đầu là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nó dẫn đến sự khoe khoang quá mức. Đây là một sai lầm không thể sửa chữa bởi một khi anh đã khoe khoang, thì sau đó, dù anh có im lặng đi chăng nữa, mọi người vẫn sẽ không quên những gì anh đã nói.
Sai lầm thứ hai cũng xảy ra vào khoảng năm 2008. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự bắt đầu tin vào tuyên truyền của họ. Họ cho rằng Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đang trên đà suy yếu tuyệt đối và không thể phục hồi được. Mỹ có thể đang suy yếu một cách tương đối và họ có rất nhiều vấn đề, đó là sự thật. Nhưng sự suy yếu ở đây là tương đối, không phải tuyệt đối.
Khoảng một tháng trước, Giáo sư Đại học Bắc Kinh Vương Tập Tư (Wang Jisi) đã trả lời một cuộc phỏng vấn, trong đó ông đưa ra một lập luận rất quan trọng. Ông nói rằng đừng tin là Mỹ đang suy yếu tuyệt đối; Mỹ chỉ suy giảm tương đối so với Trung Quốc vì Trung Quốc đang phát triển; Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối so với các nước lớn khác.
Vương rất dũng cảm khi dám nói ra điều đó, bởi vì nó mâu thuẫn trực tiếp với những gì sếp của ông đã nói – rằng phương Đông đang trỗi dậy.
Sai lầm thứ ba là mối quan hệ đối tác ‘không giới hạn’ với Nga. Nga sẽ là ‘cục nợ vĩnh viễn’ đối với Trung Quốc. Nga sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc có thể có được một phần năng lượng giá rẻ, nhưng như chúng ta thấy, Trung Quốc đang lo lắng về việc bị vướng vào rắc rối ở thời điểm có quá nhiều vấn đề kinh tế trong nước và tăng trưởng đang chậm lại.
Đó là những sai lầm lớn về vĩ mô.
Hỏi: Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông nhận xét thế nào về đường lối ngoại giao chiến lang của Bắc Kinh?
Đáp: Các nhà ngoại giao nên biết cứng rắn nếu cần, để đạt được mục tiêu của họ. Ngoại giao không phải chỉ là làm người tốt và lịch sự. Đây là điều tôi thường nói với các nhà ngoại giao trẻ của đất nước mình. Công việc của các bạn là thúc đẩy lợi ích quốc gia của Singapore. Tất nhiên, hãy cứ tốt bụng và lịch sự, nhưng nếu bắt buộc thì vẫn phải cứng rắn, sử dụng bất kỳ phương tiện nào cần thiết, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn trở thành kẻ xấu. Nhưng vấn đề là các bạn làm vậy để thúc đẩy mục tiêu của mình.
Đối với ngoại giao chiến lang, tôi không thấy có lợi ích nào của Trung Quốc được thúc đẩy. Thực tế thì, tôi nghĩ rằng những lợi ích đó còn bị thiệt hại. Tuy nhiên, các chiến lang thực ra đang nói chuyện với những người ngồi ở Bắc Kinh, chứ không nhất thiết là với người ngoài.
Hỏi: Khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, nhóm diều hâu – với đại diện là các nhà ngoại giao chiến lang – đã khiến nhiều công dân Trung Quốc mong đợi một hành động nào đó nhắm vào máy bay của Pelosi, điều đó rất nguy hiểm. Ông nghĩ thế nào về chuyện này?
Đáp: Pelosi có nên đến thăm Đài Loan hay không là một vấn đề khác. Chuyến đi của bà không đạt được điều gì, ngoại trừ việc kích động nhiều cảm xúc. Nhưng anh nói đúng, xung đột có thể tình cờ xảy ra. Khi anh kích động quần chúng thì đến một lúc nào đó, anh sẽ thấy mình mắc kẹt trong những lời tuyên truyền của chính anh. Nếu anh không đáp ứng được kỳ vọng của mọi người, anh sẽ trông như một kẻ yếu thế.
Hỏi: Liệu căng thẳng Mỹ-Trung có sẽ là tin tức chủ đạo trong 10 năm tới?
Đáp: Anh vừa nói là 10 năm. Còn tôi nghĩ sẽ lâu hơn thế nữa. Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ là đặc điểm cấu trúc mới, làm tâm điểm cho các quan hệ quốc tế. Ví dụ tương tự là tình quan hệ quốc tế đã xoay quanh quan hệ Mỹ-Xô suốt hơn 40 năm trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng tôi cho rằng quan hệ Mỹ-Trung phức tạp hơn quan hệ Mỹ-Xô.
Tôi không thích thuật ngữ ‘Chiến tranh Lạnh mới.’ Nó thể hiện sai bản chất của mối quan hệ này. Mỹ và Liên Xô từng dẫn đầu các hệ thống riêng biệt, và đó là cuộc cạnh tranh giữa các hệ thống. Về cơ bản, đó là một cuộc cạnh tranh nhị phân, A hoặc B. Hai hệ thống gần như không có kết nối với nhau.
Trong mối quan hệ Mỹ-Trung, cả hai nước đều là những bộ phận quan trọng của một hệ thống duy nhất. Họ được kết nối với nhau, và với Nhật Bản, Singapore, châu Âu, cũng như với tất cả các quốc gia khác, thông qua một hiện tượng mới – đó là chuỗi cung ứng với mức độ phức tạp và phạm vi mà tôi không nghĩ rằng chúng ta đã từng chứng kiến trong lịch sử.
Với tôi, rất khó để tin rằng mạng lưới này có thể tách thành hai hệ thống riêng biệt. Sẽ có sự tách biệt một phần. Nó đã xảy ra trong lĩnh vực công nghệ, internet, nhưng tôi không nghĩ sẽ có sự tách biệt hoàn toàn. Cái giá là quá đắt.
Tôi có thể cho anh một ví dụ. Chúng ta đều biết chất bán dẫn là một điểm yếu lớn của Trung Quốc. Và tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ rất, rất khó để bắt kịp. Thậm chí tôi có thể nói rằng Trung Quốc gần như không thể bắt kịp với các công nghệ cao cấp vì ranh giới phân loại vẫn đang dịch chuyển. Những gì được xem là cao cấp ngày hôm nay sẽ không còn là cao cấp sau một năm nữa.
Tuy nhiên, lý do cơ bản khiến họ rất khó bắt kịp và phải mất rất nhiều thời gian để bắt kịp là tất cả hoặc hầu hết các bộ phận quan trọng nhất của chuỗi cung ứng đều do Mỹ, bạn bè, hoặc đồng minh của Mỹ kiểm soát. Một số loại vật liệu, một số loại hóa chất đang nằm trong tay Nhật Bản. Các loại máy công cụ để thiết kế là của người Hà Lan. Các loại máy công cụ khác lại thuộc về các nước châu Âu khác. Các nhà chế tạo chất bán dẫn lớn đang nằm ở Đài Loan, Hàn Quốc, và Mỹ. Và còn rất nhiều bộ phận nhỏ lẻ khác, và những bộ phận quan trọng nhất do Mỹ kiểm soát
Mặt khác, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ 40% sản phẩm bán dẫn. Làm sao có thể cắt giảm 40% sản lượng của công ty mà không gây ra tổn hại nghiêm trọng? Cạnh tranh trong cùng một hệ thống khó hơn nhiều so với cạnh tranh giữa các hệ thống. Anh chỉ cần cắt kết nối của Liên Xô với mọi thứ. Nhưng anh thực sự không thể làm điều đó với Trung Quốc. Anh cần phải phân định rõ ràng hơn.
Thứ hai, tôi không nghĩ rằng cuộc cạnh tranh sẽ kết thúc một cách rõ ràng. Tại sao? Bởi vì người Trung Quốc có thể muốn thống trị hệ thống duy nhất này, còn người Mỹ muốn duy trì sự thống trị của mình. Nhưng không ai trong số họ muốn phá hủy nước còn lại, bởi vì tiêu diệt một bên đồng nghĩa với phá hủy toàn bộ hệ thống, và cái giá phải trả sẽ rất đắt.
Thế nên cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ kéo dài hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh, đó là điểm mấu chốt. Chúng ta sẽ phải học cách sống chung với nó.
Hỏi: Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và sàng lọc đầu tư để Trung Quốc không đuổi kịp và vượt qua Mỹ về các công nghệ chủ chốt. Ông nghĩ sao về điều này?
Đáp: Giờ đây, chúng ta phải cẩn trọng xem xét loại chất bán dẫn nào mình sẽ bán cho Trung Quốc. Anh chỉ nên bán cho Trung Quốc loại chất bán dẫn chỉ có thể dùng trong máy giặt. Điều đó tốt thôi, tại sao lại không? Nhưng đừng bán cho họ những thứ có thể được sử dụng trong tên lửa dẫn đường chính xác. Mọi chuyện sẽ trở nên rất, rất phức tạp. Rất, rất kỹ thuật. Từng trường hợp phải được nghiên cứu kỹ càng.
Điều tôi đã nghe từ các công ty công nghiệp – bao gồm các công ty công nghiệp Nhật Bản và các công ty công nghiệp Đức – là dù họ vẫn làm việc ở thị trường Trung Quốc, nhưng họ sẽ không ngây thơ. Không thể nói rằng, ‘Tất cả các công ty Nhật Bản sẽ quay về Nhật Bản, sẽ đến Singapore, Việt Nam.” Điều đó chỉ đơn giản là không thể. Ngay cả khi anh muốn làm điều đó, sẽ phải mất rất nhiều năm. Đó không phải là việc có thể được thực hiện nhanh chóng.