Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội

Bún ốc cô Huê được thực khách ưa chuộng bởi nước dùng thanh, chuẩn vị truyền thống. Mỗi ngày, quán bán ra hàng trăm bát, nhân viên làm không ngơi tay.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 1.

Quán bún ốc cô Huê nằm trên phố Đặng Dung, quận Ba Đình, Hà Nội đã có tuổi đời 35 năm. Không gian quán khá khiêm tốn nhưng luôn tấp nập khách. Quán mở cửa từ 6 giờ đến 14 giờ hàng ngày, trừ mồng 1 và 15 âm lịch.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 2.

Chủ quán bún ốc là chị Bùi Thị Huê (sinh năm 1968, chị em ruột với chủ quán bún ốc cô Huệ trên phố Nguyễn Siêu). Mỗi ngày, bà Huê thức dậy từ 3 giờ sáng để đi từ nhà ở Hưng Yên lên Hà Nội. Công việc chế biến bắt đầu lúc 5h sáng.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 3.

Mỗi ngày, quán bún ốc của chị Huê nhập 105 kg ốc (cả vỏ) làm nguyên liệu. Ốc được lấy từ Hải Dương được chị Huê ngâm qua đêm trước khi chế biến. Chị cho biết ốc được chọn phải tươi, kích cỡ không quá lớn.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 4.

Ốc được làm sạch, luộc chín. Nước luộc ốc lấy làm nước dùng cho bún. Khi luộc, chị Huê đun trước nước sôi, canh cẩn thận để ốc chín tới. Kỹ thuật luộc giúp cho ốc giòn, tươi, ngon.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 5.

Nước dùng bún ốc cô Huê được pha chế từ nước luộc ốc, thêm các nguyên liệu khác như cà chua, giấm bỗng, nêm nếm gia vị vừa phải nên có vị ngọt chua thanh. Khi ăn, tùy khẩu vị, bún được thêm mắm tôm tạo vị thơm đậm đà. Bún ốc cũng được ăn kèm với rau sống.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 6.

Mỗi bát bún ốc cô Huê có giá dao động từ 25.000 đến 55.000 đồng tùy thuộc vào loại ốc và lượng ốc. Ngoài ốc luộc, điểm nhấn của bún ốc cô Huê còn có chả ốc.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 7.

Quán đông khách nhất vào đầu giờ sáng (từ 7h30 đến 8h) và buổi trưa (từ 11h30 đến 13h30). Vào những khung giờ này, khách ra vào liên tục, những người phục vụ quán bún ốc dường như không ngớt tay. Mỗi ngày, quán bán ra hàng trăm bát bún.

Hàng bún 35 năm, mỗi ngày bán hơn một tạ ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh 8.

Từ miền Nam ra Hà Nội, chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên lần đầu được thưởng thức bún ốc. Chị cho biết từng thưởng thức khá nhiều món được chế biến từ ốc ở quê (miền Tây Nam Bộ) nhưng chị khá ấn tượng với bún ốc cô Huê, đặc biệt là món chả ốc lạ miệng, nước dùng chuẩn vị truyền thống. Trong khi đó, anh Dương Đức Hưng và vợ sống tại TP HCM. Có dịp về quê, anh liền đưa vợ đi ăn bún ốc. Anh nói: “Mình đã tham khảo trên internet, quán bún ốc cô Huê được nhiều người đánh giá cao nên tìm đến để thưởng thức. Tuy là người gốc Hà Nội nhưng đây là lần đầu mình ăn bún ốc cô Huê. Bún ốc chuẩn vị xưa, thanh nhẹ, với mình như vậy là rất ngon”.

Xuân Phương / Trí thức Trẻ

Loại đồ uống quen thuộc, pha cùng mật ong vừa bổ dưỡng vừa tốt cho xương khớp, tim mạch

Loại đồ uống quen thuộc, pha cùng mật ong vừa bổ dưỡng vừa tốt cho xương khớp, tim mạch
Đây là loại đồ uống quen thuộc với nhiều gia đình, khi kết hợp thêm với mật ong còn có thể đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ.

Mật ong và sữa là sự kết hợp thường thấy trong các loại đồ uống và món tráng miệng giúp đem lại hương vị phong phú cho các món ăn. Thêm vào đó, các thành phần dinh dưỡng trong sữa và mật ong cũng có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe nhất định khi chúng kết hợp với nhau. Vậy lợi ích sức khỏe khi uống sữa pha với mật ong là gì?

Lợi ích khi kết hợp sữa và mật ong

Kết hợp sữa với mật ong có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng. Cụ thể bao gồm:

1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nhiều người thường uống một ly sữa ấm với mật ong trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. và điều này đã được khoa học chứng minh. Một nghiên cứu trên 68 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim cho thấy những người uống sữa pha với mật ong 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày có chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng riêng lẻ cả sữa và mật ong cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu trên 300 trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp cho thấy sử dụng 10g mật ong pha với nước ấm và uống vào 30 phút trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm ho hiệu quả vào ban đêm.

Tương tự, một nghiên cứu trên 421 người cao tuổi chỉ ra rằng những người thường xuyên uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa thường có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Loại đồ uống quen thuộc, pha cùng mật ong vừa bổ dưỡng vừa tốt cho xương khớp, tim mạch - Ảnh 1.
2. Giúp xương chắc khỏe

Sữa là một nguồn cung cấp canxi phong phú. Canxi vốn được biết đến là dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống sữa có thể cải thiện mật độ khoáng của xương và có thể giảm nguy cơ bị loãng xương hoặc gãy xương.

Kết hợp sữa với mật ong có thể giúp tăng cường sức khỏe xương. Trên thực tế, một đánh giá đã báo cáo rằng mật ong có thể bảo vệ sức khỏe của xương do các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó. Một đánh giá dựa trên 9 nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung mật ong có thể giúp xương chắc khoẻ hơn.

3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Sữa kết hợp với mật ong đều có thể đem lại một số lợi ích tiềm năng cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, sữa đã được chứng minh là làm tăng mức cholesterol ‘tốt’ HDL, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Ngoài ra, sữa rất giàu kali – một loại khoáng chất thiết yếu giúp ổn định huyết áp.

Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có thể làm giảm mức triglyceride (chỉ số mỡ máu), cholesterol toàn phần và cholesterol ‘xấu’ LDL – các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Do đó, kết hợp mật ong và sữa có thể đem đến những lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Loại đồ uống quen thuộc, pha cùng mật ong vừa bổ dưỡng vừa tốt cho xương khớp, tim mạch - Ảnh 2.
Lưu ý khi uống sữa pha với mật ong

Mặc dù sữa và mật ong có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta cần ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng loại đồ uống này. Cụ thể như sau:

– Những người không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng sữa hoặc mật ong không nên sử dụng loại đồ uống này.

– Không nên tiêu thụ quá nhiều sữa hoặc mật ong vì sử dụng quá nhiều sữa có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

– Mật ong cũng không thích hợp sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Theo Phụ nữ VN

Văn học hiện đại Ukraine – vài nét chấm phá

Bàn về những thành tựu trong phong cách của văn xuôi hiện đại Ukraine, tôi không dám nhắm mắt nhắm mũi theo đuổi cái mục tiêu quá ư to tát là vẽ cả một bức tranh pano hoành tráng, rộng lớn. Và tôi cũng rất xa lạ với tham vọng trừu tượng hóa những vấn đề sát sườn của đời sống văn chương bằng những khuôn mẫu đã có sẵn nào đó.

1- Để có được những lời đúc kết chân xác, có lẽ con đường đi đúng đắn nhất vẫn là: suy ngẫm một cách tự do phóng khoáng, không câu nệ đâu là cái “hiện đại”, đâu là cái “đáng ngả mũ kính trọng”. Vả lại, cũng khó mà xây dựng được một mô hình trí tuệ nào đó trên cái nền móng thuần túy Ukraine. Vấn đề còn là ở chỗ, cố tạo nên các khuôn mẫu-đấy không phải là một việc làm đặc thù của người Ukraine. Thông thường, đi theo cách này, chối bỏ các nhận định tự nhiên và chuẩn mực, chúng ta hay bị rơi vào một thế giới méo mó và cực đoan. Nhưng người Ukraine cũng đã hiểu ra một chân lý-nếu mình không tự xây dựng cho mình một lối nhìn nhận vấn đề riêng thì sẽ có ai đó áp đặt con mắt nhìn của họ cho mình. Không một dân tộc nào có thể phát triển một cách riêng biệt, cách ly với các dân tộc khác. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, cũng như văn học dân tộc, tồn tại theo những quy luật của riêng mình, trên con đường của mình đã chọn, hoàn toàn không giống với các dân tộc khác, các nền văn học khác.

“Tâm hồn Ukraine” của Gogol đã tạo nên cả một thư viện nghiên cứu đồ sộ

Vậy sẽ ra sao khi chúng ta xem xét lịch sử của văn học Ukraine sau cả trăm năm tồn tại trong điều kiện bị “phong tỏa văn hóa-như một đứa trẻ gầy còm chưa phát triển, hay trong tâm thế của kẻ tự phụ tự mãn? Có lẽ, cần phải vận dụng phương pháp “song hành” trong bối cảnh tồn tại nhiều chân lý nghệ thuật của các dân tộc khác nhau. Có thể là sự ngạc nhiên hay một cái cười nhếch mép khi người nước ngoài biết đến các nghiên cứu về chính người Ukraine. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng, bên cạnh những cây đại thụ của văn học Nga, đặc biệt là văn xuôi, được nhiều người đón đọc trên thế giới, là các tên tuổi như Nikolai Gogol và Fyodor Dostoevsky.

Tôi không hề có ý định “bênh” dân tộc Ukraine nơi tôi sinh sống đã tròn 30 năm, nhưng cái gọi là “tâm hồn Ukraine” của Gogol đã tạo nên cả một thư viện nghiên cứu đồ sộ. Vấn đề có lẽ phức tạp hơn khi giải mã “yếu tố Ukraine” trong các sáng tác của Dostoevsky. Người con gái của ông là Lubov Fedorovna chứng minh rằng bản chất mơ mộng thi ca của cha bà bắt nguồn từ gia đình gốc Ukraine. “Trong những sáng tác đầu tay của Dostoevsky có nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian Ukraine. Nó có gì đó lãng mạn, ủy mị và ngây thơ”.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng ông của nhà văn là Andray Dostoevsky-một cha cố đạo Thiên Chúa gốc từ vùng Podolia-Ukraine (ngoại biên). Sự hiện diện của Nikolai Gogol và Fyodor Dostoevsky trong văn học Nga khiến chúng ta nhớ đến sự hiện diện của James Joyce trong văn học Anh và Franz Kafka trong văn học Đức. Trong văn học, môi trường giáo dục về ngôn ngữ-văn hóa đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với người nghệ sĩ. Điều này phụ thuộc vào gia đình, làng xóm, đất nước. Căn cứ trên những nhân tố mang tính gien di truyền, chúng luôn luôn tạo nên nền tảng cơ bản trong cá tính sáng tạo của nhà văn. Chúng còn ảnh hưởng đến phong cách, ngay cả khi nhà văn không viết bằng tiếng mẹ đẻ và với chủ đề hoàn toàn tách biệt.

Trong những sáng tác đầu tay của Dostoevsky có nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian Ukraine

2- Kể từ cái thủa “Cải tổ”, trong không gian hậu Xô-viết đã xuất hiện cơ hội được đọc, được viết tất cả mọi điều mà trước đó vẫn bị coi là vùng cấm. Các nhà văn Ukraine đã bắt tay ngay vào hàn gắn những “lỗ hổng”. Vậy, trong nền văn học Ukraine thời Xô-viết, cái gì được xem là còn “túng thiếu”? Đó chính là sự châm biếm và… “đời sống phòng the”. Hiện nay, món ăn thứ hai đang được bù đắp tương đối nhanh chóng và thành công bởi nhiều nhà văn “say sưa” với mảng đề tài nhạy cảm và câu khách này. Khuynh hướng châm biếm hóa văn chương cũng đang khá phổ biến. Vị trưởng lão, nhà tư tưởng của trào lưu này là Nikolay Rybachuk, người đã nhận được sự ủng hộ trong các giới cận văn chương “Hiện đại”.

Phong cách kể chuyện truyền thống đặc trưng Ukraine được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của một nhà văn-Vasily Ruban. Ông sở hữu một lối đàm luận mềm mại, đạt nghệ thuật cao. Các tiểu thuyết của ông là “Ở phía đối diện với Điều thiện” và “Tuyết hấp hối bởi hoa xuyên tuyết” đã ngăn cản xu hướng hành văn kiểu Ukraine tràn ngập sự thất vọng của thời kỳ hậu hiện đại. Tác phẩm của ông là kho tổng kết kinh nghiệm đấu tranh, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của các nền văn học thời hậu Xô-viết, nhất là đối với Ukraine. Một trong những cây văn xuôi hay nhất của Ukraine là Vassily Polyakov, sáng tạo trong dòng chảy của phong cách “vị ngôn ngữ ”. Bản chất của xu hướng này là sức nặng nghệ thuật tột cùng không chỉ rơi trên mỗi từ mà còn cả trên các dấu chấm câu. Đây là vực xoáy xiết của cả tư tưởng, tinh thần và cảm xúc. Chỉ thỉnh thoảng in ấn trong các tạp chí định kỳ, Vasiliy Portyak cho đến nay chỉ công bố một cuốn sách nhỏ “Lũ chuột” (1983). Có thể nói, ông là nhà văn duy nhất trong số các nhà văn hiện đại Ukraine đã thể hiện được sự phản kháng mang tính dân tộc Ukraine một cách văn học nhất.

Hiện nay, nhà văn giữ vị trí số một trên văn đàn Ukraine là Sergey Zhadan, mới ngoài 30 tuổi nhưng đã là tác giả của 12 tập thơ và 7 tác phẩm văn xuôi. Hai lần đoạt giải “Sách của năm” do BBC tổ chức, bình chọn. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động với tư cách một nhà thơ, một nhà báo, thường xuyên tổ chức các ngày hội văn học Ukraine ở trong và ngoài nước. Ông được giới chuyên môn gọi là “ nhà thơ nhân dân”. Sáng tác của ông gần gũi với cả tầng lớp thượng lưu tinh tế, lẫn giới thanh niên nổi loạn. Có thể nói, ông là một hiện thân điển hình nhất của tinh thần Ukraine thời kỳ khủng hoảng.

VŨ TUẤN HOÀNG /Từ Kiev-Ukraine/Thời Nay

Đi nước cờ mới, Mỹ tiếp tục “chiếu tướng” cả Nga và Trung Quốc

Đi nước cờ mới, Mỹ tiếp tục "chiếu tướng" cả Nga và Trung Quốc

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ có liên quan đến Nga và Trung Quốc

Chiến lược anh ninh quốc gia mới của Mỹ tiếp tục làm đậm thêm quan điểm xem Nga và Trung Quốc là thế lực cần ngăn chặn.

Như thường lệ, hàng năm Nhà trắng đều công bố chiến lược an ninh quốc gia – như “Nghị quyết” xác định và cập nhật những vấn đề mà nước Mỹ cảm thấy có trách nhiệm can thiệp.

Lần này, tài liệu dài 48 trang không đưa ra học thuyết hoặc chính sách đối ngoại mới nào. Điều đó cũng có nghĩa, quan điểm của Washington về những vấn đề hiện tại là không thay đổi.

Đó là: Vấn đề Trung Quốc , an ninh lương thực, năng lượng, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu và lạm phát. Đặc biệt, cuộc chiến Nga – Ukraine buộc nước Mỹ phải hành động mạnh mẽ hơn.

Mở đầu chiến lược, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng Mỹ đang trong thập kỷ quyết định để thúc đẩy các lợi ích quan trọng. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ đầu tư trong nước để củng cố kinh tế, xã hội và quốc phòng, phát triển các liên minh ngày càng lớn mạnh cũng như hiện đại hóa, củng cố quân đội.

Mỹ coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh duy nhất vừa có ý định định hình lại trật tự quốc tế, vừa ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để làm vậy”.

Mỹ cũng cáo buộc Nga “đã theo đuổi chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc với mục tiêu đảo lộn các yếu tố chính của trật tự quốc tế”, thêm rằng sẽ tiếp tục trừng phạt Nga vì xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington vẫn khẳng định sẵn sàng làm việc với Moscow trong các lĩnh vực đôi bên cùng có lợi.

Từ đây có thể thấy rằng, Washington tiếp tục viện trợ cho đồng minh, tập hợp đông đảo các quốc gia trong Liên Hợp Quốc tối ưu hóa các gọng kìm nhằm vào đối thủ. Song, bản thân ông Biden không thể đơn phương giải quyết hết các vấn đề vô cùng hóc búa.

Đối với nội bộ, Tổng thống Mỹ phải thuyết phục được Quốc hội, thông qua các đạo luật để kích hoạt ý tưởng. Nhưng quốc hội Mỹ hình thành trên cơ cấu lưỡng đảng, lưỡng viện, không phải khi nào cũng có thể đạt được đồng thuận tối đa.

Đi nước cờ mới, Mỹ tiếp tục chiếu tướng cả Nga và Trung Quốc - Ảnh 1.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Sự thật là với chiến sự Nga – Ukraine, ông Biden nhận được sự đồng thuận. Tổng thống Mỹ dường như muốn đưa câu chuyện Đông Âu trở thành tâm điểm ở Mỹ để xoa dịu căng thẳng năng lượng, lạm phát và suy thoái trong nước.

Hàng loạt vấn đề hóc búa có trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ – vốn không mới, nhưng rất khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Ví dụ, biến đổi khí hậu, nhóm các nước phương Tây khó lòng đạt đến mục đích của COP26 nếu Trung Quốc – nước gây phát thải lớn nhất, chọn lối đi riêng!

Thêm nữa, việc OPEC+ cắt giảm sản lượng như “gáo nước lạnh” dội vào nước Mỹ, lần hiếm hoi mà thị trường dầu mỏ bất tuân quyền lực đồng USD, Iran, Saudi Arabia gián tiếp đứng về phía Nga.

Khủng hoảng năng lượng luôn là vấn đề cốt tử với an ninh nước Mỹ. Một vài tiếng nói trong lưỡng đảng đề nghị “dạy cho Saudi Arabia một bài học”, nhưng không dễ, bởi phản đòn thương mại trở lại không hề đơn giản.

Áp trần giá dầu của Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới. Mặc dù chính sách được hỗ trợ bởi G7, vốn chiếm gần một nửa GDP toàn cầu, có những lo ngại rằng các công ty ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác không thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể làm suy yếu đáng kể lệnh cấm vận.

Nhưng Nhà Trắng sẽ khôn ngoan khi lưu ý đến một bài học từ lịch sử trừng phạt gần đây: Hành động nhất quán của Quốc hội có thể cung cấp sức mạnh cần thiết để thực thi các lệnh trừng phạt khó khăn trên toàn cầu.

Trương Khắc Trà / Diễn đàn Doanh Nghiệp

Trung Quốc “vỡ mộng” bá chủ chip toàn cầu vì Mỹ

Việc Mỹ đưa ra một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn, khiến tham vọng thúc đẩy ngành công nghiệp chip của Trung Quốc bị “đứt gánh”.

Trung Quốc vỡ mộng bá chủ chip toàn cầu vì Mỹ - Ảnh 1.

Mỹ đang siết chặt thêm các quy định nhằm hạn chế năng lực sản xuất chip của Trung Quốc

Theo CNBC, tham vọng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip trong nước của Trung Quốc có thể trở nên khó khăn và tốn kém hơn sau khi Mỹ đưa ra một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu trên phạm vi rộng nhất liên quan đến công nghệ bán dẫn chống lại Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra các quy tắc nhằm ngăn chặn Trung Quốc mua hoặc sản xuất chip và linh kiện quan trọng cho siêu máy tính. Động thái này của Mỹ được nhiều chuyên gia nhận định sẽ khiến Trung Quốc “vỡ mộng” vươn lên bá chủ ngành chip toàn cầu.

Mỹ lập luận rằng các chất bán dẫn có thể được Trung Quốc sử dụng cho các vũ khí quân sự tiên tiến. Ông Abishur Prakash, người đồng sáng lập Trung tâm Đổi mới Tương lai, một công ty tư vấn cho biết: “Mọi chuyện sẽ không thể trở lại như trước đây. Với hành động mới nhất của Mỹ, hố sâu ngăn cách giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã xa đến mức không thể quay trở lại”.

Theo quy định mới của Mỹ, các công ty cần giấy phép để xuất khẩu chip hiệu suất cao sang Trung Quốc. Ngay cả những con chip do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất liên quan đến AI và siêu máy tính, sử dụng các công cụ và phần mềm của Mỹ trong quá trình thiết kế và sản xuất, cũng sẽ phải có giấy phép mới được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bênh cạnh đó, các công ty Mỹ sẽ bị hạn chế rất nhiều trong việc xuất khẩu máy móc cho các công ty Trung Quốc đang sản xuất chip có độ tinh vi nhất định.

“Các quy định mới liên quan đến xuất khẩu chip của Mỹ là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này không cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với Bắc Kinh. Thay vào đó, Mỹ đang nói rõ rằng họ đang xem xét cuộc cạnh tranh này nghiêm túc hơn bao giờ hết và sẵn sàng thực hiện các bước mà trước đây không thể tưởng tượng được”, chuyên gia Prakash nói.

Trung Quốc vỡ mộng bá chủ chip toàn cầu vì Mỹ - Ảnh 2.

Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong ngành sản xuất chip sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Có thể thấy, khi căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng trong vài năm qua, công nghệ và đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm như chip, đã bị kéo vào cuộc chiến nảy lửa.

“Trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn đều là những lĩnh vực mà Trung Quốc xác định là công nghệ mà họ muốn nâng cao năng lực trong nước. Nhưng các quy định mới của Mỹ sẽ khiến điều đó trở nên cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực chip”, ông Pranay Kotasthane, Giám đốc Chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila nhận định.

Mặc dù Mỹ đánh mất vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực sản xuất chip, nhưng quốc gia này vẫn tự hào khi sở hữu các công ty mạnh trong lĩnh vực công cụ thiết kế. Các sản phẩm của những công ty này được các doanh nghiệp khác sử dụng trong chuỗi cung ứng.

Ví dụ, các loại chip tiên tiến do TSMC sản xuất có khả năng sẽ sử dụng các công cụ của Mỹ trong một số công đoạn của chuỗi cung ứng. Trong trường hợp này, các hạn chế của Mỹ sang Trung Quốc sẽ được áp dụng.

Washington đã sử dụng cái gọi là quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài này để khống chế Huawei dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Theo các quy tắc đó, Huawei đã bị cắt khỏi các chip tiên tiến nhất mà TSMC đang sản xuất và được thiết kế cho điện thoại thông minh của họ.

Bên cạnh đó, các quốc gia khác có thể phải chịu áp lực trong việc không chuyển một số thiết bị nhất định cho Trung Quốc. Ví dụ, các công ty sẽ cần phải có giấy phép để vận chuyển máy móc cho các xưởng đúc chip của Trung Quốc nếu các cơ sở đó đang sản xuất một số chip nhớ hoặc chip có kích thường 16 nanomet, 14 nanomet hoặc thấp hơn.

Nhà sản xuất chip tiên tiến nhất của Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Co. hay SMIC, hiện đang sản xuất chip 7nm, nhưng không phải ở quy mô lớn. Nhưng để tạo ra những con chip có độ tinh xảo này trên quy mô lớn, với chi phí thấp hơn và độ tin cậy cao hơn, SMIC và các xưởng đúc khác của Trung Quốc sẽ cần phải có trong tay một bộ dụng cụ cụ thể được gọi là máy in thạch bản cực tím.

Công ty ASML của Hà Lan là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo loại máy móc thiết yếu này. Nếu nó bị Mỹ áp lệnh hạn chế xuất khẩu hoặc chịu áp lực từ Washington để không bán cho các công ty Trung Quốc, điều này có thể cản trở hoạt động của các nhà sản xuất chip của Trung Quốc.

Sản xuất chất bán dẫn là một chuỗi cung ứng siêu toàn cầu hóa. Việc bị hạn chế hoạt động này đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc phải “tái tạo guồng quay” trong nước. Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc sẽ cần vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao hơn để có thể vượt qua cú sốc này.

Cẩm Anh / Diễn đàn Doanh Nghiệp