Mới đây, biệt thự ven biển của gia đình cựu Tổng thống Donald Trump đã được niêm yết cho thuê với giá 195.000 USD/tháng, cùng với một số quyền lợi đi kèm.
Theo Mansion Global, căn biệt thự bên biển của gia đình cựu Tổng thống Donald Trump mới đây đã được niêm yết cho thuê với giá 195.000 USD/tháng.
Được biết, căn biệt thự này trước đó thuộc sở hữu của em gái ông Trump – bà Maryanne Trump Barry – một thẩm phán liên bang hiện đã nghỉ hưu. Sau đó, bà Barry bán lại căn biệt thự cho Eric Trump với giá 18,5 triệu USD.
Căn biệt thự được thiết kế theo phong cách Bermuda, với phần mái nhà màu trắng và phần trán tường đầu hồi nhô cao tạo điểm nhấn.
Hoàn thiện năm 1956, biệt thự có diện tích sàn khoảng 2.000 m2 và được chia làm 2 tầng với 8 phòng ngủ.
Bên trong nhà được lát đá cẩm thạch và lắp đặt nhiều bức tường kính trong suốt kịch trần để có thể tận hưởng hết cảnh biển.
Biệt thự cũng có 1 phòng khách, 1 phòng bếp với đầy đủ tiện nghi và nhiều khu vực sinh hoạt chung khác.
Ngoài ra, người thuê biệt thự sẽ được nhận kèm quyền lợi và thẻ hội viên của Câu lạc bộ Bãi biển Mar-a-Lago bên cạnh.
Còn nếu người thuê muốn đầu tư dài hạn, căn biệt thự cũng có thể được mua lại với giá 59 triệu USD.
Tập truyện “Phóng đãng” từng bị cấm vì một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kafu bị coi là dung tục, phương hại đến mối quan hệ ngoại giao của Nhật.
Tranh trên bìa một cuốn sách của Nagai Kafu.
Cuối thế kỷ XIX và khoảng mười mấy năm đầu thế kỷ XX ở Nhật Bản là thời điểm anh tài văn chương nở rộ với những cái tên như Natsume Soseki, Dazai Osamu, Tanizaki Junichiro, Yukio Mishima.
Người theo chủ nghĩa duy mĩ khoái lạc
Mỗi nhà văn một phong cách riêng, nếu phong cách của Kawabata là nỗi niềm luyến tiếc nét đẹp hoài cổ thì trang văn của Junichiro lại mang vẻ phong tình xuân sắc bản chất con người. Và sẽ thật thiếu sót, khi nhắc về những nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ khoái lạc mà lãng quên cái tên Nagai Kafu, một trong những nhà văn cận đại nổi tiếng nhất ở Nhật, thuộc lớp người Nhật tiên phong đón nhận văn hóa phương Tây nhưng tên tuổi vẫn còn xa lạ với độc giả Việt Nam.
Nagai Kafu (1879 – 1959) xuất thân trong một gia đình quan chức nên ngay từ nhỏ, ông đã được đón nhận những cải cách mới mẻ đến từ giáo dục phương Tây. Ông nổi tiếng là một tác gia có kiến thức uyên thâm, phong thái lịch lãm, từng được Thủ tướng hai lần mời tham gia câu lạc bộ Useikai – nơi hội ngộ của những văn sĩ tinh anh trong xã hội.
Lúc sinh thời, Kafu thường lui tới nơi bán phấn buôn hương bên kia bờ Đông sông Sumida, nhưng chẳng phải là kẻ chơi dung tục, ông tìm kiếm chất liệu sáng tác ở đáy của xã hội, ông dành lời cảm thương cho những kiếp người bị khinh rẻ. Những năm tháng cuối đời, Kafu vinh dự được Thiên hoàng Showa trao tặng Huân chương Công lao Văn hóa như một cách tri ân đối với những đóng góp của ông cho văn chương nước Nhật.
Cảnh rối ren của xã hội
Tuyển tập Phóng đãng của Kafu được chia làm ba phần, gồm Truyện bên Mỹ, Truyện bên Pháp và Truyện bên Nhật, ghi chép lại những cảnh mắt thấy tai nghe của tác giả trước sự rối ren của xã hội và ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ trên mọi lĩnh vực đời sống của người Nhật lúc bấy giờ.
Nếu như Mori Ogai chọn theo đuổi nghiên cứu Y khoa ở Đức, Natsume Soseki học hai năm chuyên ngành Văn học ở Anh thì Kafu dấn thân vào hành trình về phía Tây, đến với Mỹ và câu chuyện trong Phóng đãng đem đến cho độc giả những nét hiện đại riêng biệt, biến Kafu trở thành nhà văn độc đáo một mình một chiến mã trên văn đàn Nhật Bản.
Sách Phóng đãng. Ảnh: T.Đ.
Truyện bên Mỹ gồm 16 truyện, kể về cuộc sống và những lần gặp gỡ người bản xứ của ông cũng như một vài mối tình thoáng qua trong cuộc hải trình bắt đầu từ Nhật Bản đi qua Michigan, Chicago, Washington D.C. và kết thúc là New York.
Những câu chuyện trong cuốn sách tuy mang cái nhìn chủ quan của người trí thức trẻ Á Đông nhưng có thể xem là tư liệu quý giá phán ánh xã hội Mỹ thời bấy giờ. Giống như de Tocqueville một thế kỉ trước, Kafu đã vẽ nên một nước Mỹ sôi động và đa sắc, không chỉ nhắc đến vẻ xa hoa của những hội chợ mang tầm quốc tế, phòng hòa nhạc, trường đại học, những tiệm rượu tấp nập người lui tới, mà còn đề cập đến tầng lớp nhập cư thấp kém, những khu đèn đỏ tràn ngập tệ nạn.
Ngay ở câu chuyện đầu tiên, Đêm chuyện vãn trong ca bin, Kafu viết về một đêm phiếm đàm của ba người đàn ông trẻ tuổi trên đường tới Seattle mà ở đó, mỗi người lại hé lộ một viễn cảnh tồi tệ, mất niềm tin hoặc một trái tim tan vỡ khi mang trong mình giấc mộng kiếm sống tốt hơn ở hải ngoại.
Tác giả phơi bày những mâu thuẫn phức tạp của nước Mỹ đầu thế kỉ XX, bên dưới vẻ lộng lẫy hào nhoáng của New York là sự nghèo túng tạm bợ trong truyện Gái ăn sương nhưng lại ca ngợi những nét tinh tế, một xã hội tự do trong Hai ngày ở Chicago. Những mảnh ghép góc cạnh ấy đã được Kafu khéo léo sắp xếp tạo nên một bức tranh toàn cảnh về những thách thức trong cuộc sống ở Mỹ đối với những người nghèo khổ, những người nhập cư, và được tô điểm bởi những bức chân dung cá nhân rõ nét.
Truyện bên Pháp gồm 11 truyện, được tác giả sáng tác dựa trên những ngày tháng sống tại Lyon và Paris. Kafu dành nhiều tình cảm cho đất nước và con người nơi đây, vì ông đặc biệt yêu thích văn học và nghệ thuật của nước Pháp hoa lệ. Minh chứng là văn chương của ông có chút ảnh hưởng từ Émile Zola – một nhà văn tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên của Pháp.
Trong phần Truyện bên Pháp, Kafu dành riêng một chương truyện tên là Cúi đầu trước tượng Maupassant, kể về nỗi lòng người sinh viên học tiếng Pháp là vì “muốn thưởng thức văn phong của thầy Maupassant trong nguyên tác chứ không phải thông qua bản dịch tiếng Anh”.
Thế nhưng, tập truyện từng bị cấm phát hành ngay từ khi ra mắt vì Phóng đãng, một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kafu bị coi là dung tục, phương hại đến mối quan hệ Nhật – Pháp khi miêu tả cảnh ăn chơi sa đọa trụy lạc của một công chức ngoại giao.
Truyện bên Nhật chỉ vỏn vẹn hai truyện ngắn, Pháo bông và Tấm huân chương, lấy bối cảnh vào năm 1919, khi hiệp ước Versaille được ký kết. Nội dung truyện ngắn là hoài niệm của chính tác giả, một văn sĩ ưu thời mẫn thế về một Edo xa xôi, nay đã chấm dứt.
Sống giữa lúc chuyển giao thời cuộc, văn hóa cũ và mới đan xen, Kafu là nhà văn của thế hệ Minh Trị may mắn được chứng kiến những đổi thay của Nhật Bản để thuật lại trong những sáng tác của mình. Có lẽ những người có lòng với đất nước khi đọc những dòng mỉa mai của ông, sẽ thấy sự đồng cảm sâu sắc.
Chỉ với ba bài hát “Đêm thu”, “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu”, Đặng Thế Phong đã là nhạc sĩ có một không hai gắn liền tên tuổi bất hủ của mình với mùa thu. Xem thế đủ biết không phải cứ đẻ sòn sòn đã là hay. Vấn đề là ở chỗ ít mà tinh, mà để đời.
Văn đàn Việt Nam những năm 1930-1945 đã phải chứng kiến nhà văn Vũ Trọng Phụng ra đi ở tuổi 27 (1939) vì bệnh lao để lại sự tiếc thương vô hạn cho những người yêu thích văn học nước nhà. Năm 1940, chúng ta mất nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử khi ông mới 28 tuổi vì bệnh phong.
Trong lĩnh vực âm nhạc, một tài năng khác cũng ra đi ở độ tuổi rất trẻ (24) cũng bởi căn bệnh thuộc hàng tứ chứng nan y như Vũ Trọng Phụng. Đó là Đặng Thế Phong.
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Cũng như Vũ Trọng Phụng, phải mãi sau này khi làn gió đổi mới đến với đất nước ta thì các nhạc phẩm nổi đình đám một thời của Đặng Thế Phong và các nhạc sĩ tiền chiến khác mới được đánh giá một cách đúng mức trong kho tàng lịch sử âm nhạc Việt Nam mặc dầu từ rất lâu rồi nó đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ.
Cũng giống như Nguyễn Đình Thi, chỉ với hai bài hát cách mạng “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội”, ông đã là một nhạc sĩ nổi tiếng bậc cao thủ trong giới nhạc sĩ Việt Nam đương đại.
Đặng Thế Phong cũng vậy. Chỉ với ba bài hát “Đêm thu”, “Con thuyền không bến” và “Giọt mưa thu”, ông đã là nhạc sĩ có một không hai gắn liền tên tuổi bất hủ của mình với mùa thu. Xem thế đủ biết không phải cứ đẻ sòn sòn đã là hay. Vấn đề là ở chỗ ít mà tinh, mà để đời.
Đặng Thế Phong là vậy đó.
Sinh ra trong một gia đình công chức ở thành Nam nhưng không may mắn. Cha mất sớm buộc Đặng Thế Phong phải sớm tìm con đường mưu sinh: vừa đi học, vừa vẽ thuê kiếm sống.
Mới hơn hai mươi tuổi đầu đã lang thang nơi đất khách quê người tận xứ Nam Vang làm đủ thứ nghề vẽ thuê, dạy nhạc để sống, để học và để sáng tác. Năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc cho phép Đặng Thế Phong có thể vừa ôm đàn, vừa sáng tác, vừa biểu diễn tác phẩm của mình với chất giọng tenor rất đặc biệt.
Theo các bạn bè và bà Đặng Thanh Kim, em út của Đặng Thế Phong thì ông là một thanh niên rất điển trai, hoạt bát, thích ăn diện, ăn nói rất có duyên lại giỏi đàn hát nên được rất nhiều cô gái thành Nam yêu mến. Đặc biệt Đặng Thế Phong có biệt tài sắm các vai nữ, y như thật. Nhiều cô gái mê ông vì thế.
Trong số đó có ba cô lọt vào mắt xanh chàng trai trẻ đa tình. Đó là cô Hà Tiên, học sinh Trường Sarcree coeur Nam Định; cô Nguyễn Thị Na, tức Lê ở khu Ga Hải Phòng; và cô Bạch Yến ở Hàng Bông, Hà Nội.
Trong ba cô thì Bạch Yến xem ra nặng tình hơn cả bởi cô là người chăm sóc và tiễn đưa Đặng Thế Phong đến nơi an nghỉ cuối cùng và buồn thay cuộc đời của cả ba người đều lỡ dở.
Đặng Thế Phong viết “Đêm thu” năm 1940. Ca khúc này ông viết và biểu diễn ở những đêm lửa trại, lời ca được nhiều bạn bè đóng góp chỉnh sửa nên rất trong trẻo hồn nhiên, thể hiện nỗi đam mê của con người trước thiên nhiên và cuộc sống. Ngay lập tức bài hát được giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt. Song phải đến “Con thuyền không bến” viết vào tháng 9/1941 sau khi nhạc sĩ đi Phnom Penh trở về thì tên tuổi Đặng Thế Phong mới nổi như cồn.
Hôm đó tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ca sĩ Vũ Thị Hiển lần đầu tiên hát ca khúc này đã làm xôn xao dư luận. Sau đó chính tác giả đã trình bày bài hát này tại rạp Olimpia ở phố Hàng Da thì công chúng Hà Nội càng thêm mến mộ một tài năng. Không chỉ bởi chất giọng của người nhạc sĩ kiêm ca sĩ mà bởi chất thơ nhuần nhuyễn trong từng giai điệu và lời ca thẫm đẫm chất thu:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng.
Có một điều rất khó lý giải là tại sao ở cái tuổi mới hơn hai mươi mà Đặng Thế Phong lại nhuần nhuyễn từ ca từ đến làn điệu thấm đẫm chất dân ca đồng bằng Bắc Bộ như vậy.
Lướt theo chiều gió. Một con thuyền theo trăng trong.
Giai điệu này lặp đi lặp lại nhiều lần như một điểm nhấn, nó nghe như một làn điệu dân ca mơ hồ, chầu văn hay chèo nào đó.
Cũng lạ, trong lúc âm nhạc Pháp đang tràn ngập Việt Nam, tâm lý hướng ngoại đang là “mốt” trong giới trí thức, những đĩa hát tango chinoise 78 vòng/phút đầy chất lính kèn lê dương, phong trào tân nhạc chủ yếu là đặt lời cho các bài hát tây thì nhạc phẩm của Đặng Thế Phong lại thấm đẫm tâm hồn Việt…
Năm 1942, Đặng Thế Phong viết “Vạn cổ sầu”, sau Bùi Công Kỳ sửa lời và đặt tên mới là “Giọt mưa thu”. Đây là giai phẩm thứ ba của Đặng Thế Phong và lại có chủ đề là mùa thu:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi.
Giọt mưa thu rơi thánh thót. Thật không có hình ảnh nào sống động chính xác hơn. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, người ta vẫn ví những khúc ca lộng lẫy đó như là “hoa hậu” của ca từ âm nhạc hiện đại Việt Nam.
“Giọt mưa thu” là một nhạc phẩm song cũng là một mảng tâm hồn của con người. Nó như một lời ru kỳ diệu đưa hồn người hòa đồng vào các cung bậc cảm xúc đầy sắc màu của thiên nhiên, nó như giãi bày hộ nỗi buồn nhân thế đang mong được giải tỏa.
Một tiếng tơ lòng cất lên mỏng manh như tâm hồn người nghệ sĩ.
Đã bao năm rồi, đã có biết bao thế hệ người Việt Nam cất tiếng hát:
Ai nức nở thương đời
Châu buông mau, dương thế bao la sầu.
Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ chia xa, mỗi năm được gặp nhau một lần ngắn ngủi, nước mắt của tình yêu và nỗi nhớ giội từ trên trời cao xuống hiu hắt lắng đọng từ cõi vô biên, phải chăng đó là chất xúc tác để chàng nghệ sĩ họ Đặng cảm xúc cất lên những âm thanh siêu ảo vượt lên nỗi buồn thế tục, phải chăng giọt mưa thu chính là thiên sứ của tình yêu đã được nhân cách hóa một cách tài tình.
Hãy thử tưởng tượng trong một ngày mưa thu rơi thánh thót ngoài hiên, tiếng vĩ cầm cất lên réo rắt những giai điệu như nức nở của giọt mưa thu của Đặng Thế Phong, người ta có cảm nhận như đâu đây tiếng lòng thổn thúc của thơ Verlain, hay tiếng nhạc buồn của Chopin, hay những cánh lá vàng trong bức tranh “Mùa thu vàng” của Levitan. Thiên nhiên và lòng người hòa quyện một cách tài tình trong bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ.
Chỉ với ba nhạc phẩm thôi, Đặng Thế Phong đã là một hiện tượng trong lịch sử nền âm nhạc Việt Nam. Từ “Đêm thu” với những kỷ niệm tươi trẻ hồi thơ bé cùng Tết Trung thu:
Qua lá cành ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung.
đến “Con thuyền không bến” mộng mơ:
Ánh trăng mờ chiếu.
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la thuyền mơ bến nơi đâu?
đã là một bước chuyển rất lớn trong tâm hồn người nghệ sĩ.
Đến “Giọt mưa thu”: Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu ai khóc ai than hờ.
Có thể thấy Đặng Thế Phong đã hóa thân vào tiếng thu lòng thổn thức một cách tài tình như thế nào.
Trong số những người bạn học thân của Đặng Thế Phong hồi thiếu thời ở Nam Định có Vũ Đức Oong. Ông này sau tham gia cách mạng bị Pháp bắt giam ở nhà ngục Sơn La. Từ trong tù, nghe tin bạn bị lao mà chết, năm 1943, ông cảm thán viết bài thơ “Nhớ Thế Phong”, trong đó có đoạn:
Đã mấy thu rồi xa cách lắm
Mấy lần thu tới mấy thu đi
Bạn ơi! Có biết thu này khác
Trăng úa bên rừng khóc biệt ly!
Cũng lại ý tứ mùa thu. Phải chăng hai người bạn nối khố này rất đồng cảm với nhau. Năm 1945 ra tù tham gia cướp chính quyền ở Nam Định, ông Oong đã đến ngay gia đình Đặng Thế Phong và còn giữ nhiều tấm ảnh quý về gia đình họ Đặng này. Ông nói: “Nếu tôi không bị đi tù thì tôi không để cho Phong đi Campuchia và ốm đau bệnh tật như thế!”.
Thoắt đấy mà đã chín chục năm ngày sinh của một nhạc sĩ tài hoa nhưng đoản mệnh. Hôm qua chúng ta đã hát những ca khúc buồn của ông, hôm nay chúng ta tiếp tục hát những ca khúc của ông nhưng với một tâm thế khác. Ngày mai cũng vậy. Bởi lẽ đó là những ca khúc bất hủ của một tài năng đích thực
Giới chức Nga trong hoàn cảnh liên tục thất bại tại chiến trường Ukraine đã thúc đẩy răn đe vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ và NATO vẫn không có động tĩnh đàm phán, trái lại càng quyết tâm ủng hộ Ukraine. Tại sao bối cảnh nhạy cảm này lại không thấy động tĩnh gì từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dù trước đó cho thấy họ thường cao giọng cảnh báo cộng đồng quốc tế trong vấn đề vũ khí hạt nhân?
(Ảnh minh họa: Wikimedia) Toan tính của Điện Kremlin Giới chóp bu Nga chứng kiến tình hình chiến sự ở Ukraine dường như đang rất lo lắng. Thủ đoạn dùng năng lượng để phong tỏa châu Âu không có hiệu quả, giờ là lúc họ buộc phải tung ra con át chủ bài cuối cùng là răn đe vũ khí hạt nhân.
Có nhiều luồng ý kiến trong khả năng Điện Kremlin dùng bom hạt nhân. Chính phủ Mỹ không loại trừ khả năng Nga sẽ mạo hiểm. Tuy nhiên, quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân không dễ đưa ra. Vì dĩ nhiên các nhà lãnh đạo Nga cần phải xem xét tất cả các hậu quả có thể xảy ra, trong đó vấn đề mấu chốt là có mang lại chiến thắng không?
Hậu quả của cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ có thể là hủy diệt lẫn nhau, bởi vì một khi mũi tên bắn ra thì không thể quay trở lại. Đến lúc đó, Mỹ và Nga sẽ thực hiện những đòn trả đũa nhau. Khi họ dùng hết 1550 đầu đạn hạt nhân thì không biết sẽ còn gì tồn tại. Hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa của Nga mới có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và liệu có thể hủy diệt nước Mỹ hay không. Nhưng vũ khí hạt nhân của Mỹ cùng Anh và Pháp hoàn toàn có thể hủy diệt nước Nga.
Có vẻ như Điện Kremlin sẽ không thắng được trong cuộc chiến hạt nhân, trái lại sẽ bị thảm bại trước. Đặc biệt là trong trường hợp đó, nhà lãnh đạo của Nga có thể bị trảm. Vậy nên, quyết định dùng hạt nhân là hành động mù quáng. Ngoài ra, cũng phải cân nhắc đến trường hợp phe quân đội Nga không tuân lệnh và làm phản thì khi đó, có thể sẽ có biến lớn từ bên trong nước Nga.
Do đó sẽ thực tế hơn trong cân nhắc 3 mục đích “tống tiền hạt nhân” của Điện Kremlin:
Thứ nhất, quân đội Nga lúc này rất yếu nên cần đề phòng quân đội NATO phản công bất ngờ, thậm chí tiến thẳng vào Moscow giống như quân Đồng minh đánh vào Berlin của Đức quốc xã trong Thế chiến II. Chính vì lo ngại xảy ra khả năng này nên Nga đã sử dụng răn đe vũ khí hạt nhân để cảnh báo NATO không nên trực tiếp tham chiến.
Thứ hai, quân đội Nga biết rằng sức mạnh hiện tại bất ổn trước tấn công của Ukraine nên hù dọa để Ukraine ngừng phản công, gồm cả vấn đề cảnh báo khả năng quân tình nguyện nhiều nước tham chiến vào tuyến đầu Ukraine.
([Bàn thêm]: Trong trường hợp nếu Điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân thì khả năng cao là thả vũ khí hạt nhân chiến thuật xuống Ukraine hơn là tấn công trực tiếp vào Washington. Nhưng chưa rõ liệu động thái này có thực sự uy hiếp được Ukraine hay không. Có lẽ người Ukraine đã mang tâm lý quyết tử trong bối cảnh đất nước bị phá hoại bởi quân xâm lược Nga. Nếu thế, dù Nga có tiêu diệt Kyiv bằng vũ khí hạt nhân và chặt đầu nguyên thủ Ukraine thì cũng không thể tiêu diệt được ý chí chiến đấu của đông đảo người dân Ukraine. Đồng thời NATO có thể phản ứng cứng rắn trực tiếp đánh vào Moscow, khi đó Nga có thể không còn khả năng tự vệ).
Thứ ba, Nga đang cố gắng buộc Mỹ và NATO đàm phán. Trong khi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga đã vội vàng tuyên bố sáp nhập 4 vùng Nga chiếm đóng tại Ukraine, nhưng lại vẫn mập mờ khi nhấn mạnh “biên giới cuối cùng của các vùng lãnh thổ sáp nhập vẫn chưa được xác định”. Điều này tương đương với việc Nga tung ra nước cờ mặc cả rằng vấn đề biên giới đó có thể thỏa hiệp, chỉ cần có thêm được một số lợi ích về lãnh thổ là Nga có thể thỏa mãn.
Nhưng Điện Kremlin cần thấy rằng khó có khả năng Ukraine sẽ đồng ý từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào, còn Mỹ và NATO thậm chí sẽ không đáp ứng.
Mỹ đã tính và không chấp nhận quân bài mặc cả của Nga Ý đồ của Điện Kremlin không khó đoán. Mỹ có thể đã sớm dự đoán các khả năng, cho nên Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra cảnh báo cho thấy dường như không có ý định nhượng bộ, trái lại còn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến lược đánh bại quân đội Nga.
Ở một khía cạnh nào đó, đe dọa vũ khí hạt nhân của Nga đã khiến Mỹ càng thấy rõ sự yếu kém của Điện Kremlin, và cho thấy khả năng thực chiến của quân đội Nga hiện như thế nào. Điều này khiến Mỹ và NATO càng thêm quyết tâm đẩy nhanh viện trợ Ukraine đánh bại quân Nga. Vậy nên quân đội Ukraine cũng đẩy mạnh tiếp tục phản công các địa điểm chiến lược quan trọng với ý định tối đa hóa kết quả trước mùa đông. Đợt viện trợ quân sự mới trị giá 625 triệu USD của Mỹ nhanh chóng được thực hiện, cho thấy răn đe vũ khí hạt nhân của Nga dường như đã khởi tác dụng ngược. Có lẽ đó là động thái mà Mỹ cố tình thể hiện cho Nga thấy Mỹ không sợ hãi trước đe dọa vũ khí hạt nhân của Nga.
Dĩ nhiên, Chính phủ Mỹ không thể không lo để xảy ra chiến tranh hạt nhân, có thể nói Mỹ là nước lo lắng nhất về chiến tranh hạt nhân. Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới và có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong khi hầu hết các nước khó có thể đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ, chỉ có lựa chọn đe dọa vũ khí hạt nhân chiến lược và tấn công khủng bố, trong đó dĩ nhiên đe dọa của hạt nhân rõ ràng lớn hơn. Vì vậy, Mỹ đã thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nghiêm ngặt.
Tất nhiên, Mỹ đang theo dõi sát động thái vũ khí hạt nhân của Nga, và nhiều khả năng đã phát hiện thực sự không có gì bất thường nên mới đánh giá rằng Nga chỉ đang phô trương thanh thế. Không thể loại trừ việc quân đội Mỹ sẵn sàng tấn công phủ đầu bất cứ lúc nào để phá hủy các cơ sở hạt nhân của Nga.
Thêm nữa, chiến tranh Nga xâm lược Ukraine ngược lại đã củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong NATO và các đồng minh khác. Trong thời điểm mấu chốt hiện nay khi bố cục chiến lược quốc tế có những biến động sâu sắc, Mỹ càng đóng vai trò quan trọng phải thể hiện vị thế đi đầu và vai trò dẫn dắt các nước khác. Nếu không, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ bị nghi ngờ, đội ngũ Nhà Trắng sẽ bị chỉ trích nội bộ vì thể hiện sự yếu kém. Trong trường hợp đó, Đảng Dân chủ sẽ khó khăn trọng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Phản ứng của Nhà Trắng đối với quân bài mặc cả vũ khí hạt nhân của Nga không chỉ để thể hiện thái độ trước đối thủ mà còn với các đồng minh, và đặc biệt là với ĐCSTQ. Nếu động thái này có thể xử lý được đối thủ hạt nhân lớn nhất lâu nay là Nga, vậy Mỹ càng dễ dàng đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ ĐCSTQ. Xét cho cùng, thách thức của ĐCSTQ hiện đang là nguy cơ có tính hệ thống nhất đối với Mỹ.
Lãnh đạo ĐCSTQ giả vờ không biết dù đang chăm chú theo dõi Cộng đồng quốc tế đang theo dõi mối đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng ĐCSTQ lại khá kín tiếng trong diễn biến này.
Trước đây ĐCSTQ không như vậy. Ngày 3/1 năm nay, 5 nước có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp đã cùng ra “Tuyên bố chung về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và tránh chạy đua vũ trang” (Joint Statement of the Leaders of the Five Nuclear-Weapon States on Preventing Nuclear War and Avoiding Arms Races). Sau đó, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho truyền thông rêu rao rằng “dùng vũ khí hạt nhân không thể mang lại chiến thắng, có muốn cũng không thể dùng”, rằng “cần duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu và giảm nguy cơ xung đột hạt nhân”.
Sau khi Mỹ, Anh và Úc thành lập liên minh quân sự AUKUS, ĐCSTQ đã không ngừng lên án và cáo buộc 3 nước vi phạm “Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Sau khi ĐCSTQ nhận thấy tàu ngầm của Úc sẽ có được công nghệ năng lượng hạt nhân, mặc dù không liên quan đến vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó có nghĩa là Úc sẽ sớm có các tàu ngầm tiên tiến hơn ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ không thể chấp nhận.
Hiện nay Nga đã công khai đưa ra răn đe chiến tranh hạt nhân, thế nhưng ĐCSTQ lại im lặng giả vờ không nghe. Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra thì ĐCSTQ không thể “ở ngoài cuộc” như thái độ hiện tại:
– Nếu Mỹ có thể hành động trước để phá hủy vũ khí hạt nhân của Nga thì đó sẽ là một quyết định khó lường. Một khi Mỹ ra tay, không loại trừ việc sẽ “giải quyết êm đẹp” vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ, Triều Tiên và Iran.
– Khi quân Nga suy yếu thì ĐCSTQ đã không thể hỗ trợ, thay vào đó giữ khoảng cách với Điện Kremlin. Nếu Moscow mất lý trí và manh động sử dụng vũ khí hạt nhân thì liệu họ có thể “nhân tiện” trả thù ĐCSTQ không? Giả sử giới chóp bu ĐCSTQ và Nga đã có một thỏa thuận bí mật khi họ gặp nhau vào ngày 4/2 hồi khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng bây giờ ĐCSTQ lại xé bỏ thỏa thuận ngầm đó thì khả năng trả đũa của Nga có thể là một thực tế cao.
Dù giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện đang bận rộn đấu đá nội bộ, nhưng cũng không thể không chú ý đến biến động tình hình quốc tế, và chiến tranh hạt nhân liên quan trực tiếp đến an ninh quyền lực của giới chóp bu ĐCSTQ.
Lúc này, có lẽ giới chóp bu ĐCSTQ đang trong tâm thái rất mâu thuẫn. Một mặt, họ có lẽ mong đợi động thái của Nga sẽ khiến Mỹ và phương Tây lo sợ và phải mềm mỏng, như vậy Nga mới có thể tiếp tục làm lá chắn cho ĐCSTQ. Mặt khác, ĐCSTQ cũng lo sợ khi tình hình xấu đi và mất kiểm soát gây ra chiến tranh hạt nhân. Cục diện này sẽ khiến ĐCSTQ ở tình thế quẫn bách phải cuốn vào cuộc, và kết cục này không thể có lợi đối với ĐCSTQ.
Trước và sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, các nhà lãnh đạo đảng này có thể lấy cớ ẩn thân hoặc bận việc nội bộ để tránh bày tỏ quan điểm về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân do Nga gây ra, nhưng cuối cùng thì họ không thể duy trì trạng thái như ngoài cuộc.
Tất nhiên, ĐCSTQ nhận thấy Mỹ và NATO đang hỗ trợ Ukraine đẩy nhanh phản công và nhận ra Nga sẽ rất khó khăn để trụ vững. Trong khi Nga càng thua sớm thì ĐCSTQ càng sớm trở thành mục tiêu tập trung còn lại của tất cả các nước phương Tây. Bất kể vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên có phải do ĐCSTQ đạo diễn phía sau hay không, xu thế hợp tác giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng vẫn ngày càng chặt chẽ hơn, và sớm muộn chiến trường đối đầu khốc liệt sẽ chuyển từ Âu sang Á. Đây là trình tự gần giống với chiến trường Á-Âu trong Thế chiến II. Vào lúc đó, Mỹ muốn sớm chiến thắng trong Chiến tranh Thái Bình Dương nên đã lần đầu tiên sử dụng bom nguyên tử.
ĐCSTQ luôn lăm le thôn tính Đài Loan, thỉnh thoảng cho tàu ngầm hạt nhân tiến vào Thái Bình Dương để răn đe, nhưng điều đó không thành vấn đề với Mỹ và các đồng minh. Nga có số lượng vũ khí hạt nhân ngang bằng với Mỹ nhưng việc Nga lên tiếng đe dọa dường như không thể phát huy tác dụng, thế thì những tính toán tương tự của ĐCSTQ và Triều Tiên càng kém trọng lượng hơn. Nếu lần này Mỹ phá tan tấm màn răn đe hạt nhân của Nga thì những động thái tương tự từ ĐCSTQ sau này cũng không có nghĩa lý gì, như vậy việc ĐCSTQ không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân cũng trở nên không mấy giá trị.
Dương Uy (Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.) / Trí thức VN
Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững. Cuốn “Revolution and Dictatorship: The Violent Origins of Durable Authoritarianism” của StevenLevitsky và Lucan Way có chương riêng nhìn vào ba nước Algeria, Ghana và Việt Nam từ cuộc chiến giải phóng dân tộc đến nay. Phần về ‘Cách mạng và nền độc tài’ (Revolution and Dictatorship, bản trích trên Viet-Studies), đánh giá sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc vượt qua giai đoạn chuyển đổi lớn trên thế giới ở giai đoạn cuối và sau Chiến tranh Lạnh (các thập niên 1980s và 1990s). Khác hẳn các đảng bạn ở Đông Âu, nơi phong trào bất đồng chính kiến xuất hiện và thách thức, rồi hạ bệ các chế độ của đảng cộng sản, ở Việt Nam không hề có phong trào vận động dân chủ nào đáng kể. Thậm chí so với Trung Quốc cùng thời, Đảng ở Việt Nam không đối mặt với thách thức nội bộ gì hay rạn nứt hàng ngũ. Chỉ có một vài nhóm bất đồng chính kiến, như Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ ở miền Nam, đã bị vô hiệu hóa dễ dàng. Sang thế kỷ 21, Đảng vẫn cầm quyền vững và hai tác giả Levitsky và Way tìm cách lý giải hiện tượng lạ này, qua cách nhìn vào quan hệ Đảng và Nhà nước với Xã hội Việt Nam, hình thành từ thời chiến, và các thành quả của cải cách kinh tế. Ba lý do ‘xóa tan làn sóng dân chủ thứ ba’ Dùng khái niệm ‘Làn sóng Dân chủ III – Third Wave of Democratisation’ của Samuel Huntington (1991) nói về sự chuyển biến ở 60 nước cuối thế kỷ 20, hai tác giả nói trên cho rằng làn sóng này “ập tới Việt Nam mà không có sức mạnh gì”. Theo họ, có ba lý do giải thích điều này. Đầu tiên là việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo (như ở Đông Âu, từ nhóm thấm sâu ý tưởng Chiến tranh Lạnh sang thế hệ trẻ, cải tổ), đã không xảy ra ở Việt Nam. “Thế hệ lãnh đạo kế cận, thứ nhì” cũng như thế hệ một, đều vẫn là những người “có vai trò cách mạng trong cuộc chiến”, nhất là cuộc chiến chống Mỹ. Yếu tố thứ nhì là bộ máy kiểm soát rộng khắp, có năng lực cao để áp dụng trấn áp cường độ thấp (low-intensity coercion). “Nhân viên công an hoạt động ở mọi góc phố trên toàn quốc, theo dõi, quấy nhiễu, cho vào sổ đen, và đôi khi bắt các nhà bất đồng chính kiến, giúp chính quyền nhổ từ trong trứng mọi mầm mống của bất cứ phong trào phản đối nào.” Trong khi đó, khả năng tự tập hợp lại của xã hội thì rất thấp. Khác Nam Hàn, Đài Loan ở VN không có Làn sóng thứ ba đòi dân chủ của sinh viên, nghiệp đoàn cuối thập niên 1980s. Lý do nữa cho việc tồn tại bền chặt của chế độ là tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt 7%/năm từ 1985 tới 1995 và vẫn tăng trưởng dương sau này. “Kinh tế phát triển nhanh giúp làm giảm sức ép của công chúng bất bình, và tạo ra nguồn lợi có thể dùng để mua chuộc những người có tiềm năng phê phán chế độ.” Lớn lên từ chiến tranh Bước vào thế kỷ 21, hai tác giả này đánh giá Việt Nam về cơ bản vẫn duy trì cơ chế quyền lực có từ thời chiến. Ví dụ, ngay sau khi cuộc chiến VN kết thúc, nước này có quân đội đông khổng lồ (nguyên văn: monstrous size), ăn hết 25% GDP. Thêm vào đó là 1,5 triệu dân quân tự vệ, các nhóm bán vũ trang. Bộ máy công an cũng đông đảo chưa từng có và kiểm soát từng hang cùng ngõ hẻm. Dùng khác niệm ‘quan hệ quyền lực bất đối xứng giữa chính quyền và xã hội’ (state-society power asymmetries), họ cho rằng nhờ bộ máy kiểm soát to lớn khủng khiếp, cán cân vẫn nghiêng về phần ‘ổn định chế độ’. Tức là bộ máy kiểm soát to tới mức lấn át xã hội. Cùng lúc, sang đầu thế kỷ 21, và đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam có xã hội dân sự còn yếu hơn ở Burundi, Gambia, Tajikistan và Yemen.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,Công an và cảnh sát cơ động bảo vệ cho một sự kiện quốc tế ở Hà Nội năm 2019 Dùng nguyên tiếng Việt ‘cong an agents’ hai tác giả nói Việt Nam là nhà nước cảnh sát và ‘cong an agents’ có thể lên tới 1 triệu sau chiến tranh, và nhiều người có kinh nghiệm quân sự. Ngoài ra, còn có mạng lưới chỉ điểm “ở công sở, trong trường lớp, ở phường phố” và “tổ dân phố” (neighborhood warden) gặp các gia đình, hộ dân cư thường xuyên. Việc theo dõi thư tín, điện thoại, và sau này là email xảy ra với bất cứ ai hoạt động bất đồng chính kiến. Tác giả kết luận rằng trong trường hợp của Việt Nam, ba thập niên chiến tranh đã tạo ra bộ máy Đảng-Nhà nước hùng hậu và phá tan mọi trung tâm quyền lực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị độc lập. Nhờ vậy, chế độ của ĐCSVN đã “vượt qua 70 năm cầm quyền một cách bền vững, bất chấp những đau khổ của công cuộc thống nhất quốc gia và cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản”. Dù cuốn sách chưa nói đến giai đoạn mới nhất 2021-22, truyền thông Việt Nam cho hay đảng cộng sản cầm quyền đã và đang “tổng kết quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và đề ra Tầm nhìn 2050”. Đây là chỉ dấu cho rằng các nhà lãnh đạo ở Việt Nam tin rằng hệ thống chính trị của họ sẽ còn tồn tại rất lâu.