Khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử – văn hoá

Tuy Tiền Giang là một tỉnh có diện tích không lớn nhưng chứa nhiều nét đẹp từ thiên nhiên đến công trình kiến trúc đậm văn hoá thu hút khách du lịch.

Hành trình du lịch Tiền Giang theo “tour” khám phá các ngôi nhà cổ quen thuộc với dân bản địa sẽ vô cùng mới lạ thậm chí với những ai đã từng du lịch miền Tây. Lần lượt tham quan các ngôi nhà lâu đời mang nhiều câu chuyện lịch sử, du khách sẽ có cảm giác như được ôn lại một thời mà mình chỉ được nghe thoáng trong sách sử, tâm đắc nhiều chi tiết chưa nghe ai kể hay nói cho hay.

Nhà Đốc phủ Hải

Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng, Phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Đốc phủ Hải có lối kiến trúc vừa hiện đại của người Pháp, vừa cổ kính của thời phong kiến xưa vì mang nhiều câu chuyện liên quan tới đại thần Phạm Đăng Hưng trong lăng mộ Hoàng Gia cách Nhà Đốc phủ Hải vài cây số, tới Hoàng Thái hậu Từ Dũ của triều đình Huế và thủ lĩnh nghĩa quân, anh hùng dân tộc Trương Định. Bề ngoài được xây dựng theo kiến trúc Roman, nội thất chủ yếu bằng gỗ mun điêu khắc tinh xảo và được cẩn xà cừ, viết chữ Nho. Có hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ + 70 cổ vật có trong nhà. Du khách đổ xô ghé thăm chính vì muốn cảm nhận được cuộc sống vương giả thời địa chủ phong kiến sẽ như thế nào.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 1.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 2.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 3.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 4.

Nhà này là nơi ở của bà Trần Thị Sanh, con gái của Bá hộ Trần Văn Đổ và Phạm Thị Phụng. Bà Phụng là em gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng – thân sinh của Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Khi bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định) vào chùa quy y, bà để lại ngôi nhà cho con riêng của bà là Dương Thị Hương và con rể là Tri huyện Trường Bình, nên nơi đây thường gọi là nhà Bà Huyện.

Vào khoảng năm 1880-1885, Tri huyện Trường Bình dưỡng già ở đây. Sau ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên có tên là nhà Đốc Phủ Hải. Ban đầu năm 1860, nhà được xây dựng có hình chữ Đinh, sau khi tu bổ thì ngày nay nhà có 3 ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông – nơi ở của những người giúp việc và lẫm lúa (kho thóc của địa chủ).

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 5.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 6.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 7.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 8.

Đây là 1 trong chuỗi 3 di tích nổi tiếng liên quan mật thiết nhau nên tham quan: lăng Hoàng Gia, mộ và đền thờ Trương Định cùng tòa nhà Đốc Phủ Hải.

Dinh tỉnh trưởng Gò Công

Địa chỉ: Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn, phường 2, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Nếu nhà Đốc phủ Hải được coi là tư gia lớn nhất, thì Dinh tỉnh trưởng lại là trụ sở cơ quan công quyền lớn nhất ở Gò Công. Dinh thự tỉnh trưởng là một ngôi nhà hai tầng với tổng diện tích là 1400m2, nằm đồ sộ trong một khuôn viên rộng rãi, rất nhiều cây.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 9.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 10.

Ảnh: @nghoanhao

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 11.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 12.

Ảnh: Henry Dương

Công trình này được xây dựng với tường dày gần 0.5m được người Pháp xây dựng năm 1885. Gần đây tòa nhà trở nên khá nổi tiếng được nhiều bạn trẻ địa phương và khách du lịch lui tới tham quan, check-in.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 13.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 14.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 15.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 16.

Ảnh: Henry Dương, @tdang__

Ở Dinh tỉnh trưởng có một góc ăn điểm nhất chính là giàn cây tạo thành vòm, nếu ghé vào buổi nắng đẹp, cảm giác như đang ở trong một biệt thự cổ điển xa hoa. Nhìn bên ngoài thôi cũng có thể thấy ngôi nhà có kiến trúc phương Tây rất đẹp, bức tường vàng, những ô cửa sổ lớn. Thế nhưng giờ lại lộ nhiều viên gạch đỏ, cây phủ um tùm, có dáng vẻ tiêu điều của một thời đại đã cũ. Công trình đẹp và cổ kính trên 130 năm tuổi là một trong những ngôi nhà mang nhiều giá trị văn hoá xưa của Gò Công.

Nhà Bạch công tử

Địa chỉ: 62 Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 17.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 18.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 19.

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2. Lúc sinh thời ông Lê Công Phước được mệnh dạnh là “ông hoàng ăn chơi”, nổi tiếng giàu có khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người ta đặt biệt danh cho ông là “Bạch công tử” vì ông có ngoại hình thư sinh, nước da trắng, phong thái ung dung, cao ngạo nhưng đĩnh đạc. Đồng thời cũng để phân biệt ông với một công tử khét tiếng giàu có ăn chơi khác là “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (Công tử Bạc Liêu).

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 20.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 21.

Ảnh: Nguyên Võ

Chính vì có một khoảng thời gian du học tại Pháp nên nhà của ông mang một kiến trúc “sính” Tây. Toàn bộ hệ thống kèo đều làm bằng gỗ quý, nhà có tới 8 mái lợp bằng ngói vảy cá. Tường thì dày 20 cm, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Trên vòm cửa chính và các vòm cửa hai bên đều được chạm nổi, chạm lọng tinh xảo rồng, phượng, chim, thú và hoa lá.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 22.

Nhà Bạch công tử khi xưa – Ảnh:thamhiemmekong

Ông Lê Công Phước từng lập gánh cải lương vừa kinh doanh vừa để lấy tiếng nhưng một thời gian sau gánh hát thua lỗ. Ông túng đến mức phải bán tài sản, rồi bán nốt căn nhà của mình, lao vào nghiện ngập đến lúc chết. Khi mất, ông được an táng trên miếng đất vốn từng là của mình. Không ai ngờ rằng một người giàu có nhất vùng lại mất khi chẳng có gì trong tay, mồ cũng được vun đất tạm bợ.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 23.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 24.

Ảnh: thamhiemmekong

Sau này, khi nhà Bạch Công tử được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh thì đã được phục dựng các đồ vật như bàn ghế, đèn chùm, bộ trường kỷ, các tiểu cảnh,… và trồng thêm cây xanh để có dáng vẻ “sang trọng” lúc ban đầu. Ngôi nhà đã gần 100 năm nhưng vẫn nguyên nét đẹp kiến trúc của giai tầng giàu có xưa. Nơi đây được xem là một trong những ngôi nhà cổ thu hút khách du lịch nhất.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 25.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 26.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 27.
Lăng mộ Hoàng Gia Gò Công

Địa chỉ: Nằm tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), ngày nay thuộc ấp Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Đây là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, có ông Phạm Đăng Hưng là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Hoàng Thái hậu Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị. Di tích Lăng Hoàng Gia có kiến trúc mang đậm phong cách cung đình Huế, nằm uy nghi và nghiêm nghị giữa một vùng đất thanh bình.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 30.

Ảnh: Henry Dương

Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân. Điểm đặc biệt của lăng là sử dụng hoàn toàn gỗ để xây dựng, không dùng đinh để gắn kết các các thanh gỗ, kèo, cột mà được đục tra vào nhau một cách chính xác.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 31.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 32.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 33.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 34.
Làng cổ Đông Hoà Hiệp

Địa chỉ: Thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long.

Vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Trong 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ (1732-1757), làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ nhiều vị quan và đại địa chủ sinh sống. Chính vì vậy các ngôi nhà được xây bằng các loại gỗ quý có mái lợp ngói, theo kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây vừa cao vừa rộng. Nhà được nằm ở vị trí lý tưởng: bên cạnh dòng sông, có vườn cây ăn trái… vì vậy làng này có diện mạo vô cùng nổi bật.

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 35.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 36.

Ảnh: viva.doan

Những nhà vườn cổ xưa này đã tồn tại trên 150 năm, nối với nhau trong bán kính khoảng 2km nên du khách có thể đi bộ tham quan quanh làng. Làng cổ Đông Hòa Hiệp có 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình, kinh doanh vườn cây ăn trái như xoài cát, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, vú sữa… và các nghề thủ công truyền thống như làng cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…

Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 37.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 38.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 39.
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá - Ảnh 40.

Theo Giang Ý / Tổ quốc

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

Nhiều người đã nghe nói tới Vạn Lý Trường Thành, công trình nhân tạo dài nhất thế giới, nhưng có những sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết.

Vạn Lý Trường Thành là gì?

Vạn Lý Trường Thành, tên Tiếng Anh: Great Wall of China; có nghĩa là “Thành dài vạn lý, là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Những điều thú vị về Vạn Lý Trường Thành

1. Mọi người nghĩ chiều dài của Trường Thành là khoảng 6.276km, nhưng thực tế toàn bộ công trình này dài tới 8.851km. Khoảng 6.276km là chiều dài của phần tường thành do con người xây dựng, nhưng tường thành này còn bao gồm cả các hào và tường chắn tự nhiên.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên tới 8.851km.

2. Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII trước Công Nguyên.

3. Trước kia, Trường Thành đã có nhiều tên gọi khác nhau như “rào chắn”, “pháo đài” hay “Rồng Đất”… Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành”.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

4. Dù Trường Thành đã tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ, người châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tên Bento de Gois vào năm 1605.

5. Lời đồn đại rằng loại vữa dùng để xây Trường Thành được trộn xương người là hoàn toàn không có thật. Vữa dùng để xây công trình dài nhất thế giới này bao gồm nhiều loại vật liệu khác nhau tùy từng thời, từ bột gạo, đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi…

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

6. Vài phần của Trường Thành được bảo tồn và phục chế, nhưng phần lớn đều đã hoang phế. Từng có thời gian người dân gỡ gạch đá của Trường Thành để xây nhà.

7. Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động sửa chữa, trùng tu.

8. Nơi rộng nhất của tường thành là 30m, nơi cao nhất là 3,65m. Điểm cao nhất của Trường Thành (đỉnh tháp canh) là 7,9m. Vạn Lý Trường Thành có chiều cao trung bình 7,8 mét và rộng khoảng 4,6 – 9,1m để 5-6 con ngựa có thể chạy thành hàng ngang.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
9. Ước tính số người tham gia xây dựng công trình này lên tới 800.000 người.
Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
Hàng trăm ngàn người đã tham gia xây dựng công trình dài nhất hành tinh này.
10. Nhiều người tin rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ trên mặt trăng, nhưng giống như nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3km, điều đó là không thể. Trên thực tế, ta không thể nhìn thấy nó ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000m.
11. Vạn Lý Trường Thành không chỉ là để chống lại quân xâm lược mà còn đóng vai trò như một đường biên giới, nơi thực hiện các luật lệ về giao thương và di cư.
Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
12. Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây dựng Trường Thành cho người Trung Quốc. Nhiều người còn cho rằng bản thân Vạn Lý Trường Thành đã mang hình dáng của một con rồng nằm trên rặng núi.

13. Vạn Lý Trường Thành còn được mệnh danh là “nghĩa trang dài nhất thế giới” vì hàng trăm ngàn người đã chết trong quá trình xây dựng. Một số người được chôn ngay dưới móng tường thành.

14. Các đoạn tường đầu tiên chủ yếu được làm từ đất và đá. Từ thời nhà Minh tường được xây phần lớn bằng gạch.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

15. Vạn Lý Trường Thành bao gồm hàng chục nghìn tháp canh, tháp đèn hiệu, cầu thang, cầu vượt và các lỗ châu mai.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

16. Hầu hết các bức tường thời kỳ xây dựng đầu tiên không còn tồn tại. Vạn Lý Trường Thành chúng ta thấy ngày nay được xây dựng chủ yếu trong thời nhà Minh (1368-1644).

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

17. Vạn Lý Trường Thành không nối liền liên tục mà gồm các đoạn tường được xây dựng bởi nhiều triều đại khác nhau của Trung Quốc.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
Tượng thờ Mạnh Khương Nữ

18. Là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, xung quanh Vạn Lý Trường Thành có rất nhiều huyền thoại. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là chuyện về Mạnh Khương Nữ, vợ một thư sinh bị bắt đi xây Trường Thành vào thời nhà Tần. Đến mùa đông, Mạnh Khương Nữ đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo. Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng mình bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng Mạnh Khương đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của Mạnh Khương vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành
Du khách thăm quan Vạn Lý Trường Thành

19. Vạn Lý Trường Thành là điểm tham quan nổi tiếng và đông khách nhất Trung Quốc, với hàng chục triệu lượt khách mỗi năm.

Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành

20. Đây còn là nơi diễn ra nhiều thử thách thể thao. Ví dụ vào năm 1987, William Lindesay – người Anh – đã một mình chạy bộ 2.470 km trên đoạn Vạn Lý Trường Thành xây trong thời Minh và viết cuốn sách mang tên: “Một mình trên Vạn Lý Trường Thành”.

21. Vạn Lý Trường Thành hiện đang là 1 trong 7 kỳ quan thế giới mới. Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.

Đoạn cuối của Vạn Lý Trường Thành.
Đoạn cuối của Vạn Lý Trường Thành.

Theo Zing VN

Nga: Bảy cột mốc định hình Tổng thống Vladimir Putin

Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bước sang tuổi 70 vào ngày 7/10. Ông ta đã trở thành một nhà cai trị tách biệt, phát động cuộc xâm lược Ukraine tàn khốc như thế nào?

Bảy cột mốc cuộc đời đã định hình tư tưởng của Putin và giải thích sự ghẻ lạnh ngày càng gia tăng của ông dành cho Phương Tây.

Nhập môn judo vào năm 1964

Sinh ra ở Leningrad, nơi vẫn còn dấu ấn đau đớn về cuộc bao vây kéo dài 872 ngày trong Thế chiến thứ hai, Vladimir là một cậu bé không thân thiện và hiếu chiến ở trường – người bạn thân nhất của Putin kể lại rằng “cậu ta có thể đánh nhau với bất kỳ ai” vì “cậu ta không sợ” .

Tuy nhiên, một cậu bé mảnh khảnh nhưng lại hiếu chiến ở một thành phố đầy các băng đảng đường phố cần có một thế mạnh riêng. Ở tuổi 12, cậu đã học sambo, một môn võ thuật của Nga và sau đó là judo. Nhờ quyết tâm và kỷ luật, năm 18 tuổi Putin đã có đai đen judo và đạt hạng ba trong giải đấu quốc gia dành cho lứa tuổi thiếu niên.

Kể từ đó, điều này đã góp phần hình thành nên cái tôi gia trưởng được chăm chút cẩn thận của Putin, nhưng cũng xác nhận niềm tin trong cậu từ sớm rằng trong một thế giới nguy hiểm, bạn cần phải tự tin nhưng cũng phải nhận ra rằng, theo ngôn từ của mình, khi cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi, “bạn phải ra đòn trước, và đánh thật mạnh để đối thủ của bạn không thể đứng dậy”.

Nộp đơn xin việc tại KGB vào năm 1968

Nhìn chung, người ta tránh phải đến 4 Liteyny Prospekt, trụ sở chính của Ủy ban An ninh Liên Xô (KGB) ở Leningrad. Quá nhiều người đã phải trải qua những cuộc thẩm vấn tại đây, cho đến các trại lao động khổ sai Gulag trong thời Stalin.

Nơi này được gọi là Bolshoi Dom, nghĩa là “Ngôi nhà lớn”, là tòa nhà cao nhất ở Leningrad, vì có thể nhìn thấy Siberia từ tầng hầm.

Tuy nhiên, khi mới 16 tuổi, Putin đã bước vào bàn lễ tân trải thảm đỏ và hỏi người sĩ quan khi đó khá kinh ngạc rằng làm cách nào để cậu có thể làm việc cho KGB. Putin được cho biết rằng cậu cần phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc phải có một bằng cấp, vì vậy cậu thậm chí đã hỏi loại bằng cấp nào là tốt nhất.

Câu trả lời mà Putin nhận được là bằng luật – và từ thời điểm đó, Putin quyết tâm tốt nghiệp ngành luật, sau đó cậu đã được tuyển dụng một cách hợp lệ. Đối với Putin, KGB là lực lượng lớn nhất tại đây, mang lại an ninh và sự thăng tiến ngay cả cho những người không có liên hệ với đảng.

Nhưng KGB cũng mang lại một cơ hội để trở thành một người có quyền uy – như chính Putin đã nói về những bộ phim điệp viên mà mình xem thời niên thiếu, “một điệp viên có thể quyết định số phận của hàng nghìn người”.

Putin và một người bạn học judo năm 1971
Chụp lại hình ảnh,Putin và một người bạn học judo vào năm 1971
Bị đám đông người biểu tình bao vây vào năm 1989

Với tất cả hi vọng của mình, nhưng sự nghiệp của Putin tại KGB không bao giờ thực sự đi lên. Putin làm việc tốt, nhưng không thăng tiến. Tuy nhiên, ông đã tự đăng ký học tiếng Đức, từ đó được bổ nhiệm vào các văn phòng liên lạc của KGB ở Dresden vào năm 1985.

Tại đó, Putin ổn định cuộc sống ở nước ngoài, nhưng vào tháng 11/1989, chế độ Đông Đức bắt đầu sụp đổ với tốc độ gây sốc.

Ngày 5/12/1989, một đám đông người biểu tình đã bao vây tòa nhà KGB tại Dresden. Putin khẩn thiết gọi điện thoại đến chốt quân sự của Hồng quân gần nhất để yêu cầu bảo vệ, và họ bất lực trả lời “chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moscow. Và Moscow im lặng.”

Putin biết được nỗi sợ hãi khi quyền lực trung tâm bất ngờ sụp đổ – và quyết tâm không bao giờ lặp lại điều mà ông cảm thấy là sai lầm của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, đó là không phản ứng bằng tốc độ và quyết tâm khi bị chống trả.

Trung gian chương trình ‘Đổi dầu lấy thực phẩm’ vào năm 1992

Putin sau đó đã rời KGB khi Liên Xô sụp đổ, nhưng nhanh chóng làm một công việc mới là trợ lý cho thị trưởng mới theo đường lối cải cách của St Petersburg.

Nền kinh tế rơi tự do, và Putin được giao trách nhiệm quản lý một thỏa thuận để giúp đỡ người dân thành phố, đổi dầu và kim loại (trị giá 100 triệu USD) lấy thực phẩm.

Trên thực tế, không ai nhìn thấy bất kỳ món thực phẩm nào, nhưng theo một cuộc điều tra nhanh chóng bị dập tắt, Putin cùng những người bạn và các băng đảng xã hội đen của thành phố đã bỏ túi số tiền.

Trong “những năm 90 điên cuồng”, Putin nhanh chóng biết được rằng ảnh hưởng chính trị là một thứ có thể kiếm ra tiền và các băng đảng xã hội đen có thể trở thành đồng minh hữu ích. Khi mọi người xung quanh đang kiếm lợi từ vị trí của họ, tại sao ông lại không?

Xâm lược Georgia vào năm 2008

Khi Putin trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, ông hy vọng có thể xây dựng mối quan hệ tích cực với Phương Tây – theo cách riêng của mình, bao gồm cả phạm vi ảnh hưởng trên khắp Liên Xô cũ. Ông mau chóng thất vọng, rồi tức giận, tin rằng phương Tây đang tích cực cố gắng cô lập và hạ bệ nước Nga.

Putin tức giận khi Tổng thống Georgia, Mikheil Saakashvili quyết tâm gia nhập Nato, và nỗ lực của Georgia nhằm giành lại quyền kiểm soát đối với khu vực ly khai Nam Ossetia do Nga hậu thuẫn đã trở thành cái cớ cho một chiến dịch trừng phạt.

Người phụ nữ ở Nam Ossetia khóc thương con trai
Chụp lại hình ảnh,Người phụ nữ ở Nam Ossetia khóc thương con trai

Trong 5 ngày, quân đội Nga đã đánh bại quân đội Georgia và ép buộc một nền hòa bình mang tính sỉ nhục ở Saakashvili.

Phương Tây đã tỏ ra phẫn nộ, tuy nhiên trong vòng một năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó đã đề nghị “thiết lập lại” quan hệ với Nga và Moscow thậm chí còn được trao quyền đăng cai World Cup 2018.

Đối với Putin, rõ ràng điều đó có thể là đúng – và một Phương Tây yếu ớt và không kiên định sẽ bị hụt hơi, nhưng cuối cùng vẫn lùi bước trước một ý chí kiên định.

Biểu tình ở Moscow từ 2011 đến 2013

Niềm tin rộng rãi và có cơ sở rằng cuộc bầu cử quốc hội năm 2011 bị dàn dựng đã làm bùng phát các cuộc biểu tình khi Putin tuyên bố ông sẽ tái tranh cử vào năm 2012.

Được gọi là “Biểu tình Bolotnaya” sau khi Quảng trường Moscow chật kín người, những cuộc biểu tình cho thấy sự phản kháng của công chúng lớn nhất dưới thời Putin.

Nhà lãnh đạo Nga tin rằng các cuộc biểu tình là do Washington khởi xướng, thúc đẩy và chỉ đạo, đổ tội cho cá nhân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Đối với Putin, đó là bằng chứng cho thấy phương Tây đã trở mặt, và hậu quả là ông đang giao chiến.

Biểu tình
Cách ly Covid từ năm 2020 đến 2021

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Putin cách ly một cách không bình thường ngay cả đối với những nhà cai trị độc tài theo chủ nghĩa nhân vị.

Bất kỳ ai đến gặp ông đều bị cách ly trong hai tuần và sau đó phải đi qua một hành lang chiếu tia cực tím để diệt vi trùng và phun chất khử trùng.

Trong thời gian này, số lượng các đồng minh và cố vấn có thể gặp trực tiếp Putin đã giảm đáng kể xuống chỉ còn một nhóm nhỏ đồng minh và thân tín.

Ít tiếp xúc với nhiều ý kiến khác và thậm chí hiếm khi thấy đất nước của mình, Putin dường như đã “học” rằng tất cả các giả định của ông là đúng và tất cả các định kiến ​​của ông là chính đáng, và mầm mống cuộc xâm lược Ukraine đã được định hình.

Mark Galeotti / Học giả & nhà văn / BBC

Giáo sư Mark Galeotti là một học giả và nhà văn, tác phẩm của ông bao gồm cuốn sách ‘We Need To Talk About Putin and the forthcoming Putin’s Wars’.

Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước như thế nào?

Đảng Cộng sản hiện diện trong mọi mặt của đời sống ở Trung Quốc

Kể từ 1/10/1949, Trung Quốc được điều hành bởi một đảng – Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vai trò lãnh đạo của đảng được ghi trong hiến pháp và đảng kiểm soát chính phủ, cảnh sát và quân đội.
Với khoảng 90 triệu thành viên, nó được tổ chức giống như một kim tự tháp, với Bộ chính trị và cuối cùng là chủ tịch nước, hiện là Tập Cận Bình, ở trên cùng.
Một kim tự tháp được kiểm soát từ trên đỉnh

Khoảng 7% dân số là thành viên của đảng – tư cách đảng viên trung thành là cần thiết cho bất kỳ ai muốn thành công ở Trung Quốc, cho dù trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay thậm chí là giải trí.

Đảng viên bao gồm những người như tỷ phú như Jack Ma của Alibaba hay Ren Zhengfei của Huawei, và thậm chí cả những người nổi tiếng như nữ diễn viên Phạm Băng Băng.

Đảng Cộng sản không dung thứ cho những người bất đồng chính kiến. Không có đảng đối lập thực sự nào được cho phép và những người chỉ trích chính phủ có nguy cơ bị đàn áp.

Bắt đầu từ cấp địa phương, các tổ chức đảng bầu ra cơ quan cấp trên của họ – và điều này được thực hiện với tất cả vai trò lãnh đạo cao nhất.

Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra Ủy ban trung ương mà sẽ bầu ra Bộ chính trị.

Các cuộc bầu cử này thường được quyết định và thông qua trước và quyền lực thực sự thuộc về Bộ chính trị.

Đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình. Đầu năm 2018, đảng này đã bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước, cho phép ông có thể tại vị vô thời hạn.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản diễn ra hai lần mỗi một thập niên, sẽ diễn ra vào cuối tháng này, ông Tập được kỳ vọng sẽ được nhiệm kỳ thứ ba tại vị.

Bộ chính trị toàn quyền

Ở đỉnh cao của kim tự tháp quyền lực của Trung Quốc là Bộ chính trị, cơ quan đảm bảo đường lối của đảng được duy trì và kiểm soát ba cơ quan quan trọng khác:

Hội đồng Nhà nước là chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng – hiện là Lý Khắc Cường – người đứng sau chủ tịch nước.

Vai trò của nó là thực hiện các chính sách của đảng trên toàn quốc, chẳng hạn như quản lý kế hoạch kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước.

Mối liên hệ giữa quân đội và đảng có từ thời Thế chiến thứ hai và cuộc nội chiến sau đó. Mối quan hệ chặt chẽ được thể chế hóa bởi Quân ủy Trung ương, lãnh đạo các lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Họ có quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của đất nước và hơn 2 triệu quân nhân, quân đội lớn nhất thế giới.

Sự kìm kẹp gia tăng từ trên xuống

Dưới thời Mao Trạch Đông – người sáng lập, Đảng Cộng sản điều hành một nhà nước xã hội chủ nghĩa toàn trị.

Trung Quốc đã nghèo nàn khi Mao nắm quyền kiểm soát vào năm 1949 – và những nỗ lực của ông nhằm công nghiệp hóa nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp phần lớn của đất nước đã chứng tỏ một thảm họa. Kết quả là nạn đói, giết chết hàng chục triệu người.

Sau đó, sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa khi Mao hoang tưởng cố gắng thanh trừng các đối thủ của mình trong đảng.

Việc ông kêu gọi thanh niên Trung Quốc làm điều tương tự trên khắp cả nước đã gây ra bạo lực khi mọi người quay lưng lại với nhau, và hàng triệu người bị nhắm mục tiêu là những kẻ phản bội lý tưởng của một Trung Quốc Cộng sản.

Nó kết thúc với cái chết của Mao vào năm 1976.

Trong những năm sau đó, Trung Quốc dần mở cửa với thế giới.

Sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình, một nhà lãnh đạo đảng từng bị nhắm đến trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đã mang lại những cải cách kinh tế lớn và cuối cùng là tăng trưởng vượt bậc.

Hy vọng về cải cách chính trị bị khuấy động khi thương mại gia tăng và căng thẳng với phương Tây dường như tan băng – nhưng Đảng vẫn giữ được quyền kiểm soát, đôi khi phải dùng đến các chiến thuật tàn bạo như vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.

Tập Cận Bình
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Tập có quyền lực vô song ở Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình, người trở thành chủ tịch nước năm 2012, ngày càng trở nên độc tài, được cho là hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ thời Mao.

Việc kiểm duyệt trực tuyến ngày càng gia tăng, các vụ bắt bớ các nhà hoạt động, đàn áp các đảng viên cấp cao – được gọi là thanh trừng các đối thủ, mà ông Tập phủ nhận.

Một số quốc gia cũng cáo buộc Trung Quốc phạm tội diệt chủng thông qua việc đàn áp dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

Truyền thông và internet của Trung Quốc – bao gồm cả mạng xã hội trong nước như Weibo – được quản lý chặt chẽ. Không có gì lạ khi toàn bộ các cụm từ hoặc từ tìm kiếm bị loại bỏ.

Sự kiểm soát gần như toàn bộ đối với truyền thông đã giúp Đảng – và ông Tập – gây chấn động dư luận và thực thi quyền kiểm soát.

Theo BBC