7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn

Ai yêu thiên nhiên, yêu cây xanh đều muốn sống trong không gian tươi tắn, trong lành. Dù không có vườn, bạn vẫn có thể tạo cho không gian bên trong một màu xanh mát mắt nhờ những bí quyết nho nhỏ dưới đây.

Vì rất nhiều lý do khác nhau mà bạn chẳng thể tạo không gian xanh mát bên ngoài được mãi, có thể là do mùa đông quá lạnh cây cảnh không sống được, có thể do mùa mưa nhiều làm cây ngoài ban công thường xuyên ngập úng, cũng có thể do nhà không có khoảng rộng bên ngoài cho thú vui trồng cây… 

Tất cả những lý do ấy đều thuyết phục để bạn tạo nên một không gian xanh ngay bên trong nhà mình.

1. Tạo sự kết nối giữa trong và ngoài

Một căn phòng kín bưng với bốn bức tường chắc hẳn sẽ ít loài cây có thể sống khỏe mạnh và tươi tốt. Vì vậy, việc lựa chọn không gian để bố trí cây xanh là điều vô cùng cần thiết. Trước khi lựa chọn được khu vực trồng phù hợp, hãy lưu tâm đến sự kết nối bên trong và bên ngoài của căn phòng.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 1.

Cây xanh là một phần mang lại nhiều điều thú vị về cuộc sống

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 2.

Cây muốn xanh, muốn khỏe luôn cần đến ánh sáng ngập tràn. Ánh sáng và gió bên ngoài có thể được thông qua cửa chính hay các ô cửa kính, cửa sổ rộng mở kết nối liền mạch. Khoảng không gian bên trong được sáng bừng sức sống nhờ yếu tố đầu tiên không kém phần quan trọng này.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 3.

2. Vị trí đặt cây xanh

Đặt cây xanh trồng trong nhà cần lưu ý đến hai yếu tố, đó là cần có một vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên và lưu tâm đến vấn đề thẩm mỹ. Bạn nên đặt cây ở gần cửa sổ, gần lối vào nhà, ở những vị trí giúp lá cây có thể quang hợp. Tránh những vị trí đặt quá nhiều đồ đạc và có phần thiếu ánh sáng. Điều này dễ khiến xung quanh nơi trồng cây phát sinh muỗi và côn trùng khác.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 4.

3. Tạo điểm nhấn cho không gian bằng cây xanh

Ngoài vị trí cần thiết cho cây phát triển, hãy chọn lựa giống cây, chậu cây phù hợp. Đặt cây làm đẹp không gian, không phải không gian nội thất làm đẹp cho cây. Vì thế, trong mọi trường hợp chỉ nên điểm xuyết cây xanh có kích thước và tán nhỏ hơn so với nội thất chính.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 5.

Cây xanh làm tôn lên vẻ đẹp nền nã của nội thất

4. Tạo điểm nhấn từ chậu trồng

Với những không gian chính, những khu vực chức năng sinh hoạt chung của gia đình thường được ưu ái trồng cây xanh. Để làm nên vẻ đẹp đặc biệt cho căn phòng, hãy lưu tâm đến chậu trồng. Bạn có thể lựa chọn chậu trồng cùng chất liệu, hoặc cùng kích thước, hoặc cùng màu sắc… Những yếu tố mang tính kết nối đều tạo điểm nhìn đặc biệt cho không gian.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 6.

5. Tạo điểm nhấn từ cây

Đừng chọn cách đặt ngẫu hứng một chậu cây ở vị trí bất kỳ trong phòng chỉ với mục đích mang đến không khí trong lành và sắc xanh tươi cho không gian. Bởi nếu chưa biết cách sắp xếp, không gian sẽ trở nên lộn xộn hơn khi có sự hiện diện của những chậu cây. Vì thế, trước khi đặt cây, bạn hãy tìm vị trí phù hợp, tìm cách sử dụng cây trong việc trang trí để tăng vẻ đẹp cho không gian.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 7.

Bạn có thể đặt cây dọc theo các bức tường, dọc theo bệ cửa sổ hay dọc theo lối vào cũng là một gợi ý thú vị. Với những cây to, bạn có thể đặt ở góc phòng tạo điểm nhấn. Nếu yêu thích vẻ đẹp đối xứng, hãy đặt cây ở hai góc đối diện nhau cũng có thể tạo hiệu ứng thẩm mỹ tốt cho không gian.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 8.

Có thể tăng tính thẩm mỹ bằng cách tạo sự đối xứng cho những chậu cây khi đặt

6. Chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm

Ngoài ánh sáng trực tiếp, để các chậu cây phát triển tốt còn cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng. Đó cũng là yếu tố quan trọng duy trì sự sống của các loại cây khi trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện thời tiết để bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm bên trong nhằm phù hợp cho cây thuận lợi sinh trưởng.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 9.

Trồng cây trong nhà cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 10.

Tùy từng điều kiện thời tiết để có cách chăm sóc phù hợp

7. Thêm sự liên kết của nội thất với cây xanh

Cây xanh khi trồng trong nhà có thể sẽ trở nên duyên dáng và đẹp đẽ hơn khi có sự liên kết hài hòa giữa nội thất và màu của cây. Vì thế, ngoài việc chọn lựa cửa kính để ánh sáng và thiên nhiên bên ngoài như hòa mình với không gian bên trong, bạn có thể sơn tường, chọn giấy dán tường hay họa tiết của nội thất với những gam màu gốc tự nhiên. Chắc chắn không gian trồng cây sẽ đẹp một cách tinh tế và ấn tượng.

7 điều lưu ý để trồng cây cảnh trong nhà tươi tốt như ngoài vườn - Ảnh 11.

Góc xanh tươi duyên dáng với họa tiết thiên nhiên kết hợp với cây xanh

Theo Decoist / Trí thức VN

Top 7 phong cách sống lý giải tại sao người Bắc Âu được coi là hạnh phúc nhất thế giới

Người Bắc Âu có rất nhiều triết lý sống khác biệt với phần còn lại của thế giới và điều đó giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Hàng năm, các nước thuộc khu vực Bắc Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland luôn đứng đầu danh sách những quốc gia có người dân hạnh phúc nhất thế giới. Bí kíp hạnh phúc của họ không chỉ đến từ chất lượng đời sống vật chất cao, phúc lợi xã hội tốt mà quan trọng hơn cả vẫn là lối sống, tư tưởng. Mỗi quốc gia Bắc Âu lại có “công thức” chăm sóc sức khỏe tinh thần và tận hưởng cuộc sống riêng mà chúng ta có thể học tập.

Sisu của người Phần Lan: đề cao sức mạnh nội tâm

Năm 2017, The Times đưa khái niệm Sisu của Phần Lan vào danh sách các phong cách sống với ý nghĩa đại khái như sau: “Nếu bạn cần thực hiện việc gì đó, hãy làm ngay bằng bất cứ giá nào”. Sisu là viết tắt của sự kiên cường và lòng dũng cảm, bỏ qua những lời nói không cần thiết và những cảm xúc thái quá từ người khác để thực hiện điều mình muốn làm.

Tư tưởng Sisu cũng bao gồm cả việc phản đối những lời tán gẫu, phàn nàn và khoe khoang vô nghĩa. Nhờ triết lý lâu năm này mà người Phần Lan đánh giá cao sự bình đẳng xã hội và rèn được tính bình tĩnh, kiên trì và tự chủ.

Lagom: triết lý “biết đủ” của người Thụy Điển
Lagom: triết lý “biết đủ” của người Thụy Điển

Lagom là một kỹ năng đặc biệt cần thiết với người Thụy Điển để sống một cuộc sống cân bằng. Theo nghĩa đen, khái niệm này có thể được dịch là “vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít”. Lagom có mặt ở khắp mọi nơi trong xã hội Thụy Điển, bao gồm cả kinh tế và quản lý kinh doanh.

Arbejdsglæde: cách người Đan Mạch yêu công việc
Arbejdsglæde: cách người Đan Mạch yêu công việc

Khả năng tận hưởng những công việc mà bạn làm ít nhất 8 tiếng mỗi ngày được người Đan Mạch rất chú trọng. Arbejdsglæde là một khái niệm đề cao cách làm việc vừa chuyên nghiệp vừa cân bằng, tận hưởng niềm vui mà công việc tạo ra.

Để có thể thực sự làm việc với tâm thế arbejdsglæde, bạn nên đưa ra câu trả lời trung thực cho các câu hỏi sau: Tại sao bạn lại làm công việc hiện tại? Bạn có đạt được những mục tiêu mình đặt ra? Bạn đã cố gắng hòa đồng với đồng nghiệp và sếp, thực hiện đủ các nhiệm vụ được giao và có đang tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình? Nếu tất cả những câu hỏi này đều có đáp án là không thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc thay đổi công việc của mình. Theo người Đan Mạch, một người thực sự hạnh phúc là khi họ vui vẻ khi đi làm và vẫn cảm thấy như vậy khi về nhà vào buổi tối.

Friluftsliv: yêu mẹ thiên nhiên theo cách của người Na Uy
Friluftsliv: yêu mẹ thiên nhiên theo cách của người Na Uy

Triết lý của friluftsliv là dành thời gian ở một mình với thiên nhiên để trở về với con người thật của chính mình. Việc tìm đến thiên nhiên tươi đẹp không phải chỉ là đi chơi, mà ý tưởng chính là giải phóng bản thân khỏi sự vội vàng và thói quen bận rộn thường ngày. Chỉ có bạn, chiếc ba lô sau vai, và mẹ thiên nhiên. Đừng cầm máy ảnh và đừng đăng về nó trên Facebook – bạn chỉ cần leo lên một ngọn đồi hoặc đi bộ và lưu giữ kỷ niệm cho chính mình.

Gezelligheid: tận hưởng sự gần gũi theo cách của người Hà Lan
Gezelligheid: tận hưởng sự gần gũi theo cách của người Hà Lan

Hà Lan tuy không thuộc bán đảo Scandinavia nhưng họ cũng có quan niệm rất “đẹp” về hạnh phúc. Người Hà Lan tin rằng hạnh phúc về cơ bản đồng nghĩa với sự gắn bó với những người thân yêu của họ. Dành thời gian chất lượng dành cho những người thân yêu, bao gồm cả gia đình, bạn bè luôn giúp tâm trạng con người khác hơn. Có một câu tục ngữ Hà Lan nổi tiếng là “Đi bộ với một người bạn trong bóng tối tốt hơn là đi bộ một mình trong ánh sáng”.

Ở Na Uy, họ cũng có một khái niệm tương tự là Koselig, có nghĩa là một bữa tối vui vẻ dưới ánh nến bên những người bạn tốt.

Kalsarikänni: cách thư giãn mới của người Phần Lan

Kalsarikännit (có nghĩa đen là quần dài mặc ở nhà) là tiếng lóng chỉ việc dành thời gian ở nhà một mình trong bộ đồ thoải mái nhất và uống rượu. Kalsarit là một loại đồ lót, Kännit có nghĩa là say rượu. Người Hà Lan cũng có một thuật ngữ tương tự là Niksen – chỉ khả năng thư giãn bằng cách ngồi không không làm gì và không cảm thấy tội lỗi về nó.

Gluggaveður: Sự lạc quan của người Iceland
Gluggaveður: Sự lạc quan của người Iceland

Gluggaveður là một từ của người Iceland để định nghĩa cảm giác tuyệt vời khi bạn ngồi bên cửa sổ với một tách cà phê hoặc trà nóng, tận hưởng thời tiết từ trong nhà nhưng không muốn ra ngoài để thưởng thức nó. Tất cả những gì bạn cần để Gluggaveður là chiếc áo len ấm áp và quần dài, một cốc nước nóng, một cửa sổ và tâm trạng thoải mái.

Theo Trí Thức Trẻ

Louis XIV: “Vua mặt trời” giúp nước Pháp hùng mạnh

Vua Louis XIV của nước Pháp ở ngôi 72 năm, trở thành vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử nước Pháp và lịch sử châu Âu. Với tài năng của mình, nhà vua đã giúp nước Pháp hùng mạnh nhất, đứng đầu châu Âu cả về văn chương, nghệ thuật, chiến tranh và trị quốc. Chính vì thế mà Louis XIV còn được gọi là “vua Louis vĩ đại” hay “vua mặt trời”.

Vào thế kỷ 17 ở nước Pháp, hoàng hậu Anne sau khi kết hôn với vua Louis XIII thì mang thai đến 4 lần, nhưng cả 4 lần đều không giữ được. Phải đến 23 năm sau khi kết hôn, hoàng hậu mới sinh hạ được một hoàng tử. Vì thế mà mọi người đều xem đây như một món quà, một phép lạ mà thiên đàng ban tặng. Vì thế hoàng tử thường được gọi là Louis-Dieudonné (Louis Chúa ban).

Louis XIV, họa phẩm của Hyacinthe Rigaud năm 1701. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Năm 1643, trước khi mất, vua Louis XIII đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để con trai có thể lên ngai vàng. Vì Louis-Dieudonné còn quá nhỏ nên vua Louis XIII đã thành lập Hội đồng nhiếp chính. Hơn nữa, ông không muốn hoàng hậu Anne đứng đầu Hội đồng nhiếp chính này dù bà là mẹ đẻ của hoàng tử. Tuy nhiên trái với ý nguyện của ông, cuối cùng hoàng hậu Anne nắm giữ vị trí đó. Vua Louis XIV lên ngôi khi chưa đầy 5 tuổi.

Dù Louis XIV ở ngôi Vua, nhưng quyền lực thật sự nằm trong tay thái hậu Anne và hồng y Mazarin. Năm 1649 đến 1653, nước Pháp diễn ra cuộc nội chiến, giới quý tộc các tỉnh tạo liên minh quân sự nhằm chống lại thái hậu Anne và hồng y Mazarin. Nhiều lần thái hậu phải dẫn vua Louis XIV còn nhỏ chạy khỏi hoàng cung để đi trốn. Cuộc nội chiến này có cả sự trợ giúp của quân Tây Ban Nha. Nó đã khiến nền kinh tế suy sụp.

Vua Louis XIII của Pháp, Hoàng hậu Anne và con trai của họ Louis XIV. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Nhiều biến cố xảy ra khiến vua Louis XIV ngay từ nhỏ đã hiểu rằng cần có được quyền lực tập trung vào tay mình mới có thể xây dựng một đất nước phồn thịnh.

Năm 1661, hồng y Mazarin qua đời, vua Louis XIV chính thức trị quốc, nắm thực quyền một cách tuyệt đối.

Nắm được quyền lực rồi, vua Louis XIV rất chăm chỉ làm việc, ông làm việc suốt 8 giờ mỗi ngày. Vua cũng chọn người tài bổ nhiệm vào các vị trọng trọng yếu ví dụ bộ trưởng tài chính Jean Baptiste Colbert. Nhờ có người tài giúp sức mà nền kinh tế và kỹ nghệ nước Pháp phát triển mạnh.

Nhà vua còn là một người rất sùng đạo, luôn tự giao cho mình trọng trách bảo vệ nhà thờ. Ông cũng cầu nguyện hàng ngày dù ở trong bất cứ địa điểm hay hoàn cảnh nào, tuân thủ theo lịch tế lễ.

Vua Louis XIV rất sành nghệ thuật và giúp đỡ rất nhiều các văn sĩ và nghệ sĩ, để họ cống hiện cho nền nghệ thuật nước Pháp. Đơn cử như hai nhà viết kịch lừng danh của nước Pháp là Racine và Corneille đều nhận được sự giúp đỡ của nhà vua.

Bên cạnh đó, vua Louis XIV còn cho xây cung điện Versailles, đây là công trình được xem là tinh hoa nghệ thuật của thế giới với nhiều chuẩn mực như: tính đối xứng; các hành lang nhiều cột; các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại; xen vào sự chính xác này là một số nét nghệ thuật Baroque. Versailles được xem là công trình tinh xảo và tráng lệ nhất châu Âu. Nơi đây ngày nay được xem là niềm tự hào của nước Pháp.

Về quân đội, vua Louis XIV xây dựng được đội quân hùng mạnh nhất châu Âu: 10 vạn quân trong thời bình và 40 vạn quân trong thời chiến. Với sức mạnh của mình, vua Louis XIV muốn thu phục lại các vùng đất trước đây của Pháp và đã đưa quân chinh phạt, khiến lãnh thổ của Pháp mở rộng.

Sự hùng mạnh của Pháp khiến châu Âu lo ngại. Các lực lượng châu Âu quyết định thành lập liên minh để kiềm chế bớt sức mạnh của Pháp. Liên minh có sự tham gia của Áo, Thụy Điển, các ông Hoàng Hà Lan, Anh, các ông Hoàng thuộc vùng đất của Đức ngày nay.

Vua Loui XIV. (Tranh: Histoire-image.org, Public Domain)
Để củng cố sức mạnh của mình, vua Louis XIV đã nhờ tới Sébastien Le Prestre (còn gọi là Vauban) là Hầu tước xứ Vauban. Đây là người đã giúp nhà vua xây dựng các pháo đài ở biên giới nước Pháp, gọi là Vauban. Các bệ pháo đặt bên trên pháo đài cũng dễ dàng tiêu diệt quân tấn công. Pháo đài Vauban thời đó nổi tiếng trong lịch sử châu Âu và được xem là bất bại.

Thành Besancon do chính Vauban thiết kế. Ngày nay là di sản thế giới được UNESCO công nhận. (Ảnh: Franche-Comté, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Tháng 9/1688, Thống chế Duras và Vauban thống lãnh 3 vạn quân tiến đánh các vùng đất bên trái sông Rhine nhằm tạo thành vùng đệm ngăn cách dân Pháp và dân Đức. Quân Pháp nhanh chóng chiếm được các vùng đất thuộc Đức ngày nay như Mannheim, Frankenthal, Oppenheim, Worms, Bingen, Kaiserslautern, Heidelberg, Speyer.

Sau 8 năm chinh chiến, quân Pháp và đồng minh đã đánh bại các đội quân của Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh và các Vương công Đức. Đến năm 1694, nước Pháp bị mất mùa, quân Pháp phải trải ra để đối phó liên quân nên không thể chiến thắng trên mọi mặt trận. Vì thế mà một hiệp ước hòa bình đã được ký kết năm 1697.

Vua Louis XIV trong chiến trận. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)
Tuy nhiên, tình hình châu Âu lại một lần nữa biến đổi khi vua Tây Ban Nha, người nắm giữ một đế chế rộng lớn, phải chọn người kế vị trong khi ông lại không có con. Lần này, vua Louis XIV dấn thân vào một cuộc chiến khác kéo dài cho đến gần cuối đời ông, khiến nước Pháp kiệt quệ. Nó chỉ thật sự kết thúc năm 1714, sau nhiều hiệp ước được ký kết rải rác. Về cơ bản, Louis XIV đã khôi phục lại lãnh thổ cho Pháp và các đồng minh của Pháp, đồng thời chiếm thêm được một số vùng lãnh thổ nhỏ và hai hòn đảo.

Điều nuối tiếc duy nhất của vua Louis XIV có lẽ là ông đã bị cuốn vào những cuộc chiến tranh trong suốt cuộc đời của mình. Trước khi mất, vua Louis XIV nói với người cháu rằng: “Cháu ạ, một ngày cháu sẽ là vị Quân chủ vĩ đại. Đừng bắt chước tính hiếu chiến của ta. Hãy luôn hành xử dựa theo Chúa và khiến cho thần dân phải trọng vọng Người. Ta đau lòng mà thấy đã để cho thần dân trong tình trạng như thế.”

Những công lao xây dựng nước Pháp và chinh phục khắp nơi khến vua Louis XIV được mệnh danh là “Vua Mặt Trời” và là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước Pháp, được xem là nhân vật trung tâm ảnh hưởng lớn nhất đến châu Âu trong thời kỳ ông tại vị.

Trần Hưng / Trí thức VN

Chiến thuật kinh doanh đại tài của Apple: Bán ‘nỗi sợ’ dưới vỏ bọc của ‘sự đổi mới’

Chiến thuật kinh doanh đại tài của Apple: Bán ‘nỗi sợ’ dưới vỏ bọc của ‘sự đổi mới’
“Apple từng bán nhiều thứ tuyệt vời, còn giờ đây, những gì họ bán là nỗi sợ”, một tờ báo nhận định.

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple năm 2013, Phil Schiller – Phó Chủ tịch marketing toàn cầu của công ty, đã tự hào giới thiệu sản phẩm Mac Pro mới. Tuy nhiên, ông đã nói một câu khiến mọi người bất ngờ: “Không thể đổi mới hơn được nữa”.

Thời điểm đó, Apple vẫn áp dụng triết lý thiết kế “chúng tôi biết bạn muốn gì trước khi bạn biết điều đó”. Mặc dù vậy, sản phẩm mới lại không được người dùng đón nhận tích cực.

2 năm kể từ khi Steve Jobs qua đời (ông mất năm 2011), Apple bị đánh giá là không biết người dùng muốn gì và quá trình đổi mới của họ có xu hướng chậm lại. Các buổi ra mắt sản phẩm năm 2013 và 2014 của “nhà Táo” bao gồm yếu tố như tăng kích thước điện thoại, giới thiệu đồng hồ thông minh – những thứ đã có từ lâu trong các dòng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà công ty từng không để tâm đến.

 Chiến thuật kinh doanh đại tài của Apple: Bán ‘nỗi sợ’ dưới vỏ bọc của ‘sự đổi mới’  - Ảnh 1.

Steve Jobs tại một sự kiện ra mắt của Apple (Ảnh: Internet).

Apple Watch và AirPods: Cả hai đều là sản phẩm bổ sung đem lại lợi nhuận cao, rất thích hợp để bán cho người dùng iPhone. Business Insider ví chúng như “khoai tây chiên” và “đồ uống” bán kèm cùng hamburger.

Đó là câu chuyện của quá khứ. “Tua” nhanh đến tháng 9/2022, sau khi xem sự kiện giới thiệu sản phẩm mới nhất của Apple, có lẽ không ít người nhận ra rằng sự đổi mới của gã khổng lồ này không chỉ chậm lại mà còn đang ở mức cao, ít nhất là ở thời điểm này.

Thậm chí, một số người còn gọi điều đổi mới duy nhất mà Apple giới thiệu là “sự nhàm chán”.

Apple đã giới thiệu một loạt các sản phẩm với những thay đổi nhỏ được “ngụy trang” dưới dạng tính năng. iPhone 14 không khác nhiều so với iPhone 13 hoặc iPhone 12. Ngay cả với “Photonic engine” (công nghệ chụp ảnh thuật toán, kết hợp phần cứng với phần mềm để nâng cao chất lượng ảnh chụp trong môi trường thiếu sáng), mọi người cũng khó phân biệt được ảnh do iPhone 14 chụp với iPhone đời cũ hơn.

 Chiến thuật kinh doanh đại tài của Apple: Bán ‘nỗi sợ’ dưới vỏ bọc của ‘sự đổi mới’  - Ảnh 2.

CEO Tim Cook (Ảnh: Internet).

Theo Business Insider, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, Apple đã cho ra đời nhiều sản phẩm không thực sự thu hút. Dù vậy, với danh tiếng vốn có, họ vẫn bán được hàng chục triệu sản phẩm trên thế giới. Điều này đã giúp công ty đạt mức định giá hàng tỷ USD – điều mà các cổ đông đánh giá cao nhưng lại là sự thất vọng với những người tiêu dùng mong chờ sự đổi mới.

Trong khi đó, dưới thời Steve Jobs, Apple thực sự biết người dùng muốn gì trước khi họ nhận ra điều đó. Apple bán khát vọng sở hữu sản phẩm như một thứ gì đó có thể trao quyền cho người tiêu dùng. “Không người nào yêu cầu iPod hay iPhone nhưng Apple biết họ cần chúng, hoặc ít nhất muốn chúng”, một người nhận xét.

Còn ngày nay, Apple lại cho rằng người dùng cần những thứ mà họ không muốn. Chẳng hạn, công ty cho rằng người dùng cần thiết bị ngày càng mỏng hơn – không giống cách Heinz thuyết phụ thị trường rằng “dày hơn” sẽ tốt hơn khi quảng bá sản phẩm tương cà của mình.

Business Insider nhận định rằng gần đây, Apple đã bắt đầu bán “nỗi sợ” hơn là sự đổi mới. iPhone hiện có tính năng kết nối với vệ tinh để kêu gọi sự giúp đỡ khi người dùng bị mắc kẹt trong tình huống nguy hiểm. Bên cạnh đó là tính năng phát hiện va chạm và gọi 911 trong trường hợp người dùng bị tai nạn ô tô.

 Chiến thuật kinh doanh đại tài của Apple: Bán ‘nỗi sợ’ dưới vỏ bọc của ‘sự đổi mới’  - Ảnh 3.

Apple Watch thì sao? Nó không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà các tính năng của nó có thể cứu mạng bạn. Trên thực tế, đã có một số người được cứu nhờ sản phẩm này nhưng hãy nhìn nhận cách Apple quảng cáo.

Ví dụ: Nếu không yên tâm về cha mẹ già, hãy tặng họ Apple Watch để được thông báo nếu họ bị ngã hay nếu du lịch 1 mình trên sa mạc, Apple Watch Ultra sẽ phát ra tiếng hét có khả năng giúp bạn được đội cứu hộ tìm thấy khi gặp tai nạn. Hay nói cách khác, Apple ngụ ý rằng: “Nếu bạn muốn sống sót, hãy mua sản phẩm của chúng tôi”.

Một số người dùng khó tính nói rằng đây không phải những tính năng truyền cảm hứng mà là những thứ hầu hết người dùng gần như chắc chắn sẽ không cần đến. Business Insider nhận xét những cải tiến mới, truyền cảm hứng của Apple như thời Steve Jobs có lẽ bây giờ đã trở thành quá khứ khiến nhiều người tiếc nuối.

Nguồn: BI, Fast Company / Theo Mộc Tiên / Nhịp sống thị trường / Cafef.VN

Năm lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn

Getty
Chụp lại hình ảnh,Covid đã làm suy yếu Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc khi nước này thích nghi với chiến lược zero-Covid và nhu cầu toàn cầu.

Số liệu tăng trưởng chính thức cho quý ba, dự kiến công bố ​​vào tuần tới – nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụt giảm, sẽ làm tăng khả năng suy thoái toàn cầu. Mục tiêu của Bắc Kinh – tốc độ tăng trưởng hàng năm 5,5% – hiện đã nằm ngoài tầm với, dù các quan chức đã hạ thấp sự cần thiết phải đạt được mục tiêu. 

Trung Quốc đã tránh được sự giảm sút . Năm nay, một số nhà kinh tế không kỳ vọng bất kỳ sự tăng trưởng nào.

Trung Quốc  có thể không phải đối mặt với lạm phát cao như Mỹ và Anh, nhưng lại có những vấn đề khác – công xưởng của thế giới đột nhiên có ít khách hàng hơn cho các sản phẩm của mình cả trong và ngoài nước. Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn như Mỹ cũng đang cản trở sự tăng trưởng.

Và đồng nhân dân tệ cũng vấp phải năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khi nó giảm mạnh so với đô la Mỹ. Đồng tiền yếu khiến các nhà đầu tư lo sợ, tạo ra sự bất ổn trên thị trường tài chính. Nó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc bơm tiền vào nền kinh tế.

Tất cả những điều này đang diễn ra vào thời điểm mà Chủ tịch Tập Cận Bình – ông ấy dự kiến ​​sẽ nắm chắc nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tại Đại hội Đảng Cộng sản (CPC) bắt đầu vào ngày 16 tháng 10.

Vậy chính xác điều gì đang đi sai hướng?

1. Zero Covid tàn phá

Các đợt bùng phát dữ dội ở một số thành phố, bao gồm các trung tâm sản xuất như Thâm Quyến và Thiên Tân, đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các ngành công nghiệp.

Người dân cũng không chi tiền vào những thứ như thực phẩm và đồ uống, bán lẻ hoặc du lịch, gây áp lực lên các dịch vụ lớn.

Về phía sản xuất, hoạt động của nhà máy dường như đã tăng trở lại vào tháng 9, theo Cục Thống kê Quốc gia.

Sự phục hồi có thể là do chính phủ đang chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng.

Nhưng điều này diễn ra sau hai tháng mà hoạt động sản xuất không mở rộng. Và nó đã đặt ra câu hỏi, đặc biệt là kể từ khi một cuộc khảo sát riêng cho thấy hoạt động của nhà máy thực sự đã giảm vào tháng 9, với nhu cầu yếu đi đã đánh vào sản lượng, đơn đặt hàng và việc làm mới.

Nhu cầu ở các nước như Mỹ cũng giảm do lãi suất cao hơn, lạm phát và chiến tranh ở Ukraine.

Các chuyên gia đồng ý rằng Bắc Kinh có thể làm nhiều hơn để kích thích nền kinh tế, nhưng có rất ít lý do để làm như vậy cho đến khi Covid kết thúc.

Ông Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của S&P Global Inc cho biết: “Không có nhiều ý nghĩa trong việc bơm tiền vào nền kinh tế của chúng ta nếu các doanh nghiệp không thể mở rộng hoặc người dân không thể tiêu tiền”.

2. Bắc Kinh chưa làm hết sức

Vào tháng 8, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (203 tỷ USD) để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở hạ tầng và bất động sản.

Nhưng các quan chức có thể làm nhiều hơn nữa để kích hoạt chi tiêu nhằm đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng và tạo công ăn việc làm.

Getty
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Tập đã đích thân thúc đẩy chiến lược Zero Covid

Điều này bao gồm đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, nới lỏng điều kiện vay vốn cho người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và chính quyền địa phương, và giảm thuế cho các hộ gia đình.

Ông Kuijs nói: “Phản ứng của chính phủ đối với sự yếu kém của nền kinh tế là khá khiêm tốn so với những gì chúng ta đã thấy trong các đợt suy yếu kinh tế trước đây.

3. Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang khủng hoảng

Hoạt động bất động sản yếu kém và tâm lý tiêu cực trong lĩnh vực nhà ở chắc chắn đã làm chậm lại tăng trưởng.

Điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế vì bất động sản và các ngành công nghiệp khác  chiếm tới một phần ba Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.

Ông Kuijs nói: “Khi niềm tin vào thị trường nhà ở yếu đi, điều đó khiến mọi người cảm thấy không chắc chắn về tình hình kinh tế nói chung.

Người mua nhà đã từ chối thanh toán thế chấp đối với các tòa nhà chưa hoàn thành và một số nghi ngờ rằng ngôi nhà của họ sẽ bao giờ được bàn giao. Nhu cầu về nhà mới bị giảm sụt và điều đó đã hạ nhu cầu nhập khẩu các vật tư được sử dụng trong xây dựng.

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản, giá nhà tại hàng chục thành phố đã lao dốc hơn 20% trong năm nay.

Với áp lực của các chủ đầu tư bất động sản, các nhà phân tích cho rằng các nhà chức trách có thể phải làm nhiều hơn nữa để khôi phục niềm tin vào thị trường bất động sản.

4. Biến đổi khí hậu đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn

Thời tiết cực đoan đang bắt đầu có tác động lâu dài đến các ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Một đợt nắng nóng gay gắt, sau đó là hạn hán, đã ập đến tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở vành đai trung tâm vào tháng Tám.

Khi nhu cầu về máy lạnh tăng đột biến, nó đã lấn át hệ thống điện lưới ở một khu vực gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thủy điện.

Các nhà máy, bao gồm các nhà sản xuất lớn như nhà sản xuất iPhone, Foxconn và Tesla, đã buộc phải cắt giảm giờ làm việc hoặc đóng cửa hoàn toàn.

Cục Thống kê Trung Quốc vào tháng 8 cho biết lợi nhuận trong ngành sắt thép chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2022 đã giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Kinh cuối cùng đã phải ra tay cứu giúp với hàng chục tỷ USD để hỗ trợ các công ty năng lượng và nông dân.

5. Những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang mất dần các nhà đầu tư

Một cuộc thanh trừng theo quy định đối với các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc – đã kéo dài hai năm – không giúp ích được gì.

Tencent và Alibaba lần đầu tiên báo cáo doanh thu giảm trong quý gần đây nhất – lợi nhuận của Tencent giảm 50%, trong khi thu nhập ròng của Alibaba giảm một nửa.

Getty
Chụp lại hình ảnh,Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản Trung Quốc đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng

Hàng chục nghìn lao động trẻ bị mất việc làm – góp mặt vào cuộc khủng hoảng việc làm khi cứ 5 người từ 16 đến 24 tuổi thì có một người thất nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và tăng trưởng của Trung Quốc về lâu về dài.

Các nhà đầu tư cũng đang cảm nhận được sự chuyển dịch ở Bắc Kinh – một số công ty tư nhân thành công nhất của Trung Quốc đã bị giám sát chặt chẽ hơn khi ông Tập ngày càng siết chặt quyền lực. 

Khi các công ty nhà nước có vẻ đang được ưu ái, các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn.

Softbank của Nhật Bản đã rút một lượng tiền mặt khổng lồ từ Alibaba, trong khi Berkshire Hathaway của Warren Buffet đang bán cổ phần của mình trong nhà sản xuất xe điện BYD. Tencent đã rút hơn 7 tỷ USD khoản đầu tư chỉ trong nửa cuối năm nay.

Và Mỹ đang đàn áp các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

“Một số quyết định đầu tư đang bị hoãn lại, và một số công ty nước ngoài đang tìm cách mở rộng sản xuất ở các nước khác”, S&P Global Ratings cho biết trong một văn bản gần đây.

Thế giới đang quen với việc Bắc Kinh có thể không mở cửa giao thương như xưa – nhưng ông Tập đang mạo hiểm với thành công kinh tế đã tạo nên sức mạnh cho Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây.

uranjana Tewari / Phóng viên Kinh tế Châu Á / BBC