Với 8,7 triệu loài động vật và thực vật trên toàn cầu thì những giống loài dị biệt cũng không phải là quá hiếm.

Chúng ta đang sống trong một thế giới với vô số loài sinh vật đa dạng, ước tính có khoảng 8,7 triệu loài động vật và thực vật trên toàn cầu.

Với rất nhiều sinh vật khác nhau, đôi khi một số trong số các loài có thể rất khác thường và khiến con người tự hỏi liệu chúng có phải là sự thật, một trò đùa phức tạp hay là một tác phẩm siêu thực từ bàn tay của mẹ thiên nhiên?

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 1.

Cây phong lan ballerina

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 2.

Một hòn đá trông vô cùng lạ mắt

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 3.

Hoàng hôn như một chú mèo

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 4.

Ngọn lửa bất diệt ở công viên Orchard, New York

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 5.

Một con vật kỳ lạ trên bãi biển La Gomera

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 6.

Cành cây với lá như chú cá heo

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 7.

Bông hoa hình nhân nhảy múa

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 8.

Một con sóng lớn như muốn nuốt chửng tất cả!

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 9.

Hai chú bướm Icarus gặp nhau

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 10.

Một bông hoa hình đôi môi

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 11.

Một cây nấm lạ tôi tìm thấy trong rừng tối qua

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 12.

Trông như con vịt ấy nhỉ?

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 13.

Lốc xoáy hay mây khổng lồ đây?

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 14.

Một chú ếch trong suốt ở Bắc Mỹ

15 khoảnh khắc diệu kì tới choáng ngợp từ thiên nhiên, tận mắt chứng kiến mà còn không tin nổi - Ảnh 15.

Một chú vẹt vui vẻ hay bông hoa nào kia?

Nguồn: BrightSide

Top 4 người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc

Anh hùng đánh giặc Hung Nô, tổng công trình sư của Tử Cấm Thành, ông tổ pháo binh trong lịch sử Trung Quốc… đều là những nhân tài đến từ nước Việt.

1. Lý Ông Trọng giúp nhà Tần chống giặc Hung Nô

Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân, là một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.

Đến thời Thục An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần.

Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi.

Vua Tần đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. 
Vua Tần đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương.

Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là “Ông Trọng”.

2. Tử Cấm Thành là tác phẩm của người Việt

Tử Cấm Thành Bắc Kinh ngày nay trở thành một biểu tượng văn hóa để người Trung Quốc tự hào với nhân loại. Ít ai biết rằng, tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là một người Việt Nam.

Đó là ông Nguyễn An, sinh vào cuối thời Trần. Theo Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn thì Nguyễn An quê ở vùng Hà Đông ngày nay. Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, giỏi tính toán và có biệt tài về kiến trúc. Bởi vậy, mới chỉ 16 tuổi, Nguyễn An đã có mặt trong các hiệp thợ xây dựng các công trình cung điện của nhà Trần.

Năm 1406, nhà Minh mang quân sang đánh nhà Hồ bắt được cha con Hồ Quý Ly mang về Trung Quốc. Năm 1407, vua Minh xuống chiếu cho các tướng Minh ở nước ta bắt những người học vấn cao, thợ khéo, các thanh niên tráng kiện để mang về Trung Quốc phục vụ cho nước họ. Nguyễn An nằm trong số bị bắt này.

Sang Trung Quốc, Nguyễn An bị sung vào đội ngũ hoạn quan. Vào lúc này, nhà Minh đang cho xây dựng thành Bắc Kinh làm kinh đô. Nghe Nguyễn An có tài kiến trúc lại liêm khiết, vua Minh cho ông phụ trách việc xây Tử Cấm Thành. Các quan lại ở Bộ Công có ý không phục nhưng khi thấy Nguyễn An tính toán rành mạch, đầu nghĩ tay chỉ thành hình, họ cũng vui vẻ phục tùng.

Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn An, Tử Cấm Thành Bắc Kinh đã hoàn thành với một công trình đồ sộ gồm 800 cung và 8.886 phòng trên một diện tích 720.000 m2. Theo phát biểu của GS Trần Ngọc Thêm trên báo Sài Gòn Giải Phóng, công trình này mang những ảnh hưởng kiến trúc Việt Nam rõ rệt. Đó là nguyên tắc “tiền triều hậu thị” nghĩa là cung điện phía trước chợ búa phía sau. Trong khi các hoàng thành trước đó của Trung Quốc hình vuông thì Tử Cấm Thành hình chữ nhật. Nét nổi bật nhất là Tử Cấm Thành có 3 lớp trong khi các kinh thành trước chỉ có 1 hoặc 2 lớp. Theo giáo sư Thêm, đây là biểu hiện tư duy coi trọng số lẻ của người Việt và cũng là sự tương đồng với thành Cổ Loa của ta.

Công lao của Nguyễn An trong việc tổ chức xây dựng Tử Cấm Thành đến nay vẫn được ghi rõ trong các bộ sử cổ của Trung Quốc như Hoàng Minh thông kỷAnh Tông chính thống thực lục.

3. Ông tổ pháo binh ở Trung Quốc

Người Trung Quốc xưa nay được mệnh danh là cha đẻ của thuốc súng. Nhưng ít ai biết rằng chính người Việt Nam lại là thầy dạy đúc súng pháo của người Trung Quốc. Người thày ấy không ai khác, chính là Hồ Nguyên Trừng. Ông là con trưởng của Hồ Quý Ly, có biệt tài về đúc súng, pháo. Sau khi nhà Hồ bị quân Minh tiêu diệt, cha con ông cùng các quan lại bộ thuộc bị bắt về Trung Quốc.

Ở bên Trung Quốc, nhà Minh biết Trừng có tài chế tạo súng thần cơ mới trưng dụng ông, từ đó nước này mới có bước tiến lớn trên con đường sử dụng thuốc nổ vào chiến tranh. Theo Vân đài loại ngữcủa Lê Quý Đôn thì trong sử đời Minh có ghi nhận: “Trừng khéo chế súng, chế ra thần cơ cho triều đình, đến nay tế binh khí đều phải tế Trừng”. Trong sách Thông ký cũng nói: ”Lúc đầu Quốc Triều (chỉ nhà Minh) chỉ có năm quân doanh, ấy là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Năm Vĩnh Lạc xưa (1403-1424) lấy 3000 quân kỵ rợ Hồ đặt dưới lá cờ rồng, lập ra tam thiên doanh. Sau khi nam phạt, học được phép chế thần công thì lập ra thần cơ doanh”.

Giáo sư Trần Quốc Vượng khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cũng xác nhận trong Minh sử có ghi: “Đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao chỉ học được phép đúc thần cơ sang pháo, lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ”. Như vậy, các tài liệu sử học của cả ta và Trung Quốc đều xác nhận rõ ràng, chỉ từ khi có Hồ Nguyên Trừng mới xuất hiện Thần cơ doanh là binh chủng pháo binh đầu tiên của quân đội Trung Quốc và cũng là binh chủng pháo binh đầu tiên của nhân loại. Rõ ràng cha ông chúng ta xưa đã đi trước người Trung Quốc trong kỹ nghệ chế tạo pháo.

4. Trạng nguyên triều Đường

Lịch sử quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc thời phong kiến có nhiều sứ giả Việt Nam vì giỏi ứng đối nên được hoàng đế Trung Hoa phong cho danh hiệu Trạng Nguyên. Tuy nhiên đó chỉ là một dạng danh hiệu danh dự. Nhưng từ thế kỷ 8, khi nước ta còn bị nhà Đường đô hộ, người Việt đã tỏ ra trí tuệ không kém gì dân Trung Quốc.

Năm 784, Khương Công Phụ, một người xuất thân bình dân ở đất Yên Định – Thanh Hóa (lúc đó là quận Nhật Nam dưới thời Đường) đã sang Trường An thi và đoạt danh hiệu Trạng Nguyên, đứng đầu hàng ngàn sĩ tử Trung Quốc.

Theo sách Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa, Khương Công Phụ sinh ra trong một gia đình làm nghề bán thuốc bắc. Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh nên được cha mẹ cho đi học với một ông thày người Trung Quốc vốn là một Nho sĩ đỗ đạt nhưng chán cảnh quan trường lánh sang nước ta ẩn dật. Nhờ được học thày giỏi nên tài năng của Công Phụ ngày càng phát triển.

Trong dịp khảo hạch ở quận, vua Đường chỉ cho sĩ tử An Nam được sang Trường An thi có 8 người nhưng Công Phụ đã vượt qua hết các kỳ khảo hạch và luôn đứng đầu số sĩ tử dự khảo hạch. Đến kỳ thi ở Trường An, ông đã đỗ Trạng Nguyên sau đó đã làm đến Gián nghị đại phu rồi Tể tướng của triều vua Đường Túc Tông.

Đánh giá về Công Phụ, học giả Trung Quốc đời sau vẫn còn nhiều ngưỡng mộ. Học giả La Sĩ Bằng nhận xét: “Thời Đường lấy văn thơ kén quan chức. Người An Nam muốn ra làm quan ắt phải theo lối đó. Công Phụ qua khoa cử làm quan đến chức cao quý như Tể phụ thì thơ văn chắc phải uyên thâm lỗi lạc… Chỉ có trong Toàn Đường Văn, quyển 446 có chép 2 thiên: Bạch Vân chiếu xuân hải và Đối cực trực gián sách. Qua hai thiên văn chương ấy, chúng ta đại khái thấy được bút văn, kiến thức của bậc văn tài”.

Theo Kiến thức VN

Việt Nam vượt Thái Lan sau 8 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Prayut ở những điểm nào?

Hình tư liệu, Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2020 từ Thủ tướng Thái Lan
Chụp lại hình ảnh,Hình tư liệu, Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2020 từ Thủ tướng Thái Lan

Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Chính sách “zero Covid” của Trung Quốc đã khiến nhiều nhóm ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu quyết định dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

BBC Tiếng Thái nhận xét Việt Nam có một nền chính trị ổn định với chính sách xúc tiến đầu tư và chi phí nhân công rẻ, cùng với việc dân số trong độ tuổi lao động cao… là những yếu tố tạo dụng niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, Việt Nam có thể tiếp tục phát triển.

Mười năm trước, người Thái thường đặt câu hỏi khi nào thì Việt Nam có thể phát triển vượt qua Thái Lan. Mặc dù xét trên tổng thể thì dường như trên nhiều phương diện, Thái Lan vẫn đang dẫn đầu trong khu vực.

Nhưng đến hiện tại, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đã phát triển hơn và được đánh giá là đã vượt qua Thái Lan trên nhiều mặt. Đặc biệt là sau khi Thái Lan phải đối mặt với các vấn đề chính trị và các cuộc đảo chính liên tiếp, khiến sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài giảm dần.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn Thái Lan

Cạnh tranh về chính trị và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như các chính sách kiểm soát đại dịch của chính quyền Tập Cận Bình đã trở thành một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là ngành công nghiệp linh kiện điện tử. Từ đó dẫn đến làn sóng hàng loạt công ty di chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, thay vì Thái Lan.

Tiến sĩ Phisit Amnuaykrung, một chuyên gia về Việt Nam học, Giảng viên Khoa Tiếng Việt ngành Nhân văn tại Đại học Kasetsart nói với BBC tiếng Thái rằng: “Nếu nhìn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã vượt qua Thái Lan vào năm 2014, năm mà Thái Lan có đảo chính”.

Mặt khác, Việt Nam ổn định về chính trị và liên tục về chính sách. Do đó, các nhà đầu tư khi cân nhắc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, cần phải xem xét đầy đủ về việc này, đã chọn điểm đến là Việt Nam.

Một chuyên gia khác, chủ trang Facebook có tên Dr.Vietnam với 22.000 người theo dõi giải thích thêm: „Nhìn lại 12 năm trước và xem xét dòng vốn FDI vào khu vực ASEAN, trong năm quốc gia lớn thì Thái Lan nhận được xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 10%”.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam và Thái Lan
Chụp lại hình ảnh,Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam và Thái Lan

Tuy nhiên, 12 năm sau, trật tự đã đảo ngược. Thái Lan chỉ nhận được 10% vốn đầu tư nước ngoài, và khoảng 30% vào Việt Nam.

“Kể từ năm 2014, Việt Nam bất ngờ vượt qua Thái Lan và từ đó luôn vượt Thái Lan, thúc đẩy việc xuất khẩu của họ”.

Mặc dù nền chính trị Thái Lan đã chuyển sang một chính phủ dân cử, nhưng dường như quốc gia này vẫn không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như mong đợi.

“Theo góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ xem lại thời gian Thái Lan thường xuyên xảy ra bất ổn về chính trị cũng như các cuộc biểu tình. Nhưng yếu tố chính thực sự là các yếu tố kinh tế và xã hội, cũng như chính trị, “Tiến sĩ Pisit nói.

Nếu xét về quy mô nền kinh tế, GDP của Thái Lan vẫn lớn hơn của Việt Nam. Năm 2021, GDP của Thái Lan trị giá 16,2 nghìn tỷ Baht, trong khi nền kinh tế Việt Nam là 13,76 nghìn tỷ Baht.

Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng của đầu tư nước ngoài và sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, cùng với sức mua nội địa tăng mạnh, kết quả là Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan. Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Việt Nam vào năm 2022 là 7,2%, trong khi của Thái Lan là 3,1%.

โปสเตอร์ขนาดใหญ่

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất đáng chú ý, song vẫn còn nhiều lĩnh vực cần cải thiện để đạt được các mục tiêu và sự bền vững trong tương lai.

Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới được công bố vào ngày 8/9, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: „Để duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 2-3% mỗi năm, phản ánh hiệu suất lao động cao. Việc này có thể được thực hiện bằng cách đầu tư vào giáo dục, một phần quan trọng của đầu tư và cải cách tổng thể, cũng là sự cần thiết cho sự phát triển lâu dài của Việt Nam”.

โรงงานในเวียดนาม

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị rằng Việt Nam nên đầu tư vào giáo dục ở trình độ đại học để nâng cao năng suất làm việc của quốc gia. Việc này sẽ giúp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và các quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao, sẽ có hơn 3,8 triệu sinh viên Việt Nam theo học đại học, gần gấp đôi số sinh viên Việt Nam vào năm 2019.

Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị rằng Việt Nam phải nâng cấp và mở rộng việc sử dụng công nghệ số, đồng thời phát huy vai trò của các doanh nghiệp tư nhân và giảm bớt các thủ tục pháp lý để tạo điều kiện cho tăng trưởng.

Việt Nam đã vượt qua Thái Lan về xuất khẩu

Trong đại dịch COVID-19, “xuất khẩu” dường như là cách duy nhất mang lại thu nhập chính cho nền kinh tế. Nhưng những hậu quả do cuộc đảo chính đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và đầu tư nước ngoài ở Thái Lan.

Trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam lần đầu vượt qua Thái Lan về doanh số xuất khẩu đạt 230 tỷ USD, trong khi Thái Lan có tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 193 tỷ USD. Từ đó, Việt Nam luôn vượt qua Thái Lan về giá trị xuất khẩu, và cách biệt ngày càng tăng.

Tiến sĩ Pisit giải thích rằng xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, khiến giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng. Và khi xem xét cụ thể vào các mặt hàng xuất khẩu sẽ có những chi tiết thú vị.

Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam và Thái Lan
Chụp lại hình ảnh,Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam và Thái Lan

“Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo chuỗi cung ứng, đặc biệt là hàng điện tử, chip, chất bán dẫn. Đó là một mối lo ngại đối với Thái Lan, “ông nói.

Tiến sĩ Pisit giải thích thêm rằng nếu so sánh các ngành công nghiệp đầu tư vào Thái Lan và Việt Nam, có thể thấy rõ sự khác biệt: các ngành công nghiệp cũ ở Thái Lan đã được đầu tư từ lâu và đang trong quá trình chuyển đổi sang các ngành công nghiệp mới, và sẽ mất một khoảng thời gian chuyển tiếp khá dài. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, các khoản đầu tư đã được bổ sung vào các ngành công nghiệp mới, do đó cho phép Việt Nam phát triển nhanh chóng hơn.

Số lượng FTA của Việt Nam nhiều hơn Thái Lan ba lần

Ông Pisit cũng cho hay đầu tư nước ngoài với Việt Nam vào tất cả các ngành, nhưng nổi bật là nhóm thiết bị điện tử. Ví dụ, tập đoàn Samsung đã chuyển sang đặt cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam. Giá trị sản phẩm làm ra ở Việt Nam của Samsung đóng góp vào xuất khẩu khoảng 20% và những công ty công nghệ lớn như Foxconn, Apple… cũng bắt đầu chuyển nhà máy sang Việt Nam.

Ngoài ra, hầu hết các thương hiệu dệt may và thời trang đã chuyển sang Việt Nam như Nike, Adidas, The North Face và các hãng đồ chơi như Lego.

Tiến sĩ Pisit Amnuaykannan, chuyên gia về Việt Nam học.
Chụp lại hình ảnh,Tiến sĩ Pisit Amnuaykannan, chuyên gia về Việt Nam học

Theo quan điểm của Tiến sĩ Phisit, lợi thế của Việt Nam so với Thái Lan ở thời điểm hiện tại là Việt Nam có số lượng hiệp định thương mại quốc tế (FTA) nhiều gấp ba lần Thái Lan. Điều này có nghĩa là Việt Nam có cơ hội lớn để tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng tên toàn cầu hơn. Trong đó phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP.

“Gần đây nhất, Việt Nam đã ký một Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu EU, độc quyền xuất khẩu thương mại sang EU. Làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến Việt Nam. “

Ngoài ra, còn có những đặc quyền đầu tư hấp dẫn dành cho người nước ngoài. Quá trình đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam diễn ra khá nhanh, vì các cơ quan chức năng của Việt Nam được trao quyền cho phép mỗi tỉnh được tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng được coi là một chỉ số đo lường thành tựu của mỗi tỉnh thành.

Các nhà lãnh đạo thế giới liên tục đến thăm Việt Nam

Câu hỏi về vai trò của Thái Lan trên trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay đã được bàn luận sôi nổi khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định không đến Thái Lan để tham dự Hội nghị cấp cao APEC vì “bận việc gia đình|.

Chuyên gia về Việt Nam phản ánh về sự khác biệt giữa Thái Lan và Việt Nam như sau:

Tổng thống Mỹ Joe Biden không đến Thái Lan để tham dự Hội nghị cấp cao APEC
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Mỹ Joe Biden không đến Thái Lan để tham dự Hội nghị cấp cao APEC

“Nhìn lại trong 5 năm qua, hầu như không có nhà lãnh đạo toàn cầu nào đến thăm Thái Lan để đàm phán về thương mại quốc tế, nếu không tính các diễn đàn toàn cầu. So sánh với trường hợp của Việt Nam, có thể thấy số lượng lãnh đạo các nước liên tục đến thăm nhiều hơn “.

BBC Tiếng Thái tìm hiểu thông tin từ các kênh truyền thông ngước ngoài cho thấy một số nhà lãnh đạo quốc tế hàng đầu đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Năm 2019, khi Việt Nam là chủ tịch ASEAN, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và lãnh đạo các nước Hà Lan, Australia, Campuchia, Lào, Malaysia đều đã đến thăm.

Năm 2016, Hoàng tử William của Hoàng gia Anh và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng tới thăm Việt Nam.

Hình ảnh chuyến thăm của ông Obama trên tường trong một nhà hàng ở Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh chuyến thăm của ông Obama trên tường trong một nhà hàng ở Việt Nam

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-ocha, người đã nắm quyền cách đây 8 năm, khẳng định rằng đầu tư nước ngoài vào Thái Lan vẫn đang tiếp tục theo kế hoạch, đặc biệt là các ngành công nghiệp mới trong đặc khu phát triển phía Đông hoặc EEC, trong khi các mối quan hệ quốc tế đang diễn ra tốt đẹp.

Bà Ratchada Thanadirek, Phó phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng nói với BBC rằng trong thời gian qua, Thái Lan vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao và thương mại với các chính phủ nước ngoài. Đồng thời, luôn thúc đẩy đầu tư giữa khu vực tư nhân Thái Lan và nước ngoài thông qua 3 cơ chế chính là Văn phòng Hội đồng Đầu tư, Bộ Thương mại, và Văn phòng Chính sách Hành lang Kinh tế phía Đông.

โรงงาน

Ngay cả trong đợt bùng phát COVID-19 Chính phủ Thái cũng tiến hành đối thoại công khai đối với các nhà đầu tư đầu tư vào Thái Lan thông qua hệ thống trực tuyến. Đối với các ngành mà Chính phủ Thái Lan chú trọng, như mô hình Sinh học, lưu thông vòng tròn và Kinh tế Xanh (Bio-Circular-Green Economy), để bắt kịp với những thay đổi công nghệ và lấp đầy những khoảng trống trong việc thúc đẩy đầu tư kinh doanh mới liên tục diễn ra trong chuỗi cung ứng.

Bà Ratchada cho rằng những gì đang diễn ra cho thấy chính phủ Thái đang đi đúng hướng. Theo thống kê, các hồ sơ xin xúc tiến đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2022 (từ tháng 1 đến tháng 6) có tổng giá trị là 219,710 triệu baht.

VinFast xuất khẩu xe điện

Tháng 9/2021, tin tức về hãng xe điện BYD mở nhà máy tại Thái Lan, công bố khoản đầu tư trị giá 17,9 tỷ baht đã trở thành tiêu đề trên các mặt báo. Công ty xe điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc này muốn xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện ở tỉnh Rayong của Thái Lan để xuất khẩu.

Đây là một thương vụ lớn và là ngành công nghiệp của tương lai. BYD nói rằng nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024 với công suất sản xuất 150.000 chiếc mỗi năm và được kỳ vọng sẽ giúp Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu.

Tài khoản Facebook Dr. Vietnam xem đây là một động thái hấp dẫn, thu hút các tập đoàn công nghiệp mới đầu tư xuất khẩu và bán hàng nội địa.

VinFast Reveals Its Electric Vehicle Lineup and Technologies at CES 2022 Las Vegas
Chụp lại hình ảnh,VinFast ra mắt mẫu xe điện tại CES 2022 ở Las Vegas, Mỹ.

“Hướng đi này khác với nỗ lực của Việt Nam trong việc học hỏi và sử dụng các mô hình công nghiệp phát triển để định hương đấy nước”, ông giải thích.

Những gì Việt Nam đang làm hiện nay là như Trung Quốc và Hàn Quốc, phát triển doanh nghiệp từ một cơ sở sản xuất để tạo thương hiệu riêng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

“Một trong số đó là VinFast, một hãng sản xuất ô tô điện của Việt Nam. VinFast đã công bố các khoản đầu tư vào Mỹ, với kỳ vọng mở một cơ sở sản xuất ở một quốc gia hỗ trợ ngành công nghiệp này. Và việc có công nghệ vượt trội sẽ giúp họ có thể tự học hỏi, chuyển giao công nghệ và xây dựng hệ sinh thái kinh doanh có lợi cho việc phát triển của sản phẩm”.

โรงงานผลิตรถยนต์ไฟฟ้า

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng có thể còn quá sớm để đánh giá liệu dự án của VinFast sẽ thành công hay không, vì dự án vẫn trong giai đoạn đầu và thua lỗ. “Nhưng tôi tin rằng đây là một nỗ lực tốt, hãy để thời gian chứng minh”, Dr. Vietnam nói.

“Đây là một điều thú vị mà Việt Nam đã dám làm. Nhưng Thái Lan vẫn chưa dám làm “.

Thị trường tiêu dùng – lao động ở Việt Nam ngày càng phát triển

Cơ cấu dân số Việt Nam là một yếu tố quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Xét cả về số lượng công nhân có lương không cao lắm so với Thái Lan, lẫn việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Lý do là Việt Nam có dân số đông và tỷ lệ sinh vẫn ở mức tốt.

dân số trong độ tuổi lao động Việt Nam - Thái Lan

Các nhà kinh tế và chuyên gia cho rằng vấn đề lớn ở Thái Lan với dân số 70 triệu người là việc già hóa dân số. Trong khi đó, Việt Nam có hơn 97 triệu dân, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ sinh đều cao hơn.

Tiến sĩ Niwet Hemwachirawarakorn từ Hiệp hội các Nhà đầu tư Thái Lan, đã trả lời báo chí vào tháng 8 rằng một yếu tố quan trọng khi so sánh Thái Lan và Việt Nam là “dân số Thái Lan đang già đi rất nhiều, tỷ lệ sinh rất thấp và đang trở thành một “xã hội già”, Thái Lan cần tập trung vào việc cải thiện hiệu suất lao động.

เวียดนาม

Trong khi đó, Tiến sĩ Pisit cho rằng mặc dù thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam khoảng 3.600 USD/ năm, thấp hơn so với người Thái với thu nhập bình quân 7.200 USD/ năm, theo số liệu cuối năm 2021. Nhưng với số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn, Việt Nam vẫn được coi là cơ hội cho các nhà đầu tư đầu tư vào cả xuất khẩu và nội địa.

“Nếu nhìn tổng thể khi đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên, các công ty nếu muốn kích cầu bán hàng thì cần phải có các hoạt động quảng bá. Do đó, Việt Nam đã khuyến khích các sự kiện quảng bá bao gồm tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, trong đó có Miss Grand International mà Việt Nam sẽ đăng cai vào năm 2023”.

Staff wait to welcome guests in the lobby of the newly-inaugurated Hanoi Golden Lake hotel, the world"s first gold-plated hotel, in Hanoi on July 2, 2020.
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam mở khách sạn dát vàng đầu tiên trên thế giới vào tháng 7/2020

Chuyên gia về Việt Nam này kết luận rằng nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, Việt Nam có thể cần thêm một khoảng thời gian để đạt mức phát triển kinh tế tương đương với Thái Lan. Nhưng nếu Thái Lan vẫn không giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng, khoảng thời gian này có thể không kéo dài.

Theo BBC tiếng Việt / Watchiranon Thongthep / Phóng viên BBC News Tiếng Thái

Putin chịu thất bại nhục nhã tại vùng lãnh thổ vừa sáp nhập

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn khu vực (Donetsk, Kherson, Luhansk, Zaporizhzhia) thuộc Ukraine thông qua “trưng cầu dân ý” ngày 30 Tháng Chín 2022 (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)

Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức lễ ký sắc lệnh sáp nhập 1/5 lãnh thổ Ukraine vào Nga gồm Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia and Kherson (đây cũng là cuộc sáp nhập cưỡng bức lớn nhất châu Âu từ 1945), lực lượng của ông ta chuẩn bị chịu một thất bại nhục nhã nhất trong cuộc xâm lược.

Putin đã tổ chức hoành tráng lễ ký sắc lệnh sáp nhập các vùng đất lớn chiếm được ở miền Đông và Nam Ukraine vào ngày 30 Tháng Chín, nhưng bữa tiệc của ông ta đã bị làm hoen ố bởi một cuộc phản công chớp nhoáng khiến hàng ngàn binh lính Nga bị mắc kẹt tại một thành phố quan trọng sắp được chính thức sáp nhập vào Nga.

“Đây là ý nguyện của hàng triệu người – Putin hào hứng tuyên bố tại buổi lễ – Từ nay những người dân sống ở Luhansk, Donetsk, Kherson và vùng Zaporizhzhia đã trở thành đồng bào của chúng ta mãi mãi”. Nhưng khi lãnh đạo Nga hả hê, các nguồn tin Ukraine cho biết thành phố chiến lược Lyman, trung tâm quân sự của Nga ở Donetsk, đã bị bao vây và các đường tiếp tế bị cắt. “Tại Lyman, cuộc bao vây quân Nga sắp hoàn tất” – nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko tuyên bố.

Cuộc bỏ phiếu trong cuộc “trưng cầu dân ý” tại Donetsk được thực hiện dưới họng súng (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)

Nếu được xác nhận, đây sẽ là một trong những tổn thất quân sự nghiêm trọng nhất của Nga trong cuộc chiến cho đến thời điểm này. Các lực lượng ủng hộ Kremlin thừa nhận phía Ukraine đã đạt được những bước tiến lớn trong khu vực và gần như đã cô lập được Lyman ở phía Bắc Donetsk. Thành phố nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ Tháng Bảy. Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky viết trên Twitter: “Chúng tôi yêu cầu quân Nga rút ngay khỏi Lyman và đầu hàng. Tất nhiên, chỉ khi nào những người trong Kremlin quan tâm đến mạng sống của binh sĩ họ”.

Đầu tuần này, quân đội Ukraine cho biết đã đạt được nhiều lợi thế tại “thành trì” này của Nga và sắp lấy lại nó, dù Putin tuyên bố khu vực đã thuộc về Nga. Phát biểu ngay sau khi Putin tuyên bố trơ trẽn bốn vùng đất do Nga kiểm soát một phần sẽ được sáp nhập vào Nga, vi phạm luật pháp quốc tế, Tổng thống Volodymyr Zelensky thề sẽ giành lại chúng. “Toàn bộ lãnh thổ của đất nước chúng tôi sẽ được giải phóng khỏi một kẻ thù không chỉ của Ukraine, mà còn của nhân loại, luật pháp và sự thật” – ông nói.

Sự sỉ nhục quân sự mới nhất đối với Moscow đang làm dấy lên mối lo Putin có thể liều lĩnh tấn công theo những cách mới, tàn bạo hơn. Nhưng người Ukraine có vẻ không hề khiếp sợ và sẵn sàng chuẩn bị cho mọi hậu quả vì họ biết mình đang chiến đấu cho sự tồn vong của một dân tộc và cho cả các quốc gia khác. EU và Mỹ cũng thề không bao giờ chấp nhận sự sáp nhập mang tính “côn đồ” của Putin. Những cấm vận mới đã được các bộ trưởng ngoại giao G7 công bố để đáp lại động thái ngỗ ngược của Putin.

Biên tập viên chính trị của kênh truyền hình nhà nước Nga Maxim Yusin cảnh báo Putin có ý định nhấn nút tấn công hạt nhân trong “những ngày hoặc vài tuần tới”, đồng thời nói kháy: “Mọi người cứ nên sống vui vẻ vì sẽ thật đáng tiếc nếu sống trong thời gian ít ỏi còn lại trong sự bi quan!”.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc Ukraine tái chiếm Lyman có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chiến thắng này sẽ củng cố tinh thần binh lính và thúc đẩy quân đội Ukraine tái chiếm Luhansk, trung tâm của khu vực công nghiệp Donbas. Putin đã sáp nhập Donbas sau cuộc trưng cầu dân ý bỏ phiếu giả mạo mà các nguồn tin tình báo phương Tây cho rằng hầu hết là dưới mũi súng.

Trước khi Putin chủ trì buổi lễ sáp nhập bất hợp pháp và đe doạ dùng vũ khí hạt nhân chống lại ai xâm phạm lãnh thổ mới của Nga, quân đội Ukraine không hề chùn bước mà còn vạch ra kế hoạch tấn công đáp trả quy mô lớn và vào các vùng lãnh thổ sáp nhập. “Nếu giành lại Lyman, lực lượng của chúng tôi sẽ cắt đứt hành lang tiếp tế chính cho quân đội Nga ở Severodonetsk và Lysychansk thuộc Luhansk” – Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trên mạng xã hội Telegram.

Đại bại về mặt chiến thuật, quân Nga tiếp tục bắn phá bừa bãi. Trong ảnh là vụ pháo kích nhằm vào một trung tâm sửa chữa và bảo trì xe lửa hành khách ở Kharkiv ngày 28 Tháng Chín 2022 (ảnh: Scott Peterson/Getty Images)

Theo Bộ Quốc phòng Anh, thành công Ukrane vừa đạt được xảy ra cùng lúc Nga gặp khó về công tác tiếp vận và cung ứng. “Việc cung cấp y tế cho quân đội Nga ở Ukraine đang ngày càng tồi tệ hơn” – Bộ Quốc phòng Anh nêu rõ trong bản tin đánh giá chiến tranh hàng tuần vào ngày 30 Tháng Chín. “Một số lính dự bị của Nga mới được huy động đã được lệnh tự tìm dụng cụ sơ cứu nếu bị thương, với lời khuyên các sản phẩm vệ sinh phụ nữ cũng là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả”.

The Daily Beast cho biết, việc quân Nga gặp khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế cho người lính sẽ góp phần làm suy giảm tinh thần chiến đấu và giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bộ binh yếu có nghĩa là Nga vẫn phải trông cậy nhiều vào chiến thuật tấn công từ xa, bắn phá bừa bãi hoặc sử dụng bom hủy diệt hàng loạt. Bộ Quốc phòng Anh tin rằng số người Nga đào thoát qua biên giới đông hơn là số thực sự ra chiến trường sau khi lệnh động viên một phần bắt buộc được Putin ban hành. “Những người có ý định rời Nga và những người đang cố gắng rời Nga thường thuộc thành phần ưu tú và được giáo dục tốt. Khi số lao động đang làm việc bị huy động ra chiến trường và tốc độ chảy máu chất xám ra nước ngoài tăng, tác động kinh tế sẽ rất đáng kể”.

Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ