Bộ tộc Dinka của Nam Sudan: Những người cao nhất ở châu Phi

Người Dinka ở Nam Sudan được cả thế giới biết đến với chiều cao khủng. Quê hương của họ đôi khi được coi là vùng đất của những người khổng lồ.

Người Dinka, còn được gọi là Jieng, là một nhóm dân tộc Nilotic với khoảng 4,5 triệu người sống ở xung quanh các đầm lầy trung tâm của lưu vực sông Nile, chủ yếu phân bố ở Nam Sudan. Ngoài ra, người Dinka còn được biết đến với chiều cao đáng kinh ngạc của họ. Cùng với người Tutsi của Rwanda, họ được coi là những người cao nhất ở Châu Phi và có thể là trên toàn thế giới.

Người Dinka, còn được gọi là Jieng
Người Dinka chủ yếu sống dọc theo sông Nile, từ Bor đến Renk, trong khu vực Bahr el Ghazal, Thượng sông Nile (hai trong số ba tỉnh trước đây nằm ở miền nam Sudan) và khu vực Abyei của Ngok Dinka ở Nam Sudan.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1953-1954, chiều cao trung bình của người Dinka là khoảng 182cm. Đây là một chiều cao khá lớn so với phần còn lại của thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngày nay, tầm vóc của nam giới Dinka có vẻ thấp hơn một chút, điều này có thể do hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và xung đột thường xuyên.

Họ có khoảng 4,5 triệu người, theo điều tra dân số Sudan năm 2008
Họ có khoảng 4,5 triệu người, theo điều tra dân số Sudan năm 2008, chiếm khoảng 18% dân số của Sudan và là bộ tộc dân tộc lớn nhất ở Nam Sudan.

Theo đó, trong cộng đồng khoa học đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận về lý do vì sao người Dinka có thể cao được như vậy. Tuy nhiên cho tới nay, những lời giải thích vẫn chưa được thống nhất. Cách giải thích phổ biến nhất là chế độ dinh dưỡng – một chế độ ăn giàu calo, giàu các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và thịt đã khiến cho cơ thể của họ có thể cao lớn được như vậy.

Người Dinka chủ yếu kiếm sống từ nông nghiệp và mục vụ, họ dựa vào chăn nuôi gia súc để lấy sữa và các phụ phẩm tương tự như những người du mục trên toàn thế giới.

Người Dinka có nguồn gốc từ Gezira ở khu vực ngày nay là Sudan.
Theo những dữ liệu thu tập được, người Dinka có nguồn gốc từ Gezira ở khu vực ngày nay là Sudan. Vào thời trung cổ, khu vực này được cai trị bởi vương quốc Alodia, một đế chế đa sắc tộc theo Cơ đốc giáo do người Nubia thống trị. Từ thế kỷ 13, với sự tan rã của Alodia, người Dinka bắt đầu di cư ra khỏi Gezira, chạy trốn các cuộc tấn công thu thập nô lệ và các cuộc xung đột quân sự khác cũng như hạn hán.

Người Dinka gọi ngôn ngữ của họ là Dinka hoặc “Thuɔŋjäŋ” (Thoŋ ë Muɔnyjäŋ), là một trong những ngôn ngữ Nilotic thuộc hệ ngôn ngữ Đông Sudan. Họ viết bằng chữ cái Latinh với một số ký tự bổ sung.

Cũng giống như nhiều bộ lạc tại Châu Phi khác, người Dinka cũng phải trải qua nghi lễ trưởng thành. Vào một độ tuổi nhất định, các cậu bé sẽ được khắc trên trán một dấu hiệu hình chữ “V” tượng trưng cho quá trình chuyển đổi từ thanh thiếu niên thành nam giới. Đàn ông của bộ tộc Dinka ở Nam Sudan có vết sẹo trên mặt với ba đường thẳng song song trên trán để thể hiện sự dũng cảm với bộ tộc. Việc này thường được thực hiện bởi thầy mo của bộ tộc.

Bộ lạc Dinka là một trong ba bộ tộc phát triển dần dần từ những người định cư ban đầu.
Vào khoảng năm 3000 TCN, ở phía nam Sudan, trên sông Nile, hơn 3 nhóm người chăn nuôi và ngư dân đã định cư tại khu vực đầm lầy lớn nhất này. Bộ lạc Dinka là một trong ba bộ tộc phát triển dần dần từ những người định cư ban đầu.

Về mặt biểu tượng và thực tế, gia súc có tầm quan trọng đối với người Dinka.
Về mặt biểu tượng và thực tế, gia súc có tầm quan trọng đối với người Dinka. Những động vật này tạo thành nền tảng của sinh kế, tôn giáo và cấu trúc xã hội của người Dinka. Các bộ lạc Dinka không giết mổ gia súc chỉ để lấy thịt. Họ coi đó là vật hiến tế cho thần linh. Một lý do chính khác khiến gia súc quan trọng đối với các bộ lạc Dinka là sản phẩm mà họ thu được từ gia súc.

Người Dinka có sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng giữa đàn ông và phụ nữ trong gia đình.
Người Dinka có sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng giữa đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Vợ thường lo việc nấu nướng, và nuôi dạy con cái. Còn đàn ông thì làm việc nhà, chăm gia súc. Hiếm khi xảy ra trường hợp một người đàn ông Dinka vắt sữa bò, nhưng nếu anh ta bắt buộc phải làm vậy, thì anh ta không được phép uống sữa đó và tất cả đàn gia súc của anh ta sẽ chết.

Trước khi người Anh đến, người Dinka đã không sống trong những khu làng
Trước khi người Anh đến, người Dinka đã không sống trong những khu làng, thay vào đó họ sống du canh du cư trong các nhóm gia đình, sống trong nhà cửa tạm thời với gia súc của họ. Nhà cửa có thể được tổ chức thành cụm một hoặc hai có khi lên đến 100 gia đình.

Bộ tộc Dinka sẽ sống trong những túp lều bằng đất sét tròn với mái tranh hình nón.
Theo truyền thống, bộ tộc Dinka sẽ sống trong những túp lều bằng đất sét tròn với mái tranh hình nón. Những ngôi nhà này thường bao quanh bởi khu vườn, ngăn cách nhau là khu rừng cỏ rộng mở. Thông thường, đất vườn chỉ duy trì độ phì nhiêu trong vòng từ 10 tới 12 năm. Sau đó, khu vực này sẽ bị đốt cháy và những ngôi nhà mới được dựng lên ở gần đó.

Người Dinka coi loài bò bản địa là linh vật thiêng liêng không kém gì nguồn sống của họ.
Cũng giống như một số bộ tộc trên thế giới, người Dinka coi loài bò bản địa là linh vật thiêng liêng không kém gì nguồn sống của họ. Những con bò cỡ lớn với cặp sừng dài đã gắn bó với một phần linh hồn của mỗi cá nhân trong bộ tộc. Họ còn có phong tục dùng nước tiểu bò để gội đầu và rửa mặt. Trẻ nhỏ có thói quen ngậm trực tiếp vú bò để uống sữa, còn người lớn vắt sữa làm nguồn dinh dưỡng chính.

Theo PNVN

Ba cái “ngang” của Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Ảnh Trần Văn Lưu.

Nói tới nhà văn Nguyễn Tuân, giới văn nghệ, trí thức không ai không thừa nhận tài văn chương của ông, đặc biệt là thể ký, nhất là tùy bút, Nguyễn Tuân đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm thì quá nửa là tùy bút.

I. Bút danh lạ hoắc

Nói tới nhà văn Nguyễn Tuân, giới văn nghệ, trí thức không ai không thừa nhận tài văn chương của ông, đặc biệt là thể ký, nhất là tùy bút, Nguyễn Tuân đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm thì quá nửa là tùy bút. Tùy bút của Nguyễn Tuân có một văn phong riêng, sâu sắc, uyên thâm, nhưng đá đưa chút ngang ngang, vừa tài ba lại như đài các. Bạn đọc cứ đọc “Tùy bút Sông Đà”, “Bên kia sông Tuyến”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… thì thấy. Thông thường người có tài thì có tật, Nguyễn Tuân có tật ngang ngang, đại để sau đây: Ông có sáu bút danh thì ba bút danh: Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc cũng đã ngang ngang rồi.

II. Các cậu ngại thì ra xe trước

 Lại nữa, nhà thơ Tế Hanh có kể khoảng năm 1973, một đoàn nhà văn Việt Nam gồm Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tế Hanh được Hội Nhà văn Liên Xô (cũ) mời sang thăm. Khi đến thăm nghĩa trang danh nhân thế giới ở Maxcơva, nơi yên nghỉ của các danh nhân nổi tiếng trên thế giới trong mọi lĩnh vực: văn học nghệ thuật, chính trị. Lúc vào nghĩa trang này, người phiên dịch đi theo đoàn đã bố trí cho mỗi người một bó hoa, ai muốn viếng danh nhân nào thì đặt hoa lên mộ danh nhân ấy. Nguyễn Tuân yêu cầu cô phiên dịch mua cho hai bó hoa. Kim Lân đặt hoa lên mộ Êrenbua, còn Nguyễn Tuân đặt hoa lên mộ Sêkhốp và Gôgôn. Đi một đoạn chợt nhìn thấy mộ Khơrúpxốp, Nguyễn Tuân dừng lại thắp hương. Biết Kim Lân và Tế Hanh ngần ngại, Nguyễn Tuân giục Kim Lân và Tế Hanh: “Các cậu ngại thì ra xe trước”.

III. Nếu cắt thì viết lấy mà cắt

Khoảng năm 1968 – 1972, hồi nhà văn Hoàng Quốc Hải còn làm biên Tập tạp chí Sáng tác Hà Nội (nay là Báo Người Hà Nội). Năm đó, giặc Mỹ cho máy bay B52 leo thang ra bắn phá miền Bắc và Hà Nội. Chúng bị quân và dân ta bắn rụng tơi tả, Nguyễn Tuân viết bài về phi công Mỹ bị bắt giam trong dịp Tết âm lịch nhan đề: “Cho giặc tàu bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta”. Nguyên văn tựa đề lúc đầu là “Cho giặc lái Hoa Kỳ nó ăn một cái Tết ta”. Nhưng chữ “giặc lái” nhà văn Nguyễn Tuân lại đánh một cái hoa thị (*) và chú thích: “Người Mỹ lái máy bay”… hoặc “Công dân Hoa Kỳ lái máy bay”…

Thấy ngay cái từ chú thích trên có ý ngang ngang, nhà văn Hoàng Quốc Hải nói với bác Tuân: Thưa Bác…

Hoàng Quốc Hải… e ngại … còn ngập ngừng, nhà văn Nguyễn Tuân biết ngập ngừng điều gì mà ngại nói, Nguyễn Tuân chốp ngay:

– Cậu ngại cái hoa thị ấy phải không? Này, Hoàng Quốc Hải cứ để đấy cho mình chọc Tô Hoài (Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập Tạp chí Sáng tác Hà Nội).

– Thưa bác, số báo này Nguyễn Bắc trực chứ không phải bác Tô Hoài.

  Bác Nguyễn Tuân cười, cầm lấy bản thảo:

– Ờ thôi đưa đây.

Nguyễn Tuân ngồi sửa ngay tại chỗ, gạch xóa mấy dòng, miệng lẩm nhẩm: “Mình chữa lại bản thảo cho Hoàng Quốc Hải”.

Hôm sau, Nguyễn Tuân đến tòa soạn, Hoàng Quốc Hải nhắc: Anh Bắc lại dặn: “Bảo bác Tuân cắt cái đoạn ấy”… Nhưng Nguyễn Tuân quyết không cắt như ý của anh Bắc.

Lần thứ ba bác Tuân lại đến tòa soạn – đúng lúc có Nguyễn Bắc (lúc đó là Phó Tổng biên tập và là Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội).

Thấy Nguyễn Tuân, Nguyễn Bắc reo lên:

– A may quá bác Tuân?

– Gì thế Nguyễn Bắc?

– Cái bài của anh

– Bài làm sao?

– Cái chỗ này anh phải xem lại cho…

 Sau khi hai người tranh luận – người bảo để nguyên, người bảo cắt. Nguyễn Tuân thuyết phục Nguyễn Bắc không nghe, liền đổi sắc mặt bực bội:

– Sao phải cắt?

– Tôi thấy cứng quá!

Nguyễn Tuân đứng lên nói dằn từng tiếng: “Này nhé, anh muốn cắt của tôi thì anh viết lấy mà cắt”.

Nguyễn Tuân quay lưng đi thẳng.

Lê Hồng Bảo Uyên (st) Theo Văn nghệ CA

Những cái chết kỳ lạ của vua chúa trên thế giới

Theo trang Listverse, lịch sử từng chứng kiến nhiều cái chết bất ngờ và kỳ lạ của các bậc vua chúa trên thế giới.

1.  Vua Pyrrhus chết vì bị trúng viên ngói

Vua Pyrrhus chết vì bị trúng viên ngói
(Ảnh: stringfixer)

Pyrrhus là vua xứ Epirus, Hy Lạp cổ đại. Trong trận chiến Argos năm 272 trước Công nguyên, bà mẹ của một người lính Argive đã ném viên ngói trúng vào gáy Pyrrhus. Pyrrhus bị choáng, ngã ngựa và bị đối thủ giết chết.

2. Vua Henry I chết vì ăn quá nhiều cá đèn

 Vua Henry chết vì ăn quá nhiều cá đèn
Vua Henry I. (Ảnh: Reddit)

Khi tới Pháp vào năm 1135, vua Anh Henry I đã ăn cá đèn. Ông bị ngộ độc và tử vong.

3. Công tước xứ Clarence chết đuối trong rượu

Công tước xứ Clarence.
Công tước xứ Clarence. (Ảnh: lifeoficeandfire)

George Plantagenet là Công tước xứ Clarence, Anh. Ông bị xử tử vì tội phản quốc. Tin tức lan truyền rằng ông bị hành quyết và chết đuối trong một thùng rượu vang.

4. Bá tước Sigurd Eysteinsson bị chết bởi răng của người chết

Sigurd Eysteinsson là bá tước xứ Orkney, Scotland. Sau thắng lợi trong một cuộc chiến, ông đã treo đầu của đối thủ vào yên ngựa, không ngờ bị hàm răng vẩu của kẻ thù cào xước chân. Vết thương nhiễm trùng và Sigurd tử vong.

5. Hoàng đế Valerian bị ép uống vàng nóng chảy

Hoàng đế Valerian bị ép uống vàng nóng chảy
Ảnh: ranker

Hoàng đế Valerian trị vì La Mã từ năm 253 đến năm 260. Ông bị bắt trong trận chiến bởi Hoàng đế Ba Tư Shapur I. Valerian thiệt mạng sau khi bị ép uống vàng nóng chảy.

6. Tần Thủy Hoàng chết vì thủy ngân

 Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: zhuanlan)

Tần Thủy Hoàng luôn bị ám ảnh bởi việc cố gắng tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử. “Tiên dược” mà Tần Thủy Hoàng uống có chứa một lượng lớn thủy ngân và các kim loại nặng khác. Việc sử dụng ‘tiên dược’ lâu dài của Tần Thủy Hoàng đã ngấm ngầm giết chết vị vua này.

Theo Vietnam Net

Nhất Linh: Những trang văn trường tồn trước sự phán xét của lịch sử

Nhất Linh là con thứ 3 trong một gia đình có 7 người con là Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm. Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Thế, Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) và Nguyễn Tường Bách.

Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn gồm 7 thành viên: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu. Nghiệp văn của ông cũng gắn liền với 7 truyện dài tiêu biểu: Nắng thu, Đoạn tuyệtĐôi bạnBướm trắng, Lạnh lùngXóm cầu mới và Dòng sông thanh thủy.

Trong 7 tác phẩm của Nhất Linh, đến nay, đã có 5 tác phẩm được ra mắt công chúng trong nước, còn 2 tác phẩm là Xóm cầu mới và Dòng sông thanh thủy – những sáng tác sau năm 1945, thì mới chỉ được biết đến ở hải ngoại.

Nhất Linh và Tự Lực văn đoàn

Tự Lực Văn Đoàn thành lập vào trung tuần tháng 7/1933, gồm toàn bộ nhân viên toà soạn báo Phong Hoá:  Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ.

Mặc dù là người quyết đoán, ông không bao giờ lạm dụng uy thế một ông bầu và một ông chủ báo, hay cố giữ một “khoảng cách” với người cộng sự, như hầu hết các ông chủ báo cốt dùng tờ báo để khoe danh và thăng quan tiến chức. Ông hòa hợp mật thiết với anh em, nhận số lương ngang như anh em, gánh vác tất cả mọi việc không khác gì anh em.

Nhất Linh đã biết đoàn kết cả nhóm lại trong một ý hướng chung do mình xướng xuất, biết truyền niềm say mê mãnh liệt của mình cho người khác, nhất là có con mắt tinh đời, biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người để mỗi tác giả trong văn đoàn trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại.

Như Khái Hưng, được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận thuyết trên các báo Văn học tạp chíDuy tân (dưới bút danh Bán Than) sang viết tiểu thuyết. Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ trào phúng. Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự còn Thế Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho “thơ mới”…

Có ai ngờ được rằng bấy nhiêu lời chỉ bảo tưởng chừng bâng quơ như thế cuối cùng đều có một đáp án chính xác: chỉ sau chưa đầy 3 năm kể từ ngày thành lập, Tự lực văn đoàn nghiễm nhiên là một hàn lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị của văn học được công chúng xa gần thừa nhận. Và mỗi thành viên của nó cũng nghiễm nhiên đóng vai trò ông tổ của cái hình thức sáng tác mà Nhất Linh đã phó cho mình cầm chịch.

Không ai còn có thể tranh ngôi vị cây bút tiểu thuyết tài danh của Khái Hưng. Nói đến giọng thơ trào phúng kế sau Tú Xương ai cũng phải nhường Tú Mỡ. Còn Thế Lữ thì được cả làng “thơ mới” thừa nhận là chủ soái thi đàn. Cũng không thể quên Thạch Lam với những kiệt tác truyện ngắn trữ tình mà về sau ít người sánh kịp. Và Xuân Diệu, người tiếp bước Thế Lữ đem lại sự toàn thắng cho “thơ mới”, phổ vào thơ cái ma lực của những cảm xúc đắm say quyến rũ.

Nhất Linh – Nghệ sĩ đa tài

Nhất Linh trước hết là một nhà văn. Ông còn là nhà văn luôn luôn tìm tòi không ngừng, không mỏi.

Thời Tự lực văn đoàn, vừa cho ra mắt một loạt tiểu thuyết luận đề làm cả một thế hệ thanh niên mê thích, ông lại thoắt chuyển sang dạng tiểu thuyết không cốt truyện, lấy việc phân tích các biến thái tâm lý nhân vật làm chủ điểm (Đôi bạn), rồi lại thoắt chuyển sang dạng tiểu thuyết khơi sâu vào những miền khuất tối, không dễ nhận biết của cái “tôi”, cái thế giới bí mật nhất trong mỗi con người, kể cả sự mò mẫm vô thức trên quá trình cái “tôi” phân thân, tự hủy, ít nhiều mang dáng dấp hiện sinh (Bướm trắng)…

Trong rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Nhất Linh, Đôi bạn đem lại cho độc giả nhiều ấn tượng.

Câu chuyện, xúc cảm, nhân vật, khung cảnh, tất cả đều bao trùm một màu sắc đẹp đẽ vô cùng thanh thản, dễ chịu và nó sẽ khiến một tấm lòng dịu dàng lại. Dĩ nhiên, cái buồn bã bao trùm ở cuốn tiểu thuyết này cũng là một đẹp đẽ ướt đẫm được biện giải bằng một thứ văn phong óng ánh, tươi tốt như nắng ban mai, vừa có nét đưa đẩy gợi cảm, lại điềm đạm như lời thầm thì tự sự.

Chất nội tâm chảy trôi, êm đềm lại khắc khoải của các nhân vật, đặc biệt là Dũng, được Nhất Linh tỏ bày bằng thứ văn chương khoan thai nhàn nhã. Đôi bạn chú trọng vào những “dòng ý thức” của nhân vật, diễn tả tâm lý sâu xa, chứ không còn lưu tâm nhiều đến kịch tính cốt truyện như trong những tác phẩm trước đây của Nhất Linh là Đoạn tuyệt hay Đời mưa gió

Không chỉ là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng, Nhất Linh còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài năng.

Ít ai biết được trước khi đến với văn chương, Nhất Linh từng là sinh viên khóa đầu tiên của trường Mỹ Thuật Hà Nội. Bạn cùng lớp với ông có Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ,Mai Trung Thu, Lê Ang Phan… những người mà sau nầy được xem là lớp họa sĩ tiền phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại.

Mặc dù sau năm 1929 Nhất Linh không sống về nghề vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp nhưng lòng mê say hội họa của ông vẫn theo ông cho đến cuối đời. Ông dùng tài vẽ của mình, theo từng giai đoạn, hoặc để làm báo, hoặc vẽ theo cảm hứng.

Với báo Phong Hóa và Ngày Nay trước kia ông ký tên Ðông Sơn và sau này với Văn Hóa Ngày Nay ông ký tên Nhất Linh trên những bức vẽ. Có một số bức họa rất nổi tiếng của ông như Cảnh phố chợ Đông Phương, hay Cúc xưa

Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam mất ngày 7/7/1963 vì tự vẫn bằng một loại thuốc ngủ rất nặng. Cái chết của ông nhằm phản đối quyết định mà chính quyền đương thời bắt ông ra trình tòa vì tội tham gia đảo chính. Ngày ông phải đứng trước tòa là ngày 8/7/1963.

Sinh thời, nhiều người vẫn nói, kỹ thuật viết văn của Nhất Linh bị chi phối và chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối viết của Lev Tolstoi, nhưng với Nhất Linh cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại là cuốn Đồi gió hú của Emily Brontë. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết duy nhất ông dịch trong đời. Ngay cả lúc quyên sinh, ông cũng nằm cạnh cuốn sách này.

Đúng như di chúc Nhất Linh để lại, đời ông lịch sử sẽ phán xét. Thế nhưng ông đã tự nhận ra rằng: trong cuộc đời của mình, Nguyễn Tường Tam đã thất bại khi làm chính trị, chỉ còn một nhà văn Nhất Linh sống mãi trên văn đàn Việt Nam.

Theo PHONG LINH / TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Chuyên gia Mỹ: 4 dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đang bắt đầu sụp đổ

Chuyên gia Sebastian Mallaby về kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) của Mỹ vào ngày 24/9 đã có bài đăng trên trang Washington Post với tiêu đề “Những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bắt đầu sụp đổ”. Bài viết nêu rõ từ 4 khía cạnh: dịch bệnh, bất động sản, các ‘gã khổng lồ’ công nghệ bị thanh trừng, và vấn đề cơ cấu dân số Trung Quốc.

(Ảnh: Romas_Photo/ Shutterstock)
Ông Malaby đã mở đầu bằng câu hỏi: Liệu Trung Quốc có phải nền kinh tế khổng lồ và sẽ sớm vượt Mỹ về công nghệ? Hay chỉ là “người khổng lồ” ốm yếu đang mắc phải những vấn đề như cơ cấu dân số, khủng hoảng bất động sản và những chính sách phản tác dụng của Chính phủ?

Ông Malaby nói rằng câu trả lời là cả hai điều nêu ra đều có. Nhưng ông nhanh chóng nhấn mạnh điểm yếu của Trung Quốc đang ngày càng lấn át điểm mạnh.

Trong bài viết, ông Malaby đã trích dẫn những phát triển gần đây của Trung Quốc trong thiết bị bay không người lái, thanh toán di động và thiết bị mạng 5G cùng trí tuệ nhân tạo, để minh họa lý do tại sao một số người lo lắng rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ. Nhưng ông cũng cho biết ĐCSTQ phải đối mặt với những thách thức nguy cơ lớn hơn.

Ông chỉ ra năm nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chỉ đạt hơn 3%, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5% của họ. Biểu hiện này là nỗi đau của họ so với cách đây một thập kỷ, khi đó tăng trưởng hàng năm vào khoảng 8%. ĐCSTQ sẽ quy việc suy giảm tốc độ tăng trưởng này là vì “lý do đặc thù”, nhưng tóm lại cho thấy toàn cảnh: Hệ thống độc tài đang đạt đến giới hạn có thể.

Ông Malaby nói vấn đề đầu tiên là COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán). Ở Trung Quốc khi có bất kỳ dấu hiệu bùng phát nào ở đâu là ĐCSTQ nhanh chóng áp dụng biện pháp phong tỏa hà khắc: Thượng Hải, Thâm Quyến cũng như hàng chục thành phố khác từng phải hứng chịu lệnh giới nghiêm tàn khốc, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra tình trạng thiếu lương thực cũng như những khó khăn khác đối với hàng triệu người. Ví như trường hợp kinh khủng tiêu biểu được Bloomberg Businessweek đưa tin: Thị trấn biên giới Thụy Lệ (Ruili) của Trung Quốc giáp với Myanmar, người dân đã bị cấm rời khỏi nhà của họ trong tổng số 119 ngày từ tháng 3/2021 đến tháng 4/2022. Vào thời điểm mà hầu hết các nước trên thế giới đang dần mở cửa kinh tế và thực hiện chính sách “sống chung với virus”, thì “chính sách ‘Zero-COVID’” cực đoan của ĐCSTQ ngày càng khiến người dân Trung Quốc bất mãn. Vào sáng sớm ngày 18/9, một chiếc xe buýt vận chuyển cách ly những người bị COVID-19 ở Quý Châu đã bị lật khiến 27 người thiệt mạng. Dù giới chức địa phương đã lên tiếng xin lỗi nhưng trường hợp như vậy làm sao người dân hết tức giận?
Vấn đề thứ hai mà ĐCSTQ phải đối mặt là bất động sản. Một lần nữa ĐCSTQ đã đưa ra các quyết định chính trị không khuyến khích tiêu dùng tư nhân. Kết quả là chính sách duy ý chí của nhà cầm quyền thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng không lành mạnh. Ông chỉ ra trong 10 năm đầu thế kỷ này, ĐCSTQ đã thao túng tiền tệ giúp họ thúc đẩy xuất khẩu nhưng cũng dẫn đến thặng dư thương mại không bền vững. Động thái tiếp theo của họ là ra lệnh cho các ngân hàng và chính quyền địa phương thúc đẩy ngành xây dựng, tuy một lần nữa thúc đẩy tăng trưởng, nhưng vấn đề chỉ là dùng nợ trong nước thay thế cho nợ nước ngoài. Hệ quả là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã vỡ nợ, những người mua các căn hộ chưa hoàn thiện rất tức giận, hoạt động tẩy chay các khoản thanh toán thế chấp đã lan ra hơn trăm thành phố. Giá nhà đã giảm trong 12 tháng liên tiếp. Do bất động sản thúc đẩy hơn 1/4 nền kinh tế Trung Quốc nên sự sụp đổ của ngành này gây nguy cơ cuộc đại suy thoái trong nền kinh tế Trung Quốc.
Vấn đề thứ ba là bóng đen bao trùm lên lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Vì lý do chính trị, ĐCSTQ không thể dung thứ những “gã khổng lồ” công nghệ khao khát trở thành những người có ảnh hưởng theo phong cách Elon Musk. Những người này niêm yết các công ty trên sàn chứng khoán nước ngoài và thành lập các công ty để giúp sinh viên Trung Quốc nộp đơn vào các trường đại học nước ngoài, nhưng ĐCSTQ đã thẳng tay đàn áp những “gã khổng lồ” công nghệ này, động thái không thể khuyến khích các chuyên gia công nghệ thế hệ tiếp theo thành lập các công ty ở Trung Quốc.

Vấn đề thứ tư là cơ cấu dân số của Trung Quốc. Năm 1979, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách 1 con hà khắc dẫn đến vấn nạn phá thai vì chọn giới tính cho con, hệ quả làm mất cân bằng giới tính và tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng. Cuối cùng vào năm 2016, ĐCSTQ đã chuyển sang chính sách 2 con khi nhận ra tình hình đe dọa châm ngòi khủng hoảng dân số. Trong cảnh lo ngại đó, vào năm ngoái ĐCSTQ đã công bố chính sách 3 con cùng các kế hoạch khuyến khích mức sinh, nhưng đã quá muộn, tỷ lệ sinh của Trung Quốc không có dấu hiệu tăng lên.

“Yêu cấp tốc, cưới thần tốc, sinh con siêu tốc”, Thượng Hải hưởng ứng chính sách 3 con
Lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi do tỷ lệ sinh giảm, và có nhiều lo ngại rằng những thay đổi về cơ cấu dân số của Trung Quốc này có thể dẫn đến chi phí lương hưu cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
BBC dẫn lời một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Wisconsin-Madison, ông Yi Fuxian (Dị Phúc Hiền) nói rằng vì vấn đề dân số nên quy mô nền kinh tế Trung Quốc có thể không vượt qua được Mỹ. Ông cũng cho rằng không giống như các nước phát triển, kinh tế Trung Quốc giống như chiếc máy bay trong khi vẫn đang trên không thì đột nhiên không đủ động lực, giống như máy bay đột ngột hết nhiên liệu, đó sẽ là một thảm họa cho nền kinh tế Trung Quốc và thậm chí là kinh tế thế giới.

Ông Malaby nói rằng tất cả những trở ngại này là nguy cơ, ông đã tweet vào Chủ nhật (25/9) tóm tắt bài viết trên Washington Post của mình: “Mô hình kinh tế tập trung của ĐCSTQ đã đi đến đường cùng”.

Theo Trương Đình, Epoch Times / Trí thức VN

Trung Quốc thực thi quyền lực mềm không mấy thành công tại Việt Nam?

Khái niệm quyền lực mềm xuất hiện tại Trung Quốc hồi tháng 10/2007 khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chính thức đề cập cụm từ này
26 tháng 9 2022
Báo cáo ‘China’s Soft Power in Southeast Asia – Implications for Germany and the EU’ đã tóm lược cách Trung Quốc thực thi quyền lực mềm tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cơ quan nghiên cứu Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) (Đức) tập trung vào Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, những quốc gia có vị trí địa lý lân cận Trung Quốc, và cùng nằm trong khu vực ‘Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường’ (One Belt One Road Initiative).

‘Thương hiệu quốc gia’
Khái niệm quyền lực mềm (soft power) được Giáo sư Đại học Harvard Joseph S. Nye lần đầu tiên đưa ra vào cuối những năm 1980. Theo định nghĩa của ông thì quyền lực mềm của một quốc gia thì tương tự như “thương hiệu” của quốc gia đó, nhằm hai mục đích “thuyết phục” (persuade) và “thu hút” (attract) thay vì cưỡng ép (coercion) và chi trả (payment).

Quyền lực mềm của một nước xuất phát chính từ ba trụ cột chính: văn hóa, giá trị chính trị, như nền dân chủ và nhân quyền (nếu quốc gia đó tôn trọng), và những chính sách quốc gia được xem mang tính chính danh. Một chính phủ có thể ảnh hưởng chính phủ khác thông qua tấm gương của chính mình (như bảo vệ nền tự do báo chí và quyền biểu tình), về các định chế quốc tế (tham vấn quốc gia khác và nuôi dưỡng chủ nghĩa đa phương), và thông qua chính sách ngoại giao (chẳng hạn như thúc đẩy phát triển và nhân quyền), theo Giáo sư Joseph S. Nye.

Khái niệm quyền lực mềm xuất hiện tại Trung Quốc hồi tháng 10/2007 khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chính thức đề cập cụm từ này và nhấn mạnh nhu cầu “tăng cường sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên toàn cầu” vì sự thịnh vượng quốc gia.

Theo bài viết năm 2015 của Giáo sư Khoa học chính trị David Shambaugh từ Đại học George Washington thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sớm nhận ra tầm quan trọng của quyền lực mềm ngay từ năm 2014.

Trong bài viết trên Project Syndicate vào tháng 1/2022, Giáo sư Joseph S. Nye nhận định Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD trong việc xây dựng quyền lực mềm.

Thách thức hiện nay là Trung Quốc phải thực thi chiến lược quyền lực thông minh. Nếu Bắc Kinh có thể kết hợp giữa quyền lực cứng ngày càng gia tăng với quyền lực mềm, thì ít có khả năng kích hoạt các liên minh đối trọng, theo Giáo sư Joseph S. Nye.

Trung Quốc thực thi quyền lực mềm
Chụp lại hình ảnh,Trung Quỗc năm con hổ
‘Không mấy thành công’

Phần phân tích về Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Theo báo cáo, quyền lực mềm của Trung Quốc ở Việt Nam có thể thấy qua các lĩnh vực ngoại giao, văn hóa và giáo dục, truyền thông, kinh tế – thương mại.

Theo nghiên cứu, trong khoảng từ năm 2014 đến 2019, Trung Quốc đã có hai chuyến thăm cấp nhà nước và 20 chuyến tham quan làm việc tại Việt Nam, được xem là chiến lược của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng đến quan điểm của giới lãnh đạo cầm quyền Việt Nam.

Sau đó các quan chức cấp cao của Trung Quốc mỗi năm đều có những chuyến thăm chính thức đến Việt Nam.

Trung Quốc cũng từ lâu thực thi sức ảnh hưởng về mặt văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt-Trung, trị giá 36 triệu USD và do Trung Quốc tài trợ.

Không giống như Viện Goethe, L’Espace hay Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Cung Hữu nghị Việt-Trung rất hiếm tổ chức bất kỳ sự kiện lớn nào để thu hút công chúng.

Trung Quốc cũng thành lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội vào tháng 12/2014. Tuy nhiên Viện Khổng tử này được cho không có nhiều hoạt động và chỉ tiếp cận được một giới công chúng khiêm tốn.

Báo cáo cũng cho thấy các truyền thông Việt Nam đưa tin về Trung Quốc cũng mang tính thận trọng, như gọi “tàu lạ” để nói về tàu Trung Quốc đâm tàu cá của Việt Nam.

Năm 2014. sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”.

Sau tuyên bố, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng định hướng truyền thông không nhấn mạnh đến tâm lý ‘bài Trung’, và mô tả những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam, theo nghiên cứu của KAS.

Mặc dù phim ảnh của Trung Quốc không chiếm vị trí ảnh hưởng cao nhất so với các nước khác, nhưng tiểu thuyết lãng mạn (ngôn tình) thì lại thu hút đông đảo độc giả Việt Nam trong những năm gần đây. Facebook vẫn phổ biến ở Việt Nam, hơn các mạng xã hội có xuất xứ từ Trung Quốc là Weibo và TikTok.

Về kinh tế – thương mại, Trung Quốc luôn có chính sách rõ ràng trong việc thúc đẩy thương mại với Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 165,8 tỷ USD. Tính đến tháng 08/2022, Trung Quốc xếp thứ 6/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn 22,43 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của KAS thì, Trung Quốc đã cố gắng lôi kéo Việt Nam rời xa khỏi các sáng kiến do Nhật Bản và ASEAN dẫn đầu như Chương trình Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng (GMS).

Thay vào đó Trung Quốc giới thiệu các sáng kiến thay thế do Bắc Kinh dẫn đầu có liên quan đến các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng như ‘Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường’ (One Belt One Road Initiative), Hợp tác Sông Lan Thương – Mekong (Lancang-Mekong Cooperation – LMC).

Theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành thì chính những tương đồng về ý thức hệ và các chương trình cải cách kinh tế tương thích đã giúp thực thi mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quan trọng đối với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp như xi-măng, thép, hóa học và nhiệt điện…

Bình luận về nghiên cứu với BBC News Tiếng Việt, Nguyễn Khắc Giang, Nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị tại Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand cho biết từ sau Olympics Bắc Kinh 2008, Trung Quốc đề cao khía cạnh “quyền lực mềm” – đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh văn hóa, giáo dục, sự hấp dẫn của mô hình Trung Quốc – đến các quốc gia đang phát triển, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.

“Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc ở Việt Nam không mấy thành công nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực như Campuchia và Lào, hay các quốc gia châu Phi vốn nhận nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc. “Quyền lực mềm” với bộ máy nhà nước có sức ảnh hưởng nhất định, do Việt Nam học hỏi nhiều từ mô hình quản trị của Trung Quốc. Nhưng khi xét “quyền lực mềm” với người dân, tâm lý bài Trung khiến cho tác động tới công chúng là hạn chế, đặc biệt từ sự kiện HD-981 năm 2014″, ông Nguyễn Khắc Giang cho biết.

Trung Quốc thực thi quyền lực mềm
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh truyền thống Trung Hoa
‘Rất hạn chế’

Tiến sĩ Céline-Agathe Caro từ Konrad-Adenauer-Stiftung nói với BBC News Tiếng Việt rằng quyền lực mềm như thương hiệu một quốc gia,” những gì quốc gia đó nói không bằng những gì quốc gia đó làm”.

“Trung Quốc đã sử dụng khái niệm quyền lực mềm từ những năm 2000, khi đó văn hóa là trọng tâm, như quảng bá văn hóa Trung Quốc trên toàn cầu, để mang tới một hình ảnh tích cực. Hồi năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý định tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc, đưa ra diễn ngôn tốt về Trung Quốc, và kể những câu chuyện tốt đẹp của Trung Quốc đến thế giới.”

Tuy nhiên Tiến sĩ Céline-Agathe Caro cho rằng quyền lực mềm của Trung Quốc “rất khác với quyền lực mềm truyền thống” khi xét đến các yếu tố tuyên truyền hay tin tức giả mạo nhằm loại bỏ những thông tin bất lợi cho quốc gia của mình…

“Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã không cho thấy vai trò là một nhân tố toàn cầu, do đó những thành tựu về quyền lực mềm của Trung Quốc đạt được là rất hạn chế. Tôi nghĩ Trung Quốc thẳng thắn trong việc khuếch trương sức ảnh hưởng trên toàn cầu do đó Phương Tây nên ưu tiên việc gia tăng sức ảnh hưởng tại Đông Nam Á nếu xác định đây là ưu tiên. Ví dụ châu Âu có thể làm nhiều hơn để tổ chức các chuyến thăm cấp cao, chuyến trao đổi văn hóa… đến khu vực Đông Nam Á.”

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine gần đây lại một lần nữa đặt Bắc Kinh vào vị trí khó nói, theo các nhà quan sát.

Trung Quốc không lên án cuộc xâm lăng đánh vào Ukraine của Nga và cố gắng giữ quan hệ tốt với TT Nga Vladimir Putin, nhưng cũng không muốn để các công ty của họ bị Hoa Kỳ và Phương Tây trừng phạt.

Ở một mức độ nhất định, Việt Nam cũng cố không làm mất lòng bên nào trong cuộc chiến Nga-Ukraine nhưng vị trí không phải đại cường của VN khiến nước này ít bị thế giới “để ý” hơn Trung Quốc.

Cùng lúc, có các ý kiến rằng để cải thiện hình ảnh quốc tế, chính phủ VN phải có các việc làm cụ thể về nhân quyền và tự do tôn giáo, và làm khác cách của TQ, trước sức ép của dư luận quốc tế và các nước Phương Tây.

THeo BBC