Bốn khu nghỉ dưỡng Việt phong cách Địa Trung Hải

Tường trắng, những giàn hoa giấy bung sắc và ô cửa vòm tại các khu nghỉ ở Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Yên tạo không khí như ở biển Địa Trung Hải

Centara Mirage Resort Mui Ne ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thiết, Bình Thuận là một khu nghỉ dưỡng kiêm tổ hợp vui chơi giải trí theo chủ đề phiêu lưu hàng hải của các nhà thám hiểm Tây Ban Nha. Từ HCM tới đây mất khoảng 4 tiếng di chuyển bằng ôtô.

Khu nghỉ có 984 phòng và villa có bể bơi nằm dọc theo bờ biển. Không khí Địa Trung Hải thể hiện qua những ô cửa vòm, những giàn hoa giấy nở rộ. Màu ngói nâu và màu sơn gợi nhắc tới những căn nhà ở miền biển Italy và Tây Ban Nha. Khu nghỉ dưỡng có nhiều hoạt động, trong đó có tháp quan sát ở độ cao 92 m để ngắm nhìn toàn cảnh biển Đông và có khu vui chơi lớn cho trẻ em, trong nhà và ngoài sân.

Bên trong phòng trang trí đơn giản, khoáng đạt giống những căn nhà sát biển ở châu Âu. Tông màu nâu và xanh da trời thanh lịch. Một đêm nghỉ tại đây có giá từ 2,88 triệu đồng nếu thuê phòng, 7,68 triệu đồng nếu thuê villa có bể bơi riêng.

Fleur de Lys Resort & Spa Long Hai ở thị trấn Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu cách TP HCM 2 tiếng di chuyển. Khu nghỉ dưỡng nằm trên đồi Kỳ Vân, dưới chân đèo Nước Ngọt, nơi trước đây được vua Bảo Đại chọn làm dinh thự nghỉ dưỡng.

Ngoài những không gian bên ngoài như bãi biển riêng, không gian nhiều cây cối giúp du khách tìm về thiên nhiên, hít thở không khí trong lành thì những căn phòng cũng là điểm nhấn của khu nghỉ dưỡng này. Resort có hai màu xanh và trắng chủ đạo cả ở bên ngoài lẫn trong phòng, mát mẻ và gợi nhắc đến màu sắc của hòn đảo Santorini. Nội thất đơn giản, khá lạ mắt nếu so với các khu nghỉ dưỡng khác ở Việt Nam.

Điểm nhấn trong các phòng là bồn tắm được thiết kế độc đáo. Một đêm nghỉ tại resort có giá từ khoảng 2 triệu đồng.

Cũng ở Vũng Tàu là Lan Rừng Resort ở đường Võ Thị Sáu, nằm cạnh bãi tắm Phước Hải. Nhìn từ trên cao, khu nghỉ như một “tiểu Santorini” với các mái vòm xanh đan xen giữa tường trắng. Bể bơi rộng và nằm sát biển là điểm hút khách của khu nghỉ dưỡng này.

Khu nghỉ có 369 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao. Các phòng nghỉ mang phong cách châu Âu sang trọng, tông màu trắng nhã nhặn. Hiện tại, resort đang có gói nghỉ dưỡng mùa thu, giá từ 2,96 triệu đồng cho hai khách, ở hai ngày một đêm đã có ăn tối.

Một điểm nhấn khác của khu nghỉ dưỡng là quán cà phê mang tên của huyền thoại âm nhạc Elvis. Ở bên trong là một sân khấu nhỏ. Chân dung của Elvis được treo ở khắp nơi. Tại đây có các món ăn nhẹ kiểu Mỹ bao gồm pizza, bánh mì kẹp thịt, đồ nướng cùng các loại cocktail lấy cảm hứng từ các bản hit được yêu thích nhất của ông vua nhạc pop.

Stelia Beach Resort là khu nghỉ dưỡng boutique ở ngay giữa lòng thành phố Tuy Hoà, Phú Yên. Các căn villa được thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải rất rõ ràng với mái nhà phẳng, tường trắng, các ô cửa sổ vòm và trang trí xương rồng, hoa giấy. Khu nghỉ dưỡng có tổng cộng 41 căn villa trong khuôn viên 9 ha, dưới tán rừng phi lao gần 50
năm tuổi.

Bên trong các phòng được trang trí hài hoà kết hợp thêm màu sắc của địa phương với các vật liệu như gỗ. Một đêm nghỉ tại đây có giá từ 3,3 triệu đồng. Hạng villa Tổng thống có giá từ 27,7 triệu đồng.

Bể bơi của khu nghỉ dưỡng nhìn thẳng ra tháp Nghinh Phong, là điểm hút khách check-in khi tới Phú Yên những tháng vừa qua. Nghỉ dưỡng tại đây là cách để chiêm ngưỡng tháp khi vẫn đang bơi trong làn nước mát lạnh, không cần chen chúc giữa đám đông.

Trung Nghĩa /Ảnh: Khu nghỉ dưỡng / Vietnam Express

Những cái chết trong gia đình một danh họa

Trong khoảng 1635-1642, Rembrandt chứng kiến nhiều người thân của mình qua đời. Những cái chết này ảnh hưởng tới phong cách hội họa, ông chuyển sang tranh in về phong cảnh ảm đạm.

Trong sự nghiệp nghệ thuật đồ sộ của mình, Rembrandt trải qua cả thành công lẫn đau khổ. Nổi bật trong đó là giai đoạn đau buồn. Những cái chết trong gia đình có tác động đáng kể lên sáng tác hội họa của ông vào thời gian này.

Trong cuốn Rembrandt – Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh của Rosalind Ormiston, Rembrandt đã liên tiếp trải qua những mất mát đau thương. Cả 3 đứa con đầu lòng của ông và vợ đều không sống được. Năm 1640, mẹ ông qua đời, sau đó, đến lượt người chị mà ông hết mực yêu quý.

cuoc doi va tac pham anh 1

Vào năm 1641, vợ Rembrandt là Saskia hạ sinh đứa con thứ tư – bé trai Titus. Bé Titus may mắn không yểu mệnh. Tuy nhiên, một năm sau, bà Saskia yếu đi rồi qua đời. Cái chết của Saskia khiến Rembrandt bị sốc nặng. Các tác phẩm ông cho ra đời thời gian này chỉ là tranh in phong cảnh Hà Lan ảm đạm.

Cái chết của Saskia đã khiến Rembrandt từ bỏ tranh sơn dầu trong một thời gian dài. Các bức tranh ông vẽ cũng nhuốm màu u buồn theo, khác hẳn với các kiệt tác thời người vợ yêu quý còn sống.

Theo nhà phê bình Laura Cumming, Rembrandt kết hôn với Saskia năm 1634, khi ông vừa tròn 28 tuổi. Bà qua đời khi ông vừa bước sang tuổi 36, để lại cho chồng một đứa con trai cùng nỗi đớn đau tột cùng. Ngắm nhìn những bức họa Rembrandt vẽ Saskia đong đầy âu yếm, hạnh phúc, ta sẽ hiểu được nỗi mất mát ông phải gánh chịu lớn lao đến nhường nào. Những bức tranh, ấy chính là trái tim người nghệ sĩ.

Những năm sau đó, tinh thần suy sụp, bất ổn, Rembrandt vướng vào một số bê bối tình ái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh người họa sĩ. Trong mối tình tai tiếng với cô hầu Hendrickje Stoffels, Rembrandts có thêm một cô con gái nữa.

Vì thói tiêu xài vô độ, ông tới cảnh phá sản, phải bán đi căn nhà và bộ sưu tập nghệ thuật đắt giá mà vẫn không đủ tiền để trang trải nợ nần.

Nhưng vị họa sĩ vẫn giữ lại những họa cụ để tiếp tục nghiệp vẽ và dạy vẽ. Tuy nhiên, vào khoảng 20 năm cuối đời, thị hiếu của công chúng thay đổi, Rembrandt không còn được săn đón nhiều.

Thị trường khi ấy lại thích những tác phẩm tinh tế với nét vẽ lý tưởng hoá. Vị họa sĩ lại chuyển từ phong cách kinh viện tới khai thác sâu vào cảm xúc, để lại nhiều dấu ấn cá nhân trên tranh. Ông đặc tả tâm lý con người một cách trần trụi nhất chứ không còn theo hướng xu nịnh, tâng bốc. Tranh Rembrandt thời kỳ này giữ vẻ bình dị, đời thường nhưng hoàn hảo đến lạ nếu xét về mặt ngôn ngữ hội họa. Ông thường xuyên vẽ những người bình thường, đặc biệt là người già.

Vì hoàn cảnh nghèo khó, Rembrandt bị buộc phải di chuyển đến khu phố Do Thái và dành phần đời còn lại trong điều kiện rất chật chội. Hai người thân của họa sĩ là Hendrickje và Titus lần lượt qua đời trước ông vào năm 1663 và 1668, để lại Rembrandt với người con gái cuối cùng.

Ngày 4/10/1669, hơn một năm sau cái chết của người con, Rembrandt van Rijn qua đời tại Amsterdam và được an táng trong một ngôi mộ không đánh dấu ở Westerkerk.

cuoc doi va tac pham anh 2

Mặc những bi kịch cá nhân, Rembrandt không bao giờ rời xa cây cọ và giá vẽ, để lại di sản đồ sộ cho hậu thế với hơn 600 bức tranh sơn dầu, 1.300 bức tranh khắc, 2.000 bức phác thảo…

Phải đến thế kỷ 19, làn sóng cách mạng nổ ra, nghệ thuật được giải thoát khỏi những quy tắc khắt khe và các tác phẩm của Rembrandt mới được tôn vinh trở lại. Thời gian đã chứng minh Rembrandt là niềm kiêu hãnh của đất nước Hà Lan.

Nhà lịch sử nghệ thuật và kiến trúc Rosalind Ormiston đã nghiên cứu và biên soạn nên Rembrandt – Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh, tường thuật lại chi tiết cuộc đời và lý giải nghệ thuật Rembrandt cho độc giả đại chúng thấy tại sao ông được mệnh danh là bậc thầy hội họa và nghệ thuật khắc axit của Hà Lan.

Theo Zing

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại cho sức khỏe

TƯỞNG CHỪNG MANG LẠI LỢI ÍCH NHƯNG NHỮNG THÓI QUEN NÀY LẠI ẢNH HƯỞNG VÔ CÙNG TIÊU CỰC ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA.

Sức khỏe luôn là điều quan trọng và được chúng ta quan tâm nhất trong cuộc sống. Để cải thiện sức khỏe, nhiều người đã hình thành những thói quen mà họ cho rằng nó có ảnh hưởng tích cực.

Tuy nhiên, trong đó có nhiều thói quen không những không tốt sức khỏe của chúng ta mà còn gây hại về lâu dài nếu chúng ta vẫn duy trì trong thời gian dài. Theo nghiên cứu, thói quen hàng ngày thực sự có thể phá hoại cơ thể của ta một cách từ từ, vì vậy hãy thực sự tìm hiểu kỹ trước khi thiết lập thói quen “có vẻ” tốt cho bản thân nhé.

1. Đi xe đạp

Mặc dù đi xe đạp có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nó lại có tác động không tốt đến khung xương của con người.

Theo đó, khi đạp xe bạn phải ngồi xuống và di chuyển chân của mình trên bàn đạp. Đây thực sự không phải là một hoạt động thể chất ảnh hưởng tốt đến cột sống của bạn. Thậm chí, những người đạp xe nhiều năm còn có nguy cơ dễ bị gãy xương phần còn lại.

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại, cần hạn chế nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng - Ảnh 1.
2. SỬ DỤNG NƯỚC SÚC MIỆNG

Làm sạch khoang miệng mỗi ngày là thói quen vô cùng tốt đối với sức khoẻ. Bên cạnh việc đánh răng, nhiều người còn dùng thêm nước súc miệng để làm sạch hơn nữa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, các chất được sử dụng trong nước súc miệng không được thiết kế để loại bỏ vi khuẩn mà để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Do đó, hầu hết các loại nước súc miệng đều chứa các chất có thể gây khô miệng để vi khuẩn không có chỗ sinh sôi. Điều này lại vô tình gây ra mùi cho hơi thở. Nếu vẫn muốn sử dụng nước súc miệng, hãy cân nhắc mua loại chỉ chứa tinh dầu bạc hà hoặc florua thôi nhé.

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại, cần hạn chế nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng - Ảnh 2.
3. ĂN CÁC LOẠI ĐẬU
ĐỂ GIỮ CHO XƯƠNG CỦA CHÚNG TA KHỎE MẠNH, CHÚNG TA CẦN ĂN NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP CƠ THỂ HẤP THỤ CANXI. TUY NHIÊN, VIỆC ĂN ĐẬU TƯỞNG TỐT NHƯNG LẠI VÔ TÌNH CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH HẤP THỤ CANXI CỦA CƠ THỂ NGƯỜI KHIẾN XƯƠNG YẾU HƠN DO TRONG ĐẬU CHỨA MỘT LOẠI AXIT CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CANXI.

Việc thiếu canxi cũng có thể khiến răng yếu hơn . Tuy nhiên, chúng ta không nên tránh ăn đậu vì chúng khá tốt cho sức khỏe. Để an toàn nhất, chúng ta chỉ cần ngâm đậu khoảng 30 phút trước khi chế biến.

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại, cần hạn chế nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng - Ảnh 3.

4. Ăn rau chân vịt

Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina) là một thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, ăn riêng rau bina sẽ khiến cho cơ thể bị gián đoạn quá trình sản xuất canxi giống như khi ăn đậu. Do vậy, khi ăn rau chân vịt, hãy kết hợp với các loại thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, rau củ quả.

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại, cần hạn chế nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng - Ảnh 4.
5. MẶC QUẦN ÁO BÓ SÁT

Tất nhiên, thật đẹp khi mặc quần áo thời trang và theo xu hướng – nhưng đẹp không có nghĩa là tốt cho sức khoẻ. Ví dụ, mặc quần jean bó hoặc nhưng đồ tập gym bó sát trong quãng thời gian dài hoặc quá thường xuyên có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu hoặc nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ, đặc biệt nếu bạn là người đổ mồ hôi nhiều.

5 thói quen tưởng tốt nhưng cực kỳ hại, cần hạn chế nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng - Ảnh 5.

Nguồn: Bright Side

Tại sao chúng ta không thể thay đổi được những người xung quanh?

Có lẽ bạn nhìn thấy một số điều chưa phù hợp, và bạn muốn thay đổi được những người xung quanh. Nhưng tại sao bạn không thể thay đổi họ? Đọc xong bạn sẽ hiểu.

Trong khi vội vã, người ta thường rơi vào trạng thái tập trung hoàn toàn vào bản thân, họ bỏ qua những thông tin không liên quan, trong đó bao gồm cả những người xung quanh đang cần giúp đỡ.

(Ảnh: Rawpixel.com/ Shutterstock)
Ông Robert Cialdini là giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Arizona, cũng là một nhà tâm lý học nổi tiếng. Có một câu chuyện đặc biệt đã xảy ra vào một ngày nọ, khi ông đang đi tàu điện ngầm đến ga Quảng trường Thời đại ở New York. Lúc đó là giờ cao điểm, hành khách tấp nập đi dọc theo các bậc thềm như thường lệ.

Đột nhiên, ông nhìn thấy một người đàn ông mặc quần áo rách rưới nằm bất tỉnh giữa bậc thềm, mắt nhắm nghiền. Nhưng để bắt kịp chuyến tàu điện ngầm trở về nhà, các hành khách vội vã lướt qua, thậm chí có người còn bước qua người anh như không nhìn thấy.

Trước cảnh tượng này, ông Robert Cialdini rất bất ngờ. Vì vậy, ông dừng lại để xem chuyện gì đang xảy ra với người đàn ông này. Ngay khi ông dừng lại và quan sát, thì một điều gì đó hấp dẫn đã xảy ra, một số hành khách cũng bắt đầu dừng lại theo ông.

Chẳng bao lâu, người đàn ông rách rưới được bao quanh bởi những người quan tâm đến mình, sự đồng cảm của mọi người đồng loạt lan ra. Có người mua đồ ăn, có người mua nước cho anh, thậm chí có người còn thông báo cho nhân viên tuần tra tàu điện ngầm và gọi xe cấp cứu. Sau vài phút, người đàn ông tỉnh dậy, anh vừa ăn thức ăn mà mọi người mua vừa chờ đợi xe cấp cứu đến.

Sau khi tìm hiểu mọi người mới biết rằng người đàn ông này chỉ nói được tiếng Tây Ban Nha. Vì không có tiền, anh ấy đã trải qua nhiều ngày lang thang trên đường phố Manhattan mà không có thức ăn, vì thế mà đã bất tỉnh trên bậc thang của ga tàu điện ngầm vì quá đói.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao lúc ban đầu mọi người lại nhắm mắt làm ngơ và thờ ơ với người đàn ông này?

Ông Robert Cialdini cho rằng một trong những lý do quan trọng nhất là: Trong dòng người đến và đi vội vã, người ta thường rơi vào trạng thái tập trung hoàn toàn vào bản thân, họ bỏ qua những thông tin không liên quan, trong đó bao gồm cả những người xung quanh đang cần giúp đỡ.

Trong xã hội học, hiện tượng này được gọi là “thôi miên thành thị”, giống như đi trên đường phố ồn ào mà mắt như không thấy, tai như không nghe.

Câu hỏi thứ hai là tại sao thái độ của mọi người đối với người đàn ông này sau đó lại thay đổi nhiều như vậy?

Theo ông, lý do quan trọng là một khi ai đó bắt đầu chú ý đến người đàn ông đã gục ngã trên bậc thang, tình huống sẽ thay đổi.

Vì khi nhìn thấy những hành động tử tế của người khác, nó sẽ tác động đến tâm lý của chính mình, từ đó nảy sinh mong muốn thực hiện những hành động tử tế.  Các nhà tâm lý học gọi sự thay đổi này là “thăng hoa”.

Lúc đó, ông dừng lại chỉ để xem người đàn ông này đang gặp rắc rối gì. Nhưng mọi người xung quanh bỗng tỉnh dậy khỏi cơn “thôi miên thành thị” bởi hành động của ông. Vì vậy, họ cũng nghĩ rằng người đàn ông cần sự giúp đỡ từ người khác. Khi mọi người nhận thấy cảnh ngộ của anh, họ bắt đầu giúp đỡ anh bằng những hành động thiết thực.

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, việc giúp đỡ người bệnh, người nghèo hay người gặp nạn là việc làm dễ gây “thăng hoa” nhất cho con người. Mặc dù những hành động tử tế hữu ích này không nhất thiết phải là những điều quá lớn lao.

Từ câu chuyện trên của nhà tâm lý học Robert khiến người ta nhớ đến câu chuyện của một vị giám mục người Anh:

Khi còn trẻ, ông ấy mang một trái tim đầy nhiệt huyết và hoài bão, ông mơ ước có thể thay đổi thế giới.

Nhưng khi lớn lên và cùng với những trải nghiệm, ông nhận ra rằng mình bất lực trong việc thay đổi thế giới. Vì vậy, ông suy nghĩ và quyết định rằng sẽ thay đổi đất nước của mình trước. Nhưng trên thực tế, mục tiêu này vẫn còn quá lớn.

Sau đó, khi bước vào tuổi trung niên với nhiều biến cố và tuyệt vọng, ông đã thu nhỏ ước mơ của mình lại, ông sẽ chỉ cố gắng thay đổi những người thân yêu nhất trong gia đình.

Nhưng mọi thứ đã không diễn ra, và tất cả vẫn như cũ. Khi già đi, cuối cùng ông cũng đã hiểu ra một quy luật:

“Trước tiên, tôi nên thay đổi bản thân mình, lấy bản thân làm khuôn mẫu cho những người thân trong nhà.”

 “Nếu tôi có thể là một tấm gương cho gia đình trước, có lẽ bước tiếp theo tôi sẽ cải thiện đất nước, và sau này, tôi thậm chí có thể thay đổi cả thế giới,” vị giám mục nói.

Khi bạn thay đổi bản thân trước tiên, một số người xung quanh bạn sẽ có thể thay đổi. Nếu một số người thay đổi, nhiều người khác cũng có thể thay đổi. Nếu nhiều người khác cũng thay đổi, thì nhiều người hơn nữa cũng có thể thay đổi. 

Vậy thì nếu muốn thay đổi thế giới, trước tiên chúng ta hãy tự thay đổi bản thân mình.

Kiệt Phu/ Vision Times / Trí thức VN

Cách thoát khỏi tâm lý lo lắng, tiêu cực và giúp cải thiện trí nhớ

Getty Images

Mỗi khi cảm thấy mình mắc vào lối mòn tinh thần khi nói chuyện một mình một cách lo lắng và tiêu cực, Ethan Kross lại đi bộ qua năm toà nhà để đến khu vườn ươm lân cận, đến chiêm ngưỡng một trong số những cái cây tuyệt mỹ trước mặt và sức mạnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Nếu không thể đến vườn ươm thì ông dành một chút để suy nghĩ về những khả năng đáng kinh ngạc của máy bay và tàu vũ trụ.

“Tôi suy ngẫm về việc làm thế nào mà con người chúng ta đã đi từ chỗ vật lộn để nhóm lửa mới chỉ vài nghìn năm trước đến việc nay đã có thể đáp xuống an toàn một hành tinh khác,” ông nói.

Mục đích của việc này, trong mỗi trường hợp, là nhằm khơi gợi sự choáng ngợp, điều mà ông định nghĩa là “nỗi kinh ngạc chúng ta cảm thấy khi bắt gặp điều gì đó không thể dễ dàng giải thích”.

Thói quen của Kross dựa trên bằng chứng khoa học.

Là giáo sư tâm lý học tại Đại học Michigan, ông biết cảm giác choáng ngợp có thể gây ảnh hưởng thực sự sâu sắc đến tâm trí – tăng cường trí nhớ và sự sáng tạo, và khơi gợi để chúng ta trở nên hào hiệp hơn với những người xung quanh.

Cảm giác choáng ngợp cũng có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe tâm thần bằng cách nó khiến ta đặt nỗi lo lắng của mình vào bối cảnh xung quanh.

Đáng chú ý là, bởi đa số chúng ta chỉ trải nghiệm điều này một cách lẻ tẻ nên ta không ý thức được lợi ích của nó.

Khi tâm trạng đi xuống, nhiều khả năng ta sẽ xem phim hài để cảm thấy tâm lý dễ chịu hơn, để mình có được cảm giác thư giãn nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, tạo ra nỗi choáng ngợp có thể dẫn đến thay đổi tâm lý lớn, khiến nó có thể trở thành công cụ cần thiết để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc.

Có nhiều cách để ta vun xới cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.

‘NHỮNG TRẬN ĐỘNG ĐẤT NHỎ’

Michelle Shiota, giáo sư tâm lý học xã hội tại Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, là một trong những người tiên phong khám phá ra lợi ích của tâm trạng choáng ngợp.

Bà đặc biệt quan tâm đến cách mà trạng thái tâm lý này có thể giúp loại bỏ ‘bộ lọc tâm trí’, qua đó khuyến khích suy nghĩ linh hoạt.

Hãy nhìn vào ký ức.

Nếu ai đó kể một câu chuyện, ta nghe và sẽ thường nhớ những gì ta nghĩ mình nên nghe, thay vì nhớ các chi tiết cụ thể.

Điều này có nghĩa là rất có thể chúng ta sẽ bỏ qua các yếu tố không mong đợi hoặc các tình tiết bất thường, là những thứ giúp làm rõ ràng, cụ thể những gì đã xảy ra.

Chúng ta thậm chí có thể hình thành những ký ức sai lệch về các sự kiện không xảy ra nhưng ta lại cứ nghĩ rằng nó có thể đã xảy ra trong tình huống đó.

Getty Images

Vài năm trước, Shiota quyết định kiểm nghiệm xem liệu việc khơi gợi cảm giác choáng ngợp có ngăn điều này xảy ra hay không.

Trước hết, bà mọi người xem một trong ba video: phim khoa học choáng ngợp dẫn dắt người xem trong hành trình từ vũ trụ đến các hạt hạ nguyên tử; phim gây ấm lòng, nói về một vận động viên trượt băng nghệ thuật giành chương vàng Olympic; hoặc phim vô thưởng vô phạt về việc xây dựng một bức tường gạch khối.

Những người tham gia sau đó nghe câu chuyện dài 5 phút kể về một cặp vợ chồng đi ăn ngoài lãng mạn, rồi trả lời câu hỏi về những gì họ đã nghe.

Một số câu hỏi này là về những điều thường được mong đợi trong bất kỳ bữa ăn nào – “Người phục vụ có rót rượu không?” – trong khi những câu khác là về thông tin ít gặp, chẳng hạn người phục vụ có đeo kính không.

Quả giống như Shiota đã giả thiết, những ai xem phim khoa học nhớ chính xác hơn các chi tiết họ đã nghe kể so với những người xem phim ấm áp hay nhạt nhẽo.

Tại sao vậy? Shiota chỉ ra bộ não liên tục hình thành dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp; nó dùng những trải nghiệm đã có để tạo ra kích thích thần kinh hướng dẫn nhận thức, sự chú ý và hành vi.

Trải nghiệm choáng ngợp – với cảm giác kỳ vĩ, kỳ diệu và kinh ngạc – có thể xáo trộn những kỳ vọng đó, tạo ra ‘cơn động đất nhỏ’ trong tâm trí khiến não tái đánh giá các giả định và chú ý nhiều hơn đến những gì thực sự ở phía trước.

“Tâm trí trở lại ‘mã hóa dự đoán’ để nhìn xung quanh và thu thập thông tin,” bà nói. Bên cạnh việc làm tăng cường khả năng của ta trong việc nhớ đến các chi tiết, điều này cũng có thể giúp cải thiện óc phê bình, bà chỉ ra – bởi mọi người thường chú ý nhiều hơn đến các sắc thái cụ thể của lập luận, thay vì dựa vào trực giác để đánh giá lập luận đó có thuyết phục hay không.

Khả năng chúng ta bỏ đi các giả định và nhìn thế giới cùng các vấn đề đang tồn tại theo cách mới cũng có thể lý giải việc vì sao cảm xúc đóng vai trò lớn trong khả năng sáng tạo.

Hãy xem nghiên cứu của Alice Chirico và các đồng sự tại Đại học Công giáo Thánh Tâm ở Milan, Ý, được công bố hồi năm 2018. Những người tham gia đi bộ qua khu rừng thực tế ảo đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về tư duy độc đáo so với những ai xem video nhạt nhẽo hơn về gà mái chạy trên cỏ. Những ai bị choáng ngợp thì sẽ sáng tạo hơn khi được yêu cầu cải thiện các món đồ chơi cho trẻ.

HIỆU ỨNG ATTENBOROUGH

Sự choáng ngợp có lẽ là thứ tạo hiệu ứng chuyển đổi nhiều nhất đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân.

Nếu cảm thấy choáng ngợp về điều gì đó thực sự đáng kinh ngạc và hoành tráng, “chúng ta cảm nhận mình nhỏ hơn và ít quan trọng hơn so với với phần còn lại của thế giới,” Shiota nói.

Một kết quả của việc này là con người ta trở nên hào hiệp hơn. “Khi tôi ít tập trung vào bản thân, mục tiêu, nhu cầu bản thân và những suy nghĩ trong đầu, tôi có nhiều khoảng trống hơn để chú ý đến bạn và những gì bạn có thể đang trải qua.”

Để đo lường những hiệu ứng này, một nhóm nghiên cứu do Paul Piff tại Đại học California, Irvine, dẫn đầu đã yêu cầu một phần ba người tham gia xem một clip dài 5 phút về loạt phim Planet Earth của BBC với David Attenborough, nhà tự nhiên học, người dẫn chương trình nổi tiếng của Anh, trong đó có những khung cảnh rộng lớn, tráng lệ, tuyệt đẹp của đồi núi, đồng bằng, rừng và hẻm núi.

Những người tham gia sau đó đánh giá mức độ mà họ đồng ý với bốn nhận định, chẳng hạn như “Tôi cảm nhận được sự tồn tại của thứ gì đó lớn lao hơn bản thân tôi” và “Tôi thấy mình nhỏ bé và không là gì đáng kể”. Cuối cùng, họ tham gia vào một thí nghiệm gọi là ‘trò chơi độc tài’, trong đó họ được cấp tài nguyên – trong trường hợp này là 10 vé số để có cơ hội thắng một phiếu quà tặng trị giá 100 đô la – mà họ có thể chia sẻ với những người chơi khác, nếu muốn.

Cảm giác choáng ngợp làm thay đổi đáng kể trong sự hào hiệp của họ, khiến họ chia sẻ nhiều vé cho người khác hơn.

Qua phân tích thống kê sau đó, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra điều này đến từ thay đổi về ý thức bản thân. Càng cảm thấy nhỏ bé chừng nào, con người ta càng hào phóng chừng đó.

Để đánh giá vấn đề trong bối cảnh gần với đời thường hơn, một người trong nhóm nghiên cứu đã đưa sinh viên đi dạo qua những cây bạch đàn Tasmania – vốn cao đến hơn 60 mét.

Khi các sinh viên chiêm ngưỡng sự lộng lẫy của bạch đàn, các nhà nghiên cứu ‘vô tình’ làm rơi những chiếc bút mà họ mang theo – và để ý xem liệu các sinh viên có nhặt chúng lên hay không. Quả nhiên, họ thấy sinh viên tham gia chuyến đi bộ choáng ngợp này sẵn lòng giúp đỡ hơn so với những sinh viên dành thời gian chiêm ngưỡng một cao ốc.

TÂM MỞ RỘNG

Điểm cuối cùng nhưng quan trọng không kém, là lợi ích to lớn mà trạng thái tâm lý này mang lại cho sức khỏe tâm thần.

Giống như khi thúc đẩy sự hào hiệp trong mỗi con người, sự tác động vào khía cạnh này xuất phát từ việc ta ý thức ra rằng bản thân mình là nhỏ bé, và do đó dường như làm giảm mức suy tư.

Điều này có lẽ là rất quan trọng, vì suy tư là yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm, lo lắng, căng thẳng hậu sang chấn tâm lý.

“Bạn thường tập trung hẹp vào hoàn cảnh mà bạn không nghĩ về bất cứ điều gì khác,” Kross, tác giả của cuốn sách ‘Chatter’ tìm hiểu những ảnh hưởng của tình trạng nói chuyện một mình tiêu cực, nói.

Sự choáng ngợp buộc chúng ta phải nghĩ rộng, ông nói, để thoát khỏi chu kỳ suy tư. “Khi bạn ở trước thứ gì đó rộng lớn và không thể diễn tả, bạn cảm thấy mình nhỏ bé đi, và cuộc nói trò chuyện tiêu cực của bạn cũng vậy,” ông nói.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Chúng ta có thể tìm được cảm giác choáng ngợp thông qua việc chiêm ngưỡng thiên nhiên, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể thao ở những nơi khác nhau

Bằng chứng là Kross chỉ ra thí nghiệm lạ thường của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley. Những người tham gia là cựu chiến binh và thanh niên từ các cộng đồng ít được để ý, nhiều người trong đó bị căng thẳng nghiêm trọng trong cuộc sống.

Tất cả họ trước đây đã đăng ký chuyến đi vượt ghềnh thác trên sông Green ở Utah, được một tổ chức từ thiện tài trợ.

Trước và sau chuyến đi, họ được hỏi về sức khỏe tâm lý tổng thể của họ – bao gồm cảm giác căng thẳng và khả năng đương đầu những thách thức của cuộc sống. Sau mỗi ngày, họ được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi đo lường sự choáng ngợp, vui vẻ, hài lòng, lòng biết ơn, niềm vui và niềm tự hào.

Như bạn có thể đoán ra, chuyến đi nói chung là rất đáng tận hưởng đối với hầu hết các sinh viên. Tuy nhiên, chính cảm giác choáng ngợp giúp cải thiện được nhiều nhất cho tâm trạng căng thẳng và sự an lạc chung của họ.

Rõ ràng, đây là những trường hợp đặc biệt – nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý những tác động rất giống trong nghiên cứu thứ hai xem xét sự tiếp xúc hàng ngày của sinh viên với thiên nhiên. Một lần nữa, họ thấy trải nghiệm choáng ngợp có tác động lớn hơn nhiều đến sự an lạc lâu dài của sinh viên, so với sự hài lòng, vui vẻ, lòng biết ơn, niềm vui và niềm tự hào.

ẤN TƯỢNG HAY GHÊ TỞM?

Trước khi chúng ta bị ấn tượng trước nghiên cứu này, Shiota cảnh báo rằng các nhà khoa học vẫn cần tìm hiểu xem cảm xúc mạnh mẽ này có gây ra bất kỳ tiêu cực nào hay không.

Chẳng hạn như bà nghi rằng choáng ngợp có thể lý giải cho sức hấp dẫn của nhiều thuyết âm mưu – với những giải thích rối rắm và bí ẩn về hoạt động của thế giới.

Tuy nhiên, nói chung, ích lợi của choáng ngợp đáng để xem xét mỗi khi chúng ta cảm thấy suy nghĩ của mình rơi vào trạng thái rối rắm, không hiệu quả hay không lành mạnh.

“Khả năng bước khỏi bản thân là kỹ năng thực sự quý giá,” Kross nói. Mặc dù ông thấy đi bộ trong vườn ươm và suy nghĩ về du hành không gian mang đến cảm giác ngạc nhiên và tôn kính cần thiết, nhưng ông nói tất cả chúng ta có sở thích riêng. “Hãy xác định điều gì sẽ kích hoạt bạn,” ông nói.

Đối với Shiota, các khả năng quanh ta là nhiều vô hạn. “Sao trên bầu trời đêm nhắc nhở chúng ta về vũ trụ mà chúng ta chưa trải nghiệm. Âm thanh đại dương nhắc chúng ta về độ sâu vô cùng. Hoàng hôn sống động nhắc nhở chúng ta bầu khí quyển bao quanh hành tinh chúng ta rộng lớn và dày như thế nào,” bà nói.

Đó là chưa kể đến những trải nghiệm tuyệt vời của âm nhạc, phim ảnh hoặc nghệ thuật.

“Đây là chuyện lựa chọn để có những trải nghiệm và chú tâm vào những điều lạ thường trong thế giới chúng ta, thay vì chỉ hướng tới những thứ quen thuộc.”

  • David Robson / BBC Worklife

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?
Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước.
 Bên ngoài, Tập vẫn cực kỳ tự tin. Trong một bài phát biểu vào tháng 01/2021, ông tuyên bố Trung Quốc là “bất khả chiến bại”. Nhưng đằng sau hậu trường, quyền lực của ông đang bị nghi ngờ chưa từng thấy. Bằng cách loại bỏ truyền thống cai trị tập thể lâu đời của Trung Quốc, và tạo ra một sự sùng bái cá nhân gợi nhớ đến thời Mao, Tập đã khiến những thành viên khác trong đảng nổi giận. Trong khi đó, một loạt sai lầm chính sách đã khiến những người ủng hộ ông thất vọng. Việc đảo ngược các cải cách kinh tế và phản ứng thiếu sót của Tập đối với đại dịch COVID-19 đã khiến hình ảnh anh hùng của ông vụn vỡ trong mắt người dân. Sự phẫn nộ đang ngấm ngầm gia tăng trong giới tinh hoa ĐCSTQ.
Từ lâu, tôi đã được ngồi hàng ghế đầu để quan sát cuộc chiến chốn thâm cung của ĐCSTQ. Trong 15 năm giảng dạy tại Trường Đảng Trung ương, tôi đã giúp đào tạo hàng nghìn quan chức cấp cao của đảng phục vụ trong bộ máy hành chính Trung Quốc. Suốt quãng thời gian đó, tôi cũng cố vấn cho dàn lãnh đạo cao nhất về việc xây dựng đảng, và đã tiếp tục làm như vậy sau khi nghỉ hưu vào năm 2012. Năm 2020, sau khi công khai chỉ trích Tập, tôi bị khai trừ khỏi đảng, bị tước hết các quyền lợi hưu trí, và bị cảnh báo rằng bản thân sẽ không còn được an toàn. Giờ đây, tôi đang sống lưu vong ở Mỹ, nhưng vẫn còn giữ liên lạc với nhiều người ở Trung Quốc.
Tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào mùa thu năm nay, Tập dự kiến sẽ đảm nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm. Dù sự khó chịu ngày càng tăng trong giới tinh hoa đảng có nghĩa là việc tái đắc cử của ông sẽ gây tranh cãi, nhiều khả năng ông vẫn sẽ thành công. Nhưng thành công đó sẽ mang theo nhiều sóng gió. Phấn chấn trước nhiệm kỳ bổ sung chưa từng có tiền lệ, Tập có lẽ sẽ tiếp tục siết chặt sự kiểm soát trong nước, đồng thời nâng cao tham vọng của mình trên trường quốc tế. Khi sự cai trị của Tập trở nên cực đoan hơn, cuộc tranh đấu nội bộ và sự phẫn nộ mà ông đã gợi ra sẽ chỉ càng thêm mạnh mẽ. Sự cạnh tranh giữa các phe phái khác nhau trong đảng sẽ trở nên khốc liệt, phức tạp, và tàn bạo hơn bao giờ hết.
Đến lúc ấy, Trung Quốc có thể sẽ rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn, trong đó Tập phản ứng trước những gì ông cho là mối đe dọa bằng các hành động táo bạo hơn, các hành động này đến lượt chúng lại tạo ra nhiều phản kháng hơn. Luẩn quẩn chỉ nghe những ý kiến thuận chiều, và tuyệt vọng chứng minh mình đúng, ông hoàn toàn có thể đi đến những quyết định thảm họa, chẳng hạn như tấn công Đài Loan. Tập cũng có thể phá hỏng điều mà Trung Quốc đã gầy dựng suốt 4 thập niên qua: danh tiếng về khả năng lãnh đạo ổn định và có năng lực. Mà thực ra, điều đó đã xảy ra rồi.
MAFIA TRUNG QUỐC
Xét trên nhiều khía cạnh, ĐCSTQ hầu như không thay đổi kể từ khi họ lên nắm quyền vào năm 1949. Tương tự như trước đây, đảng vẫn nắm quyền kiểm soát tuyệt đối trên toàn bộ Trung Quốc, cai trị quân đội, cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp bù nhìn. Các cấp bậc trong đảng đều phải báo cáo cho Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đất nước. Bao gồm từ năm đến chín thành viên của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ do Tổng bí thư, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đứng đầu. Kể từ năm 2012, người đó là Tập Cận Bình.
Chi tiết về cách thức hoạt động của Ủy ban Thường vụ là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng ai cũng biết rằng nhiều quyết định đã được đưa ra bằng cách chuyền tay các tài liệu liên quan đến các vấn đề chính sách lớn, và các ủy viên sẽ lần lượt bổ sung thêm ý kiến. Những tài liệu đó thường được viết bởi các nhà lãnh đạo đứng đầu các bộ hoặc các cơ quan khác của đảng, cũng như chuyên gia từ các trường đại học và viện chính sách hàng đầu. Nếu đề xuất của một cá nhân đến được tay của các Ủy viên Thường vụ, nó sẽ là vinh dự cho cả cơ quan của người đó. Khi tôi còn là giáo sư, Trường Đảng Trung ương đặt ra yêu cầu phải nộp các đề xuất như vậy mỗi tháng một lần. Các tác giả có đề xuất được trình lên Ủy ban Thường vụ sẽ nhận tiền thưởng tương đương khoảng 1.500 đô la – cao hơn cả tiền lương hàng tháng của một giáo sư.
Ngoài ra, có một đặc điểm khác của đảng cũng không thay đổi: tầm quan trọng của các quan hệ cá nhân. Để được thăng tiến trong hệ thống cấp bậc của đảng, các mối liên hệ cá nhân, bao gồm danh tiếng và truyền thống đảng viên của gia đình, cũng quan trọng như năng lực và ý thức hệ.
Điều đó chắc chắn đúng với trường hợp của Tập. Trái ngược với nội dung tuyên truyền của Trung Quốc và đánh giá của nhiều nhà phân tích phương Tây, rằng ông ta đã vươn lên nhờ tài năng của mình, sự thật là hoàn toàn ngược lại. Tập được lợi rất nhiều từ các mối quan hệ của cha mình, Tập Trọng Huân, một lãnh đạo ĐCSTQ với uy tín cách mạng rất lớn, người từng giữ chức bộ trưởng tuyên truyền một thời gian ngắn dưới thời Mao. Khi Tập Cận Bình còn là bí thư huyện ủy ở tỉnh Hà Bắc vào đầu những năm 1980, mẹ ông đã viết một bức thư gửi cho bí thư tỉnh ủy, đề nghị ông giúp Tập thăng tiến. Nhưng vị quan chức này, Cao Dương (Gao Yang), sau đó đã tiết lộ nội dung của bức thư tại một cuộc họp của thường vụ tỉnh ủy. Hành động đó khiến gia đình Tập xấu hổ, vì lá thư đã vi phạm chiến dịch mới của ĐCSTQ – cấm nhờ vả giúp đỡ. (Tập chắc chắn đã không quên chuyện này, vào năm 2009, khi Cao qua đời, ông thẳng thừng từ chối đến dự đám tang, theo đó phá vỡ thông lệ, dù cả hai đều từng là hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.) Một vụ bê bối kiểu này có thể hủy hoại sự nghiệp của một cán bộ bình thường, nhưng các mối quan hệ của Tập đã giúp ông: cha của bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến là phụ tá thân tín của Tập Trọng Huân, và hai bên gia đình đã sắp xếp để đưa ông về tỉnh này.
Nhưng Tập Cận Bình vẫn tiếp tục thấp bại. Năm 1988, sau khi để mất chức phó thị trưởng trong một cuộc bầu cử địa phương, ông được thăng chức bí thư quận ủy. Tuy nhiên, khi đó, Tập đã cảm thấy chán nản với sự nghiệp tầm trung của mình. Trong ĐCSTQ, việc chuyển từ cấp quận huyện lên cấp tỉnh là cả quãng đường dài, và suốt nhiều năm, ông đã không thể vượt qua nó. Nhưng một lần nữa, liên hệ gia đình đã trở nên có ích. Năm 1992, sau khi mẹ của Tập viết đơn cầu xin tân Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Giả Khánh Lâm (Jia Qinglin), con trai bà đã được chuyển đến đây. Kể từ thời điểm đó, sự nghiệp của Tập Cận Bình đã bắt đầu khởi sắc.
Tất cả các cán bộ cấp thấp đều biết rõ, để có thể thăng tiến trong ĐCSTQ, người ta phải tìm được một người nâng đỡ ở cấp cao hơn. Trong trường hợp của Tập, chuyện này khá dễ dàng, vì nhiều nhà lãnh đạo đảng rất tôn trọng cha ông. Người nâng đỡ đầu tiên và quan trọng nhất của ông là Cảnh Biểu (Geng Biao), một quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu, từng làm việc cho cha của Tập. Năm 1979, Cảnh đưa Tập về làm thư ký cho mình. Việc có người cố vấn từ giai đoạn đầu trong sự nghiệp sẽ để lại tác động lớn đến hàng chục năm. Mỗi quan chức cấp cao đều có “ê-kíp” của riêng mình, hay nhóm người mà họ bảo trợ, mà trên thực tế chính là các phe phái trong đảng. Thật vậy, các cuộc tranh luận được cho là về ý thức hệ và chính sách trong nội bộ ĐCSTQ có bản chất ít phức tạp hơn nhiều: chúng là các cuộc tranh giành quyền lực giữa các ê-kíp khác nhau. Một hệ thống như vậy tạo ra một mạng lưới của lòng trung thành cá nhân. Nếu vị cố vấn thất sủng, thì kẻ mà ông ta bảo trợ cũng kể như “mồ côi.”
Đối với người ngoài, sẽ hữu ích hơn nếu xem ĐCSTQ giống như một tổ chức mafia thay vì một đảng chính trị. Người đứng đầu đảng là bố già, kế đến là các ông trùm dưới, hay Ủy ban Thường vụ. Những người đàn ông này sẽ chia nhau quyền lực, mỗi người chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực nhất định – chính sách đối ngoại, kinh tế, nhân sự, chống tham nhũng, … Họ cũng được coi là quân sư cho bố già, tư vấn cho ông về các lĩnh vực chuyên trách của họ. Tiếp đến là 18 thành viên còn lại của Bộ Chính trị, những người sẽ kế nhiệm các ủy viên thường vụ. Họ có thể được coi là tay chân của mafia, thực hiện mệnh lệnh của Tập nhằm loại bỏ những gì ông cho là mối đe dọa, với hy vọng sẽ tiếp tục được bố già trọng dụng. Với vị thế của mình, họ được phép làm giàu chừng nào còn chấp nhận được, chiếm đoạt đất đai và các cơ sở kinh doanh mà không bị trừng phạt. Và cũng giống như mafia, đảng này sử dụng đủ thứ công cụ để đạt được thứ mình muốn: hối lộ, tống tiền, thậm chí là bạo lực.
CHIA SẺ LÀ QUAN TÂM
Dù sức mạnh của quan hệ cá nhân và tính linh hoạt của các quy tắc chính thức vẫn giữ nguyên kể từ khi Trung Quốc Cộng sản được thành lập, nhưng có một điều đã dần thay đổi: mức độ tập trung quyền lực vào tay một người duy nhất. Từ giữa những năm 1960 trở đi, Mao nắm quyền kiểm soát tuyệt đối và là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi vấn đề, dù ông thể hiện quyền lực của mình không quá thường xuyên và về mặt chính thức vẫn ngang hàng với các lãnh đạo còn lại. Nhưng khi Đặng Tiểu Bình trở thành nhà lãnh đạo thực tế của Trung Quốc vào năm 1978, ông đã xoá bỏ chế độ độc tài suốt đời của Mao.
Đặng giới hạn thời gian nắm quyền của chủ tịch nước Trung Quốc xuống còn tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm và thiết lập một hình thức lãnh đạo tập thể, cho phép các quan chức khác – đầu tiên là Hồ Diệu Bang và sau đó là Triệu Tử Dương – giữ chức vụ Tổng Bí thư đảng, ngay cả khi ông vẫn nắm quyền thực chất phía sau. Năm 1987, ĐCSTQ quyết định cải cách quy trình lựa chọn các thành viên của Ban chấp hành Trung ương, cơ quan giám sát trên danh nghĩa của đảng, đồng thời là cơ quan mà từ đó các ủy viên Bộ Chính trị được lựa chọn. Lần đầu tiên trong lịch sử, đảng đề xuất nhiều ứng viên hơn số ghế – không hẳn là một cuộc bầu cử dân chủ, nhưng dù sao cũng là một bước đi đúng hướng. Ngay cả ứng viên được Đặng Tiểu Bình ủng hộ cũng không chắc sẽ thành công: ví dụ, Đặng Lực Quần (Deng Liqun), một người theo chủ nghĩa Mao, vốn được Đặng Tiểu Bình hứa hẹn thăng chức vào Bộ Chính trị, đã không đạt đủ số phiếu và buộc phải giã từ sự nghiệp chính trị. (Điều đáng chú ý là khi Ban chấp hành Trung ương đảng tổ chức bầu cử năm 1997, Tập suýt chút nữa đã không được chọn. Ông có ít phiếu nhất trong số những người có tên trong danh sách, phản ánh sự chán ghét của đảng đối với các “Thái tử Đảng,” hậu duệ của các lãnh đạo đảng cấp cao, những người đã thăng tiến nhờ quan hệ gia đình hơn là thực lực.
Để tránh lặp lại Cách mạng Văn hóa thảm khốc, khi sự tuyên truyền của chủ nghĩa Mao đạt đến đỉnh điểm, Đặng cũng tìm cách ngăn cản bất kỳ nhà lãnh đạo nào tìm kiếm sự sùng bái cá nhân. Năm 1978, một sinh viên trường Đảng Trung ương là bạn thân của tôi đã nhìn thấy trong chuyến đi đến một trang trại chăn nuôi heo ở ngoại ô Bắc Kinh, những món đồ mà Hoa Quốc Phong đã sử dụng trong một chuyến thị sát – một ấm nước nóng, một tách trà – được trưng bày trong tủ kính, như thể một ngôi đền tôn giáo. Bạn tôi đã viết thư cho Hoa để chỉ trích sự sùng bái cá nhân, và ông đã cho dẹp bỏ những món đồ trưng bày. Năm 1982, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đi xa đến mức ghi vào điều lệ đảng một lệnh cấm sùng bái cá nhân, mà họ coi là đặc biệt nguy hiểm.
Đặng chỉ chịu chia sẻ quyền lực đến mức ấy, và ông đã liên tiếp loại bỏ Hồ và Triệu khi hai người này tỏ ra quá tự do về mặt chính trị. Nhưng người kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân, đã tiến hành cải cách chính trị sâu rộng hơn. Ông cho thể chế hóa nhóm cố vấn của mình, để họ hoạt động nhiều hơn với tư cách là một văn phòng điều hành. Ông tìm kiếm lời khuyên từ tất cả các thành viên của Ủy ban Thường vụ, mà đến thời điểm đó đã ra quyết định dựa trên đa số phiếu, và ông cũng cho lưu hành rộng rãi các dự thảo phát biểu. Giang cũng khiến các cuộc bầu cử Ban chấp hành Trung ương có tính cạnh tranh hơn một chút, bằng cách tăng tỷ lệ ứng viên so với số ghế. Ngay cả các Thái tử Đảng, trong đó gồm một người con trai của Đặng, cũng có thể thất bại trong cuộc bầu cử.
Khi Hồ Cẩm Đào lên kế nhiệm Giang Trạch Dân vào năm 2002, Trung Quốc đã tiếp tục tiến xa hơn trên con đường lãnh đạo tập thể. Hồ cai trị với sự đồng thuận của chín thành viên Ủy ban Thường vụ, một nhóm được gọi là “cửu long trị thuỷ.” Cách tiếp cận theo chủ nghĩa quân bình này cũng có những hạn chế. Mỗi thành viên của Ủy ban Thường vụ đều có thể phủ quyết bất kỳ quyết định nào, dẫn đến suy nghĩ rằng Hồ một nhà lãnh đạo yếu không thể vượt qua bế tắc. Trong gần 10 năm, các cuộc cải cách kinh tế bắt đầu dưới thời Đặng đã bị đình trệ. Tuy nhiên, cũng có những ưu điểm nhất định, vì yêu cầu đồng thuận đã ngăn cản những quyết định bất cẩn. Chẳng hạn, khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc trong năm đầu tiên ông lên nắm quyền, Hồ đã hành động thận trọng, sa thải Bộ trưởng Y tế Trung Quốc vì đã che đậy mức độ bùng dịch và khuyến khích các quan chức báo cáo số lượng ca nhiễm một cách trung thực.
Hồ cũng cố gắng áp dụng giới hạn nhiệm kỳ một cách rộng rãi hơn. Dù bị phản đối khi cố gắng thiết lập giới hạn nhiệm kỳ cho các thành viên của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, nhưng ông đã có thể thiết lập giới hạn nhiệm kỳ cho các cấp từ tỉnh trưởng trở xuống. Hơn nữa, Hồ còn thiết lập một quy trình chưa từng có tiền lệ, theo đó thành viên của Bộ Chính trị trước tiên sẽ được lựa chọn bằng một cuộc bỏ phiếu của các thành viên cấp cao trong đảng.
Trớ trêu thay, chính nhờ hệ thống bán dân chủ này mà Tập đã vươn lên đỉnh cao quyền lực. Năm 2007, tại một cuộc họp mở rộng của Ban chấp hành Trung ương, khoảng 400 lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã tập trung tại Bắc Kinh để bỏ phiếu đề cử các quan chức cấp bộ từ một danh sách 200 người, vào Bộ Chính trị gồm 25 thành viên. Tập đã nhận được nhiều phiếu bầu nhất. Tôi cho rằng yếu tố quyết định không phải là kinh nghiệm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang hay Bí thư Thành ủy Thượng Hải của ông, mà là sự tôn trọng của những người tham gia bỏ phiếu dành cho cha ông, cùng với sự tán thành (và áp lực từ) một số đảng viên lão thành chủ chốt. Trong cuộc bỏ phiếu đề cử tương tự diễn ra 5 năm sau đó, Tập tiếp tục nhận được nhiều phiếu bầu nhất, và nhờ sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm, ông đã đặt chân lên đỉnh của kim tự tháp quyền lực. Sau đó, ông nhanh chóng bắt tay vào việc lật ngược tiến trình phát triển lãnh đạo tập thể đã diễn ra hàng chục năm qua.
ĐẢNG MỘT NGƯỜI?
Khi Tập lên nắm quyền, nhiều người ở phương Tây đã ca ngợi ông là Mikhail Gorbachev của Trung Quốc. Một số người mơ tưởng rằng, giống như nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, Tập sẽ thực hiện những cải cách triệt để, giải phóng sự kìm kẹp của nhà nước đối với nền kinh tế và dân chủ hóa hệ thống chính trị. Tất nhiên, điều đó hóa ra chỉ là một suy nghĩ viển vông. Thay vào đó, Tập, một học trò nhiệt thành của chủ nghĩa Mao, đồng thời cũng mong muốn để lại dấu ấn cá nhân trong lịch sử, đã nỗ lực để thiết lập quyền lực tuyệt đối của mình. Vì những cải cách trước đây không thực sự thiết lập cơ chế kiểm soát và đối trọng lên nhà lãnh đạo đảng, nên ông đã thành công. Giờ đây, cũng như dưới thời Mao, Trung Quốc là nơi một người nắm trọn quyền hành.
Một phần trong kế hoạch củng cố quyền lực của Tập là giải quyết vấn đề mà ông cho là khủng hoảng ý thức hệ. Ông nói, Internet là một mối đe dọa sống còn đối với ĐCSTQ, khiến đảng này mất quyền kiểm soát tâm trí của mọi người. Vì vậy, Tập đã thẳng tay đàn áp các blogger và các nhà hoạt động trực tuyến, kiểm duyệt những nội dung bất đồng chính kiến, và củng cố “vạn lý hỏa thành” của Trung Quốc nhằm hạn chế truy cập vào các trang web nước ngoài. Kết quả là, xã hội dân sự non trẻ đã bị bóp nghẹt và dư luận trong vai trò người giám sát Tập đã bị tiêu diệt.
Một động thái khác của Tập là phát động chiến dịch chống tham nhũng, gọi nó là sứ mệnh cứu đảng khỏi sự tự hủy diệt. Vì tham nhũng là dịch bệnh phổ biến ở Trung Quốc, gần như mọi quan chức đều có thể là mục tiêu, Tập đã sử dụng chiến dịch này như một cuộc thanh trừng chính trị. Dữ liệu chính thức cho thấy từ tháng 12/2012 đến tháng 06/2021, ĐCSTQ đã điều tra 393 cán bộ lãnh đạo trên cấp tỉnh, các quan chức thường được nhắm cho các vị trí cao nhất, cũng như 631.000 cán bộ trong nhiều cơ quan, những người thực hiện chính sách của đảng tại cấp cơ sở. Cuộc thanh trừng đã bắt giữ một số quan chức quyền lực nhất mà Tập cho là mối đe dọa, bao gồm Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và người đứng đầu bộ máy an ninh Trung Quốc, và Tôn Chính Tài, một ủy viên Bộ Chính trị mà nhiều người coi là đối thủ và là người có khả năng kế nhiệm của Tập.
Tượng bán thân của Tập, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, tháng 06/2019 © Jason Lee / Reuters
Đáng chú ý là những người giúp Tập thăng tiến đã không hề hấn gì. Giả Khánh Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến vào những năm 1990 và cuối cùng trở thành thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, là người có công giúp Tập thăng tiến trong sự nghiệp. Dù có lý do để tin rằng ông ta và gia đình cực kỳ tham nhũng – Hồ sơ Panama, kho tài liệu bị rò rỉ từ một công ty luật, tiết lộ rằng cháu gái và con rể của Giả sở hữu một số công ty bí mật ở nước ngoài – nhưng đến nay họ vẫn chưa bị chiến dịch chống tham nhũng của Tập sờ gáy.
Tập không hề nhẹ tay. Theo tôi được biết từ một người trong đảng, mà tôi không thể nêu tên vì sợ sẽ đẩy ông vào rắc rối, hồi năm 2014, người của Tập đã đến gặp một quan chức cấp cao từng công khai chỉ trích Tập và đe dọa sẽ điều tra tham nhũng nếu ông này không dừng lại. (Ông đành phải im lặng.) Khi theo đuổi mục tiêu, cấp dưới của Tập thường gây áp lực lên các thành viên gia đình và trợ lý của các quan chức. Vương Mân (Wang Min), Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, người mà tôi biết rõ từ những ngày còn là học viên tại Trường Đảng Trung ương, đã bị bắt vào năm 2016 dựa trên những lời khai từ tài xế của ông. Người này nói rằng khi ở trong xe, Vương đã phàn nàn với một người đi cùng về việc không được thăng chức. Vương bị kết án tù chung thân, một trong những cáo buộc là chống lại sự lãnh đạo của Tập.
Sau khi loại bỏ các đối thủ khỏi các vị trí chủ chốt, Tập đã cài người của mình vào. Phe của Tập trong đảng được gọi là “Chi Giang Tân Quân” (Zhījiāng Xīnjūn) bao gồm các cựu cấp dưới trong thời gian ông làm tỉnh trưởng ở Phúc Kiến và Chiết Giang, thậm chí cả những người bạn thời đại học và trung học. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập đã nhanh chóng thăng chức cho tay chân thân tín của mình, thường là vượt quá năng lực của họ. Người bạn cùng phòng của ông từ những ngày còn học tại Đại học Thanh Hoa, Trần Hi (Chen Xi), được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, một vị trí đi kèm với một ghế trong Bộ Chính trị và quyền quyết định ai sẽ có thể thăng cấp. Tuy nhiên, Trần hoàn toàn không có kinh nghiệm liên quan: năm người tiền nhiệm trực tiếp của ông đều từng đảm nhiệm các vị trí đảng vụ địa phương, trong khi ông dành gần như toàn bộ sự nghiệp của mình tại Đại học Thanh Hoa.
Tập đã đảo ngược một cải cách lớn khác: “tách biệt giữa đảng và nhà nước,” tức nỗ lực nhằm giảm mức độ mà các cán bộ đảng với động lực ý thức hệ can thiệp vào các quyết định kỹ thuật và quản lý trong các cơ quan chính phủ. Trong nỗ lực chuyên nghiệp hóa bộ máy hành chính, Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm đã cố gắng, với mức độ thành công khác nhau, để tách chính phủ khỏi sự can thiệp của ĐCSTQ. Tập đã phá hoại tất cả khi thiết lập khoảng 40 ủy ban riêng của đảng, có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chính phủ. Chẳng hạn, không giống như những người tiền nhiệm, ông có đội ngũ riêng để xử lý các vấn đề liên quan đến Biển Đông, bỏ qua Bộ Ngoại giao và Cục Hải dương Nhà nước.
Những ủy ban này đã tước bỏ phần lớn quyền lực khỏi tay người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường, và biến vị trí từng là lãnh đạo đồng cấp trở thành phụ tá. Có thể nhận ra sự thay đổi này trong cách Lý thể hiện bản thân mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Trong khi hai người tiền nhiệm trực tiếp của ông, Chu Dung Cơ và Ôn Gia Bảo, lần lượt đứng ngang hàng với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Lý lại giữ khoảng cách với Tập, như để nhấn mạnh sự chênh lệch quyền lực. Hơn nữa, trong quá khứ, truyền thông chính thức và truyền thông nhà nước thường đề cập đến “hệ thống Giang-Chu” và “hệ thống Hồ-Ôn”, nhưng ngày nay hầu như chẳng ai nói đến “hệ thống Tập-Lý.” Từ lâu đã có sự đối kháng giữa đảng và chính phủ ở Trung Quốc – mà người trong cuộc gọi là đấu tranh giữa “khu Nam” và “khu Bắc” của Trung Nam Hải, vốn là nơi đặt trụ sở của hai cơ quan. Nhưng khi nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải coi ông là người có quyền lực cao nhất, Tập đã làm căng thẳng thêm trầm trọng.
Tập cũng đã thay đổi động lực trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSTQ, tất cả các thành viên Bộ Chính trị, kể cả những người trong Ủy ban Thường vụ, đều phải báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư bằng cách gửi báo cáo định kỳ cho Tập, người sẽ tự đánh giá kết quả làm việc của họ. Đã qua rồi cái thời mà tình đồng chí thân thiết và gần như bình đẳng tồn tại giữa các ủy viên Thường vụ. Như một cựu quan chức ở Bắc Kinh nói với tôi, một trong bảy thành viên của ủy ban – Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch nước và là đồng minh lâu năm của Tập – từng phàn nàn với bạn bè rằng quan hệ giữa Tập và các Ủy viên Thường vụ còn lại là quan hệ giữa một hoàng đế và các bá quan.
Thay đổi trơ trẽn nhất mà Tập thực hiện là xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước Trung Quốc. Giống như mọi nhà lãnh đạo tối cao từ thời Giang Trạch Dân trở đi, Tập kiêm nhiệm ba chức vụ: Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Dù giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm chỉ áp dụng cho chức vụ đầu tiên trong số ba chức vụ kể trên, nhưng bắt đầu từ Hồ Cẩm Đào, người ta hiểu rằng giới hạn này cũng phải áp dụng cho hai chức vụ còn lại, để một người có thể cùng lúc giữ cả ba chức vụ.
Nhưng vào năm 2018, theo chỉ thị của Tập, cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước. Lời biện minh cho hành động ấy thật nực cười. Mục tiêu được người ta công bố là để làm cho nhiệm kỳ của chủ tịch nước tương ứng với các chức vụ trong đảng và quân đội, dù rõ ràng cải cách phải đi theo chiều ngược lại: áp dụng giới hạn nhiệm kỳ cho cả chức tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy.
Tiếp đến là sự sùng bái cá nhân. Dù lệnh cấm sùng bái cá nhân vẫn còn trong điều lệ đảng, Tập và các cấp phó đã đòi hỏi một mức độ trung thành và ngưỡng mộ dành cho lãnh đạo chưa từng thấy kể từ thời Mao. Bắt đầu từ năm 2016, khi ông được tuyên bố là “lãnh tụ hạt nhân” của đảng (một danh xưng chưa từng được trao cho người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào), Tập Cận Bình đã luôn đứng trước các thành viên Ủy ban Thường vụ trong các bức chân dung chính thức. Chân dung của ông được treo khắp nơi, theo phong cách giống như Mao, trong các văn phòng chính phủ, trường học, địa điểm tôn giáo và nhà riêng. Theo Radio France Internationale, cấp dưới của Tập đã đề xuất đổi tên Đại học Thanh Hoa, trường cũ của ông, đồng thời là một trường đại học hàng đầu Trung Quốc, thành Đại học Tập Cận Bình. Họ thậm chí còn tranh cãi về việc có nên treo ảnh của ông bên cạnh ảnh của Mao ở Quảng trường Thiên An Môn hay không. Dù cả hai ý tưởng đều không đi đến đâu, nhưng Tập đã cố gắng đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào điều lệ đảng hồi năm 2017 — cùng Mao trở thành hai lãnh đạo duy nhất có hệ tư tưởng của riêng mình được thêm vào điều lệ đảng khi còn đương chức — và trong hiến pháp nhà nước một năm sau đó. Trong một bài viết dài đăng năm 2017 trên trang Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước, một nhà tuyên truyền đã dành cho Tập bảy danh hiệu mới theo kiểu Bắc Triều Tiên, thứ sẽ khiến những người tiền nhiệm thời hậu Mao của ông ta phải đỏ mặt: “nhà lãnh đạo đột phá,” “người cán bộ siêng năng làm việc vì hạnh phúc của nhân dân,” “kiến trúc sư trưởng của tiến trình hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới,” …
Trong nội bộ đảng, phe của Tập đang thực hiện một chiến dịch quyết liệt, yêu cầu ông phải được tiếp tục nắm quyền để hoàn thành điều ông đã khởi xướng: “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Nỗ lực của họ ngày càng mạnh mẽ, nhưng thông điệp của họ lại được đơn giản hóa. Tháng 4 vừa qua, các quan chức đảng ở Quảng Tây đề xuất khẩu hiệu mới: “mãi mãi ủng hộ lãnh tụ, bảo vệ lãnh tụ, và đi theo lãnh tụ.” Tựa như “hồng bảo thư” của Mao, họ cũng phát hành một bộ sưu tập các câu danh ngôn của Tập trong một cuốn sách bỏ túi và khuyến khích người dân ghi nhớ nội dung của nó. Tập dường như đang tự định vị mình không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của đảng mà còn là một hoàng đế thời hiện đại.

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng