Với những khoảng không xanh mát, ngôi nhà hài hòa với cảnh quan xung quanh đồng thời mang lại sự thoải mái cho gia chủ.
Ngôi nhà ba tầng tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy có diện tích đất 310 m2, tổng diện tích sàn 382 m2, gồm hai thế hệ sinh sống.
Dù khu đất khá vuông vắn nhưng nhà hướng chính Tây, nên phải chịu bức xạ mặt trời mạnh, nóng bức kéo dài từ trưa đến chiều muộn.
Để hạn chế nắng nóng, từ mặt tiền, kiến trúc sư đã thiết kế hệ thống vườn cây xuyên suốt từ ngoài vào trong. Sự hiện diện của cây xanh cả trong lẫn ngoài kết nối con người với thiên nhiên, tạo ra bầu không khí yên bình.
Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách nhiệt đới. Dấu ấn đậm nét nhất của phong cách này là ánh sáng tự nhiên, gió và cây xanh đi sâu vào từng không gian sống. Dù ở khu vực nào trong nhà, gia chủ cũng cảm nhận được sự thư thái do gần gũi thiên nhiên.
Ngay phần tiền sảnh, kiến trúc sư đã bố trí một bức tường ốp đá xuyên suốt từ bên trong nhà kéo dài gần đến cổng.
Bức tường này chia tách không gian gara và không gian tiếp khách. Bởi vậy khi ngồi ở phòng khách, mọi người chỉ có cảm giác xung quanh được bao bọc bởi các mảng cây xanh. Ngoài ra, bức tường còn có tác dụng phân tách hai luồng gió đi sâu vào công trình. Một hướng đi vào gara, rồi đến không gian bếp ăn, cuối cùng là phòng ngủ. Luồng còn lại đi thẳng vào phòng khách rồi đến không gian sân vườn ở vị trí giữa nhà.
Thay vì những bức tường ngăn cách, không gian tầng một được thay thế bằng hệ kính trượt lớn để các phòng chức năng đều có thể hưởng nắng, gió tự nhiên và ngắm nhìn toàn bộ mảng xanh bao bọc bên ngoài.
Vách kính cũng giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng quan sát và tương tác với nhau nhiều hơn.
Điểm đặc trưng của các ngôi nhà ở Huế chính là hiên nhà. Đây là không gian đệm giúp giảm cường độ ánh sáng gắt và giảm lượng nước mưa hắt vào bên trong.
Hiên nhà cũng là nơi thư giãn của gia chủ vào mỗi buổi chiều tối, khi thời tiết mát mẻ hơn.
Cây xanh sử dụng trong công trình gồm ba loại chính: Cỏ ba lá tạo thảm cỏ xanh, trúc để lọc ánh sáng tầm trung và cúc tần Ấn Độ thả từ trên mái xuống lọc ánh sáng hướng Tây cũng như giảm thiểu mưa lớn hắt vào nhà. Đặc điểm chung của ba loại cây này là dễ sống, dễ chăm sóc.
Mảng xanh bao quanh không chỉ tạo ra một lớp lá chắn tự nhiên trước nhiệt độ, tiếng ồn và khói bụi mà còn giúp căn nhà có diện mạo tươi mới, đầy sức sống.
Không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, bếp, phòng ăn liên thông với nhau, chỉ ngăn cách với khoảng xanh bên ngoài bằng hệ cửa kính trượt. Cách thiết kế này tạo ra một tổ hợp không gian lớn, đem tới cảm giác thoải mái, tự do và gần gũi thiên nhiên.
Cầu thang xoắn ốc nối lên tầng hai là điểm nhấn ấn tượng của ngôi nhà.
Không chỉ phục vụ lưu thông, cầu thang xoắn ốc còn có tác dụng trang trí, làm mềm hóa không gian thông tầng vốn đều là những đường thẳng vuông góc. Ưu điểm nữa của chiếc cầu thang này là tiết kiệm diện tích.
Phòng ngủ master bố trí vị trí sau cùng khu đất và hướng chính quay ra mảng xanh của công trình. Một khu vườn nhỏ thông tầng một và tầng hai cũng nằm ở không gian này nhằm thông gió, đối lưu không khí. Nhiệt độ trong nhà vì thế luôn mát mẻ.
Tại không gian này, dù nằm trên giường nhưng gia chủ vẫn có thể tận hưởng được không khí trong lành mà những mảng xanh xung quanh mang lại.
Công trình sử dụng bê tông trần tạo nên sự thô mộc và tiết kiệm chi phí.
Ở tầng hai, ngoài hệ kính lớn tự do đóng mở để tăng tương tác bên trong và bên ngoài, hệ cửa lam gỗ được sử dụng để lấy sáng, gió mà vẫn chặn được nắng gắt.
Công trình xây dựng trong 11 tháng, tổng kinh phí 3 tỷ đồng.
Trang Vy/Thiết kế: M+TRO Studio /Thi công: COTE Arch /Ảnh: Hoàng Lê / Vietnam Express
Hành trình nghiên cứu đồ sộ và toàn diện bằng hình ảnh về Michelangelo của tác giả Rosalind Ormiston. Tác phẩm giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Michelangelo cùng ảnh hưởng của ông đối với nghệ thuật hội họa và điêu khắc Phục hưng Italy.
Kiệt tác ngoại hạng của Michelangelo
Sau bốn năm làm việc vất vả để vẽ vòm trần Sistine có diện tích 540 mét vuông, Michelangelo đã tạo nên một kiệt tác ngoại hạng.
Cảnh Adam và Eva bị con rắn dụ dỗ trong bích họa vòm trần Sistine. Nguồn: worldhistory.
Năm 1508, Giáo hoàng Julius II đặt Michelangelo thiết kế và vẽ trần nhà rộng lớn của Nhà nguyện Sistine. Đó là một đơn đặt hàng mà nhà điêu khắc không muốn thực hiện, nhưng ông không còn lựa chọn nào khác. […]
Bramante, là người giám sát các công trình của Vatican, đã được giao việc làm giàn giáo. Vasari cho chúng ta biết Michelangelo đã tức giận vì những lỗ hổng lớn trên trần do công nhân của Bramante khoét để treo giàn giáo, bởi khi công việc hoàn thành sẽ phải lấp lại những lỗ này. Thay vào đó, Michelangelo tạo ra một giàn giáo đứng độc lập kiểu mới, có thể di chuyển được lúc làm việc. […]
Sách của Vasari kể rằng Michelangelo viết cho một vài người bạn ở Florence nhờ họ đến Rome giúp đỡ vẽ trần nhà nguyện, nhất là để cho ông lời khuyên về kỹ thuật và màu sắc. Ông kể tên sáu họa sĩ, trong đó có cả người bạn thời thơ ấu của Michelangelo, Granacci. Vasari cũng kể rằng sau đó Michelangelo đã để họ đi vì công việc họ làm ra không đáp ứng những kỳ vọng cao của ông.
Nghiên cứu hiện tại xác nhận rằng Michelangelo có dùng các phụ tá cho những bức bích họa Sistine, điều này nằm trong dự tính vì có một lượng lớn màu và tường cần được chuẩn bị cho dự án.
Những cảnh Michelangelo mô tả từ Cựu Ước cho thấy sự phối hợp giữa cách kể chuyện truyền thống với một phong cách tả thực mới. Người ta có thể thấy các hình ảnh được truyền cảm hứng bởi những tác phẩm của Jacopo della Quercia ở Bologna, đặc biệt trong cảnh mô tả Thiên Chúa sáng tạo ra Eve và Adam và Eve bị trục xuất khỏi Thiên Đường, rất giống hình vẽ của Masaccio trong nhà nguyện Brancacci, Florence, với nỗi đau của sự ra đi được khắc ghi trên khuôn mặt họ.
Bích họa trên trần Nhà nguyện Sistine, Vatican, Rome.
Phần quan trọng trong bố cục của Michelangelo cho vòm trần Sistine là chín cảnh trong Sáng Thế Ký: ba bộ ba (các phần) tiếp tục được tách làm ba. Trình tự của các hình ảnh sắp đặt Thiên Chúa sáng tạo ra Adam và Eva và sự trục xuất họ khỏi Thiên Đường trong bộ ba thứ hai, giữa các sự kiện trước và sau đó.
Bộ ba đầu tiên kể về câu chuyện của Noah, bộ thứ hai về Thiên Chúa sáng tạo ra Adam, bộ thứ ba về Thiên Chúa sáng tạo ra Vũ trụ: đất và biển, Mặt Trời và Mặt Trăng và các hành tinh, ngày và đêm. Hai bên của các tấm trung tâm là ngai tòa của các nhà tiên tri với bảy nhà tiên tri (Prophet) và năm nữ tiên tri (Sibyl).
Tám tường lửng tam giác (hốc tường tam giác giữa đường cong bên ngoài của vòm và đường gờ hình chữ nhật bao quanh), cùng các phần tường bán nguyệt, ở vị trí cao hơn, vẽ hình ảnh của tổ tiên Chúa Jesus, lấy từ danh sách 40 thế hệ có tên trong sách Phúc Âm của Thánh Matthew. Có tổng cộng hơn 300 nhân vật.
Vasari kể rằng Michelangelo, sau khi từ chối sự giúp đỡ ban đầu từ bạn bè, đã làm việc một mình. Ông là một người đơn độc, cống hiến cho công việc của mình, kể cả với hội họa, thể loại mà ông chưa bao giờ thích bằng điêu khắc. Ông không cho phép người ngoài, ngay cả Giáo hoàng, vào nhà nguyện để xem công việc đang được tiến hành.
Việc này không có gì lạ; ông không thích nghe phê bình trước khi hoàn thành bất kỳ tác phẩm nào. Bản thân nhiệm vụ này đã có nhiều vấn đề. Sự kiệt quệ về thể chất khi phải đứng với đầu ngửa ra, nhìn lên trần, làm việc ở khoảng cách gần trong nhiều tháng kéo dài đã ảnh hưởng đến tư thế, và cơ thể, cổ và đầu của ông đau nhức.
Một vấn đề khác Michelangelo gặp phải là không khí mùa đông giá lạnh, làm chậm quá trình khô màu và ảnh hưởng đến hàm lượng muối trong các màu sơn gốc vôi.
Vasari kể rằng Michelangelo nói với ông khi đã vẽ được 1/3 vòm trần thì có một “chỗ mốc” nào đó xuất hiện. Nhà viết tiểu sử giải thích rằng điều này là do vôi La Mã có màu trắng và làm bằng travertine (đá hoa vôi). Nó sẽ để lại cặn trắng nở hoa nếu bị ướt quá lâu. Michelangelo muốn từ bỏ dự án nhưng Giáo hoàng Julius cử một chuyên gia đến, người bạn chung của họ Giuliano da Sangallo, người đã chỉ cho Michelangelo cách tránh vấn đề này.
Sau khi đưa ra sự giúp đỡ này, Giáo hoàng đã được phép lên giàn giáo cùng Michelangelo để xem công việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, sự thiếu kiên nhẫn của Giáo hoàng khiến công việc phải dừng lại khi mới thực hiện được một nửa. Giàn giáo bị dỡ và nhà nguyện được mở cho khách được mời đến xem.
Theo Vasari, sự vĩ đại của công trình của Michelangelo, dù mới hoàn thành một nửa, đã truyền cảm hứng cho tất cả những ai nhìn thấy nó, đặc biệt là Raphael. Tại thời điểm này, một lá thư từ Michelangelo gửi cho cha mình (tháng 9 năm 1510) nhắc đến một chuyến thăm nhà ngắn vì em trai Buonarroto bị ốm, nhưng ông lo rằng: “… ngài [Giáo hoàng] đã rời đi mà không để lại cho con hướng dẫn nào… nếu con rời đi mà không xin phép, con sợ Giáo hoàng có thể sẽ nổi giận”.
Ông yêu cầu cha thường xuyên báo tin cho mình: “Nếu Buonarroto vẫn còn ốm, hãy cho con biết ngay lập tức, vì con người có giá trị hơn tiền bạc”. Câu này ám chỉ số tiền ông chưa được trả cho vòm trần. Buonarroto đã hồi phục. Bức thư này tiết lộ việc Michelangelo bị ràng buộc với Giáo hoàng như thế nào, không dám rời Rome.
Trong khi đó, Bramante, không vui khi Michelangelo nhận được nhiều sự hoan nghênh hơn, đề nghị Giáo hoàng để Raphael làm tiếp nửa còn lại của vòm trần. Tới lúc này, Michelangelo lên cơn giận dữ, nhắc đến các khuyết điểm của Bramante, đặc biệt là việc phá hủy một phần của Vương cung Thánh đường Thánh Peter cũ. Giáo hoàng đã nghe lời ông. Ngài bỏ qua lời khuyên của Bramante và mời Michelangelo, người mà ngài rất kính trọng, làm tiếp.
Vasari nhận xét rằng Giáo hoàng đã bị thuyết phục bởi tài năng của Michelangelo. Khi vòm trần gần được hoàn thành, Giáo hoàng trở nên nôn nóng muốn công việc hoàn thành. Vasari kể lại một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Michelangelo và Giáo hoàng, Michelangelo nói rằng nó sẽ được hoàn thành “khi tôi tự thấy bản thân hài lòng về mặt nghệ thuật”. Giáo hoàng đã tức giận và đe dọa sẽ tống ông ra ngoài.
Thay vì phản ứng dữ dội, Michelangelo hoàn thành công việc, do đó cho phép giàn giáo được gỡ bỏ và nhà nguyện sẵn sàng mở cửa. Vòm trần được hoàn thiện. Vasari kể rằng Giáo hoàng đánh bạo hỏi tại sao các nhân vật trên vòm trần không được dát vàng.
Michelangelo trả lời: “Thưa Đức Giáo hoàng, thời đó con người ta không trang hoàng bản thân bằng vàng và những người được vẽ không bao giờ giàu có mà là những người mộ đạo coi thường của cải”.
Nhận xét của ông có lẽ là nhằm vào Julius II thực dụng. Giáo hoàng đã khánh thành nhà nguyện vào ngày Lễ các Thánh, ngày 1 tháng 11 năm 1512.
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.
Nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II trong Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI, nhưng trước đó bà sẽ được đặt tạm dưới hầm mộ hoàng gia của Nhà nguyện St George trong lâu đài Windsor.
Nhà nguyện Tưởng niệm St. George VI cũng là nơi an nghỉ của cha mẹ cố nữ hoàng Anh, cùng tro cốt em gái, Công chúa Margaret. Việc quan tài Hoàng thân Philip được đặt tại hầm mộ và chờ đoàn tụ cùng linh cữu nữ hoàng đã được lên kế hoạch từ trước. Hầm mộ Hoàng gia được xây dựng sâu bên dưới Nhà nguyện St. George VI, với độ sâu khoảng 5m. Đây là căn hầm được lót bằng đá, với kích thước được cho là 8,5 m x 21,3 m.
Bên trong hầm mộ có đủ không gian để chứa 44 linh cữu. 32 cỗ quan tài được xếp lên các kệ sát tường, trong khi 12 cỗ còn lại sẽ nằm ở chính giữa.
Lối vào của nó có một cánh cổng sắt thường được đóng lại. Khi diễn ra nghi lễ trên sảnh chính, một tấm sàn bên trong nhà nguyện, nơi đặt linh cữu, sẽ được nâng lên. Sau nghi lễ, quan tài sẽ được hạ xuống thông qua thang nâng điện.
Linh cữu sau đó được di chuyển qua hành lang ngầm dài 15 m trước khi được các nhân viên đưa vào hầm mộ. Vua George III đã cho xây dựng Hầm mộ Hoàng gia vào năm 1804. Công trình được hoàn thành 6 năm sau.
Trong nhiều thập niên, hầm mộ hoàng gia là nơi an nghỉ tạm thời của các thành viên hoàng gia trước khi chọn nơi an táng phù hợp. Vua George III là vị quốc vương đầu tiên được an táng tại hầm mộ vào năm 1820.
Hầm mộ Hoàng gia là nơi du khách không được tham quan, dù khách vẫn được thăm Nhà nguyện St. George hay dự các nghi lễ tại đây.
Điều này khiến nhiều người tò mò về một số bí mật bên trong căn hầm như môi trường và không khí bên trong căn hầm.
Một số nguồn tin cho biết, bên trong hầm mộ nhiều khả năng sẽ toát ra một số mùi nhất định, dù chỉ những người bảo quản căn hầm mới biết được cụ thể.
Dù vậy, hoàng gia luôn có những biện pháp để bảo quản thi hài và làm chậm sự phân hủy. Việc bảo quản căn phòng không để xuất hiện mùi sẽ giữ được sự trang trọng mỗi khi tiếp nhận hay di dời linh cữu. Việc này cũng đảm bảo thuận lợi cho những người làm công việc bảo quản hầm mộ.
Trong số những Hoàng gia gần đây nhất được tạm trú trong Hầm chứa Hoàng gia là mẹ của Hoàng tử Philip, Công chúa Alice. Bà vào hầm mộ sau khi qua đời vào tháng 12/1969. Nhưng vào tháng 8/1988, hài cốt của bà được đưa ra khỏi hầm để chôn cất tại Nhà thờ Mary Magdalene của Jerusalem, theo nguyện vọng của bà.
Một trong những vấn đề được chú ý về nội bộ quan trường Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời gian này là việc ông Tập Cận Bình tái nhiệm tại Đại hội 20. Có quan điểm chỉ ra “thế hệ Đỏ thứ 2” (Hồng nhị đại) phổ biến xu thế chống đối ông Tập, dù ít ai dám thẳng thắn công khai.
Ông Tập Cận Bình. (Ảnh: photocosmos1/ Shutterstock) “Thế hệ Đỏ thứ 2” (Hồng nhị đại) là chỉ về con của thế hệ đầu lên cầm quyền ĐCSTQ thời Mao Trạch Đông, họ là những người sinh thành cùng thời với lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ Tập Cận Bình.
Đài VOA Mỹ ngày 20/9 dẫn lời bà Đới Tinh (con nuôi của nguyên lão Diệp Kiếm Anh) cho biết “Hồng nhị đại” từ lâu đã bị chia rẽ, trong nhóm này có những người từ giữa những năm 1980 đã nổi lên nhờ dùng quyền lực thâu tóm tài sản và đã trở thành nhóm người nòng cốt trong giới quyền quý ĐCSTQ, chỉ một số ít người hoàn toàn thức tỉnh theo đuổi các giá trị phổ quát tự do và dân chủ.
Bà Đới Tinh nói: “Nhóm người thức tỉnh biết kế thừa những lý tưởng của cha ông họ từ bỏ chủ nghĩa vị lợi, hy vọng một xã hội tốt đẹp, xã hội đó không chỉ nằm ở chủ nghĩa dân tộc mà còn hiểu biết những giá trị phổ quát của loài người… Còn nhóm người kia từ giữa những năm 1980 quá dễ dàng làm giàu nhờ quyền lực chính trị, đa phần bị dân thường Trung Quốc ngày nay nhìn với ánh mắt tức giận khi họ tự diễn biến thành những nhà tư bản quyền lực”.
Gần đây một người (giấu tên) trong giới “Hồng nhị đại” sống ở Bắc Kinh nói với VOA rằng hầu hết những người thuộc thế hệ này mà bà từng tiếp xúc đều không ủng hộ ông Tập Cận Bình tái nhiệm. Bà nói về 2 nhóm người: nhóm người lạc quan thể hiện quan điểm bằng cách đăng lại nhiều bài viết ở nước ngoài phản đối việc quay trở lại thời Mao Trạch Đông, công bố lại bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du phía nam Trung Quốc, hay những nhận xét của ông Tập Trọng Huân (cha của lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình) về việc thúc đẩy dân chủ, dù họ không dám nhắc thẳng vấn đề nhạy cảm về “tại nhiệm của Tập Cận Bình”; còn đối với những người bi quan thì họ cho rằng không gì cản được ông Tập duy trì quyền lực.
Trong khi đó, con gái của nguyên lão Lý Nhuệ (Li Rui) là Lý Nam Anh (Li Nanyang) – nhà nghiên cứu khách mời tại Viện Hoover (Mỹ) – nói với Đài VOA rằng hiện nay giới chức cấp cao đương nhiệm và cả những người đã nghỉ hưu đều ít người dám chỉ trích thẳng thắn như ông Lý Nhuệ ngày trước. Những thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị đã nghỉ hưu luôn sợ bị nắm thóp.
Bà Lý Nam Anh chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình hiện nắm toàn bộ hệ thống an ninh và quân sự, một tay che trời, ngay cả những nguyên lão chính trị trong ĐCSTQ không hài lòng có muốn đưa người khác thay thế thì cũng bất lực vì không thể tập trung lực lượng…
Trả lời về việc này, bà Lý Nam Anh nhấn mạnh rằng không có quân đội và không có quyền lực chính trị thì bất cứ lúc nào cũng có thể bị cảnh sát đến gõ cửa, khi đó thì không còn gì. Cho dù người từng là quan chức cấp cao như phó thủ tướng hay vị trí trong bộ chính trị ĐCSTQ thì về hưu cũng hết uy quyền trong bộ máy. “Còn những người như La Điểm Điểm hay Mã Hiểu Lực… giờ đây cũng như tôi (Lý Nam Anh), ngoài nói miệng thì không làm được gì hơn.”
Bà La Điểm Điểm là con gái của cố Tổng tham mưu trưởng quân đội ĐCSTQ La Thụy Khanh (Luo Ruiqing), là một trong số ít những nhân vật thuộc “Hồng nhị đại” vẫn dám bàn về những nhân vật chính trị ĐCSTQ.
Hoa Kỳ đang trải qua những thay đổi lớn, không phải hướng tới sự tiến bộ và thịnh vượng thực sự, mà là hướng tới con đường hủy diệt tự sát. “Tự sát” ở đây chủ yếu nói về sự lựa chọn những giá trị ngày càng trượt dốc.
(Dưới đây là bài viết của Tào Trường Thanh, một nhà văn Mỹ gốc Hoa, thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.)
(Nguồn: Yuganov Konstantin/ Shutterstock) Ngay từ năm 1776 vào thời lập quốc, Hoa Kỳ đã có 2 con đường khác nhau có thể lựa chọn.
Một là con đường được đại diện bởi ông Washington và ông Hamilton, nhấn mạnh chủ nghĩa bảo thủ của Anh, nghĩa là tôn trọng truyền thống, coi trọng đạo Cơ đốc, tôn trọng thị trường kinh tế, thiết lập một chính phủ trung ương mạnh và một nước Mỹ hùng cường.
Hai là con đường được đại diện bởi ông Jefferson và ông Paine, có khuynh hướng theo mô hình Cách mạng Pháp, phá bỏ các quy tắc và luật lệ, tuân theo “sự chuyển đổi xã hội tổng thể” của nền dân chủ đại chúng.
Cuộc chiến giữa 2 con đường này là một mất một còn. Sau khi thông tin tàn bạo của Cách mạng Pháp lan đến Hoa Kỳ, ông Jefferson và những người khác đã trở nên kém nhiệt tình hơn. Đặc biệt là sau khi trở thành tổng thống (nhiệm kỳ thứ 3), ông đã ý thức rõ hơn tầm quan trọng về việc ông Washington, đặc biệt là ông Hamilton, thiết lập thuế, hải quan, nợ nần của hệ thống kinh tế và một quân đội hùng mạnh, v.v.
Ngoài ra, sự nhấn mạnh của ông Jefferson về quyền tự trị, phân tách quyền lực và thuế thấp của các tiểu bang phù hợp với những người phe bảo thủ của Đảng Cộng hòa sau này.
Đến thời Roosevelt, Johnson, Obama, nước Mỹ ngày càng “tả hóa” Tính đến cuộc Đại suy thoái của Hoa Kỳ vào những năm 1930, sự phân chia chính sách kinh tế chính của 2 đảng lớn ở Hoa Kỳ không có nhiều sự khác biệt đáng kể. Khi đó phe cánh tả của ông Roosevelt lên nắm quyền thúc đẩy “chính quyền mới”.
Ông Roosevelt quan tâm đến chủ nghĩa xã hội và muốn chính phủ đóng một vai trò lớn hơn, thậm chí thúc đẩy chủ nghĩa bình quân và bình đẳng giàu nghèo.
Sau đó, người kế nhiệm phe cánh tả của ông, Tổng thống Johnson, cũng thúc đẩy “xã hội lớn”, khiến Hoa Kỳ nghiêng về phía chủ nghĩa xã hội hơn.
Sau khi Tổng thống Reagan của Đảng Cộng hòa nhậm chức, ông đã phanh gấp và cắt giảm mức thuế cá nhân cao nhất từ 42% xuống còn 28%, khôi phục nền kinh tế thị trường và lòng tin của người Mỹ, tôn trọng tài sản và quyền cá nhân, gồm cả tín ngưỡng, đạo đức, v.v. Điều này được xem như sự quay trở lại chủ nghĩa bảo thủ (bảo lưu và giữ gìn truyền thống).
Những thay đổi lớn sau đó chủ yếu xảy ra khi ông Obama, vị Tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, nhậm chức.
Người da đen chỉ chiếm 14% trong tổng số 330 triệu dân ở Hoa Kỳ, nên bản thân việc ông Obama có thể lên làm tổng thống, đã chứng tỏ rằng không có thể chế phân biệt đối xử với người da đen ở Hoa Kỳ. Nếu không, thì làm sao ông ta lại có thể trở thành tổng thống chỉ dựa vào 14% người da đen?
Lẽ ra ông Obama đã có cơ hội tốt nhất để làm cầu nối, xóa đi những xung đột sắc tộc giữa người da đen với người da trắng, và tạo ra sự hòa hợp chủng tộc. Nhưng ngược lại, ông lại sử dụng quyền lực của tổng thống để gia tăng sự đối lập giữa người da đen và da trắng. Hễ có một vụ xả súng ác độc liên quan đến xung đột giữa người da đen và cảnh sát, ông Obama lại ra mặt và kích động người da đen thù hận cảnh sát (thù hận người da trắng).
Trong bối cảnh đó, các kênh truyền thông cánh tả và các chính trị gia da đen cũng đổ thêm dầu vào lửa. Sau này, phong trào “Black Lives Matter” (BLM, Người da đen đáng sống) phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, cũng được hình thành từ thời ông Obama.
Món quà chia tay của ông Trump dành cho ông Biden: Di sản chống ĐCSTQ Bất kỳ một quốc gia bình thường nào cũng nên nhấn mạnh đến “pháp quyền”. Nhưng Hoa Kỳ, quốc gia dân chủ đầu tiên của nhân loại, lại dung túng cho phong trào “Người đa đen đáng sống”, với người da đen là chủ thể chính, hoàn toàn chà đạp pháp quyền, vô pháp vô thiên!
Vì sao điều này lại xảy ra? Vì phe cánh tả của đảng Dân chủ đứng sau ủng hộ, nhằm công kích Tổng thống Donald Trump đang nắm quyền lúc đó. Họ kích động dư luận, giúp cho phe cánh tả thâu tóm quyền lực. Việc “chăm sóc người da đen” và “đấu tranh cho sự công bằng” chỉ là tấm mạng che mắt, mục đích thực sự là để cướp đoạt chính quyền.
Cùng với việc lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nhằm thúc đẩy rộng rãi việc bỏ phiếu qua thư (không cần xác minh chứng từ), đội của ông Biden đã đánh cắp cuộc bầu cử rất thành công. Hoa Kỳ càng đẩy mạnh nỗ lực tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời hủy hoại đạo đức, đức tin và nhà nước pháp quyền.
Một cuộc “tự sát” ly kỳ đã bắt đầu.
‘Giết chết’ pháp quyền, xóa bỏ biên giới, tội phạm nguy hiểm tăng vọt Đầu tiên là ‘giết chết’ chế độ pháp quyền. BLM đập phá, cướp bóc và đốt phá như vậy, cảnh sát cũng không dám xử lý. Họ sợ động đến người da đen sẽ vi phạm sự đúng đắn về chính trị, động một chút là mất việc, thậm chí mất tự do cá nhân (bị phạt tù). Cảnh sát không dám và không muốn thực thi pháp luật, khiến những người trong phong trào “Người da đen đáng sống” càng kiêu ngạo.
Ở California, thành trì của phe cánh tả, người ta tuyên bố rằng họ sẽ không bị truy tố trọng tội, khi vào một cửa hàng ăn trộm và cướp hàng hóa dưới 950 USD. Điều này tương đương với việc dung túng cho tội ác, được gọi là “mua hàng 0 đồng”, có thể tùy tiện lấy hàng hóa của người khác. Dưới gầm trời này, đâu có một quốc gia nào như vậy!
Tội phạm ở Mỹ đang tăng cao, những vụ xả súng độc ác vẫn diễn ra mỗi tuần. Tại Chicago, nơi đảng Dân chủ phe cánh tả nắm quyền từ năm 1927, hầu như mỗi cuối tuần đều là một ngày thảm sát, những vụ xả súng mất hết nhân tính chưa bao giờ dừng lại.
Tại San Francisco, nơi tập trung những người thuôc phe cánh tả, Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư pháp) người da trắng, ông Chesa Boudin, (có cha mẹ là đảng viên đảng Cộng sản và bị kết án tù chung thân vì cướp ngân hàng và giết 2 sĩ quan cảnh sát) đã trả tự do cho 25% tù nhân trong năm đầu nhậm chức.
Trải nghiệm đặc biệt của mình khiến ông thù hận cảnh sát và đồng cảm với tội phạm từ khi còn nhỏ. Tại New York, nơi phe cực tả tập trung, Tổng chưởng lý cũng là người theo phe cực tả. Chicago, California và New York, 3 nơi phe cánh tả đang nắm quyền, được coi là “thiên đường của tội phạm”, và các vụ giết người đã tăng lên gấp bội.
Một dấu hiệu khác của việc “giết chết” nhà nước pháp quyền là dung túng cho hàng ngàn người nhập cư bất hợp pháp đổ vào Mỹ. Một quốc gia không có biên giới sẽ mất chủ quyền và pháp quyền. Nhưng dưới quyền lực của ông Biden, 3 triệu người nhập cư bất hợp pháp đã đổ vào Hoa Kỳ trong 16 tháng qua, chỉ trong tháng Năm đã có 240.000 người.
Tại sao ông Biden không ngăn cản điều này? Là vì nhu cầu “cướp chính quyền” của Đảng dân chủ. Sau khi những người nhập cư bất hợp pháp tràn vào, họ sẽ có cơ hội được ân xá trong tương lai, sau đó họ sẽ được bỏ phiếu, và đại đa số họ đều trở thành kho phiếu của đảng Dân chủ phe cánh tả.
Tại Quốc hội New York, nơi phe cánh tả chiếm đa số, một dự luật đã được thông qua, cho phép những người không phải là công dân Hoa Kỳ cũng được quyền bỏ phiếu. Đây là con đường “ăn cắp” đã được quy hoạch từ lâu.
Các chính sách chủ nghĩa xã hội đã “giết chết” nền kinh tế hùng mạnh của Mỹ. Bình đẳng giàu nghèo, quốc hữu hóa đều đồng nghĩa với quan liêu và thảm họa.
Ông Biden mới nắm quyền được 1,5 năm, nhưng tỷ lệ lạm phát lại cao nhất trong vòng 41 năm! Kể từ khi thành lập Hoa Kỳ vào năm 1776, lần đầu tiên giá xăng tăng trên 5USD tại tất cả 50 tiểu bang! Giá cả leo thang, tất cả các mặt hàng đều tăng chóng mặt. Đường đường là một siêu cường quốc duy nhất trên thế giới như Hoa Kỳ, lại xuất hiện cảnh hết sữa bột cho trẻ em, khiến các bậc phụ huynh cũng phải e sợ!
“Chuyển giới”, “thiến” bản chất truyền thống của nước Mỹ Điều mà các bậc phụ huynh lo sợ hơn cả là những người phe cánh tả thực sự muốn rao giảng và nhồi nhét cho con cái họ về đồng tính, song tính và chuyển giới ngay trong các trường mẫu giáo và tiểu học.
Thống đốc bang Florida phe bảo thủ đã ký một dự luật được cơ quan lập pháp địa phương thông qua, cấm truyền bá đồng tính, chuyển giới, v.v. tại bậc giáo dục mẫu giáo đến lớp 3 của trường tiểu học. Kết quả là đảng Dân chủ đã công kích, lên án trên toàn quốc, với lý do tước đoạt quyền tự do lựa chọn của trẻ em.
Những đứa trẻ ở độ tuổi này sao có thể hiểu được hậu quả nghiêm trọng của việc “chuyển giới”? Thứ gọi là “để trẻ em tự do lựa chọn” chính là nhân danh tự do, hủy hoại tinh thần và thể chất và làm hại trẻ em!
Ông Biden, với tư cách là tổng thống, đích thân cổ xúy rằng trẻ em có quyền tự do chuyển giới. Bà Nancy Pelosi đã đến chương trình nổi tiếng “Drag Queen” (Hoàng hậu Hóa trang) dành cho người chuyển giới, và nói rằng tự do chuyển giới là “vẻ đẹp của nước Mỹ”.
Các nhân vật hàng đầu của Đảng Dân chủ phe cánh tả đồng loạt lên tiếng, ủng hộ việc đàn ông vào nhà vệ sinh phụ nữ như những kẻ được gọi là “phụ nữ về mặt tâm lý” (khi là đàn ông, không mang đặc điểm sinh lý đặc trưng của phái nữ). Thậm chí, họ còn được tham gia các cuộc thi đấu thể thao của phụ nữ, tương đương với việc công khai ủng hộ việc gian lận và chà đạp đạo đức cơ bản của con người.
Ngoài việc ủng hộ chuyển đổi giới tính và hợp pháp hóa ma túy, những người phe cánh tả còn muốn phá hoại các truyền thống của Mỹ. Nhóm Cơ đốc nhân đầu tiên trên con tàu “Mayflower” đến Hoa Kỳ từ châu Âu vào năm 1620 đã ký một hiệp ước trên tàu, cùng nhau thành lập “Vương quốc của Chúa” tại Hoa Kỳ. Vì vậy năm 1620 là cột mốc của việc thành lập một quốc gia có đức tin.
Nhưng phe cánh tả muốn gỡ bỏ biểu tượng này và đổi thành năm 1619. Họ nói rằng năm đó nô lệ da đen đến và bị buôn bán, và nước Mỹ được thành lập bởi những nô lệ da đen.
Cuộc tranh cãi về “biểu tượng” này càng chứng tỏ rõ ràng hơn sự phân chia cơ bản giữa phe cánh tả và cánh hữu. Nhân danh đấu tranh cho quyền lợi của người da đen, phe cánh tả sẽ lật đổ nước Mỹ truyền thống và phá hủy nền tảng của nước Mỹ.
Gần đây, ông Biden đã tự hào tuyên bố, có nhiều người đồng tính và chuyển giới trong nội các của ông hơn tất cả các chính quyền trước đây của Hoa Kỳ cộng lại.
Tại buổi lễ chào cờ do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc tổ chức vào đêm trước Sự kiệm thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, cờ sao sọc của Hoa Kỳ và lá cờ cầu vồng của người chuyển giới đồng tính (LGBT) đã được kéo lên cạnh nhau.
Chính quyền Biden công khai truyền bá, nhồi nhét chủ nghĩa đồng tính và chuyển giới. Họ muốn “chuyển giới” nước Mỹ, thay đổi bản chất của nước Mỹ truyền thống, muốn ‘thiến’ nước Mỹ.
Cuộc “tự sát” này ở Mỹ sẽ tự hủy hoại quốc gia này đến mức nào? Trừ khi Quốc hội Hoa Kỳ được bầu lại vào tháng 11 năm nay, các đảng viên Cộng hòa phe bảo thủ giành lại Thượng viện và Hạ viện, mới có thể phanh lại thế cục.
Đặc biệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, nếu cựu Tổng thống Trump trở lại, ông có thể sẽ chiến đấu liều lĩnh với phe cánh tả đang “giết chết” nước Mỹ. Nếu không, vụ “tự sát” do người da trắng đứng đầu ở Hoa Kỳ sẽ ngày càng bùng phát, gây ra những thiệt hại khôn lường cho Hoa Kỳ và thế giới.
Tào Trường Thanh (Bài viết chỉ thể hiện lập quan điểm cá nhân của tác giả đăng trên Vision Times.)