Những bức ảnh khu rừng lá đỏ với làn sương mù mờ ảo ở Nga khiến nơi này ngày càng nổi tiếng.
Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.
Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.
Theo Russia Beyond, vào năm 1930, một cuộc thử nghiệm đưa cây bách từ Bắc Mỹ đến Nga đã diễn ra. Họ hy vọng có thể phát triển giống cây này tại xứ bạch dương. Chúng được trồng trong thung lũng Sukko, bao quanh bởi những ngọn đồi.
Sự xuất hiện của những cây bách đã thu hút sự chú ý của truyền thông. Tạp chí National Geographic cũng từng sử dụng hình chụp ở đây làm ảnh bìa. Theo thời gian, địa hình đã biến động và 32 cây bách bị ngập trong nước. Đây không phải tin xấu bởi loài cây này phát triển mạnh mẽ trong các khu vực đầm lầy ngập nước.
Khu rừng trở thành điểm đến được yêu thích. Đặc biệt, vào mùa thu, khi những tán lá trở nên đỏ rực, lượng người tới đây càng đông. Tuy nhiên, khí hậu nóng nực ở khu vực này và lượng khách quá lớn không phải điều tốt với cây bách.
Hồ trở nên cạn nước. Du khách dễ dàng đi bộ tới chỗ những cây bách, trèo lên rễ cây (rễ cây bách nhô cao hơn mặt đất một chút). Để bảo vệ loài cây này, chính quyền đã rào khu vực này lại. Họ tưới nước cho những cây bách này mỗi tuần bằng xe cứu hỏa. Khi nước trong hồ đầy lại, thung lũng Sukko được phát triển thành công viên giải trí. Họ mở dịch vụ cho thuê thuyền, catamaran, xuồng và SUP để du khách chụp ảnh sống ảo.
Hồ trở nên cạn nước. Du khách dễ dàng đi bộ tới chỗ những cây bách, trèo lên rễ cây (rễ cây bách nhô cao hơn mặt đất một chút). Để bảo vệ loài cây này, chính quyền đã rào khu vực này lại. Họ tưới nước cho những cây bách này mỗi tuần bằng xe cứu hỏa. Khi nước trong hồ đầy lại, thung lũng Sukko được phát triển thành công viên giải trí. Họ mở dịch vụ cho thuê thuyền, catamaran, xuồng và SUP để du khách chụp ảnh sống ảo.
Vợ chồng Lemay đưa các con đi vòng quanh thế giới khi biết 3 trong 4 đứa trẻ mắc viêm võng mạc sắc tố, chứng bệnh không thể chữa trị, có thể mất thị lực hoàn toàn.
Khi con gái đầu Mia tròn 3 tuổi, vợ chồng Edith Lemay và Sebastien Pelletier (người Canada) lần đầu nhận thấy bé có vấn đề về thị lực. Hai năm sau, Mia được chẩn đoán mắc viêm võng mạc sắc tố – một tình trạng di truyền hiếm gặp gây mất hoặc suy giảm thị lực theo thời gian.
Vợ chồng Lemay và Pelletier lo lắng khi phát hiện thêm 2 trong số 4 người con là Colin (7 tuổi) và Laurent (5 tuổi) cũng có các triệu chứng tương tự. Nỗi sợ của họ thành sự thật khi hai con trai được chẩn đoán mắc chứng bệnh di truyền vào năm 2019.
“Chúng tôi không thể làm gì được, hiện không có cách chữa trị hay liệu pháp nào hiệu quả trong việc làm chậm tiến trình của viêm võng mạc sắc tố. Không biết căn bệnh sẽ phát triển nhanh đến mức nào, nhưng chúng tôi đoán các con sẽ mất thị lực hoàn toàn vào giai đoạn giữa cuộc đời”, Lemay nói với CNN.
Vợ chồng Lemay đưa các con đi du lịch vòng quanh thế giới trước khi 3 trong 4 đứa trẻ có thể mất thị lực vĩnh viễn
Vợ chồng Lemay đưa các con đi du lịch vòng quanh thế giới trước khi 3 trong 4 đứa trẻ có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Hành trình vòng quanh thế giới
Vợ chồng người Canada đã tập trung toàn bộ tâm sức vào việc giúp những đứa trẻ xây dựng kỹ năng chúng cần để định hướng cuộc sống.
Khi chuyên gia hỗ trợ cho Mia gợi ý rằng nên cho cô bé sử dụng “ký ức hình ảnh”, Lemay nhận ra một cách mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc mà vợ chồng cô có thể làm cho các con.
“Tôi nghĩ thay vì chỉ cho con một chú voi trong sách, tôi sẽ đưa chúng đi xem một con voi thật. Tôi sẽ giúp các con lấp đầy trí nhớ thị giác bằng những hình ảnh đẹp đẽ, sống động nhất”.
Lemay và chồng đã lên kế hoạch dành một năm để đưa các con đi du lịch vòng quanh thế giới.
Trước khi kết hôn, Lemay và Pelletier nhiều lần cùng nhau đi du lịch khắp nơi. Nhưng từ khi có con, ý tưởng về việc mang những đứa trẻ cùng đi xa trở nên khó khăn.
“Trước tình hình của các con, chúng tôi đặt mình vào tình thế khẩn cấp. Có nhiều điều tuyệt vời để làm ở nhà, nhưng không có gì tuyệt hơn là đi du lịch. Không chỉ ngắm phong cảnh mà còn được tiếp xúc với con người và nền văn hóa khác nhau”, Pelletier, một người làm trong lĩnh vực tài chính, cho biết.
Những đứa trẻ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở nhiều quốc gia, tiếp xúc các nền văn hóa khác nhau.
Họ nhanh chóng tích lũy tiền tiết kiệm. Ban đầu, gia đình 6 người dự định khởi hành vào tháng 7/2020, với hành trình đi qua Nga bằng đường bộ và dành thời gian ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, kế hoạch bị trì hoãn do đại dịch bùng phát, họ phải thay đổi lịch trình nhiều lần. Cuối cùng, họ rời Montreal (Canada) vào tháng 3/2022 và không có quá nhiều dự định. “Chúng tôi cứ thế lên đường mà không có lịch trình”.
Trước khi bắt đầu chuyến đi, gia đình đã liệt kê những trải nghiệm muốn có trong hành trình của mình, ví dụ Mia muốn cưỡi ngựa, còn Laurent muốn được uống nước trái cây trên lưng một con lạc đà.
Họ bắt đầu chuyến đi của mình ở Namibia, nơi cả gia đình ngắm nhìn voi, ngựa vằn và hươu cao cổ, rồi đến Zambia và tiếp tục đến Tanzania, sau đó bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và ở lại đó một tháng. Tiếp đến, cả gia đình sang Mông Cổ, trước khi chuyển đến Indonesia.
“Chúng tôi tập trung vào các điểm tham quan. Chúng tôi quan tâm rất nhiều đến các hệ động và thực vật. Các thành viên đã được nhìn thấy những loại động vật đáng kinh ngạc ở châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nơi khác”, Pelletier chia sẻ.
Anh nói rằng hai vợ chồng đang cố gắng giúp các con được nhìn ngắm những thứ chúng chưa từng thấy và có nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Sống hết mình cho hiện tại
Mia, hiện 12 tuổi, đã biết về tình trạng bệnh của mình từ năm 7 tuổi. Nhưng Colin và Laurent mới phát hiện gần đây và bắt đầu đặt ra những câu hỏi khó.
“Đứa con nhỏ hỏi tôi ‘Mẹ ơi, mù nghĩa là gì? Con có thể lái ôtô không ạ?”, Lemay kể. “Thằng bé mới 5 tuổi. Nhưng dần dần, nó cũng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đó chỉ là cuộc trò chuyện bình thường với thằng bé, nhưng tôi rất đau lòng”.
Đối với Leo, con trai thứ 2, tình trạng bệnh di truyền hiếm gặp của các chị em của mình là “một thực tế cuộc sống”.
Vợ chồng Lemay muốn cho các con được tận hưởng trọn vẹn cuộc sống hiện tại.
Lemay và Pelletier hy vọng rằng việc du lịch khắp các quốc gia, trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ cho bọn trẻ thấy chúng may mắn như thế nào, bất chấp những thách thức có thể xảy đến sau này khi thị lực của chúng kém đi.
Vợ chồng Lemay đã chia sẻ câu chuyện của gia đình mình lên mạng xã hội, nhiều phụ huynh có con cái rơi vào trường hợp tương tự đã liên hệ để động viên tinh thần, cũng như trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Vợ chồng người Canada nói rằng dù những chẩn đoán về tương lai vẫn luôn ở trong tâm trí, nhưng họ cố hết sức để sống cho hiện tại và dồn sức để có những trải nghiệm tích cực.
“Chúng tôi không biết khi nào các triệu chứng sẽ ập tới với các con và phát triển nhanh đến mức nào. Vì vậy, tôi hy vọng các con sẽ được sống trọn vẹn nhất ở hiện tại”, Pelletier nói thêm.
Với các trường hợp đột quỵ não, trong vòng ít phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Đột quỵ não đang là vấn đề lớn của y học. Bệnh xuất hiện với tần suất 0,2% trong cộng đồng. Bệnh cũng thường gặp nhất ở tuổi trên 65 với tỷ lệ khoảng 1%. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng đột quỵ ở độ tuổi trẻ ngày càng tăng.
Trên thế giới, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư. Tỷ lệ tàn tật chiếm hàng đầu trong các bệnh lý thần kinh.
Theo TS Vũ Quỳnh Hương, khoa Khám bệnh Cán bộ cao cấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng ít phút, nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Điều gì gây ra đột quỵ não?
TS Hương cho hay đột quỵ não bao gồm 3 loại:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ não hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết não: Là bệnh lý cấp tính do mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Bệnh gây chết mô não một cách nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA – Transient Ischemic Attack): Bệnh được gây ra do động mạch não bị tắc tạm thời (thường dưới 10 phút), sau đó lưu thông lại được. Bệnh được tiên lượng tốt hơn, chưa gây tổn thương não nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cơn thiếu máu não thoáng qua liên tục kéo đến sẽ được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Theo TS Vũ Quỳnh Hương, về cơ bản, nguyên nhân gây ra đột quỵ não là sự bất ổn của tuần hoàn máu não. Trong đó, các nguyên nhân được chia thành 2 loại là có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
Nguyên nhân có thể kiểm soát gồm:
Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim mạch: Suy tim, rung nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao. Đái tháo đường.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (cơn TIA).
Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu, nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Trong khi đó, các nguyên nhân không thể kiểm soát gây ra đột quỵ não bao gồm:
Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt sau tuổi 55.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.
Phát hiện đột quỵ não từ sớm
“Quy tắc FAST là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cùng nhiều tổ chức khác sử dụng. Đây là cách giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ, từ đó nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời”, TS Hương cho hay.
Cụ thể, FAST là bao gồm: Face (mặt), Arm (tay), Speech (giọng nói) và Time (thời gian).
Với mặt, bệnh nhân đột quỵ não thường có những dấu hiệu khác thường trước khi phát bệnh như cười méo miệng, rối loạn thị lực.
Với tay và chân, bệnh nhân thường có triệu chứng mệt mỏi, các chi khó cử động khi đột quỵ.
Với giọng nói, người bệnh sẽ nói líu lưỡi, không rõ chữ và không thể diễn đạt như bình thường
Cuối cùng, thời gian là yêu cầu với người xung quanh cần nhanh chóng gọi cấp cứu để bệnh nhân được xử trí kịp thời.Ngoài ra, TS Hương lưu ý khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ trên, thời gian là yếu tố rất quan trọng.
Tay, chân yếu, không thể kiểm soát là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ não. (Ảnh minh họa: mufid_majnun).
“Bạn nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất sớm nhất có thể. Nguyên nhân là thời gian vàng trong đột quỵ não kéo dài 4,5 giờ. Nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông) hoặc trong 6-8 giờ, lấy huyết khối cơ học (trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não), người bệnh hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế biến chứng”, vị chuyên gia giải thích.
Ngược lại, nếu được tiếp cận với y tế muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi của bệnh nhân sẽ thấp, khả năng tiên lượng xấu cao.
TS Hương cũng khuyến cáo trong lúc chờ cấp cứu, những người nên thực hiện một số phương pháp sơ cứu:
Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị ngã, chấn thương.
Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ
Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân gồm tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mạn tính, từ đó có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên y tế tới.
Nếu bệnh nhân bị nôn, để bệnh nhân nghiêng 45 độ, lấy hết đờm, dãi để tránh gây ngạt.
Nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim, chúng ta cần thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo). Chúng ta có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi không biết cách làm.
Ngoài ra, vị chuyên gia nhấn mạnh một số điều tuyệt đối không làm là tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân; tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay hay cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
Trước khi Trung Quốc mở cửa và trở thành công xưởng của thế giới khoảng 20 năm, có một quốc gia đã trở thành một thiên đường ‘hàng nhái lại’, từ hàng hóa cho đến các biểu tượng, các nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình. Giờ đây, họ trở thành một cường quốc. Phải chăng rằng có những mô hình kinh tế thành công thông qua ‘bắt chước’ vẫn đang tồn tại trên thế giới.
Nói đến công xưởng của thế giới, nơi có thể “làm nhái” mọi loại hàng hóa trên thế giới, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc. Đất nước tỷ dân này từ lâu có một nền sản xuất có thể dễ dàng bắt chước những món hàng sang trọng nhất thế giới với độ tinh xảo không thể ngờ và rồi đặt chúng lên những quầy hàng vỉa hè tấp nập người qua lại ở Quảng Châu hay Thượng Hải.
Thế nhưng, sự thực là danh xưng “công xưởng của thế giới” chỉ đến sau khi Trung Quốc quyết định mở cửa hội nhập vào năm 1978. Trước đó, cái tên Trung Quốc gần như không hề xuất hiện trên bản đồ sản xuất của thế giới. Ngược lại, có một nền sản xuất khác của châu Á đã nổi lên và phần nào chiếm lấy biệt danh “copycat country” (đất nước bắt chước) trước cả Trung Quốc.
Đó chính là cường quốc của châu lục – Nhật Bản. Mới đây, trên mạng xã hội hỏi đáp Quora, một câu hỏi ẩn danh người hỏi đã được nêu ra: “Has Japan been a copycat country?” (Tạm dịch: Có phải Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một đất nước bắt chước). Từ đây, một lượng lớn những người dùng Quora, thậm chí bao gồm cả người Nhật Bản, đã vào bàn tán sôi nổi về vấn đề này.
Không mất nhiều thời gian cho người ta suy nghĩ, người dùng Martin Basinger sống tại Nhật Bản đã đưa ra câu trả lời hùng hồn bằng các bức ảnh. Những bức ảnh này bao gồm tất cả những cặp thương hiệu, một là nguyên gốc đến từ các nước phương Tây và một là bản sao đến từ Nhật Bản.
(Click vào để xem ảnh lớn)
Đa phần những sản phẩm, các hình ảnh, nhân vật truyện tranh, hoạt hình nói trên đều được xuất hiện vào khoảng thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước. Đây cũng là thời kỳ mà Nhật Bản đang thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ trong “kỳ tích Nhật Bản” hồi sinh lại một đất nước từng là kẻ thất bại sau Thế Chiến thứ 2.
Điều này được người dùng đến từ Nhật Bản mang tên Satoshi Suzuki xác nhận. Anh viết: Từ thập niên 60 đến 70, người sáng lập của Panasonic từng nói rằng: “Các nhà sản xuất Mỹ nói với chúng tôi mọi thứ mà chúng tôi cần“. Và như thế, các nhà sản xuất Nhật Bản đã copy và làm mới các mẫu mã đã có trên thế giới.
Thậm chí, Nhật Bản còn có thể là một quốc gia “bắt chước” vĩ đại trên thế giới. Người dùng Richard Bourne cho rằng như vậy và lấy dẫn chứng rằng cả nền kinh tế Nhật Bản đã học hỏi các mô hình kinh tế thành công trên thế giới suốt những năm sau Thế chiến thứ 2. “Dù sao họ cũng đã một mô hình kinh tế thành công, chứ không phải là hơn 20 năm trì trệ” – người này viết.
Những bức ảnh trên cũng làm người ta đặt câu hỏi rằng tại sao một cường quốc thế giới, nơi nổi tiếng với những hàng hóa chất lượng bậc nhất với danh xưng “hàng Nhật” trong tiềm thức nhiều người tiêu dùng, lại từng được coi là “copycat”?
Anh K. Rob Hashiba – một người dùng Quora, đồng thời cũng là một công dân Nhật Bản chính cống – giải thích rằng điều này đơn giản chỉ đến từ quan điểm khác nhau ở mỗi xứ sở. Có thể, với người phương Tây, những món hàng, nhân vật hoạt hình của Nhật Bản là ‘copycat’ nhưng với người Nhật Bản, đó là sự học hỏi với một thái độ trân trọng.
“Vâng. Việc ‘copycat’ này có thể coi là đúng, tuy nhiên đó là nhận thức từ phương Tây. Điều này trong văn hoá Nhật Bản có thể được coi là “sự chấp nhận” (acceptance – 許容、受け入れ), và sau này trở thành “sự thích ứng học hỏi” (adoption – 模倣)
Lịch sử phát triển của các loại hình nghệ thuật Nhật Bản (bao gồm cả võ thuật hoặc mỹ thuật) cho thấy nó tbường được tạo ra từ sự học hỏi. Trong Tiếng Nhật, ‘bắt chước những gì được nhìn thấy’ (mimicking what’s seen – 見 様 見 真似 ) là một danh từ nói về một kỹ thuật khá phổ biến. Đó là khi một người mới học việc học hỏi từ một người bậc thầy, với tất cả sự tôn trọng.
Vì thế, việc “bắt chước” những sản phẩm của văn hoá Mỹ có thể đến từ sự tôn trọng nền nghệ thuật và công nghệ phát triển vượt bậc trong vòng 100 năm trở lại đây mà Nhật Bản dành cho Mỹ” – Hashiba viết.
Dù sao thì sau khi trải qua một thời kỳ “copycat” thì giờ đây Nhật Bản cũng đang là nền kinh tế xếp trong Top 5 và đã từng chiễm chệ ở một vị trí thứ 2 của thế giới. Đưa ra một cái nhìn mềm mỏng hơn, người dùng Ricky Smith cho rằng “học hỏi” từ lâu đã là một văn hóa nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của Nhật Bản. Văn hóa này cũng giúp Nhật Bản dần dần lớn mạnh để đạt vị thế như lúc này
Cụ thể, là một quốc gia có nền văn hóa bắt nguồn từ thời Phục Hưng Meji, Nhật Bản trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Đến thời kỳ Duy Tân Minh Trị, để thoát ra khỏi cảnh trở thành miếng mồi xâm lược của các nước phương Tây, Nhật Bản đã học hỏi mô hình quốc gia của chính các nước phương Tây để làm cải cách.
Đến sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản đứng lên từ một kẻ thất bại, được Mỹ trợ giúp và học hỏi mô hình kinh tế của Mỹ để tạo ra một kỳ tích trong thế kỷ 20. Giờ đây, đất nước Đông Á này là quốc gia dẫn đầu châu Á và đứng trong top cường quốc thế giới. “Không thể phủ nhận rằng công nghệ ở đây đã và đang phát triển những vẫn không thể thoát khỏi ‘copycat’” – Smith viết.
Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông
“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông?
Cơ sở pháp lý cho quy trình kế vị có từ thế kỷ 17 dưới thời vua James II, vị vua Công giáo La Mã cuối cùng của Anh. Khi các giám mục Tin lành phản đối và mời Thân vương William xứ Orange xâm lược, vua James đã chạy trốn sang Pháp. Ngai vàng thuộc về con gái của vua James là Mary, một người theo đạo Tin lành đã kết hôn với William, và Quốc hội đã thông qua hai đạo luật: Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 và Đạo luật dàn xếp năm 1701. Các đạo luật này quy định rằng Quốc vương cai trị với sự đồng thuận của Nghị viện và đặt ra nhiều điều kiện mà người kế vị phải đáp ứng. Quốc vương Anh phải là hậu duệ của Công chúa Sophia (người thừa kế theo đạo Tin lành gần nhất của Thân vương William xứ Orange, người sau đó đã trở thành vua William III), và hiệp thông với Giáo hội Anh. Trước năm 2013, khi Quốc hội thông qua Đạo luật kế vị Quốc vương, những người thừa kế nam trẻ tuổi hơn được qua mặt những chị gái lớn tuổi hơn của họ để lên ngôi (Hoàng gia Tây Ban Nha và Monaco vẫn áp dụng chế độ con trai lớn thừa kế như vậy), và bất kỳ ai kết hôn với một người Công giáo đều bị cấm, thậm chí là một người Anh giáo bảo thủ chính hiệu.
Charles thoả mãn tất cả điều kiện. Kết quả là, ngoài trở thành quốc vương, ông còn được thừa kế Công quốc Lancaster và danh mục tài sản, đất đai trị giá khoảng 650 triệu bảng Anh (750 triệu USD) và quyền lãnh đạo trên danh nghĩa của Khối thịnh vượng chung. Tuy nhiên, người kế vị ông, William, sẽ không được đảm bảo vai trò lãnh đạo Khối thịnh vượng chung này. Các nhà lãnh đạo Khối đã đồng ý vào năm 2018, theo lệnh của nữ hoàng, rằng vị trí đó sẽ được trao cho con trai bà, nhưng đó không phải là nguyên tắc “cha truyền con nối”.
Trên thực tế, có vẻ như Hoàng tử William đã lên ngai vàng cùng với cha mình. Vị vua lớn tuổi nhất của Anh khi bắt đầu trị vì là William IV, người lên nắm quyền vào năm 1830 ở tuổi 64. Charles nay đã 73 tuổi. Và ông tương đối không được lòng dân. Một cuộc khảo sát của YouGov với 1.692 người Anh từ tháng 5 năm 2022 cho thấy 81% người dân có suy nghĩ tích cực về Nữ hoàng và 75% tán thành Hoàng tử William. Mức độ ủng hộ Charles chỉ ở mức 54%. Gia đình hoàng gia có thể cho rằng nên để William được chia sẻ những nhiệm vụ nguyên thủ quốc gia với cha mình, để chuẩn bị cho ông hoàn thành những nhiệm vụ lớn và làm cho chế độ quân chủ trông trẻ trung và năng động hơn.