Loài cây đỏ rực, dị thường, bị săn lùng ráo riết ở Việt Nam

Dù có vẻ ngoài thường bị nhầm với nấm, đây là một loài thực vật có hoa thực sự. Chúng có đặc điểm sinh học tương tự nấm khi không có diệp lục, mọc và sống ký sinh trên rễ những loài thực vật có hoa khác trong rừng sâu ẩm thấp.

Dó đất hoa thưa, còn gọi là dương đài hoa thưa, ngọc cẩu, xà cô, nấm đất… có danh pháp khoa học là Balanophora laxiflora, là một dược liệu quý đồng thời là loài thực vật kỳ lạ tồn tại trong thiên nhiên Việt Nam.

Loài cây này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới miền Nam Trung Quốc và lục địa Đông Nam Á. Tại Việt Nam, dó đất hoa thưa được tìm thấy ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Dù có vẻ ngoài thường bị nhầm với nấm, đây là một loài thực vật có hoa thực sự. Chúng có đặc điểm sinh học tương tự nấm khi không có diệp lục, mọc và sống ký sinh trên rễ những loài thực vật có hoa khác trong rừng sâu ẩm thấp.

Dó đất hoa thưa có thân rễ phân nhánh dưới lòng đất, màu đỏ đến đỏ sẫm, đôi khi hơi tía. Chúng có những “củ” hình trứng, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5-10 lá dạng vảy ở phía gốc, phiến lá hình mũi mác.

Là loài cây lưỡng tính, dó đất hoa thưa có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành cụm hoa dạng bông nạc.

Cụm hoa đực hình trụ, gồm những hoa gần như không cuống, bao hoa gồm 6 mảnh, trong đó 2 mảnh giữa (đối diện nhau) lớn hơn và cụt đầu, các mảnh bên hình trái xoan tròn đầu, khối phấn bị ép ngang.

Hoa cái hình bầu dục thuôn, không có bao hoa, mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ, vảy hình trứng lõm ở đỉnh, một vòi nhụy.

Dó đất hoa thưa ra hoa tháng 11-12, và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện. Ngoài hình thức sinh sản hữu tính, chúng cũng sinh sản vô tính bằng cách đẻ nhánh.

Theo kinh nghiệm dân gian, loài cây này được dùng làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe nhanh, được dùng trị các chứng như nhức mỏi chân tay, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, có tác dụng bổ thận tráng dương, tư âm, chỉ huyết, chỉ thống…

Ở Lào, người ta dùng củ của dó đất hoa thưa để chế một loại nhựa dính dùng bẫy chim.

Trong Sách Đỏ Việt Nam (1996), cây dó đất hoa thưa được đánh giá là loài “Sẽ nguy cấp”. Hiện nay, loài cây này có khu vực phân bố hẹp, bị chia cắt, lại bị khai thác quá độ để lấy nguyên liệu làm thuốc.

Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo người dân không xâm hại, khai thác các cây còn sót lại trong tự nhiên, đồng thời cần nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học nhằm bảo tồn loài cây này một cách hiệu quả.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Không phải Hoàn Kiếm, đây mới là quận thu ngân sách lớn nhất Hà Nội năm 2021

Không phải Hoàn Kiếm, đây mới là quận thu ngân sách lớn nhất Hà Nội năm 2021
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ĐANG CÓ TỔNG CỘNG 12 QUẬN, 17 HUYỆN VÀ 1 THỊ XÃ. NĂM 2021, TỔNG SỐ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN 12 QUẬN ĐẠT HƠN 95.000 TỶ ĐỒNG.

Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà Nội đạt 263.315 tỷ đồng, đạt 111,8% dự toán trung ương giao, đạt 104,7% dự toán thành phố giao; trong đó, thu nội địa đạt 110,3 % dự toán trung ương giao, đạt 102,8% dự toán thành phố giao.

Trong đó, tổng số thu ngân sách trên địa bàn 12 quận đạt hơn 95.000 tỷ đồng.

Không phải Hoàn Kiếm, đây mới là quận thu ngân sách lớn nhất Hà Nội năm 2021  - Ảnh 1.

Trong đó, Quận Hai Bà Trưng là quận có số thu ngân sách lớn nhất Hà Nội. Đứng thứ hai là Quận Hoàn Kiếm.

Quận Hai Bà Trưng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt hơn 14.687 tỷ đồng, đạt 142,8% dự toán, tăng 15,9% so với năm 2020. Thu ngân sách nhà nước quận sau điều tiết đạt hơn 2.065 tỷ đồng, đạt 127% dự toán, tăng 11,8% so với năm 2020.

Quận Hoàn Kiếm

Công tác thu ngân sách trên địa bàn quận đạt kết quả cao trong năm 2021, ước đạt 14.008 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ, đạt 156% dự toán thành phố giao và đạt cao nhất từ trước đến nay.

Quận Long Biên

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2021 đạt hơn 12.772 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán.

Quận Đống Đa

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2021 đạt hơn 12.154 tỷ đồng (đạt 111,5% dự toán được giao).

Quận Nam Từ Liêm

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2021 ước đạt 7.286 tỷ đồng, đạt 110% so với dự toán.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3304);}else{parent.admSspPageRg.draw(3304);}

Quận Cầu Giấy

Năm 2020, quận Cầu Giấy đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước với tổng số thu hơn 7.280 tỷ đồng, đạt 107,9% dự toán pháp lệnh. Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách đều tăng trưởng so với năm 2019.

Quận Ba Đình

Thu ngân sách năm 2021 trên địa bàn quận ước đạt 5.984,2 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán giao. Bên cạnh đó, công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 308,5/308,5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch thành phố giao và quận giao.

Quận Hoàng Mai

Thu ngân sách năm 2021 trên địa bàn quận ước đạt 5.664 tỷ đồng, đạt 100% dự toán.

Quận Hà Đông

Năm 2021, thu ngân sách trên địa bàn quận ước đạt 4.869 tỷ đồng, đạt 134,2% dự toán, bằng 125,7 cùng kỳ, đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên của quận.

Quận Thanh Xuân

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận năm 2021 đạt hơn 4.793 tỷ đồng, bằng 114,38% so với kế hoạch TP giao.

Quận Tây Hồ

Thu ngân sách trên địa bàn quận năm 2021 ước đạt 3.946 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch năm, đặc biệt thu ngân sách ngoài quốc doanh ước đạt 102%, cao nhất từ khi thành lập quận đến nay.

Quận Bắc Từ Liêm

Năm 2021, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ước đạt 3.178,4 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Thành phố và quận giao (trong đó, thu thuế, phí, lệ phí đạt 1.987,4 tỷ đồng; đạt 100% dự toán giao; thu tiền sử dụng đất đạt 1.191 tỷ đồng; đạt 100% dự toán Thành phố và quận giao).

Thái Quỳnh / Shoha VN

Ba bậc thầy

‘TẤN TRÒ ĐỜI’ VÀ KHÁT VỌNG CHINH PHỤC THẾ GIỚI

Trong sách “Ba bậc thầy”, Stefan Zweig cho rằng Honoré de Balzac noi theo tấm gương Napoleon, ấp ủ khát vọng chinh phục thế giới. “Tấn trò đời” là hiện thân tư tưởng của ông.

Balzac tìm cách đơn giản hóa thế gian này nhằm bắt nó quy phục sự thống trị của mình, và để giam cầm nó trong những bức tường nhà ngục nguy nga mà ông gây dựng nên, La Comédie Humaine (Tấn trò đời).

Nhờ quá trình chưng cất, nhân vật của ông trở nên điển hình, lúc nào cũng là phiên bản tóm lược của số đông mà người nghệ sỹ kiên định ấy đã cắt tỉa mọi thứ vụn vặt hay thừa thãi. Xúc cảm chân thành là động lực, mẫu hình không pha tạp là vai diễn, thực tế không che đậy là tấm màn sân khấu, dành cho La Comédie Humaine. Ông dồn hết tâm huyết, bởi ông còn phải chỉnh lý hệ thống quản trị tập trung ấy cho phù hợp với đích văn chương.

Tan tro doi anh 1

Hệt như Napoleon, ông giam cầm thế gian vào trong đường biên nước Pháp, rồi biến Paris thành cái rốn vũ trụ. Trong quỹ đạo ấy và ngay trong chính Paris, ông lại vẽ tiếp bao ranh giới khác; cái thì xoay quanh đám quý tộc, cái thì bao trùm giới giáo sỹ; còn thì vây lấy tầng lớp lao động, nhà thơ, nghệ sỹ, người làm khoa học…

Cả năm chục gian salon quý tộc được gói gọn thành một salon dưới sự coi sóc của vị chủ tọa đại tài – Nữ công tước xứ Cadignan. Cả trăm ông chủ nhà băng đủ thể loại cô đọng thành Nam tước xứ Nucingen; vô số kẻ cho vay nặng lãi được nhào nặn thành gã Gobseck; từ bao vị bác sĩ, tạo nên hình tượng Horace Bianchon.

Trong tiểu thuyết của ông, hết thảy những con người này sinh sống trong những khu phố san sát nhau hơn đời thực, bọn họ va chạm với nhau thường xuyên hơn, tranh đấu với nhau kịch liệt hơn.

Ở đời thực ta tìm thấy cả nghìn kiểu người khác nhau, thì trong tiểu thuyết của ông, ta phải bằng lòng với một hình mẫu chung. Ông không chấp nhận thể loại pha tạp. Thế giới của ông nghèo nàn hơn đời thực; nhưng nó mãnh liệt hơn. Bởi các nhân vật của ông là sản phẩm chưng cất; những tham vọng ông miêu tả là thành tố tinh khiết; tấn kịch ông gây dựng ở trạng thái ngưng tụ.

Hệt như Napoleon, ông khai màn bằng cuộc chinh phục Paris. Rồi mới bắt đầu chinh phục nước Pháp, hết tỉnh lỵ này đến tỉnh lỵ khác. Cứ như thể, mọi ban bệ đều gửi đại diện đến chốn nghị trường của Balzac.

Rồi lại như vị Tổng tài Bonaparte bách chiến bách thắng, ông tung đội quân của mình ra khắp vùng biên viễn để thâm nhập vào những miền đất xa lạ. Người của ông tiến tới vùng vịnh hẹp dốc đứng ở Na Uy, những cao nguyên nắng cháy của Tây Ban Nha; bọn họ hạ trại dưới vùng trời đỏ lửa Ai Cập, hay phải triệt thoái và buộc phải vượt qua những dòng sông băng Beresina.

Niềm thôi thúc chinh phục thế giới đưa ông tới muôn nơi, hệt như chính động cơ đã thúc đẩy con người mà ông noi đặt chân tới cùng trời cuối đất. Mà cũng giống như Napoleon, khi có chút thời gian thư thái giữa hai chiến dịch, là bắt tay vào soạn thảo bộ luật Dân sự, Balzac cũng vậy, chọn quãng nghỉ ngơi chốc lát sau những cuộc chinh phục trong La Comédie humaine, để cho ra đời bộ luật Luân lý cho tình yêu và hôn nhân, bằng phong cách hài hước và vui nhộn của Les cent contes drolatiques (tạm dịch: Trăm câu chuyện cười).

Hành trình rong ruổi đưa ông đến chốn trú ngụ của cảnh khốn cùng, đến mái nhà liêu xiêu của bọn tá điền; từ đó ông sải bước đến với lâu đài nguy nga ở Saint-Germain, rồi thâm nhập vào cả tư dinh của Napoleon. Bất cứ nơi đâu ông đặt chân tới, ông đều vén bức bàn bí mật, để phơi bày những bí mật trong gian buồng kín như bưng ấy.

Ông dừng chân bên cạnh đám lính dưới túp lều bạt ở Brittany; ông thử tìm vận may tại sở chứng khoán; lén lén nhìn ra đằng sau tấm màn sân khấu; soi mói vào công việc của giới học thức. Cặp mắt ma thuật của ông xoáy sâu vào mọi ngóc ngách xó xỉnh.

Đạo quân ông tập hợp lên đến hai ba nghìn người, những kẻ ông phù phép ra. Họ trần trụi khi được triệu hồi từ cõi hư vô: mà đấng nhào nặn quẳng lên người họ vài manh áo; trao cho họ tước vị và của cải, như Napoleon làm thế với những vị nguyên soái của mình. Nếu muốn, ông có thể tước đoạt hết mọi thứ ông ban tặng cho họ; ông đùa bỡn bọn họ, xô đẩy bọn họ đến chỗ kình nhau. Biến cố chất chồng trước mắt ta trên trang sách; ta chứng kiến vô vàn khung cảnh đóng vai trò làm nền.

Cuộc chinh phục thế gian trong La Comédie Humaine là độc nhất vô nhị trong lịch sử văn chương hệt như cuộc chinh phục Napoleon trong lịch sử cận đại; tưởng như Balzac tóm gọn toàn bộ cuộc đời trong lòng bàn tay. Hồi còn nhỏ ông ước ao chế ngự cõi đời này, và còn gì thuyết phục hơn khi thấy quyết tâm thủa thiếu thời đương dần thành hiện thực. Câu ông viết dưới bức chân dung Napoleon đâu phải lời nói suông trong trường hợp này: “Ce qu’il n’a pu achever par l’épée je l’accomplirai par la plume” (“Những gì ông ta không thể đạt được với thanh gươm, ta sẽ hoàn thành bằng cây bút”).

Theo Zing

Các cường quốc trên thế giới thay đổi ra sao trong 500 năm qua

Trong cuốn “Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc”, tác giả Paul Kennedy cho biết lịch sử về sự trỗi dậy rồi suy tàn của các quốc gia hàng đầu trong hệ thống cường quốc.

Đồng thời, tác giả cũng cho biết trật tự thế giới thay đổi ra sao trong 500 năm qua, tính từ khi hình thành “những nền quân chủ mới” ở Tây Âu (thế kỷ 16) và sự khởi đầu của hệ thống các quốc gia có tầm vóc xuyên đại dương và toàn cầu.

GIAI ĐOẠN CHƯA CÓ CƯỜNG QUỐC NÀO VƯỢT LÊN DẪN ĐẦU

Ra đời từ năm 1987, cuốn Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc của Paul Kennedy không hoàn toàn là một tác phẩm viết về lịch sử quân sự, dù nó đề cập khá nhiều về những cuộc chiến tranh, những cuộc xung đột lớn, kéo dài giữa liên minh cường quốc vốn tác động đến trật tự thế giới.

Cuốn sách cũng không hoàn toàn là một công trình lịch sử bàn về kinh tế, dù nó cũng bàn về những thay đổi diễn ra trong các cán cân kinh tế toàn cầu từ năm 1500. Vấn đề cuốn sách tập trung vào là sự tương tác giữa kinh tế học và chiến lược. Điều này phù hợp với xu thế các quốc gia hàng đầu trong hệ thống quốc tế hiện nay. Họ nỗ lực gia tăng sự giàu có và sức mạnh quân sự đáng kể của mình để trở thành (hay duy trì) cả hai khía cạnh.

Cuong quoc tren the gioi anh 2

Luận điểm bao trùm toàn bộ cuốn Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc là: Thứ nhất, sức mạnh của một cường quốc chỉ có thể được đong đếm trong tương quan với các nước khác. Thứ hai, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Theo Paul Kennedy, thế giới khoảng năm 1500 có các “trung tâm quyền lực” sau: Nhà Minh ở Trung Hoa, Đế chế Ottoman và Đế chế Mogul, một nhánh Hồi giáo của nó ở Ấn Độ, Đại công quốc Muscovy, nước Nhật thời Tokugawa, và nhóm các quốc gia ở vùng Tây và Trung Âu.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 16, không có trung tâm nào kể trên vượt lên dẫn đầu. Dù ở châu Âu liên tục có những cải tiến quân sự, kỹ thuật, thương mại và bắt đầu có sự xuất hiện môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngược lại những đế chế hùng mạnh ở phương Đông lại bị kìm hãm phát triển do hệ quả của chính sách trung ương tập quyền.

Dẫu vậy, sự thay đổi về công nghệ và cạnh tranh quân sự đã giúp châu Âu phát triển theo lối đa nguyên, cạnh tranh thông thường, vẫn có khả năng một trong những nước tranh đua giành được những nguồn tài nguyên lớn để vượt qua những nước khác để thống trị lục địa.

Khoảng năm 1650, một khối vương quyền – tôn giáo thuộc dòng họ Habsburg Tây Ban Nha và Áo đã nắm trong tay những nguồn tài nguyên lớn. Tuy nhiên, những cuộc đối kháng liên tục khiến họ tuy đứng đầu về mặt quân sự, nhưng lại chông chênh do nền tảng kinh tế suy yếu.

Từ năm 1650 đến năm 1815, diễn ra những trận chiến giữa các cường quốc như một cuộc tranh đua giữa khối các quốc gia/nhà nước có vị thế giữa các đối thủ. Chính ở giai đoạn phức tạp này, một vài cường quốc cũ như Tây Ban Nha và Hà Lan rơi xuống hạng hai, và 5 quốc gia chính yếu nổi lên (Anh, Pháp, Nga, Áo, Phổ) nắm quyền thống trị trên mặt trận ngoại giao và chiến tranh châu Âu thế kỷ 18. Các quốc gia này cũng tham gia một loạt cuộc chiến tranh liên minh.

Đây là thời đại mà nước Pháp, trước là dưới triều đại Louis XIV và sau là thời Napoleon, tiến gần đến vị trí thống trị châu Âu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những nỗ lực này luôn bị các cường quốc khác liên kết kìm hãm.

Cuong quoc tren the gioi anh 3
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ VƯƠN LÊN CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC Ở CHÂU ÂU

Đầu thế kỷ 18, do chi phí dành cho quân đội thường trực và các hạm đội quốc gia lớn khủng khiếp, nên nước nào tạo ra được hệ thống ngân hàng và tín dụng tiên tiến (như nước Anh đã làm) sẽ hưởng nhiều thuận lợi hơn các đối thủ lạc hậu về tài chính. Ngoài ra, yếu tố địa lý cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc quyết định vận mệnh của các cường quốc trong nhiều cuộc đối đầu vốn thường xuyên biến đổi. Điều này giải thích vì sao Anh và Nga, hai quốc gia “vùng rìa”, lại trở nên quan trọng hơn hẳn.

Vào các thập niên cuối của thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp khởi phát từ nước Anh, giúp nước này mở rộng thuộc địa ở hải ngoại và vô hiệu hóa tham vọng làm chủ châu Âu của Napoleon.

Trong suốt một thế kỷ sau năm 1815, gần như không còn những cuộc chiến tranh liên minh nào kéo dài nữa. Một sự cân bằng chiến lược được duy trì giữa các cường quốc hàng đầu châu Âu. Bối cảnh quốc tế tương đối ổn định cho phép Đế quốc Anh vươn lên như một cường quốc toàn cầu về hải quân, thuộc địa và thương mại, cùng thế độc quyền về sản phẩm công nghiệp vận hành bằng máy hơi nước.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 19, công nghiệp hóa lan rộng sang các khu vực khác khiến cán cân quyền lực quốc tế vốn đang nghiêng về các quốc gia dẫn đầu xưa cũ chuyển sang các nước có tài nguyên và đầu óc tổ chức để khai thác những phương tiện sản xuất và công nghệ mới hơn.

Tiến đến gần thế kỷ 20, nhịp độ thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng không đồng đều đã khiến hệ thống quốc tế trở nên bất ổn và phức tạp hơn. Điều này được thể hiện rõ sau năm 1880, các cường quốc tranh giành thuộc địa ở châu Phi, châu Á, Thái Bình Dương, một phần vì tham vọng một phần vì lấn át. Những cuộc chạy đua vũ trang ngày càng gia tăng, các liên minh quân sự được thành lập – do các chính phủ muốn tìm kiếm đồng minh cho một cuộc chiến có khả năng xảy ra trong tương lai.

Trước năm 1914, một số cường quốc châu Âu truyền thống như Pháp, Italy, Áo – Hung, kể cả Anh không còn duy trì được vị thế như trước. Trong số các nước Tây Âu chỉ có Đức mới đủ sức vượt qua chướng ngại để lọt vào top các cường quốc thế giới tương lai chọn lọc. Ngược lại, các quốc gia khổng lồ, rộng lớn bằng cả lục địa là Mỹ và Nga tiến lên hàng đầu, dù đế chế của Sa hoàng vẫn còn yếu kém. Ở Đông Á, Nhật Bản nhắm vào vị trí thống trị nhưng chưa đi xa hơn.

Cuong quoc tren the gioi anh 4
TRẬT TỰ THẾ GIỚI LƯỠNG CỰC

Thế chiến thứ nhất xảy ra ở trung tâm châu Âu. Các nước tham chiến đều kiệt quệ. Cán cân quyền lực quốc tế thay đổi. Đế quốc Áo – Hung tan thành bọt nước. Nga tiến hành cách mạng. Đức bị đánh bại, song phe Pháp, Italy và Anh bị tổn thất nặng nề dù là bên chiến thắng. Mỹ nghiễm nhiên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất thế giới từ năm 1918.

Sau năm 1919 là sự xuất hiện của một thế giới lưỡng cực với hệ quả là cuộc khủng hoảng đối với các cường quốc hạng trung. Anh và Pháp vẫn nắm vị trí trung tâm trên vũ đài ngoại giao, nhưng đến thập niên 1930, vị trí của họ bị đe dọa bởi các nước theo chủ nghĩa quân phiệt xét lại là Đức, Italy, Nhật. Nước Mỹ vẫn ngấm ngầm là một quốc gia công nghiệp hùng mạnh trên thế giới và nước Nga cũng đang nhanh chóng trở thành một siêu cường công nghiệp.

Trước sự lớn mạnh của hai cường quốc trên, các cường quốc hạng trung rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan và lo sợ suy yếu. Thế chiến thứ hai đã chứng thực điều này. Phe Trục đã làm lu mờ nước Pháp và làm suy yếu nước Anh, trước khi bị trấn áp bởi một lực lượng có sức mạnh vượt trội.

Đến năm 1943, dự báo về một thế giới lưỡng cực cuối cùng thành hiện thực. Từ năm 1943 đến 1980 là những năm tháng thế giới lưỡng cực tồn tại trên bình diện kinh tế, quân sự và ý thức hệ, được phản ánh ở nhiều cấp độ trong Chiến tranh lạnh. Vị trí cường quốc của Mỹ và Liên Xô, vốn đã ở đẳng cấp riêng, càng được củng cố bởi sự ra đời của vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, tiến trình trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc vẫn chưa dừng lại, nếu xét về những khác biệt về tốc độ phát triển và thay đổi công nghệ, dẫn đến các thay đổi trong cán cân kinh tế toàn cầu, rồi đến lượt nó lại tác động lên cán cân chính trị và quân sự.

Trong cuốn sách, Paul Kennedy đã đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20. Đáng chú ý trong đó là dự báo Trung Quốc sẽ tham gia vào đội ngũ các siêu cường dù còn một chặng đường dài, nhưng nước này đang trên đà phát triển nhanh nhất.

Điểm sách hay / Zing

Trung Quốc bị cấm dự quốc tang Nữ hoàng Anh

MỘT PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN TRUNG QUỐC ĐÃ BỊ CẤM VÀO PHÚNG ĐIẾU NỮ HOÀNG ANH ELIZABETH ĐỆ NHỊ

Hàng dài dân chúng và những người nổi tiếng lặng lẽ đến viếng Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị. Linh cữu phủ hoàng kỳ của bà được đặt tại Cung điện Westminster trong nghi thức quốc tang cho đến khi an táng vào thứ Hai tuần tới. Ảnh Kirsty Wigglesworth – WPA Pool/Getty Images

Một phái đoàn đại diện Trung Quốc đã bị cấm vào phúng điếu Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị – người vừa băng hà tuần trước và linh cữu hiện được quàn tại Westminster Hall để dân chúng thăm viếng trước khi được an táng vào Thứ Hai tuần sau – đài BBC dẫn nguồn tin từ Nghị viện Anh cho biết.

Theo BBC, người phát ngôn Viện Thứ Dân, tức Hạ Viện Anh, Sir Lindsay Hoyle đã từ chối yêu cầu cho phép một phái đoàn Trung Quốc vào phúng viếng bởi vì Bắc Kinh đang cấm vận năm nghị sĩ của Nghị Viện Anh và hai đồng sự của họ.

“Tốt nhất là tôi không nên bình phẩm bởi vì vụ việc có yếu tố an ninh. Sẽ là sai nếu tôi đưa ra bình luận,” Sir Lindsay nói với BBC. Văn phòng Chính phủ Anh cũng từ chối bình luận vì cho rằng, “việc ra vào tòa nhà Nghị Viện là thẩm quyền của Nghị Viện”.

Cung điện Westminster Hall nơi Nữ hoàng đang yên nghỉ theo nghi thức quốc tang (lying-in-state) nằm trong quần thể Nghị Viện Anh và được kiểm soát bởi ba quan chức cao cấp: một Đại Thị thần do Quốc Vương bổ nhiệm cùng với hai nhà lãnh đạo của Viện Thứ Dân và Viện Nguyên Lão (tức Thượng Viện). Không có quy định đặc biệt nào về việc ra vào Nghị Viện trong những dịp quan trọng như quốc tang, nhưng nói chung, việc mời các nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện ngoại giao nước ngoài đến Westminster Hall thường phải có sự đồng ý của ba quan chức cao cấp này.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, Sir Lindsay của Viện Thứ Dân và Chủ tịch Viện Nguyên Lão Lord McFall đã thông báo cho Đại sứ Trung Quốc tại Anh rằng ông ta và các đại diện của chính phủ Trung Quốc không được phép tới Nghị Viện Anh bởi vì lệnh cấm vận của Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh đã ra biện pháp trừng phạt cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản chín người Anh, trong đó có năm nghị sĩ của Nghị Viện Anh vì những người này lên án hành vi của chính phủ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) ở Tân Cương. Lúc đó, Trung Quốc phê phán quyết định của Nghị Viện Anh cấm cửa đại sứ Trung Quốc là “hèn nhát và đáng khinh bỉ”.

Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau các vụ ăn miếng trả miếng như vậy. Khi linh cữu Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị được đưa vào quàn ở Westminster Hall, nhiều nghị sĩ đã yêu cầu cấm các đại diện Trung Quốc đến viếng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong danh sách khách mời dự tang lễ nhưng chưa biết ông ta có đến hay không. Hôm qua Thứ Năm 15 Tháng Chín đã có nhóm bảy nghị sĩ của Nghị Viện lên tiếng đòi Bộ Ngoại giao Anh hủy bỏ thư mời ông Tập dự tang lễ của Nữ hoàng.

Tang lễ Nữ hoàng là sự kiện ngoại giao lớn nhất của Anh trong năm nay. Dự tính sẽ có khoảng 500 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo cao cấp nhất tham dự, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden. 

Lãnh đạo các nước Syria, Venezuela, Afghanistan, Myanmar, Nga và Belarus không được mời dự; các nước Iran, Bắc Hàn và Nicaragua được yêu cầu chỉ cử quan chức ngoại giao cao cấp thay vì người lãnh đạo nhà nước.

Bình Phương / Saigon Nhỏ

Putin và cái bẫy của Tập Cận Bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Ảnh chụp tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ngày 4-2-2022 sau khi Tập và Putin cam kết “hợp tác không giới hạn”, bật đèn xanh cho cuộc xâm lược Ukraine và cũng giương một cái bẫy để Putin đưa nước Nga vào. Ảnh Li Tao/Xinhua via Getty Images.

Khi xâm lược Ukraine, Nga có phần đã rơi vào cái bẫy mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giăng sẵn, biến Nga thành một chư hầu mới của Bắc Kinh.

Tập xuất ngoại sau 750 ngày cấm cung

Sau hơn hai năm cấm cung trong khu dinh thự được canh phòng cẩn mật có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến xuất ngoại đầu tiên. Ông Tập đã đến Samarkand, thành phố của nước Cộng hòa Uzbekistan – một tiểu quốc vùng Trung Á tách ra từ Liên Xô cũ – để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization – SCO) diễn ra trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu tuần này.

 Ngoài ông Tập, hội nghị còn có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và lãnh đạo một số nước thành viên SCO khác. Cuộc chiến tranh ở Ukraine và tình hình Đài Loan chắc chắn là những đề tài được hội nghị này thảo luận bên cạnh việc mở rộng SCO, kết nạp thêm Iran, Belarus và có thể cả Afghanistan. 

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập diễn ra chỉ một tháng trước ngày khai mạc đại hội toàn quốc, năm năm mới có một lần, của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho đến nay, những người quan sát Trung Quốc đều tin rằng, đại hội sẽ sửa đổi điều lệ đảng để ông Tập đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba – một việc chưa từng có sau thời Mao Trạch Đông. 

Trước đại hội là thời gian đấu đá ác liệt trong giới chóp bu của đảng Cộng sản để giành quyền lực, thường tạm kết thúc sau hội nghị bí mật ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, nơi những quan chức cao cấp nhất, đương nhiệm và tiền nhiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc bàn chuyện sắp xếp guồng máy lãnh đạo của đảng và nước Trung Quốc trong nhiệm kỳ mới. Năm nay cuộc tranh giành được cho là rất gay gắt giữa phe đảng Cộng sản của Tập Cận Bình và phe chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường; trong đó phe chính phủ đổ lỗi cho chính sách phong tỏa để phòng dịch COVID (zero-Covid) của ông Tập làm cho kinh tế Trung Quốc suy sụp. 

Trong các thời kỳ tranh giành như vậy, những nhà lãnh đạo chóp bu như Tập đều tránh đi nước ngoài, sợ ở nhà có biến. Sự kiện ông Tập đi công du Trung Á ngay trước đại hội là dấu hiệu cho thấy ông ta đã giải quyết xong chuyện đấu đá nội bộ; số phận của Thủ tướng Lý Khắc Cường chắc đã được an bài. Nay là lúc ông Tập đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế và thu hoạch những lợi ích mà các thủ đoạn thâm hiểm của ông ta mang lại.

Putin mắc bẫy như thế nào?

Trái với Tập, ông Putin tới hội nghị SCO với nỗi nhục nhã ê chề: Trong hơn tuần qua, quân dân Ukraine đã phản công dữ dội, giành lại được hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ mà quân Nga chiếm đóng trong vùng Kharkiv và đang tiếp tục gây sức ép lên các mặt trận hướng Đông Bắc và hướng Nam, buộc quân Nga liên tục tháo chạy; “chạy tụt cả quần” như một bài tường thuật trên báo The Washington Post cho biết.

Thất bại trên chiến trường đã làm cho giới tinh hoa Nga chuyển sang phản đối Putin và cuộc phiêu lưu quân sự của ông ta. Đã có những tiếng nói khẳng định Nga không thể chiến thắng ở Ukraine, hàng chục nghị sĩ ký kiến nghị yêu cầu Putin từ chức và không loại trừ khả năng giới chóp bu quân sự và tình báo Nga có thể “khử” Putin để hạn chế thiệt hại cho đất nước.

Khó khăn của Putin đã trao cho Tập tư thế bề trên trong quan hệ Nga-Trung. Tại cuộc gặp, Putin chắc chắn sẽ nài nỉ Tập hỗ trợ kinh tế để làm dịu tác động các biện pháp trừng phạt của phương Tây, viện trợ quân sự để duy trì cuộc chiến. Và vô hình chung, Putin đã đưa nước Nga rơi vào cái bẫy mà Tập đã giăng sẵn.

Lần mới nhất Putin-Tập gặp nhau là vào Tháng Hai 2022 nhân khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông. Dù dịch COVID đang hoành hành và Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt, Putin vẫn thân hành tới Bắc Kinh diện kiến “hoàng đế” Trung Hoa và hai bên ký một thỏa thuận “hợp tác không giới hạn” cùng chống Mỹ và phương Tây. Yên tâm là đã được Bắc Kinh bật đèn xanh và chống lưng, trở về Moscow, Putin xua quân xâm lược Ukraine, phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên trên lục địa châu Âu sau Thế chiến thứ Hai.

Cam kết “hợp tác không giới hạn” của Tập hóa ra chỉ là lời chót lưỡi đầu môi. Bị phương Tây trừng phạt nặng nề nhưng Moscow không được Bắc Kinh hỗ trợ hết mình như đã hứa. 

Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga hầu như chỉ bằng lời nói. Bắc Kinh từ chối lên án cuộc xâm lược của Moscow, che chắn cho Nga tại những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc và tuyên truyền cho dân chúng trong nước những quan điểm của Nga về cuộc chiến, đổ lỗi cho Mỹ và NATO. Giọng điệu đó phù hợp với đường lối chống phương Tây cực đoan của chính Bắc Kinh.

Đi xa hơn vào các vấn đề cụ thể thì Tập rất thận trọng. Thực tế Trung Quốc đã mua nhiều dầu khí của Nga khi việc xuất cảng dầu khí của Moscow sang châu Âu bị tắc vì lệnh cấm vận của EU. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, trong Tháng Bảy 2022, Trung Quốc đã mua của Nga 7.15 triệu tấn dầu, cao hơn 7.6% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc cũng mua của Nga nhiều mặt hàng khác như than đá và phân bón hóa học. Tiền mua hàng của Trung Quốc đã giúp ngân khố của Nga không bị cạn kiệt và đồng rúp Nga không bị phá giá.

Trung Quốc cũng cung cấp cho Nga hàng hóa tiêu dùng, lấp vào khoảng trống ở các siêu thị mà các công ty đa quốc phương Tây bỏ lại. Có đến 80% số xe hơi tiêu thụ ở Nga hiện nay là xe Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cung cấp cho Nga vi mạch điện tử, nguyên liệu và các thiết bị khác.

Nhưng xem kỹ, những hoạt động mua bán của Trung Quốc nhằm phục vụ cho lợi ích của chính Trung Quốc hơn là giúp đỡ Nga; ví dụ Trung Quốc mua nhiều dầu của Nga nhưng với giá thấp hơn giá thị trường tới 30%.

Cái mà Nga cần nhất là vũ khí tân tiến phục vụ cuộc xâm lược thì Trung Quốc lắc đầu! Do vũ khí của Nga vừa bị “nướng” với số lượng lớn trên mặt trận, vừa quá kém so với các loại vũ khí mà Ukraine được viện trợ từ Mỹ và phương Tây, Putin buộc lòng phải cầu cứu Tập mà không có kết quả. Tại một diễn đàn kinh tế ở Nga tuần trước, Putin than thở rằng người Trung Quốc là những kẻ mặc cả rất cứng rắn và chỉ biết tới quyền lợi quốc gia của họ. Bí thế, Nga phải mua máy bay không người lái (UAV) của Iran và đạn đại bác của Bắc Hàn – những quốc gia không mấy tiếng tăm về công nghệ vũ khí và sản phẩm của họ có nhiều khiếm khuyết.

Sự cả tin vào lời cam kết của Tập là yếu tố đẩy Putin tới tình huống nguy hiểm hiện nay. 

Vì sao Trung Quốc không giúp Nga?

Vì sao Tập không nhiệt tình hỗ trợ Putin? Thái độ phản trắc của Trung Quốc có phần do Bắc Kinh chưa dám đứng cùng chiến hào với Nga tuyên chiến với Mỹ và phương Tây, nhưng phần khác do Tập muốn thủ thế “tọa sơn quan hổ đấu” và “ngư ông đắc lợi”. Tập biết, đối đầu với Mỹ và châu Âu vào lúc này, dù để ủng hộ Nga hay để xâm lược Đài Loan, là đi vào chỗ chết mà Putin là sự kiện nhãn tiền. Hơn thế nữa, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ tàn phá thê thảm đất nước Đông Âu này mà còn khiến cho cả Nga và châu Âu suy yếu; và tọa sơn quan hổ đấu mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích nhất.

Nếu Nga thắng – một chuyện bất khả thi – thì Trung Quốc sẽ có một đồng minh thân thiết hùng mạnh cùng sánh vai chống Mỹ và cái trật tự quốc tế do Mỹ lập ra và duy trì suốt 70 năm nay. Nếu Nga bị đánh bại – điều chắc chắn sẽ xảy ra – thì Moscow sẽ nhanh chóng biến thành chư hầu của Bắc Kinh. Một nước Nga chuyên chế, có vũ khí hạt nhân nhưng kinh tế kiệt quệ, bị cô lập trên trường quốc tế thì chỉ có thể là một Bắc Hàn mới, một thứ đàn em trung thành sẵn sàng làm tên lính xung kích của Bắc Kinh trong cuộc đấu với phương Tây. 

Chưa kể Trung Quốc có thể lợi dụng hoàn cảnh Nga sa lầy ở phía châu Âu để bành trướng lãnh thổ, chiếm vùng Viễn Đông Nga đất rộng người thưa và nhiều tài nguyên khoáng sản mà lâu nay Bắc Kinh vẫn hết sức thèm muốn!

Cuộc hội ngộ Tập – Putin bên lề hội nghị SCO đang diễn ra chắc chắn sẽ có những cuộc đàm phán bí mật, trong đó Putin sẽ cố năn nỉ Tập ra tay cứu và tất nhiên Nga sẽ phải nhượng bộ hết cỡ, phải hy sinh những lợi ích thiết thân của Nga về lãnh thổ, về kinh tế để phục vụ cho tham vọng của Putin ở châu Âu!  

***

Trung Quốc không chỉ “lừa” Nga mà còn dụ dỗ nhiều nước khác, nhất là các nước láng giềng phía Nam. Bằng túi tiền rủng rỉnh và những lời đường mật, bằng thủ đoạn hối lộ, mua chuộc và gài bẫy các chính trị gia nắm giữ quyền lực đi kèm với đe dọa quân sự, Bắc Kinh đã chiêu mộ được khá nhiều đệ tử trung thành ở Việt Nam, Lào, Cambodia, Myanmar và vài nước khác; ngăn chặn con đường dân chủ hóa ở các nước này và nhân rộng thể chế độc tài toàn trị của Bắc Kinh.

Đã đến lúc các nước nên nhìn vào tấm gương Putin mà rút ra bài học trong quan hệ với bố già Tập Cận Bình trước khi quá muộn.

Hiếu Chân / Saigon Nhỏ