Một đặc điểm sinh học độc đáo của loài rùa này là chúng mang gen tạo ra một loại protein cho phép tiết ra urê từ miệng, giúp tồn tại trong vùng nước lợ mà không cần uống quá nhiều nước tại môi trường này.
Là một loài rùa mai mềm đặc hữu của Trung Quốc, ba ba trơn hay ba ba hoa (Pelodiscus sinensis) là loài rùa được nuôi phổ biến nhất thế giới ngày nay.
Dài 27-33 cm, những con rùa này thuộc một nhóm rùa có vỏ da mềm bao phú phần thân, đặc biệt là ở hai bên. Phần trung tâm của mai có một lớp xương rắn bên dưới. Chiếc mai dẹp, nhẹ và linh hoạt cho phép chúng di chuyển và ẩn nấp dễ dàng dưới đáy sông, hồ đầy bùn.
Là loài săn mồi, ba ba trơn ăn cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, côn trùng… mà chúng tìm thấy ở dưới nước. Chúng cũng ăn xác động vật chết và đôi khi là hạt của các loại cây trong khu vực phân bố.
Một đặc điểm sinh học độc đáo của loài rùa này là chúng mang gen tạo ra một loại protein cho phép tiết ra urê từ miệng, giúp tồn tại trong vùng nước lợ mà không cần uống quá nhiều nước tại môi trường này.
Ba ba trơn có tập tính chỉ nhô phần mắt và mũi lên trên mặt nước, khi thấy có động sẽ rụt xuống và lủi đi rất nhanh.
Chúng đạt đến độ tuổi thành thục sinh dục vào khoảng từ 4 đến 6 tuổi. Con cái đẻ 8–30 trứng trong một ổ và có thể đẻ từ 2 đến 5 ổ mỗi năm. Thời gian ấp khoảng 60 ngày. Giới tinh ba ba sơ sinh không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Do ba ba trơn đã được người Trung Hoa đem đi nhiều nơi để sử dụng làm thực phẩm và dược liệu từ lâu đời, việc xác định phạm vi bản địa chính xác của chúng là điều rất khó. Cùng với sự di cư của cộng đồng Hoa kiều, loài lùa này đã được đưa đến nhiều quốc gia.
Ngày nay, ba ba trơn đã trở thành quần thể du nhập ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Do khả năng thích nghi tốt và đặc tính phàm ăn, chúng đã trở thành loài xâm hại ở một số nơi.
Trong môi trường tự nhiên ở Trung Quốc, những con rùa này được tìm thấy ở sông, hồ, ao, kênh và lạch có dòng chảy chậm. Nhưng ở những nơi được du nhập, như Hawaii, chúng có thể được tìm thấy trong hệ thống rãnh thoát nước.
Hàng trăm triệu con ba ba trơn đang được nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới để làm thực phẩm, đặc biệt là ở Trung Quốc. Đây cũng là loài ba ba được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng được coi là loài rùa quan trọng nhất về mặt kinh tế trên thế giới.
Mặc dù được nuôi nhân tạo trên quy mô lớn, ba ba trơn lại được đánh giá là một loài “sắp nguy cấp” trong tự nhiên. Mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là việc săn bắt quá độ và suy thoái môi trường sống.
Theo nghiên cứu tâm lý, rảnh rỗi chỉ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc khi ở mức độ vừa đủ. Ngược lại, càng nhiều thời gian rảnh rỗi càng khiến chúng ta có cảm giác buồn chán, thấy cuộc sống vô vị.
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh khiến hầu hết chúng ta có chung cảm giác rằng “tôi không còn thời gian rảnh cho mình”. Nhiều người cố gắng tìm kiếm thời gian rảnh rỗi hoặc ước gì mình có nhiều thời gian rảnh hơn.
Nhưng rảnh rỗi có thực sự khiến người ta thấy hạnh phúc không?
Quá nhiều thời gian rảnh sẽ không làm bạn hạnh phúc hơn trong cuộc sống – (Ảnh: GETTY).
Trong một nghiên cứu tâm lý được thực hiện bởi giáo sư, nhà tâm lý học Cassie Holmes tại Trường Quản lý Anderson của UCLA (thuộc Đại học California, Mỹ), với sự tham gia của gần 34.000 tình nguyện viên người Mỹ nhằm trả lời câu hỏi “nhiều thời gian rảnh rỗi có thực sự khiến chúng ta hài lòng hơn trong cuộc sống không?”, đã cho kết quả rằng: quá ít hay quá nhiều thời gian rảnh đều không khiến chúng ta hạnh phúc.
Đầu tiên, nhóm của Cassie Holmes tính toán lượng thời gian trong ngày mọi người dành cho các hoạt động cá nhân, chẳng hạn như thư giãn, xem ti vi, chơi thể thao, câu cá hoặc đi chơi với bạn bè. Sau đó, nhóm kiểm tra xem lượng thời gian đó có liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống của mọi người như thế nào.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, mỗi người trưởng thành chỉ cần từ 2-5 giờ đồng hồ rảnh rỗi trong một ngày để tăng cường hạnh phúc. Đây là khoảng thời gian lý tưởng.
Nếu có ít hơn 2 giờ hoặc nhiều hơn 5 giờ rảnh rỗi mỗi ngày thì cảm giác hạnh phúc sẽ giảm đi,thậm chí là mang cảm giác ngược lại.
Nếu có ít hơn 2 giờ rảnh sẽ khiến chúng ta dễ bị trầm cảm, căng thẳng và kiệt quệ về mặt cảm xúc.Nhưng “rảnh rỗi” hơn 5 giờ đồng hồ mỗi ngày lại là quá nhiều, vì nó làm suy yếu ý thức về mục đích sống của một người, khiến người ta dần có cảm giác vô vị về cuộc sống.
Theo giáo sư tâm lý Cassie Holmes, trong khoảng vài tiếng rảnh rỗi, mỗi người nên thực hiện những việc đơn giản như: tập luyện, làm một vài việc tốt, tương tác xã hội nhiều hơn.
Hoạt động thể chất là một cách hữu hiệu để tăng cường sức khỏe, làm phấn chấn tinh thần. Nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, vài ngày mỗi tuần, với những bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe.
Thực hiện vài việc tốt, có ý nghĩa với cộng đồng hoặc dành thời gian để quan tâm chăm sóc người khác cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy thời gian rảnh của mình có ý nghĩa hơn. Rất nhiều việc nhỏ nhưng đều mang lại ý nghĩa lớn, chẳng hạn: mua tặng đồng nghiệp ly cà phê, khen ngợi ai đó… Dù đó là gì, hãy làm điều đó với mục đích duy nhất là mang lại lợi ích cho người kia. Đừng nghĩ về sự trả ơn, hoặc điều gì bạn sẽ nhận được sau khi làm việc tốt.
Ngoài ra, thời gian rảnh có thể dành cho các hoạt động tương tác, hòa mình vào thiên nhiên. Chỉ cần dành một chút thời gian để đi dạo công viên, dạo qua những con phố nhỏ, ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt xung quanh, hoặc nằm ngửa mặt ngắm sao trời, ngắm trăng, tận hưởng ánh sáng của bình minh hoặc hoàng hôn, và chúng ta sẽ cảm thấy bớt vội vã hơn, sống chậm hơn và có cơ hội nhìn lại bản thân hơn.
Thời gian rảnh trong một ngày rất quan trọng, nhưng nó chỉ tốt khi chúng ta biết cách sử dụng nó như thế nào. Tùy vào nhu cầu hưởng thụ và điều kiện sinh hoạt, mỗi người có thể dành thời gian rảnh cho những việc cá nhân khác nhau, miễn sao cho bản thân cảm thấy hài lòng.
Từ trước đến nay, bán đảo Italia luôn là một vùng đất nơi mỹ thuật (fine arts) phát triển hưng thịnh với cách nhìn đi sâu vào từng chi tiết và được gói ghém trong khung cảnh bình dị.
Không một nơi nào mà mỹ thuật đóng một vai trò mang tính biểu tượng như vậy: nó thiết lập một tiền lệ để hướng con người tới những lý tưởng cao cả vượt ra ngoài khuôn khổ vật chất thuần túy, định hình Thế giới quan của chúng ta thông qua những hình ảnh.
“The School of Athens.” Fresco, 1509. Stanza della Segnatura, Palazzi Pontifici (Vatican, Holy See (Vatican City State).
Dưới đây là một trong số những nghệ sĩ bậc thầy có đóng góp quan trọng trong việc đưa mỹ thuật lên tầm cao mới về kỹ thuật lẫn khả năng biểu đạt.
1. Fra Angelico (1395-1455)
Như tên gọi của mình, Fra Angelico có nghĩa là “tu sĩ thiên thần” (angelic friar). Fra Angelico được cho là đã khuấy động tạo nên sự chuyển mình từ dòng tranh Gothic trước đó, dòng tranh gắn kết với khả năng biểu đạt, đến phong cách Hy Lạp cổ điển.
Khi không làm việc theo yêu cầu của những khách hàng quen giàu có, ông thể hiện đức tin và bản tính khiêm tốn của mình thông qua các bức bích họa được vẽ trong các tu viện San Marcos.
Những hình ảnh ông miêu tả rất khác biệt so với các đồng nghiệp của mình. Trong đó ông miêu tả Đức Mẹ Maria và các thánh gần gũi với con người chứ không phải là quá cao vời không thể tiếp cận. Khung màu sắc cố định và hình ảnh nhẹ nhàng, thanh thoát khiến những bức tranh của ông đạt đến mức độ siêu thực.
“Annalena Altarpiece.” Tempera on wood, 1437-1440, 70.87 inches by 79.53 inches. Museo di San Marco (Florence, Italia).
2. Leonardo Da Vinci (1452–1519)
Khi còn là cậu học trò của Andrea del Verrocchio, Leonardo Da Vinci gây ấn tượng mạnh mẽ cho thế giới nghệ thuật bởi một thiên thần nhỏ màu xanh.
Trong bức tranh của Verrocchio “The Baptism of Christ” cậu bé Leonardo được giao nhiệm vụ vẽ một thiên thần nhỏ ở góc xa bên trái. Thiên thần nhỏ màu xanh đầy sức lôi cuốn của Leonardo cho thấy sự uyển chuyển trong nét bút vẽ, sự khéo léo và cảm giác tĩnh lặng, khởi đầu sự nghiệp của mình với Medicis và vang danh như một nghệ sĩ.
Phong cách và khả năng nắm bắt chuyển động và khả năng biểu đạt đã giúp ông vượt lên trên tất cả những người khác cùng thời với mình.
Leonardo phát triển các kỹ thuật tạo lớp và vẽ chìm, phủ những lớp màu vẽ mỏng làm lớp trên cùng của các lớp màu khác, tạo ra một hiệu ứng sống động và rất chân thật. Ông cũng phát triển một kỹ thuật gọi là sfumato, áp dụng một lớp láng màu tối xung quanh các nhân vật nhằm tạo nên một vùng biên mờ và không rõ nét.
Ông liên tục vượt qua giới hạn của chính mình, phát triển những kỹ thuật hội họa và truyền cảm hứng cho những người đương thời từ đó mang lại thời kỳ vàng son cho nghệ thuật Italia.
“The Baptism of Christ [detail].”Oil on wood, 1475, 69.69 by 59.45 inches. Galleria degli Uffizi (Florence, Italia).
3. Michelangelo (1475–1564)
Trong nghệ thuật điêu khắc, Michelangelo tự tạo cho mình một phong cách rất riêng biệt. Ông khai quật những bức tượng cổ điển của thời cổ Hy Lạp và La Mã, không phải để trở thành chuyên gia về lịch sử mà chỉ đơn thuần là để hiểu chúng.
Michelangelo học tạo hình nhân vật khi còn trẻ trong các khu vườn tượng cũng như việc phối cảnh và áp dụng các nguyên tắc về ánh sáng và hình thức.
Ông nói rằng ông luôn luôn cảm thấy như được ở nhà quanh những tượng đá cẩm thạch khắc khổ và chịu đựng. Đổ bao tâm huyết vào một trong những công trình thực sự đầu tiên của mình, ông đã có thể khắc nên bức tượng có lẽ là đẹp nhất từ trước đến nay “Pieta”.
“Pietà.” Marble, 1499, 68.5 by 76.77 inches. Basilica di San Pietro (Vatican, Holy See (Vatican City State).
4. Raphael (1483–1520)
Tạo bước đột phá từ nghệ thuật truyền thống Kitô giáo cho đến thế giới nghệ thuật cổ điển, Raphael đã thành công trong việc bứt phá các giới hạn năng lực phục vụ cho nghệ thuật trong thời kỳ phục hưng đỉnh cao. Một họa sĩ quý phái không bao giờ xa rời nét vương giả.
Ông đã thành công trong việc nối bước Leonardo da Vinci và Michelangelo, dấu ấn của cả hai nghệ sĩ này đều có thể được tìm thấy trong bức bích họa “The School of Athens.”
Sự tinh tế của Raphael chính là tính lịch lãm quý phái được chuyển tải từ tâm hồn ông vào đối tượng. Ông xem vị trí của nhân vật trong tranh là khía cạnh quan trọng nhất trong tác phẩm của mình. Ông hình thành và tạo nên không gian ba chiều sống động để đưa người xem đi sâu hơn nữa vào bối cảnh câu chuyện.
“The School of Athens.” Fresco, 1509. Stanza della Segnatura, Palazzi Pontifici (Vatican, Holy See (Vatican City State).
5. Titian (Tiziano Vecellio) (1485–1576)
Đến giữa thế kỷ 16, phần lớn các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra để nắm giữ những phương pháp chân thật, đáng tin cậy của tác phẩm và màu sắc. Sáng tác với góc cạnh tam giác chuẩn mực “Madonna with child” đã trở thành một phần của nghệ thuật phá cách.
Titian mời người xem đi vào bức tranh của mình và hợp nhất tất cả ý tưởng trong các tác phẩm truyền thống. Một góc thú vị trong “Last supper” và “Pesaros Madonna” tạo nên cho bức tranh một cảm giác chuyển vận và sống động, một cảm giác chưa từng có từ trước đến nay.
“Pesaros Madonna.” Oil on canvas, 1519-1526. Private collection.
6. Guido Reni (1575-1642)
Guido Reni đã tạo nên ấn tượng quen thuộc về một hình ảnh luôn hướng về phía thiên đường thường được học tập bởi nhiều nghệ sĩ khác, những người bị ảnh hưởng bởi phong cách Raphael.
Ông là hiện thân cho phong cách sân khấu của các nghệ sĩ baroque với sức sống căng tràn, sắc thái trần tục đồng thời sử dụng ánh sáng tạo cảm xúc mạnh mẽ.
Người nghệ sĩ độc đáo ấy không bị cuốn hút mãnh liệt bởi phụ nữ, mặc dù ông nổi tiếng với những bức tranh về Đức Maria đồng trinh. Một trong những tác phẩm được công nhận nhất của ông là “The Archangel Michael Defeating Satan.”
“The Archangel Michael Defeating Satan.” Oil on canvas, 1635. Private collection.
7. Giovanni Barttista Tiepolo (1696–1770)
Họa sĩ cung điện Giovanni Barttista Tiepolo nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 18.
Kết hợp tầm sử thi anh hùng của Paolo Veronese với phong cách độc đáo của riêng mình, Tiepolo kiến tạo thế giới nghệ thuật lùi trở lại – theo đúng nghĩa đen, bởi vì người tham quan phải ngả người ra sau để xem ngắm những bức tranh của ông tại các vị trí cao ngất trong các nhà thờ và cung điện ở Ý.
Tại Würzburg, Đức, tại vị trí cao ngất trong cung điện Residenz, nơi ở của Đức Giám mục hoàng gia Karl Philip von Greiffenklau, người ta có thể chiêm ngưỡng một trong những bức bích họa lớn nhất thế giới, bức “Allegory of the Planets and Continents.”
“Christ Carrying the Cross.” Fresco, 1737-1738, 177.17 by 203.54 inches. Sant’Alvise (Venice, Italia).
8. Antonio Canova (1757–1822)
Antonio Canova đạt đến đỉnh cao của tư tưởng tân cổ điển bằng cách học tập phong cách tinh tế và hoàn hảo của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
Ông trở thành một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của đầu thời kỳ Khai sáng. Canova sử dụng khả năng giả kim để tạo hình đá cẩm thạch thành da thịt người đồng thời đặt tinh thần con người trong sự chuyển động, một biểu tượng trung tâm trong tác phẩm của ông.
Trong số các tác phẩm điêu khắc đáng chú ý nhất của ông là “Cupid và Psyche”, và một bức tượng đồng của Napoleon trong chân dung của sao Hỏa mang tên “Napoleon as Mars the Peacemaker”.
Các hoạt động gián điệp ngày càng mở rộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở châu Âu đã vượt qua đối thủ truyền thống là Nga, gây ra mối đe dọa lớn hơn và khiến các nước châu Âu phải cảnh giác. Các thủ đoạn mà gián điệp ĐCSTQ sử dụng cũng khác với Nga, đó là họ thường sử dụng cách tiếp cận “toàn xã hội”, từ việc thu được bí mật thương mại hoặc công nghệ để gây ảnh hưởng chính trị, và các hoạt động gián điệp này có mặt ở khắp nơi.
(Nguồn: GrAI/ Shutterstock) Vào tháng Bảy năm nay, tại một hội nghị tình báo chung Mỹ – Anh được tổ chức tại London, giám đốc MI5 của Anh – ông Ken McCallum và giám đốc FBI của Mỹ – ông Christopher Wray đã có một bài phát biểu chung, coi sự bùng nổ của hoạt động gián điệp bí mật của ĐCSTQ là một thách thức “thay đổi quy tắc cuộc chơi”.
Ông McCallum nói với khán giả tại hội nghị rằng mặc dù mối đe dọa “có thể cảm thấy trừu tượng”, nhưng nó thực tế và khẩn cấp, không phải là đang gióng lên cảnh báo giả.
Ông McCallum cho biết, các cuộc điều tra liên quan đến Trung Quốc (ĐCSTQ) của MI5 đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 2018, và năng lực xử lý các cuộc điều tra như vậy đã tăng gấp đôi trong vòng 3 năm qua, và có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong “vài trong năm nữa”. Ông Wray cho biết, các văn phòng hiện trường của FBI trên khắp nước Mỹ trung bình cứ 12 giờ lại mở một cuộc điều tra về hoạt động gián điệp của ĐCSTQ.
Hoạt động gián điệp của ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận ‘toàn xã hội’ Tờ Financial Times gần đây đưa tin rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) nổi tiếng với nạn tấn công mạng (hack) do nhà nước tài trợ, nhưng các quan chức tình báo cho biết, ĐCSTQ cũng đang học hỏi các kỹ thuật gián điệp của Mạng lưới tình báo con người (HUMINT), đạt đến mức độ tương đương với các kỹ thuật gián điệp của Nga.
Ông Alex Younger, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo bí mật MI6 của Anh cho biết: “Người Nga đã bắt đầu tham gia hoạt động gián điệp từ thời Sa hoàng và họ rất thích công việc này. Về truyền thống, mạng lưới tình báo con người của Trung Quốc (ĐCSTQ) tương đối yếu, nhưng họ vẫn đang nỗ lực học tập.”
Tuy nhiên, gián điệp Trung Quốc rất khác với Nga. Các quan chức tình báo cho biết, hoạt động gián điệp nước ngoài của Nga theo truyền thống dựa vào các quan chức ưu tú được đào tạo về các kỹ thuật gián điệp như thông tin liên lạc được mã hóa. Trong khi đó, ĐCSTQ có những mục tiêu rộng lớn hơn, từ việc thu thập các bí mật thương mại hoặc công nghệ cho đến gây ảnh hưởng chính trị, không chỗ nào là không có mặt.
Hoạt động gián điệp của Nga có xu hướng tập trung hơn một chút, trong khi ĐCSTQ sử dụng cách tiếp cận “toàn xã hội”, với luật tình báo năm 2017 của ĐCSTQ yêu cầu “tất cả các tổ chức và công dân” phải hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với công tác tình báo nhà nước.
Một quan chức tình báo cho biết “Người Nga có thể vụng về, khá kiêu ngạo và đôi khi dường như có tâm thái ‘có bản sự thì hãy bắt tôi’”, nhưng “Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn tránh bất kỳ loại bê bối gián điệp nào vì họ muốn duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp”.
Một ví dụ thường được trích dẫn ở phương Tây để phản ánh sự khác biệt giữa hai phong cách. Chẳng hạn như nếu hạt cát trở thành mục tiêu tình báo, các đặc vụ Nga sẽ nổi lên vào ban đêm trong một chiếc tàu ngầm và cử một đội nhỏ đến bãi biển để mang về một xô cát, còn Trung Quốc (đặc vụ ĐCSTQ) sẽ gửi hàng ngàn khách du lịch đến vào ban ngày, mỗi người chỉ lấy một nắm, và thu hoạch sẽ còn lớn hơn.
Ông Nicholas Eftimiades, chuyên gia về Trung Quốc và là cựu quan chức CIA, cho rằng kết quả là “một mô hình mới về cách thức hoạt động tình báo được tiến hành”. Phương pháp này có thể có hiệu quả thấp và không có sự phối hợp, đôi khi vài quan chức ĐCSTQ sẽ tiếp cận cùng một mục tiêu. Nhưng thường thì nó có hiệu quả.
Ông Nigel Inkster, cựu giám đốc phụ trách các chiến dịch và hoạt động tình báo của MI6, hiện là cố vấn cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết: “Đối với các cơ quan an ninh của ĐCSTQ, hiệu quả quan trọng hơn nhiều so với hiệu suất.”
Hoạt động gián điệp công nghiệp của ĐCSTQ đe dọa đến các công ty và trường học phương Tây Gián điệp của ĐCSTQ có một điểm khác biệt khác với các gián điệp của Nga, đó là mối quan hệ giữa gián điệp và nhà nước không rõ ràng. Điều này khác với các gián điệp của Nga. Kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine hồi đầu năm đến nay, các nước châu Âu đã trục xuất hơn 600 nhà ngoại giao và gián điệp Nga.
Do đó, các cơ quan tình báo phương Tây đã buộc phải điều chỉnh lại phương pháp phản gián của họ. Ví dụ, Christine Lee là một luật sư và một công dân Anh, được MI5 điểm tên vào năm nay, công khai cảnh báo bà là “đại diện sức ảnh hưởng” của ĐCSTQ.
MI5: Gián điệp Trung Quốc xâm nhập Quốc hội Vương quốc Anh FBI và MI5 cũng cảnh báo rằng hoạt động gián điệp công nghiệp của ĐCSTQ gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với các công ty phương Tây. Họ kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh giác hơn và các công ty cần nhận thức rõ hơn về cách thức hoạt động của gián điệp ĐCSTQ.
“Mối đe dọa mà Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra đối với các doanh nghiệp phương Tây, thậm chí còn còn nghiêm trọng hơn so với những gì mà nhiều doanh nhân giỏi ý thức được,” Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết. Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng “mọi công cụ” mà họ nắm được để đánh cắp công nghệ của phương Tây, cuối cùng làm suy yếu các công ty phương Tây và thống trị thị trường.
ĐCSTQ đang thuê những người không có quan hệ trực tiếp với cộng đồng tình báo để nhắm mục tiêu vào các công ty phương Tây. Các công ty phương Tây phải chú ý hơn đến các giao dịch của họ với các công ty Trung Quốc, trong đó có khả năng có sự tham dự của cơ quan tình báo ĐCSTQ, bởi vì Bộ An ninh Quốc gia – cơ quan giám sát hoạt động gián điệp ở nước ngoài của ĐCSTQ, đang nhắm vào các công ty phương Tây mà nó muốn “cướp”, để giúp ĐCSTQ lấy được bí mật của doanh nghiệp.
ĐCSTQ đã và đang sử dụng một “trò chơi vỏ bọc mà họ đã dày công thiết kế” để che đậy và gây khó khăn cho các công ty phương Tây trong việc điều tra các đối tác Trung Quốc. Ông Wray cũng nói rằng FBI và MI5 hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với các công ty và cung cấp cho họ các công cụ để ngăn chặn hoạt động gián điệp của ĐCSTQ. Bởi vì với quy mô của mối đe dọa gián điệp của ĐCSTQ thì không thể đơn thuần thông qua các cơ quan tình báo điều tra hoặc bắt giữ mà có thể giải quyết được.
Ông Wray nói rằng các trường đại học cũng đang tham gia nhiều hơn vào vấn đề này, và nhiều trường đang “hợp tác chặt chẽ với FBI”. Vấn đề nằm ở một số công ty nhỏ có thể không ý thức được rằng bản thân đã trở thành mục tiêu của gián điệp ĐCSTQ. Để bảo vệ khỏi mối đe dọa gián điệp của Trung Quốc, các cơ quan tình báo cần hợp tác với khu vực tư nhân.
Một đánh giá của Mỹ cho thấy, gián điệp thương mại của ĐCSTQ đánh cắp tới 600 tỷ USD tài sản trí tuệ của Mỹ hàng năm. Liên minh châu Âu ước tính rằng hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ gây thiệt hại 50 tỷ euro mỗi năm và 670.000 việc làm bị mất.
Ông Wray trước đó cũng cho biết, hoạt động gián điệp từ ĐCSTQ là “mối đe dọa lâu dài lớn nhất” đối với nền kinh tế Mỹ, hành vi trộm cắp này tương đương với việc dịch chuyển tài sản lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau hai năm rưỡi thời kỳ dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên và đã chọn Trung Á. Thông tin cho rằng ông Tập sẽ gặp Tổng thống Nga Putin ở Uzbekistan. Truyền thông Đức chỉ ra cuộc gặp này có thể có ý nghĩa “cột mốc”.
Ông Lật Chiến Thư (trái) và ông Putin đã gặp nhau vào tháng 9/2022. (Nguồn: kremlin.ru) Trong bài “Cùng chống phương Tây: Tập Cận Bình và Putin sẽ gặp nhau ở Uzbekistan” được công bố trên tờ Handelsblatt (Đức) chỉ ra, giới quan sát chính trị cho rằng cuộc gặp này có thể có tính cột mốc quan trọng. Ông Tập Cận Bình đã không rời Trung Quốc trong hơn 2 năm. Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Tập để gặp ông Putin được coi là một cam kết rõ ràng đối với Nga.
Bài viết chỉ ra trong cuộc chiến Ukraine, Chính phủ Trung Quốc vốn tự xưng trung lập nhưng thực tế ủng hộ Moscow về nhiều mặt, phản đối sự mở rộng về phía đông của NATO, cáo buộc Mỹ khuấy động căng thẳng, ủng hộ Nga về ‘những lo ngại an ninh hợp pháp’, qua đó lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây là bất hợp pháp. Ngoài ra nhà chức trách ĐCSTQ cũng không xem hành động của Nga là “xâm lược” và tránh nói về chiến tranh.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng Tám đã làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng điều này càng thúc đẩy ĐCSTQ muốn tăng cường sức cạnh tranh với phương Tây thông qua liên minh với Nga.
Bài viết chỉ ra các nước phương Tây ngày càng lo ngại Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn về chính trị, kinh tế và quân sự. Nhưng góc nhìn từ giới quan sát chính trị cho rằng hợp tác kinh tế quan trọng hơn hợp tác quân sự. Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Trung Quốc đang trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, nhưng Bắc Kinh tập trung chủ yếu vào tư cách của Nga là bên cung cấp nguyên liệu thô.
Một nhận định khác trên tờ Münchner Merkur cũng cho rằng cuộc gặp Tập – Putin là cuộc gặp mang tính biểu tượng. Bài viết chỉ ra, những năm gần đây quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc không ngừng tăng lên, ngoài ra vấn đề hợp tác kinh tế cũng ngày càng gắn bó hơn. Tuy tăng trưởng thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong tháng Tám chậm lại so với tháng trước, nhưng thương mại với Nga của Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh mẽ.
Bài viết cho rằng hợp tác kinh tế giữa hai nước là đôi bên cùng có lợi: Nga có nhiều nguyên liệu thô mà Trung Quốc đang rất cần, trong khi Trung Quốc có bí quyết công nghệ mà Nga hy vọng sẽ được hưởng lợi.
“Quan trọng nhất là [giới chóp bu] Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau hơn về mặt tư tưởng. Trong nhiều tháng qua, Bắc Kinh đã có thêm nhiều tuyên bố cáo buộc NATO và đặc biệt là Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine. Khi bắt đầu xung đột, Trung Quốc đã lan truyền một số bào cáo sai lệch từ Nga, chẳng hạn như cáo buộc rằng Mỹ sở hữu một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Ukraine. Cho đến nay Bắc Kinh không lên án chiến tranh. Đổi lại, Điện Kremlin đã ủng hộ lập trường cứng rắn của Trung Quốc về cuộc xung đột Đài Loan sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi”, bài viết trên tờ Münchner Merkur chỉ ra.
Trước chuyến công du này, ngày 7/9 Ủy viên Thường vụ đứng thứ 3 của Bộ Chính trị ĐCSTQ là ông Lật Chiến Thư (chức Chủ tịch Nhân đại) đã dẫn đầu một phái đoàn lớn tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 do Nga tổ chức tại Vladivostok vùng Viễn Đông, tại diễn đàn đã tuyên bố “hợp tác toàn diện” với Nga.
Theo Hãng thông tấn Vệ tinh Nga (Sputnik), ông Lật Chiến Thư cho biết “Tiềm năng hợp tác Trung-Nga là rất lớn, các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước rất rộng lớn”.
Hôm đó khi gặp ông Lật Chiến Thư, ông Putin bày tỏ hy vọng được gặp ông Tập Cận Bình tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vào tuần tới. Nhiều quan sát chỉ ra chuyến thăm Nga của ông Lật Chiến Thư là “bước đệm” cho cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin. Trước đó không lâu, ĐCSTQ đã mua một lượng lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, và bắt đầu thanh toán phí khí đốt bằng đồng Nhân dân tệ và đồng rúp.