YẾU TỐ NỘI THẤT ĐƠN GIẢN, TINH TẾ CŨNG KHIẾN NGÔI NHÀ TRỞ NÊN RỘNG RÃI, PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHÍ “NGÔI NHÀ NGHỈ DƯỠNG”. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH HƯỚNG ĐẾN SỰ THÔNG THOÁNG RỘNG RÃI, TẠO SỰ KHÁC BIỆT SO VỚI KHUNG CẢNH “ĐÓNG HỘP” NGỘT NGẠT Ở NHỮNG CĂN HỘ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ.
Với diện tích hơn 180 m2 tại TP HCM, căn nhà cấp 4 là “ngôi nhà nghỉ dưỡng” của một gia đình ba người. Họ mong muốn có một không gian sống thoáng đãng hơn, cụ thể là có nhiều khoảng sân vườn và cây xanh nho nhỏ.
Công trình có tên Lam House và được thiết kế bởi MM++ architects, một văn phòng kiến trúc ở TP HCM.
Kiến trúc sư và chủ dự án chỉ mất 3 tháng từ khi lên ý tưởng đến khi hiện thực hóa công trình, một nơi mà gia chủ có thể sống và cảm nhận thiên nhiên từ mọi góc cạnh. Thiết kế nhằm phá bỏ những giới hạn, tạo sự khác biệt so với khung cảnh “đóng hộp” ngột ngạt ở những căn hộ trung tâm thành phố.
Để mở rộng không gian, kiến trúc sư đã loại bỏ bức tường không cần thiết, tạo ra không gian liên thông giữa phòng khách, phòng ăn và phòng bếp. Hai phòng ngủ được đặt ở phía sau, ngoài ra một phần diện tích còn được dùng để làm sân phía sau nhà.
Ngoài ra, yếu tố nội thất đơn giản, tinh tế cũng khiến ngôi nhà trở nên rộng rãi, phù hợp với tiêu chí “ngôi nhà nghỉ dưỡng” được đặt ra từ khi lên ý tưởng.
Các khoảng không gian xanh được khéo léo lồng ghép trong từng ngóc ngách của căn nhà.
Từ khu vực bếp, gia chủ có thể vừa chuẩn bị món ăn yêu thích vừa tận hưởng vẻ đẹp của ánh sáng, cây xanh từ bình minh đến hoàng hôn qua các ô cửa kính trong suốt bản lớn.
Trọng tâm của phòng ngủ là sự tối giản, hòa mình với thiên nhiên, kiến trúc sư tiếp tục sử dụng các ô cửa kính trên phần trần nhà để tăng lượng ánh sáng thiên nhiên vào không gian sống.
Không gian sinh hoạt chung trở nên ấm áp, bình yên nhờ hệ thống ánh sáng vàng khi trời chuyển tối.
Vương quốc Anh đã lên kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị cho sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II.
Thi hài Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến sẽ được an nghỉ tại Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI tại Lâu đài Windsor, phía tây London, nơi bà đã trải qua nhiều năm cuối đời.
Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chôn cất bên cạnh vua George VI, em gái của bà – Công chúa Margaret, và người chồng quá cố của bà – Hoàng thân Philip.
Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI tại Lâu đài Windsor. (Ảnh: Getty)
Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến diễn ra 10 ngày sau khi bà qua đời. Các sự kiện thể thao lớn, bao gồm cả các trận đấu bóng đá và cricket, hiện có thể bị hoãn lại để bày tỏ sự tưởng nhớ Nữ hoàng.
Cờ rủ được treo tại điện Buckingham, tòa nhà Quốc hội và các tòa nhà trên khắp nước Anh, trong khi sổ tang sẽ được đặt tại các tòa thị chính để mọi người gửi lời tưởng nhớ Nữ hoàng.
Trong những ngày tới, thi hài của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chuyển từ Balmoral đến nhà thờ St Giles ở Edinburgh, trước khi trở về điện Buckingham.
Năm ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, linh cữu của nữ hoàng dự kiến có hành trình dài từ điện Buckingham đến Westminster Hall và được quàn tại đây trước khi tang lễ chính thức diễn ra.
Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được đặt tại Westminster Hall cho tới ngày tang lễ để công chúng đến viếng và bày tỏ lòng kính trọng. Dự kiến, địa điểm này sẽ mở cửa 23 giờ/ngày.
Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II được tổ chức ở cấp nhà nước tại tu viện Westminster. Các thành viên của chính phủ, cựu thủ tướng và nguyên thủ quốc gia từ khắp Khối thịnh vượng chung và thế giới sẽ tham dự tang lễ.
Tu viện Westminster có sức chứa 2.200 người, nhưng có thể bố trí thêm chỗ ngồi để chứa hơn 8.000 người.
Sau tang lễ, linh cữu của Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến được rước qua trung tâm thủ đô London, trước khi tới lâu đài Windsor.
Điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời hôm 8/9 (giờ địa phương), hưởng thọ 96 tuổi.
Nữ hoàng Anh đã gặp vấn đề về sức khỏe từ tháng 10/2021, buộc bà nằm một đêm trong bệnh viện. Kể từ đó, bà gặp khó khăn trong việc đi lại, nên không thường tham gia các sự kiện như trước.
Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh từ ngày 6/2/1952, sau khi vua cha George VI qua đời cùng ngày. Lễ đăng quang được tổ chức vào ngày 2/6/1953, hơn một năm sau khi vua George VI mất.
Trị vì trong 70 năm liên tục, Nữ hoàng Elizabeth II là người có thời gian cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.
TRẢI QUA HƠN 620 NĂM TỒN TẠI, THÀNH NHÀ HỒ – DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở THANH HÓA LUÔN ẨN CHỨA NHIỀU ĐIỀU KỲ BÍ. GIỜ ĐÂY, NHIỀU BÍ ẨN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY TÒA THÀNH ĐÁ ĐỒ SỘ ĐÃ DẦN ĐƯỢC PHÁT LỘ.
Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ vang. Trước biến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến ngày nay nhiều di tích vẫn còn sừng sững với thời gian. Nổi bật trong số đó là thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Thành nhà Hồ được xem là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Chọn đất Thanh Hóa để dựng kinh đô mới có lẽ gắn với nhiều suy tính, nhưng chắc chắn nằm trong tầm nhìn chiến lược phòng thủ đất nước của Hồ Quý Ly trước ý đồ xâm lược của quân Minh lúc bấy giờ đã lộ rõ.
Thành Nhà Hồ tọa lạc ở một khu đất bằng phẳng, được che chắn kỹ càng một cách tự nhiên bởi dãy núi trùng điệp ở phía Bắc, hai dòng sông Mã và sông Bưởi bao bọc hai mặt Đông, Tây. Thành lại nằm bên cạnh đường thượng đạo ở miền Tây Thanh Hóa. Địa thế này tránh được thế trống trải khó phòng thủ, lại thuận tiện giao thông thủy bộ ngược – xuôi và ra Bắc, vào Nam.
Cổng Nam Thành Nhà Hồ
Năm 1400, với sự đăng quang của Hồ Quý Ly, lập ra triều đại Hồ, Thành Nhà Hồ trở thành quốc đô, nước Đại Việt được đổi tên thành Đại Ngu. Tuy nhiên đến năm 1407, cùng với sự thất bại trong việc chống lại cuộc xâm lược của nhà Minh, Thành Nhà Hồ thất thủ, cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng triều đình Đại Ngu bị quân nhà Minh bắt. Kể từ đó, Thành Nhà Hồ không còn vai trò là kinh đô nữa.
Truyền thuyết xây dựng Thành nhà Hồ
Người xưa đã làm thế nào để xây dựng được một thành trì kiên cố, kỳ vĩ như Thành nhà Hồ? Câu hỏi ấy cho tới nay không ai có thể trả lời chính xác. Nhưng có thể thấy một điều, để xây dựng được một kinh đô như Thành nhà Hồ, ngày ấy phải sử dụng một khối lượng khổng lồ các loại vật liệu xây dựng.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu nghiêng về nhận định sau khi khai thác đá thô trên núi xuống chỉ qua sơ chế chuyển ngay về các bãi đá trong thành rồi mới tiếp tục gia công đẽo gọt. Hiện nay còn thấy cả bên trong và bên ngoài thành đá nát chất thành từng đám khá dày, do phải chế tác đẽo gọt các phiến đá hình thang ghép thành vòm cuốn.
Các bức tường thành vẫn tồn tại bền vững hơn 620 năm
Điều thán phục là bằng cách nào mà các nghệ nhân và thợ đã tách được các phiến đá khổng lồ nặng vài chục tấn từ trên núi xuống. Cách đây đã 600 năm, chắc chắn thuốc mìn chưa có. Các loại thuốc nổ vô cùng quý hiếm, chỉ đủ chế ra đạn súng Thần công, lấy đâu nổ đá?
Có nhà nghiên cứu đã khẳng định toàn bộ đá xây dựng thành đều được khai thác bằng phương pháp thủ công. Nếu dùng chất nổ dù ít đến đâu thì đá cũng bị rạn nứt. Việc khai thác đá xây dựng thành trì cho đến ngày nay vẫn là một điều khó hiểu.
Điều bí ẩn nhất chính là ngôi thành, “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt hơn 600 năm mà vẫn sừng sững. Các khối đá nặng hàng chục tấn cứ xếp đè lên nhau, không cần mạch vữa gì cả mà vẫn khít. Đá lấy ở đâu và người xưa xếp chúng lên nhau để làm tường thành bằng cách nào?
Theo ông Nguyễn Bá Linh – Giám đốc trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết “Ngày nay thì các nhà khảo cổ đã tìm được mỏ đá ở ngay chân núi An Tôn (làng Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc), cách Thành nhà Hồ khoảng 3km. Và Một công trường khai thác đá cổ khác được phát hiện trên dãy núi Xuân Đài thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Ninh Khang), cách Thành Nhà Hồ khoảng 5 km về phía Nam.”
Nơi này còn nhiều tảng đá có dấu đục đẽo, nhiều mảnh dăm đá văng ra tạo thành lớp dày. Vấn đề cần đặt ra là, các tảng đá này được chuyển đến xây thành bằng cách nào? Có ý kiến cho rằng, người xưa chuyển đá đi đường vòng qua một đoạn sông Mã, chở đá bằng bè.
Nhưng còn đoạn đường từ bờ sông vào thành rất có thể phải dùng sức voi, vì thời đó, voi khá nhiều, vừa dùng làm sức kéo, vừa để tham gia đánh trận. Cũng có thể dùng hệ thống con lăn làm bằng gỗ, nhưng đến nay không còn dấu tích? Lại còn chồng tảng đá nọ lên tảng đá kia, có đến 11 hàng đá tảng chồng nhau làm nên cổng thành cửa Nam.
Có giả thiết cho rằng, chắc là họ phải dùng đất đắp nghiêng để vần từng tảng đá xếp chồng lên nhau, sau đó phá các ụ đất đi chỉ còn lớp thành như kinh nghiệm nhiều nơi trên thế giới trong thời cổ đại đã làm. Dẫu sao đó chỉ là giả thiết. Thực tế nói trên phản ánh một điều chắc chắn là, người xưa rất kỳ công và khá thông minh trong điều kiện chưa có máy móc hiện đại. Mà kỳ tích này diễn ra chỉ trong vài ba tháng, phải huy động khá nhiều người.
Giải mã những bí ẩn xây dựng thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau.
Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá.
Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ. Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.
Các viên bi đá được phát hiện
Theo truyền khẩu của nhân dân quanh vùng, chỉ trong vài năm thành đã xây dựng gần xong, chỉ còn lại có 4 cổng thành cứ lắp gần xong lại sập… nhà vua vô cùng lo lắng, phải treo thưởng hậu cho người hiến kế. Có người đã hiến kế rằng: Phải đắp đất cát bên trong làm cốt để xếp đá lên dựng thành vòm cuốn, xong rồi moi đất cát ra.
Về phần móng tường thành, các nhà khoa học phát hiện phần móng cũng được gia cố bằng lớp đất sét màu xám xanh và khá đều. Tiếp đến là lớp sỏi cuội, đá dăm (kích thước đá dăm 1,2×5 cm) và lớp đất sét màu vàng. Tổng cộng, riêng phần móng thành có 7 lớp gia cố bằng sỏi cuội và lớp gia cố bằng đất sét màu đỏ (có độ dày 1,7-1,8 m).
PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết trong 2 năm từ 2019 đến 2021, các nhà khoa học đã tiến hành 6 hố khai quật với tổng diện tích 25.000 m2. Đây là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Khảo cổ học Việt Nam tính về tổng số diện tích trong một lần khai quật.
“Nét độc đáo làm nên giá trị toàn cầu của Di sản Thành Nhà Hồ chính là tòa Hoàng thành bằng đá kỳ vĩ được xây dựng bằng kỹ thuật xây dựng đá lớn với các khối đá nặng từ trên 10 tấn đến 26 tấn, gia công phẳng phiu, mạch đá xếp xít xao, được chồng xếp đạt trình độ cao cả về công năng quân sự lẫn yêu cầu thẩm mỹ. Ở Việt Nam, Đông Nam á và Đông á trước và sau Thành Nhà Hồ chưa có một tòa Hoàng thành bằng đá nào tương tự.”
Công trình Thành Nhà Hồ kỳ vĩ đã được tạo nên bởi khối óc sáng tạo của những người thiết kế và bàn tay tài hoa của những người thợ hồi đó. Từ nửa thế kỷ trước, L.Bezacier, một kiến trúc sư người Pháp đã viết: “Tòa thành này là một ví dụ độc đáo về việc sử dụng những khối đá vôi khổng lồ được đẽo gọt và lắp ghép một cách cực kỳ hoàn hảo” và “…Việc sử dụng đá để xây dựng lên một công trình đồ sộ như Thành Nhà Hồ là một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử kiến trúc Việt Nam”.
Với những kết quả khai quật được, các nhà khoa học nhận định quy mô kết cấu tường thành di sản thế giới này vô cùng phức tạp, kiên cố, phần nào rõ thêm được việc xây thành thời xưa như thế nào. Và góp phần lý giải vì sao sau hơn 620 năm tồn tại, toà thành vẫn đứng sừng sững trước sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh.
Cha Buzomi, cha De Pina và tôi cùng rời Hội An để đi Quy Nhơn theo quan trấn thủ của tỉnh đó. Suốt cuộc hành trình, ông đối đãi với chúng tôi rất lịch sự và tỏ ra hết sức tử tế.
Tác giả: Cristophoro Borri.
Nguồn: Trích từ Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, NXB Tổng hợp TP.HCM.
Được đối xử như một ông hoàng
Quan trấn thủ luôn để chúng tôi ở cùng với ông và đối xử với chúng tôi một cách rất đặc biệt. Ông dành một chiếc thuyền để phục dịch riêng chúng tôi và các người thông ngôn, không muốn cho chúng tôi để đồ đạc ở đó, vì đã có một thuyền khác dành riêng cho việc này. Chúng tôi đi suốt mười hai ngày với đầy đủ tiện nghi (từ Hội An đi Quy Nhơn bằng đường biển – ND). Mọi người đều lấy làm lạ khi thấy chúng tôi được trọng đãi và vì thế người ta quý mến chúng tôi. Và đó cũng chính là điều quan trấn thủ muốn, ông cũng nghe theo lời chúng tôi thỉnh cầu trong rất nhiều trường hợp phải xử trị một trọng tội nào đó. Chúng tôi chưa kịp mở miệng xin ân xá thì ông đã bằng lòng ban ngay rồi. Do đó chúng tôi được nổi tiếng, có thế giá không kém quan trấn thủ. Thấy chúng tôi có lòng bác ái và thương xót hết mọi người nên ai cũng quý mến và tìm đến chúng tôi.
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (nhà thờ Nhọn) ngày nay.
Ngoài ra quan trấn thủ muốn trong suốt cuộc hành trình người ta đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi là những quan lớn, tới đâu ông cũng tổ chức trò chơi và hội hè cho dân chúng, khi thì cho đấu chiến thuyền, lúc thì cho đua thuyền, đặt giải thưởng cho thuyền nào thắng cuộc. Không ngày nào ông không thân chinh sang thuyền chúng tôi. Cứ thế, rồi chúng tôi tới tỉnh Quy Nhơn. Nhưng chúng tôi còn phải đi mấy ngày đường nữa mới về được tới dinh quan trấn thủ. Ông muốn cho chúng tôi đi đường bộ để được thoải mái và vui thú. Thế là ông truyền đưa bảy cỗ voi tới.
Ông còn muốn dành cho chúng tôi cái danh dự đặc biệt là mỗi người chúng tôi có riêng một cỗ voi, kèm theo một trăm người, một phần đi bộ, một phần đi ngựa. Vì cuộc hành trình này chỉ là để tiêu khiển, nên chúng tôi đi mất tám ngày, tới đâu cũng được tiếp đón và đối xử như một ông hoàng, nhất là ở nhà một bà chị của ông, người ta tiếp chúng tôi rất long trọng trong một bữa tiệc linh đình. Không những vì có rất nhiều món khác nhau, mà còn vì có nhiều cách nấu nướng đặc biệt và nhiều thứ thịt thà, dọn theo bếp châu Âu, mặc dầu cả quan trấn thủ, cả mọi người trong nhà đều không dùng được.
Tám ngày tiệc tùng
Rồi sau cùng, chúng tôi tới tư dinh. Tám ngày tiệc tùng liên tiếp và cỗ bàn linh đình. Chính ông, bà vợ và con cái ông săn sóc chúng tôi, ăn chung với chúng tôi, làm cho cả dinh đều bỡ ngỡ. Ai cũng đồng thanh quả quyết rằng người ta chỉ dành những danh dự này cho bản thân các chúa mà thôi. Quan trấn thủ rất lấy làm hài lòng và tuyên bố trong cuộc họp chung các quan trong phủ rằng: thật ra các cha là con vua con chúa, tức là các thiên sứ đến những vùng đất này, không phải vì thiếu thốn hay cần thiết thứ gì, vì ở nước các cha không thiếu gì, trái lại, mọi của cải đều dư dật, nhưng chỉ vì các cha hăm hở sốt sắng cứu vớt các linh hồn.
Tám ngày qua đi, chúng tôi cho ông biết là thích ở trong thành để dễ bề rao giảng Phúc Âm hơn, còn nếu ở trong tư dinh thì không dễ dàng cho công việc. Quan trấn đã vui lòng giữ chúng tôi ở lại với ông vì rất quý chuộng chúng tôi, và ông đã buồn phiền khi phải xa chúng tôi. Thế nhưng vì trọng công ích hơn tư lợi nên ông nghe theo điều chúng tôi sở nguyện và tức khắc truyền cho người ta chọn cho chúng tôi một địa điểm rất tiện để làm nhà cho chúng tôi ở, trong vùng gọi là Nước Mặn. Chúng tôi khiêm tốn cảm tạ ông về tất cả những ơn huệ ông đã ban cho trong cuộc hành trình và những việc ông vẫn còn tiếp tục làm cho chúng tôi. Sau khi từ biệt, chúng tôi leo lên lưng voi ngay để cùng đoàn tùy tùng đi tới Nước Mặn, một địa điểm dài chừng hai dặm và rộng tới một dặm rưỡi.
Trong cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621, linh mục dòng Tên Cristophoro Borri (người Ý) kể lại rằng ông cập bến Cửa Hàn (Đà Nẵng) năm 1618 rồi trú trong khu thương nhân Bồ Đào Nha tại Đà Nẵng một thời gian ngắn. Tháng 7/1618, theo lời mời của quan trấn thủ Quy Nhơn Trần Đức Hòa, Francesco Buzomi, Cristophoro Borri, Francisco de Pina đã rời Hội An đi Quy Nhơn. Sau đó, được sự giúp đỡ của quan trấn thủ, các giáo sĩ dòng Tên đã xây dựng cơ sở truyền giáo tại Nước Mặn. Cristophoro Borri ở Nước Mặn từ năm 1618 đến 1622 trở về lại Ma Cau.Theo linh mục Gioan Võ Đình Đệ (công tác tại Tòa Giám mục Quy Nhơn, Bình Định), Nước Mặn là cơ sở đầu tiên được các thừa sai dòng Tên ở Đàng Trong thành lập vào tháng 7.1618. Trong thư báo cáo về Đàng Trong do linh mục Joaõ Roiz viết bằng tiếng Bồ Đào Nha năm 1621 tại Ma Cau gửi cho linh mục Mutio Vitelleschi (cha bề trên cả dòng Tên tại Roma) xác nhận năm 1620 tại Đàng Trong đã có hai thừa sai nói thạo tiếng Việt là linh mục Cristophoro Borri và Francisco de Pina. Trong thời gian truyền giáo tại Nước Mặn, Cristophoro Borri đã viết tác phẩm Tường trình về khu truyền giáo xứ Ðàng Trong bằng tiếng Italia, đây là tài liệu in đầu tiên có một số chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai.Hiện Tòa Giám mục Quy Nhơn xác định vị trí đặt cơ sở truyền giáo Nước Mặn ngày xưa nằm trong vườn nhà ông Võ Cự Anh, thôn An Hòa, xã Phước Quang, H.Tuy Phước, Bình Định. Tháng 5.2011, Tòa Giám mục Quy Nhơn xây dựng một hòn non bộ với diện tích 64 m², có dòng chữ kỷ niệm việc các thừa sai dòng Tên đầu tiên đến lập cơ sở truyền giáo.
Trước thềm Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vấn đề ông Tập Cận Bình có thể duy trì quyền lực hay không tiếp tục thu hút sự chú ý. Cựu giáo sư Thái Hà (Cai Xia) của Trường Trung ương Đảng ĐCSTQ mới đây đã có bài viết trên truyền thông Mỹ phân tích về vấn đề này.
Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Vương Kỳ Sơn. (Ảnh chụp màn hình video) Tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) nổi tiếng của Mỹ hôm 6/9 đã đăng một bài dài của cựu giáo sư Trường Trung ương ĐCSTQ Thái Hà (bản tiếng Trung hơn 12.000 chữ), có tựa “Những điểm yếu của Tập Cận Bình: Ngông cuồng và cố chấp đe doạ tương lai của Trung Quốc như thế nào?”. Qua bài viết, tác giả nhận định rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm thứ ba, nhưng “quyền lực đang bị thách thức chưa từng có” từ phe cánh. “Tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong ĐCSTQ sẽ gay gắt, phức tạp và tàn bạo hơn bao giờ hết”.
Bà Thái Hà hiện đang sống lưu vong tại Mỹ, vào tháng 8/2020 đã bị Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ thông báo khai trừ Đảng và hủy bỏ đãi ngộ hưu trí với lý do bà “có những phát ngôn có vấn đề chính trị nghiêm trọng và tổn hại danh dự quốc gia”.
Bà cho hay, “Tôi đã có cơ hội trong một thời gian dài tiếp xúc cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ” qua 15 năm giảng dạy tại Trường Trung ương Đảng của ĐCSTQ. Hiện nay bà vẫn duy trì nhiều mối quan hệ tại Trung Quốc. Bài viết cũng trích dẫn một số tiết lộ của những “người trong cuộc” tại Trung Quốc.
Quy tắc quyền lực của “mafia lãnh đạo” Bà Thái Hà gọi ĐCSTQ là “mafia” (xã hội đen). Bài viết chỉ ra rằng quyền lực trong ĐCSTQ vốn chủ yếu dựa trên các mối liên hệ và hậu thuẫn, giống như một tổ chức mafia hơn là một đảng phái chính trị hiện đại [dựa trên luật pháp và dân chủ], tiêu biểu như ông Tập Cận Bình đã dựa vào ảnh hưởng của cha mình là ông Tập Trọng Huân để leo lên đỉnh cao quyền lực.
Bà tiết lộ hoạt động quyền lực kiểu mafia của Bộ Chính trị đứng đầu ĐCSTQ:
– “Lãnh đạo cao nhất của Đảng là thủ lĩnh băng đảng, còn bên dưới là tay chân, cái gọi là Ban Thường vụ Bộ Chính trị phân chia quyền lực theo thông lệ, mỗi người chịu trách nhiệm về mỗi lĩnh vực: đối ngoại, kinh tế, nhân sự, chống tham nhũng… Có thể xem họ là những kẻ tham mưu cho đại ca trùm băng đảng về các lĩnh vực phụ trách của họ.”
– “Ngoài Ban Thường vụ còn có 18 ủy viên Bộ Chính trị khác, có thể được coi là trong nhóm đứng đầu băng đảng nhưng thực hiện các mệnh lệnh của thủ lĩnh, loại bỏ mọi loại đe dọa và nguy hiểm tiềm ẩn để giành được ưu ái. Địa vị của họ có nghĩa là đặc quyền, có nghĩa là khi cần thiết có thể tịch thu tài sản và thôn tính doanh nghiệp mà không bị trừng phạt.”
– “Giống như mafia, ĐCSTQ đã quen với việc sử dụng các thủ đoạn bất chấp quy tắc để đạt được những gì họ muốn: hối lộ, tống tiền, thậm chí là bạo lực.”
Bài viết cũng đề cập những thay đổi trong quy tắc cai trị quyền lực kể từ khi ĐCSTQ được thành lập. Từ giữa những năm 1960, ông Mao Trạch Đông nắm quyền kiểm soát tuyệt đối và quyền quyết định cuối cùng đối với mọi công việc, khi ông Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978 đã bãi bỏ chế độ độc tài suốt đời của Mao, giới hạn nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước Trung Quốc được hai nhiệm kỳ 5 năm và thiết lập mô hình lãnh đạo tập thể. Vào năm 1982, ban lãnh đạo ĐCSTQ thậm chí đã viết vào Điều lệ Đảng cấm việc sùng bái cá nhân. Nhưng ý muốn phân cấp quyền lực của ông Đặng chỉ dừng lại ở đây, khi ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đấu tranh để có tự do về mặt chính trị thì đã bị Đặng thanh trừng.
Bà Thái Hà cho biết sau thời ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đến thời ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì nhiều người ở phương Tây đã ca tụng ông ta là Gorbachev của Trung Quốc, nhưng hóa ra đó chỉ là ảo tưởng. Hoàn toàn ngược lại, ông Tập đặt ra mục tiêu thiết lập quyền lực tuyệt đối vào bản thân. “Bây giờ, giống như thời Mao Trạch Đông, một lần nữa Trung Quốc lại tái diễn sùng bái lãnh đạo”.
Năm 2018, Đại hội 18 đã sửa đổi hiến pháp để bãi bỏ chế độ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập tiếp tục nắm quyền.
Ông Tập đối mặt phản đối ngày càng tăng từ các phe trong Đảng Bài báo viết: “Lãnh đạo của ĐCSTQ chưa bao giờ thống nhất vững chắc. Như ông Mao Trạch Đông từng nói ‘có đảng phái ngoài Đảng, trong Đảng có phe, xưa nay đều thế’”. Ông Tập Cận Bình đang tìm kiếm quyền lực tối cao tại Đại hội 20, nhưng đang phải đối mặt với những thách thức từ các phe “tả, trung, hữu” nội bộ ngày càng mạnh.
Trong đó, những người cánh tả thống trị trước thời đại Đặng Tiểu Bình chủ trương tiếp tục đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng. Bao gồm nhiều phe phái phụ mang danh nghĩa sùng bái Mao Trạch Đông.
Phe trung gian chủ yếu là hậu duệ chính trị của ông Đặng Tiểu Bình, là phe thống trị bộ máy hành chính của ĐCSTQ. Bao gồm cả phe Đoàn Thanh niên của ông Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường. Phe này ủng hộ các cải cách kinh tế sâu rộng và các cải cách chính trị có giới hạn theo xu thế ranh giới bảo đảm quyền lực thống trị của ĐCSTQ.
Còn phe thứ ba là phe hữu, phe này trong bối cảnh Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa chuyên chế ôn hòa (và thậm chí cả nền dân chủ hợp hiến). Cánh hữu bao gồm những người theo kiểu ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, và có lẽ cả cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Bà Thái Hà cũng cho biết bà theo xu hướng này.
Tác giả chỉ ra rằng tuy ban đầu, phe tả ủng hộ các chính sách của ông Tập, nhưng giờ đây tin rằng ông ấy đã không làm đủ để phục hồi các chính sách của Mao. Phe trung gian không hài lòng với việc ông Tập đảo ngược cải cách kinh tế. Ông Lý Khắc Cường từ lâu đã âm thầm chống lại chính sách ‘Zero-COVID’ của ông Tập, nhấn mạnh sự cần thiết để các doanh nghiệp hoạt động bảo vệ nền kinh tế. Còn phe hữu thì hoàn toàn im lặng.
Nhưng tác giả cũng chỉ ra: “Không hài lòng là một chuyện, còn hành động lại là chuyện khác”. Bởi vì các nhân vật cấp cao của ĐCSTQ nếu chống lại ông Tập sẽ bị cáo buộc là tham nhũng. Với giám sát công nghệ cao, mọi người luôn cảnh giác qua lại bên ngoài các sự kiện chính thức. Công chúng cũng giữ im lặng.
Bà Thái Hà đề cập rằng bà biết được từ một người quen trong ĐCSTQ rằng khoảng năm 2014, người của ông Tập đã đến thăm một quan chức cấp cao từng công khai chỉ trích ông Tập. Người đó cảnh báo rằng ông ta sẽ bị điều tra về tội tham nhũng nếu việc chỉ trích không dừng lại. Thế là sau đó ông ấy đã im lặng.
Phàn nàn của ông Vương Kỳ Sơn và thanh trừng ông Lưu Á Châu Bài viết chỉ ra cách hoạt động của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã được thay đổi, ông Tập yêu cầu mọi thành viên Bộ Chính trị, thậm chí cả Ban Thường vụ, phải thường xuyên nộp báo cáo công việc và đích thân ông Tập sẽ xem xét kết quả công việc của họ. Một cựu quan chức ở Bắc Kinh nói với bà Thái Hà rằng khi ông Vương Kỳ Sơn (người bạn lâu năm của ông Tập) còn nằm trong Ban Thường vụ, đã phàn nàn với bạn bè rằng mối quan hệ giữa ông Tập và các thành viên khác của Ban Thường vụ đã biến thành như quan hệ “vua – bề tôi”.
Bà Thái Hà cho biết vào khoảng năm 2017, một tướng lĩnh nổi tiếng của ĐCSTQ là ông Lưu Á Châu, là con rể của cựu Chủ tịch Trung Quốc, đã viết thư cho ông Tập Cận Bình đề nghị điều chỉnh các chính sách tại Tân Cương. Tuy nhiên, ông bị cảnh báo không được đưa ra thêm bất kỳ ý kiến nào. Vào tháng 12, bà Thái Hà biết được từ một số liên lạc ở Trung Quốc rằng ông Lưu Á Châu và em trai của ông ấy (cũng có quân hàm cấp tướng) đã cùng bị “mất tích”, nhà của họ bị khám xét.
Bài viết chỉ ra rằng việc giam giữ anh em Lưu Á Châu như kiểu cảnh cáo đối với các quan chức cấp cao. Nhưng qua động thái của các tướng lĩnh quân đội cho thấy họ bị giằng xé giữa lòng trung thành đối với cá nhân ông Tập và lòng trung thành của họ với Quân ủy Trung ương.
Ngoài ra, giới nguyên lão đã nghỉ hưu cũng bị cảnh cáo. Vào tháng Giêng năm nay, nhà chức trách thông báo Chính phủ sẽ thông qua nguyên tắc “truy cứu trách nhiệm ngược tới thời gian 20 năm công tác”, sau đó vào tháng Năm tăng nguyên tắc hướng dẫn đối với cán bộ hưu trí, cảnh báo “không công khai thảo luận về các chính sách lớn của Đảng, không được lan truyền các ý kiến chính trị tiêu cực”.
Đấu đá ngầm cam go trước thềm Đại hội 20 Tác giả bài viết chỉ ra rằng hiện tại các đối thủ đang tập trung vào con đường hợp pháp để loại bỏ ông Tập Cận Bình, nhằm không để ông được tái nhiệm nhiệm kỳ thứ 3 tại Đại hội 20 sắp tới. Các cử tri quan trọng nhất là những người trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, do đó ông Tập Cận Bình đang cố gắng hết sức để đảm bảo được sự ủng hộ từ ban này, từ việc cam kết họ sẽ tiếp tục nắm quyền đến không tiến hành các cuộc điều tra về gia đình của họ.
Bà Thái Hà nhận định cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ rất cam go trước thềm Đại hội 20; theo đó sẽ có thêm nhiều quan chức cấp cao hơn có thể bị bắt, đưa ra xét xử, trong khi những người chỉ trích cũng sẽ tiết lộ nhiều thông tin hơn và lan truyền nhiều tin đồn hơn.
Bài viết cho rằng kết quả có thể xảy ra nhất vào mùa thu này là ông Tập sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước và quân đội ĐCSTQ, sau đó bằng cách thắt chặt kiểm soát xã hội thì Trung Quốc ngày càng trở nên giống Triều Tiên hơn, từ đó khiến rủi ro chiến tranh, bất ổn xã hội và khủng hoảng kinh tế sẽ gia tăng…
Tác giả cho rằng nếu ông Tập Cận Bình tấn công quân sự đối với Đài Loan thì cuộc chiến có thể sẽ không diễn ra theo như ông mong đợi, vì Đài Loan với sự giúp đỡ của Mỹ sẽ có thể chống lại và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Trung Quốc. Bà Thái Hà chia sẻ, “Điều đáng sợ nhất đối với ĐCSTQ là thất bại nhục nhã trong cuộc chiến này. Điều này sẽ mở đường không chỉ cho sự sụp đổ của cá nhân ông Tập, mà thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ”.
Ninh Tĩnh / Trí thức VN (Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân bà Thái Hà, được đăng trên Epoch Times.)