Mùa thu là một trong những điều khiến nhiều người thêm yêu mảnh đất Hà Nội. Ngồi chill trong không khí trong lành với chút cà phê thì còn gì tuyệt hơn.
Mùa thu là khoảng thời gian đẹp, luôn chinh phục biết bao nhiêu con người bởi sự dịu dàng, đầy quyến rũ. Mùa này khi con người ra ngoài đường cũng luôn cảm thấy tâm tình luôn dễ chịu hơn bao giờ hết và việc nhâm nhi ly cà phê, trò chuyện tâm tình cùng bạn bè hẳn là điều tuyệt vời nhất. Dưới đây là những quán cà phê trên cao view đẹp giúp bạn tận hưởng trọn vẹn mùa thu Hà Nội.
Serein Café
Một trong những quán cà phê bạn không thể bỏ lỡ khi tới thủ đô. Quán nằm trên tầng cao nhất của biệt thự Pháp cổ tạo nên một nét riêng rất Hà Nội, cùng đó là cách kết hợp 2 tông màu trắng – nâu càng tạo nên sự cổ kính. Không chỉ có vậy cả những bộ bàn ghế, đồ vật trang trí bên trong cũng đều được sắp xếp bày trí theo phong cách những năm 70.
Ảnh: @hienn_hienn, @heroineunju.
Ngoài ra, quán có view nhìn thẳng ra cầu Long Biên cổ kính, từ đây bạn thể ngắm nhìn một góc sông Hồng, ngắm nhìn từng đoàn xe di chuyển trên cầu. Đặc biệt thời tiết buổi chiều tại đây không khí mát mẻ phù hợp trò chuyện với bạn bè hay đọc sách.
Địa chỉ: Khu tập thể ga Long Biên, đường Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giá: 40.000-70.000 đồng.
Thời gian mở cửa: 8h-23h.
Cư Xá Cà Phê
Nếu bạn muốn tìm một không gian quán gần gũi và đậm “chất Hà Nội” thì cư xá Cafe sẽ là một điểm đến lý tưởng. Khi đặt chân tới đây cảm giác như trở về tuổi thơ vậy. Quán có nhiều cơ sở nhưng để thích hợp tận hưởng trọn vẹn mùa thu nhất thì là ở Tôn Thất Tùng.
Ảnh: @cuxa_caphe.
Nằm trong một khu tập thể cũ, có cả không gian trong nhà và ở ngoài trời cho bạn thoải mái lựa chọn. Đến Cư Xá bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và cùng với đó đồ uống ở đây cũng được đánh giá khá cao. Dưới bầu trời thu mát mẻ, nhâm nhi ly cà phê tại một căng gác nhỏ là quả là điều tuyệt vời.
Địa chỉ: Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Giá: 30.000-55.000 đồng.
Thời gian mở cửa: 9h-22h30.
Nhà trong ngõ
Đúng như tên gọi, Nhà trong ngõ nằm tại một ngõ khá sâu với mặt tiền giản dị, xinh xắn. Quán có bố trí bàn ghế ở trước cửa, với các ô cửa sổ màu nâu trầm. Không gian bên trong nhà sẽ hơi tối, bàn ghế đều khá thấp nên nếu đến học và làm việc sẽ không được thoải mái. Nhưng bù lại quán rất yên tĩnh, nhạc hay và đồ uống xuất sắc, nổi tiếng nhất phải kể tới bạc xỉu và cà phê trứng. Một điểm khá hay là menu cà phê của quán chia theo ngày, với độ mạnh nhẹ khác nhau, phù hợp với tâm lí của người dùng.
Các vấn đề về tim mạch có thể biểu hiện theo những cách không ai ngờ tới. Hãy chú ý tới các triệu chứng này.
Mặc dù đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến các vấn đề tim mạch, nhưng có một loạt các triệu chứng ngầm báo hiệu tim bạn đang có vấn đề.
Huyết áp cao, cục máu đông, rối loạn nhịp tim và các vấn đề về van tim đều có thể gây choáng váng, chóng mặt, khó thở và đau nhức xương hàm. Các triệu chứng này thường không đặc trưng cho các bệnh về tim mà thường hay khiến người bệnh nghĩ tới các tình trạng sức khỏe khác. Chính vì thế nhiều người đã bỏ qua những dấu hiệu này, khiến việc điều trị bị trì hoãn, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tiến sĩ Rigved Tadwalkar, một bác sĩ tim mạch ở Santa Monica, California (Hoa Kỳ), cho biết: “Chúng ta thường chỉ chú ý tới dấu hiệu khó chịu ở ngực. Nhưng trên thực tế, các vấn đề tim mạch thực sự có thể được báo hiệu bằng các triệu chứng khác”. Dưới đây là một số triệu chứng có thể báo hiệu các bệnh lý tim mạch.
Ngứa ran hoặc đau ở chân
Theo TS Tadwalkar, cơn đau ở bắp chân hoặc cẳng chân – đặc biệt kèm theo sưng – có thể là do cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Phù chân cũng có thể xảy ra nếu tim gặp vấn đề trong việc bơm máu (suy tim), khiến lưu lượng máu đến chân giảm. TS Tadwalkar nói: “Chân là một cơ quan nằm xa tim. Đau ở chân có thể báo hiệu hệ thống tim mạch đang có vấn đề”.
Chóng mặt hoặc choáng váng
Ảnh: Getty
Phó giáo sư, tiến sĩ Joyce Oen-Hsiao, bác sĩ tim mạch lâm sàng tại Trường Y, Đại học Yale (Hoa Kỳ), đã điều trị cho nhiều bệnh nhân tim mạch có biểu hiện chóng mặt và choáng váng. Tuy nhiên, cần khai thác thêm tình trạng bệnh sử để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.
Theo PGS Oen-Hsiao, huyết áp bất thường – bao gồm huyết áp quá cao hoặc quá thấp – có thể gây chóng mặt. Một số người sẽ cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim mạnh hơn, cảm giác lâng lâng.
Mặc dù rối loạn nhịp tim có thể lành tính và là hậu quả của việc tiêu thụ caffeine hoặc mãn kinh nhưng nhịp tim không đều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc tắc nghẽn động mạch tim.
Đau đầu dữ dội
Đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề. Theo PGS Oen-Hsiao, đau đầu vùng trán kèm theo cơn đau xuyên qua trán và sau mắt cho thấy một người có thể đang bị huyết áp cao.
TS Tadwalkar nói rằng huyết áp cao dẫn đến đau đầu có thể là một vấn đề cấp bách. Nếu huyết áp cao trong một thời gian đủ lâu có thể dẫn tới vỡ mạch máu.
TS Tadwalkar nói: “Để biết huyết áp của mình có cao hay không, hoặc bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp hay không, bạn nên tới gặp bác sĩ để khám. Việc phát hiện trước nguy cơ sẽ giúp phòng tránh được những biến chứng đáng tiếc”.
Khó thở
Khó thở là một triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh về tim. Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức, có thể là dấu hiệu cho thấy một người bị huyết áp cao.
Khó thở đột ngột và tăng dần khi gắng sức cũng có thể là dấu hiệu của cục máu đông trong phổi, bệnh lý về van tim, rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí suy tim. Nếu đột ngột bị khó thở và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, tốt hơn hết bạn nên tới gặp các bác sĩ tim mạch để thăm khám kịp thời, TS Tadwalkar nói.
Buồn nôn hoặc giảm cảm giác thèm ăn
Buồn nôn và chán ăn có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Suy tim xảy ra khi tim không bơm đủ máu tới khắp cơ thể, khiến chất lỏng tích tụ ở chân và bụng. PGS Oen-Hsiao cho biết khi ruột chứa đầy chất lỏng, cơ quan này sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, từ đó gây ra cảm giác chán ăn và luôn cảm thấy no.
Đôi khi, buồn nôn và đau bụng là những triệu chứng duy nhất của bệnh tắc nghẽn động mạch sau của tim.
“Rất nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ở động mạch sau của tim. Họ thường không bị đau ngực hay khó thở. Thay vào đó, họ có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bụng”, PGS Oen -Hsiao nói.
Đau và căng hàm
Ảnh: Getty
Một số người có vấn đề về tim mạch sẽ cảm thấy đau hàm. Cơn đau có thể nặng lên và lan lên cổ, hàm và xuống cánh tay trái. Điều này thường xảy ra hơn khi bệnh nhân gắng sức.
PGS Oen-Hsiao cho biết những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của chứng đau thắt ngực. Nếu có 2 triệu chứng này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Tiến sĩ Stacey Rosen, bác sĩ tim mạch và phó chủ tịch của Viện Sức khỏe Phụ nữ Katz, cho biết mặc dù đau ngực là “dấu hiệu phổ biến nhất” của bệnh lý tim mạch, nhưng một số người lại gặp phải những cơn đau khác. Các triệu chứng ít phổ biến hơn của cơn đau tim bao gồm đau cơ quanh lưng và vai, khó tiêu hoặc ợ chua, ngất xỉu và lú lẫn. Theo đánh giá của 7 nghiên cứu được trích dẫn trong báo cáo về giai đoạn đầu của hội chứng mạch vành cấp tính, các triệu chứng ban đầu bao gồm rối loạn giấc ngủ, đau đầu, lo lắng và các vấn đề về đường tiêu hóa.
(Nguồn: Huffpost, Insider) / Theo Lam Chi / Trí thức trẻ
Vì làm vua và cũng thực sự là người giỏi về thơ phú nên Minh Mạng đã không ít lần tự cho mình là trí sĩ bậc nhất ở Việt Nam thời đó. Vậy mà Minh Mạng đã bị bà Huyện Thanh Quan chê là chữ viết xấu.
Vua Minh Mạng sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791, là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của vương triều nhà Nguyễn. Trước khi mất, vua Gia Long đã di chiếu cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi. Ngày mồng Một tháng Giêng năm Canh Thìn (14.2.1820), Hoàng tử Đảm đã đăng quang, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Nguyễn Phúc Đảm còn có tên gọi khác là Nguyễn Phúc Kiểu và ông là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.
Vua Minh Mạng. Ảnh minh họa.
Khi ở ngôi, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi các trấn thành tỉnh và củng cố chế độ lưu quan ở khu vực miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử. Năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền giai thoại về vua Minh Mạng với nhân vật nổi tiếng đương thời là bà Huyện Thanh Quan và về một chiếu chỉ của ông.
Chuyện kể lại rằng, bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng có tài thơ Nôm nên được vua Minh Mạng triệu vào Huế làm Cung trung giáo tập, dạy cho các cung phi mỹ nữ. Một hôm nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà và hỏi: “Được không?”. Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà Huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (phúc rất dày, thọ rất dài).
Chợt nghe, vua Minh Mạng chưa hiểu ý của bà Huyện Thanh Quan, nhưng nhìn kỹ lại chữ của mình, vua mỉm cười gật đầu. Té ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo tròn và chữ Thọ dài ngoẵng! Bà Huyện Thanh Quan vốn rất đoan trang, đôn hậu, nhưng “phê” nhà vua rất khéo, hóm hỉnh làm vua Minh Mạng cảm thấy thú vị, không giận được.
Giai thoại thứ hai là vào năm 1822, nhân dịp ra Hà thành nhận lễ thọ phong của nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), vua Minh Mạng khó chịu khi thấy phụ nữ miền Bắc mặc quần một ống, trông chướng mắt. Nhà vua bèn ra lệnh cấm các cô, các bà Bắc hà không được mặc quần như thế nữa. Quan quân địa phương đốc thúc lính tráng bắt ép phụ nữ phải thực hiện nghiêm lệnh chiếu chỉ của nhà vua. Các ngả đường, chợ búa đều có lính canh phòng quan sát kỹ… Ai đi chợ còn mặc váy thì bị đuổi về. Nhân dân Hà thành vì thế mà không chịu nổi cảnh oái oăm đó nên đã phản kháng một cách hài hước, bằng bài ca dao:
Tháng sáu có chiếu vua ra;
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông;
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
Có quần ra đứng bán hàng;
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.
Lời bàn:
Tuy sinh ra và lớn lên dưới thời phong kiến và là phụ nữ, nhưng bà Huyện Thanh Quan lại là người nổi tiếng có tài văn chương và chữ nghĩa. Vì làm vua và cũng thực sự là người giỏi về thơ phú nên Minh Mạng đã không ít lần tự cho mình là trí sĩ bậc nhất ở Việt Nam thời đó. Vậy mà Minh Mạng đã bị một người đương thời chê là chữ viết xấu. Hơn nữa, người đó lại là một phụ nữ thì quả là Minh Mạng đã được một bài học rằng “thiên hạ nhân, thiên hạ tài”. Còn ở giai thoại thứ hai thì quả là Minh Mạng một lần nữa đã bộc lộ sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán của người dân đất Hà thành ngày ấy.
Thế mới hay rằng, bất kỳ thời đại nào, nếu một chính sách không xuất phát từ quyền lợi của dân, không phù hợp với điều kiện sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân… tức là không được lòng dân thì chính sách ấy chẳng những sẽ không đi vào cuộc sống, mà ngược lại sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ và thậm chí là sự phản kháng. Và điều này nằm ở câu cuối của bài ca dao: Không quần ra đứng đầu làng trông quan. Mà quan thì lúc nào chẳng đi với vua. Tức là vì vua cấm nên họ không còn gì nữa và đành phải chấp nhận để cho vua coi. Và đây chính là sự phản kháng mạnh mẽ và sâu sắc.
Maye Musk, mẹ của người đàn ông giàu nhất thế giới Elon Musk, đã mô tả cách bà chung sống hòa thuận với 3 người con của mình và nuôi dưỡng sở thích của chúng trong cuốn sách “Kế hoạch của người phụ nữ” do bà viết.
Ngày 10/2/2022, bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú Elon Musk, tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm Tuần lễ Thời trang New York của Daily Front Row tại Thành phố New York. (Ảnh: Jamie McCarthy / Getty)
Elon Musk, nhà sáng lập SpaceX, kiêm Giám đốc điều hành của Tesla, đã thành công vươn lên trở thành người giàu nhất thế giới. Sau đề xuất mua lại Twitter gần đây, huyền thoại về nhân vật trong giới kinh doanh này càng trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới. Trong khi đó, những người em của ông cũng đều có sự nghiệp thành công của riêng mình.
Làm thế nào mới có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ giống nhà siêu kinh doanh này? Cuốn “Kế hoạch của một người phụ nữ” (A woman makes a plan) của bà Maye Musk, mẹ của Elon Musk, có lẽ sẽ tiết lộ cho chúng ta về những điều này.
Trong cuốn sách, bà mô tả cách mình chung sống hòa thuận với 3 người con và nuôi dưỡng sở thích của chúng. Theo quan điểm của bà, cha mẹ có thể dạy con những thói quen tốt, nhưng không nên giúp con quyết định những việc cần làm trong tương lai.
“Tôi yêu các con tôi và vô cùng tự hào về những thành tích của chúng. Anh cả Elon Musk chế tạo những chiếc ô tô điện thân thiện với môi trường và có sự nghiệp phóng tên lửa. Anh hai Kimbal Musk điều hành một nhà hàng ‘từ trang trại đến bàn ăn’ và dạy học sinh trên khắp đất nước trồng các vườn trái cây và rau trong khuôn viên trường.
Con gái út của tôi, Tosca Musk, điều hành công ty giải trí của riêng mình, sản xuất và đạo diễn những bộ phim lãng mạn, dựa trên những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất. Mỗi đứa con của tôi đều có những sở thích khác nhau.
Mọi người luôn hỏi tôi làm thế nào để có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành công như vậy. Kỳ thực tôi chỉ dạy chúng làm việc chăm chỉ và theo đuổi sở thích của mình.
Điều này khiến tôi bất giác nhớ về những anh chị em của tôi và tôi, mỗi người chúng tôi đều chọn một con đường riêng trong cuộc sống mà mình yêu thích. Bố mẹ tôi rất vui khi ủng hộ những sở thích khác nhau của chúng tôi.
Tương tự như vậy, các con tôi cũng thể hiện sở thích của chúng từ khi còn rất nhỏ. Đến nay, bọn trẻ vẫn tiếp tục có những sở thích giống thời thơ ấu và vui vẻ tận hưởng chúng.
Cho trẻ làm việc ngay từ nhỏ Ở tuổi 31, tôi trở thành một bà mẹ đơn thân một mình nuôi 3 đứa con. Tôi chưa bao giờ thấy xấu hổ về những đứa con của mình vì đã làm một công việc toàn thời gian khi không có sự lựa chọn nào khác. Chăm sóc con cái là ưu tiên số một của tôi; tôi đã làm việc chăm chỉ để có nơi chắn gió che mưa, có cơm ăn áo mặc.
Tôi và chị gái sinh đôi Kaye bắt đầu làm việc cho bố tôi khi chúng tôi 8 tuổi; đến năm 12 tuổi, chúng tôi làm lễ tân tại phòng khám.
Cha mẹ tôi đối xử với chúng tôi như những người lớn mà họ có thể tin tưởng, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách tôi nuôi dạy con mình. Ngay từ khi còn nhỏ, các con tôi đã giúp tôi chia sẻ công việc kinh doanh tư vấn dinh dưỡng.
Con gái út Tosca sẽ đến văn phòng của tôi và sử dụng một trình xử lý văn bản, gõ những bức thư tôi viết cho bác sĩ. Elon rất giỏi trong việc giải thích các chức năng của trình xử lý văn bản cho tôi; anh hai Kimbal cũng thường giúp tôi.
Khi các con thấy tôi làm việc chăm chỉ, để giải quyết những nhu cầu cơ bản của gia đình, chúng cũng học được rất nhiều điều từ đó. Đến năm 12 tuổi, chúng đã thể hiện hứng thú với nghề nghiệp tương lai của mình.
Ngày 2/5/2022, CEO Tesla Elon Musk và mẹ siêu mẫu Maye Musk tham dự Met Gala, “Giải Oscar thời trang” – dạ hội từ thiện tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. (Ảnh Jamie McCarthy / Getty)
Hãy để trẻ tự quyết định những gì chúng muốn Cũng giống như cách cha mẹ tôi nuôi dạy chúng tôi khi còn nhỏ, tôi dạy các con mình phải độc lập, tốt bụng, trung thực, ân cần và lịch sự. Tôi dạy chúng tầm quan trọng của sự chăm chỉ và làm việc thiện.
Tôi không bao giờ đối xử với chúng như những đứa trẻ sơ sinh, hay la mắng chúng. Tôi không bao giờ bảo chúng nên học gì, hay kiểm tra bài tập về nhà của các con, đó là công việc của chúng.
Khi lớn hơn, các con tôi tiếp tục chịu trách nhiệm về tương lai của chúng qua các quyết định mà mình đưa ra. Cô bé Tosca đã chọn trường trung học mình yêu thích. Cả 3 đứa trẻ đều nộp đơn vào các trường đại học ưa thích của chúng, tự hoàn thành hồ sơ xin học bổng và vay vốn sinh viên.
Khi vào đại học, điều kiện sống của chúng rất nghèo nàn. Nệm được trải trực tiếp trên sàn, chúng bị nhét vào một căn nhà tồi tàn với 6 người bạn cùng phòng khác, nhưng tất cả đều có thể thích nghi.
Nếu con bạn không có thói quen tiêu dùng hàng xa xỉ, ngược lại chúng sẽ sinh tồn tốt hơn. Bạn không cần phải nuông chiều chúng. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng con bạn đang ở trong một môi trường an toàn, sau đó để chúng tự chăm sóc mình.
Tôi ủng hộ và khuyến khích các con khi chúng cần; tôi chỉ lên tiếng khi chúng cần lời khuyên từ tôi.
Nhiều bậc cha mẹ có vô vàn lo lắng cho con mình. Tôi từng chứng kiến những trường hợp như vậy khi làm tư vấn dinh dưỡng. Để đưa con vào trường tốt, cha mẹ phải điền rất nhiều mẫu đơn, thậm chí có người còn bắt đầu ăn quá nhiều vì áp lực lớn.
Về vấn đề này, đề xuất của tôi là các con nên tự chuẩn bị tất cả các giấy tờ, dù là hồ sơ nhập học hay tìm việc. Trẻ em nên học cách chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình, còn cha mẹ chỉ cần hỗ trợ.
Ví dụ, nếu con bạn muốn bắt đầu kinh doanh và bạn nghĩ đó là một ý tưởng hay, hãy hỗ trợ hết mình cho chúng. Là cha mẹ, bạn cần dạy con cách cư xử tốt, nhưng hãy để chúng quyết định những gì chúng muốn.”
Bà Maye Musk, 74 tuổi, là siêu mẫu quốc tế, kiêm chuyên gia dinh dưỡng, diễn giả toàn cầu và tác giả của cuốn “Kế hoạch của một người phụ nữ” (A woman makes a plan). Bà thường xuyên xuất hiện trên các ấn phẩm lớn và từng góp mặt trên trang bìa của nhiều tạp chí như Vanity Fair, Vogue, Cosmopolitan, Marie Claire, New York và Allure.
Bài viết tổng hợp 10 điều đặc biệt được biết về cuộc đời Nữ hoàng Elizabeth II – vị quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh, theo Hãng thông tấn AP.
Nữ hoàng Elizabeth II và phu quân của bà – Hoàng tử Philip ở thủ đô London vào tháng 6/2017 trong một cuộc diễn hành. (Ảnh: Lorna Roberts/Shutterstock) 1/ Vị Quân chủ trị vì lâu nhất của nước Anh Cho đến năm nay, Nữ hoàng Elizabeth II, đã trị vì 70 năm, là vị quân chủ lâu đời nhất và trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh. Trước đó, hồi tháng 9/2015, bà đã vượt qua bà cố của mình là Nữ hoàng Victoria, người đã trị vì 63 năm 7 tháng.
Năm 2016, Nữ hoàng Elizabeth II cũng trở thành quốc vương trị vì lâu nhất trên thế giới sau khi Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan băng hà. Năm 2022, bà trở thành vị quân chủ trị vì lâu đời thứ hai trong lịch sử thế giới, sau Vua Pháp Louis XIV, người đã lên ngôi khi mới 4 tuổi.
Ngoài Nữ hoàng Elizabeth II và Nữ hoàng Victoria, chỉ có bốn vị vua trong lịch sử Anh đã trị vì từ 50 năm trở lên gồm: Vua George III (59 năm), Vua Henry III (56 năm), Vua Edward III (50 năm) và Vua James VI của Scotland (58 năm).
Nữ hoàng Elizabeth II sinh ra vào ngày 21/4/1926 trong một ngôi nhà phố ở Mayfair, London thuộc về ông bà ngoại người Scotland của bà, Bá tước và Nữ bá tước Strathmore. Bà là con đầu lòng của Công tước và Nữ công tước xứ York (sau này là Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth).
2/ Học tại nhà Giống như nhiều thành viên hoàng gia Anh cùng thời với mình và trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II chưa bao giờ học tại trường công và chưa bao giờ tiếp xúc với các học sinh khác. Thay vào đó, bà được học ở nhà cùng với em gái của mình, công chúa Margaret.
Trong số những người dạy Nữ hoàng Elizabeth lúc nhỏ là cha của bà, cùng với một giáo viên cao cấp của Đại học Eton, một số nữ gia sư người Pháp và Bỉ dạy bà tiếng Pháp, trong khi đó Tổng giám mục của Canterbury dạy bà về tôn giáo.
Việc học của Nữ hoàng Elizabeth cũng bao gồm học cưỡi ngựa, bơi lội, khiêu vũ cũng như học mỹ thuật và âm nhạc.
3/ Số hiệu 230873 trong quân đội Trong thế chiến thứ hai, Công chúa Elizabeth trẻ tuổi trở nên nổi tiếng với số hiệu 230873 cùng tên gọi Elizabeth Alexandra Mary Windsor, Chỉ huy thứ hai của Cơ quan Vận tải Phụ trợ số 1.
Sau nhiều tháng xin phép cha mẹ để được làm một điều gì đó hỗ trợ chiến tranh, người thừa kế ngai vàng của nước Anh đã học cách lái xe cứu thương và xe tải. Trong vòng vài tháng, bà đã lên đến chức Chỉ huy cấp úy danh dự.
Nữ hoàng Elizabeth II cũng giữ kỷ lục về số lượng các quốc gia được một vị quân chủ đến thăm nhiều nhất. Bà đã đến thăm hơn 120 quốc gia trên 6 lục địa.
4/ Là người có khiếu bắt chước tuyệt vời Nữ hoàng Elizabeth II thường gây ấn tượng về một phong thái nghiêm túc và nhiều người cảm thấy bà có “khuôn mặt lạnh lùng”, nhưng những người quen biết bà lại mô tả bà là một người có khiếu hài hước tinh quái và tài năng bắt chước đặc biệt.
Ông Rowan Williams, cựu Tổng giám mục của Canterbury, nhận xét rằng Nữ hoàng có thể “cực kỳ khôi hài khi ở riêng và không phải ai cũng biết được bà hài hước đến thế nào.”
Giám mục Michael Mann, tuyên úy trong nước của Nữ hoàng, từng nhận định rằng “Việc Nữ hoàng bắt chước chiếc máy bay Concorde khi hạ cánh là một trong những điều khôi hài nhất mà bạn có thể thấy.” Giáo sĩ Ian Paisley, chính trị gia người Bắc Ireland, cũng nhận xét rằng Nữ hoàng Elizabeth là “người bắt chước ông tuyệt vời”.
Gần đây, bà đã thể hiện khả năng tinh nghịch của mình trong Đại lễ Bạch Kim (lễ mừng 70 năm trị vì của một vị quân chủ), khi bà đóng vai chính trong một video hoạt hình hài hước cùng với Gấu Paddington và nói về việc giấu bánh sandwich mứt cam trong ví của mình.
5/ Nữ hoàng cũng phải đóng thuế Bà trở thành nữ hoàng ở tuổi 25. Cha của bà, vua George VI qua đời ở tuổi 56 vào ngày 6/2/1952, trong khi Elizabeth đang đến thăm Kenya cùng chồng, Hoàng tử Philip. Nữ hoàng Elizabeth II đăng quang tại Tu viện Westminster ở trung tâm London vào ngày 2/6/1953.
Bà là Nữ hoàng, nhưng bà cũng phải đóng thuế, ít nhất kể từ năm 1992.
Khi Lâu đài Windsor, nơi ở cuối tuần của Nữ hoàng, bị tàn phá bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1992, công chúng Anh đã phản đối việc trả hàng triệu bảng Anh để sửa chữa công trình này.
Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizabeth II đã tự nguyện đồng ý thanh toán chi phí bằng thu nhập cá nhân của mình. Bà cho biết, bà sẽ trả 70% chi phí cho công việc trùng tu lâu đài này và lần đầu tiên bà quyết định mở cửa ngôi nhà của mình tại Cung điện Buckingham cho công chúng để có thêm kinh phí từ vé vào cửa.
6/ Có biệt danh là “Lilibet nhỏ” Nữ hoàng Elizabeth II được đặt tên thánh là Elizabeth Alexandra Mary Windsor của [thành phố] York, để vinh danh mẹ, bà nội và bà cố của bà. Tuy nhiên khi còn nhỏ, gia đình bà thường gọi bà một cách trìu mến là “Lilibet nhỏ”, được cho là bởi vì bà không không thể phát âm đúng từ “Elizabeth.”
Trong một bức thư gửi cho bà ngoại của mình là Nữ hoàng Mary, công chúa Elizabeth đã viết: “Bà ngoại thân mến. Cám ơn bà rất nhiều về chiếc áo len nhỏ nhắn xinh xắn. Chúng con rất thích ở lại Sandringham với bà. Con đã bị rụng mất một cái răng cửa trên vào sáng hôm qua,” trước khi ký tên kết thúc là dòng chữ “Tình yêu từ Lilibet.”
Biệt danh này được biết đến rộng rãi hơn sau khi Hoàng tử Harry và Meghan, Nữ công tước xứ Sussex, đặt tên con gái của họ là Lilibet Diana vào năm 2021.
7/ Cuộc hôn nhân bền vững qua nhiều thập kỷ Nữ hoàng Elizabeth II và phu quân của bà, Hoàng tử Philip Mountbatten, đã có một cuộc hôn nhân bền vững trong hơn 70 năm. Đây là một sự gắn bó lâu bền hơn rất nhiều so với các cuộc hôn nhân của 3 trong 4 người con của bà: Hoàng tử Charles, Công chúa Anne và Hoàng tử Andrew.
Trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới, Nữ hoàng đã nói về phu quân của bà, Hoàng tử Philip: “Ông ấy đơn giản là sức mạnh của tôi và ở [bên tôi] suốt những năm qua.”
Câu chuyện của họ bắt đầu vào năm 1939, khi Hoàng tử Philip của Hy Lạp, một học viên hải quân 18 tuổi đẹp trai, được kể là đã làm Công chúa Elizabeth 13 tuổi cảm thấy vui vẻ trong một ngày họ gặp gỡ. Vài năm sau đó, Hoàng tử Philip đã được mời tham dự lễ giáng sinh cùng với gia đình Hoàng gia Anh tại Lâu đài Windsor và ông đã sớm đưa ra những lời hỏi thăm kín đáo liệu ông có được coi là người cầu hôn đủ điều kiện hay không.
Hai người đã kết hôn tại Tu viện Westminster vào năm 1947. Theo lời của Hoàng tử Andrew, con trai của họ, khi Hoàng tử Philip qua đời vào năm 2021 ở tuổi 99, Nữ hoàng Elizabeth đã mô tả sự ra đi của ông đã để lại “một khoảng trống to lớn” trong cuộc sống của bà.
8/ Nhiều ngày sinh nhật Mặc dù Nữ hoàng Elizabeth II sinh vào ngày 21/4/1926 nhưng công chúng Anh đôi khi bị bối rối không biết nên tổ chức lễ kỷ niệm vào thời điểm nào.
Không có ngày cố định chung cho “sinh nhật chính thức” của Nữ hoàng. Thời điểm tổ chức là do Chính phủ Anh quyết định, có thể là ngày thứ Bảy đầu tiên, thứ Bảy thứ hai hoặc thứ Bảy thứ ba trong tháng 6.
Ở Úc, sinh nhật của bà được tổ chức vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng Sáu, trong khi ở Canada lễ kỷ niệm được tổ chức vào một ngày thứ Hai trước ngày 24/5, ngày sinh nhật của Nữ hoàng Victoria.
Chỉ có Nữ hoàng và những người thân cận nhất mới tổ chức sinh nhật đúng vào ngày sinh của bà trong các buổi họp mặt riêng tư.
9/ Bà có bao nhiêu chú chó Corgis? Nhiều người biết rằng Nữ hoàng Elizabeth II rất yêu thích chó Corgis. Công nương Diana được cho là đã gọi các con này là “tấm thảm di chuyển” của Nữ hoàng bởi vì chúng đi cùng bà ở khắp mọi nơi.
Bà sở hữu hơn 30 con chó corgis trong nhiều năm. Bà cũng có 2 con chó “dorgis”, lai giữa chó dachshund và chó corgi, được đặt tên là Candy và Vulcan.
Nữ hoàng Elizabeth II đã được chụp ảnh ôm một trong những chú chó vào năm 1936 khi 10 tuổi và được tặng một chú chó corgi có tên là Susan vào dịp lễ sinh nhật 18 tuổi của bà. Cha của bà, Vua George VI, đã đưa giống chó này vào gia đình hoàng gia vào năm 1933, khi ông mua một chú chó corgi đực có tên là Dookie từ một trại chó địa phương.
Theo một quy chế từ năm 1324, về mặt kỹ thuật, với tư cách là Nữ hoàng Anh, bà cũng sở hữu hàng ngàn con thiên nga trắng ở vùng biển của Anh và có quyền sở hữu tất cả các loại cá tầm, cá heo, cá voi ở vùng biển này.
10/ “Một cô gái rất dễ thương” Nữ hoàng Elizabeth II hiển nhiên trở thành chủ đề của các bài hát nhạc pop.
Ban nhạc Beatles đã khiến bà được lưu danh với bài hát mang tính đùa giỡn “Her Majesty” khi gọi bà là “cô gái rất dễ thương” mặc dù “cô ấy không có nhiều điều để nói.” Bài hát ngắn gọn do ca sĩ Paul McCartney hát và thu âm vào năm 1969, xuất hiện ở cuối album “Abbey Road.”
Tuy nhiên, việc đối xử với các ban nhạc khác không được lịch sự như vậy. Đĩa đơn “God Save The Queen” có nội dung chống lại chủ nghĩa quân chủ của ban nhạc rock Sex Pistols, được phát hành ngay trước Đại lễ Bạc của bà (lễ mừng 25 năm trị vì của một quốc vương) vào năm 1977, đã bị cấm chiếu trên truyền hình Anh.
Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho hai nhà sản xuất chip ngừng xuất khẩu các chip trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu sang Trung Quốc, lệnh này có hiệu lực ngay lập tức đối với các chip vận chuyển tới Trung Quốc và Nga. Đây là hành động mới nhất trong một loạt cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào tham vọng chip của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ).
(Nguồn: William Potter/ Shutterstock) Theo tuyên bố ngày 26/8 của công ty Nvidia, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới không dành cho một con chip duy nhất, mà dành cho toàn bộ thế hệ chip tiên tiến “tương đương hoặc tốt hơn” chip A100 của Nvidia và các hạn chế cũng áp dụng cho sản phẩm cạnh tranh MI200 của AMD.
Cùng với việc ĐCSTQ leo thang cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy Mỹ đang trải qua một sự thay đổi lớn trong cách ứng xử với Trung Quốc và phương diện năng lực chế tạo và sử dụng chip tiên tiến của Trung Quốc. Mũi nhọn không chỉ nhắm vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự và quốc doanh riêng lẻ, mà còn đè bẹp tham vọng của ĐCSTQ đối với toàn bộ ngành công nghiệp chip, mở rộng khoảng cách giữa các thế hệ về chip và kìm hãm sự phát triển sức mạnh quân sự của ĐCSTQ.
Cắt nguồn cung cấp 3 chip AI cao cấp có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ? 3 chip AI cao cấp mà ĐCSTQ bị cắt đứt nguồn cung bao gồm chip A100 và H100 của Nvidia và chip MI200 của AMD. Đây đều là các chip xử lý đồ họa (GPU) có thể được sử dụng cho siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Chip Nvidia H100 sắp ra mắt là GPU được thiết kế đặc biệt cho siêu máy tính, tập trung vào hiệu suất AI, với 80 tỷ bóng bán dẫn, được sản xuất bằng quy trình 4nm của TSMC và tính toán nhanh hơn 7 lần so với GPU thế hệ trước, nhanh hơn 40 lần so với dựa trên thuật toán của CPU. A100 là thế hệ trước của H100, ra mắt cách đây 3 năm.
Theo thông báo về sản phẩm do AMD công bố, chip MI200 là bộ tăng tốc GPU cấp Exascale (10 tỷ petaflop) đầu tiên của AMD, có thể rút ngắn đáng kể thời gian từ giả thuyết ban đầu đến phát hiện, giúp các siêu máy tính và trung tâm dữ liệu giải các bài toán phức tạp trên thế giới.
Các nền tảng phần cứng chính trên thế giới đang sử dụng GPU của NVIDIA để tăng tốc xử lý. Amazon Web Services, Google Cloud, Alibaba Cloud, Tencent Cloud và các nền tảng điện toán khác sử dụng các sản phẩm GPU của NVIDIA để cung cấp dịch vụ huấn luyện thuật toán học sâu.
Theo trang web của ngành công nghiệp Đại Lục, các ứng dụng GPU trong các kịch bản GPU cao cấp nội địa của Trung Quốc về cơ bản được bao phủ bởi A100 của NVIDIA và ngay cả khi H100 được phát hành vào tháng Ba năm nay, các nhà sản xuất chính trong nước đã đặt hàng trước. Các nhà khoa học có thể giảm quy trình mô phỏng độ chính xác kép kéo dài 10 giờ xuống dưới 4 giờ trên con chip A100.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư Jefferies (JEF) nói với Financial Times rằng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây Trung Quốc và các công ty Internet lớn là những người sử dụng Nvidia nhiều nhất, và không có lựa chọn thay thế trực tiếp trong nước. Một lựa chọn là sử dụng nhiều chip cấp thấp không bị cấm của Nvidia, nhưng sẽ không đạt được cùng tốc độ và sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Nó cũng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xe tự lái của Trung Quốc, ông Hà Tiểu Bằng (He Xiaopeng), chủ tịch của Xpeng Motors, nói trên tài khoản WeChat của mình rằng “điều này sẽ tạo ra thách thức cho tất cả các hoạt động huấn luyện lái xe tự hành dựa trên đám mây”.
Nếu không có chip của các công ty Mỹ Nvidia và AMD, khả năng tính toán nhận dạng hình ảnh và giọng nói của các công ty Trung Quốc sẽ bị hạn chế rất nhiều, và chúng sẽ không thể tiết kiệm và hiệu quả.
Tấn công chính xác vào sự kết hợp quân sự – dân sự của ĐCSTQ Bộ xử lý đồ họa ban đầu được thiết kế cho trò chơi điện tử, nhưng sau đó nó đã được sử dụng rộng rãi hơn, bao gồm xử lý trí tuệ nhân tạo như nhận dạng hình ảnh, phân loại hình ảnh hoặc tìm kiếm hình ảnh vệ tinh kỹ thuật số cho thiết bị quân sự.
Các chip trí tuệ nhân tạo thông thường, chỉ có thể hoạt động với tốc độ nhanh ở mức độ chính xác thấp hơn, không đủ cho làm việc với độ chính xác cao chẳng hạn như thiết kế máy bay chiến đấu. Chỉ các chip tiên tiến, thường được coi là 12nm trở xuống, mới phù hợp để huấn luyện AI và chạy các mạng nơ-ron tiên tiến. Các chip cũ hơn đôi khi mất hàng tháng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
3 chip AI cao cấp này có một đặc điểm chung là có thể nhanh chóng thực hiện các phép tính trí tuệ nhân tạo quy mô lớn và độ chính xác cao, được thiết kế đặc biệt để huấn luyện siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Nvidia đã đề cập cụ thể trong tuyên bố: Chính phủ Mỹ cho biết các yêu cầu cấp phép mới sẽ giải quyết nguy cơ các sản phẩm được bảo hộ có thể được sử dụng hoặc chuyển hướng sang “mục đích quân sự” hoặc “người dùng đầu cuối quân sự” ở Trung Quốc và Nga.
Bà Emily Kilcrease, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), nói với Reuters, “Đối với Trung Quốc và Nga, GPU đã hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát, vì vậy ở nhiều phương diện, tôi coi nó như một biện pháp bổ sung và nếu chúng tôi thực sự muốn làm việc chăm chỉ để làm chậm sự phát triển AI của Trung Quốc, thì đây là lúc nó nên được kiểm soát.”
Những người trong ngành ở Đại Lục tin rằng các sản phẩm bị chặn là GPU cao cấp với đủ khả năng tính toán chính xác kép, nhằm vào siêu máy tính và máy tính thông minh của Trung Quốc, và “Chiến lược Dữ liệu miền đông gửi đến cho miền tây tính toán xử lý” mà Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thực hiện cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia quân sự cho biết siêu máy tính có thể giải quyết một số vấn đề điện toán phức tạp nhất của quân đội, được sử dụng phổ biến nhất trong tính toán động lực học chất lưu, được sử dụng trong các lĩnh vực như thiết kế máy bay và tàu thủy.
Ví dụ, sử dụng siêu máy tính để mô phỏng các thử nghiệm trong đường hầm gió có thể nhanh chóng thu được các thông số kỹ thuật quan trọng, không chỉ có thể tăng tốc độ nghiên cứu và phát triển thiết bị quân sự, mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí nghiên cứu và phát triển. Siêu máy tính còn có thể mô phỏng các vụ thử nghiệm nổ hạt nhân.
Tờ Washington Post đưa tin vào tháng Tư năm ngoái rằng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khí động học Trung Quốc (CARDC) đã sử dụng một siêu máy tính để mô phỏng sức nóng và lực cản của một tên lửa siêu thanh bay qua bầu khí quyển, để thử nghiệm tên lửa siêu thanh. Con chip này sử dụng công cụ thiết kế phần mềm EDA của Mỹ và được giao cho TSMC sản xuất.
ĐCSTQ có kế hoạch hiện thực hóa toàn diện “cơ giới hóa, thông tin hóa và trí tuệ hóa quân đội” vào năm 2027. “Thông minh hóa” là xử lý nhanh chóng thông tin tình huống thời gian thực trên chiến trường với sự trợ giúp của nhiều mạng cảm biến, tất cả đều dựa vào chip trí tuệ nhân tạo có thể huấn luyện máy học tiên tiến.
Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi Mỹ (CSET) đã công bố một báo cáo ngắn gọn vào tháng Sáu năm nay, phân tích 24 hợp đồng mua sắm năm 2020 cho các công ty quân sự và quốc phòng Trung Quốc, và phát hiện ra rằng quân đội ĐCSTQ đang đặt hàng chip trí tuệ nhân tạo do các công ty Mỹ thiết kế và sản xuất ở Đài Loan và Hàn Quốc.
Báo cáo ngắn gọn cho biết, trong số 97 chip AI riêng lẻ có thể được tìm thấy trong hồ sơ mua sắm công cho quân đội ĐCSTQ, gần như tất cả chúng đều được thiết kế bởi Nvidia, Xilinx (nay là AMD) và Intel. Ngược lại, không có hồ sơ công khai nào về việc bất kỳ công ty quân sự hoặc quốc phòng nào của ĐCSTQ đặt hàng các chip AI cao cấp do các công ty Trung Quốc thiết kế, chẳng hạn như các công ty HiSilicon, Feiteng, Haiguang, Shuguang.
Mở rộng khoảng cách sản xuất chip giữa Mỹ và Trung Quốc, ĐCSTQ không có khả năng độc lập Năm 2015, Mỹ đã đưa Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc vào “danh sách thực thể” vì sử dụng bộ xử lý, bo mạch chủ và bộ xử lý đa lõi có nguồn gốc của Mỹ để cung cấp năng lượng cho các siêu máy tính được cho là hỗ trợ mô phỏng vụ nổ hạt nhân và các mô phỏng hoạt động quân sự. Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Trung Quốc ở Quảng Châu đã bán chip “XEON” để nâng cấp hệ thống “Tianhe-2”. Sau đó, Mỹ liên tiếp đưa 12 tổ chức siêu máy tính bao gồm cả Haiguang, Zhongke Suguang, Feiteng và Shenwei vào “danh sách thực thể”.
Nhưng chiến lược kiểm soát xuất khẩu của Mỹ dựa trên “người dùng cuối” là thiếu sót và quân đội ĐCSTQ thường mua các hệ thống AI thương mại của Mỹ thông qua các cơ quan học thuật và công ty tư nhân của Trung Quốc.
Báo cáo ngắn gọn nói trên từ Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Mỹ cho thấy, trong số 11 hợp đồng chip AI cho quân đội Trung Quốc vào năm 2020, có 7 nhà cung cấp trung gian dân sự Trung Quốc được xác định bán chip trí tuệ nhân tạo do Mỹ thiết kế cho các đơn vị quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ).
Chính phủ Mỹ đang thay đổi chiến lược này. Sau cuộc tập trận hải quân của ĐCSTQ tại khu vực eo biển Đài Loan, Mỹ đã liên tiếp đưa ra một loạt biện pháp, chẳng hạn như hạn chế các nhà sản xuất chip mở rộng sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc trong 10 năm tới và cấm bán chip logic có khả năng sản xuất ở tiến trình 14 nanomet cho Trung Quốc. Gián đoạn cung cấp phần mềm thiết kế EDA 3 nanomet trở xuống, v.v.
Có thể thấy, các biện pháp trừng phạt công nghệ nhắm vào ĐCSTQ, đã không chỉ đưa một doanh nghiệp quân đội duy nhất vào danh sách, mà còn mở rộng phạm vi và áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với việc thiết kế và sản xuất toàn bộ chip tiên tiến, có thể nói là cú đánh chính xác nhắm vào toàn bộ chip của ĐCSTQ. Chuỗi công nghiệp, ngăn cản khả năng tự chủ về chip của ĐCSTQ, đồng thời cũng ngăn cản ĐCSTQ sử dụng các dự án lưỡng dụng quân sự và dân sự để có được chip tiên tiến.
Tờ Financial Times bình luận rằng Washington đã áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu công nghệ cho một số công ty Trung Quốc và nhắm mục tiêu chặn tham vọng về chip của Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ không dừng lại ở đó, ông Amir Anvarzadeh, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Asymmetric Advisors, nói với Bloomberg:
“Đây là thực tế Chiến tranh Lạnh mới và các hạn chế xuất khẩu rộng lớn hơn là một phần trong cuộc chiến. Hạn chế xuất khẩu sẽ mở rộng và sẽ ảnh hưởng đến chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống tự trị và công nghệ sinh học.”
Reuters đưa tin vào ngày 2/9 rằng Mỹ cũng đang xem xét hạn chế bán thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc, chẳng hạn như Yangtze Memory Technology Corp (YMTC). Đây là một phần trong nỗ lực ngăn cản sự tiến bộ trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.
Để đối phó với các biện pháp trừng phạt mở rộng của Mỹ, ngày 1/9, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của ĐCSTQ đã đăng một bài báo có chữ ký trên tạp chí “Cầu Thị”, cho rằng cần phải đẩy nhanh hiện thực hóa tự lập tự cường về công nghệ, hướng tới các lĩnh vực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thông tin lượng tử và mạch tích hợp, đồng thời thực hiện một loạt các dự án khoa học và công nghệ lớn cấp quốc gia có tầm nhìn tương lai và chiến lược.
Nhưng chuỗi cung ứng chip tiên tiến là chuỗi cung ứng phức tạp và toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Tập hợp các nguồn lực và đội ngũ nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để duy trì sự đổi mới và nội địa hóa toàn bộ chuỗi cung ứng để sản xuất chip tiên tiến là một thách thức rất lớn đối với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ, rất khó và tốn kém. Hơn nữa, sự chuyên chế của ĐCSTQ đang bị công nghệ chặn lại.
Ngành công nghiệp chip của Trung Quốc cách Mỹ cách nhau hơn hai thế hệ rưỡi. Chiến lược tấn công của Mỹ là nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, và chiến lược phòng thủ của họ là thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Giờ đây, Mỹ đang tiến hành song song cuộc chiến công nghệ nhắm vào ĐCSTQ. Mong muốn của ĐCSTQ vượt qua Mỹ trong ngành công nghiệp chip, có lẽ là “Trung Quốc (Cộng sản) mộng” không thể đạt được.