Nghệ thuật làm đồ gốm của người Việt thời Hậu Lê đã đạt đến đỉnh cao. Nhiều tác phẩm để lại từ thời này khiến hậu thế trầm trồ về độ tinh xảo.
Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Chiếc bình gốm hoa lam trang trí hình thiên nga triều Lê sơ (giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê), niên đại thế kỷ 15, có nguồn gốc từ lò gốm cổ ở Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Cận cảnh hình thiên nga trên chiếc bình gốm bảo vật.
Tượng nữ quý tộc bằng gốm men nhiều màu, triều Lê sơ, thế kỷ 15, lò gốm Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương.
Các loại ấm hình chim phượng, chân đèn, kendy, ấm hình gà… làm bằng gốm hoa lam và gốm nhiều màu, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Ang trang trí hoa phù dung làm bằng gốm men xanh tím, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Âu làm bằng gốm hoa lam, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Bình tỳ bà làm bằng gốm hoa lam, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Bình tỳ bà, tước và hộp làm bằng gốm hoa lam và gốm nhiều màu, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Gạch thông gió trang trí hình rồng làm bằng gốm men xanh, triều Lê Sơ, thế kỷ 15, tìm thấy ở khu vực Quần Ngựa, Hà Nội.
Mô hình nhà dùng làm đồ thờ, chất liệu gốm men nhiều màu, triều Lê Trung hưng (giai đoạn tiếp theo của triều đại nhà Hậu Lê, tiếp nối nhà Lê Sơ), thế kỷ 17, được tìm thấy ở Hà Nội
Chân đèn làm bằng gốm hoa lam thời Mạc – Lê Trung hưng, niên hiệu Hưng Trị II (1589), đồ thờ của chùa Quan Âm, Hưng Yên.
Cận cảnh hình rồng trên chiếc chân đèn.
Lư hương làm bằng gốm men nhiều màu, sản xuất ở Bát Tràng, triều Mạc – Lê Trung Hưng, thế kỷ 16 – 17
Tượng nghê làm bằng gốm men trắng và xanh, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18, sản xuất ở Bát Tràng, Hà Nội
Chân đèn thờ làm bằng gốm men nhiều màu, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17, sản xuất ở Bát Tràng, Hà Nội.
Những câu chuyện xung quanh Bảo Đại luôn có sức hút, bởi ông gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin, những mong góp thêm một góc nhìn về vị cựu hoàng này.
Bái vọng Gia Miêu
Sử cùng nhiều tài liệu còn rành rẽ. Chiều ngày 31.8.1945, trong lúc Bảo Đại còn đang hoàn thành việc bàn giao thì ông Tôn Quang Phiệt – Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế – chuyển đến cho cựu hoàng một bức điện khẩn: “Chính phủ lâm thời mời công dân Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho Chính phủ. Nếu nhận lời, sẽ có những chỉ dẫn cần thiết để ông cố vấn có thể ra Hà Nội sớm nhất. Ký tên: Hồ Chí Minh”.
Cựu hoàng Bảo Đại. Ảnh tư liệu
Ông Tôn Quang Phiệt kể lại, Bảo Đại đọc đi đọc lại bức điện, mặt tái đi. Sau này cựu hoàng bộc bạch rằng ông sợ đây là một cuộc đi đày trá hình!
Năm giờ sáng ngày 2.9.1945, hai ngày sau lễ thoái vị, công dân Vĩnh Thụy rời Huế ra Hà Nội, với chức vụ cố vấn của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang chờ ông. Nhà nước mới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có xe. Đoàn phải mượn hai chiếc xe riêng của cựu hoàng.
Xe thứ nhất chở Vĩnh Thụy, được Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến tháp tùng. Xe kia chở hoàng thân Vĩnh Cẩn (phái đoàn Trần Huy Liệu sau khi nhận ấn, kiếm đã lên đường ra Hà Nội từ hôm trước). Hành trình 600 cây số từ Huế ra Hà Nội đã được thực hiện trên hai chiếc xe tiện nghi nhất lúc đó, hiệu Mercury và Packard.
Trên đường ra Bắc, phái đoàn được dân chúng nhiều nơi nghênh đón thịnh tình. Có lẽ dân ta không phải chỉ nhằm đón chào ông Bộ trưởng Lê Văn Hiến, vốn là cựu chính trị phạm Kontum, mà là cả cựu hoàng Bảo Đại – từ nay được gọi là Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy.
Đoàn phải liên tục dừng lại dọc đường, ngày cũng như đêm, để gặp gỡ nói chuyện với đồng bào chặn đón, uý lạo ở các địa phương dọc đường. Người ta khênh cả kiệu bát cống, kiệu long đình, bày hương án, giăng cờ đại, cờ đuôi nheo chỉ dùng trong các dịp tế, lễ trọng để chào mừng đoàn xe đại diện của Việt Minh chở Bảo Đại ra Hà Nội.
Bảo Đại không giấu được vẻ tò mò và có phần thích thú được ngắm nhìn dân chúng hồ hởi vẫy tay chào đón mình. Khác hẳn đám quan lại, chức dịch chỉ sụp lạy không dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt vua.
Nguyên miếu (miếu Triệu Tường) – nơi thờ tổ tiên nhà Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại Trang xưa. Ảnh tư liệu.
Đoàn xe đã tới địa phận Thanh Hóa. Rồi một ngã ba gần Bỉm Sơn lối rẽ vào Gia Miêu Ngoại trang (sau này là xã Hà Long huyện Hà Trung, Thanh Hóa) của huyện Tống Sơn có Miếu Triệu Tường – nơi ghi dấu phát tích nhà Nguyễn.
Chừng như sực nhớ ra các tiền nhân nhà Nguyễn, những Gia Long, Minh Mạng rồi vua cha Khải Định… mỗi lần ra Thăng Long đều ghé nơi phát tích dâng hương, nên vua Bảo Đại, bây giờ là công dân Vĩnh Thụy, cho rẽ vào Gia Miêu. Nhưng đoàn xe vừa chớm vào lối rẽ thì một đội Tự vệ của chế độ mới chỉnh tề gươm súng đã ách lại.
Mặc dù có mặt của ông Bộ trưởng Lê Văn Hiến ra sức giải thích rằng vua Bảo Đại- công dân Vĩnh Thụy chỉ ghé qua Gia Miêu dâng hương thôi nhưng đội tự vệ khăng khăng rằng không có lệnh của trên thì không được! Mọi sự liên lạc thỉnh thị ra Hà Nội lúc này thì không thể nên cứ dùng dắng hồi lâu…
Rồi một sáng kiến được đưa ra là Bảo Đại chỉ làm thủ tục bái vọng thôi!
(Về quyết định này, người thì nói của Bảo Đại, người thì bảo của ông Lê Văn Hiến? Cũng cần nói thêm, mãi sau này, người phụ trách Đội tự vệ này của địa phương tận năm 1963 mới bộc bạch trên tờ Báo Thanh Hóa đổi mới rằng, thấy Đoàn xe của Bảo Đại ghé vô Gia Miêu, ông đã đề cao tinh thần cảnh giác nghĩ ngay đến một âm mưu (?!) của bọn gián điệp Pháp và phong kiến nhà Nguyễn cấu kết với ông vua Bảo Đại vừa thoái vị liệu có ý đồ gì chăng nên đã quyết liệt ngăn cản?)
Không hiểu khi ấy kiếm đâu ra chiếc chiếu cạp điều cùng ít hoa quả. Chiếu được rải ra. Ông Bảo Đại cởi giày quỳ sụp xuống chiếu. Rồi cũng mau chóng xong thủ tục bái vọng liệt tông nhà Nguyễn.
Có lẽ lần bái vọng liệt tông ấy của cựu hoàng Bảo Đại là lần cuối cùng ở nơi phát tích nhà Nguyễn tại đất quý hương Gia Miêu ngoại trang.
Châu phê bằng ba thứ tiếng
1. Trần Quốc Vượng luôn lưu ý những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về triều Nguyễn, đại ý rằng phải phân biệt thời Nguyễn, đời Nguyễn và nhà Nguyễn. Thời các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn. Và trong các vua Nguyễn, cũng cần phân biệt các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng và các vua cuối triều Nguyễn như Tự Đức. Ngay cả các vua Nguyễn sau Tự Đức, cũng cần phân biệt những ông Đồng Khánh, Khải Định với những ông vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Lại càng nên phân biệt chính trị triều Nguyễn và học thuật của nền Quốc học Nguyễn.
Ngự phê bằng chữ Hán của vua Bảo Đại (hình 1)- Ngự phê bằng chữ Hán của vua Bảo Đại (hình 2)
Triều Nguyễn có thứ vô cùng độc đáo, duy nhất có ở quốc gia phong kiến phương Đông. Đó là Châu bản. Châu bản, năm 2014, được UNESCO công nhận là Di sản nhân loại.
Châu bản là những văn kiện dùng vào việc quản lý hành chánh điều hành đất nước từ năm 1802 đến năm 1945 của 13 triều vua từ Gia Long đến Bảo Đại. Châu bản, nghĩa đen là bản chữ son. Từ trào Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675- 1725) do kỵ húy mà chữ chu được gọi là châu. Chu là son. Châu bản là những bản tấu sớ đã được vua châu điểm hoặc châu phê, châu khuyên hay châu mạt.
Điểm – phê – khuyên – mạt là những động thái của vua thể hiện thái độ chấp thuận hay từ chối trước một bản tấu của các quan về một việc nào đó.
Văn bản (bản tấu) gửi lên vua thường bắt đầu bằng một chữ tấu. Vua đồng ý chấp thuận hết thì chấm một chấm son lên đầu chữ tấu. Động thái ấy gọi là châu điểm.
Nếu vua không đồng ý hoặc chỉ chấp thuận một phần nào, hoặc cần thêm thông tin để quyết định việc thưởng phạt thì vua sẽ tự tay viết vào bản tấu gọi là châu phê.
Bản tấu ở dưới dâng lên về một danh sách về nhân sự hoặc vật phẩm này khác để vua lựa chọn. Nếu vua đồng ý người hay vật phẩm nào đó thì vua dùng bút son khuyên một vòng tròn nhỏ trước tên người hoặc vật phẩm. Động thái ấy gọi là châu khuyên.
Cuối cùng, những bản tấu mà vua không đồng ý người và việc thì dùng bút son quệt lên tên người hoặc việc gọi là châu mạt hay châu cải. (Mạt nghĩa là bôi, xóa, gạch bỏ)
Trở lại Bảo Đại, vị hoàng đế không có tầm của tiền nhân như Gia Long, Thiệu Trị, Minh Mạng Tự Đức (vua Tự Đức chữ đã tốt, văn lại hay, lời châu phê có khi lại dài hơn cả lời của bản tấu. Ai cũng kinh cái tài của ngài – Lời của Lệ thần Trần Trọng Kim).
Ngự phê bằng chữ Pháp của vua Bảo Đại( hình 3)- Ngự phê bằng chữ Quốc ngữ của vua Bảo Đại (hình 4)
Độc đáo duy nhất là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, vua Bảo Đại đã sử dụng ba loại chữ: Quốc ngữ, Pháp và Hán để phê duyệt tấu chương.
Nội dung phút phê của vua Bảo Đại chỉ bàn về những việc liên quan đến tế lễ ban sắc bằng huy chương cho quan lại.
Mới đây, người viết bài này đã may mắn được Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I cho sẻ chia và chiêm quan hàng chục tờ châu bản lưu lại bút tích của các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức.
Ấn tượng bởi lời lưu bút trong 10 tờ châu bản có bút tích ngự phê của Bảo Đại bằng chữ Hán và 1 tờ bằng chữ Pháp cùng 1 tờ bằng Quốc ngữ như toát yếu trình độ cùng tính cách? Như chưa hẳn một ông vua mà người ta từng đồn thổi lẫn mặc định rằng chỉ biết săn bắn ăn chơi không quan tâm chi đến đời sống cùng thế sự?
Như tờ kính tâu của Viện trưởng Viện cơ mật, đại thần Nguyễn Hữu Bài, ngày 19 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 8 (13.2.1933) với nội dung: Nay vua (Bảo Đại) đi tuần thú Nam tuần bằng xe ô tô (không đi kiệu) thì văn võ hộ giá xe ô tô có nên theo đường ngự đạo từ giữa cửa Đại cung đến Ngọ Môn? Xin đợi huấn thị để tránh sai lầm.
Tôn trọng quyết định của quần thần thuộc hạ, vua Bảo Đại chỉ châu phê và châu điểm hai chữ “Đặc chuẩn”.
Đáng chú ý, trong các bản tấu của Viện Cơ mật và các quan về việc Dự trù ngân sách cho Nam Triều, sự kiện Toàn quyền vào Kinh, việc duyệt thành phần tham dự Lễ tế Nam Giao, sự kiện tiễn Khâm sứ đại thần Châtel về Pháp. .. cho tới những việc nhỏ như các thôn dâng tập điều trần, việc thăng thưởng nhân dịp năm mới, xin bổ chức Thủ hộ Phó sứ, xin thăng chức cho quan viên, thay Công sứ ở Đà Nẵng vv… lập luận, ngôn ngữ của những bản trình tấu bằng Hán văn từng qua tay những viên quan văn rất thạo ngữ nghĩa.
Vua Bảo Đại quyết định thoái vị, trở thành vị vua cuối cùng của triều Nguyễn
Nếu không có trình độ tương ứng hoặc nếu không muốn nói là hơn thì làm sao trong những dòng ngự phê của mình, nhà vua có những lập luận sắc sảo để bắt bẻ, để phản bác? Như bản tấu của Viện Cơ mật về việc thay Công sứ Đà Nẵng, vua Bảo Đại đã có lời ngự phê gay gắt:
“Căn cứ bản sao dâng lên… thì việc đã để chậm trễ hai tháng. Chậm trễ lười nhác là thế, há cứ để yên? Trẫm rất không bằng lòng! Nếu mọi việc công cứ loanh quanh như thế thì chính thể Nam Triều sẽ ra sao?”.
(Nguyên văn chữ Hán có đoạn: Trẫm thậm bất bình. Nhược chư công vụ như thử nhân tuần cô tức Nam triều chính thể vị hà?)
Trước nay đã xôm tụ, đã cố hữu những sách vở cùng thông tin về một ông hoàng Bảo Đại với những cuộc tuần du đậm đặc thú ăn chơi khác người. Nhưng ngó qua trình độ Hán văn và những lập luận nhận xét đánh giá, qua những lời ngự phê, thấy dường như có một cựu hoàng Bảo Đại khang khác?
Tôi may mắn được thưởng lãm hai bản tấu chương bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ cùng những lời ngự phê. Nó phần nào toát yếu lên một vị vua không quan liêu. Như bản chữ Pháp của Chánh ngự tiền văn phòng về việc nhập quốc tịch Pháp của công dân Nguyễn Văn Chiêu nào đó.
Bản tấu, ghi “Theo quy định Sắc lệnh ngày 23.7.1937 người Đông Dương được người Pháp bảo hộ thì được nhập quốc tịch Pháp nếu được hoàng đế chuẩn y. Vậy kính xin Hoàng đế tài định. Nay kính tâu!”
Hóa ra vụ việc này sau khi nhận bản tấu, hoàng thượng đã cho điều tra kỹ. Sắc lệnh ấy không thể áp dụng chung chung! Dòng châu phê bằng tiếng Pháp của Bảo Đại như sau:
“ Nous décidons de rejeter la demande changement de nationaleté de NguyenVănChieu” (Bác đơn xin đổi quốc tịch của Nguyễn Văn Chiêu)
Bản tấu chương duy nhất bằng chữ quốc ngữ, có lẽ bản tấu và ngự phê cuối cùng (ngày 1.8.1945) tâu trình việc sử dụng tư thất của cựu Giám đốc Canh nông người Pháp để làm phòng giấy cho Nha Canh nông. Lời ngự phê cũng cụ thể, biểu hiện sự thông tỏ:
“Chuẩn tạm y cho để kịp mở trường nhưng Bộ Kinh tế nên trù liệu đưa Sở Thú y và Canh nông ra ngoài thành”.
Cụ Hồ cho người tìm
Như sử đã chép, trong thời gian làm cố vấn cho cụ Hồ, ngày 16.3.1946, cố vấn Vĩnh Thụy được cử tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh đi công cán.
Nhưng sau đó ông đã tách khỏi đoàn để tới Côn Minh rồi Hồng Kông. Tại Hồng Kông, ông đã thường lui tới các sòng bạc và sàn nhảy. Bảo Đại đã nhiều lần khiến các sòng bạc phải kinh ngạc vì những khoản tiền cược rất lớn trong các ván bạc.
Cụ Hồ và cố vấn Bảo Đại (bên phải ảnh) năm 1945.
Dù biết các việc này nhưng Cụ Hồ vẫn nhẫn như không. Đầu tháng 12.1946, Cụ Hồ còn cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền và vàng qua Hồng Kông cho cố vấn Vĩnh Thụy chi tiêu. Kèm một bức thư.
“Ngài chớ quên rằng Ngài là đại diện cho nước Việt Nam và lịch sử Việt Nam. Ngài phải làm thế nào để đời sống của Ngài xứng đáng với cái tên mà Ngài đang mang, xứng đáng với Tổ quốc chung, với nền độc lập của chúng ta đến nay mới giành lại được”, thư viết.
Sau đó, Cụ Hồ lại trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài.
“Nhiều thành viên trong Chính phủ và bản thân tôi, tất cả đều là bạn của ông cố vấn Vĩnh Thụy, chúng tôi rất mong muốn gặp lại ông cố vấn và cầu mong ông cố vấn sớm trở về để cùng nhau lo việc nước. Nhưng cố vấn Vĩnh Thụy hiện nay (7.1947-XB) không thể rời Hồng Kông được. Chúng tôi xa mặt chứ không cách lòng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thành của cố vấn Vĩnh Thụy hiện đang ở nước ngoài nhưng vẫn tiếp tục làm việc cho Chính phủ quốc gia mà cố vấn vẫn là thành viên”. (Trích lại của Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940-1952, Eïdition du Seuil, 1952, p.402).
***
Mạn khuất chỗ con hồ Ba Mẫu gần lối công viên Thống Nhất có một căn hộ xây cất giản dị. Đã bao lần ghé căn hộ ấy, chẳng hay người khác thế nào nhưng tôi đã phải ngập ngừng, rón rén.
Bởi đấy như là một góc của sử, một chứng nhân hiếm hoi (mà may mắn còn sống) của sử!
Chủ nhân căn hộ tuổi đã ngoại cửu tuần, cụ Bùi Nghĩa, người con út của cụ Bùi Bằng Đoàn.
Khó mà dứt mỗi khi được ngồi chuyện với cụ. Cứ như một cuốn sử dày dặn đã bện quện chằng chịt bao nhiêu là sự kiện? Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Bùi Bằng Đoàn – vị Thượng thư triều Nguyễn ra gánh việc nước. Lần mời thứ ba, cụ Bùi đã nhận lời.
Anh con trai út Bùi Nghĩa được cụ Đoàn cho theo hầu trong những ngày trên chiến khu Việt Bắc. Bùi Nghĩa được giao việc làm thư ký cho cha, Chủ tịch Quốc hội và cụ Tôn Đức Thắng – Phó cho cụ Bùi.
Khó hình dung chàng trai Bùi Nghĩa từng là sĩ quan pháo binh. Rồi theo nguyện vọng cụ Bùi, Bùi Nghĩa được chuyển sang dân sự đi học Trưởng Y Việt Bắc và sau này chững chạc vị thế cán bộ Y đầu ngành ở Bệnh viện Ung bướu Quốc gia cho mãi đến lúc hưu.
Cụ Bùi Nghĩa (bên phải) và tác giả Xuân Ba (năm 2019)
Nhiều lần tôi nghĩ lẩn thẩn cùng tiêng tiếc, giá như cụ Bùi Nghĩa viết hồi ký nhỉ? Hồi ký, tại sao không? Là những dòng hồi ức của cậu con út Bùi Nghĩa dĩnh ngộ, mau mắn, thông minh từng được theo cha mình Bùi Bằng Đoàn, khi đóng chức Án sát Bắc Ninh, khi Tuần phủ Cao Bằng, Ninh Bình…
Tuổi hoa niên được cha cho đi học tại những vùng trị nhậm ấy. Lại được cho hầu trà tại nhiều cuộc thù tiếp. 12 năm ở Huế được ăn ở, học hành với cha là Thượng thư Bộ Hình là thành viên Cơ Mật viện. Lại được hầu cha những năm tháng khi cụ Bùi là Cố vấn của Cụ Hồ kiêm Trưởng Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi từng là Thư ký là giúp việc cho cha là Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội Tôn Đức Thắng v.v…
Thử trích cái đoạn chuyện cụ Nghĩa mà có lẽ sử chưa kịp chép. Đó là một đêm xuân năm 1945, kinh thành Huế lúc chộn rộn, khi tĩnh lặng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp. Người bên nội thị kinh thành Huế đưa sang tư gia Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn một chiếu thư của vua Bảo Đại. Bức chiếu ấy đặt hờ hững trên án thư nên cậu con trai Bùi Nghĩa mau chóng biết được nội dung: “Buổi chầu ngày mai chỉ có khanh và Trẫm…”
Tầm bảy rưỡi, cụ Bùi sai con trai Bùi Nghĩa cắp tráp theo. Đôi khi cụ vẫn cho cậu con trai út cái đặc ân theo hầu cụ dự những buổi chầu.
Vua Bảo Đại đang ngự trên ngai thân xuống cầm lấy tay viên đại thần Cơ Mật viện kiêm Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn. Buổi ấy tha thẩn trên nền điện rộng thênh là hoàng tử Bảo Long hơn Bùi Nghĩa 2 tuổi. Vua Bảo Đại khoát tay nói hai đứa ra ngoài chơi…
Mãi sau này Bùi Nghĩa mới biết bữa ấy đã diễn ra một sự kiện lịch sử của nước Nam. Triều đình Huế ra Lời tuyên bố Việt Nam độc lập và tờ phiếu xin từ chức của toàn thể Cơ Mật viện.
Sau này, vua Bảo Đại đã trở thành ông cố vấn Vĩnh Thụy. Một bữa ở Phủ Chủ tịch, ngài Bảo Đại đã cao hứng kể lại chuyện này cho cụ Hồ và chỉ về phía vị cố vấn Bùi Bằng Đoàn rằng, có vị này làm bằng.
Bùi Nghĩa khi ấy đương có mặt chứng kiến cảnh Cụ Hồ vẫy cụ Bùi và Cố vấn Vĩnh Thụy lại. Rồi cụ Hồ ngồi giữa, hai người ngồi hai bên. Hai tay Cụ Hồ giơ ra nắm lấy tay hai người.
Nếu có cuốn hồi ký, thì thể nào cũng có một khúc nhôi hấp dẫn.
Tiếc sử cũng chưa kịp làm cái việc ấy…
Sau Tết Sửu năm 1947, ở ATK Việt Bắc, Cụ Hồ thân đến gặp cụ Bùi (khi đó cụ Bùi vẫn khỏe, chưa bị bạo bệnh), Cụ Hồ đã ngỏ với cụ Bùi một việc cơ mật. Qua BS Phạm Ngọc Thạch, cụ Hồ biết cố vấn Vĩnh Thụy rất muốn gặp riêng cụ Bùi. Ông cố vấn Vĩnh Thụy muốn chuyện trò với cụ Bùi. Và chỉ có cụ Bùi mới góp phần quyết việc ông cố vấn có về lại Việt Nam hay không.
Anh con trai út Bùi Nghĩa khi ấy không biết được hai cụ đã trao đổi những gì. Nhưng cụ Bùi chỉ vắn tắt với con trai là có chuyến công tác sang tận Hồng Công. Sau đó cụ mới ngỏ hết là cái việc phải đi đón ông cố vấn Vĩnh Thụy về.
Chuyện biên ra thì dài. Có lẽ xin khất bạn đọc vào một dịp thích hợp. Nhưng vắn tắt là hai ông con, cụ Bùi Bằng Đoàn và Bùi Nghĩa, từ ATK Việt Bắc đã mất rất nhiều công sức để đến được đất Trung Hoa. Nhưng nhân mối cùng lộ trình đã bị lỡ dở bởi sự thám thính bủa vây cùng phá hoại của quân Tưởng Giới Thạch. Nhận được tin báo, thấy nguy hiểm, từ ATK chiến khu, Cụ Hồ nhắn hai ông con trở về Việt Bắc./.
Có một số thói quen ai cũng tưởng chừng vô hại, nhưng không ngờ chính nó lại là tác nhân khiến bạn đau dạ dày mãi không thôi.
Để có một sức khỏe tốt, ngoài việc sở hữu chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn cũng cần phải lưu ý đến những hoạt động sau bữa ăn. Bạn cần tuyệt đối tránh xa những việc này nếu không muốn đau dạ dày hay mắc nhiều bệnh đường ruột hiểm nghèo.
Vận động mạnh
Nhiều người cho rằng, tập thể dục hay vận động mạnh ngay sau khi ăn là tốt và giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm cực kì lớn của chúng ta.
Khi vận động mạnh hay tập thể dục, lượng máu trong cơ thể đang tập trung cho việc điều khiển các cơ quan tiêu hóa làm việc sẽ lập tức chuyển hết đến các cơ bắp để đảm bảo lượng oxi đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Chính việc này làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, khiến quá trình bị giảm, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch và hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, nó còn gây nên các triệu chứng buồn nôn, tăng nguy cơ chấn thương, co giật, đau bụng.
Uống đồ lạnh ngay sau bữa ăn
Mùa hè trời nóng bức, hầu như ai cũng muốn uống ngay một cốc nước ướp lạnh sau khi ăn để giải nhiệt. Tuy nhiên, uống đồ lạnh sau bữa ăn có thể làm các mạch máu dạ dày co lại, ức chế sự tiết dịch của tuyến tiêu hóa. Từ đó sẽ khiến dạ dày hoạt động kém và mắc phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hay đau dạ dày.
Vậy nên dù có khát nước thế nào đi nữa thì cũng không nên uống đồ lạnh ngay sau bữa ăn, hãy tập dần thói quen uống nước sôi để nguội. Nếu muốn dùng đồ lạnh, hãy để dạ dày nghỉ ngơi từ 30 phút – 1 tiếng để thức ăn tiêu hóa bớt rồi hẵng uống.
Đi đại tiện ngay sau khi ăn
Sau khi dùng bữa xong, máu trong cơ thể sẽ tập trung vào đường tiêu hóa để hỗ trợ xử lý thức ăn. Thế nên nếu đi đại tiện lúc này sẽ làm áp lực trong khoang ngực tăng lên do rặn mạnh, khiến tim không thể vận chuyển máu và làm tụt huyết áp.
Ngoài ra, việc này còn gây đau dạ dày do toàn bộ máu đã dồn xuống dưới cơ thể và làm tăng áp lực dạ dày trầm trọng. Vậy nên hãy cố gắng tập thói quen đi đại tiện trước bữa ăn.
Hút thuốc lá ngay sau khi ăn
Đa phần cánh đàn ông đều hút thuốc ngay sau khi ăn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Vì nó làm tăng gấp đôi tác hại của nicotin đối với sức khỏe, lúc này máu đan hoạt động cực nhanh để hấp thu chất dinh dưỡng nên các chất độc sẽ xâm nhập vào máu nhanh hơn và gấp nhiều lần hơn.
Nó còn làm hạn chế hấp thu các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin B, C…
Nếu muốn hút thuốc có thể đợi ít nhất 1 giờ cho thức ăn được tiêu hóa.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Dù ai cũng nghĩ ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là việc bình thường, nhưng thực tế nó lại gây hại cho dạ dày hơn bạn tưởng. Cụ thể, trái cây chứa rất nhiều đường như glucose hay fructose không cần tiêu hóa qua dạ dày mà đi thẳng vào ruột non.
Nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn, tinh bột cùng protein trong thức ăn sẽ cản trở lượng đường đó đi vào ruột non. Để rồi các chất đó sẽ tồn đọng lại và tương tác với axit dạ dày, gây ra đầy bụng và đau dạ dày mãn tính. Vậy nên tốt nhất là sau khi ăn 1 tiếng rồi hẵng ăn hoa quả bạn nhé.
Đi ngủ ngay lập tức
Ai cũng tin rằng nằm nghỉ ngơi sau khi ăn là cách tốt nhất để bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nếu ngồi hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, việc tiết dịch tiêu hóa sẽ bị giảm và khiến tốc độ tiêu hóa bị chậm lại. Thức ăn vì thế mà không thể được hấp thu đầy đủ, gây thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, việc ngủ ngay sau khi ăn sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và dễ mắc phải các triệu chứng như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, buồn nôn, mệt mỏi… Thế nên sau khi ăn, bạn hãy ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc đi bộ nhẹ vài vòng để thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn.
Đi tắm
Khi tắm, do sự kích thích của nước ấm, các mạch máu ở tay, chân và toàn cơ thể sẽ giãn ra khiến máu lưu thông nhiều hơn trên bề mặt cơ thể. Nếu tắm ngay sau khi ăn, máu sẽ không đủ cung cấp cho đường tiêu hóa, làm dịch tiêu hóa bị giảm và khiến bạn mắc nhiều vấn đề về dạ dày.
Nếu không bỏ ngay thói quen tắm rửa sau khi ăn thì đường tiêu hóa sẽ ngày một kém dần đi. Không những thế, việc này còn khiến máu cung cấp đến tim không đủ và gây nên nhiều bệnh tim mạch đáng sợ. Tốt nhất là sau ăn 1 tiếng rồi tắm cho an toàn.
Uống trà
Chúng ta thường có quan niệm rằng uống một ly trà nóng ngay sau khi ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu hơn. Nhưng trên thực tế điều này là ngược lại.
Những nghiên cứu cho thấy chất polyphenol và tannin trong trà gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất sắt. Đồng thời các chất này khi kết hợp với protein, vitamin B1, sắt hình thành những chất khó hấp thụ.
Ngoài ra, tannin và theocin trong trà còn có tác dụng ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, không tốt cho tiêu hóa, càng khiến thức ăn khó hấp thụ thêm.
Chỉ cần sau khi ăn khoảng 1 tiếng là bạn đã có thể uống trà được.
Uống nhiều nước
Khi thức ăn vào bụng, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa, nếu bạn uống nhiều nước sẽ khiến lượng axit bị pha loãng, thức ăn không được tiêu hóa triệt để gây triệu chứng đầy hơi, sình bụng, ợ nóng.
Ngoài ra, sau khi ăn no mà uống nhiều nước khiến dạ dày nặng nề hơn, cơ thể uể oải, mệt mỏi, gây táo bón. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày.
Bạn chỉ nên uống một ít để tráng miệng và có chút nước cho dễ tiêu.
Nhà bình luận cấp cao ở Hồng Kông Trình Tường nói rằng xã hội phương Tây tin rằng ông Gorbachev đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử nhân loại – làm tan rã Liên Xô. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại rất thờ ơ trước sự qua đời của ông ấy. Điều này phản ánh các giá trị khác nhau giữa ĐCSTQ và một xã hội tự do.
Nhà bình luận Trình Tường tin rằng ông Tập Cận Bình coi sự tan rã của Liên Xô là một bài học tiêu cực và làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự tan rã của ĐCSTQ. (Ảnh: Chụp màn hình video) Đặc biệt là về vấn đề Liên Xô tan rã, ông Tập Cận Bình không nhìn sự việc theo hướng tích cực, mà coi đó là một bài học tiêu cực, và làm mọi cách để ngăn chặn sự tan rã của ĐCSTQ.
Ông Trình Tường nói rằng sau khi biết tin ông Gorbachev qua đời, các chính trị gia trên khắp thế giới đã ngay lập tức gửi lời chia buồn.
Nhưng 4:00 chiều ngày hôm đó, ĐCSTQ mới phản hồi dưới dạng “Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên”, nhưng “không đề cập đến đóng góp của ông Gorbachev trong việc chấm dứt chế độ Cộng sản ở Liên Xô.” Có thể thấy, ĐCSTQ có cái nhìn tiêu cực về ông Gorbachev, “khi cả thế giới ca ngợi ông ấy, ĐCSTQ lại chỉ muốn hạ thấp ông ấy”.
Ông Trình Tường tiếp tục, điều đáng tiếc là ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCSTQ, không tán đồng với Gorbachev, và cho rằng việc ông ấy dễ dàng làm tan rã một chế độ khổng lồ như vậy thật quá đáng tiếc.
Ngay từ tháng 12/2012, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du phía Nam đầu tiên sau khi trở thành Tổng bí thư và có bài phát biểu về “chuyến công du phía Nam mới”. Nhà bình luận Trình Tường chỉ ra rằng vào thời điểm đó, thế giới bên ngoài kỳ vọng rằng ông Tập sẽ đi theo ông Đặng Tiểu Bình và tiếp tục con đường cải cách mở cửa. Không ngờ khi ở Thâm Quyến, ông Tập lại than thở rằng Đảng Cộng sản Liên Xô lớn như vậy, nói tan rã là tan rã ngay được. Sau đó, ông Tập còn nói một câu rằng Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể, nhưng không một người đàn ông nào đứng ra ngăn cản điều này.
Dưới đây là một đoạn trích trong “Bài phát biểu về chuyến công du phương Nam mới” của ông Tập Cận Bình năm 2012:
“Vì sao Liên Xô tan rã? Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một nguyên nhân quan trọng là lý tưởng và niềm tin đã bị lung lay. Cuối cùng ‘người đứng đầu thành trì này đã đổi cờ thay vua’ chỉ trong một đêm.
Một bài học rất sâu sắc! Hoàn toàn phủ nhận lịch sử của Liên Xô, lịch sử của Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ nhận Lenin, phủ nhận Stalin và phủ nhận hết thảy, để tham gia vào chủ nghĩa hư vô lịch sử, tư tưởng hỗn loạn, tổ chức đảng các cấp hầu như không có tác dụng gì.
Tại sao chúng ta phải kiên quyết tuân theo sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội? Đó là bài học rút ra từ sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Quân đội Liên Xô đã bị phi chính trị hóa, phi đảng hóa và quốc hữu hóa, và bị tước bỏ vũ khí. Một số người vẫn muốn ra mặt cứu Liên bang Xô Viết và đưa Gorbachev lên, nhưng họ đã bị lật đổ trong vòng vài ngày, vì công cụ của chế độ độc tài không nằm trong tay họ.
Yeltsin (Tổng thống đầu tiên của Nga) đứng trên xe tăng và phát biểu. Quân đội hoàn toàn thờ ơ vì giữ ‘trung lập’. Cuối cùng, Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô, một đảng lớn như vậy đã không còn.”
Ông Trình Tường nói rằng đã bị sốc khi nghe “Bài phát biểu về chuyến công du mới về phía Nam” của ông Tập Cận Bình.
“Nhìn chung, thế giới bên ngoài đều kỳ vọng ông Tập Cận Bình sẽ là một nhà lãnh đạo khai sáng, giống như cha của ông ấy là ông Tập Trọng Huân. Ông Tập Cận Bình có thể ngồi vào vị trí Tổng bí thư một phần là do cha của ông – ông Tập Trọng Huân rất được kính trọng trong nội bộ đảng… Hổ phụ sinh hổ tử, người cha khai sáng, thì con trai cũng sẽ khai sáng. Đây là nhận thức của quần chúng lúc bấy giờ.”
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình lại bày tỏ tiếc nuối trước sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua “Bài phát biểu về chuyến du lịch phương Nam mới”. Ông còn than thở, vào thời điểm quan trọng khi Liên Xô sụp đổ, “lại không có một người đàn ông nào đứng ra chiến đấu.” Ngay khi đó, ông Trình Tường nói rằng ông đã đưa ra phán đoán: “Tập Cận Bình sẽ không đi theo đường lối cải cách và mở cửa.”
Nhà bình luận Trình Tường tiếp tục nói, ông Tập Cận Bình không hài lòng với việc Gorbachev giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô, và tin rằng sự sụp đổ này là điều rất đáng tiếc.
Ngoài ra, ông Tập còn hạ quyết tâm muốn làm “người đàn ông của ĐCSTQ”, và lên kế hoạch ràng buộc vận mệnh của mình với đảng, nỗ lực hết mình bảo vệ ĐCSTQ. Tiếp đó, tất cả những biện pháp mà ông Tập thực hiện đều là để ngăn cản ĐCSTQ đi theo con đường giải thể của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Ông Trình Tường chỉ ra rằng ĐCSTQ đã thực hiện rất nhiều công việc nghiên cứu về sự tan rã của Liên Xô, nhưng mục đích lại là làm thế nào để ngăn chặn sự tan rã của ĐCSTQ, và duy trì “chế độ độc đảng” trong một thời gian dài.
Ví dụ, khi ông Gorbachev cho phép các học giả nghiên cứu lịch sử, điều này tương đương với việc nới lỏng việc kiểm soát tư tưởng. Do đó, nhiều học giả bắt đầu khai quật lịch sử chân thực.
Người ta phát hiện ra rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đã nói dối và che giấu sự thật về nhiều vấn đề. “Khi sự thật được tiết lộ, nó đã gây ra một cú sốc lớn đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản Liên Xô. Người dân Liên Xô bắt đầu chán ghét chế độ Đảng Cộng sản Liên Xô. ĐCSTQ đã tiếp thu bài học này và ngăn cản các học giả nghiên cứu những sai lầm của ĐCSTQ”, ông nói.
Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, ông Trương Tuyết Trung (Zhang Xuezhong), một giáo viên tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Hoa, từng đưa ra “7 điều không nói”, gồm “không nói về những sai lầm lịch sử của ĐCSTQ.”
Ông Trình Tường tin rằng: “không nói về những sai lầm lịch sử của ĐCSTQ” là điều phù hợp với hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Để duy trì sự cai trị của mình, ĐCSTQ sẽ không “phủ nhận hoàn toàn” các nhà lãnh đạo trong quá khứ. Như Đặng Tiểu Bình cũng từng mô tả Mao Trạch Đông là “7 phần công lao, 3 phần sai sót”, nhằm duy trì quyền lực chính trị. Nếu không người dân sẽ nghi ngờ về tính hợp pháp về sự cai trị của ĐCSTQ. Ngoài ra, ĐCSTQ tin rằng một “sai lầm” khác của ông Gorbachev là quốc hữu hóa quân đội. Nhà bình luận nói rằng quân đội được duy trì bằng công quỹ và tiền mồ hôi nước mắt của người dân, và đảng chính trị không có tiền để nuôi quân đội.
Ở tất cả các nước phương Tây, quân đội phục vụ đất nước và nhân dân. Nhưng “trong mắt ĐCSTQ, điều này tương đương với việc giải giáp đảng (tước bỏ vũ khí)”, “quân đội phải trở thành tư hữu của một đảng và là đội quân bảo vệ đảng.”
Ông Trình Tường kết luận rằng nhiều cải cách của ông Gorbachev là “điều tốt” trong mắt phương Tây, nhưng tất cả đều là “điều xấu” trong mắt ông Tập.
“Cách hiểu của ông Tập Cận Bình về sự tan rã của Liên Xô hoàn toàn khác với phương Tây.” “Khi ông ấy muốn trở thành ‘người đàn ông của ĐCSTQ’, biện pháp nhất định là phải kiểm soát quân đội và kiểm soát tư tưởng.”
10 năm trước, nhiều người mong đợi ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục theo đuổi cải cách và mở cửa, dần dần tích hợp các giá trị phổ quát của phương Tây như nhân quyền, tự do và pháp quyền vào xã hội Trung Quốc, thậm chí cuối cùng sẽ giải thể ĐCSTQ.
Ông Trình Tường cho rằng tất cả những chính sách mà Tập Cận Bình đưa ra trong những năm gần đây, đều là chống tư bản, phản thị trường và khôi phục danh tiếng cho Cách mạng Văn hóa, quay lại con đường cũ thời Mao Trạch Đông, với mục đích duy trì chế độ ĐCSTQ.
Lý Hoài Quất / Vision Times (Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của nhà bình luận Trình Tường.)
Thời điểm quan trọng nhất trong những năm 1980 là khi Mỹ và Liên Xô cuối cùng đạt được đàm phán để hạn chế vũ khí hạt nhân. Khi đó, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev đã hóa giải ngọn lửa của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa hủy diệt nhân loại.
Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào ngày 8/12/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn của Mỹ và Liên Xô. (Nguồn: Getty Images).
Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga ra thông cáo cho biết, do “bệnh tật kéo dài” khiến nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ là ông Gorbachev đã qua đời vào tối 30/8, hưởng thọ 91 tuổi.
Trong thời kỳ cầm quyền, ông Gorbachev đã kết thúc Chiến tranh Lạnh khi kiên quyết không sử dụng vũ lực nhằm tránh đổ máu, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Xô Viết, mở ra một kỷ nguyên mới của tự do toàn cầu.
Trong nhiệm kỳ của Gorbachev, ông đã thúc đẩy “chính sách mở cửa” cùng cải cách chính trị và tái thiết kinh tế. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn sau nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản hoành hành ở Liên Xô, khiến cho công cuộc cải cách và mở cửa về cơ bản như “đóng băng”. Mặc dù thắng cử vào tháng 3/1990 và trở thành Tổng thống Liên Xô đầu tiên (cũng là cuối cùng) đồng thời đoạt giải Nobel Hòa bình cùng năm đó, nhưng ngày 25/12/1991 ông Gorbachev đã buồn bã tuyên bố từ chức. Vào đêm trước khi quyết định từ chức, ông đã nghe bản giao hưởng số 5 của Mahler tại nhà với người vợ Raisa và đưa ra quyết định trong bầu không khí điệu nhạc u buồn.
Gorbachev là một người theo “chủ nghĩa lý tưởng”, chính sách cởi mở của ông thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, theo đó mọi người dân được tự do chỉ trích chính quyền – là vấn đề trong quá khứ khó tưởng tượng được. Công lao của ông là cổ vũ đấu tranh giành độc lập cho những người theo chủ nghĩa dân tộc ở vùng Baltic gồm các quốc gia hàng hải như Latvia, Lithuania, Estonia… Những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ này đã truyền cảm hứng cho 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô giành quyền tự trị dẫn đến chỉ trong vòng 2 năm, Liên bang Xô Viết tan rã. Chứng kiến xu thế sụp đổ của Liên bang Xô Viết, ông Gorbachev đã chọn không đàn áp bằng vũ lực. Đây là quyết sách chính trị mang tính nhân đạo cao độ, cũng là vầng hào quang của tình nhân ái trong cuối thế kỷ trước.
Tình trạng rối ren do cải cách của ông Gorbachev, bắt nguồn từ sụt giảm mạnh về mức sống sau cải cách, là cái giá đau đớn không thể tránh khỏi phải trả cho quá trình dân chủ hóa. Sau khi đến thăm ông Gorbachev trong bệnh viện vào ngày 30/6, nhà kinh tế Liên Xô cũ theo chủ trương tự do là Ruslan Grinberg đã thẳng thắn chia sẻ với kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga: “Ông ấy đã cho tất cả chúng ta bầu không khí tự do [chính trị], nhưng chúng ta không biết phải làm gì” – đúng là “một chú thích bất lực” của lịch sử.
Trong thời kỳ cầm quyền, ông Gorbachev đã đạt được thỏa thuận với Mỹ để cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, đồng thời hợp tác với thế giới phương Tây để phá bỏ “Bức tường Berlin” kể từ Đệ nhị Thế chiến và thúc đẩy việc thống nhất nước Đức. Một nhân vật lớn của thời đại như vậy có thể được gọi là anh hùng. Lòng dũng cảm và trí tuệ của ông đi cùng lựa chọn phi thường của ông đã thay đổi lịch sử thế giới với những tác động sâu rộng và đáng nhớ.
Nhưng thời đại lớn không chỉ sản sinh anh hùng mà còn xuất hiện những gian hùng với khả năng hô mưa gọi gió tương đương. Họ cũng gây ra biến động lớn trên thế giới nhưng dĩ nhiên chiều hướng nghiêng về tà ác.
Trình Tường: Tất cả những gì ông Tập làm là để ngăn ĐCSTQ tan rã như Liên Xô Theo Đài VOA Mỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (99 tuổi) cho biết địa chính trị ngày nay cần “sự linh hoạt của Nixonian” (Nixonian flexibility) để giúp xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng xung đột giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Loại quan điểm này chú trọng phi nguyên tắc, thậm chí không cần đạo đức, chú trọng việc lấy tiền làm nguyên tắc giải quyết là “lẽ đương nhiên”.
Tại Bắc Kinh ngày 22/11/2019, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Mới. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video CGTN) Ông Kissinger chỉ trích Tổng thống Biden cần cảnh giác khi để chính trị trong nước can thiệp vào “tầm quan trọng về lâu dài của Trung Quốc”. Thế nhưng, để cho một chế độ tà ác “vĩnh viễn tồn tại” là “để cho ma quỷ lên tiếng thay người”, ấy vậy mà còn có những kẻ như ông Kissinger, không những không dám mạnh mẽ lên tiếng thẳng vào vấn đề, còn tiếp tay truyền bá cho tiếng nói ma quỷ. Xem chừng truyền thông Mỹ cũng bị “virus Trung Cộng” xâm nhập nghiêm trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 19/7, ông Kissinger nói: “Quan điểm về Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Biden và nhiều khóa trước đã bị ảnh hưởng quá nhiều từ trong nước”. Ông cho rằng “Ngăn chặn bá quyền Trung Quốc hoặc bất cứ nước nào khác như vậy là rất hệ trọng, nhưng không thể thực hiện được bằng những cuộc đối đầu bất tận”. Thật là vớ vẩn!
Trước đây, ông Kissinger đã nói rằng mối quan hệ ngày càng thù địch giữa Mỹ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể gây ra “thảm họa toàn cầu tương đương với Đệ nhất Thế chiến”. Ông ta rõ ràng còn góp lời giúp ĐCSTQ uy hiếp cộng đồng quốc tế.
Thậm chí vô số tệ nạn của ĐCSTQ trong nhiều năm qua được ông Kissinger tô điểm thành đẹp đẽ, diễn tả bạo lực của ĐCSTQ thành “bá quyền”, xem những nỗ lực của Mỹ vì công lý thế giới thành “sai lầm về chính sách”, chỉ trích tổng thống sau khi nhậm chức đã không gặp ông tại Nhà Trắng và làm theo chỉ dẫn của ông ta. Thật không biết xấu hổ!
So với các nhân vật chính trị nổi lên cùng thời, ông Gorbachev cho thấy phẩm chất của người quân tử. Trái lại, ông Kissinger hiện thân là tiểu nhân chuyên giúp kẻ khác gieo rắc “quốc nạn”. Trong nhiều năm, ông ta đã thảo luận về sự cần thiết phải hỗ trợ Trung Quốc phát triển kinh tế, để thúc đẩy Trung Quốc tiến tới dân chủ. Bây giờ điều đó có vẻ là trò lừa đảo, nhưng ông ấy vẫn không ngừng ba hoa xảo biện đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm.
Viện sĩ Cyrus Chu (Chu Kính Nhất, Zhu Jingyi) của Viện hàn lâm Sinica Đài Loan gần đây đã bình luận trên Facebook rằng: “Lập luận của ông Kissinger đã được đưa ra gần 50 năm. Sự thật đã chứng minh rằng ĐCSTQ không những không hướng tới dân chủ mà còn trở nên độc tài hơn. Lúc này mà ông Kissinger còn dùng lời xảo biện vô nghĩa, tiếp tục vận động hành lang, tiếp tục kiếm tiền, tiếp tục làm ngơ trước thực tế mất dân chủ và tự do của người dân Tân Cương và Hồng Kông, tiếp tục vào vai doanh nhân hàng đầu thô bỉ. Nhiều thập kỷ qua, ông ta đã khám phá tầng hầm của tầng địa ngục thứ 18, hy vọng rằng ông ta có thể trải nghiệm giai đoạn tiếp theo của đời ông mình ở đúng nơi đó. Rác rưởi luôn cần có nơi thuộc về nó”. Đúng là “nhát chém” xác thực sưởi ấm lòng người thiện lương!
Thấy người hiền minh rời xa, người lành không thể an vui, chỉ có kẻ tà ác là thích thú… Gorbachev trở thành hình mẫu của cái thiện, trong khi Kissinger là hình mẫu của cái ác cần cảnh giác. Ranh giới giữa thiện và ác nhiều khi chỉ nằm ở cách suy nghĩ.
Dương Hiến Hồng/ Trí thức VN
(Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của cá nhân tác giả, được Taiwan People News ủy quyền cho Vision Times đăng lại.)