Bạn có biết nếu chỉ có một nửa đồng USD, bạn sẽ đổi được một đồng tiền mới nguyên vẹn.
Là đồng tiền quyền lực và cũng là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới, chỉ một thay đổi nhỏ từ đồng tiền này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bức tranh kinh tế toàn cầu. Mới đây việc FED dự định tăng lãi suất USD đã khiến cho nhiều nền kinh tế “toát mồ hôi” nhưng rất may cuối cùng FED đã hoãn quyết định của mình.
Đồng 10.000 USD là đồng tiền có mệnh giá cao nhất được chính phủ liên bang vận hành trong hệ thống tiền tệ quốc gia.
Tiền xu được chính phủ liên bang giới thiệu lần đầu tiên sau nội chiến bùng nổ với mệnh giá 3, 5, 10, 15, 25 và 50 cents.
Số lượng đồng tiền 1 USD được in chiếm khoảng 45% số lượng in tiền quốc gia.
Đồng 25 xu có tới 119 đường khía ở rìa cạnh.
Dòng chữ latin dưới kim tự tháp trên tờ 1 USD có nghĩa là “quy luật của thời đại mới”.
90% tiền giấy USD bị tẩm chất cocain.
Một chồng tiền giấy cao khoảng một dặm có giá trị tương đương khoảng 14,5 USD.
Tất cả các tờ tiền giấy đều được chế tạo từ chất liệu tổng hợp của cotton và lanh.
Tuổi thọ của đồng 10 USD khoảng 3,6 năm.
Tiền đô la giả thường được phát hiện do chúng thậm chí còn được in đẹp hơn cả tiền thật.
Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu văn học mới phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả. Tuy vậy trong làng văn học Anh vẫn có những bí ẩn về cuộc đời của các nhà văn nổi tiếng mà đến nay vẫn chưa ai tìm ra được chân tướng sự việc.
Agatha Christie và vụ mất tích bí ẩn
“Bà hoàng truyện trinh thám” Agatha Christie đã ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay. Theo thống kê của UNESCO, bà là tiểu thuyết gia được dịch nhiều nhất trong lịch sử. Những nhân vật của Agatha Christie như thám tử Hercule Poirot và bà Marple đã trở nên quen thuộc với người yêu văn học toàn cầu. Nhiều người, tuy vậy, không biết bản thân cuộc đời của nhà văn cũng đầy những điều lý thú. Từ tuổi thơ “trôi dạt” giữa Anh và châu Phi, đến những năm tháng dành cho việc khai quật khảo cổ ở Ai Cập cùng chồng, “chuyện đời” của Agatha Christie cũng đầy màu sắc như những tác phẩm của bà vậy.
Ảnh chụp số báo đăng tin tìm kiếm Agatha Christie.
Bí ẩn lớn nhất về Agatha Christie có lẽ là việc bà mất tích 11 ngày. Vào đêm ngày 3/12/1926, sau khi dỗ con gái Rosalind đi ngủ, nhà văn lên ô tô lái đi đâu không ai biết. Phải đến buổi trưa ngày hôm sau Cảnh sát hạt Surrey mới tìm thấy chiếc Morris Cowley của bà nằm trong bụi rậm. Cảnh sát kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn là tài xế xe mất lái. Vấn đề là không ai tìm thấy Agatha Christie đâu.
Không những nước Anh mà cả nước Mỹ bên kia bờ Đại Tây Dương cũng được phen phát hoảng. Các tờ báo lớn đều đăng tin bà mất tích trên trang đầu, còn trang hai để đồn đoán vì sao bà lại lái xe một mình trong đêm. Người ta đoán già đoán non rằng Agatha Christie vì chồng mà nảy ra ý nghĩ dại dột. Chồng bà là Đại úy Archie Christie trước đó đã xảy ra xung đột với vợ. Ông Archie phải lòng một người phụ nữ trẻ nên đã viết đơn ly dị đưa cho Agatha Christie. Vụ mất tích xảy ra khi Archie đi du lịch cùng mấy người bạn, mà thực chất là tìm cách tránh mặt vợ.
Tất cả những lời đồn đại bị dẹp sang một bên khi cảnh sát tìm thấy Agatha Christie đang trú tại một khách sạn ở Harrowgate, nơi cách nhà bà tận 296 km. Bà lấy lý do mình bị mất trí nhớ tạm thời sau vụ tai nạn để không trả lời bất kỳ câu hỏi của Cảnh sát và báo giới. Ngay người nhà của tiểu thuyết gia sau này cũng thú nhận rằng bà đến tận cuối đời vẫn không hề tiết lộ với họ điều gì.
Giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra là Agatha Christie đã phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý nên mới có những hành vi kỳ lạ. Nhưng đương thời, những nhà báo và bạn bè của nhà văn cho rằng bà muốn “dàn dựng” một scandal để làm xấu mặt chồng, nhưng lại không làm tới nơi vì bà chẳng thể ngờ rằng việc mình mất tích lại gây phản ứng dư luận dữ dội đến vậy.
Ai đã biên soạn “Beowulf”?
Sử thi “Beowulf” lâu nay vẫn được coi là hòn “đá tảng” của nền văn học Anh. Trường ca dài 3.182 dòng này kể về hành trình tiêu diệt con quái vật Grendel của người anh hùng “Beowulf”. Tác phẩm là một cái nhìn ngược thời gian về xã hội – văn hóa của các dân tộc miền Bắc Âu hồi thế kỷ thứ 7. Các nhà ngôn ngữ học cũng coi “Beowulf” là tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của tiếng Anh.
Một tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn như vậy nhưng lại chẳng ai rõ danh tính của tác giả. Ý kiến chung của giới chuyên gia cho rằng “Beowulf” vốn là sử thi truyền miệng, sau đó mới có người soạn lại thành sách. Vậy nhưng người sưu tầm và chỉnh biên “Beowulf” là ai?
Bởi vì bản thảo “Beowulf” cổ nhất (đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng quốc gia Anh) có hai nét chữ viết tay khác nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng có hai người đã tham gia vào quá trình biên soạn sử thi. Nhưng hoàn toàn có khả năng bản thảo thực chất chỉ được chép lại từ một nguồn khác. Nghề chép sách thời trung cổ thường có hai, ba người chia nhau một quyển sách ra chép để làm nhanh.
Cố đại văn hào J.R.R. Tolkein vốn là một nhà ngôn ngữ học có tiếng, đã sử dụng các kỹ thuật giám định để kiểm tra bản thảo “Beowulf”. Ông kết luận rằng hai nét chữ giống nhau hơn nhiều người tưởng và có khả năng người biên soạn viết được một phần dang dở rồi nhiều năm sau mới tiếp tục. Cứ theo lối tu từ của người soạn sách thì có thể người đó là một tu sĩ hoặc quý tộc nhỏ nói tiếng Anh (thay vì tiếng Pháp như các tầng lớp cao) ở vùng Tây Saxon. Từng ấy thông tin tuy vậy vẫn chưa đủ để tìm ra được tác giả của bộ sử thi “Beowulf”.
Bí ẩn về bản thảo “Voynich”
Sau “Beowulf”, bản thảo “Voynich” có lẽ là cuốn sách “vô chủ” nổi tiếng nhất trong văn học Anh. Ngay cả nội dung của tác phẩm cũng khiến nhiều người tranh cãi. Quyển sách chép tay dày 240 trang này chứa đựng rất nhiều hình vẽ sao trời, cây cỏ, nhân vật không có thật. Những đoạn văn trong sách được viết bằng một thứ ngôn ngữ nhân tạo chỉ mình người soạn biết. Chỉ có một số dòng chữ ngoài lề được viết bằng chữ La tinh.
Chủ sở hữu đầu tiên của bản thảo “Voynich” là nhà giả kim thuật Georg Baresch sống tại Prague (Séc) vào thế kỷ 17. Sau khi tìm thấy cuốn sách trong thư viện gia đình, nhà giả kim dành hết cuộc đời để đi tìm ý nghĩa của tác phẩm. Nhiều thế hệ các nhà sử học, ngôn ngữ học, ký tự học sau đó đã đi theo vết chân của Georg Baresch và đều thất bại. Hiện bản thảo đang được lưu giữ tại thư viện của Trường Đại học Yale (Mỹ).
Theo một nhóm chuyên gia giải mã do giáo sư William F. Friedman (Mỹ) dẫn đầu, bản thảo “Voynich” thực chất là một tài liệu mã hóa, cần có bảng mã để giải ra được. Giả thuyết này có phần đáng nghi ngờ, vì cách tu từ của thứ ngôn ngữ trong sách có phần giống với tiếng Anh trước thế kỷ 15. Cũng có lý do để tin rằng tác giả từng sống ở Đức hoặc một quốc gia Bắc Âu khác chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Saxon. Vấn đề còn lại là tìm ra liệu người viết sách sử dụng tiếng địa phương, chữ tốc ký hay một hệ thống ngôn ngữ – ký hiệu khác để chuyển đổi thứ tiếng anh ta dùng thành những đoạn văn mà không ai hiểu cả.
Cái chết của Christopher Marlowe
Trước William Shakespear, kịch trường Anh có Christopher Marlowe. Nhà biên kịch thiên tài này chỉ để lại cho đời sáu vở kịch, nhưng đây đều là những tác phẩm mang tính “bước ngoặt” với nền nghệ thuật kịch nước Anh khi đó. Khán giả biết đến Christopher Marlowe nhiều nhất qua vở kịch “Tamburlaine” về hoàng đế Mông Cổ Thiếp Mộc Nhi. Tác phẩm được coi như “tiếng kèn” cho khúc khải hoàn của kịch trường Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth.
Chân dung Christopher Marlowe (1564 – 1593)
Cuộc đời của Marlowe cũng đầy sóng gió như nhân vật của ông vậy. Nhà biên kịch bỏ học đại học giữa chừng để du ngoạn khắp châu Âu. Chuyến du lịch này thực chất là vỏ bọc để ông làm gián điệp cho Chính phủ Anh. Trở về Anh, ông chia sức lực của mình ra làm hai, một phần để sáng tác, phần còn lại để truyền bá tư tưởng vô thần của mình.
Marlowe từng viết không ít truyện ngắn và tiểu luận châm biếm hiện tượng tha hóa đạo đức, tham nhũng trong giới thầy tu thời đó. Chưa hết, ông là một trong những người nổi tiếng đầu tiên ở Anh dám công khai mình đồng tính. Tất cả những điều nói trên đã khiến không biết bao nhiêu người sinh ra lòng thù ghét Christopher Marlowe.
Vào ngày 30-5-1593, nhà biên kịch bước vào quán rượu ở quận Deptford (London) cùng ba người bạn. Một trận ẩu đả xảy ra giữa những người trong quán, và Marlowe bị đâm một nhát vào trán. Kẻ bị buộc tội giết người lại là một trong ba người bạn đi cùng Marlowe vào quán rượu.
Ngay từ thời điểm đó đã xuất hiện nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ vụ sát hại Christopher Marlowe. Mấy ngày trước khi ông bị giết, Marlowe đến ở tạm tại biệt thự nhà Thomas Walsingham, người đưa tin của Hoàng hậu Elizabeth và là một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới tình báo Anh khi đó. Cả ba người bạn của nhà biên kịch cũng có quan hệ với Thomas Walsingham. Điều quan trọng nhất là Marlowe chỉ vừa mới được thả ra khỏi trại tạm giam. Ông bị bắt do có người cáo buộc đã viết truyền đơn chỉ trích nhà thờ đạo Cải Cách, khi đó là tôn giáo chính thức của vương quốc Anh.
Một khả năng được các nhà nghiên cứu đưa ra là mạng lưới gián điệp Anh quốc coi Christopher Marlowe là “gánh nặng” lên chính họ nên mới tổ chức “trừ khử” ông. Nếu kịch bản này là thật, thì rất có thể người ra lệnh ám sát kịch tác gia không ai khác ngoài Thomas Walsingham. Giả thuyết thậm chí còn được người bạn thân William Shakespear của Marlowe nhắc đến trong vở kịch “As You Like It” sáng tác không lâu sau khi nhà biên kịch mất.
Nuôi ước mơ từ năm 11 tuổi, đến gần ngưỡng cửa 50, Joe Axline mới được đặt chân vào ngôi nhà đặc biệt của mình.
Ước mơ được nuôi dưỡng từ thời thơ ấu
Năm 1973, khi mới 11 tuổi Joe Axline đặc biệt yêu thích chương trình truyền hình The Magician. Trong mỗi tập phim, nhân vật chính Tony, do Bill Bixby thủ vai, sẽ thực thi công lý bằng phép thuật. Axline nhớ lại, “vào cuối mỗi tập, Tony sẽ lái ô tô của mình vào phía sau máy bay và cất cánh. Điều cuối cùng bạn nhìn thấy là biển số SPIRIT”.
Cũng từ đó, cậu bé Axline đã nuôi hy vọng có một ngày được sống trong một chiếc máy bay. Lớn lên, Joe Axline dần quên đi sở thích ngày thơ ấu của mình. Mặc dù có bằng phi công từ rất sớm nhưng ông lại chọn làm việc trong lĩnh vực công nghệ.
Cho đến khi bước sang tuổi 49, trải qua biến cố của cuộc sống, ông bỗng mong muốn được thực hiện ước mơ từ khi còn nhỏ.
Joe Axline. Ảnh: Troy Fields
“Tôi từng có ước mơ cải tạo một chiếc máy bay thành một ngôi nhà, nhưng tôi đã gạt chúng sang một bên, kết hôn và có con. Xây dựng gia đình và sự nghiệp thật tuyệt vời, tôi đã làm tốt và kiếm được rất nhiều tiền từ phần mềm viết lách”, Joe Axline chia sẻ với Newsweek.
Nhưng khi hôn nhân xảy ra vấn đề, ông nhận ra rằng đã đến lúc phải suy nghĩ lại về cách sống, cách bản thân muốn tiến về phía trước. Không do dự, Joe quyết định hiện thực hóa ước mơ cải tạo một chiếc máy bay thành một ngôi nhà và gọi đó là “Dự án Tự do”.
Quá trình hiện thực hóa ước mơ
Joe bắt đầu thực hiện vào ngày Cá tháng Tư năm 2011. Tới tháng 1 năm 2012, ngôi nhà mới hoàn thành để chuyển vào ở.
Bên trong ngôi nhà được cải tạo từ thân máy bay. Ảnh: Troy Fields
Ban đầu, Joe Axline muốn mua một chiếc BOEING 747, nhưng ông sớm nhận ra rằng phải cần đến ít nhất 500.000 USD thì mới có thể sở hữu. Vì vậy, ông mua một chiếc Máy bay Spirit Airlines DC-9-41 và một nửa chiếc máy bay chở khách McDonnell Douglas MD-80 từ Arkansas.
Những ngày mới bắt tay vào công việc, Joe bị các con phản đối gay gắt. Dù vậy, Joe vẫn quyết tâm sửa sang lại toàn bộ. Ông đã biến hai nửa máy bay thành ngôi nhà hoàn hảo để hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Phòng ngủ. Ảnh: Troy Fields
Sau rất nhiều công việc và nhiều giờ sửa chữa, xây dựng mọi thứ, giờ đây Joe Axline ấy đã có một ngôi nhà với ba phòng ngủ, một phòng tắm, một phòng khách, một phòng ăn, một nhà bếp và một văn phòng.
Axline nói: “Sống ở đây giống hệt như sống trong một ngôi nhà thông thường. Tôi được rất nhiều người đến thăm và tất cả đều ngạc nhiên với những thứ ở bên trong”.
Ngôi nhà cải tạo tiện nghi bất ngờ
Do chiếc máy bay này không được đặt trực tiếp trên mặt đất nên nếu muốn vào nhà, bạn phải đi bộ từ thang xuống boong.Joe đã sử dụng cấu trúc khung ban đầu ở cuối máy bay để làm cửa ra vào, đồng thời đặt một chiếc bàn tròn nhỏ trên boong làm khu giải trí ngoài trời, ngay lối vào chính. Nhiều khu vực bên trong vẫn giữ nguyên nội thất trang trí của khoang máy bay, một số chỗ khác đã được bổ sung thêm nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt.
Ngôi nhà có cả sân sau với bộ cờ vua khổng lồ. Ảnh: Autoevolution
Ngay khi bước vào cửa, bên phải có giường thư giãn và là khu làm việc, anh Joe sẽ làm việc và viết lách tại đây vào các ngày trong tuần, khi mệt có thể nằm một lúc và nhìn ra cửa sổ của máy bay.
Bên trái là phòng khách của ngôi nhà, một chiếc ghế dài đủ cho ba người ngồi vừa hay lấp đi khoảng không gian thừa bên cửa sổ. Phía sau, còn có một thư viện và một phòng chơi cho các con của ông.
Axline có kế hoạch thực hiện một số thay đổi cho chiếc máy bay để nó có cảm giác hiện đại hơn. Tính đến nay, ông đã sống trong ngôi nhà cải tạo được 10 năm.
“Tôi sẽ không sống ở đây mãi mãi, đây chỉ là thời gian tôi hiện thực hóa giấc mơ bấy lâu nay. Mục tiêu tiếp theo của tôi là xây một ngôi nhà trên hồ. Tôi đã tìm thấy một nơi lý tưởng nhưng vẫn chưa thể bắt tay vào thực hiện”, ông giải thích.
Theo Newsweek, Houstoniamag / Thùy Anh / Trí Thức Trẻ
Trong khi lễ tang của cố Tổng thống cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev (1931-2022) sắp diễn ra vào thứ Bảy 09/09 này, các ý kiến đánh giá về ông vẫn còn được cộng đồng mạng Việt Nam chia sẻ nhiều.
BBC xin giới thiệu bài viết của nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân ở Warsaw, Ba Lan, so sánh ông Gorbachev với nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của nước Nga, Vladimir Putin:
Đầu tiên là về Mikhail Gorbachev
Những năm 80 thế kỉ trước, khi còn là một đảng viên rất trẻ, tôi đã say sưa lý tưởng cộng sản đến mê muội. Thời đó, tôi thường xuyên theo dõi các biến cố chính trị xảy ra trên thế giới, cũng như trong nước với niềm cảm xúc đầy hứng khởi. Thời đó, tuy là đảng viên nhưng tôi đã sớm thể hiện quan điểm cấp tiến, luôn ủng hộ các nhân tố mới, tích cực.
Ngay từ năm 1979 tôi đã để ý đến nhân vật Mikhail Gorbachev khi ông mới 48 tuổi đã được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1982 Gorbachev dẫn đầu đoàn đại biểu ĐCS Liên Xô tham dự Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ 5, tôi lại càng chú ý đến nhân vật mới nổi này
Năm 1984, ngày Andropov – Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô mất, tôi thầm mong Gorbachev sẽ kế vị. Nhưng lãnh tụ bảo thủ Chernenko đã được chọn để thay thế Andropov chứ không phải là Gorbachev. Tôi buồn chán, thất vọng tràn trề, chỉ thầm mong Chernenko sớm rời khỏi cương vị lãnh đạo tối cao.
Không phụ lòng tôi, chỉ hơn một năm sau, Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Chernanko từ trần. Không ai ngoài Gorbachev, Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất, năng nổ nhất, cấp tiến nhất đã được bầu lên để thay thế.
Sứ mệnh lịch sử phải cải cách tình trạng trì trệ của đảng, của đất nước, cải cách đối nội cũng như đối ngoại được đặt lên đôi vai Gorbachev từ đây.
Nhờ quyết định của ông, năm 1989 quân đội Liên Xô hoàn toàn rút khỏi Afghanistan, chấm dứt 10 năm sa lầy tại chiến trường này, một hậu quả do các vị lãnh đạo tiền nhiệm để lại.
Nhờ quyết định của ông, năm 1989 quân Liên Xô đã có mặt trong các doanh trại ở Ba Lan không không được điều động để can thiệp vào tình hình nội bộ Ba Lan, khi nước này thay đổi chế độ chính trị, mở đường cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN Đông Âu.
Chụp lại hình ảnh,Mikhail Gorbachev, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1990 tại Bức tường Berlin vào tháng 5/1998
Cũng nhờ quyết định của ông, năm 1989 quân đội Liên Xô đang đóng tại CHDC Đức không động binh can thiệp khi Bức tường Berlin sụp đổ, góp phần mở đường cho quá trình thống nhất nước Đức.
Nhờ sự góp công của ông mà cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 45 năm giữa hai khối quân sự lớn nhất thế giới kết thúc trong hòa bình.
Nhờ sự góp công của ông, nhiều đầu đạn hạt nhân nóng của các cường quốc quân sự chĩa vào nhau cơ bản được tháo ngòi.
Nhờ sự góp công của ông, bản đồ chính trị thế giới được vẽ lại bằng các sắc màu tích cực hơn.
Chụp lại video,’Nhờ Gorbachev mà chúng tôi có … Pizza Hut’
Nhờ thay đổi tư duy của ông mà Việt Nam chấp nhận “Đổi mới”, từ bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường thị trường mặc dù vẫn còn cái đuôi “định hướng XHCN”.
Từ đây nhân dân Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển.
Gorbachev là người nhân hậu, chung tình và chính trực. Ông là người đặt trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước lên trên đặc quyền của đảng và lợi ích cá nhân. Ông là vị lãnh tụ có tầm nhìn chiến lược vĩ đại và khả năng hành động dũng cảm, quyết đoán.
Đáng tiếc là ông đã không tìm ra lối thoát giúp cho nền kinh tế Liên Xô thoát khỏi tình trạng quan liêu bao cấp. Bị cản trở bởi các thành viên lãnh đạo trong Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, Xô Viết tối cao và chính phủ Liên Xô, cải cách kinh tế của ông mãi luẩn quẩn trong vòng perestroika nửa vời, thiếu hiệu quả.
Về biện chứng, kinh tế quyết định chính trị chứ không phải ngược lại. Gorbachev tiến hành cải tổ chính trị thành công, nhưng cải tổ kinh tế thất bại. Điều đó dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của đế chế Liên Xô và vai trò lịch sử của ông coi như kết thúc sau cuộc đảo chính bất thành của phe bảo thủ ngày 19/8/1991.
Chụp lại hình ảnh,Ông Trần Quốc Quân (phải) ở Quảng trường Đỏ, Moscow, Liên Xô vào tháng 9/1988
Nói về Vladimir Putin
Trong những năm đầu Putin làm Tổng thống Liên bang Nga, phải công nhận rằng, cũng như rất nhiều người Việt Nam, tôi có nhiều thiện cảm với ông.
Tám năm đầu tiên Putin làm tổng thống, nền kinh tế Nga có vẻ như thay đổi rất nhiều, đời sống nhân dânđược cải thiện, nhiều công trình dân sinh tráng lệ mọc lên, lòng dân hoan hỉ, uy tín Putin cao chót vót.
Nhưng thực ra các thành quả kinh tế, xã hội này chỉ là lớp vỏ sơn bên ngoài của nước Nga, chủ yếu ở các thành phố lớn như Moscow, Saint Peterburg. Nhiều vùng nông thôn, nhất là miền Siberia xa xôi, cuộc sống của người dân vẫn rất cơ cực, không khác thời Liên Xô trước đây.
Putin có phải là nhà quản trị giỏi? Không! Thực ra Putin chỉ gặp may vì giá dầu thô trên thế giới tăng gấp hơn 10 lần trong thời gian này, từ dưới 10 USD/thùng thời Yeltsin đã lên đến đỉnh 140 USD/thùng thời Putin.
Trong khi đó nền kinh tế Nga vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên để bán. Xuất khẩu dầu mỏ đem lại 2/3 nguồn thu ngân sách. Nạn tham nhũng vẫn triền miên, và ngày càng trầm trọng. Cơ cấu kinh tế không chuyển dịch theo hướng hiện đại, ngày càng tụt dần so với các nước phương Tây phát triển và Trung Quốc.
Sau hai nhiệm kì, 8 năm (2000-2008) làm tổng thống Putin đã đảm nhiệm cương vị thủ tướng một nhiệm kì (2008-2012) để lách luật Liên Bang Nga cho việc ngồi lên ghế tổng thống thêm hai nhiệm kì tiếp theo. Trong thời gian làm thủ tướng, bằng ảnh hưởng cá nhân trong đảng cầm quyền “Nước Nga Thống nhất” ông đã ép Viện Duma Quốc gia thay đổi hiến pháp để kéo dài nhiệm kì tổng thống từ 4 năm lên 6 năm.
Sau khi quay lại làm tổng thống, ông lại ép Duma thay đổi hiến pháp để ông có thể ứng cử nhiệm kì tổng thống thứ 3, thứ 4, rồi đến hết đời.
Cứ mỗi bước tiến nhằm kéo dài quyền lực của Putin, thiện cảm của tôi với ông rơi rụng dần, cùng với đó là nỗi thất vọng về nhân vật thực chất chỉ là kẻ tham quyền cố vị, ích kỷ ngày càng lớn.
Cho đến khi ông quyết định cho quân đội Nga tấn công xâm lược Ukraine thì tôi coi ông ta là con sói, sẵn sàng giết dân nước ‘anh em’.
Nhìn lại xuất thân của Putin thì thấy ông ta đi lên từ một sĩ quan tình báo đối ngoại Liên Xô, KGB, và chỉ biết dùng thủ đoạn, dối trá và tráo trở, chẳng có viễn kiến gì. Khác với Gorbachev lo nhiều cho dân và đất nước, Putin chỉ nhăm nhăm chăm lo cho quyền lực của bản than và phe nhóm.
Với giấc mộng Đại Đế, Putin máu lạnh có thể dùng tất cả các thủ đoạn để duy trì vị thế quyền lực, nâng cao ảnh hưởng và bành trướng lãnh thổ.
Putin sẵn sàng san bằng thủ đô Grozno để đè bẹp sự kháng cự của quân Chechnya ly khai. An ninh của Putin sẵn sàng bơm hóa chất độc vào nhà hát để tàn sát những kẻ khủng bố cùng hàng trăm khán giả bị bắt làm con tin. Putin sẵn sàng xuống tay hạ sát hàng chục đối thủ chính trị và bất đồng chính kiến. Putin sẵn sàng ban hành luật hạn chế các quyền tự do báo chí và ngôn luận của những người chỉ trích ông. Những người vi phạm có thể bị phạt tới 23 nghìn USD.
Những quyết định này đưa Nga đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại và bị người châu Âu kinh sợ, lên án. Cuộc chiến của Putin đẩy châu Âu và các đại cường vào thế đối đầu nguy hiểm chưa từng có.
Riêng về quan hệ với Gorbachev, Putin từng căm giận đổ lỗi cho Gorbachev là tội đồ, xóa bỏ sự tồn tại của đế chế Liên Xô với 15 nước cộng hòa mà lẽ ra ông được ngồi trên ngôi Đại Đế. Nhưng không có Liên Xô tan rã thì Putin vẫn là một sĩ quan vô danh tiểu tốt, chẳng có cơ hội lên lên đỉnh cao quyền lực ở Nga. Nay ông ta nắm quyền cao rồi làm sai lại đổ lỗi cho quá khứ.
Với tôi, nay đã qua đời nhưng ông Gorbachev luôn là sứ giả của ước mơ hòa bình và thịnh vượng, một gương mặt khác của nước Nga, còn Putin lại hiện thân của một giấc mộng khác, giấc mộng quyền lực tuyệt đối và đen tối của Nga.
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân từ Warsaw, Ba Lan.
Nhà văn Trần Quốc Quân/ Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan
Chụp lại hình ảnh,Ông Nguyễn Văn Linh (trái) và Mikhail Gorbachev đã gặp mặt và thảo luận về các vấn đề trong hợp tác Việt-Xô
Truyền thông Việt Nam và trên thế giới tuần này đang đăng nhiều bài, cả khen cả chê về cựu TBT, Tổng thống đầu tiên của Liên Xô vừa qua đời, ông Mikhail Gorbachev (1931-2022).
Đã có các ý kiến nhắc rằng nhờ công cuộc Cải tổ – Perestroika mà Việt Nam có Đổi mới.
Nhưng ít ai ở Việt Nam hiện nay nói về sự xuất hiện của một ‘hạt giống Gorbachev’ ở Hà Nội khi đó, ông Trần Xuân Bách.
Sự lóe sáng rồi lụi tàn của Trần Xuân Bách trên chính trường Việt Nam để lại một thứ Cải tổ tật nguyền, mà hệ quả đang khiến Việt Nam rơi vào ngõ cụt của cải cách chính trị.
Xin nhắc lại bối cảnh năm 1986. Từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI, TBT Nguyễn Văn Linh đã có các trao đổi cao nhất với TBT Gorbachev về đường hướng thay đổi ở VN. Liên Xô cho công bố các điều này trên báo Pravda ngày 20/5/1987. Ông Gorbachev cho biết:
“Tôi và đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thảo luận chi tiết về các vấn đề phức tạp của hợp tác Việt-Xô… và cùng nhau nhận định rằng các mặt yếu kém của quan hệ này đã hiện ra rõ ràng và không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Chúng tôi đồng ý rằng cơ chế kinh tế và hình thức hợp tác phải tương ứng với nhu cầu và của thời cuộc và tăng tính hiệu quả”.
Theo các nguồn Phương Tây, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam đến đầu 1982 vẫn không giảm, thậm chí còn tăng lên trên 1 tỷ USD năm đó, theo nghiên cứu của Sally Stoecker. Tính ra 1 tỷ USD thời đó – mà Liên Xô viện trợ cho VN bằng ruble – tương đương 2,88 tỷ bây giờ.
Bất đồng về việc chi tiêu đồng tiền của Liên Xô sao cho hiệu quả là lý do đầu tiên khiến Gorbachev nhấn mạnh đến nhu cầu buộc lãnh đạo Việt Nam phải đổi mô hình quản lý kinh tế.
Tuy nhiên, phải đọc thật kỹ tác phẩm nổi tiếng “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức, đặc biệt là toàn bộ Chương 13, mới thấu cảm hết sự cọ xát quyết liệt giữa xu hướng trì trệ và bảo thủ với làn gió mới khai phóng và cấp tiến trên thượng tầng chính trị VN giai đoạn từ năm 1987 đến khi ông Bách buộc phải rời chính trường.
Riêng phần hồi ức về giai đoạn đầy “máu lửa” này, thiết tưởng đường link sau đây sẽ cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh và chân thực về tầm nhìn và tư tưởng của một vị “Bí thư Trung ương Đảng” vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ĐCSVN.
Chủ nhân của đường link giãi bày, dù có một chút muộn màng, những vẫn muốn ghi lại một số câu hỏi và giải đáp của ông Trần Xuân Bách, vì còn nguyên giá trị thời sự trong tình thế hiểm nghèo của đất nước, trước họa ngoại xâm lẫn nội xâm, đang rất cần dân chủ hóa để tăng cường nội lực của dân tộc.
Chụp lại hình ảnh,Ông Trần Xuân Bách
Trần Xuân Bách lóe sáng
Thật ra, Trần Xuân Bách đủ mẫn tiệp để bắt đầu từ Hồ Chí Minh. Ông nhớ lại, Hồ Chí Minh mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” bằng Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, nói đến các quyền tự do của con người mà tạo hóa ban cho họ.
Dân chủ là thể chế hóa các quyền tự do ấy. Theo ông, dân chủ là quyền lực của dân, với tư cách là con người tự do. Dân chủ không phải do lòng tốt của những người lãnh đạo muốn bạn ơn cho dân, thấy thuận lợi thì mở rộng, thấy bất tiện thì thu hẹp.
Trần Xuân Bách cũng không hề phủ nhận Karl Marx. Ông không chống Marx, không chống ĐCSVN, cũng không chống chủ nghĩa xã hội và chưa hề đòi đa đảng. Chẳng những thế, ông còn thành kính tạ tội: “Ta phải nhận lỗi trước Marx vì đã làm méo mó chủ nghĩa của ông”.
Ông viết: “Lịch sử đang thay đổi mạnh. Marx trao cho chúng ta vũ khí biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử, chớ không phải trao ta Kinh Thánh! Việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử đương thời như Marx nói.
Marx sống thời chủ nghĩa tư bản cổ điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lenin khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), cũng đã đổi khác. Phải có tư duy khoa học. Tụng từng câu ‘Kinh Thánh’ trong sách Mác không bảo vệ được chủ nghĩa Mác đâu”.
Trần Xuân Bách lóe sáng trong cái nhìn biện chứng giữa đổi mới kinh tế và chính trị: “Vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân”.
“Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân (Luận đề: Đảng nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội ).”
Cuối 1989, trong quá trình chuẩn bị Đại hội VII của ĐCSVN Trần Xuân Bách tập hợp một nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia trong và ngoài nước. Từ những kết quả tư vấn của nhóm này, ông đã rút ra những kết luận cơ bản về “kinh tế thị trường”, với sự tham gia của mọi thành phần xã hội. Ông đưa ra tiên đoán, “đa nguyên kinh tế” tất yếu sẽ dẫn đến “đa thành phần” trong xu hướng chính trị, tức là “đa nguyên chính trị”. Ông khẳng định, “thị trường và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại”…
Điều thần tình là Trần Xuân Bách lấy Marx để bảo vệ tính chính danh của xã hội dân sự. Theo ông, kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Trong hệ tư tưởng Đức, Marx và Engels cho rằng “hình thức thương mại, bởi lực lượng sản xuất đang có quyết định ở một giai đoạn lịch sử và trở lại quyết định lực lượng sản xuất, đó là xã hội dân sự” và “xã hội dân sự bao gồm toàn bộ thương mại vật chất của các cá nhân ở một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất”.
Đáng ngạc nhiên là Trần Xuân Bách đặt vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu trong lúc này. Ông tuyên bố: “Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ”. Theo ông, không được đổ lỗi cho cải tổ, đổi mới, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương.
Chụp lại hình ảnh,Trần Xuân Bách không chống Marx mà lấy Marx để bảo vệ tính chính danh của xã hội dân sự
Cứu CNXH không thành công
Mùa hè năm 1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trả lời phỏng vấn báo Lao Động của Liên Xô về vấn đề “đa nguyên”.
Không giới hạn trong phạm vi Việt Nam, ông Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: “Chúng tôi không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên như là sự đa dạng của các trào lưu chính trị khác nhau, kể cả trào lưu tư sản. Chúng tôi phản đối chế độ đa đảng… Chúng tôi bác bỏ những lời kêu gọi đòi hỏi sự tồn tại tự do của các trào lưu chính trị khác nhau đã xuất hiện ở một số nước.”
Sau khi báo Lao Động đăng lại bài phỏng vấn này, Trần Xuân Bách phê bình Nguyễn Văn Linh là vi phạm nguyên tắc Đảng và nguyên tắc đối ngoại khi công khai đưa ra quan điểm trái với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Vì cho tới lúc ấy, Ban Chấp hành Trung ương vẫn chưa chính thức có nghị quyết chống đa nguyên, đa đảng.
Một trí thức lớn, Giáo sư Phan Đình Diệu đã đăng đàn ủng hộ ông Bách: “Ta đang đi tìm đường đi cho đất nước trong thế giới hiện đại. Nhiều nguồn tri thức phải được tiếp thu, nhiều cách lý giải phải được đề xuất và thảo luận. Cái gì đã rõ thì ta cũng theo, cái gì chưa rõ thì ta cần cùng nhau tìm cách làm rõ bằng việc vận dụng trí tuệ của thời đại”. Sau khi đọc bài này đăng trên báo Sài Gòn, từ Hà Nội, Trần Xuân Bách gửi cho Tổng biên tập đã đăng bài báo tấm danh thiếp của ông, mặt sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”.
Tháng 10/1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Trong ngày 6/10/1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến do ông đưa ra: Triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Ông Linh nói với đoàn Romania: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”. Dĩ nhiên là sáng kiến “cứu chủ nghĩa xã hội” của ông Linh bị cả Gorbachev lẫn hầu hết các đảng làm ngơ (trừ Cuba và Romania).
Gorbachev còn bắt Nguyễn Văn Linh chờ suốt cả ngày 8/10, sau nhiều lần lùi giờ, cuối buổi chiều mới chịu tiếp, với câu mở đầu không mấy ngoại giao:
“Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”. Nhận xét của Nguyễn Văn Linh trong nội bộ về Gorbachev đã đến tai TBT Liên Xô.
Ngày 9/11/1989, biên giới giữa Đông và Tây Đức được mở ra. Ngày 10/11/1989, người dân bắt đầu phá bỏ bức tường Berlin. Vài tháng sau, chế độ cộng sản ở Đông Đức sụp đổ. Trong ngày 10/11, Todor Zhivkov cũng bị phế truất sau ba mươi năm trị vì ở Bulgaria. Tại Praha, người dân Tiệp Khắc đổ ra đường yêu cầu Chủ tịch Gustav Husak từ chức. Ngày 25/12/1989, Nicolae Ceausescu và vợ đã bị những người biểu tình đem ra xử bắn. Ngày 29/12/1989, nhà bất đồng chính kiến, nhà soạn kịch Vaclav Havel, được bầu làm tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc.
Đổi mới và Ngoại giao Việt Nam đi một chân?
Chụp lại hình ảnh,Từ trái qua: Vỗ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
Triệt hạ “mầm Gorbachev” ở VN, ban lãnh đạo hồi đó, gồm các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Đào Duy Tùng đã bóp chết mầm mống cải cách toàn diện, tạo đà cho xu hướng dựa vào Trung Quốc. Sau khi kỷ luật Trần Xuân Bách, những người trong Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ lần lượt vào tù. Ngày 21/3/1990, ông Nguyễn Hộ về Phú Giáo, một vùng đất cách Sài Gòn sáu mươi cây số. Ngày 7/9/1990, khi Nguyễn Hộ đang bơi xuồng trên sông Sài Gòn thì bị bắt.
Dù bị đàn áp, các trí thức trong nước vẫn lên tiếng mạnh mẽ: Hà Sĩ Phu viết bài “Dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”. Hoàng Minh Chính viết “Góp Ý kiến Về Dự Thảo Cương lĩnh”. Lương Dân “Bàn Về Sự Lãnh đạo Của Đảng”. Phan Đình Diệu “Kiến Nghị Về Một Chương trình Cấp Bách Nhằm Khắc Phục Khủng Hoảng Và Tạo Điều kiện Lành Mạnh Cho Sự Phát triển Đất Nước”. Trần Quốc Vượng viết “Nỗi Ám Ảnh Của Quá Khứ”. Nữ nhà văn Dương Thu Hương dự đoán “nếu Đảng không cải cách sẽ có một cuộc lưu huyết”.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, khối các nước Đông Âu nhiều nước đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do, đời sống cao hơn nhiều so với trước. Từ nhiều năm qua, chủ nghĩa cộng sản đã không thể phục hồi như mong muốn của TBT Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo VN khác.
Nguyễn Trung, nhà ngoại giao lão thành đồng thời là cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nhận xét về ‘Đổi mới’: “Sau 30 năm đổi mới cho thấy ý thức hệ, con đường ĐCSVN, từ đại hội VII đất nước đi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, từ mấy năm gần đây là thời kỳ trầm trọng nhất chưa từng có kể từ sau 30/4/1975.”
Đấy chính là những nguyên nhân gốc gây ra lãng phí, tham nhũng và bất công xã hội vô cùng nặng nề, cướp đi của đất nước nội lực phải có để có thể đương đầu với mọi thách thức sống còn trong cục diện quốc tế ngày càng nóng bỏng hôm nay.
Nguyễn Trung phê phán ĐCSVN áp dụng quá nhiều chính sách sai lầm, bưng bít sự thật, kèm theo những hành động trấn áp khắc nghiệt, tất cả khiến cho khối đại đoàn kết dân tộc bị phân hóa sâu sắc, trí tuệ và ý chí phấn đấu vươn lên của đất nước bị tê liệt, làm tổn thương nghiêm trọng tinh thần tự tôn dân tộc và thể diện quốc gia, lòng dân phân tán và một số lớn đã hoàn toàn mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng này.
Trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, cựu Cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung nói thẳng: “Từ Hội nghị Thành Đô đến nay cho thấy đường lối ngoại giao leo dây để giữ ‘đại cục’, nhưng không có nội lực vững mạnh của quốc gia làm nền tảng, lại thêm những yếu kém của đội ngũ lãnh đạo, đã thất bại nghiêm trọng.”
Những người tán thành với ông Nguyễn Trung còn cho rằng vì đường lối “Đổi mới tật nguyền” (handicapped renovation) và nền Đối ngoại “hụt hơi” khiến con đường phát triển của Việt Nam bị lạc hậu, lạc lõng trong xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay.
Người viết bài này để ý thấy Việt Nam hiện nay hóa ra là nước duy nhất còn lại đang cố tìm cách níu kéo ý thức hệ có cội rễ là chủ nghĩa Marx-Lenin, chỉ để bám giữ quyền lực cá nhân. Đây là một nghịch lý vì lãnh đạo Đảng cũng thừa nhận chưa biết cuối thế kỷ này liệu sẽ có CNXH hay không.
Chê Gorbachev và xóa bỏ tư duy của Trần Xuân Bách có nghĩa là trên thực tế về nhiều mặt sâu sắc bên trong, Việt Nam vẫn đang một mình một nẻo trong thế giới hôm nay.
Trần Thái Tĩnh/ Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP.HCM
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Trần Thái Tĩnh từ TP.HCM.