Người dân sống tại ngôi làng này không ai có thể đi đứng bình thường, họ chỉ có thể bò bằng 4 chi và ngay cả đứa trẻ con cũng vậy.
Ngôi “làng bò” kỳ lạ này nằm tại một vùng núi hẻo lánh ở Ethiopia (Châu Phi), rất xa trung tâm nên ít người biết về sự tồn tại của hiện tượng này. Một ngày, du khách tham quan đã phát hiện cách đi đứng khác thường của người sinh sống ở đây. Họ di chuyển bằng cả hai tay và hai chân trên mặt đất, chứ không phải đi thẳng lưng như người bình thường.
Người dân ở “làng bò” không thể đi thẳng lưng như người bình thường.
Ban đầu, du khách cho rằng họ làm vậy là để thu hút sự chú ý của người ngoài. Tuy nhiên sau thời gian dài quan sát, du khách mới nhận ra những người ở đây đều di chuyển như thế, kể cả trẻ con.
Do phải bò thường xuyên trên mặt đất nên cơ thể của người dân sống tại đây không giống như người bình thường. Xương lưng và eo của họ đã bị biến dạng, hông cũng rộng hơn.
Người dân ở đây di chuyển bằng cả hai tay và hai chân trên mặt đất.
Bàn tay của họ cũng to hơn bình thường và sần sùi, thô ráp do thường xuyên bò mà không đeo các thiết bị bảo hộ như găng tay. Mặc dù bò như vậy nhưng tốc độ di chuyển của họ không hề chậm hơn so với người bình thường.
Ngoài sự khác biệt về tư thế đi, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra tuổi thọ của người dân ở “làng bò” ngắn hơn người bình thường. Người có thể lực tốt sẽ có tuổi thọ ngắn hơn người đi lại bình thường khoảng 10 năm, người có thể lực kém thì tuổi thọ chỉ bằng một nửa tuổi thọ của người đi lại bình thường.
Nhiều người cho rằng, hiện tượng bò ở nơi đây là hệ quả của hôn nhân cận huyết.
Một số người cho rằng, hiện tượng bò ở nơi đây là hệ quả của hôn nhân cận huyết. Do ngôi làng nằm ở vị trí hẻo lánh, người ngoài không ai muốn gả vào đây và người trong làng cũng không sẵn lòng gả cho người ngoài, nên người dân ở “làng bò” chỉ có thể kết hôn với nhau mà không biết việc này có hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Do đó, rất nhiều đứa trẻ sinh ra ở đây bị dị tật bẩm sinh, mất khả năng nhận thức và đi lại.
Ngoài ra, một số chuyên gia nhận thấy kiểu đi lại của người dân ở “làng bò” rất giống triệu chứng lâm sàng của bệnh “mất điều hòa tiểu não”. Căn bệnh này khiến con người không có khả năng duy trì sự cân bằng của cơ thể do bị rối loạn tiểu não trong thời gian dài, nhưng căn bệnh này lại không thể giải thích rõ những thay đổi ở hông của họ.
Có người lại nói, người dân ở “làng bò” rất giống triệu chứng lâm sàng của bệnh “mất điều hòa tiểu não”.
Liệu người dân ở đây đã bò như vậy từ khi mới sinh ra? Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu riêng về vấn đề này. Xét cho cùng, khả năng cao nhất vẫn là do đột biến gene vì hôn nhân cận huyết, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
Thế nhưng, nhóm trẻ khỏe mạnh này lại chưa từng nhìn thấy cách đi lại của người bình thường do ngôi làng nằm ở vùng xa xôi, hẻo lánh, giao thông kém phát triển nên tách biệt với thế giới bên ngoài từ lâu. Chúng chỉ có thể học theo bố mẹ, bò dưới đất để di chuyển và lâu dần tạo thành thói quen. Tuy nhiên, sự thật thế nào thì vẫn chưa có công bố chính xác.
Stephen King là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ với 55 đầu sách được xuất bản và 350 triệu bản bán ra. Trong đó có cuốn sách từng chuyển thể thành bộ phim kinh dị được đánh giá là “gây ảnh hưởng nhất mọi thời đại”.
Tuy nhiên, khác với nhiều tác gia nổi tiếng khác, Stephen King không viết hồi kí về mình, cũng không xuất bản những cuốn tiểu sử kể về cuộc đời đầy màu sắc của bản thân mà lẳng lặng biến mình thành nhân vật chính trong nhiều cuốn tiểu thuyết, khắc họa những kí ức thời thơ ấu, những đau khổ trong cuộc đời, những lỗi lầm ông muốn rũ bỏ, những biến động trong xã hội Mỹ qua những nhân tố yêu ma quỷ quái không có thật và những tội ác quái gở.
Stephen King hấp dẫn người đọc bởi những nhân vật kinh dị nhưng được viết bằng những lo lắng chân thật của trái tim con người.
1. Stephen King sinh năm 1947 tại Portland Maine, Mỹ. Cha của ông bỏ rơi vợ con vào năm 1949, và King được nuôi lớn bởi người mẹ tần tảo. Cậu học sinh Stephen bắt đầu viết truyện ngắn và các bài báo châm biếm từ khi còn học trung học phổ thông, cho đến khi tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Main năm 1970. Stephen trở thành giáo viên môn tiếng Anh, đúng nghề được đào tạo nhưng vẫn ôm giấc mộng văn chương.
16 năm sau, tác phẩm đầu tiên của “ông hoàng kinh dị” tương lai ra mắt vào năm 1967 với tên gọi “The Glass Floor”, được đăng tải trên tạp chí Startling Mystery Stories. Thời kỳ ấy, văn chương với ông không chỉ là giấc mộng mà là áo cơm. Để kiếm sống, nhà văn vừa phải đi dạy, vừa phải viết truyện tình cảm ba xu để đăng lên các tạp chí dành cho người trưởng thành như Playboy và Hustler. Cố gắng của Stephen King đã được đền đáp khi nhà xuất bản Signet mua bản quyền cuốn tiểu thuyết đầu tay “Carrie” của King với giá 400,000 USD. Cuốn tiểu thuyết kể về một cô gái lập dị bị bắt nạt ở trường học và bị hành hạ bởi người mẹ cuồng tín ở nhà đột nhiên phát hiện ra mình có siêu năng lực và quyết định trả thù tất cả những người đã làm mình đau khổ nhanh chóng được dựng thành phim năm 1976, thu về 33,8 triệu USD với mức vốn ít ỏi 1,8 triệu USD và trở thành một bộ phim kinh dị huyền thoại. Tính đến ngày hôm nay, Stephen King là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ với 55 đầu sách được xuất bản và 350 triệu bản bán ra.
Nhà văn Stephen King cùng vợ và con.
Sự nghiệp dài lâu và khả năng sáng tạo phi thường của Stephen King đã khiến nhiều độc giả tò mò về quá trình lên ý tưởng, phong cách làm việc và lý do sáng tác của ông. Bản thân King là một nhà văn có lối làm việc quy củ và chăm chỉ, đến mức kể cả khi ông không nghĩ được ra nhiều thứ để viết, ông vẫn cố gắng viết 2.000 chữ hằng ngày: “Tôi muốn viết 10 trang mỗi ngày, tức là khoảng 2.000 từ. Vậy là trong 3 tháng tôi sẽ viết được 180.000 từ, gọi là vừa đủ để thành một quyển sách. Có những ngày tôi có thể viết 10 trang một cách dễ dàng và đến buổi trưa là tôi đã có thể đứng dậy làm việc vặt, nhưng cũng có những ngày tôi ngồi đến tận 3 giờ chiều mà vẫn chưa hoàn thành định mức.” Hàng ngày, nhà văn sẽ thức dậy sớm, đi bộ 5km để thư giãn đầu óc, sau đó về nhà đọc lại trang sách cuối cùng mà ông viết hôm trước, rồi tiếp tục viết đến trưa và dành cả buổi chiều để biên tập. Sự nghiêm khắc này có thể lý giải cho khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông hoàng kinh dị; ông tin rằng bản thảo đầu tiên của một quyển tiểu thuyết cần được hoàn thành trong 3 tháng, nếu không thì cả nhân vật lẫn cốt truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo. Ở tuổi 73, nhà văn thú nhận rằng mình không thể viết nhiều và nhanh như thế nữa, nhưng ông khẳng định rằng đây chính là bí kíp thành công của mình.
2. Thế nhưng, đối với độc giả, điều khiến tác phẩm Stephen King nổi bật trong mắt họ chính là cách ông đưa chính con người và cuộc sống của mình vào trong những câu chuyện. Nhà văn không viết hồi kí về mình, cũng không xuất bản những cuốn tiểu sử kể về cuộc đời đầy màu sắc của bản thân mà lẳng lặng biến mình thành nhân vật chính trong nhiều cuốn tiểu thuyết, khắc họa những kí ức thời thơ ấu, những đau khổ trong cuộc đời, những lỗi lầm ông muốn chối bỏ, những biến động trong xã hội Mỹ qua yêu ma quỷ quái không có thật và những tội ác quái gở.
Tiểu thuyết đầu tiên của King, “Carrie” – kể về một cô gái có siêu năng lực.
“Salem’s Lot” – câu chuyện về đàn ma cà rồng thống trị một thị trấn nhỏ, bắt nguồn từ niềm yêu thích của tác giả dành cho những tiểu thuyết kinh dị mà cậu bé Stephen tìm thấy trong thùng đồ của cha mình, đặc biệt là các tác phẩm của bậc thầy H.P. Lovecraft, và cả những cuốn truyện rẻ tiền cùng những bộ phim kinh dị thế kỉ 20.
King từng thừa nhận hồi nhỏ ông rất thích bị dọa ma, và điều này đã định hình nhiều tác phẩm của ông trong giai đoạn đầu sáng tác. Trên thực tế, sở thích có phần kì dị này của nhà văn vẫn có ảnh hưởng lớn đến những tiểu thuyết trinh thám ông viết sau này, như “The Colorado Kid” (2005) và “Joyland” (2013), bằng chứng là cả hai đều cố tình đề cập đến những truyện trinh thám ba xu King từng đọc, được in bởi những nhà xuất bản nhỏ và bìa được vẽ giống như những cuốn sách xuất bản trong thập niên 1950. Nhiều nhà phê bình nhận định, King đã hấp thu và tái hiện cả một nền văn hoá ông từng trải nghiệm những năm tháng thiếu thời qua những tác phẩm này.
Môi trường sống của nhà văn và cuộc sống cá nhân của ông bắt đầu tìm đường len lỏi vào các tác phẩm từ cuối thập niên 1970, khi Stephen King bắt đầu nghiện chất kích thích. Đầu tiên, ông nghiện rượu sau khi trở nên thành công và phải chịu sức ép khủng khiếp từ các nhà xuất bản, độc giả và cả chính bản thân mình. Nhà văn nhận ra mình là một “con sâu rượu” sau khi hoàn thành tác phẩm “The Shining” kể về một nhà biên kịch tên Jack Torrence nghiện rượu, hoá điên vì những hồn ma bóng quế trong ngôi biệt thự chìm dưới tuyết và rắp tâm hạ sát vợ con mình. Với Stephen King, Jack trong “The Shining” chính là ông, chứng nghiện rượu và cơn cuồng sát của nhân vật cũng chính là ác quỷ trong ông. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhà văn đã nhiều lần viết về chính bản thân nhưng “The Shining” chính là nỗ lực chân thật nhất của ông để “trừ tà” con quỷ rượu chè.
Tuy “The Shining” trở thành một quyển sách cực kì thành công và được chuyển thể thành một trong những bộ phim kinh dị gây ảnh hưởng nhất mọi thời đại, nỗ lực “trừ tà” của ông hoàng kinh dị đã thất bại thảm hại, thậm chí ông còn nghiện thêm nhiều chất kích thích khác, bao gồm cả cocaine. Cho dù 10 năm sau, ông đã cai nghiện nhưng ma tuý bắt đầu xuất hiện đầy rẫy trong các tác phẩm của nhà văn. Đã rất nhiều lần King thú nhận bản thân đã không nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề và ông đã để ma tuý điều khiển tác phẩm của mình: “Một phần trong tôi vẫn viết truyện, nhưng đồng thời cũng nhận ra rằng tôi là một con nghiện, và tôi bắt đầu kêu cứu bằng cách duy nhất tôi biết: qua những câu chuyện kể và những con quái vật tôi sáng tạo ra”.
Những tác phẩm của ông ở giai đoạn này đều khắc họa rất rõ những khó khăn của tác giả. Đầu tiên, cuốn “The Tommyknockers” kể về một nhóm người ngoài hành tinh ban cho con người sự thông tuệ tuyệt đối và nguồn năng lượng dồi dào, nhưng con người sẽ phải trả giá bằng chính linh hồn mình – giống hệt như khi sử dụng ma túy. “Cujo” kể về một con chó khổng lồ cố sức ăn thịt hai mẹ con kẹt trong xe ô tô – biểu trưng cho chứng nghiện ngập của King và những tổn thương ông gây ra cho vợ con. “Misery” – tác phẩm đã đưa sự nghiệp của Kinh lên đỉnh cao mới – kể về nữ y tá Annie Wilkes bắt cóc một nhà văn mà ả hâm mộ đến mức bệnh hoạn và ép ông viết lại tiểu thuyết theo ý ả. Với King, tác phẩm này là một cú chuyển mình trong cả phong cách viết lẫn quá trình cai nghiện của ông: “Tôi nghĩ, “Misery” là một tác phẩm về cocain. Annie Wilkes là cocain và cô ả là người hâm mộ số một của tôi.”
3. King đã cai nhiện thành công vào năm 1987, ngay sau khi “Misery” được xuất bản và từ đó trở đi, các nhân vật của ông cũng thay đổi và họ đại diện cho hành trình hồi phục của ông: nhân vật chính trong “Doctor Sleep” là một con nghiện rượu đang dần cai, còn nhân vật chính trong “Revival” là một tên nghiện heroin. Rõ ràng là tác phẩm của King chịu ảnh hưởng của bối cảnh và trải nghiệm trong đời ông, và những con quỷ dữ ông viết về không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của ông mà còn là những bóng ma ám ảnh con tim ông. Những lần xuất hiện đáng chú ý khác của ông trong những quyển sách của mình bao gồm nhà văn Ben Mears trong “Salem’s Lot”, tác giả truyện kinh dị Bill Denborough trong “IT”, nhà văn Mike Noonan trong “Bag of Bones”, và Scott Landon trong “Lisey’s Story”.
Tuy nhiên, nhà văn tài hoa không chỉ viết về những trải nghiệm cá nhân của ông mà còn về xã hội Mỹ ông đang sống. Qua nhiều thập kỉ, xã hội Mỹ đã trải qua nhiều đổi thay, nhưng tác phẩm của ông vẫn bắt kịp với mọi biến động và luôn thật tươi mới với người đọc. Với những độc giả nước ngoài, các trang văn của King đại diện cho chính nước Mỹ xa xôi và có thể quyết định mức độ thấu cảm của họ dành cho xứ cờ hoa. Stephen King có khả năng thấu hiểu người dân Mỹ, và nhà phê bình Walter Mosely đã khen ngợi tài năng này của King khi trao cho ông giải thưởng Tác phẩm Quốc gia năm 2003: “King có sự hiểu biết tự nhiên như một thứ bản năng về nỗi sợ trong tâm khảm tầng lớp lao động ở Mỹ.” Tony Magistrale đã đưa ra một nhận định rất chính xác về nhà văn và các tác phẩm của ông: “Sách của King hấp dẫn người đọc bằng ma cà rồng và yêu quái, nhưng trái tim của các tác phẩm của ông chính là nỗi lo lắng rất chân thật trong đời sống người dân Mỹ.”
Bộ “hồi kí” khổng lồ kéo dài hàng chục năm xuyên suốt rất nhiều tác phẩm của King đã có một cái kết đẹp. Ông xuất hiện trong phần “Susannah’s Story” của bộ truyện “The Dark Tower” và lần này, ông đã không còn giấu mình dưới những cái tên giả, che đậy nỗi đau bằng những con yêu quái, mà thay vào đó đã ra mặt trong tác phẩm dưới tên thật của mình, Stephen King. Trong cuốn truyện này, ông không phải là một nhà văn nghiện ngập, mà là vị thần sáng tạo đầy quyền năng, người khai sinh ra vũ trụ và tất cả các nhân vật trong truyện. Quan trọng nhất, Stephen King trong “The Dark Tower” đã không còn đau khổ, dằn vặt, bị xô đi đẩy lại bởi cuộc đời mà đã nắm trong tay trọn vẹn quyền chủ động quyết định tất cả.
Cho dù là người chuyên nói về thời trang, ca sĩ hay đầu bếp, họ đều là những người có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trên mạng xã hội TikTok. Khối tài sản họ sở hữu cũng tỷ lệ thuận với mức độ nổi tiếng ấy. Khi thế giới ngày càng phát triển, thế giới số và phương tiện truyền thông xã hội càng ảnh hưởng nhiều đối với giới trẻ. Sức ảnh hưởng của cá nhân đã trở thành một nghề mà qua đó những người trẻ may mắn và đầy triển vọng có thể kiếm được hàng triệu USD.
TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt thành công, thôi thúc nhiều nghệ sĩ giải trí trẻ nảy sinh ước muốn được trở nên nổi tiếng và giàu có. Một số nhân vật trong danh sách dưới đây đã dành rất nhiều tâm huyết để có thể kiếm thêm thu nhập từ mạng xã hội khổng lồ này. Đây là những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên TikTok năm 2022. 10. Riyaz Aly: 2 triệu USD Ảnh: Fiver Hát nhép môi chính là thương hiệu của chàng trai Ấn Độ 18 tuổi, đồng thời cũng là blogger thời trang và influencer (người có sức ảnh hưởng) trên TikTok. Theo báo cáo, Riyaz Aly có hơn 44 triệu người theo dõi trên TikTok và kiếm được khoảng 35.000 USD cho mỗi bài đăng quảng bá thương hiệu. Trang Celebrity Net Worth ước tính tổng tài sản mà Riyaz Aly nắm giữ trị giá 2 triệu USD. 9. Josh Richards: 2,2 triệu USD Ảnh: GETTY IMAGES Theo Fobes, Josh Richards, 19 tuổi, đã kiếm được ít nhất 1,5 triệu USD thông qua quan hệ đối tác tiếp thị tài trợ TikTok với Reebok và Houseparty. Anh còn nhận tiền quảng cáo trên YouTube và hợp đồng thu âm với Warner Records. Bên cạnh đó, Josh Richards còn đồng sáng lập công ty quản lý tài năng TalentX và công ty Ani Energy. Anh cũng là giám đốc chiến lược của Triller, một đối thủ cạnh tranh của TikTok. Khối tài sản ròng ước tính của anh là 2,2 triệu USD. 8. Zach King: 3 triệu USD Ảnh: NATE NORELL Zach King, 31 tuổi, bắt đầu sản xuất và đăng các video lên YouTube vào năm 2008 và ứng dụng Vine vào năm 2013. Cư dân mạng thường ưu ái gọi anh là “thần đồng ảo thuật” vì những đoạn phim sử dụng kỹ xảo của anh khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Anh đã giành chiến thắng trong cuộc thi Hewlett-Packard năm 2010 và cuộc thi YouTube NextUp Creators năm 2013. Kể từ đó, anh đã tham gia chương trình gameshow “The Amazing Race” và làm đạo diễn một số phim ngắn. Zach King cực kỳ nổi tiếng trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác nhờ khả năng sáng tạo của mình. Celebrity Net Worth ước tính giá trị tài sản ròng của anh ấy là 3 triệu USD. 7. Brent Rivera: 4 triệu USD Ảnh: The Market Activity Brent Rivera có thể là influencer TikTok giàu có nhất hiện tại, nhưng anh nổi tiếng nhất là trên YouTube và Vine. Theo The Richest, anh đóng vai Isaac Salcedo trong phim “Light as a Feather”. Trong 2 năm, Brent Rivera đã viết, sản xuất, làm đạo diễn và tự đóng các video được đăng tải trên YouTube với cái tên “MrBrent98”. Khối tài sản 4 triệu USD mà Brent Rivera sở hữu không có gì quá ngạc nhiên khi anh có tới 42 triệu người theo dõi. 6. Loren Grey: 5 triệu USD Ảnh: Medium Loren Grey là một nhạc sĩ trẻ giữ danh hiệu Influencer được theo dõi nhiều nhất trên TikTok vào năm 2020. Lúc ấy, cô mới 19 tuổi. Hiện Loren Grey vẫn là ngôi sao trên kênh TikTok với 54 triệu người đăng ký. Cô đã kiếm được 5 triệu USD thông qua việc hợp tác với các công ty như Burger King và Revlon. Các đĩa đơn của cô do Virgin Records phát hành cũng là một nguồn thu nhập đáng kể của cô gái trẻ tài năng.
5. Baby Ariel: 6 triệu USD Ảnh: Instagram Baby Ariel là ca sĩ và Influencer 20 tuổi. Cô bắt đầu trên TikTok khi hoạt động dưới tên gọi là Musical.ly. Với hơn 35 triệu người theo dõi trên TikTok tính đến năm 2022, Time đã xếp Ariel là một trong những cá nhân quyền lực nhất trên Internet. Forbes cũng đã đưa tên tuổi Ariel vào danh sách những người quan trọng nhất trong ngành giải trí. Ariel cùng dẫn dắt chương trình “Disney Fam Jam” với Trevor Tordjman và đã được đề cử một số giải thưởng, bao gồm cả các giải thưởng People’s Choice và iHeartRadio Music. Celebrity Net Worth ước tính rằng cô sở hữu khối tài sản trị giá 6 triệu USD. 4. Dixie D’Amelio: 6 triệu USD Ảnh: The Famous People Dixie D’Amelio, 21 tuổi, là một ca sĩ và hot TikToker người Mỹ. Dixie D’Amelio cũng là thành viên trong một gia đình nổi tiếng trên TikTok. Em gái của cô, Charli D’Amelio được mệnh danh là “nữ hoàng TikTok”. Trong khi đó, cả bố và mẹ của cô đều sở hữu tài khoản hàng triệu người theo dõi. Năm 2020, Dixie tung ra ca khúc đầu tay, Be Happy, với hàng chục triệu lượt nghe trên Spotify. 3. Charli D’Amelio: 8 triệu USD Ảnh: IMDB Charli D’Amelio là cô em gái tài sắc được mệnh danh là “nữ hoàng TikTok” của Dixie D’Amelio. Vào năm 2019, mức độ nổi tiếng của cô tăng vọt nhờ các video vũ đạo hút mắt. Celebrity Net Worth ước tính giá trị tài sản ròng của cô là 8 triệu USD. Vào tháng 12/2020, Charli xuất bản cuốn sách đầu tiên có tựa đề “Essentially Charli: The Ultimate Guide to Keeping It Real”. 2. Addison Rae: 8 triệu USD Ảnh: Popbuzz Addison Rae Easterling, 20 tuổi, có hơn 86 triệu người theo dõi trên TikTok tính đến năm 2022. Theo Celebrity Net Worth, cô sở hữu khối tài sản đáng kinh ngạc là 8 triệu USD. Hiện cô đang dành toàn thời gian để sản xuất các video trên TikTok. Addison Rae còn trở thành đại sứ toàn cầu cho hãng thời trang American Eagle. Cô cũng đăng các bài podcast hàng tuần trên kênh “Mama Knows Best” cùng với mẹ là Sheri Nicole. 1. Burak Ozdemir: 11 triệu USD Ảnh: Instagram Burak Ozdemir rất đặc biệt vì anh không giống như các Influencer khác trên TikTok. Ozdemir là một đầu bếp và là một doanh nhân. Anh đăng tải những video sáng tạo liên quan đến những món ăn “siêu to khổng lồ”. Những video thú vị của anh đã trở nên phổ biến khắp mạng xã hội và đưa nhà hàng của anh đến gần với nhiều thực khách hơn. Nhà hàng của Ozdemir trở thành điểm đến của những người nổi tiếng như các hot TikToker, các vận động viên và thậm chí cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ cũng ghé thăm. GQ Australia cho biết Ozdemir, người có khoảng 55 triệu người theo dõi tính đến năm 2022, là một trong những Influencer giàu có nhất trên TikTok, với khối tài sản ròng là 11 triệu USD. Nguồn: The Richest / Thiên Di / Theo Phụ Nữ Việt Nam
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chốt ngày khai màn Đại hội 20 là 16/10. Tờ New York Times có dự đoán đương kim Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ “ngồi trên cương vị lãnh đạo cao nhất thêm 5 năm nữa”, còn Thủ tướng Lý Khắc Cường chắc chắn sẽ mãn nhiệm. Những người kế nhiệm đủ điều kiện là ông Uông Dương – Chủ tịch Chính hiệp toàn Trung Quốc, hoặc đương kim Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa.
Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc của ĐCSTQ là Uông Dương được dự đoán là có khả năng cao nhất cho chức Thủ tướng sau Đại hội 20. (Ảnh: HK01) Phóng viên Trung Quốc của New York Times là Chris Buckley đã phân tích trong một bài báo rằng Đại hội 20 của ĐCSTQ có 2 vấn đề đáng chú ý về nhân sự: liệu có chọn người kế nhiệm, và ai sẽ là thủ tướng.
Bài viết cho rằng Tổng bí thư ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình phá bỏ nguyên tắc làm 2 nhiệm kỳ để tiếp tục nhiệm kỳ 3, làm lãnh đạo cao nhất là “gần như chắc chắn”, còn Uông Dương – đương kim Chủ tịch Chính hiệp toàn Trung Quốc và Hồ Xuân Hoa – đương kim Phó Thủ tướng là những ứng viên sáng nhất cho cương vị thủ tướng nhiệm kỳ tiếp theo, trong đó khả năng Uông Dương là “lớn hơn nhiều”.
Bài viết cho biết Đại hội Đảng toàn quốc của ĐCSTQ là “kỳ nghị sự đặc biệt quan trọng đối với hệ thống quyền lực của ĐCSTQ được tổ chức 5 năm một lần”. Ngày đó quy tụ khoảng 2300 đại biểu, họ “hiếm khi bày tỏ quan điểm bất đồng (nếu có)”. Đại hội Đảng lần thứ 20 này sẽ tiết lộ định hướng chính sách tổng thể và đội hình lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang chậm lại và căng thẳng gia tăng với nước ngoài (đặc biệt là Mỹ).
Mặc dù chưa nêu rõ liệu Đại hội 20 này có kéo dài nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình hay không, nhưng quyền lực hiện nay của ông Tập và việc ĐCSTQ mạnh mẽ quảng bá ghi nhận các thành tích của ông cho thấy, ông có khả năng cao tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo tại Đại hội 20.
Tuy nhiên bài viết đề cập rằng ông Tập Cận Bình (69 tuổi) cho dù nắm chắc khả năng tại nhiệm ở Đại hội 20 thì ông cũng gặp phải bài khảo nghiệm nghiêm ngặt. Những điều này bao gồm: Có thể đưa thân tín vào đội ngũ lãnh đạo tiếp theo ở mức độ nào? Và liệu tại Đại hội 20 ông Tập có phát tín hiệu “người kế vị” sau này?
Bài viết cho rằng dường như đến nay, người kế nhiệm ông Tập vẫn chưa xuất hiện. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng ông Tập sẽ “không chốt” người kế nhiệm tại Đại hội 20, như vậy cho phép ông duy trì ảnh hưởng của mình trong vài năm tới.
Nhà phân tích chính trị Trey McArver tại công ty tư vấn Trivium (Trivium China) – công ty chuyên theo dõi việc hoạch định chính sách của Trung Quốc, cho rằng thủ tướng tiếp theo có thể là ông Hồ Xuân Hoa (59 tuổi) hoặc ông Uông Dương (67 tuổi), trong 2 người thì rõ ràng ông Uông Dương có khả năng cao hơn. Trước khi vào lãnh đạo trung ương, mặc dù cả ông Hồ và ông Uông đều không có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với ông Tập, nhưng cả hai đều “tự xây dựng hình ảnh là những trợ thủ trung thành với kinh nghiệm quản lý chính quyền trung ương”.
Trey McArver cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng xác suất của ông Uông Dương là cao hơn nhiều”.
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (Ảnh: Chụp màn hình video) Ngoài ra ông Tập Cận Bình cần sự ổn định, nhưng năm trước thềm Đại hội 20 của ĐCSTQ là năm đầy khó khăn đối với Trung Quốc. Tình hình bất ổn đó đã làm dấy lên suy đoán rằng quyền lực của ông Tập đã bị suy yếu, điều này có thể khiến các chính sách của ông dễ bị các đối thủ thách thức. Việc ông Tập kiên định tuân thủ chính sách ‘Zero-COVID’ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc; việc ủng hộ lập trường của Nga một cách không cần thiết đã khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu tức giận.
Trong một bài phân tích trên Sing Tao Daily – tờ báo tại Hồng Kông xu hướng thân ĐCSTQ – cho biết trong ĐCSTQ có nguyên tắc bất thành văn gọi là “7 lên 8 xuống” (68 tuổi phải nghỉ hưu, 67 tuổi vẫn được tại nhiệm). Theo quy tắc bất thành văn này thì chỉ có ông Lật Chiến Thư – Chủ tịch Ban Thường vụ Nhân đại toàn Trung Quốc, và Phó Thủ tướng Hàn Chính là đến tuổi phải nghỉ hưu; các nhân vật còn lại như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Hộ Ninh (Bí thư Ban Bí thư Trung ương), Triệu Lạc Tế (Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương) đều sẽ tại nhiệm trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Bài viết nhấn mạnh, ông Tập Cận Bình (69 tuổi) không bị giới hạn bởi nguyên tắc bất thành văn “7 lên 8 xuống”. 5 năm nữa ông Tập 74 tuổi vẫn chưa “xem là già”, hơn nữa ông ấy vẫn đang gánh vác nhiệm vụ quan trọng là “hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”. Vậy nên có nhiều suy đoán cho rằng Đại hội 20 này, có nhiều khả năng ông Tập “không chốt” người kế nhiệm.
Về việc ai sẽ là thủ tướng tiếp theo, tờ Sing Tao cho biết ông Lý Khắc Cường đã giữ chức thủ tướng trong 2 nhiệm kỳ và theo Hiến pháp Trung Quốc thì ông phải mãn nhiệm, những người kế nhiệm đủ tiêu chuẩn là Uông Dương hoặc Hồ Xuân Hoa. Các ứng viên cho chức thủ tướng của ĐCSTQ thường phải có kinh nghiệm của một phó thủ tướng, hiện tại chỉ có Uông Dương và Hồ Xuân Hoa là phù hợp tiêu chí.
Ngày ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng bí thư cộng sản cuối cùng của Liên Xô qua đời, ông nhận được nhiều lời bình từ hai phía ca tụng và căm ghét. Những người chống cộng thì nhìn ông như một con người dũng cảm đã hy sinh xé toang bức màn đen của thế giới song cực. Còn những người yêu cộng sản thì căm hận ông vì đã mang tội làm sụp đổ thành trì cách mạng vĩ đại của phía Đông thế giới. Đứng giữa những điều đó, Gorbachev còn hiện ra với tính cách của một nhà cách mạng của thế giới cộng sản nhưng đầy chất lãng mạn của người nông dân vùng Privolnoye, miền Nam nước Nga. Điều đáng ca ngợi ở Gorbachev là nhân tính. Ông nhìn mọi sự kiện quanh mình bằng con mắt của một người cộng sản trung thành, nhưng ở bên dưới là những lời chất vấn thầm lặng của một con người có nhân tính. Tháng Mười Một 1969, ý thức về một hệ thống độc tài cộng sản đang hủy diệt con người bắt đầu đến với ông, trong chuyến thăm đến Tiệp Khắc. Một năm sau cuộc nổi dậy ở đất nước này, vì không muốn chịu ách cai trị của cộng sản Nga, Gorbachev kể ông bị choáng váng khi đến Bratislava, thành phố cổ kính vẫn còn y nguyên những vết đạn pháo và những bức vẽ graffiti khẩu hiệu và hình ảnh chống cộng sản và Nga. Đoàn đi thăm của Gorbachev phải tổ chức thêm cận vệ thường phục để phòng trường hợp bị tấn công.
Theo truyền thống, phái đoàn của Nga đến thăm Sbrojevka, một nhà máy lớn của Tiệp. Thế nhưng khi được đưa vào một vị trí tốt để phát biểu và mở lời chào, Gorbachev nhận ra rằng những người thuộc giai cấp công nhân ấy đã tìm cách quay mặt đi và không nhìn đoàn của Nga. “Đó là một cảm giác khủng khiếp”, Gorbachev nhớ lại điều mà ông nhận ra rằng trong hệ thống cộng sản, ngay cả ở vị trí cao, ông vẫn được tuyên truyền rằng mọi dân tộc của giai cấp vô sản luôn là tình đoàn kết hữu nghị nồng ấm không thể tách rời.
Nhiều năm sau nhắc lại về “cú sốc đầu đời” này, Gorbachev nói rằng ý nghĩa “bức màn sắt” mà phương Tây nói về sự ngăn cách hai thế giới cộng sản và tự do là có thật, nhưng bức màn sắt nó còn nằm ở ngay trong nội bộ của chính quyền cộng sản, để bịt mắt lẫn nhau. Phía căm ghét ông Gorbachev, nói ông là kẻ muốn đốt đền – tự tay tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ngay ở đất nước mình – để lưu danh lịch sử. Nhưng thực ra, theo dõi cuộc đời của ông Gorbachev từ ban đầu mới hiểu rằng việc day dứt muốn làm điều đúng và khát khao thay đổi, để được làm điều đúng, là suy nghĩ của ông, có từ đầu những năm 1970.
Kể trong cuốn hồi ký của mình, Gorbachev nói ông giật mình nhận ra rằng vào lúc loài người đã đi đến mặt trăng thì Liên Xô vẫn sử dụng những phương thức nông nghiệp giống như ở thế kỷ 19. Vào lúc đó, hàng năm Liên Xô sử dụng 100 đến 110 triệu tấn thực phẩm làm thức ăn gia súc, trong khi các quốc gia châu Âu chỉ dùng hết gần 74 triệu tấn.
Ông tự mình tìm hiểu và thấy rằng ở phương Tây thù địch, ngoài thức ăn chính, họ cộng thêm 30% phụ gia protein, dẫn đến chuyện gia súc cân bằng dinh dưỡng, tăng trọng nhanh và các đợt nuôi gia súc nhiều hơn trong một năm. Có nghĩa là trên con đường đi tới tương lai, phương Tây luôn tìm và cải cách những điều bình thường nhất, trong khi đó ở Liên Xô, tất cả những suy nghĩ và của cải làm ra, đều được dành cho chính sách xây dựng sự lớn mạnh của công an và quân đội.
Bên cạnh đó, tham nhũng là từ ngữ mà Gorbachev không nói thẳng ra, nhưng trong phần ông ghi lại cuộc trao đổi với Bí thư Trung Ương Đảng Fyodor Kulakov vào năm 1977, nhấn mạnh rằng giá thu mua
Ông Gorbachev giải thích bằng một chuyện cười phổ biến ở nước Nga vào thời điểm đó là, Tổng bí thư Leonid Brezhnev trong một chuyến đi chơi với mẹ, giới thiệu một căn hộ lớn của mình tại Moskva, rồi sau đó là một căn khác Zarechye. Kế đến là về khu nghỉ dưỡng riêng tại Zavidovo, cùng đi săn. Rồi sau đó, lại nghỉ ở một cơ ngơi bí mật ở Krym. Tổng bí thư Brezhnev hỏi mẹ ông nghĩ gì về những thứ ông đang có. Bà nói “Mọi thứ tuyệt lắm Leonid, nhưng mẹ không biết con sẽ làm gì với tất cả những thứ tài sản đó khi cộng sản quay lại nắm quyền”.
Nhân tính của Gorbachev là nhìn thấy nỗi đau của con người, nhìn thấy ánh mắt căm giận của kẻ bị trị, và nhìn thấy tài sản quốc gia đang biến thành cơ ngơi, tiền của những lãnh đạo cao cấp mà luật pháp bảo vệ họ đến mức không ai dám lên tiếng. Và đó là những gì dồn đến, dẫn đến chuyện Gorbachev nói với người vợ của ông, bà Raisa rằng “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này”.
Nhưng một góc khác của Gorbachev cũng cần phải được nhìn thấy rõ, đó là ông vẫn mang nặng tư duy chủ nghĩa Mác-Lê. Với một tinh thần cải cách đầy tính lãng mạn, Gorbachev vẫn muốn tồn tại một Liên Xô dân chủ hơn và nhân bản hơn, một tập hợp nhất thiết không nên để đổ vỡ. Một tập hợp với mơ ước có dân chủ và không độc tài trên nền khối xã hội chủ nghĩa cũ. Tháng Mười Một 1991, Gorbachev vẫn còn hy vọng khi tham gia soạn thảo “Hiệp ước liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền – một nhà nước dân chủ liên bang”, nhằm xây dựng một Liên bang Xô viết khác, không theo hình thái cũ.
Dự thảo này được công bố vào ngày 27 Tháng Mười Một năm 1991. Một số quốc gia trong Liên bang Xô Viết cũ đã quyết định tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định còn tiếp tục tham gia Liên Minh này nữa hay không, hay sẽ là chọn con đường quốc gia độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý quan trọng nhất và gây tác động đến tất cả những quốc gia trong liên bang đó là ở Ukraine.
Thay vì trưng cầu dân ý là có nên tham gia liên minh không, chính quyền và người dân Ukraine đã bỏ phiếu cho câu hỏi “Có nên xóa bỏ chế độ Cộng sản Liên Xô hay không?”. Đi xa hơn nữa, Ukraine và Belarus còn chuẩn bị cho ra một văn bản tuyên bố hủy bỏ những nền tảng chính trị pháp lý của sự tồn tại của Liên Xô và tuyên bố xóa bỏ sự tồn tại, vốn được ngụy trang dưới sự kêu gọi hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Lịch sử có những cung đường kỳ lạ của nó, trong bối cảnh đó, lại xuất hiện một nhân vật khác là Boris Yelstin, người được coi là va chạm gay gắt với Gorbachev cho con đường để thay đổi, nhưng đồng thời cũng hợp nhất vào công việc tạo ra một nước Nga mới. Gorbachev là người tạo ra sóng ngầm, làm chuyển động và sụp đổ tất cả những gì đang mục rữa trong lòng gã độc tài già nua. Nhưng Boris Yeltsin chính là người cưỡi trên ngọn sóng đó, tạo niềm cảm hứng và dẫn đến những cột mốc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản trên nước Nga.
Dù hai nhân vật này là những người bất đồng với nhau nhưng họ đã có những sự phối hợp đầy kỳ lạ để đi đến một kết cục mới. Nếu theo dõi hồi ký của cả Boris Yeltsin lẫn Mikhail Gorbachev, có thể nhìn thấy rằng cuộc cách mạng đầu thập niên 1990 đó, nếu chỉ có một người, thì cả Gorbachev lẫn Yeltsin đều có thể bị các thế lực bảo thủ ở Nga thủ tiêu vào một lúc nào đó.
Điều mà người Việt cần nhớ về Mikhail Gorbachev, đó là một nhà chính trị chân thành. Một nhà chính trị cộng sản mang gương mặt con người. Từ lúc bước vào con đường chính trị đến lúc ra đi, ông trung thành với chủ trương “glasnost” đã đề ra, bạch hóa tất cả những gì nhân dân muốn biết. Chuyện chủ trương công khai thảm họa Chernobyl là một trong những điều mà ông làm thế giới phương Tây phải ngạc nhiên về tính cách của một lãnh đạo cộng sản. Nói trong cuộc họp với Bộ Chính Trị ngày 3 Tháng Bảy năm 1986, Gorbachev làm lay động cả một bộ máy quen sống trong giả dối và che đậy “Không thể chấp nhận được suy nghĩ rằng chúng ta có thể bị hạn chế trong những biện pháp nửa vời hay lẩn tránh vấn đề. Cần có thông tin toàn diện về sự cố này. Chính sách hèn nhát là một chính sách nhục nhã”.
Gorbachev cũng là người đã đưa ra sự thật ở rừng Katyn (Ba Lan) và chính thức là người xin lỗi thay cho hành động tàn bạo của Stalin. Ngày 25 Tháng Mười Một, Quốc hội Liên bang Nga bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22,000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía Tây nước Nga vào năm 1940, do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh. Báo The Moscow News cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990. Con số phiếu thuận cho thấy vào thời điểm đó, việc chấp nhận sự thật của các quan chức Liên Xô cũ chỉ mới có được ở mức quá bán mà thôi.
Hơn hết, Gorbachev là một người thanh bạch. Ông bước vào chính trường từ tư cách là một người nông dân và bước ra khỏi nó cũng không đem theo mình bất kỳ của cải hay lợi lộc gì. Thậm chí lương hưu của ông còn bị cắt xén trong sự ghét bỏ của các quan chức cộng sản còn quyền. Vào thời gian cải cách và những sự thay đổi đầy tính con người nhưng vô cùng kỳ lạ với bộ máy cộng sản Nga Sô, một cánh bảo thủ đã chi đến $5 triệu, để nhờ một công ty ở phương Tây điều tra xem Gorbachev có phải gián điệp của phương Tây hay không, và có những ngân khoản bí mật nào ngoài Liên Xô không? Về sau khi biết được điều này, Gorbachev đã gửi đơn tố cáo đến Viện Công tố, nhưng cơ quan này hoàn toàn im lặng và làm lơ. Những chi tiết này có thể tìm thấy trong “Mikhail Gorbachev- Đời tôi”, phát hành bản tiếng Việt năm 2018.
Hôm nay khi ông Gorbachev ra đi, bối cảnh thế giới phức tạp hơn rất nhiều những gì ông đã trải qua. Cộng sản hôm nay tinh ranh và không còn ra vẻ cộng sản như ngày xưa. Tư bản thực dụng hơn và sẵn sàng thỏa hiệp với tất cả những gì có lợi cho mình. Thế giới đang hòa trộn vào nhau với tất cả những sự hỗn loạn và bất dung của nó.
Để nghĩ về một Mikhail Gorbachev, người đã tạo nên bước chuyển của thế giới, nên là ghi nhớ và trân trọng những điều tốt đẹp nhất ông đã làm được. Có lẽ không nên ca ngợi ông như một thần tượng, hoặc căm thù cho đến tận thế hệ sau. Mỗi nhân vật trên trường chính trị đều có những phần đời đúng và sai của mình. Hãy ghi nhớ những điều không thể quay lại. Và cũng cần ghi nhớ không có nhân vật nào có thể bị gán buộc sống mãi trong đời chúng ta, với những tình cảm không có sự thật.
sản của nông dân luôn là rẻ mạt, trong khi đó, những giá ngũ cốc nhập khẩu từ nước ngoài vào thì lại cao gấp 2-3 lần. Những con số chênh lệch bí ẩn đó đi đâu?
Ông Gorbachev giải thích bằng một chuyện cười phổ biến ở nước Nga vào thời điểm đó là, Tổng bí thư Leonid Brezhnev trong một chuyến đi chơi với mẹ, giới thiệu một căn hộ lớn của mình tại Moskva, rồi sau đó là một căn khác Zarechye. Kế đến là về khu nghỉ dưỡng riêng tại Zavidovo, cùng đi săn. Rồi sau đó, lại nghỉ ở một cơ ngơi bí mật ở Krym. Tổng bí thư Brezhnev hỏi mẹ ông nghĩ gì về những thứ ông đang có. Bà nói “Mọi thứ tuyệt lắm Leonid, nhưng mẹ không biết con sẽ làm gì với tất cả những thứ tài sản đó khi cộng sản quay lại nắm quyền”.
Nhân tính của Gorbachev là nhìn thấy nỗi đau của con người, nhìn thấy ánh mắt căm giận của kẻ bị trị, và nhìn thấy tài sản quốc gia đang biến thành cơ ngơi, tiền của những lãnh đạo cao cấp mà luật pháp bảo vệ họ đến mức không ai dám lên tiếng. Và đó là những gì dồn đến, dẫn đến chuyện Gorbachev nói với người vợ của ông, bà Raisa rằng “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này”.
Nhưng một góc khác của Gorbachev cũng cần phải được nhìn thấy rõ, đó là ông vẫn mang nặng tư duy chủ nghĩa Mác-Lê. Với một tinh thần cải cách đầy tính lãng mạn, Gorbachev vẫn muốn tồn tại một Liên Xô dân chủ hơn và nhân bản hơn, một tập hợp nhất thiết không nên để đổ vỡ. Một tập hợp với mơ ước có dân chủ và không độc tài trên nền khối xã hội chủ nghĩa cũ. Tháng Mười Một 1991, Gorbachev vẫn còn hy vọng khi tham gia soạn thảo “Hiệp ước liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền – một nhà nước dân chủ liên bang”, nhằm xây dựng một Liên bang Xô viết khác, không theo hình thái cũ.
Dự thảo này được công bố vào ngày 27 Tháng Mười Một năm 1991. Một số quốc gia trong Liên bang Xô Viết cũ đã quyết định tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định còn tiếp tục tham gia Liên Minh này nữa hay không, hay sẽ là chọn con đường quốc gia độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý quan trọng nhất và gây tác động đến tất cả những quốc gia trong liên bang đó là ở Ukraine.
Thay vì trưng cầu dân ý là có nên tham gia liên minh không, chính quyền và người dân Ukraine đã bỏ phiếu cho câu hỏi “Có nên xóa bỏ chế độ Cộng sản Liên Xô hay không?”. Đi xa hơn nữa, Ukraine và Belarus còn chuẩn bị cho ra một văn bản tuyên bố hủy bỏ những nền tảng chính trị pháp lý của sự tồn tại của Liên Xô và tuyên bố xóa bỏ sự tồn tại, vốn được ngụy trang dưới sự kêu gọi hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Lịch sử có những cung đường kỳ lạ của nó, trong bối cảnh đó, lại xuất hiện một nhân vật khác là Boris Yelstin, người được coi là va chạm gay gắt với Gorbachev cho con đường để thay đổi, nhưng đồng thời cũng hợp nhất vào công việc tạo ra một nước Nga mới. Gorbachev là người tạo ra sóng ngầm, làm chuyển động và sụp đổ tất cả những gì đang mục rữa trong lòng gã độc tài già nua. Nhưng Boris Yeltsin chính là người cưỡi trên ngọn sóng đó, tạo niềm cảm hứng và dẫn đến những cột mốc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản trên nước Nga.
Dù hai nhân vật này là những người bất đồng với nhau nhưng họ đã có những sự phối hợp đầy kỳ lạ để đi đến một kết cục mới. Nếu theo dõi hồi ký của cả Boris Yeltsin lẫn Mikhail Gorbachev, có thể nhìn thấy rằng cuộc cách mạng đầu thập niên 1990 đó, nếu chỉ có một người, thì cả Gorbachev lẫn Yeltsin đều có thể bị các thế lực bảo thủ ở Nga thủ tiêu vào một lúc nào đó.
Điều mà người Việt cần nhớ về Mikhail Gorbachev, đó là một nhà chính trị chân thành. Một nhà chính trị cộng sản mang gương mặt con người. Từ lúc bước vào con đường chính trị đến lúc ra đi, ông trung thành với chủ trương “glasnost” đã đề ra, bạch hóa tất cả những gì nhân dân muốn biết. Chuyện chủ trương công khai thảm họa Chernobyl là một trong những điều mà ông làm thế giới phương Tây phải ngạc nhiên về tính cách của một lãnh đạo cộng sản. Nói trong cuộc họp với Bộ Chính Trị ngày 3 Tháng Bảy năm 1986, Gorbachev làm lay động cả một bộ máy quen sống trong giả dối và che đậy “Không thể chấp nhận được suy nghĩ rằng chúng ta có thể bị hạn chế trong những biện pháp nửa vời hay lẩn tránh vấn đề. Cần có thông tin toàn diện về sự cố này. Chính sách hèn nhát là một chính sách nhục nhã”.
Gorbachev cũng là người đã đưa ra sự thật ở rừng Katyn (Ba Lan) và chính thức là người xin lỗi thay cho hành động tàn bạo của Stalin. Ngày 25 Tháng Mười Một, Quốc hội Liên bang Nga bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22,000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía Tây nước Nga vào năm 1940, do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh. Báo The Moscow News cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990. Con số phiếu thuận cho thấy vào thời điểm đó, việc chấp nhận sự thật của các quan chức Liên Xô cũ chỉ mới có được ở mức quá bán mà thôi.
Hơn hết, Gorbachev là một người thanh bạch. Ông bước vào chính trường từ tư cách là một người nông dân và bước ra khỏi nó cũng không đem theo mình bất kỳ của cải hay lợi lộc gì. Thậm chí lương hưu của ông còn bị cắt xén trong sự ghét bỏ của các quan chức cộng sản còn quyền. Vào thời gian cải cách và những sự thay đổi đầy tính con người nhưng vô cùng kỳ lạ với bộ máy cộng sản Nga Sô, một cánh bảo thủ đã chi đến $5 triệu, để nhờ một công ty ở phương Tây điều tra xem Gorbachev có phải gián điệp của phương Tây hay không, và có những ngân khoản bí mật nào ngoài Liên Xô không? Về sau khi biết được điều này, Gorbachev đã gửi đơn tố cáo đến Viện Công tố, nhưng cơ quan này hoàn toàn im lặng và làm lơ. Những chi tiết này có thể tìm thấy trong “Mikhail Gorbachev- Đời tôi”, phát hành bản tiếng Việt năm 2018.
Hôm nay khi ông Gorbachev ra đi, bối cảnh thế giới phức tạp hơn rất nhiều những gì ông đã trải qua. Cộng sản hôm nay tinh ranh và không còn ra vẻ cộng sản như ngày xưa. Tư bản thực dụng hơn và sẵn sàng thỏa hiệp với tất cả những gì có lợi cho mình. Thế giới đang hòa trộn vào nhau với tất cả những sự hỗn loạn và bất dung của nó.
Để nghĩ về một Mikhail Gorbachev, người đã tạo nên bước chuyển của thế giới, nên là ghi nhớ và trân trọng những điều tốt đẹp nhất ông đã làm được. Có lẽ không nên ca ngợi ông như một thần tượng, hoặc căm thù cho đến tận thế hệ sau. Mỗi nhân vật trên trường chính trị đều có những phần đời đúng và sai của mình. Hãy ghi nhớ những điều không thể quay lại. Và cũng cần ghi nhớ không có nhân vật nào có thể bị gán buộc sống mãi trong đời chúng ta, với những tình cảm không có sự thật.