Thị trấn Lego siêu độc lạ sặc sỡ sắc màu, bước vào có cảm giác lạc vào thế giới đồ chơi khổng lồ

Từ trên cao nhìn xuống, thị trấn Comfort (Ukraine) giống như một vương quốc đồ chơi cổ tích.

Thị trấn Comfort nằm ở ngoại ô của thủ đô Kiev, Ukraine. Nó trở nên nổi tiếng, khác biệt hoàn toàn với biết bao thị trấn nhỏ khác nhờ thiết kế vô cùng đặc biệt. Dự án xây dựng và sơn toàn bộ thị trấn Comfort được hoàn thành năm 2019. Nổi bật lên giữa những tòa nhà màu xám buồn tẻ và đơn giản ở xung quanh, Comfort sặc sỡ sắc màu với các tòa nhà được sơn màu sáng toàn bộ từ cửa sổ tới mái nhà. Mỗi căn lại mang một màu sắc riêng như đỏ, tím xanh lá, hồng, cam, vàng tươi,… Nhìn chúng vì thế không khác gì những khối đồ chơi lego rực rỡ của trẻ nhỏ.

 Mục đích biến Comfort thành "vương quốc đồ chơi" nhằm thu hút cư dân đến đây định cư. 

 Mục đích biến Comfort thành "vương quốc đồ chơi" nhằm thu hút cư dân đến đây định cư. 
 Mục đích biến Comfort thành “vương quốc đồ chơi” nhằm thu hút cư dân đến đây định cư.

Để có thể xây dựng nên thị trấn lego, các kiến trúc sư và kỹ sư đã mất 11 năm trời để thiết kế, nhất là khi nguồn kinh phí không hề dư dả. Đây là công trình sáng tạo của các kiến trúc sư Dmytro Vasyliev, Aleksandr Popov, Olga Alfiorova từ công ty Archimatika. Mục đích biến Comfort thành “vương quốc đồ chơi” không phải để thu hút khách du lịch, mà nhằm thu hút cư dân đến đây định cư. Thị trấn rộng tới nửa triệu m2 này quả thật đã thành công trong việc tìm người sinh sống nhờ thế.

Các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Comfort như một thị trấn lego khổng lồ


Các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Comfort như một thị trấn lego khổng lồ
Các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Comfort như một thị trấn lego khổng lồ.

Những tòa nhà như đồ chơi rực rỡ đã thu hút người mua nhà. Vào năm 2020, trung bình mỗi tháng Comfort bán được 200 căn hộ. Hiện tại, tổng cộng toàn thị trấn mới đã có hơn 20.000 cư dân.

Comfort giờ đã là địa điểm du lịch hút khách, vượt xa mong đợi ban đầu của chính quyền.

Comfort giờ đã là địa điểm du lịch hút khách, vượt xa mong đợi ban đầu của chính quyền.
Comfort giờ đã là địa điểm du lịch hút khách, vượt xa mong đợi ban đầu của chính quyền.
Tại thị trấn lego, người dân có thể tiếp cận đầy đủ các công trình hiện đại. Ở mỗi tòa nhà là các khu văn phòng, quán cà phê, cửa hàng ở tầng thấp và các căn hộ phía trên. Các không gian xanh cũng được chú trọng với nhiều quảng trường, công viên, trung tâm thể thao ngoài trời. Không chỉ đem lại một không gian sống đẹp và tiện nghi cho người dân, Comfort còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, được du khách ghé thăm mỗi khi đến thành phố Kiev.
Các căn hộ ở Comfort giờ đã cháy hàng, không phải muốn mua là được
Các căn hộ ở Comfort giờ đã cháy hàng, không phải muốn mua là được.
Theo báo Tổ Quốc

Giáo sư đoạt giải Nobel Vật lý 2020 cho hay: Ông biết linh hồn con người ở đâu sau khi chết!

Con người có linh hồn không? Liệu linh hồn có thực sự tồn tại trên thế giới này? Con người chưa bao giờ ngừng khám phá chủ đề linh hồn trong hàng ngàn năm.

Trong hầu hết các tôn giáo, họ luôn liên kết linh hồn với luân hồi. Đồng thời, họ cũng cho rằng cơ thể con người chỉ là vật mang linh hồn, khi thể xác chết đi thì linh hồn vẫn sẽ tồn tại trong vũ trụ dưới một dạng khác.

Con người không biến mất hoàn toàn sau khi chết.
Con người không biến mất hoàn toàn sau khi chết. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhận thức về tâm hồn của con người đã có những thay đổi nhất định.

Năm 2020, nhà vật lý vĩ đại Roger Penrose đã giành giải Nobel Vật lý cho những đóng góp nghiên cứu của ông đối với lỗ đen. Nhưng giải Nobel Vật lý của ông đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học.

Lý do của cuộc tranh cãi chính xác là vì nghiên cứu về linh hồn của ông trong gần 20 năm. Bởi vì trong quá trình nghiên cứu vật lý, ông đã đưa ra cho mọi người một chủ đề rất khó tin, mà theo cách hiểu thì đó là khái niệm lượng tử linh hồn.

Ông tin rằng con người không biến mất hoàn toàn sau khi chết, mà giấu linh hồn của họ ở một góc nào đó của vũ trụ dưới một hình thức khác. Hàm ý rằng con người chúng ta sẽ không bị tiêu tan hoàn toàn trong vũ trụ vì cái chết.

Giáo sư Roger Penrose
Giáo sư Roger Penrose.

Hầu hết các nhà khoa học đều không quan tâm đến giả thuyết mà ông đề xuất, thậm chí một số lượng lớn người còn cho rằng ông đề xuất khái niệm lượng tử linh hồn. Nó thuộc về lý thuyết siêu hình học, không hẳn là khoa học.

Nếu giải Nobel Vật lý được trao cho Roger Penrose, nó rất có thể sẽ phá vỡ sự nghiêm ngặt hiện có của khoa học. Nó có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức khám phá khoa học hiện nay.

Trong các cuộc thảo luận cuối cùng của Ủy ban Nobel, họ đã bất chấp mọi phản đối và vẫn trao giải thưởng cho Roger Penrose.

Bởi vì đóng góp của Roger Penrose cho khoa học không chỉ vì nghiên cứu về linh hồn lạc lối, mà quan trọng hơn là đóng góp của ông cho lý thuyết về lỗ đen.

Theo VNReview

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải chết thì xử tử ngay.

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Ai định án cẩu thả, sử dụng chứng cứ không có cơ sở, làm “cong vẹo pháp luật” cũng bị cách chức.

Theo Đại Nam thực lục, thời Minh Mệnh, Huyện thừa huyện Văn Giang là Đặng Đình Tuấn tha cho thủ phạm mà buộc tội oan người khác. Cha Tuấn là Đặng Đình Dương làm Thiêm sự Hình tào đã che giấu việc này. Vũ Đức Thông khi làm Trưởng Hình tào tiếp tay bằng việc xét xử không hỏi rõ ngọn ngành, mập mờ kết án.

Người bị oan cầu cứu tới kinh thành. Vua sai Thiêm sự Hoàng Văn Đản và Lang trung Phạm Đình Học xét lại hồ sơ, gửi Bộ Hình duyệt lại. Bộ Hình bàn, tâu lên vua xin xử Tuấn tội lưu (đày đi xa), Dương tội đồ (đày khổ sai), Thông xử trảm giam hậu (giam chờ ngày chém đầu).

Vua phán rằng các án đều phải xét rõ lẽ. Thông gặp vụ án oan nghiêm trọng lại cùng cha con Đặng Đình Dương thông đồng che giấu. “Tội ấy kể sao cho xiết. Theo luật mà xử, chẳng quá đáng đâu”.

Theo luật thời đó, mỗi sai phạm của quan trong hoạt động xét xử đều có chế tài tương ứng: xử phạt hành chính, giáng truất phẩm trật, bãi chức, phạt lương hoặc điều động đi nơi khác. Ai vi phạm nặng sẽ bị phạt tội đồ, lưu và tử (giết chết).

Châu bản triều Nguyễn cho hay, ngày 19 tháng 7 năm Tự Đức thứ 31 (1878), căn cứ Bộ Hình tâu lên, tỉnh thần Quảng Nam đệ trình bản án Đỗ Văn Hân. Đây là vụ án tranh chấp ruộng đất khiến hai người bị xét xử oan. Các quan trong triều sau đó yêu cầu điều tra người hành vi tham nhũng, ăn hối lộ mà xét án oan để trừng trị thật nặng. Ai vô can cần phóng thích, không được giam cầm tràn lan để người vô tội chịu oan…

Nhà làm luật triều Nguyễn quy định trong xét xử nếu thấy có sự oan uổng, quan các nha môn ở Kinh đô hay ở tỉnh phải có trách nhiệm biện minh cho họ, phải kê khai đầy đủ việc oan uổng với chứng tích có thật để tâu lên vua. Nếu biết rõ họ bị oan mà không biện pháp thì quan sẽ bị xử lý về hành vi cố ý thêm tội cho người khác. Quan lại không tư lợi mà do nhầm lẫn xét xử sai thì hình phạt chủ yếu là giáng phẩm trật, lưu nhiệm, điều đi nơi khác.

Cũng theo Châu bản triều Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), tỉnh Hưng Hoá trình vụ án “vô cùng trái lệ” do Nguyên Án sát Trần Ngọc Lâm thụ lý. Người bị bắt đã kêu oan song không được làm rõ. Thời gian giam giữ lâu đến nỗi người vô tội đã chết. Sau khi quan trên xem xét, Lâm bị giáng một cấp.

Ngoài xử oan, bớt tội cũng bị coi là làm trái luật và không thể tha thứ. Người vi phạm sẽ bị phạt đánh 100 trượng, lưu đày khổ sai 3 năm. Nếu vụ việc khó biện lý thì cho phép trình lên vua, chờ phiên tòa ở triều đình. Ai có oan uổng, có chuyện đáng thương thì thỉnh ý vua để xin định đoạt.

Theo HỒNG NHUNG / VNEXPRESS

Lớp học ‘dạy thành công’: Nơi dành cho những kẻ ngốc và thất bại

Bất kỳ ai cũng phải tự tìm ra cách của riêng mình, tạo ra câu chuyện của riêng mình. Dĩ nhiên điều này khó khăn hơn rất nhiều việc phải học tập theo một ai đó nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui hơn.

Chỉ có kẻ ngốc mới hay tham gia mấy lớp học dạy thành công

Có hàng tá bài đăng trên các blog về lịch trình hàng ngày kỷ luật của Ben Franklin – chính trị gia nổi tiếng người Mỹ và cho rằng chúng ta nên học theo như vậy.Mỗi tối, Franklin đều tự hỏi mình: “Hôm nay tôi đã làm được gì tốt? Trước khi đi ngủ, ông “sắp xếp mọi thứ vào đúng chỗ, ăn nhẹ ban đêm, nghe nhạc hoặc trò chuyện và kiểm tra mọi hoạt động trong ngày. Franklin theo dõi sự tiến bộ của bản thân từng ngày.

Ngày còn trẻ, Steve Jobs có cuộc sống vô cùng tối giản, phi sở hữu và sau khi ông thành công, hàng nghìn tín đồ công nghệ đổ xô học theo phong cách đó.

Dĩ nhiên tôn thờ một vị anh hùng là điều tốt, nó có thể là ánh sáng chỉ dẫn cho cuộc sống của một con người. Tuy nhiên việc học theo lối sống của Steve Jobs như kể trên có thể khiến toàn bộ cuộc sống của bạn trở nên đơn giản một cách thái quá.

Những tiêu đề như “8 cách để suy nghĩ như Warrren Buffett” hay “Phương pháp Socratic tạo ra một cuộc sống vĩ đại” luôn được nhắc đi nhắc lại và kích thích người đọc nhưng cũng có thể tạo ra những bình luận tiêu cực về việc người viết đang quá soi mói cuộc sống cá nhân của một người, sau đó chắt lọc đưa vào những trang sách hay blog để người đọc tin rằng những lời khuyên này chính là chìa khoá dẫn tới thành công.

Vấn đề đặt ra là đây chỉ là những wantentrepreneur (từ dùng để chỉ những người luôn muốn mở doanh nghiệp/kinh doanh nhưng chẳng bao giờ làm thật) và những nhà tư tưởng xa rời thực tế. Những người này mù quáng tin rằng họ cũng sẽ trở nên vĩ đại chỉ nhờ việc tập trung vào “những mẹo tăng năng suất” thay vì làm việc.

Thậm chí ngay cả những người thành công, nổi tiếng hiện nay cũng không tránh khỏi sai lầm này. Nhà sáng lập Square là Jack Dorsey đã bắt chước theo Steve Jobs một cách khôi hài với niềm tin rằng nó sẽ khiến anh trở thành một doanh nhân tốt hơn.

Trong cuốn Hatching Twitter, Nick Bilton viết về sự ám ảnh của Dorsey với Steve Jobs như sau:

“Trong một lần thảo luận với nhà thiết kế nổi tiếng của Apple – người sau này được thuê về làm tại Square, Jack đã nghe nói rằng Jobs không coi mình là một CEO mà là một “biên tập viên”. Ngay lập tức, Jack bắt đầu học theo và xem mình là “biên tập viên chứ không chỉ là CEO” của công ty. Trong suốt một buổi nói chuyện với nhân viên, anh tuyên bố: Tôi từng nghĩ về công việc của mình và cho rằng tôi chỉ là một biên tập viên mà thôi”.

Jack bắt đầu phát biểu những câu như “trước đây chưa ai từng làm sản phẩm nào như vậy” – giống hệt câu nói của Steve Jobs trong một bài phỏng vấn vào năm 2010. Anh này cũng học theo cách Steve Jobs miêu tả những tính năng mới của Square, sử dụng những từ như “tuyệt diệu”, “ngạc nhiên” và “thú vị” – đều là những từ Jobs từng dùng trên sân khấu các sự kiện ra mắt của Apple.

Trong cuốn sách bán chạy nhất mang tên The Black Swan, Nassiom Taleb tập trung minh họa về việc con người đang bị ám ảnh bởi những thứ hoàn toàn không có thật nhưng lại ảnh hưởng hành động của họ.

Chỉ cần đọc nhiều, bạn sẽ có thể lấy tất cả những thói quen vụn vặt từ mọi nơi để tập hợp lại thành “kho thói quen” mà những người thành công thường làm. Khi suy nghĩ của bạn thấm những quan điểm trên, bạn sẽ có xu hướng chỉ muốn chứng minh bạn đúng. Nghịch lý là càng có nhiều thông tin, bạn càng có lý do chính đáng để tin vào quan điểm của mình.

Hãy nghĩ về bí mật khởi nghiệp kinh doanh của hàng tá những người nổi tiếng bắt đầu từ garage xe ô tô. Hay tất cả các nhà sáng lập đều phải làm việc 80 giờ mỗi tuần mới có thể thành công.

Những thứ được cho là “chìa khóa thành công” này chỉ đơn giản là thói quen của một con người, nếu bạn cố áp dụng vào bản thân mình có thể đánh mất đi tính cách của chính bản thân – cái rất có thể là tư duy đúng đắn tạo nên thành công cho bạn.

Thế giới không cần thêm những Mark Zuckerberg (nhà sáng lập Facebook), cái mà chúng ta cần là những ý tưởng mới, tầm nhìn mới.

Việc mù quáng học theo những người vĩ đại tạo nên ảo tưởng về những thứ không tồn tại và nâng nó lên một tiêu chuẩn quá xa vời.

Nếu nghĩ rằng đi ngủ sớm là chìa khoá để có được thể trạng khoẻ mạnh, lực lưỡng. Vậy bạn nghĩ sao khi Tiger Wood thường xuyên tiệc tùng tới 3 giờ sáng nhưng vẫn thống trị trong làng golf.

Các cuốn sách hay blog thường khuyên những điều mà người nào đấy từng làm và thành công. Nhưng rốt cuộc, đó là “người khác”.

Rắc rối hơn nữa là: Khi đưa ra kết luận rằng “tất cả những ai muốn thành công như một người X nào đó, hãy làm việc Y”, chúng ta đã bỏ qua một thứ gọi là “bằng chứng tĩnh”. Có hàng loạt doanh nhân công nghệ học theo lối sống tối giản cảu Steve Jobs và sau đó chứng kiến sự thất bại của công ty.

Nói chung không thể chỉ nhìn vào cuộc sống của ai đó và sau đó kết luận họ thành công nhờ một vài đặc điểm thói quen điển hình. Nó chỉ có thể trở thành một câu chuyện hay ho nhưng nếu học theo là một điều tai hại.

Dĩ nhiên điều đó không phải để nói rằng tất cả thành công của chúng ta là do may mắn. Nhưng có thể khẳng định rằng thành công có thể đến từ việc bắt chước theo một vài mẹo nhỏ chẳng khác nào việc đọc trang cuối của 1 quyển sách rồi sau đó đánh giá toàn bộ nội dung.

Chúng ta đang sống trong một thế giới cực kỳ phức tạp và con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng thẳng tắp, thậm chí đó là một mê cung cực kỳ tối tăm.

Bất kỳ ai cũng phải tự tìm ra cách của riêng mình, tạo ra câu chuyện của riêng mình. Dĩ nhiên điều này khó khăn hơn rất nhiều việc phải học tập theo một ai đó nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui hơn.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?

“Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?” – Tôi đã hỏi như thế ở bất cứ nơi đâu, trong nhiều năm. Tôi hỏi cùng một câu hỏi đó từ các ngôi làng vùng sâu cho đến các thành phố lớn, câu trả lời là một điều rất quan trọng đối với tôi, bởi hàng triệu người Việt Nam đã chết, đã chiến đấu cho đất nước của họ và sau đó cố gắng hoàn thành giấc mơ về một quê hương xã hội chủ nghĩa.

Liệu Việt Nam có còn là một nước cộng sản?

Tác giả: Andre Vltchek, triết gia, nhà văn, nhà làm phim và nhà báo điều tra, chuyên gia Về châu Á và phương Đông.

Nguồn: “Vietnam is well, but that angers western imperialism”; New Age; 21/12/2016.

Biên dịch: Ngô Mạnh Hùng. Bản dịch đăng trên Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 541.

Cách đây 15 năm, khi sống ở Hà Nội, tôi đã thường xuyên đến quán bar trên sân thượng ở khách sạn Meritus để dùng đồ uống buổi tối, chỉ để cảm nhận làn gió nhẹ nhàng và nhìn thấy những chiếc tàu cổ xưa đang chạy trên hồ. Đôi khi mặt hồ có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng thông thường thì bị bao phủ bởi sương mù, như trong một bức tranh Việt Nam cổ.

Có những ngôi làng trên đường chân trời, bao gồm những ngôi nhà ống đơn giản, và tôi cũng có thể nhìn thấy một vài tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố. Xa bên dưới, những tòa nhà nằm trên bờ hồ đầy màu sắc, cổ kính và đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Hà Nội rất u tịch và nghèo nàn, nhưng nó là một cái gì đó, mà người ta có thể yêu hoặc ghét, nhưng không ai có thể thờ ơ với nó bao giờ…

Đây cũng là thủ đô của một quốc gia xã hội chủ nghĩa, một đất nước tự hào đã đánh bại đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là một biểu tượng của sự phản kháng, là dấu hiệu hy vọng cho nhiều nước nghèo đang đấu tranh, và cũng giống như Cuba, là một bằng chứng sống động cho thấy một quốc gia bất khuất với niềm tự hào của mình có thể đứng lên và chiến thắng trước những kẻ thù mạnh nhất và độc ác nhất.

Vào một thời điểm nào đó, Meritus đã đổi tên và chủ sở hữu của nó. Nó đã trở thành Sofitel và gần đây đã được chuyển đổi lần nữa, lần này là Pan Pacific. Những kết cấu trên tầng mái vẫn được giữ lại. Các tòa nhà chọc trời đã mọc lên khắp thành phố. Bây giờ chúng bao phủ gần như toàn bộ chân trời, đột nhiên Hà Nội có một đường chân trời siêu thực. Bạn nhìn vào khoảng không phía xa, và những gì bạn thấy cũng giống hệt như bất cứ nơi nào khác: Thượng Hải hoặc Dallas, Bangkok hoặc Johannesburg… nhưng đó mới chỉ là cái nhìn bề ngoài.

Những hình ảnh cộng sản nhiệt huyết còn sót lại, may mắn là vẫn còn một số ít còn lại – những hình ảnh khác đã bị đột biến, trở thành những bảng hiệu quảng cáo kỹ thuật số hiện đại – vẫn đang cần mẫn chiếu sáng bóng đêm, với sự liên tục thay đổi: hình ảnh Cụ Hồ, những Đội viên thiếu niên, công nhân và binh lính trong tư thế sẵn sàng bảo vệ đất nước của mình.

Liệu Việt Nam có còn là một nước Cộng sản?” – Tôi đã hỏi như thế ở bất cứ nơi đâu, trong nhiều năm. Tôi hỏi cùng một câu hỏi đó từ các ngôi làng vùng sâu cho đến các thành phố lớn, câu trả lời là một điều rất quan trọng đối với tôi, bởi hàng triệu người Việt Nam đã chết, đã chiến đấu cho đất nước của họ và sau đó cố gắng hoàn thành giấc mơ về một quê hương xã hội chủ nghĩa.

Câu trả lời tôi thường nhận được lại là sự lảng tránh. Vì lý do nào đó, con mắt của những người mà tôi hỏi dường như bị bỏ rơi vào khoảng không vô hình nào đó…

Điều gì đã xảy ra, Việt Nam?” – Tôi muốn hỏi, nhưng Việt Nam là một dải đất lớn và dài sau bờ biển, rất bí ẩn, nó không nói, nó không trả lời những câu hỏi hùng biện của tôi. Hầu hết mọi người đều tự do nói chuyện, họ có thể trả lời, nhưng vì lý do nào đó họ lại không làm điều đó.

Họ có lẫn lộn như tôi không? Tôi cảm thấy càng trong những câu trả lời có vẻ tích cực và lạc quan, lại càng ẩn giấu sự trốn tránh. Và tôi tiếp tục suy nghĩ, tại sao lại như thế?

Tôi không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng hỏi, bởi vì tôi cảm thấy rằng đó là điều quan trọng, cần thiết phải biết để hiểu.

*

Nghệ sĩ nổi tiếng George Burchett, con trai của nhà báo vĩ đại người Australia Wilfred Burchett, sinh ra ở Việt Nam và hiện nay đã nhiều năm sống cùng gia đình ở Hà Nội. Tình yêu của anh dành cho đất nước này là niềm đam mê vô điều kiện. Anh quan sát thấy nhiều thay đổi xảy ra xung quanh, và thấy hầu hết mọi người đều lạc quan: “Cuộc sống ở Việt Nam đang dần được cải thiện. Bạn có thể đi dạo quanh Hà Nội hoặc lái xe trên khắp vùng nông thôn, không có cái gì là sự tàn khốc hay cùng cực ở đây. Mọi người lạc quan. Cuộc sống đang được cải thiện”.

Burchett cũng giải thích rằng, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối do Bộ Chính trị đưa ra theo hướng chính trị phi phương Tây.

Một số người mà tôi nói chuyện, cũng như một số nhà phân tích, không nghi ngờ gì sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng một chính sách thân thiện hơn đối với Trung Quốc, thay đổi hình thức chủ nghĩa xã hội riêng của mình (gọi là “Chủ nghĩa xã hội với các đặc điểm Việt Nam”). Tuy nhiên, sau gần hai tuần đi du lịch khắp miền Trung Việt Nam, tôi không thể phủ nhận rằng lực lượng thị trường đóng vai trò rất quan trọng, thường xuyên cố gắng đưa ra định hướng phát triển của đất nước.

Tôi thích những chiếc cần cẩu khổng lồ, các công trình xây dựng và tuabin”, tôi đùa khi đi qua Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, khi thấy ở tầng 2, một số tác phẩm vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trưng bày (ý nói những chiếc cần cẩu – ND).

Vâng, tôi cũng vậy”, một trong những người bạn của tôi trả lời một cách chế nhạo, “nhưng tất nhiên, rất nhiều những cần cẩu này đang xây dựng các trung tâm mua sắm và nhà chung cư sang trọng dành cho người giàu”.

*
Tôi đã trải qua gần 3 năm sống ở Việt Nam, khi đó vẫn còn nghèo, từ năm 2001 đến 2003. Quyết tâm của người dân để xây dựng một quốc gia phát triển hơn là rất đáng ngưỡng mộ.

Mỗi năm tôi trở lại, đi du lịch đến hầu như tất cả các góc của đất nước. Việt Nam chắc chắn đã thay đổi, nhưng theo nhiều cách nó vẫn giữ được tinh thần xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hóa tập trung mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đảm bảo cho sự phát triển của một nền kinh tế hỗn hợp, không bao giờ biến thành sự hỗn loạn và thị trường phi XHCN. Tinh thần của quốc gia và biểu tượng yêu nước là chủ nghĩa Marx, nhưng cũng mang nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa dân tộc.

Ngay cả khi các công ty mới của nước ngoài xây dựng dây chuyền lắp ráp của họ ở đây, chính phủ đã đảm bảo rằng sẽ không xảy ra điều kiện làm việc tuyệt vọng và đáng tiếc như những gì đã xảy ra ở Philippines, Indonesia hoặc Campuchia. Tôi đã đến thăm một số nhà máy may mặc ở miền Nam: tất cả đều sạch sẽ, thoáng khí, với đủ dịch vụ y tế, căn-tin và việc cơ giới hóa vận chuyển hàng hóa cho công nhân.

Ở nông thôn, điều kiện sống và làm việc cũng đã được cải thiện, nói chung là khá đáng kể.

Tuy nhiên, không giống như ở một số nước khác, tuyên truyền của phương Tây ở Việt Nam được tự do hoạt động thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các blogger và truyền thông xã hội bắt đầu tấn công lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam.

Chiến lược chung nhằm tạo sự mất ổn định (tương tự như phương thức nhắm đến Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh, và nhắm đến Mỹ Latinh và Trung Quốc bây giờ) đã được áp dụng một cách ráo riết. Vô số các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức “nhân quyền” đã tham gia ngay lập tức. Nhiều trí thức địa phương tham gia vào hàng ngũ của các nhà hoạt động nước ngoài, một số người trong số họ đã nhận được “hỗ trợ” và “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa và thậm chí trực tiếp từ các chính phủ phương Tây.

Những thành tựu to lớn của nhà nước đã bị truyền thông thu hẹp lại một cách có chủ đích, trong khi đó những chủ đề như tham nhũng và những tai ương xã hội lại bị nhấn mạnh quá mức. Toàn bộ vũ khí “văn hóa chống lại nền tảng” đã được thiết kế, sản xuất và tung ra. Đối với những người thành thị có học thức, việc ủng hộ Đảng Cộng sản và hệ thống chính trị đã trở nên biến mất, gần như họ không làm gì, gần như đáng hổ thẹn.

Việc tương tác với những khách du lịch nước ngoài thường không dẫn đến bất cứ điều gì tích cực. Tại thành phố cổ Hội An, tôi gặp một cô hầu bàn khách sạn, trước đây là một cô gái thôn quê, gần như ngay lập tức sau khi tôi ngồi xuống bàn, cô đã bắt đầu phát huy vốn tiếng Anh thông thạo của mình, để nói một hồi dài như mọi người mơ tưởng châu Âu khác, cô nói về những khó khăn khủng khiếp ở Việt Nam, mức học phí ở trong nước cao như thế nào (thật vô lý, không có học phí ở đây, mặc dù có một số “chi phí ngầm”), và tình trạng tuyệt vọng ở các bệnh viện địa phương như thế nào (dù trên thực tế, tình hình đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, như tôi đã nói với nhiều công dân Việt Nam). Sau đó cô ấy, theo một cách được đào tạo bài bản, đã đưa ra một câu hỏi, điều làm tôi hài lòng: “Mọi thứ, giáo dục và chăm sóc y tế ở đất nước của ông như thế nào?”.

Chúng tôi luôn ngưỡng vọng các quốc gia khác, đặc biệt là phương Tây”, người bạn lâu năm của tôi, một nhà quản lý người Việt Nam đã nhiều năm làm việc cho Liên hợp quốc, nói với tôi, “Chúng tôi hiếm khi hài lòng với những gì chúng tôi có, hoặc những gì của nhà nước. Luôn luôn phải có điều gì đó để phàn nàn”.

Nhận xét của bạn tôi là chính xác. Câu hỏi đặt ra ở đây: Ai là người thực sự sản xuất và quảng bá những quan điểm như thế? Làm việc trên khắp thế giới, tôi thực sự thấy điều này ngày càng trở nên “khuôn mẫu” và được “sản xuất hàng loạt” ở một số quốc gia. Nó được thiết kế và chế tạo ở phương Tây, sau đó được cấy ghép vào các nước xã hội chủ nghĩa, ở Trung và Nam Mỹ, ở Nam Phi, Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Để đơn giản hóa mọi thứ, tôi gọi đó là cách tiếp cận: “truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi”. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chia rẽ các quốc gia, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước và cuối cùng là cai trị các quốc gia đã tự đánh mất toàn bộ phẩm giá của mình.

Tôi đã mô tả những nỗ lực như vậy của phương Tây với các chi tiết đầy màu sắc, trong cuốn sách “Chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây” của tôi, dài 840 trang.

Trong rất nhiều dịp, tôi đã gặp những công dân Việt Nam đang ngày càng cọ xát với “thế giới bên ngoài” nhiều hơn, họ cũng như những người đã bán hết những miếng bánh của mình, nay nhận tài trợ và làm việc cho các công ty và tổ chức quốc tế.

Những người như vậy không được phép làm lãnh đạo, quản lý đất nước, họ nên được dứt khoát dừng lại!

Người Việt Nam đã đứng trên đỉnh cao thời đại trong nhiều thập kỷ. Họ đã chiến đấu và thách thức những kẻ thù hùng mạnh nhất trên trái đất – thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ đã xây dựng lại đất nước của mình từ đống tro tàn, đúng theo nghĩa đen. Trong quá trình đó, hàng triệu sinh mạng đã mất, nhưng cuối cùng quốc gia đã thống nhất, nó đã trở nên mạnh mẽ như thép, vượt lên tất cả những gì mà thế giới có thể hình dung, tưởng tượng.

Nếu bây giờ Việt Nam chấp nhận thất bại bởi truyền thông, hoạt động phá hoại và bởi chính sự vọng ngoại của mình, thì tất cả những hy sinh to lớn nói trên sẽ trở thành vô ích.

Trong những năm gần đây và cả nhiều thập kỷ trước, một số sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra ở Việt Nam, nhưng đất nước vẫn đang tiến về phía trước, cuộc sống đang được cải thiện và có triển vọng tươi sáng. Phủ nhận nó sẽ là một minh chứng rõ ràng về sự vô minh, thiếu hiểu biết, hoặc là những ý định vô cùng thù địch. Điều đó phải bị loại bỏ, không bao giờ được tự đánh mất, không bao giờ được phép lãng quên và không bao giờ được khuất phục, ở bất cứ cấp độ nào!

Theo VĂN NGHỆ TP HCM