Airbnb vừa tiết lộ danh sách 8 địa điểm thu hút nhiều khách đặt phòng nhất thế giới, từ nhà cây trong rừng vắng đến lâu đài trên núi cao.
Airbnb cho biết, những địa điểm độc lạ khắp thế giới đã đem lại cho họ doanh thu gần một tỷ USD trong năm 2021. Số đêm đặt tại các nơi này ngày một đông, tăng 50% so với trước dịch. Dưới đây là danh sách 8 nơi lưu trú được đánh giá là độc, lạ và được nhiều du khách mong muốn ở nhất trên thế giới.
Redwood treehouse nằm ở Watsonville, California, Mỹ. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong ngôi nhà trên cây được miêu tả là “kỳ diệu”, nằm ở dãy Santa Cruz. Từ bồn tắm hoặc phòng ngủ, khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn khu rừng xung quanh với những cây gỗ đỏ, hoặc đi xa hơn chút để khám phá đường bờ biển tuyệt đẹp của vịnh Monterey. Ngôi nhà trên cây này dành cho hai người, giá từ 270 USD một đêm.
Ancient trullo dome là căn nhà duyên dáng, được nhiều người yêu thích trên Airbnb, nằm gần thành phố Ostuni, Italy. Căn nhà có hình dáng như một túp lều với mái tròn, 300 năm tuổi. Nằm thư giãn trên võng, nhìn ngắm khu vườn xung quanh với những cây oliu, hạnh nhân, anh đào, lê… là trải nghiệm được nhiều khách đánh giá cao. Đây cũng là nơi thân thiện với môi trường khi sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước, nước thải được tái sử dụng. Chỗ ngủ dành cho tối đa bốn khách, giá từ 205 USD mỗi đêm. Khách phải lưu trú tối thiểu bốn đêm nếu muốn đặt phòng.
Nằm giữa hai vùng Umbria và Tuscany của Italy, Historic tower có tầm nhìn tuyệt đẹp ra hồ Trasimeno. Tòa tháp này có khu vườn riêng biệt, cùng địa điểm hoàn hảo cho những bữa tiệc nướng vui vẻ. Đồng thời, du khách có thể ngâm mình trong hồ bơi đặt tại khuôn viên. Nơi này chỉ phục vụ cho hai người, giá từ 230 USD một đêm.
Luxurious stone villa là cái tên được yêu thích và mang lại nhiều lợi nhuận cho Airbnb. Căn hộ độc đáo này nằm ở ngôi làng nhỏ Kaliviani, đảo Crete, Hy Lạp. Nó được xây dựng trong hang động tự nhiên, từng là nơi ở của một hộ gia đình sau đó là nhà kho trữ nông sản. Sau khi được cải tạo năm 2007, không gian này biến thành một nơi lưu trú độc đáo rộng 60 m2 kèm ban công. Ngoài nội thất bắt mắt, chỗ ngủ lạ, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra vịnh Kissamos. Nơi đây chứa tối đa ba khách, giá từ 174 USD một đêm.
Rainforest treehouse là ngôi nhà trên cây, nằm trong rừng tại tỉnh Alajuela, Costa Rica, thuộc khu nghỉ mát Bio Thermales Hot Springs ở phía bắc San Jose. Đồ nội thất được làm thủ công. Nhiều du khách nói rằng họ thích dành cả ngày để ngâm mình trong 15 suối nước nóng và mát tự nhiên quanh khu vực, hoặc đi bộ đường mòn xuyên rừng. Nơi đây có thể đón cùng lúc bốn khách, giá từ 124 USD một đêm.
Dream caught treehouses nằm ở quận Mae Taeng, Chiang Mai, Thái Lan. Nơi nghỉ ngơi này yên tĩnh, nằm giữa khung cảnh đẹp của các ngọn đồi trập trùng, xanh tươi và cạnh một dòng sông. Những du khách đặt phòng lưu trú từ ba đêm có thể tham gia một lớp học nấu ăn miễn phí cùng chủ nhà. Chỗ ngủ chứa tối đa hai người, giá từ 76 USD một đêm.
Cahercastle là một lâu đài cổ 1.400 năm tuổi ở Galway, Ireland. Với những du khách mong muốn có trải nghiệm “sống như một vị vua”, lâu đài là điểm đến hoàn hảo cho họ. Phòng ngủ chính nằm ở vị trí cao nhất trong lâu đài và có phòng khách, phòng ăn. Dù du khách phải chia sẻ cùng không gian với chủ nhà, nhưng luôn bị hấp dẫn bởi lời bật mí hấp dẫn: “Nơi đây có nhiều điều kỳ quặc, là chỗ thú vị để bạn qua đêm”. Cahercastle chỉ phục vụ tối đa bốn khách cùng lúc, giá gần 200 USD một đêm.
Prussian village church là một nhà thờ có từ thế kỷ 18, nằm ở làng Briest, Đức. Những vị khách sẽ ngủ tại phòng trưng bày, nơi từng đặt một cây đàn organ lớn. Cơ sở lưu trú này được mô tả là “tòa nhà có kiến trúc theo lối Gothic”, có tháp đồng hồ và một khu vườn xinh đẹp. Nơi đây phục vụ tối đa cùng lúc bốn khách, giá từ 58 USD mỗi đêm.
Nhiều người Trung Quốc mua nhà theo cơ chế “bán trước”. Họ đã phải trả các khoản nợ thế chấp với lãi suất 5-6% cho những ngôi nhà chưa bao giờ được ở. Ảnh: SCMP
Việc khách mua nhà đồng loạt ngừng trả nợ thế chấp ngân hàng đã phơi bày những rủi ro tích tụ trên thị trường bất động sản của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua
Nhiều người Trung Quốc mua nhà theo cơ chế “bán trước”. Họ đã phải trả các khoản nợ thế chấp với lãi suất 5-6% cho những ngôi nhà chưa bao giờ được ở. Ảnh: SCMP
Trái ngược với các nền kinh tế lớn khác, Trung Quốc gần đây đã cắt giảm lãi suất khi tìm cách ngăn chặn các tác động kinh tế của chính sách “Zero COVID” và giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản đang trầm trọng hơn.
Thị trường nhà ở có truyền thống cực mạnh mẽ của nước này đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng nguồn vốn khiến đà phát triển ngưng lại, người mua từ chối thanh toán các khoản nợ thế chấp ngân hàng.
Hàng loạt các vụ dừng trả nợ thế chấp gần đây của người mua nhà trên khắp Trung Quốc cho thấy rủi ro đã tích tụ trên thị trường trong quá trình phát triển suốt hai thập kỷ qua.
Rủi ro từ “hệ thống bán trước”
Các cuộc phản đối trả nợ thế chấp bắt đầu từ đầu năm nay ở nhóm người mua nhà trong khu bất động sản Evergrande ở thành phố Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, sau đó lan sang những người mua căn hộ trên khắp Trung Quốc. Cho đến nay, hơn 300 nhóm chủ nhà được cho là đang từ chối trả các khoản vay mua nhà từ 150 tỉ đến 370 tỉ USD – theo các cuộc khảo sát không chính thức được công bố trực tuyến.
Những người phản đối đều có một điểm chung: họ đang trả các khoản nợ thế chấp, thường với tỷ lệ 5% -6%, trên những ngôi nhà mà họ chưa bao giờ được ở. Những bất động sản này đã được bán trước khi chúng được xây dựng theo cái gọi là “hệ thống bán trước” – một cách phổ biến để mua nhà ở Trung Quốc.
Nguyên nhân gây ra các cuộc dừng trả nợ của người mua là họ cho rằng số tiền trả trước cho bên xây dựng các dự án bất động sản này đã bị sử dụng sai mục đích.
Theo hệ thống bán trước, người mua đặt cọc tiền trong một tài khoản trước khi bất động sản được xây dựng. Các ngân hàng Trung Quốc và nhà chức trách địa phương chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng các quỹ này của nhà phát triển bất động sản. Các nhà phát triển không được tiếp cận toàn bộ chỗ tiền cho đến khi họ đạt được những mốc cam kết từ trước trong quá trình thi công.
Nhưng người mua gần đây khiếu nại rằng nhiều ngân hàng đang cung cấp các khoản vay cho bên phát triển trước khi họ đạt tới mốc thi công theo yêu cầu. Người mua cũng phàn nàn rằng, mặc dù những khoản tiền này lẽ ra phải được giữ trong các tài khoản ký quỹ được chỉ định mà các cơ quan quản lý có thể giám sát, nhưng nhiều khi lại không như vậy, tạo kẽ hở cho các nhà phát triển né quy định.
Công trường xây dựng Raffles Trùng Khánh ở thành phố Trùng Khánh phía tây nam Trung Quốc. Ảnh: AFP
Người mua nhà cho rằng quy định lỏng lẻo về nguồn vốn là một cám dỗ với chủ đầu tư, họ tiếp tục đầu tư các dự án mới bằng cách vay thêm trong khi các dự án hiện tại chưa hoàn thành theo tiến độ cam kết.
Một mô hình thường thấy trong ngành phát triển bất động sản của Trung Quốc là các nhà phát triển mua đất, cầm cố cho ngân hàng để vay vốn, bắt đầu quy trình bán nhà trước với người mua và sau đó sử dụng tiền ký quỹ này để mua đất cho các dự án khác.
Trong những tình huống như vậy, chỉ một phần tiền của người mua có thể dùng để xây dựng nhà ở cho họ. Do đó, một cuộc khủng hoảng thanh khoản gần đây trong lĩnh vực này đã khiến nhiều dự án đình trệ vì các nhà phát triển không đủ khả năng để tiếp tục xây dựng dự án đã “bán trước”.
Cuộc trỗi dậy và sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc
Tình hình hiện tại diễn ra sau sự bùng nổ của thị trường bất động sản Trung Quốc. Thị trường nhà ở đã trải qua thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu thập niên 2000, đến đỉnh điểm vào 2018 trước khi hạ nhiệt dần và kết thúc với sự sụt giảm mạnh về doanh số bán vào đầu năm nay.
Thị trường nhà ở đi xuống đã làm giảm đáng kể nguồn vốn dành cho các nhà phát triển. Đây là nguyên nhân sâu xa của tình trạng chủ đầu tư tạm dừng xây dựng, khiến chủ nhà không thanh toán tiền thế chấp.
Việc thắt chặt các điều kiện tín dụng cũng đóng một vai trò quan trọng dẫn đến khó khăn hiện tại. Tháng 8/2020, chính phủ đã đưa ra một chính sách quan trọng là quy định “3 lằn ranh đỏ” – phân loại các nhà phát triển theo số nợ của họ, sau đó xác định số tiền mà họ có thể vay hàng năm.
Hơn 60% nhà phát triển đã đạt đến ít nhất một trong các ngưỡng nợ (lằn ranh đỏ) do các cơ quan quản lý đặt ra vào năm 2021. Khoảng 10% – bao gồm tập đoàn Evergrande – đã vi phạm cả ba. Khi điều này xảy ra, các nhà phát triển không được phép tăng khoản vay mới cho năm đó.
Kết quả là cuộc khủng hoảng tín dụng đã đẩy nhiều nhà phát triển vào tình thế căng thẳng, thậm chí không ít đã vỡ nợ.
Rủi ro từ lĩnh vực bất động sản có thể tràn vào nền kinh tế rộng lớn hơn của Trung Quốc thông qua hệ thống ngân hàng và các chính quyền địa phương. Ảnh: Asia times
Nguy cơ một làn sóng phá sản của các nhà phát triển là rủi ro lớn nhất đối với thị trường nhà ở của Trung Quốc hiện tại và có thể dẫn đến một số lượng lớn các dự án bất động sản dang dở.
Điều nguy hiểm là rủi ro từ lĩnh vực bất động sản cũng có thể tràn vào nền kinh tế rộng lớn hơn thông qua các ngân hàng và chính quyền địa phương, vốn là hai thực thể lớn nhất hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc.
Các ngân hàng cho cả người mua và nhà phát triển vay và do đó có thể đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng vọt nếu thị trường nhà ở sụp đổ. Tin tốt là các khoản cho vay này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng cho vay của các ngân hàng.
Mặt khác, phát triển bất động sản chỉ chiếm 6,2% tổng số nợ cho vay của các ngân hàng Trung Quốc. Mặc dù vậy, các vụ vỡ nợ lớn có thể khiến các ngân hàng thắt chặt các điều kiện cho vay, khiến thanh khoản thị trường giảm hơn nữa.
Chính quyền địa phương là một câu chuyện khác. Họ thường phụ thuộc nhiều vào việc bán đất để có thu nhập và do đó, việc không đảm bảo dòng tiền ổn định từ việc bán đất có thể ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và đô thị hóa. Điều này sẽ là một lực cản nữa đối với sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch.
Gần 2.000 năm đã trôi qua, Đấu trường La Mã (Colosseum) và Điện Pantheon vẫn đứng vững, bất chấp những trận động đất, thiên tai lũ lụt và các cuộc xung đột quân sự.
Bên trong bức tường xây lên từ đá và vữa của Đấu trường La Mã, du khách có thể ngắm nhìn một không gian rộng rãi, từ đó tưởng tượng về cảnh đám đông náo nhiệt hơn 50.000 người từng ngồi kín trên khán đài xem các trận tỉ thí đẫm máu của võ sĩ giác đấu, những buổi rước lễ xa hoa hay các cuộc đua song luân chiến xa.
Địa điểm này có lễ ra mắt hoành tráng vào năm 80 sau Công nguyên, với 100 ngày liên tục tổ chức các trận đấu tàn khốc, hạ sát khoảng 9.000 con thú.
Có chiều cao tương đương tòa nhà bốn tầng và bề rộng ở điểm rộng nhất là 188m, cấu trúc hình bầu dục này cho đến nay vẫn giữ vững ngôi vương là nhà hát ngoài trời lớn nhất thế giới.
Được xây sau Colosseum chừng 40 năm, Điện Pantheon có mái vòm gây ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ. Mái vòm hình bán cầu với đường kính 43m và ở phần đỉnh là cửa sổ giếng trời tròn như con ngươi, nơi ánh sáng tự nhiên ùa vào tràn ngập lòng nhà bên dưới.
Tên gọi của điện “Pantheon” được kết hợp từ các từ Hy Lạp “tất cả” và “các vị thần”, có nghĩa là ngôi đền thờ các vị thần, cho thấy đây là công trình này có chức năng tôn giáo. Nhưng một số nhà sử học cho rằng ngôi đền này được xây dựng chủ yếu là để tỏ lòng tôn kính các vị hoàng đế La Mã.
Bất chấp sự tàn phá của thời gian, mái vòm hình bán cầu đầy tính biểu tượng vẫn nguyên vẹn và vẫn là mái vòm bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới.
Nói đến việc xây dựng những công trình lớn thì người La Mã hiểu rất rõ họ làm những gì.
Gần 2.000 năm sau khi được xây cất, hai công trình kiến trúc khổng lồ và đáng kinh ngạc về mặt kỹ thuật này đã đứng vững qua các trận động đất, lũ lụt và xung đột quân sự, tồn tại lâu dài hơn đế chế đã sinh ra chúng và trở thành biểu tượng của ảnh hưởng lâu dài văn hóa La Mã trên toàn cầu.
Nhưng làm thế nào mà người La Mã cổ đại lại hoàn thành được công trình kiến trúc đồ sộ, lâu đời đến vậy?
Bê tông ‘vĩnh cửu’ của người La Mã
Các kỹ sư và các nhà khoa học chuyên nghiên cứu vật liệu ngày nay vẫn đang nghiên cứu các cấu trúc La Mã, và họ nói rằng bí quyết nằm ở sự kết hợp giữa thiết kế khéo léo với công thức trộn bê tông sáng tạo, loại vật liệu cực kỳ bền và dễ thích ứng vẫn được sử dụng rộng rãi khắp thế giới hiện đại.
Mặc dù người La Mã không phát minh ra bê tông, nhưng họ chắc chắn đã nâng tầm cho việc sử dụng bê tông để xây cất các công trình.
Việc đúc bê tông vào khuôn cho phép các kiến trúc sư La Mã tạo ra được hầu hết mọi hình khối họ có thể tưởng tượng ra, miễn là họ tạo được khuôn gỗ thích hợp để đúc hỗn hợp đá và xi măng thành những hình khối mong muốn.
Tuy nhiên, những khung cửa vòm, khung vòm cuốn và mái vòm vốn là những nét đặc trưng của các tòa nhà La Mã thì không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng.
Chụp lại hình ảnh,Là công trình có mái vòm đổ bằng bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới, Điện Pantheon là bằng chứng cho thấy kỹ thuật xây dựng siêu việt của người La Mã cổ đại
Những cách thể hiện đỉnh cao về xây dựng của Đế chế La Mã khiến du khách hiện đại cần có “cách tiếp cận kỹ thuật”, Renato Perucchio, kỹ sư cơ khí tại Đại học Rochester ở New York, nói. “Người La Mã đã thực hiện những phân tích tinh vi để cho ra những thiết kế thế này, và các bản thiết kế sau đó được thi công với một quá trình xây dựng cực kỳ cẩn thận.”
Loại bê tông được dùng để xây nên các công trình này cũng rất độc đáo và được cân nhắc lựa chọn hết sức cẩn thận.
Bê tông La Mã được pha trộn theo công thức khác với bê tông hiện đại. Các nhà nghiên cứu sau khi phân tích thứ vật liệu cổ này nói rằng các loại vật liệu xây dựng được dùng để tạo ra bê tông dường như đã giúp các công trình chống chọi rất tốt nguy cơ xuống cấp.
Ngày nay, hầu hết bê tông được tạo thành từ xi măng portland – hỗn hợp gồm cát silica, đá vôi, đất sét, đá phấn và các khoáng chất khác được nung ở nhiệt độ 2.000C rồi nghiền thành bột mịn – và đá vụn hoặc cát, được gọi là cốt liệu.
Việc trộn cốt liệu đá với kích thước khác nhau, từ mịn như cát đến sỏi hay to như đá vụn, với xi măng sẽ làm bê tông chắc hơn và tiết kiệm xi măng.
Cuối cùng, nước được cho vào để trộn đều hỗn hợp này, tạo phản ứng hóa học trong xi măng để dính kết các thành phần lại với nhau.
Thường thì cốt liệu trong bê tông hiện đại được lựa chọn cẩn thận để đạt độ trơ càng cao càng tốt, nhằm tránh tình trạng xảy ra bất kỳ phản ứng hóa học không mong muốn nào sau khi phản ứng ban đầu kết thúc, bởi những phản ứng xảy ra sau đó sẽ thường làm nứt rạn hoặc làm suy yếu bê tông.
Vậy nhưng bê tông La Mã lại là một hỗn hợp đơn giản gồm vôi sống làm từ đá vôi được nung nóng rồi nghiền vụn, trộn với thành phần quan trọng nhất là các loại đá núi lửa khác nhau, vốn có rất sẵn ở khu vực xung quanh Rome.
Trái ngược với cốt liệu dùng trong bê tông hiện đại, những vật liệu núi lửa được người La Mã sử dụng có tính phản ứng cao, và kết quả là bê tông vẫn tiếp tục có những phản ứng hoá học bên trong nhiều thế kỷ sau khi đã qua giai đoạn đông cứng ban đầu.
“Xi măng portland ngày nay được sản xuất ra nhằm không tạo thay đổi hóa học sau khi trộn thành bê tông, và nếu chúng thay đổi thì thường sẽ có tác động xấu,” Marie Jackson, nhà địa chất học từ Đại học Utah, người đã nghiên cứu bê tông La Mã trong nhiều thập kỷ, nói.
“Người La Mã muốn bê tông của họ tiếp tục có phản ứng sau khi đã đông cứng. Họ chọn một loại cốt liệu có thể tiếp tục tham gia vào quá trình bê tông hóa theo thời gian.”
Trái ngược với bê tông hiện đại, khả năng phản ứng liên tục này cho phép bê tông La Mã trở nên cứng hơn theo thời gian.
Những phản ứng hóa học lâu dài này có thể có tác dụng gia cố các vết rạn nứt nhỏ vốn thường xuất hiện giữa các mảnh cốt liệu và xi măng liên kết, khiến các vết nứt đó không toác ra lớn hơn. Nhờ khả năng tái tạo này, phát sinh từ phản ứng hoá học của các loại khoáng chất có trong đá núi lửa, mà bê tông La Mã rất bền vững.
“Chắc chắn là ngày nay chúng ta có thể sản xuất được bê tông với độ cường lực lớn hơn, nhưng vậy thì sao?” Perucchio nói. “Các công trình xây bằng bê tông hiện đại có thể tồn tại được 100 năm nếu được bảo trì, nhưng một số công trình kiến trúc La Mã đã tồn tại cả nghìn năm mà không hề có cốt thép bên trong.”
Chụp lại hình ảnh,Người La Mã đã rất tài tình với việc làm giếng trời hình con ngươi trên đỉnh mái vòm để lấy ánh sáng tự nhiên cho phần bên trong Điện Pantheon
Mặc dù các nhà nghiên cứu trong nhiều năm đã nghi ngờ rằng chính việc cho thêm các khoáng chất núi lửa đã khiến cho bê tông La Mã ‘trường tồn’, nhưng phải đến năm 2014, Jackson và những người khác mới tiết lộ thành phần hóa học chính xác được dùng đến.
Trong nghiên cứu của mình, họ đã thử nghiệm một hỗn hợp bê tông dựa trên những gì từng được sử dụng để xây dựng khu Chợ Trajan ở Rome, và quan sát sự tăng trưởng của các tinh thể dạng đĩa thuộc khoáng chất strätlingite, nằm ở “vùng bề mặt chung”, tức là bề mặt tiếp giáp giữa các mảnh đá núi lửa và xi măng vốn được dùng để tạo kết dính giữa các thành phần trong hỗn hợp tạo thành bê tông.
Các nhà nghiên cứu viết rằng những tinh thể này làm vững chắc thêm khu vực “vùng bề mặt chung”, nơi thường có độ liên kết yếu nhất trong các loại bê tông làm bằng xi măng portland, và đem lại cho bê tông La Mã khả năng chống rạn nứt tốt hơn.
Gần đây, một nghiên cứu mới của Jackson và những người khác được công bố vào mùa thu 2021 cho thấy tinh thể strätlingite không phải là sản phẩm phụ duy nhất giúp cho bê tông duy trì phản ứng hoá học liên tục và duy trì được độ bền vững.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét mẫu bê tông lấy từ ngôi mộ hình trụ cao 21m của một nữ quý tộc La Mã tên là Caecilia Metella, được xây vào khoảng năm 30 trước Công nguyên, nằm gần con đường La Mã cổ đại, Đường Appian. Loại bê tông này hóa ra được làm bằng đá núi lửa có chứa nhiều khoáng chất giàu kali, gọi là leucite.
Trong suốt 2.000 năm sau khi được xây, mưa và nước ngầm đã thấm vào các bức tường của lăng mộ và hòa tan leucit, giải phóng kali vào bê tông. Trong bê tông hiện đại, khi bị ngấm kali, bê tông sẽ tạo ra các chất keo giãn nở, gây rạn nứt và khiến công trình xây dựng bị xuống cấp.
Nhưng Jackson và các đồng nghiệp của bà phát hiện ra rằng hoạt động gây phản ứng hoá học của các khoáng chất núi lửa có trong bê tông La Mã đã tạo điều kiện để cho ra một kết quả khác.
Kali hòa tan cuối cùng phản ứng hoá học để tái cấu trúc ra “keo” hóa học, tạo thành khung cốt để bê tông đạt độ cứng chắc, giúp duy trì và nâng cao độ bền của vật liệu, tuy mẫu bê tông này có tỷ lệ chất strätlingite ít hơn đáng kể so với mẫu bê tông mà nhóm đã lấy từ Chợ Trajan để quan sát.
Về lý do tại sao bê tông La Mã có tuổi thọ dài thì dường như có cách giải thích hơi khác nhau đối với hai trường hợp này.
Linda Seymour, người đã thực hiện nghiên cứu khi đang hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ, cho biết một phần là “những cấu trúc này được xây dựng trong những môi trường khác nhau, dẫn đến áp dụng các quá trình phản ứng hoá học khác nhau”.
Seymour nói rằng những khác biệt cũng có thể được giải thích bởi “các thành phần hóa học khác nhau của các cốt liệu mà người La Mã sử dụng – nhưng có một điểm chung xuyên suốt là việc liên tục có phản ứng hoá học bên trong khiến cho bê tông được tái định hình theo thời gian.”
Chụp lại hình ảnh,Chợ Trajan, công trình xây dựng từ thời cổ đại ở Rome bằng đá đỏ và bê tông, thường được gọi là ‘trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới’
Sự đa dạng hóa học trong bê tông La Mã nhiều khả năng cho thấy không phải mọi hình thức họ thử nghiệm đều đem đến kết quả tốt như nhau, nhưng Đấu trường La Mã và Điện Pantheon là hai minh chứng không thể chối cãi về sự thành công của vật liệu mà họ sử dụng.
Đấu trường La Mã (Colosseum)
Tại Đấu trường La Mã, bê tông không nhất thiết phải là thứ quan trọng nhất, nhưng nó đã đóng một vai trò không thể thiếu đối với khả năng trụ vững theo thời gian của công trình này.
Vật liệu nổi bật nhất tại Đấu trường La Mã là travertine, một loại đá vôi tồn tại dưới dạng trầm tích ở các suối nước khoáng, đặc biệt là suối nước nóng.
Tuy nhiên, bê tông mới là thứ tạo ra và duy trì những khung cổng vòm trên cao đầy tính biểu tượng của đấu trường.
Vậy nhưng có lẽ đóng góp đáng kể nhất của bê tông vào tuổi thọ của Đấu trường La Mã lại là điều không nhìn thấy được.
“Là du khách tới tham quan, bạn không nhìn thấy, nhưng điều giúp cho Colosseum vẫn đứng vững chính là phần nền móng bê tông cực kỳ vững chắc của nó,” Jackson nói. Nền bê tông được làm bằng cốt liệu đá nham thạch nặng, dày đặc và dày tới 12m, bà cho biết thêm. Nếu không có một vật liệu bền như vậy đỡ ở phần nền móng, Đấu trường La Mã có lẽ đã hoàn toàn biến thành đống đổ nát sau các trận động đất trong khu vực.
Mái vòm Điện Pantheon: Kiệt tác và những câu hỏi chưa lời giải đáp
Không có chuyến đi nào đến Rome có thể coi là đã hoàn thành nếu thiếu đi phần ghé thăm Đấu trường La Mã, nhưng với những người muốn tìm hiểu về đỉnh cao trong kỹ thuật sử dụng bê tông để xây dựng thời cổ đại, thì Perucchio nói rằng mái vòm bê tông không cốt thép của Đền thờ các vị thần, Pantheon, là điều không thể bỏ qua.
Bên trong khu vực có mái vòm của Pantheon, khoảng cách từ sàn đến đỉnh mái vòm hầu như trùng khớp với đường kính 43m của mái vòm, khiến người đứng bên trong dễ liên tưởng tới một khối cầu khổng lồ, hoàn hảo có thể được đặt vừa gọn bên trong không gian đó. Khi nói đến mái vòm của đền Pantheon, “không được gia cố” thực sự là từ đắt giá.
Perucchio nói rằng nếu một kiến trúc sư thử tìm cách xây dựng Điện Pantheon ngày nay, kế hoạch sẽ bị bác bỏ vì nếu không có khung cốt, chẳng hạn như các thanh thép thường được sử dụng trong kết cấu bê tông hiện đại, mái vòm sẽ vi phạm quy tắc kỹ thuật dân dụng hiện đại.
Chụp lại hình ảnh,Nhiều công trình, đài tưởng niệm ở Rome đã tồn tại được rất lâu so với đế chế xây dựng nên chúng
“Mái vòm tạo ra độ căng giãn chịu lực rất cao, nhưng nó đã tồn tại được 19 thế kỷ,” Perucchio nói. “Từ đó, bạn có thể rút ra một trong hai kết luận: hoặc là lực hấp dẫn của Trái Đất trong thời La Mã hoạt động khác so với bây giờ; hoặc là có những kiến thức mà chúng ta đã đánh mất.”
Ngoài đặc tính hóa học độc đáo của bê tông, các kiến trúc sư La Mã xây dựng nên đền Pantheon đã áp dụng vô số thủ thuật để đạt được công trình ưng ý.
Có hai thủ thuật như thế đã được dùng, nhằm làm cho các bức tường của mái vòm có trọng lực nhẹ nhất có thể.
Trong quá trình xây dựng, bê tông tạo nên phần trần của hình bán cầu, mái vòm của tòa nhà phải được đổ khuôn dần dần từ phần đáy lên phần trên, trong những khung gỗ được sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm tiếp nối nhau.
Để giảm bớt lực căng giãn rất lớn mà Perucchio nhắc tới, các thợ xây đã dùng các loại chất liệu đá núi lửa có trọng lượng nhẹ dần làm cốt liệu khi đổ khuôn cao dần cho tới phần đỉnh mái vòm, và vật liệu này cũng giúp cho các bức tường trở nên mỏng hơn.
Ở phần chân, rộng nhất của mái vòm, trong thành phần bê tông có các khối lớn đá bazan nặng để tăng độ bền, và nơi này dày khoảng 6m.
Thế nhưng ở phần ‘mắt vòm’ trên cùng nơi tạo thành giếng trời từ đỉnh mái, cốt liệu được sử dụng là loại đá bọt thoáng khí, nhẹ đến mức có thể nổi trong nước, chỉ dày khoảng 2m.
Thủ pháp thứ hai có thể được nhìn thấy ở tất cả mọi nơi ở phần bên trong của mái vòm.
Phần nội thất cong của trần nhà được bao phủ bởi các hình chữ nhật rỗng được gọi là khung trần (coffer). Những chiếc khung này đẹp đến mức mê hoặc, nhưng chúng tồn tại không đơn giản chỉ vì mục đích thẩm mỹ. Chúng giúp giảm lượng bê tông cần thiết để tạo nên mái vòm và làm cho phần mái nhẹ hơn, nhờ đó làm giảm độ căng giãn.
“Điện Pantheon là một nơi kỳ diệu,” Perucchio nói. “Tôi đã đến đó không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào tôi cũng thấy vô cùng ngưỡng mộ kiến trúc và kỹ thuật xây dựng nên ngôi đền này. Tôi coi đây là một trong những công trình kiến trúc tuyệt đẹp nhất từng được xây cất.”
Ở Pantheon, bê tông đã đạt được hình thức tuyệt vời nhất của nó – một cuốn sách về cấu trúc tuyên bố nó là “sự vinh quang của bê tông”.
Tuy nhiên Admir Masic, nhà khoa học vật liệu tại MIT và là đồng tác giả của nghiên cứu năm 2021, nói rằng trong thế giới hiện đại, bê tông là thứ “hơi xấu xa” tuy chúng có thể đem lại những điều hữu ích, thậm chí đẹp đẽ. Đó là bởi vì việc sản xuất xi măng portland dùng trong bê tông ngày nay được cho là nguồn xả ra ít nhất 8% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Chụp lại hình ảnh,Nền móng bê tông sâu dưới đất của Đấu trường La Mã đã giúp công trình này trụ vững được qua rất nhiều trận động đât từng xảy ra ở khu vực
Masic và Jackson đang nghiên cứu bê tông La Mã với mục tiêu làm cho bê tông ngày nay thân thiện hơn với môi trường.
Masic cho biết ưu điểm lớn nhất của bê tông La Mã là chất tạo kết dính có nguồn gốc từ đá vôi chỉ cần nung ở nhiệt độ khoảng 900C, trong khi xi măng portland ngày nay cần nung ở nhiệt độ gần 1.450C.
Chỉ riêng điều này đã khiến bê tông La Mã có khả năng làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất bê tông.
Masic nói vật liệu bền hơn cũng cho phép chúng ta thay thế cơ sở hạ tầng ở mức độ ít thường xuyên hơn.
“Hãy tưởng tượng chúng ta bắt đầu xây dựng các cơ sở hạ tầng tồn tại được 500 năm thay vì 100 năm, và ta bổ sung đặc tính tự phục hồi của bê tông La Mã vào mọi dự án mình thực hiện,” Masic nói.
“Chúng ta sẽ bán được ít bê tông hơn, nhưng đó chính là vấn đề ta đang gặp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện tại của chúng tôi. Xây dựng những thứ tồn tại được lâu hơn có lẽ là cách đơn giản nhất để cải thiện tính bền vững.”
Trận cúng vong năm 2019, đồng chí Nhặt Tiền ghi điểm làm đồng chí Ba Vàng mất chức, nhưng lần tái đấu này e rằng Nhặt Tiền thua trắng mắt. Ngay Hòa Thượng cấp trên Nhặt Tiền còn bối rối, không dám nói Ba Vàng thuộc chi bộ nào thì tầm vóc trí tuệ khôn hơn bò của Nhặt Tiền làm sao thắng được!
Cuộc chiến Nam Nhặt Tiền thọc gậy Bắc Ba Vàng tuần qua gây bão trên mạng internet lấn lướt cả những vụ nổ bí hiểm trên đảo Crimea và những sân bay, kho đạn nằm trên đất Nga. Công phu kinh tài tâm linh của hai sư đều thâm hậu. Nhặt Tiền có doanh nghiệp Đạo Phật Ngày Nay thì Thích Ba Vàng cũng có công ty Ba Vàng với dự án du lịch tâm linh ở Quảng Nam.
Trong đại dịch, Ba Vàng dám liều mạng chơi lớn, tổ chức tụ tập cả ngàn người cúng hóa giải nạn dịch cúm virus corona không xin phép nhà nước địa phương (1).
Thích Nhặt Tiền tổ chức cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ làm lễ cầu nguyện cho vaccine Nanocovax được lưu hành (2).
May mà Phật Tổ Như lai không chứng đắc, nếu không chưa biết giờ này dân số Việt Nam còn lại bao nhiêu.
Chiêu thức khác nhau nhưng cùng pháp môn, chung tổ đường gom nhặt nên biết nhau quá rõ, hiểu thấu tận tâm can. Ấy vậy mà năm 2019, Ba Vàng đang triển khai dự án cúng dường giải oan gia trái chung ngon trớn, kiếm hàng tỷ đồng mỗi này, bị báo chí phanh phui, Nhặt Tiền cũng đã một lần chọc gậy bánh xe. Ba Vàng mới thu vài trăm tỷ đã phải ngưng, còn bị lột lon cách chức, chịu quê độ ngồi sám hối 49 ngày.
Lần này nhân Vu Lan, Ba Vàng mở hội doanh thu cúng dường sớt bát lấy tiền, cũng bị Nhặt Tiền đâm chọt là làm “không phù hợp”.
Tuy dưới cơ về phẩm trật, lại vừa mới bị lột lon chức sắc cấp trung ương, địa phương đủ cở, Ba Vàng nhất định không chịu thua. Ba Vàng lên facebook nêu đích danh Nhặt Tiền, vạch áo cho giang hồ mạng xem lưng, nào là các chùa nơi Nhặt Tiền làm Phó Trưởng ban Ban Trị sự, “cũng tổ chức khất thực với sự tham gia của nhiều chư Tôn đức Tăng Ni, từ Trung ương Giáo hội đến Ban Trị sự các cấp, trực tiếp nhận tiềп cúng dường của Phật tử như chùa Chăntarăngsây (quận 3) ngày 12-2-2013; tổ đình Vạn Thọ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) ngày 11-8-2013; chùa Kiều Đàm (TP. Thủ Đức) ngày 12-6-2022; chùa Bửu Quang (TP. Thủ Đức) nhân đại lễ Phật đản PL.2566 – DL.2022…(3)
Phong cách khẩu chiến từ bi hỷ xả của các đồng chí sư quốc doanh quả thật hấp dẫn, thu hút chúng sinh vào cuộc.
Nhà giáo Chu Mộng Long đã sáng tác mẫu biếm luận theo phong cách kiếm hiệp của Kim Dung với tựa đề ĐẠI CHIẾN CAO TĂNG về cuộc quyết đấu của hai cao tăng Thích Nhặt Tiền và Thích Thái Vong, đặc tả bản chất của cuộc khẩu chiến ganh ăn tức ở mà nguyên nhân khởi đầu như sau:
“Chuẩn bị cho Đại lễ Vu Lan, triều đình ra mật chỉ, giao phó cho Giáo hội Thiếu Lâm thu gom tiền vàng trong dân. Tiền vàng trong dân còn rất nhiều, mặc dù đại dịch cuốn phăng 30 ngàn người về Âm phủ. Triều đình bất lực khi đã để sai nha nhổ lông vịt, nhổ cả nắm, gây hiệu ứng kêu la. Thiếu Lâm tự nhận trách nhiệm nhổ cách nào vịt không kêu mà còn thích nhổ lông.
Giáo hội sai Thích Nhặt Tiền vào nam trụ trì Nam Thiếu Lâm. Lại sai Thích Thái Vong tiếp tục củng cố Bắc Thiếu Lâm. Cả hai đều là cao tăng danh bất hư truyền. Người đời truyền tụng: Bắc Thái Vong, Nam Nhặt Tiền. Mỗi bên hùng cứ một phương.
Thích Thái Vong bắc loa kêu gọi dân: “Càng nghèo càng phải cúng dường thì mới hết nghèo”. Thích Nhặt Tiền cũng bắc loa kêu gọi đại gia: “Càng làm ăn bất chính càng phải cúng dường mới thành chánh quả”….. (4)
Kèm theo bài viết còn có cả ảnh minh hoa do cộng đồng mạng chế tác.
Cuộc đấu càng sôi nổi, trung ương giáo hội quốc doanh sau 10 ngày im hơi lặng tiếng, không còn ngậm miệng ăn tiền mãi được, mà phải ú ớ chấn chỉnh cho ra vẻ nghiêm trang.
Ngày 19-8, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin: Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội cho biết, cúng dường ở chùa Ba Vàng những ngày qua là chưa chuẩn.
Hoà thượng Thích Gia Quang lý giải rất lủng củng là “Phật giáo ở Việt Nam gần như không có việc khất thực này, việc khất thực thường có ở dòng Phật giáo Nam Tông. Ngày xưa có vấn nạn giả sư thì họ mới đi khất thực. Còn việc cúng dường, thường thì ai biết tới chùa thì họ mang đến tùy tâm thôi, chứ không đi khất thực rồi nhận tiền. Xã hội bây giờ nhiều việc mà thực ra Đức Phật của chúng ta đã dự đoán được trước. Đó là vấn nạn tín ngưỡng bị biến dạng, biến tướng”.
Không bàn đến việc lôm côm phật pháp của các đồng chí sư quốc doanh. Vấn đề quan trọng là đồng chí Hoà thượng Thích Gia Quang đã tiết lộ một bí mật tày trời ”chùa Ba Vàng không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tham gia vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương mà trực tiếp chính quyền địa phương quản lý”.
Khi báo VietNamNet đặt vấn đề: Một ngôi chùa không thuộc quản lý của tổ chức tôn giáo nào, có không đúng với Hiến chương của Giáo hội? Hòa thượng Thích Gia Quang giải thích rõ thêm: “Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định, trước năm 1975 tất cả các chùa đều thuộc Giáo hội, sau năm 1975 thì cũng chỉ khuyến khích các chùa tham gia vào Giáo hội, gia nhập vào danh bạ của Giáo hội. Tuy nhiên, việc không vào các tổ chức tôn giáo như của Ba Vàng thì rất hãn hữu, hàng nghìn chùa mới có một chùa như thế, ở Việt Nam rất ít” (5).
Đây là điều cực kỳ bí mật, bất ngờ, vì bấy lâu nay, ngay cổng tam quan đồ sộ của chùa Ba Vàng đã ghi rõ dòng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh – Chùa Ba Vàng” (xem ảnh), lẽ nào đây là bảng giả hoặc ghi sai:
Ai cũng biết rằng, dưới chính quyền nhà sản thì mọi tôn giáo chỉ có thể hoạt động với vai trò một tổ chức ngoại vi của Đảng. Về danh nghĩa là Giáo Hội quốc doanh trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, về mặt nhà nước có Ban Tôn Giáo quản lý nhưng quyền lực giám sát trực tiếp là cơ quan an ninh tôn giáo. Những chùa không gia nhập giáo hội sẽ bị san bằng như chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, thầy Thích Không Tánh và bao Hòa Thượng, Thượng tọa, cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không gia nhập giáo hội quốc doanh đã bị tù đày như Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ. Gần đây nhất là cụ ông Lê Tùng Vân, chỉ vì tu tại gia, không đăng ký với giáo hội quốc doanh mà bị hàm oan, bị kết án oan về những nguyên cớ không đâu.
Nếu không thuộc giáo hội quốc doanh, không có sự “lãnh đạo tài tình” của Đảng, Ba Vàng không có cục đất chọi chim chứ đừng mơ chuyện đạt nhiều kỷ lục về chùa to nhà rộng và tự tung tự tác vẻ chuyện thu tiền.
Hơn thế nữa, ngược dòng thời gian, tháng 7 năm 2019, sau vụ kỷ luật Đại đức Thích Trúc Thái Minh, với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng TƯGHPGVN, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết: “Tại cuộc họp của TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), tôi đã báo cáo về tình hình và nhận trách nhiệm trước Giáo hội về sự việc chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước đó năm 2015, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đã nhiều lần nhắc nhở, có công văn gửi lên TƯ GHPGVN, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tôi nhận thấy, lẽ ra phải xử lý kiên quyết hơn nữa để các cơ quan vào cuộc, nhưng để xảy ra sự việc này, tôi xin chịu trách nhiệm“….(6)
Như vậy, phải chăng thời điểm 2019, chùa Ba Vàng vẫn còn thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và chịu sự quản lý trực tiếp của Giáo Hội Tỉnh Quảng Ninh và đến nay lại ly khai?
Một tình tiết khác cho thấy, câu nói “chùa Ba Vàng không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tham gia vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương mà trực tiếp chính quyền địa phương quản lý” không hợp lý. Năm 2019, báo chí nhà nước từng đăng ý kiến ông ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết: “Chùa Ba Vàng xây dựng hoành tráng với kinh phí bao nhiêu, họ không báo cáo chính quyền địa phương. Toàn bộ việc sử dụng đất, xây dựng… theo quy định, chính quyền địa phương không thu khoản thuế nào. Nguồn tiền đổ vào chùa gồm các khoản như: Công đức, cúng dường, giọt dầu… những điều này chỉ những người trong chùa mới biết”. (7)
Công trình chùa Ba Vàng hoành tráng rộng hàng chục ha, kinh phí xây dựng hàng trăm tỉ, nguồn thu hàng năm hàng trăm tỷ. Nếu chùa Ba Vàng do chính quyền địa phương quản lý, thì tại sao Chủ Tịch TP Uông Bí lại không nắm được những chuyện rất cơ bản này?
Bên cạnh những bí hiểm bất ngờ đó lại nổi lên vấn đề rất rõ là uy lực, quyền lực của Thích Thái Trúc Minh và chùa Ba Vàng rất lớn mà tầm mức vượt lên ngoài chức trách của giáo hội quốc doanh.
Con đường tu tập và thăng tiến của đồng chí trụ trì chùa Ba Vàng rất thần tốc. Mới quy y năm 2007, chỉ một thời gian ngắn đã ghế trên ngồi tót sỗ sàng cùng lúc nhiều chức vụ từ trung ương đến nhiều địa phương khác nhau, những chức vụ mà rất nhiều vị cao tăng tu tập cả đời vẫn chưa có được.
Cũng trong thời điểm ấy, Thượng tọa Thích Thanh Quyết chia sẻ với báo chí một bí mật khác về việc bổ nhiệm chức trụ trì cho Đại đức Thái Minh là theo diện ưu tiên. “Bởi, Quảng Ninh là tỉnh có vùng biên, vùng núi, hải đảo, theo đó, GHPGVN rất quan tâm tạo điều kiện cho các chức sắc vùng biên giới, hải đảo. Một số điểm ưu tiên, ví dụ: một vị chức sắc đứng đầu tỉnh có vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa lên Thượng tọa sẽ được lên chức trước 3 năm, kể cả những đàn giới, không yêu cầu về số lượng…” (8)
Người tu mà được xét phong chức ưu tiên theo địa bàn biên giới hải đảo nghe sao có mùi chính trị, giống như bố trí cán bộ quân đội, công an. Cộng đồng mạng có thông tin cho rằng, đồng chí Thích Ba Vàng mang hàm đại tá.
Ngay trong vụ cúng vong đình đám năm 2019, cách xử lý kỷ luật cũng rất bất thường. Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết nhất trí bãi nhiệm tất cả chức vụ của đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội, bao gồm: Ủy viên dự khuyết Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu; Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, Thích Trúc Thái Minh vẫn đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh. Chức vụ để xảy ra sai phạm ở ngay nơi diễn ra sai phạm vẫn được giữ nguyên.
Ngay lần này cũng vậy. Việc đồng chí Ba Vàng tu theo pháp môn Thiền Lâm Yên Tử của Đại Thừa mà lại hành lễ khất thực theo Nam Tông đã là sai pháp, khất thực mà thu tiền lại càng sai. Cái sai này là tiếp nối của việc cúng vong thu tiền ba năm trước, nói nghiêm túc là tái phạm.
Hành vi ấy gây bão dư luận, nhơ nhuốc cho giáo hội quốc doanh. Nếu nghiêm túc theo pháp giới thì giáo hội phải cho Sư Ba Vàng làm lễ Tần Suất hoàn tục về đời phát triển sự nghiệp kinh doanh. Ấy vậy mà ngay cả tiến sĩ Nhặt Tiền cũng chỉ mới dám khều nhẹ là “làm không đúng”. Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chỉ dám nói là chưa chuẩn.
Về mặt xã hội, đây là vụ lợi dụng tôn giáo trục lợi đình đám tầm cở quốc gia nhưng ông Phạm Tuấn Đạt – chủ tịch UBND TP Uông Bí – chỉ cử đoàn kiểm tra của TP, kiểm tra hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa Ba Vàng, đi kiểm tra thường niên. Đoàn đề nghị chùa Ba Vàng rút kinh nghiệm trong việc đưa các video lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt.
Ngoài ra, đoàn cũng đề nghị nhà chùa gỡ bỏ video về lễ sớt bát cúng dường trong ngày lễ Vu lan tổ chức ngày 7-8 (tức 10-7 âm lịch) trên mạng xã hội. (9)
Rõ là lần xáp chiến này Nhặt Tiền thua trắng mắt dù cho sai phạm lợi dụng tôn giáo để trục lợi với hơn 10.000 người của Ba Vàng là có thật, chứ không phải là vụ “bắt quả tang” ấm ớ không vật chứng nhân chứng như vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Lời mắng chửi kẻ vạch của Thích Ba Vàng nặng gấp triệu lần mấy chữ như con bò.
Không phải công an Uông Bí, Quảng Ninh non nghiệp vụ, hoặc kém nhiệt tình hơn công an Đức Hòa. Vấn đề là đồng chí Nhặt Tiền tuổi hạ tuy cao nhưng tuổi đảng chưa chắc đã bằng, chức đạo đã lên đến Thượng Tọa nhưng cấp hàm chưa chắc bằng đại tá Ba Vàng. Cùng làm nhiệm vụ lừa đám dân mê tín gom tiền nhưng sứ mạng đồng chí Ba Vàng quan trọng hơn, trấn nhậm biên giới hải đảo.
Ngay đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn ú ớ không biết Ba Vàng trực thuộc chi bộ nào. Chủ tịch TP Uông Bí khóa trước còn không biết thùng tiền Ba Vàng lớn nhỏ. Chủ Tịch TP Uông Bí đương nhiệm chỉ dám thỏ thẻ yêu cầu rút kinh nghiệm. Chứng tỏ uy thế Ba Vàng là rất lớn, nhiệm vụ Ba Vàng là quan trọng. Cấp trên chống lưng cho Ba Vàng càng quan trọng hơn. Nhặt Tiền càng cố đấm ăn xôi, càng dễ bị quy tội làm mất đoàn kết nội bộ. Với đảng, mất đoàn kết nội bộ rất dễ vô lò!
Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước. Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt.
Việc những hiểu lầm này vẫn tồn tại không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, nếu xét đến tình trạng thiếu dữ liệu kinh tế. Trên thực tế, nhiều phân tích, dự báo, và dự đoán lạc quan về kinh tế Nga được phổ biến trong những tháng gần đây đều có chung một lỗ hổng phương pháp luận quan trọng: phần lớn – hoặc toàn bộ – số liệu bằng chứng của các phân tích này đều đến từ những báo cáo định kỳ do chính phủ Nga ban hành. Những con số do Điện Kremlin công bố từ lâu đã bị coi là không đáng tin, nhưng còn có một số vấn đề khác.
Thứ nhất, báo cáo kinh tế của Điện Kremlin là những báo cáo có chọn lọc – chứa đựng thông tin rời rạc và không đầy đủ, chủ động loại bỏ các chỉ số đo lường bất lợi. Chính phủ Nga đã giữ lại ngày càng nhiều các số liệu thống kê quan trọng, những thứ vẫn được cập nhật hàng tháng trước khi chiến tranh nổ ra, bao gồm tất cả dữ liệu ngoại thương. Trong nhóm này có số liệu thống kê liên quan đến xuất nhập khẩu, cụ thể là với châu Âu; sản lượng dầu mỏ và khí đốt hàng tháng; số lượng hàng hóa xuất khẩu; dòng vốn vào và ra; báo cáo tài chính của các công ty lớn mà trước đây các công ty này bắt buộc phải công khai; dữ liệu cơ sở tiền tệ của ngân hàng trung ương; dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài; dữ liệu tiền vay và khởi tạo tiền vay; cùng các dữ liệu khác liên quan đến tín dụng sẵn có. Ngay cả Rosaviatsiya, hãng hàng không liên bang, cũng đột ngột ngừng công bố dữ liệu về lượng hành khách của các chuyến bay và tại sân bay.
Vì Điện Kremlin ngừng cập nhật số liệu, hạn chế lượng dữ liệu kinh tế sẵn có mà các nhà nghiên cứu có thể thu thập, nên nhiều dự báo kinh tế lạc quan quá mức đã ngoại suy một cách phi lý, sử dụng các thông tin kinh tế công bố trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, thời điểm mà các lệnh trừng phạt và hoạt động tự nguyện rút lui chưa có hiệu lực đầy đủ. Ngay cả những số liệu thống kê có chọn lọc đã được công bố cũng không rõ ràng, nếu xét đến áp lực chính trị từ phía Điện Kremlin nhằm phá hủy tính toàn vẹn của số liệu.
Nhận thức được những nguy cơ của việc sử dụng số liệu thống kê cung cấp bởi Điện Kremlin, nhóm chuyên gia chúng tôi – sử dụng các nguồn dữ liệu trực tiếp và bằng tiếng Nga, bao gồm dữ liệu tiêu dùng tần suất cao, dữ liệu kiểm tra chéo giữa các kênh, thông tin công bố bởi các đối tác thương mại quốc tế của Nga, và khai thác các dữ liệu phức tạp về vận chuyển hàng hóa – đã công bố một trong những phân tích kinh tế toàn diện đầu tiên đo lường hoạt động kinh tế hiện tại của Nga, 5 tháng sau cuộc xâm lược, với sự đóng góp của Franek Sokolowski, Michal Wyrebkowski, Mateusz Kasprowicz, Michal Boron, Yash Bhansali, và Ryan Vakil. Từ phân tích này, có thể thấy rõ ràng: các lệnh trừng phạt và việc các công ty tự nguyện rời khỏi Nga đang làm suy yếu nền kinh tế nước này trong ngắn hạn và dài hạn. Dựa trên nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể phản bác chín hiểu lầm phổ biến về sự dẻo dai của nền kinh tế Nga.
Hiểu lầm 1: Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu khí đốt của mình sang châu Á để thay thế châu Âu.
Đây là một trong những lập luận được yêu thích nhất và dễ gây hiểu lầm nhất của Putin, dựa vào việc “xoay trục sang hướng đông” vốn đang bị thổi phồng. Nhưng đối với Nga, khí đốt tự nhiên không phải là mặt hàng linh hoạt về xuất khẩu. Hiện chỉ có dưới 10% công suất khí đốt của Nga là khí đốt tự nhiên hóa lỏng, vì vậy xuất khẩu khí đốt của nước này vẫn phụ thuộc vào hệ thống đường ống cố định để vận chuyển khí đốt. Phần lớn các đường ống của Nga vẫn đang hướng về phía châu Âu; những đường ống này, bắt nguồn từ miền Tây nước Nga, không thể kết nối với một mạng lưới đường ống sơ khai, riêng biệt nối Đông Siberia với châu Á, vốn chỉ tương đương 10% công suất của mạng lưới đường ống châu Âu. Thật vậy, 16,5 tỷ m3 khí đốt mà Nga xuất khẩu sang Trung Quốc năm ngoái còn chưa bằng 10% tổng số 170 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mà Nga chuyển đến châu Âu.
Các dự án đường ống cung cấp khí đốt dài hạn cho châu Á đang trong quá trình xây dựng hiện vẫn cần nhiều năm nữa để có thể đi vào hoạt động, trong khi các dự án mới được đề xuất sẽ phải chờ lâu hơn thế. Ngoài ra, việc chi trả cho các dự án đường ống dẫn khí tốn kém này cũng khiến Nga rơi vào tình thế bất lợi đáng kể.
Nhìn chung, Nga cần thị trường thế giới hơn nhiều so với thế giới cần Nga. 83% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga được chuyển đến châu Âu, nhưng con số này chỉ tương đương 46% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của châu lục này trong năm 2021. Với việc đường ống đến châu Á còn hạn chế, phần nhiều khí đốt của Nga vẫn nằm trong lòng đất. Trên thực tế, dữ liệu do tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom công bố cho thấy sản lượng đã giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp các vụ tống tiền năng lượng của Putin đối với châu Âu, ông ta đang gây thiệt hại tài chính đáng kể cho đất nước mình.
Hiểu lầm 2: Vì tính linh hoạt của xuất khẩu dầu mỏ cao hơn khí đốt, nên Putin có thể bán nhiều dầu hơn cho châu Á.
Xuất khẩu dầu của Nga hiện cũng phản ánh tầm ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị sa sút của Putin. Nhận ra rằng Nga không có nơi nào khác để nhờ cậy, và rằng Nga không có nhiều lựa chọn về người mua nhưng họ lại có nhiều lựa chọn về người bán, Trung Quốc và Ấn Độ đang mong đợi một mức giảm giá chưa từng có, khoảng 35 USD đối với dầu Urals của Nga, dù mức chênh lệch giá trong lịch sử chưa bao giờ vượt quá 5 USD – ngay cả trong cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014 – và thậm chí có những thời điểm dầu của Nga được bán với giá cao hơn dầu Brent và dầu WTI. Hơn nữa, các tàu chở dầu của Nga phải mất trung bình 35 ngày để đến Đông Á, trong khi chỉ cần 2 đến 7 ngày là có thể đến châu Âu, đó là lý do tại sao trong lịch sử chỉ có 39% lượng dầu của Nga đến châu Á so với 53% đến châu Âu.
Áp lực lợi nhuận biên này rất được người Nga quan tâm, vì nước này vẫn là nhà sản xuất có chi phí tương đối cao so với các nhà sản xuất dầu lớn khác, với điểm hòa vốn thuộc nhóm cao nhất trong số các nước sản xuất dầu mỏ. Ngành công nghiệp hàng đầu của Nga từ lâu cũng phụ thuộc vào công nghệ của phương Tây. Điều này kết hợp với việc mất thị trường sơ cấp và ảnh hưởng kinh tế suy giảm đã buộc Bộ Năng lượng Nga phải điều chỉnh lại các dự báo về sản lượng dầu dài hạn. Không còn nghi ngờ gì nữa, như nhiều chuyên gia năng lượng đã dự đoán, Nga đang đánh mất vị thế là một siêu cường năng lượng và gánh chịu sự sa sút không thể đảo ngược đối với vị thế kinh tế chiến lược của mình – là một nhà cung cấp hàng hóa đáng tin cậy.
Hiểu lầm 3: Nga đang bù đắp cho việc để mất các công ty phương Tây và sụt giảm nhập khẩu bằng cách thay thế chúng bằng hàng nhập khẩu từ châu Á.
Nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa của Nga, chiếm khoảng 20% GDP của nước này. Bất chấp ảo tưởng của Putin về khả năng tự cung tự cấp hoàn toàn, đất nước của ông vẫn cần các đầu vào, bộ phận và công nghệ quan trọng từ các đối tác thương mại đang do dự. Dù chuỗi cung ứng vẫn còn lưu lại ở đôi chỗ, nhưng hàng hóa nhập khẩu của Nga đã giảm hơn 50% trong những tháng gần đây.
Trung Quốc đã không thâm nhập vào thị trường Nga đến mức như nhiều người lo ngại; trên thực tế, theo công bố hàng tháng gần đây nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã giảm mạnh hơn 50% từ đầu năm đến tháng 4, giảm từ hơn 8,1 tỷ USD hàng tháng xuống còn 3,8 tỷ USD. Nếu xét việc xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ nhiều gấp bảy lần lượng xuất khẩu sang Nga, có vẻ như các công ty Trung Quốc đang lo ngại về việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ hơn là việc đánh mất lợi thế ít ỏi ở thị trường Nga, qua đó cho thấy ảnh hưởng kinh tế yếu của Nga với các đối tác thương mại toàn cầu.
Hiểu lầm 4: Tiêu dùng nội địa và khả năng của người tiêu dùng Nga vẫn mạnh mẽ.
Một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào chuỗi cung ứng quốc tế đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao ở mức khoảng 40-60% – doanh số bán ra là cực kỳ thấp. Ví dụ, doanh số bán xe hơi nước ngoài ở Nga của các công ty xe hơi lớn giảm trung bình 95%, nghĩa là việc bán hàng đã ngừng hẳn.
Trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt, giá cả tăng vọt, và tâm lý người tiêu dùng bất ổn, không có gì ngạc nhiên khi chỉ số nhà quản lý mua hàng của Nga – thể hiện cách các nhà quản lý mua hàng nhìn nhận nền kinh tế – đã giảm xuống, đặc biệt là đối với các đơn đặt hàng mới, bên cạnh mức sụt giảm khoảng 20% trong chi tiêu tiêu dùng và doanh số bán lẻ so với cùng kỳ năm ngoái. Các chỉ số tần suất cao khác như doanh số thương mại điện tử tại trang Yandex, và lưu lượng khách tới cùng một cửa hàng tại các địa điểm bán lẻ trên khắp Moscow là bằng chứng về sự sụt giảm nghiêm trọng trong chi tiêu tiêu dùng và doanh số bán hàng, bất kể Điện Kremlin có nói gì đi chăng nữa.
Hiểu lầm 5: Các tập đoàn toàn cầu vẫn chưa thực sự rút khỏi Nga, đồng thời lượng công ty, vốn, và nhân lực rời khỏi Nga đã bị phóng đại quá mức.
Các tập đoàn toàn cầu tuyển dụng khoảng 12% lực lượng lao động Nga (5 triệu công nhân). Theo chân làn sóng tự nguyện rời khỏi Nga, hơn 1.000 công ty chiếm khoảng 40% GDP của Nga đã cắt giảm hoạt động ở nước này, làm đảo ngược giá trị đầu tư nước ngoài trong ba thập niên, đồng thời mở đường cho một cuộc tháo chạy về vốn và nhân lực chưa từng có, một cuộc di cư hàng loạt của 500.000 cá nhân, mà nhiều người trong số họ chính là những công nhân có trình độ và kỹ thuật cao mà Nga không thể để mất. Ngay cả thị trưởng Moscow cũng thừa nhận khả năng mất việc làm trên diện rộng sau khi các công ty nước ngoài rút lui hoàn toàn.
Hiểu lầm 6: Putin đang có thặng dư ngân sách nhờ giá năng lượng cao.
Theo lời bộ trưởng tài chính nước này, Nga thực ra đang tiến tới mức thâm hụt ngân sách tương đương 2% GDP trong năm nay – một trong những lần thâm hụt ngân sách hiếm hoi trong nhiều năm, bất chấp giá năng lượng tăng cao – nguyên nhân nằm ở thói quen chi tiêu không bền vững của Putin. Bên cạnh sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu quân sự, Putin đang lạm dụng các biện pháp can thiệp tài chính và tiền tệ không bền vững, bao gồm hàng loạt các dự án yêu thích của Điện Kremlin, tất cả cùng nhau góp phần khiến cung tiền của Nga tăng gần gấp đôi kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. Những khoản chi tiêu liều lĩnh của Putin rõ ràng đang khiến tài chính của Điện Kremlin rơi vào tình trạng căng thẳng.
Hiểu lầm 7: Putin có hàng trăm tỷ USD trong quỹ dự phòng, vì vậy tài chính của Điện Kremlin khó mà gặp căng thẳng.
Thách thức rõ ràng nhất đối với quỹ dự phòng của Putin chính là, trong số khoảng 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối của ông – được tích lũy từ doanh thu dầu và khí đốt suốt nhiều năm – 300 tỷ USD đang nằm ngoài tầm với vì bị đóng băng ở các nước như Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản. Thậm chí còn có một số lời kêu gọi sử dụng 300 tỷ USD này để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Dự trữ ngoại hối còn lại của Putin đang sụt giảm ở mức báo động, giảm khoảng 75 tỷ USD kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Các nhà phê bình chỉ ra rằng, về mặt kỹ thuật, dự trữ ngoại hối chính thức của ngân hàng trung ương chỉ có thể giảm do các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên ngân hàng trung ương, và rằng các tổ chức tài chính không bị trừng phạt như Gazprombank vẫn có thể tích trữ lượng dự trữ đó thay cho ngân hàng trung ương. Dù điều này có thể đúng về mặt kỹ thuật, nhưng đồng thời không có bằng chứng nào cho thấy Gazprombank thực sự đang tích lũy bất kỳ khoản dự trữ nào, do căng thẳng khá lớn trong sổ cho vay của chính tập đoàn.
Hơn nữa, dù Bộ Tài chính đã lên kế hoạch khôi phục quy tắc ngân sách lâu đời của Nga, rằng doanh thu thặng dư từ việc bán dầu mỏ và khí đốt nên được chuyển vào Quỹ Tài sản Quốc gia, Putin đã cắt bỏ đề xuất này cũng như các hướng dẫn đi kèm về cách thức và địa điểm phân bổ nguồn quỹ – khi Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã đưa ra ý tưởng rút khoản tiền tương đương với một phần ba Quỹ Tài sản Quốc gia để chi trả cho khoản thâm hụt ngân sách trong năm nay. Nếu Nga đối mặt với một đợt thâm hụt ngân sách đến mức phải rút bớt một phần ba quỹ tài sản quốc gia, trong khi nguồn thu từ dầu và khí đốt vẫn còn tương đối mạnh, thì đó là dấu hiệu cho thấy Điện Kremlin có lẽ đang cạn kiệt tiền nhanh hơn nhiều so với dự báo thông thường.
Hiểu lầm 8: Đồng rúp là đồng tiền có sức bật mạnh nhất thế giới trong năm nay.
Vốn là một trong những câu chuyện tuyên truyền yêu thích của Putin, nhưng việc đồng rúp tăng giá là một phản ánh giả tạo của sự kiểm soát vốn hà khắc, chưa từng có – có thể xếp vào hạng hà khắc nhất trên thế giới. Các hạn chế này khiến người dân Nga không thể mua USD một cách hợp pháp, hoặc thậm chí tiếp cận phần lớn tiền gửi bằng USD của họ, trong khi làm cầu đối với đồng rúp tăng cao một cách giả tạo thông qua việc ép các nhà xuất khẩu lớn mua đồng rúp. Và tất cả những hạn chế này đều được duy trì cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái chính thức có thể gây hiểu lầm, bởi vì, không có gì đáng ngạc nhiên, khi đồng rúp đang được giao dịch với khối lượng giảm đáng kể so với trước khi xảy ra cuộc xâm lược, do tính thanh khoản thấp. Theo nhiều báo cáo, phần lớn giao dịch đã chuyển sang các thị trường chợ đen không chính thức. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Nga cũng thừa nhận rằng tỷ giá hối đoái phản ánh các chính sách của chính phủ, và là một biểu hiện cho cán cân thương mại của đất nước, hơn là phản ánh thị trường giao dịch ngoại hối.
Hiểu lầm 9: Các biện pháp trừng phạt và việc các công ty rời đi hiện đã được triển khai xong và không còn cần thêm áp lực kinh tế nữa.
Nền kinh tế Nga đã bị tổn hại nghiêm trọng, nhưng việc ngừng kinh doanh ở Nga và các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với nước này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Ngay cả khi xuất khẩu của Nga bị suy giảm, nước này vẫn tiếp tục thu được rất nhiều doanh thu từ dầu và khí đốt thông qua việc lách lệnh trừng phạt, giúp Putin duy trì thói chi tiêu nội địa quá tay và che khuất những yếu kém về cơ cấu kinh tế. Trường Kinh tế Kyiv và Nhóm Công tác Quốc tế Yermak-McFaul đã đi đầu trong việc đề xuất các biện pháp trừng phạt bổ sung, bao gồm trừng phạt cá nhân, trừng phạt năng lượng, và trừng phạt tài chính, do cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul cùng các chuyên gia Tymofiy Mylovanov, Nataliia Shapoval, và Andriy Boytsun dẫn đầu. Nhìn về tương lai, Nga sẽ không có đường thoát khỏi sụp đổ kinh tế, miễn là các nước đồng minh vẫn đoàn kết để duy trì và gia tăng áp lực trừng phạt chống lại Nga.
Các bài viết cho rằng nền kinh tế Nga đã phục hồi đơn giản không phải là sự thật – sự thật là, theo bất kỳ số liệu nào và ở bất kỳ cấp độ nào, nền kinh tế Nga cũng đang quay cuồng, và bây giờ vẫn chưa phải là lúc để chúng ta dừng các áp lực.
Jeffrey Sonnenfeld là giáo sư về thực hành quản lý và phó hiệu trưởng tại Trường Quản lý của Đại học Yale.
Steven Tian là giám đốc nghiên cứu tại Viện Lãnh đạo Điều hành Yale.