Những điều đáng kinh ngạc về loài thằn lằn lớn nhất thế giới

Vũ khí săn mồi của rồng Komodo là bộ hàm rất khỏe với khoảng 60 răng nhỏ và sắc, có răng cưa. Người ta khẳng định rằng chúng có nọc độc, với hai tuyến ở hàm dưới tiết ra một số protein độc.

Sinh sống trên các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia, rồng Komodo (Varanus komodoensis) là thành viên của họ Kỳ đà (Varanidae), được coi là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới cho đến nay.

Loài bò sát này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1910 tại đảo Komodo. Chúng có chiều dài tối đa 3 mét và nặng từ 40 đến 70 kg. Kích thưóc của chúng nhỏ hơn nhiều so với cá sấu, nhưng vẫn lớn gấp nhiều lần các loài kỳ đà họ hàng.

Là kẻ thống trị hệ sinh thái trên những hòn đảo mà chúng đang sinh sống, rồng Komodo săn con mồi bao gồm động vật không xương sống, chim, và động vật có vú, gồm khỉ, nai nhỏ và gia súc. Ngoài ra chúng cũng ăn một lượng đáng kể xác thối.

Vũ khí săn mồi của rồng Komodo là bộ hàm rất khỏe với khoảng 60 răng nhỏ và sắc, có răng cưa. Người ta khẳng định rằng chúng có nọc độc, với hai tuyến ở hàm dưới tiết ra một số protein độc.

Ngoài ra, sự phân rã của những miếng thịt kẹt giữa răng từ bữa ăn của rồng Komodo thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn tự hoại cao, khiến những cú đớp của chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến con mồi chết từ từ kể cả khi đã chạy thoát.

Rồng Komodo tìm kiếm thức ăn chủ yếu nhờ thị giác tốt, với tầm nhìn 300 mét, và khứu giác nhạy bén, rất hữu dụng trong việc phát hiện xác thối. Ngược lại, thính giác của chúng chỉ nghe được ở một dải tần số nhỏ, không hỗ trợ nhiều cho việc săn mồi.

Với tốc độ chạy tối đa 20km/h, rồng Komodo không thể đuổi bắt những loài có tốc độ nhanh như nai. Vì vậy, chúng săn nai bằng cách lén lút di chuyển cho đến khi cách con mồi khoảng 1 mét mới lao đến và tung ra cú táp vào chân.

Đôi khi rồng Komodo sẽ đi săn theo nhóm. Đây là hành vi rất đặc biệt trong thế giới bò sát, vì các loài bò sát thường được biết đến như những kẻ săn mồi đơn độc và không có khả năng phối hợp.

Rồng Komodo sẽ bắt đầu sinh sản khi được 5 tuổi. Quá trình giao phối của loài thằn lằn lớn nhất thế giới này xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8. Các con đực sẽ đánh nhau dữ dội dể giành con cái, nhưng quá trình tán tỉnh giữa rồng cái và đực rất nhanh gọn.

Trứng của rồng Komodo g có vỏ mềm, được ấp trong khoảng 7-8 tháng. Khi nở rồng con nặng khoảng 80g, sẽ phải tự kiếm ăn bằng cách săn các loài côn trùng nhỏ. Chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số chúng sống được đến khi trước thành do phần lớn trở thành con mồi của các loài khác.

Khi sống sót đến 5 tuổi, rồng Komodo có thể dài tới 2,5 m và nặng 25 kg, và kích cỡ của chúng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Ước tính tuổi thọ rồng Komodo lên tới 50 năm trong tự nhiên.

Ngày nay, rồng Komodo được nuôi tại nhiều vườn thú trên thế giới. Do có vẻ ngoài ấn tượng, chúng luôn là “ngôi sao” tại những nơi mà mình hiện diện. Theo khuyến cao, chuồng nuôi rồng Komodo phải có diện tích tối thiểu 300m2 cho mỗi cá thể.

Trong tự nhiên, sự tồn tại của rồng Komodo bị đe dọa do các hoạt động của con người và sự biến đổi khí hậu. Chúng được liệt kê vào danh sách loài Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Vào năm 1980, Indonesia đã lập Vườn quốc gia Komodo nhằm bảo tồn loài bò sát khổng lồ đặc hữu của mình. Đến năm 1991, UNESCO đã công nhận khu bảo tồn này là Di sản thiên nhiên thế giới.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Bài thơ 28 chữ khiến đại gia mất trắng 2,5 tỷ USD

Đại gia gặp nạn vì thơ là ông Wang Xing, Giám đốc điều hành của hãng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc Meituan. Bài thơ cổ đời Đường chỉ 28 chữ đã “nuốt” của CEO nổi tiếng 2,5 tỷ USD, tức khoảng gần 58.000 tỷ VND, gây rúng động làng công nghệ Trung Quốc gần đây.

Điều không thể ngờ, chỉ trong vòng 2 ngày đăng bài thơ cổ, ông Wang Xing đã mất trắng 2,5 tỷ USD giá trị tài sản. Trong khi đó, vốn hóa của Meituan cũng “bốc hơi” 16 tỷ USD do cổ phiếu lao dốc.

Bài thơ kỳ lạ kia chứa đựng điều gì?

Đại gia Wang Xing mất 2,5 tỷ đôla vì bài thơ 28 chữ

Bài thơ mà ông Wang đăng tải có tuổi đời hàng ngàn năm, với nội dung chỉ trích chính sách đốt sách của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Đây là một tác phẩm trung cổ nhạy cảm trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát các doanh nghiệp internet, trong đó có Meituan.

Nhận ra điều đó, ông Wang đã xóa bài thơ và giải thích việc đăng bài thơ này nhằm chỉ ra các yếu kém của các đối thủ trong ngành chứ không ngụ ý chỉ trích chính phủ, song điều đó vẫn không ngăn nổi làn sóng bán tháo cổ phiếu Meituan. Trong ngày 9.5, có thời điểm cổ phiếu này đã giảm 10% trước khi đóng cửa giảm 7,1%.

Số phận của Meituan và ông Wang đang là chủ đề bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Cho dù là tiêu cực hay tích cực, bất kể lý do là gì thì hành động của ông cùng Meituan cũng đã lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lý.

Mới đây, cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu cuộc điều tra chống độc quyền đối với Meituan sau khi phạt Alibaba 2,8 tỷ USD.

Wang Xing là một trong số ít doanh nhân được coi là người kế nhiệm cho thế hệ tiên phong trong làng công nghệ – một đối thủ đáng gờm của tỷ phú Jack Ma.

CEO kiêm nhà sáng lập của Meituan từng học tại Trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, sau đó học tiếp bằng tiến sĩ kỹ thuật máy tính tại Đại học Delwar. Tuy nhiên, đến năm 2003 thì ông bỏ ngang giữa chừng.

Năm 2010, Wang thành lập Meituan giống với mô hình mua chung của Groupon. Mô hình của Meituan gặt hái thành công nhanh chóng và Wang quyết tâm tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, ăn uống.

Trong tháng 3.2021, vị doanh nhân 42 tuổi này đã huy động được số tiền kỷ lục 10 tỷ USD nhằm mở rộng sang mảng cửa hàng trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Wang hiện sở hữu 11% cổ phần tại Meituan với trị giá khoảng 18,4 tỷ USD.

THANH MINH / Theo Bloomberg/NĐT

Người dân ở tỉnh, thành phố nào khỏe nhất cả nước?

Nhìn chung, chỉ số sức khoẻ của cả nước có chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2016-2020.

Theo “Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020” của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ trung bình của người dân tăng qua các năm dẫn đến chỉ số sức khoẻ của cả nước tăng. Năm 2016, chỉ số sức khoẻ của cả nước là 0,822. Con số này tăng lên 0,823 vào năm 2017; 0,825 vào năm 2019 và 0,826 vào năm 2020.

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, đo lường sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe, tri thức và thu nhập. HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị càng gần 1 có nghĩa trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại. HDI được tính theo công thức trung bình cộng ba chỉ số thành phần, bao gồm chỉ số sức khoẻ, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập.

HDI do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) khởi xướng từ năm 1990 và đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán, công bố thường xuyên.

Chỉ số sức khoẻ được tính theo Chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (tuổi thọ bình quân hoặc triển vọng sống trung bình khi sinh), được chuẩn hóa để thành phần này bằng 0 khi tuổi thọ là 20 và bằng 1 khi tuổi thọ là 85. UNDP cố định giá trị tối thiểu của tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là 20 năm và giá trị tối đa là 85 năm.

Do vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sức khoẻ của cả nước có sự biến chuyển tích cực qua mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tiến bộ dẫn đến tuổi thọ của người dân không ngừng tăng lên.

5 địa phương dẫn đầu cả nước về thứ hạng chỉ số sức khoẻ trong giai đoạn 2016-2020 phần lớn thuộc vùng Đông Nam Bộ. Top 5 bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng và Tiền Giang.

Qua mỗi năm, thứ hạng này có sự thay đổi luân phiên. Tuy nhiên, 5 địa phương này vẫn giữ vững vị trí trong top 5 cả nước ở giai đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý, đây cũng là 5 địa phương có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước (trong giai đoạn 2016-2020). Tuổi thọ trung bình của người dân ở Đồng Nai là 76,5 năm, TP.HCM là 76,5 năm, Bà Rịa – Vũng Tàu 76,4 năm, Đà Nẵng 76,1 năm và Tiền Giang 75,9 năm.

Các thứ hạng 6-10 là những địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hà Nội trong 3 năm liên tiếp (2016-2018) đều giữ vị trí top 10. Năm 2019, Hà Nội vượt lên xếp thứ 9. Tuy nhiên đến năm 2020, thủ đô đã tụt 2 hạng, xuống top 11.

Người dân ở tỉnh, thành phố nào có sức khỏe tốt nhất cả nước? Bất ngờ vì Hà Nội không nằm trong top đầu - Ảnh 2.

Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Người dân ở tỉnh, thành phố nào có sức khỏe tốt nhất cả nước? Bất ngờ vì Hà Nội không nằm trong top đầu - Ảnh 3.

Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Cũng trong giai đoạn này, Quảng Bình và Trà Vinh là hai địa phương có sự thay đổi tích cực. Cụ thể trong 2 năm 2016 và 2017, Quảng Bình xếp thứ hạng 43 trên chỉ số sức khoẻ của 63 tỉnh, thành phố. Giai đoạn năm 2018 và 2019, Quảng Bình lần lượt đứng thứ 44 và 50. Đến năm 2020, địa phương này tăng 6 bậc, lên vị trí thứ 44.

Trong khi đó, Trà Vinh đứng vững top 20 trong năm 2016. Năm 2017, Trà Vinh tụt xuống 2 hạng là vị trí 22. Trong giai đoạn 2018 và 2019, địa phương này lấy lại vị trí 20. Sang năm 2020, Trà Vinh vượt lên 5 bậc và được gọi tên ở top 15.

Mặt khác, một số địa phương trong 5 năm liên tiếp không có sự thay đổi thứ hạng. Chẳng hạn Lào Cai (58), Sơn La (52), Yên Bái (57), Thừa Thiên – Huế (51), Quảng Nam (42)…

“Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2016-2020” được Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thống kê Bộ, ngành và sự hỗ trợ kỹ thuật từ UNDP tiến hành biên soạn.

Lam Phương / Theo Trí thức trẻ

Minh Trị Thiên Hoàng với quyết tâm canh tân nước Nhật, học bên ngoài để vươn lên

Minh Trị Thiên Hoàng (1852-1912) trị vì từ năm 1867 cho đến khi qua đời. Ông được coi là một minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, hùng cường, thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

Vào thời điểm ông lên ngôi, Nhật Bản căn bản là một nước nông nghiệp lạc hậu, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng từ hàng trăm năm trước, ngại và sợ nước ngoài, bị nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga… buộc phải ký một loạt hiệp ước bất bình đẳng.

Cầu trí thức ở thế giới, tự lực, tự cường

Ngay trong “Năm lời tuyên thệ“ của ông khi làm lễ đăng quang Thiên Hoàng năm 1868 đã thể hiện quyết tâm canh tân đất nước, học hỏi bên ngoài để vươn lên:

– Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công ngàn việc đều lấy theo công luận mà quyết định;

– Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước;

– Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân, đều được toại chí, khiến cho lòng người hăm hở sốt sắng;

– Thảy bỏ hết những thói hư mối tệ chất chứa lâu đời, từ đây gắng gổ duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của Trời Đất;

– Cầu trí thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở lên mạnh lớn vẻ vang.

Minh Trị Thiên Hoàng đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, hùng cường

Năm 1871, Minh Trị cử một phái đoàn lớn đi nghiên cứu các nước phương Tây với 2 sứ mạng: một là đàm phán với các nước phương Tây để xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật Bản buộc phải ký trước đây; hai là tìm hiểu, học hỏi các nước phương Tây mang về áp dụng trong nước.

Phái đoàn đã đi với tổng thời gian khoảng 22 tháng, trong đó ở Mỹ lâu nhất – 10 tháng, còn lại là đến các nước như Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Ý… Trở về nước, phái đoàn đã trình lên Minh Trị câu trả lời cho sứ mạng thứ nhất là không thể thay đổi được các hiệp ước mà Nhật Bản đã ký với các nước phương Tây.

Con đường duy nhất mà Nhật Bản phải đi là vươn lên, tự lực, tự cường ngang bằng với các nước phương Tây, đến lúc đó mới có thể xóa bỏ các hiệp ước đó. Đồng thời, một loạt kiến thức, hiểu biết cũng như kinh nghiệm của các nước trên nhiều lĩnh vực đã được phái đoàn ghi nhận và sau này được Minh Trị cho áp dụng vào Nhật Bản, trong đó có đề xuất quan trọng là tổ chức nhà nước Nhật Bản nên theo mô hình đại nghị chế của Anh, Đức.

Năm 1882, một phái đoàn được cử đến các nước châu Âu để tham khảo hiến pháp và luật pháp của các nước này nhằm chuẩn bị cho việc soạn thảo một bản hiến pháp của Nhật Bản.

Bản thân Minh Trị cũng tự học và được các thầy của mình dạy, phổ biến khá nhiều kiến thức trên các lĩnh vực của các nước phương Tây như chính trị và luật pháp của nước Pháp, luật pháp của Đức…

Có thể nêu những chính sách, biện pháp cải cách thông qua học kinh nghiệm nước ngoài được Minh Trị Thiên Hoàng áp dụng như sau:

– Cắt tóc ngắn thay cho để tóc dài;

– Bãi bỏ chế độ ăn chay trong toàn dân, khuyến khích ăn thịt như người phương Tây để có sức khỏe và trí thông minh;

– Xóa bỏ lịch cũ, chuyển sang sử dụng lịch như các nước phương Tây, bỏ ăn tết theo âm lịch và chuyển sang đón năm mới theo dương lịch;Sắp về hưu thì cho ra nước ngoài… học hỏiXem ngay

– Cử du học sinh sang các nước như Anh, Đức, Mỹ… học về chính trị, quân sự và kinh tế. Những người giỏi trở về nước tham gia vào việc giúp triều đình xây dựng và phát triển đất nước;

– Đưa vào áp dụng các tước vị như các nước phương Tây là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, dần hình thành một tầng lớp quý tộc mới trung thành với vua;

– Ban bố Hiến pháp năm 1889. Đây là bản Hiến pháp lấy hiến pháp của Phổ làm khuôn mẫu;

– Tổ chức nhà nước Nhật Bản theo hệ thống đại nghị, mà biểu hiện cụ thể là nhà nước quân chủ lập hiến giống như các nước như Anh, Đức; xây dựng chế độ nội các dập khuôn theo hình mẫu phương Tây;

– Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Người Phổ giúp Nhật Bản xây dựng quân đội, người Anh cho mượn tàu thuyền cùng chuyên gia đóng tàu;

Kết quả của công cuộc canh tân đất nước, của việc học kinh nghiệm nước ngoài đưa vào vận dụng trên rất nhiều lĩnh vực của xã hội đã góp phần đưa Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc, thắng Trung Quốc trong cuộc chiến 1894, thắng Nga trong cuộc chiến 1904 và tất cả các hiệp ước bất bình đẳng trước đây với các nước phương Tây đã bị xóa bỏ.

Đôi điều đáng nói về học kinh nghiệm nước ngoài trong 2 cuộc canh tân đất nước dưới thời Pierre Đại Đế và Minh Trị Thiên Hoàng:

– Có nhiều sự giống nhau đến kỳ lạ giữa 2 cuộc cải cách, canh tân đất nước, mặc dù khoảng cách về thời gian là khoảng 2 thể kỷ: từ những thay đổi nếp sống hàng đời nay của người dân như bỏ để râu dài, cắt tóc ngắn, bỏ áo thụng, ăn thịt, cho đến học nước ngoài trong phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng quân đội cho đến tổ chức nhà nước…

– Học nước ngoài vận dụng vào trong nước, nhưng về cơ bản hồn cốt dân tộc, đất nước vẫn được bảo tồn và gia tăng giá trị trong quá trình phát triển đi lên;

– Tầm nhìn người lãnh đạo cao nhất là bảo đảm cho đường hướng phát triển chuẩn, là bảo đảm cho việc vận dụng kinh nghiệm, tri thức của nước ngoài vào trong nước;

– Cả Pierre Đại Đế và Minh Trị Thiên Hoàng đều có một triết lý giống nhau, đó là cái gì của Tây Âu, của thế giới đã chuẩn mà hợp ta thì cứ việc theo, đỡ được rất nhiều thứ lòng vòng, không cần thiết phải làm trong quá trình vận dụng.

Đinh Duy Hòa / Vietnam Net

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến

Kể từ khi tiến hành nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào năm 2005, Vĩnh Phúc đã lọt top 10 các tỉnh có điểm PCI cao nhất cả nước. Song, bắt đầu từ năm 2010, thứ hạng của địa phương có nhiều biến động, thậm chí có năm tụt 26 bậc, xếp trong nhóm điều hành khá. Phải đến tận năm 2021, Vĩnh Phúc mới quay trở lại top 5 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước.

Với kết quả này, Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp FDI mong muốn mở rộng quy mô cao nhất cả nước. Theo kết quả điều tra của PCI 2021, có tới 55,9% doanh nghiệp FDI được hỏi chắc chắn sẽ tăng quy mô kinh doanh trong năm 2021 tại địa phương.

Tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Theo đó, ngày 1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động.

Thời điểm đó, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo, đứng thứ 57/61 về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau 25 tái lập tỉnh, năm 2021, quy mô kinh tế đạt 136,2 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 70 lần so với năm 1997.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 2.

Vào tháng 4/2022, chia sẻ với báo chí tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tại Việt Nam tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành cho hay, trải qua 25 năm tái lập tỉnh, từ ngày đầu tiên cho đến mãi về sau này, Vĩnh Phúc luôn xác định việc thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng để cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh luôn xác định mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Ông phân tích, doanh nghiệp không chỉ là người tạo ra giá trị gia tăng mà còn là nhân tố tạo ra sự phát triển bền vững của một địa phương nói riêng cũng như quốc gia nói chung.

“Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường có vị thế nhất định bởi trong lúc chúng ta đang thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực quản trị thì họ là những ‘hòn đá tảng’ để tạo ra sự thúc đẩy”, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành chia sẻ.

“Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại là doanh nghiệp của chúng ta. Họ được thành lập từ chính người dân chúng ta và họ mới thực sự là những doanh nghiệp tạo ra sự bền vững của địa phương”, ông Thành cho biết thêm.

Theo đó, để có thể thu hút và giữ chân được các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư ở địa phương là một yếu tố rất quan trọng.

Dữ liệu PCI các năm chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2005 – 2009, Vĩnh Phúc luôn duy trì trong top 10 các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất trên cả nước. Trong đó, năm 2008 là năm địa phương xếp hạng cao nhất, ở hạng 3 với 69,37 điểm.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo PCI

Tuy nhiên, từ năm 2010, điểm và thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc có xu hướng giảm khá nhiều. Đặc biệt, năm 2012, xếp hạng PCI của Vĩnh Phúc tụt 26 hạng, xếp hạng 43/63 với 55,15 điểm. Đây là năm địa phương có cả xếp hạng và điểm PCI thấp nhất trong 16 năm trở lại đây. Chỉ số thiết chế pháp lý và tính năng động của tỉnh lần lượt đạt 3,17 và 2,93 điểm, 2 chỉ số giảm nhiều điểm nhất trong các chỉ số thành phần.

Sang năm 2015, Vĩnh Phúc đã quay lại top 4 thứ hạng PCI nhưng không duy trì được thứ hạng này trong những năm kế tiếp. Từ năm 2016 – 2020, thứ hạng PCI của tỉnh lại tiếp tục đà giảm. Năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh giảm còn 63,84 và chỉ xếp hạng 29/63 tỉnh, thành trên cả nước.

Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 được phát hành vào tháng 4/2022, điểm PCI của Vĩnh Phúc đã tăng lên 69,69 điểm. Chỉ trong 1 năm, địa phương này đã nhảy lên 24 bậc và lọt vào top 5 tỉnh, thành có điểm PCI cao nhất cả nước.

Trong 10 chỉ số thành phần, chỉ có 3 chỉ số thành phần giảm điểm và 7 chỉ số tăng điểm. Trong đó, chỉ số chi phí không chính thức tăng nhiều nhất với 8,05 điểm, tăng 1,8 điểm so với năm 2020 và xếp thứ 3 trên cả nước.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 4.

“Một số người cho rằng đây là sự trở lại ngoạn mục. Bởi Vĩnh Phúc đã đạt được thứ hạng này từ nhiều năm trước, nhưng 10 năm trở lại đây lại bị thụt lùi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, trở lại là tốt, nhưng không hề ngẫu nhiên mà phải đánh đổi bằng một quá trình phấn đấu bền bỉ, quyết tâm, quyết liệt”, ông Thành cho hay.

Theo đó, từ năm 2020, chính quyền tỉnh đã đề ra mục tiêu “3 tốt” gồm: Môi trường pháp lý tốt và toàn diện, hạ tầng kỹ thuật tốt, và phục vụ doanh nghiệp tốt. Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính được coi là nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai quyết liệt theo hướng giảm thiểu thời gian và đơn giản về thủ tục.

Chẳng hạn, tỉnh cam kết cắt giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế xuống còn 40 ngày làm việc và cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước xuống dưới 115 giờ/năm. Tỉnh cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng bộ phận một cửa liên thông, hiện đại ở cả 3 cấp.

Đặc biệt, hệ thống đường dây nóng của tỉnh được thiết lập và vận hành hiệu quả với 5 ngôn ngữ: Việt Nam, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh đầu tiên thành lập và phát huy có hiệu quả vai trò của Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong năm 2021, Tổ giúp việc đã tổng hợp được 97 nhóm ý kiến từ các doanh nghiệp trong tỉnh và trực tiếp hướng dẫn các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, cũng như kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 5.

Ngay từ thời điểm tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là “chìa khóa” để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư.

Năm 1998, trên địa bàn tỉnh chỉ có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trong nước, không có khu công nghiệp nào. Tuy nhiên, tính lũy kế đến 6 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Phúc có 438 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD. Tính riêng trong 7 tháng năm 2022, tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư/chủ trương đầu tư cho 15 dự án FDI và tăng vốn cho 23 lượt dự án FDI, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm gần 363 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo như công nghiệp điện tử, ô tô, xe máy…

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 6.

Nguồn: Cục Thống kê Vĩnh Phúc

Xét theo đối tác đầu tư, một trong những quốc gia có số dự án và vốn đầu tư vào Vĩnh Phúc nhiều nhất là Nhật bản với 58 dự án và 1,62 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là quốc gia góp phần đặt nền móng đưa địa phương trở thành trung tâm sản xuất trong lĩnh vực ô tô, xe máy, cơ khí, chế tạo… của cả nước với sự đầu tư của một số tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Sumitomo.

Cụ thể, Tập đoàn Sumitomo với dự án đầu tư KCN Thăng Long có tổng vốn đăng ký hơn 2.000 tỷ đồng, quy mô 213 ha; Tập đoàn SOJITZ với dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao về chăn nuôi, chế biến bò thịt hướng đến xuất khẩu có tổng mức đầu tư 500 triệu USD.

Kể từ năm 1995 khi Toyota đầu tư vào Vĩnh Phúc cho đến nay, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản này luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy đạt trên 70.000 xe/năm. Nhờ hoạt động của Xưởng dập năm 2013 và Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô năm 2007, cũng như đẩy mạnh hoạt động để nâng cao nội địa hóa tại nhà máy, Toyota đã nâng tỷ lệ nội địa hóa xe từ 19% đến 37%.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 7.

Tại Hội nghị “Vĩnh Phúc trong kết nối, hợp tác và phát triển Việt Nam – Nhật Bản” do tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức vào tháng 6/2022, đại diện Tập đoàn Toyota, ông Keisuke Tokunaga chia sẻ, trong hơn 25 năm đầu tư và hoạt động tại Vĩnh Phúc, doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong các hoạt động khảo sát môi trường đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án…

Ông Mihara Daiki, Tổng Giám đốc Honda Việt Nam chia sẻ thêm tại hội nghị: “Từ khi đầu tư vào Vĩnh Phúc từ năm 1996 đến nay, chúng tôi luôn nhận được hỗ trợ của chính quyền tỉnh trong việc tháo gỡ các vướng mắc thực hiện chính sách. Đây là lý do doanh nghiệp luôn nỗ lực hoạt động, mở rộng sản xuất để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương”.

Nói về lý do chọn Vĩnh Phúc để đầu tư, đại diện Tập đoàn Sumitomo cho biết, địa phương là nơi có điều kiện tự nhiên phong phú, có nhiều cây xanh, làm cho nhà đầu tư Nhật Bản khi đến đây luôn cảm thấy dễ chịu và gợi nhớ về quê hương Nhật Bản.

Ngoài ra, vị trí địa lý của Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi, với hệ thống giao thông phát triển, giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận với các tuyến giao thông lớn của Việt Nam. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh cũng là yếu tố quan trọng khiến doanh nghiệp quyết định lựa chọn Vĩnh Phúc để đầu tư.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Vĩnh Phúc cũng được đánh giá là một trong số ít các địa phương trên cả nước xây dựng được chuỗi cung ứng sản phẩm hoàn chỉnh trong các lĩnh vực ô tô, xe máy và thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài đa dạng. Theo đó, đây là những cơ hội rất quan trọng để địa phương thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 8.

Nhìn chung, từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Trong giai đoạn 1997-2021, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân tăng 13,44%/năm. Nếu quy mô kinh tế năm 1997 chỉ đạt 1,96 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2021, con số này đã tăng gấp 69,6 lần, đạt 136,2 nghìn tỷ đồng.

Không chỉ là điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc còn là điểm sáng về thực hiện các chính sách giảm nghèo. Qua 25 năm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo của tình giảm từ 20% xuống còn dưới 2%.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 9.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ thể, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh còn 5.207 hộ nghèo, chiếm 1,51% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó, hộ nghèo khu vực thành thị chiếm 0,98%, hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm 1,72%.

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc đã được cải thiện rõ rệt. Năm 2002, thu nhập bình quân của tỉnh chỉ xếp thứ 41/63 tỉnh, thành, đạt hơn 200.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2021, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng lên đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng, lọt top 10 địa phương có thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Như vậy, sau 19 năm, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng 17 lần.

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 10.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,5 – 9,0%/năm. Trong đó, công nghiệp – xây dựng chiếm 61,5- 62,0%; dịch vụ chiếm 32 – 32,5%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6 – 6,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 – 135 triệu đồng (giá hiện hành).

10 năm thụt lùi và sự trở lại ngoạn mục của địa phương được các “ông lớn” Honda, Toyota… chọn làm điểm đến - Ảnh 11.

Về thu hút đầu tư, địa phương đặt mục tiêu thu hút thêm vốn đầu tư từ 2,0 – 2,5 tỷ USD vốn FDI và 20 – 25 nghìn tỷ đồng vốn DDI. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc sẽ chú trọng phát triển công nghiệp để làm tiền đề tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Thu hút đầu tư để lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có, bổ sung quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp mới ở những nơi có lợi thế như: Khu công nghiệp Đồng Sóc, Khu công nghiệp Sơn Lôi, Cụm công nghiệp Yên Lạc, Xuân Lôi… Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư các dự án có quy mô đầu tư lớn, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, quy mô sử dụng đất thấp.

Bên cạnh mục tiêu về các yếu tố tăng trưởng vĩ mô, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội còn nhấn mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang gây khó khăn, cản trở các nhà đầu tư.

Theo vị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, việc tạo ra môi trường đầu tư thật sự thông thoáng vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, địa phương sẽ đặc biệt quan tâm tới sự minh bạch và sự năng động của chính quyền tỉnh.

“Bởi là địa phương cấp tỉnh, tuy không có quyền thay đổi thể chế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được việc minh bạch thể chế nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp để tiếp cận họ, đồng hành với họ trong việc chấp hành thể chế”, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ.

Quỳnh Anh – Ngọc Anh. Thiết kế: Hải An / Trí Thức Trẻ