TP HCM – Hơn 100 hàng quán bán đủ món ngon với giá 7.000-70.000 đồng tạo nên sự sầm uất cho khu phố ẩm thực nổi tiếng nhất TP HCM.
Phố ẩm thực trên đường Hồ Thị Kỷ, quận 10 là một trong những điểm đến hút du khách lẫn dân địa phương. Mở cửa từ 15h mỗi ngày, hơn 100 hàng quán với những biển hiệu sáng rực nằm sát nhau, bán đủ món ngon từ Âu, Á và nhiều vùng miền khác ở Việt Nam.
Gian hàng gỏi đu đủ ba khía là một trong những địa điểm thu hút nhiều tín đồ mê ẩm thực Thái Lan. Món ăn gây ấn tượng nhờ vị chua ngọt của nước xốt trộn gỏi kết hợp với vị mặn mặn của ba khía, đu đủ giòn, thấm đều các gia vị cho cảm giác lạ miệng. Một đĩa gỏi đu đủ ba khía cho 4 người ăn có giá 70.000 đồng.
Chân gà ngâm sả tắc cũng là món ăn dành cho những ai mê gà. Chân gà giòn sần sật, thấm đều gia vị chua caytạo nên hương vị khó quên. Một đĩa chân gà ở đây có giá 50.000 đồng.
Tín đồ các món chiên, nướng không thể bỏ qua các gian hàng xúc xích, mực, xúc xích, thịt cuộn nấm, bò… dọc phố ẩm thực. Mỗi gian hàng tương tự có gần 20 món đồ chiên, nướng các loại, với giá từ 8.000 đồng đến 20.000 đồng mỗi món.
Những ai thích các món ngon từ ốc không thể bỏ qua món ốc hấp sả kèm lá chanh dậy mùi thơm phức, giá 35.000 đồng một đĩa.
Ngoài món hấp, quán ốc này còn ghi điểm với ốc nhồi thịt hấp sả vị đậm đà chấm cùng nước mắm gừng, giá chỉ 7.000 đồng một con. Một đĩa trung bình có 10 con ốc.
Những bạn trẻ mê hải sản sẽ khó thể nào bỏ qua gian hàng tôm hùm nướng phô mai và mỡ hành dậy mùi thơm phức.
Cà na ngâm – đặc sản miền Tây – cũng là một trong những món ăn vặt được lòng nhiều bạn trẻ.
Bên cạnh nhiều món ngon, phố ẩm thực còn có vô số gian hàng bán những loại nước giải khát được nấu từ trái thơm (dứa), dâu và các loại chè với giá chỉ từ 15.000 đồng một ly.
Nước ép chanh dây, ép quýt trưng bày giống như những gian hàng bên Thái Lan, với giá từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng một chai.
Khu phố ẩm thực thường đóng cửa vào 23h và dù đầu tuần hay cuối tuần lúc nào cũng hút khách.”Tôi thích đi lang thang quanh chợ Hồ Thị Kỷ để mua hoa tươi và có dịp thưởng thức nhiều món ăn vặt hấp dẫn với giá cả phải chăng”, chị Ngọc Sương, quận Tân Bình chia sẻ.
Bạn thử nhìn nhận lại xem bản thân có phải là người biết ứng xử khéo léo và sở hữu EQ cao không nhé.
EQ cao giúp chúng ta sống dễ dàng hơn rất nhiều vì biết nắm bắt lòng người và hành xử thông minh. Nhiều người cho rằng chỉ cần có năng lực làm việc hì ắt sẽ thành công. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng để hành công thì bạn phải biết giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ. Lúc này, EQ – trí tuệ cảm xúc sẽ phát huy tác dụng.
Người có EQ cao làm được 12 điều dưới đây, nhờ vậy việc gì cũng suôn sẻ, quan hệ rộng mở.
Biết kiềm chế nóng giận
Biết cách kiềm chế sự nóng giận là biểu hiện đặc trưng nhất của người có EQ cao. Người có đầu óc càng đơn giản thì tính khí càng nóng nảy, vì họ dành trọn thời gian cho việc trút bực dọc ra ngoài.
Có bản lĩnh, biết kiểm soát cảm xúc mới có thể làm nên chuyện lớn.
Hiểu thâm ý sau lời nói
Người sở hữu cảm xúc trí tuệ vượt trội đều hiểu thâm ý phía sau lời nói. Ví dụ, đến nhà người khác chơi, phát hiện có cuốn sách rất hay, nghe chủ nhà nói “Hay tôi tặng cho cậu nhé?”, người EQ cao đều hiểu cách hỏi này đa phần chỉ xuất phát từ lịch sự. Vậy câu câu trả lời nên là từ chối.
Gặp đồng nghiệp không thiết lắm đang đi ăn trưa. Họ khách sáo mời bạn đi ăn cùng. Nếu lúc này bạn đồng ý thì thật sự không khéo léo một chút nào.
Không tùy tiện hứa hẹn
Người có EQ cao không dễ dàng hứa hẹn, bởi lẽ nói được làm được là châm ngôn của người có bản lĩnh thật sự.
Người khác nhờ vả, trước tiên hãy suy xét liệu bản thân có thể làm được hay không. Lời hứa đáng giá ngàn vàng. Người quân tử không bao giờ thất hứa.
Nhắc lại để tăng sự gần gũi
Trong giao tiếp thường ngày, bạn có thể lặp lại lời đối phương để tăng cảm giác gần gũi, mang về sự yêu thích.
Bạn bè nói: “Cuối tuần này tớ đi tập Yoga”. Bản thân có thể đáp: “Cậu thường tập Yoga lắm hả? Chẳng trách dáng người đẹp như vậy?”.
Phương pháp giao tiếp cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Biết mình không phải siêu nhân
Người có EQ cao luôn nhận thức bản thân không phải đấng cứu thế hay siêu nhân. Thời gian của bạn có hạn, sức lực và năng lực cũng vậy. Bạn cảm thấy mình giúp đỡ thì đối phương sẽ cảm kích? Chưa chắc!
Vậy nên hãy giúp đỡ khi bản thân sẵn sàng. Từ chối không đồng nghĩa với sự tuyệt tình hay ác độc, mà đôi khi còn là bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Ích kỷ không có tội, chỉ sai khi ích kỷ biến thành hẹp hòi, làm tổn hại đến người khác mà thôi.
Không mâu thuẫn vì chuyện vặt
Không gây xung đột hay phát sinh mâu thuẫn với người khác vì những chuyện nhỏ nhặt là đặc điểm của người EQ cao. Hơn thua lẫn nhau trong lời ăn tiếng nói là hành vi của kẻ ngu xuẩn và chưa biết trời cao đất dày là gì.
Hơn hết, người thông minh phải biết tránh càng xa càng tốt những phiền phức trong cuộc sống. Giữ mồm giữ miệng cũng là cách giúp ta không bị bủa vây bởi thị phi. Hãy là người bình tĩnh trong mọi trường hợp vì khi mâu thuẫn xảy ra, người im lặng mới có thể nhìn thấu vấn đề để giải quyết.
Có nhiều lúc, im lặng hay không nói rõ đáp án chính là từ chối, đừng ép người khác nói “không”. Thẳng thừng và huỵch toẹt sẽ khiến người trong cuộc cảm thấy ngại ngùng.
Hiểu rằng phải không ngừng học hỏi
Người có EQ cao hiểu được rằng phải không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực cá nhân trong công việc lẫn các mặt khác.
Có rất nhiều người cảm thấy bản thân rất bận rộn nhưng trong lòng họ lại rất mơ hồ, không biết bản thân đang bận cái gì và điều này có ý nghĩa gì cho cuộc đời họ hay không. Nên chúng ta cần phải không ngừng nhìn nhận lại bản thân, học hỏi và kiểm tra chính mình để điều chỉnh hướng đi trong tương lai, như vậy bạn mới đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Tự tin
Duy trì sự tự tin là một biểu hiện của người có EQ cao. Họ gặp nguy không loạn, gặp hiểm không lùi, dám bảo vệ quyền lợi của mình, dám đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Cho dù có thân thiết hay gần gũi đến đâu cũng chưa chắc có thể đấu lại thời gian. Không tin bạn thử nghĩ mà xem, những người từng chơi thân với bạn 5 năm trước nay đã đi đâu mất rồi? Họ còn bên bạn không? Cho nên, đừng bao giờ bộc lộ hết con người của mình cho người khác biết.
Bình thản khi bị công kích
Nếu có người ác ý công kích, người EQ cao không hoảng loạn, cũng không sợ hãi mà mỉm cười và lịch sự đáp trả lại họ. Cách hành xử và thái độ có văn hóa này sẽ khiến đối phương thua cuộc trước mặt mọi người.
“Chơi” với người ưu tú
Người EQ cao thường xuyên giao tiếp với những người ưu tú, hoặc theo dõi những người có kiến thức uyên thâm và đời sống lành mạnh để học hỏi thêm nhiều điều hay.
Hiếm có quốc gia bị tàn phá nặng nề sau Thế Chiến thứ Hai như Ba Lan.
Một phần năm dân số Ba Lan thiệt mạng và thủ đô Warsaw gần như bị quân Phát xít phá hủy hoàn toàn, phần lớn di sản văn hóa của nơi này đã bị cướp bóc hoặc hủy hoại.
Thậm chí đường biên giới quốc gia này đã bị dịch chuyển hàng trăm km về phía tây, buộc hàng triệu người phải tái định cư trong những vùng được gọi là “lãnh thổ phục hồi”, nơi từng thuộc về Đức và cũng bị tàn phá nặng nề.
Nhưng từ đống đổ nát đó, hi vọng về cuộc sống mới dần nảy mầm. Nơi này đã rũ bỏ quá khứ nặng nề và khôi phục lòng tự hào của quốc gia bị tan vỡ, và những vết thương xã hội từ lâu ám ảnh nơi này cũng dần kín miệng. Hoặc đó là điều mà nước Ba Lan cộng sản – vốn chiếm quyền kiểm soát quốc gia này vào năm 1948 và dưới sự kiểm soát của Joseph Stalin – hứa hẹn sẽ tái thiết đất nước, bằng lý tưởng kiên định rằng xã hội phải vươn lên từ đổ nát.
Hình ảnh biểu tượng của xã hội này là thành phố Hiện thực Xã hội Chủ Nghĩa có tên Nowa Huta, được thành lập vào năm 1949, nằm về phía đông Krakow được xây dựng trong vài thập niên sau đó.
Ở trung tâm thành phố là nhà máy thép Vladimir Lenin, với mục tiêu sản xuất ra lượng thép nhiều hơn cả quốc gia cộng lại từ thời trước chiến tranh.
Tên gọi Nowa Huta có nghĩa là “Xưởng Thép Mới” trong tiếng Ba Lan và nơi này được xây dựng để công nhân ngành thép đến sinh sống, là dự án phát triển đô thị tham vọng nhất của Ba Lan sau chiến tranh: một thành phố chủ nghĩa xã hội lý tưởng để cả quốc gia nhìn và học tập làm theo.
Năm đại lộ lớn tỏa ra từ Quảng trường Trung tâm khiến Nowa Huta có hình dạng 5 cánh đặc trưng và kiến trúc này nhấn mạnh tính chất biểu tượng của thành phố.
Nhưng cái chết của Stalin vào năm 1953 và quá trình phi Stalin hoá sau đó khiến cho phong cách Hiện thực Xã hội Chủ Nghĩa không còn được ưa chuộng nữa. Tòa thị chính khổng lồ và nhà hát ở Nowa Huta không bao giờ được xây dựng, phần còn lại của thành phố được xây ở quy mô khiêm tốn hơn nhiều.
Đến năm 1973, như một phần thưởng an ủi, tượng đài Lênin với quy mô lớn nhất ở Ba Lan đã được dựng trên Đại lộ Hoa Hồng, phía bắc quảng trường chính.
Chụp lại hình ảnh,Nowa Huta có tên gọi nghĩa là “Xưởng Thép Mới’ trong tiếng Ba Lan, được xây dựng để làm nơi sinh sống cho công nhân ngành thép
“Đó là một thành phố được hoạch định nhưng lại không trở thành thứ mà người ta kỳ vọng,” Tiến sĩ Katherine Lebow, tác giả của cuốn “Thế giới Lý tưởng Dang dở” (Unfinished Utopia) giới thiệu chi tiết về quá trình xây dựng và phát triển thành phố này, nói..
Tác giả Lebow viết rằng dù có động lực từ lý tưởng, những người hoạch định thành phố, trong số đó có những nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư hàng đầu Ba Lan thời đó, gần như không được hướng dẫn trực tiếp là thành phố sẽ trông thế nào.
Tuy nhiên, vì thành phố này là hình mẫu đô thị lý tưởng, thiết kế của họ nhấn mạnh xây dựng nhiều công viên và căn hộ có diện tích rộng, và đảm bảo mỗi khối nhà đều có những dịch vụ cần thiết.
Lý tưởng Hiện thực Xã hội Chủ Nghĩa chú trọng sử dụng các yếu tố phong cách bản địa và chủ nghĩa xã hội kết hợp, thể hiện trong mọi hình thái nghệ thuật hướng về tuyên truyền, bao gồm cả nghệ thuật kiến trúc. Các thành phố không chỉ nổi bật về vẻ bề ngoài, mà còn thể hiện chủ đề chủ nghĩa xã hội và đóng vai trò là không gian thể hiện cho các nghi thức chính trị.
Với nhiều người dân Nowa Huta di cư từ miền nông thôn Ba Lan lên, họ cảm thấy như bước vào một thế giới khác – thế giới mà chính họ góp công xây dựng.
“Xưởng thép mới là cách thể hiện hoàn hảo về cách thể hiện khuếch trương thời Xô Viết,” Lebow viết, “một bức tượng thể hiện sức mạnh khai phá của chủ nghĩa xã hội thay đổi con người và thế giới.”
Người ta vẫn đồn rằng địa điểm xây dựng thành phố Nowa Huta được chọn một cách cố ý để thể hiện sự khinh bỉ với giới trí thức tiểu tư sản và bảo thủ ở Krakow, sự hiện đại của nó tuân thủ những giá trị xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đối nghịch với thủ đô thời trung cổ của Ba Lan.
Nhưng những ảnh hưởng phong cách kiến trúc từ phố cổ Krakow vẫn xuất hiện rõ nét ở Nowa Huta, với những kiến trúc vòng cung, quảng trường nội và những thiết kế khác bắt chước ở quy mô lớn. Cuối cùng, Krakow cũng được dịp phì cười khi thành phố này tiếp nhận Nowa Huta vào năm 1951.
Dù Nowa Huta thành công ở nhiều khía cạnh, số phận của nơi này không thể tách rời sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Vào thập niên 1990, thành phố Nowa Huta 200 ngàn dân mạnh mẽ đã trở thành nơi bị đánh đồng với tệ nạn ma túy, tội phạm, nghèo đói và những kẻ quá khích trong thể thao, nổi tiếng toàn quốc là một trong những thành phố tồi tàn nhất ở Ba Lan.
Nhưng nay mọi thứ đã khác. Ba Lan là một trong những câu chuyện thành công về kinh tế trong thời hiện đại, và người ta có thể cảm nhận điều đó rõ nét từ những trung tâm đô thị rộng lớn và cả ở những vùng ngoại vi một thời như Nowa Huta.
“Nowa Huta ngày càng trở thành một nơi đáng sống,” Mateusz Marchocki, hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Anh làm việc ở Tổ chức Quảng bá Nowa Huta nói. Ông cho biết giá thuê nhà đã tăng chóng mặt trong những năm gần đây.
“Trước đây, tất cả hoạt động vui chơi về đêm diễn ra ở Krakow.” Giờ đây Nowa Huta có cả nhà hàng, quán ăn nhỏ, cửa hàng bán kem, và xe bán thức ăn xuất hiện khắp nơi để phục vụ người dân thành phố. Marchocki quả quyết thậm chí các sàn trượt băng cũng mở cửa trong Mùa Vọng, vốn là điều không thể tưởng tượng được khi ông còn nhỏ.
Chụp lại hình ảnh,Một điểm đến hút khách du lịch ngày nay là các kiến trúc Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa còn sót lại Nowa Huta
Mười năm trước, du khách sẽ có rất ít thứ để vui chơi khi tham quan nơi này, nhưng Nowa Huta đã học cách kiếm tiền từ di sản cộng sản nơi đây.
Thành phố cho phép người nước ngoài và chính dân Ba Lan có thể có thêm góc nhìn về chủ nghĩa cộng sản trong quá khứ. “Người [Ba Lan] trẻ ngày nay không hề biết thời đó thế nào,” Marchocki cho biết.
Bước vào một phần thành phố Nowa Huta cũng giống như bước vào thế giới của cha mẹ, ông bà: từ rạp hát Nhân Dân đã được cải tạo với phong cách thiết kế Hiện thực Xã hội Chủ Nghĩa lấy cảm hứng từ Ai Cập với đèn neon sáng, đến những tượng đài của phong trào Công Đoàn Đoàn Kết đã kết liễu chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan vào năm 1989, và khoảng 250 hầm tránh bom nguyên tử trong lòng thành phố, di sản một thời khi mọi người lo sợ thảm họa hủy diệt hạt nhân.
Ngoài phần lịch sử có thể tìm thấy ở Bảo tàng Nowa Huta mở cửa vào năm 2019 tại vị trí ngày xưa là rạp chiếu phim, du khách ngày nay còn bị thu hút bởi kiến trúc Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa.
Là một trong hai thành phố được lên kế hoạch và xây dựng trên thế giới, ngoài Magnitogorsk sâu trong nội địa nước Nga, Nowa Huta khác biệt với kiến trúc hiện đại nhạt nhòa và chủ nghĩa thô mộc xám xịt thường gợi nhắc hình ảnh Đông Âu Xã hội Chủ Nghĩa.
Ví dụ như các tòa nhà ở Quảng trường Trung Tâm – mỉa mai thay là đã đổi tên để vinh danh Ronald Reagan vào năm 2004 – phong cách chủ nghĩa Hiện thực Xã hội Chủ Nghĩa cũng hiện diện bên trong một số cửa hàng nguyên bản ở Nowa Huta.
Chẳng hạn, phần nội thất được trang trí cực kỳ đậm nét tại cửa hàng bán sản phẩm nghệ thuật dân gian có tên Cepelix, nằm ở phần đông bắc thành phố, do một trong những nhà thiết kế nội thất hàng đầu Ba Lan thời bấy giờ thiết kế.
Nhưng viên ngọc sáng của kiến trúc Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa ở Nowa Huta thực ra là Tòa nhà Quản Trị của Xưởng Thép, một công trình với phần ngoại thất giả Phục Hưng và nội thất sang trọng vẫn còn thể hiện lý tưởng trong phong cách.
Mặc dù tòa nhà này cơ bản là đóng cửa không cho công chúng vào, nhưng Tổ chức Quảng bá Nowa Huta vẫn mở chương trình tham quan đến tòa nhà, mà Marchocki mô tả là “một trong những tòa nhà biểu tượng nhất ở Nowa Huta.” Trong vẻ lộng lẫy, tòa nhà là tuyên ngôn về tham vọng hướng đến thế giới lý tưởng đã khai sinh ra thành phố này – những tham vọng mà chính những công nhân sẽ thách thức.
Năm 1980, khi quốc gia này rúng động vì các cuộc biểu tình do Công đoàn Đoàn Kết kêu gọi, Xưởng Thép Vladimir Lenin ở Nowa Huta là nơi có chi nhánh công đoàn đoàn kết lớn nhất, với 97% công nhân gia nhập thành viên.
Nhà thờ Thiên chúa giáo kiên định ủng hộ công đoàn và các cuộc biểu tình, đẩy chế độ cộng sản cầm quyền vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi chống lại chính những công nhân mà nó đại diện.
Chụp lại hình ảnh,Giá nhà tăng đều đặn ở Nowa Huta, cho thấy thành phố ngày càng được ưa
Trong thời gian này, một giám mục trẻ của Krakow có tên là Karol Wojtyla – người sẽ trở thành Giáo hoàng John Paul II sau này – đã làm nên tên tuổi qua việc ủng hộ công nhân và cuộc đấu tranh của họ.
Thành phố được xây dựng theo chủ nghĩa vô thần của cả quốc gia, nên người ta cố ý không xây dựng nhà thờ nào ở đây. Nhưng các công nhân khao khát có một nhà thờ quá đỗi đến mức họ bắt đầu xây một nhà thờ trái phép bằng tay. Từng viên gạch một, không có máy móc cơ giới nào hỗ trợ, họ xây dựng nên nhà thờ đầu tiên ở Nowa Huta, nổi tiếng với tên gọi “the Lord’s Ark” (“Chiếc Rương của Chúa”) vì kiến trúc hiện đại độc đáo.
Ngày nay, nơi này là một trong những công trình kiến trúc thu hút du khách tham quan của thành phố, cùng với Nhà thờ Đức Mẹ Czestochowa có kiến trúc hình học ấn tượng. Người ta có thể quan sát thấy sự đối lập giữa thành phố từ trong ý tưởng đến khi nó trở thành hiện thực ra sao ở khắp nơi tại Nowa Huta: từ biển hiệu tên đường, nhà thờ, và thậm chí cả với số phận hiện đại của thành phố.
Thành phố này vẫn là biểu tượng sống động, nhưng không phải là biểu tượng cho thứ mà người ta muốn nó trở thành.
Từ sự hào hùng của quá trình tái thiết kiểu Stalin đến sự nổi loạn chống cộng sản trong sự sùng đạo đến sự kiệt quệ hậu xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là hồi phục trong lòng Ba Lan mới, số phận của thành phố Nowa Huta là tấm gương phản chiếu hình ảnh đất nước Ba Lan từ Thế Chiến II.
Nowa Huta đã tìm thấy cuộc sống mới. Giờ đây nơi này không phải hình ảnh lý tưởng xã hội chủ nghĩa, mà là một hình ảnh lý tưởng mới của nền tư bản dân chủ và của nước Ba Lan Châu Âu.
Alina Kabaeva bắt tay Tổng thống Nga Putin tại dinh thự tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, tháng 3 năm 2004. Đây là một trong số ảnh hiếm có của người phụ nữ được cho là đã sinh con cho ông Putin.
Một tờ báo Nga tuần này có bài về chủ đề được nhiều cơ quan truyền thông Phương Tây nói lâu nay, “Ai sẽ thay Vladimir Putin lên làm ông chủ nước Nga”?
Nhà bình luận chính trị Andrei Pertsev viết trên trang The Moscow Times 09/08/2022 nêu ra một loạt tên tuổi, chính trị gia Nga mà ông cho là thuộc hai nhóm, “ồn ào” và “im lặng”.
Điều dễ thấy là một số người hăng phát biểu, thậm chí nói quá điều cần thiết để ghi điểm, còn số khác im lặng nhưng vẫn được cho là ứng viên tiềm năng lên thay ông Putin.
Cuộc đua của phe diều hâu?
Theo Andrei Pertsev, cựu tổng thống, thủ tướng và hiện là phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev dạo này rất bận ra các tuyên bố cứng rắn [về Ukraine].
Quan điểm của ông ta là một thứ pha trộn chủ nghĩa cô lập và dân tuý, theo Pertsev.
Một người khác, có thể muốn lên kế nghiệm Putin là Sergei Kiriyenko, người được giao việc phụ trách hai cộng hòa ly khai ở Donas.
Theo Andrei Pertsev, Kiriyenko nay mặc đồ khaki và nói rất ồn ào về chủ nghĩa Nazi, về “sứ mệnh duy nhất của nhân dân Nga”.
Ông cũng là người tạo ra tiếng vang trên báo nhờ bức tượng “Bà cụ Anya”, biểu tượng của công cuộc “giải phóng Ukraine”.
Ngoài hai người trên, Chủ tịch Duma, Vyacheslav Volodin, là nhân vật hàng đầu nữa trong “cuộc chiến của phe diều hâu”. Lá bài của ông là chủ nghĩa dân tộc Nga và gần đây ông ủng hộ việc cấm dùng ngoại ngữ trên các biển hiệu cửa hàng, và muốn hai cộng hòa nhân dân (tự xưng) Donetsk và Luhansk giữ án tử hình.
Vẫn theo Andrei Pertsev thì một số nhân vật nặng ký khác tuy thế lại chọn thái độ im lặng, dù họ được cho là có khả năng lên kế nhiệm ông Putin.
Đó là Thủ tướng Mikhail Mishustin và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin.
Cả hai đều không nói gì về “chiến dịch đặc biệt” của quân Nga ở Ukraine.
Ông Sobyanin tuy thế đã có mặt trong một cuộc tuần hành ủng hộ cuộc chiến, tổ chức ở sân vận động Luzhniki hồi tháng 3. Ông cũng sang thăm CH ND Donetsk hồi tháng 6.
Các báo Phương Tây nói gì?
Bên cạnh các tin về sức khoẻ của Vladimir Putin, năm nay 69 tuổi, nhiều nhà bình luận ở châu Âu và Hoa Kỳ thường nói về chuyện ai có thể lên thay ông.
Với cuộc chiến tại Ukraine đang rơi vào thế giành co Nga-Ukraine, có những người nêu quan điểm rằng chỉ sự ra đi của ông Putin mới khiến cuộc chiến chấm dứt.
Hồi tháng 6, trang The Spectator ở Anh trích lời cựu Giám đốc Tình báo MI6, Sir Richard Dearlove “dự đoán ông Putin sẽ ra đi cuối 2023”, không phải về hưu mà “vào nhà dưỡng bệnh”.
Vì lý do sức khoẻ kém sẽ dễ cho những người muốn giành chức tổng thống đưa ông Putin rời vị trí, hơn là lao vào cuộc tranh giành quyền lực mạnh tay.
Vẫn ý kiến này cho rằng phe diều hâu Nga có khả năng đưa ông Nikolai Patrushev, tổng thư ký Hội đồng An ninh, cựu quan chức KGB lên thay ông Putin.
Chụp lại hình ảnh,Lãnh đạo Hội đồng An ninh, Nikolai Patrushev và Tổng thống Putin trong một cuộc họp của các quốc gia thuộc khối BRICS tại Điện Kremliin vào ngày 26/05/2015
The Spectator (15/06) tuy vậy cũng nêu tên hai vị khác, thống đốc vùng Tula Alexei Dyumin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu như những nhân vật tiềm năng giành ngôi tổng thống liên bang Nga.
Còn trang New York Post hồi tháng 5 nêu tên hai ông Dmitry Kovalev và Nikolai Patrushev như các ứng viên để lên thay ông Putin một khi thời điểm đó tới.
Dmitry Kovalev, mới 36 tuổi, con trai của tỷ phú dầu hỏa Vitaly Kovalev, chia sẻ tình yêu môn hockey trên băng với ông Putin.
Nikolai Patrushev, xuất thân từ ngành an ninh, được báo Anh, tờ The Sunday Times gần đây cho là “người đã đẩy Putin vào đường lối cứng rắn, bảo thủ với Ukraine” trong cuộc chiến.
Tờ báo này còn cho là Putin “đi theo chủ nghĩa Patrushevism”, nhấn mạnh chủ nghĩa đại Nga và chủ trương “bình định” toàn bộ Ukraine.
Sinh năm 1951, ông Patrushev được nhiều nhà bình luận Phương Tây cho là “nhân vật quyền lực thứ nhì ở Nga”, chỉ sau Putin.
Tất cả các phân tích, suy đoán trên tất nhiên đều chỉ mang tính lý thuyết vì Vladimir Putin vẫn có thể cầm quyền lâu dài theo Hiến pháp đã sửa đổi, thậm chí đến khi ông ngoài 80 tuổi.
Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin. Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước.
Khi cuộc chiến ở Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin bước sang tháng thứ sáu, bộ máy an ninh của Điện Kremlin đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể, tập trung vào cơ quan thân cận nhất với Putin: Tổng cục An ninh Liên bang Nga, hay còn gọi là FSB. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Điện Kremlin đã lên kế hoạch sử dụng FSB chủ yếu ở Ukraine, như một lực lượng đặc nhiệm giúp đảm bảo một cuộc chinh phục nhanh chóng của Nga. Theo kế hoạch, các xe tăng Nga lăn bánh vào Ukraine sẽ dẫn đến sự thay đổi chế độ ở Kyiv, và một ban lãnh đạo mới thân Moscow, được gián điệp của FSB bảo trợ, sẽ lên nắm quyền kiểm soát đất nước. Vào thời điểm đó, nhánh tình báo nước ngoài của FSB – Cục 5 – là những người đảm đương nhiệm vụ này. Đây là cơ quan chính duy nhất, trong số hàng chục cơ quan của FSB, trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc chiến.
Tuy nhiên, khi kế hoạch thất bại, Putin đã tạo ra một sứ mệnh khác, toàn diện hơn cho FSB: tổng cục an ninh sẽ đi đầu trong nỗ lực chiến tranh tổng lực của Nga tại quê nhà, cũng như các hoạt động tình báo của nước này ở Ukraine. Và mọi nhánh của tổ chức đều sẽ phải tham gia. Cơ quan chống khủng bố, cơ quan phản gián, và cơ quan điều tra của FSB hiện đang điều hành các cuộc đàn áp mới ở Nga. Trong khi đó, các lực lượng đặc nhiệm và cơ quan phản gián quân đội đang tiến hành các hoạt động nhắm vào nhân sự Ukraine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và xa hơn nữa, tuyển dụng các đặc vụ Ukraine, và xử lý những người mà FSB muốn đem ra truy tố trong các phiên tòa ‘trình diễn.’ Các đặc vụ FSB giờ đang đóng tại vùng biên giới của Nga và Cơ quan An ninh Kinh tế, vốn thường được coi là bộ phận tham nhũng nhất của FSB, đang thực thi các chính sách kinh tế của Nga một cách mạnh mẽ. Tại trụ sở của FSB nằm ở Quảng trường Lubyanka, Moscow, đội ngũ nhân viên đã được thông báo phải chuẩn bị cho những chuyến công tác kéo dài 3 tháng tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Khi FSB vươn lên dẫn đầu một bộ máy nhà nước quan liêu ngày càng hoang tưởng, và được an ninh hóa, sự thay đổi này có tác động sâu sắc tới bản chất sự cai trị của Putin. Trái ngược với hình ảnh một cơ quan chủ yếu chỉ làm công việc giám sát trong những năm trước đó, FSB nay trở thành cánh tay đắc lực của một nhà nước ngày càng tàn nhẫn. Với việc thọc sâu vào xã hội trong nước, các vấn đề đối ngoại và quân đội, FSB dần dần không còn giống với cơ quan tiền thân của nó thời Xô-viết, Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB). Giờ đây, nó mang hình bóng của một tổ chức còn đáng sợ hơn nhiều: Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), lực lượng cảnh sát mật khét tiếng của Stalin, những kẻ đã tiến hành các cuộc thanh trừng lớn hồi thập niên 1930 và duy trì kỷ luật sắt đối với xã hội Nga trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh.
CÁNH TAY DÀI CỦA LUBYANKA
Không khó để tìm ra những dấu hiệu cho thấy chiến lược của FSB đang thay đổi. Một ví dụ là chiến thuật của tổ chức này đối với các nhà báo và các thành viên của phe đối lập chính trị. Trước đây, FSB chỉ đơn giản theo dõi các nhà báo chỉ trích chính phủ và khuyến khích họ rời khỏi đất nước. Ngay cả khi Ivan Safronov, cựu nhà báo chuyên đưa tin mảng quân sự cho nhật báo Kommersant của Nga, bị bắt vì tội phản quốc vào mùa hè năm 2020, hành động đó vẫn được hiểu là một thông điệp gửi đến những người khác: ngừng ngay việc viết về những vấn đề nhạy cảm, còn không thì hãy rời khỏi đất nước. Một năm sau đó, nhiều nhà báo Nga đã bị chính phủ đưa vào danh sách điệp viên nước ngoài nhưng không bị bắt giữ, và nhiều người trong số họ đã quyết định sống lưu vong. Cuộc di cư này tiếp tục diễn ra trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến ở Ukraine, khi hàng trăm nhà báo và nhà hoạt động Nga chạy trốn ra nước ngoài.
Tuy nhiên, kể từ mùa xuân, FSB đã đặt mục tiêu đảo ngược dòng người di cư. Ví dụ, hai tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, cơ quan này đã cho phép chính trị gia đối lập nổi tiếng Vladimir Kara-Murza đến Nga. Trong nhiều năm, Kara-Murza đã di chuyển liên tục giữa Mỹ, châu Âu, và Nga, kêu gọi trừng phạt nhắm vào các tay chân của Putin. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, ông đã lo sợ rằng Điện Kremlin sẽ cấm mình nhập cảnh vào Nga. Nhưng vào tháng 4, Kara-Murza bay đến Moscow và đã được cho vào – chỉ để bị tống vào tù và bị giam giữ cho đến nay, vì tội tung tin giả về chiến tranh. Sang tháng 7, một chính trị gia đối lập khác, Ilya Yashin, cũng bị bắt với cáo buộc tương tự. Sau khi Alexei Navalny bị bắt và bỏ tù – khi ông trở về Nga vào tháng 08/2021 – Yashin là nhân vật đối lập nổi bật nhất; nhưng giờ đây, giống như Navalny và Kara-Murza, ông đã bị bắt nhốt và bị bịt miệng.
Đây hoàn toàn không phải là tình cờ. Kể từ tháng 05/2022, FSB đã liên tục đến gặp các gia đình của những người Nga lưu vong để truyền tải thông điệp rằng chính phủ Nga sẵn sàng chào đón họ trở về. Cũng có nguồn tin cho rằng, các chuyên gia công nghệ thông tin Nga đã rời khỏi đất nước khi chiến tranh nổ ra rồi sau đó trở về hiện đã bị triệu tập đến trụ sở FSB và bị thẩm vấn: cơ quan này đang tìm kiếm thông tin về những người Nga lưu vong ở nước ngoài. Thay vì ép buộc người Nga ra nước ngoài, nơi họ có thể phát động các phong trào đối lập, chế độ đã quyết định rằng tốt hơn hết, nên giữ họ dưới sự giám sát chặt chẽ ở Nga – một cách tiếp cận được Điện Kremlin sử dụng lần gần đây nhất là trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.
Đồng thời, FSB cũng trở nên táo bạo hơn trong việc truy đuổi các nhà báo và những người đã sống lưu vong từ rất lâu. Về mảng này, chúng tôi xin chia sẻ trải nghiệm của chính mình: vào tháng 3, bộ phận an ninh nội bộ của FSB đã khởi tố hình sự một người trong chúng tôi, Andrei Soldatov, với tội danh tung tin giả về chiến tranh, một tội danh có khung hình phạt lên đến 10 năm tù. Các tài khoản ngân hàng của Soldatov ở Nga đã bị phong tỏa, và chính phủ Nga đã ban hành một lệnh truy nã quốc tế chính thức để bắt giữ và dẫn độ ông ấy về Nga. Số lượng các nhà báo Nga bị đe dọa với những cáo buộc tương tự đang ngày càng tăng lên. Và vì hầu hết họ đều đã sống lưu vong, cáo trạng hình sự có nghĩa là người thân của họ ở Nga sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực.
Không kém phần gay cấn là cuộc đàn áp ngày càng dữ dội của FSB đối với các nhà khoa học, luật sư, và những người Nga khác tham gia vào các hoạt động mà chế độ cho là đáng nghi. Những nỗ lực của cơ quan này nhằm quấy rối và đe dọa các nhà khoa học Nga cộng tác với các cơ quan nghiên cứu nước ngoài không phải là mới. Nhưng kể từ khi chiến tranh bắt đầu, FSB đã trở nên hung hăng hơn rất nhiều. Ngày 30/06, cơ quan này đã có hành động cực đoan chống lại Dmitry Kolker, Giám đốc Phòng thí nghiệm Quang học Lượng tử tại Đại học Nhà nước Novosibirsk, cáo buộc ông phạm tội phản quốc vì đã cố ý chia sẻ bí mật quốc gia với Trung Quốc. (Ông từng tham gia chương trình trao đổi giảng dạy tại Trung Quốc.) Dù Kolker đang nằm trong bệnh viện với căn bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn 4, FSB vẫn đến bắt giữ và đưa ông về nhà tù Lefortovo, nơi nhà khoa học này qua đời ba ngày sau đó. Nhiều người Nga đã bị sốc, nhưng đây không phải là một sự cố cá biệt. Một ngày trước khi Kolker bị bắt, FSB đã bỏ tù Dmitry Talantov, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, người đã bào chữa cho Safronov, nhà báo bị FSB cáo buộc tội phản quốc. Bây giờ chính Talantov đang phải đối mặt với tội tung tin giả về chiến tranh.
Ngay cả các lĩnh vực chính của nền kinh tế Nga cũng phải chịu áp lực từ FSB. Một ví dụ là hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia. Kể từ tháng 6, cùng với FSB, cơ quan giám sát tài chính Nga đã tiến hành điều tra các phòng khám y tế trên toàn quốc về việc kê đơn các loại thuốc của phương Tây thay vì thuốc của Nga. Chiến dịch được giới thiệu trước công chúng là nhằm “triệt hạ âm mưu của các công ty dược phẩm nước ngoài bán thuốc của họ thông qua các bác sĩ Nga.” Điện Kremlin cũng đã yêu cầu FSB điều tra các quan chức không chấp hành việc sử dụng các sản phẩm của Nga, như công nghệ thông tin, thay thế cho sản phẩm nước ngoài.
Các cuộc thanh trừng của FSB cũng đã bắt đầu nhắm đến tầng lớp tinh hoa Nga, bao gồm cả chính các quan chức an ninh cấp cao. Vào tháng 7, ba vị tướng hàng đầu trong Bộ Nội vụ bị bắt vì tội tham ô; hoạt động này được coi là một thông điệp gửi thẳng đến bộ trưởng nội vụ, hãy coi chừng – không một ai hoàn toàn an toàn trong tình trạng an ninh mới này. Đây chỉ là vụ việc mới nhất trong chuỗi hoạt động thanh trừng nhắm vào các nhân vật như Oleg Mitvol, cựu tỉnh trưởng Moscow và là người có quan hệ rộng, hoặc Vladimir Mau, một nhà kinh tế hàng đầu của Nga, người thân cận với nhóm tự do trong chính phủ, đồng thời là người đứng đầu Học viện Hành chính Công và Kinh tế Quốc dân, cơ sở chủ chốt đào tạo quan chức của đất nước. Mitvol bị tống vào tù, còn Mau bị quản thúc tại gia – những sự kiện đã khiến giới tinh hoa tài chính ở Moscow lo lắng.
Nhưng thay đổi đáng chú ý nhất về chiến thuật của FSB là ở Ukraine. Trước chiến tranh, vai trò của FSB chủ yếu là tuyển dụng các chính trị gia Ukraine. Giờ đây, cơ quan này đang tiến hành một chiến dịch khổng lồ nhằm bắt giam một lượng lớn người Ukraine ở Nga và trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Ukraine. Nhiệm vụ chính của chiến dịch này không phải để vạch trần những kẻ khủng bố Ukraine, như tuyên bố chính thức của FSB. Thay vào đó, từ một số lượng lớn người Ukraine, FSB sẽ tuyển dụng điệp viên và gửi họ trở lại Ukraine, hoạt động theo lệnh của tổ chức. FSB cũng không bỏ qua cuộc truy đuổi tàn nhẫn các nhân viên tình báo Ukraine, cũng như các đơn vị đã bảo vệ nhà máy thép Azovstal trong cuộc bao vây kéo dài 82 ngày của Nga hồi mùa xuân. Cùng với những người Nga bị buộc tội phản quốc, những nhân vật Ukraine quan trọng này đã bị đưa đến Nhà tù Lefortovo.
TRỞ VỀ THỜI LIÊN XÔ
Vai trò mới sâu rộng của FSB đặt ra những câu hỏi lớn hơn về chế độ của Putin. Suốt nhiều năm, ai cũng biết rằng Putin đã xây dựng bộ máy an ninh của mình một phần dựa theo mô hình hoạt động của các cơ quan Liên Xô, bao gồm cả các hoạt động của KGB, nơi tổng thống Nga đã làm việc gần 16 năm. Trong phần lớn thời gian cầm quyền của Putin – và đặc biệt là trong 5 năm qua, khi ông tìm cách củng cố chế độ của mình – mô hình KGB trở nên có lý. Trong những thập niên cuối của thời Xô-viết, mặc dù rất mạnh, nhưng KGB vẫn là một tổ chức tương đối nhỏ và ưa thích cách tiếp cận nhẹ nhàng đối với quyền kiểm soát. Cơ quan này theo dõi và giám sát tất cả mọi người, từ công nhân nhà máy đến các diễn viên múa ba lê, nhưng KGB không tìm cách thực hiện các vụ bắt giữ hoặc thanh trừng quy mô lớn. Thay vào đó, nó dựa vào các hình thức đe dọa tinh vi có thể khiến mọi người phải quy phục mà không cần đàn áp hàng loạt.
Trong các khía cạnh khác, KGB cũng được định hình bởi nền chính trị của thời kỳ hậu Stalin. Thay vì được kiểm soát bởi một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất, nó là một bộ máy quan liêu báo cáo cho Đảng Cộng sản. Và dù cơ quan này có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng nó gần như vô hình: các sĩ quan KGB ghét mặc quân phục, thay vào đó, họ chuộng những bộ vest xám. KGB cũng đầu tư mạnh mẽ vào quan hệ công chúng, tài trợ sách và phim quảng bá hình ảnh của cơ quan này như một tổ chức chính phủ trí thức nhất trong cả nước – tổ chức duy nhất có thể chống tham nhũng một cách hiệu quả.
Trong 15 năm cầm quyền đầu tiên, Putin phụ thuộc vào FSB nhưng cố gắng tạo khoảng cách giữa nó với KGB. Ông muốn FSB trở thành lực lượng phản ứng nhanh của mình, nhanh chóng mang đến ông giải pháp cho các vấn đề chính trị, ở cả bên trong và bên ngoài nước Nga. Nhưng sau khi FSB liên tục khiến ông phải thất vọng – không thể đưa ra cảnh báo về các cuộc cách mạng màu, các cuộc biểu tình ở Moscow, và cuối cùng là cách mạng Maidan ở Kyiv năm 2014 – Putin đã thay đổi nguyên tắc của mình. Thay vì để FSB hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh, ông đã sửa đổi nhiệm vụ của tổ chức thành một thứ gì đó gần hơn với KGB. Ông đã biến nó thành một công cụ tạo ra ổn định chính trị bằng cách đe dọa người dân Nga, bao gồm cả giới tinh hoa. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy Putin một lần nữa đang chuyển hướng. Thay vì KGB của thập niên 1970 và 1980, FSB ngày càng giống với cơ quan mật vụ của Stalin, NKVD, nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ người dân Nga ở mức độ lớn hơn nhiều.
CON QUÁI VẬT CỦA PUTIN
NKVD của Stalin – với tên chính thức là Bộ Dân ủy Nội vụ – là một con quái vật thực sự. Stalin đã chủ ý thiết kế để bộ này giám sát các cơ quan cực kỳ đa dạng và cực kỳ khác biệt của nhà nước Liên Xô, bao gồm hệ thống đường sắt quốc gia, chương trình hạt nhân của Nga, và việc ám sát kẻ thù của Stalin ở nước ngoài. NKVD chịu trách nhiệm về lực lượng cảnh sát, hoạt động gián điệp, đàn áp chính trị, và Gulag (hệ thống trại lao động cưỡng bức rộng lớn của Liên Xô), cũng như ngành công nghiệp xây dựng, và thậm chí cả các tiện ích công cộng. Để tiến hành đàn áp nội bộ, NKVD đã xây dựng một mạng lưới đại diện trên khắp đất nước: muốn xử lý số lượng công việc lớn như vậy cần phải có một bộ máy quản lý an ninh khổng lồ.
NKVD cũng được quân sự hóa rất nhiều. Các sĩ quan NKVD không chỉ mặc quân phục và mang quân hàm, mà cơ quan này còn có các đơn vị quân đội riêng được trang bị vũ khí hạng nặng như xe tăng và máy bay. Vào cuối những năm 1930, khi chiến tranh gần như chắc chắn sẽ nổ ra ở châu Âu, Stalin đã đặt đất nước vào giai đoạn chuẩn bị cho chiến sự, bắt đầu từ bộ máy quan chức an ninh của ông ta. Một khi cuộc chiến bắt đầu, quân đội NKVD đã dựng trại ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ba Lan và Baltic để tìm ra những kẻ gây rối và tuyển dụng đặc vụ. NKVD cũng được giao phụ trách một chiến dịch đưa những người Nga lưu vong trở về đất Nga khi chiến tranh kết thúc. Đây là những người đã trốn khỏi nước Nga Xô-viết, và nhiều người trong số họ đã bị thuyết phục quay trở lại – chỉ để rồi bị giam giữ trong các trại của Stalin. Theo cách này và nhiều cách khác, NKVD được thiết kế dành riêng cho một chế độ thường xuyên xảy ra chiến tranh: với những kẻ thù chính trị của chính nó, với những ‘đồng chí’ cũ ở trong và ngoài nước, cũng như với phương Tây. Và điều khiến NKVD trở nên vô cùng mạnh mẽ – và đáng sợ – là nó chỉ báo cáo cho một mình Stalin, không phải cho Đảng Cộng sản hay cho chính phủ Liên Xô.
Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, bộ máy an ninh đang thay đổi nhanh chóng của Putin ngày càng giống với cơ quan tiền nhiệm thời Stalin. Việc quân sự hóa FSB, thiết lập các trại tuyển dụng mới, sử dụng các chiến thuật ngày càng công khai và tàn bạo, tất cả đều cho thấy rằng Putin đang xem xét kỹ hơn cách tiếp cận của NKVD – một cơ quan được nhào nặn bởi một nhà nước toàn trị trong thời chiến. Và một cuộc chiến kéo dài là điều mà Điện Kremlin đang chuẩn bị cho nước Nga.
Andrei Soldatov là một nhà báo điều tra, đồng thời là Đồng sáng lập và Tổng Biên tập của Agentura.ru, một trang tin chuyên giám sát các hoạt động của cơ quan mật vụ Nga.
Irina Borogan là một nhà báo điều tra, đồng thời là Đồng sáng lập và Phó Tổng Biên tập của Agentura.ru.
Cả hai là đồng tác giả của cuốn sách “The Compatriots: The Brutal and Chaotic History of Russia’s Exiles, Émigrés, and Agents Abroad.”
Nguồn:Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.