KHÁNH HÒA – Kiến trúc nhiệt đới và sự thô cứng của bê tông trong ngôi nhà bị xóa nhòa bởi lớp cây xanh phủ từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
Ngôi nhà có tên Freedom House ở thành phố Nha Trang, diện tích mặt sàn 305 m2 là tổ ấm của gia đình 4 thành viên gồm bố mẹ cùng hai con gái.
Nằm trong khu đô thị mới của thành phố, dù khá yên tĩnh nhưng mặt chính nhà lại hướng Tây Bắc, chịu tác động trực tiếp bức xạ mặt trời vào mùa nóng. Tìm ra giải pháp hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhà là điều bắt buộc với kiến trúc sư.
Kiến trúc nhiệt đới đương đại cùng giải pháp dung hòa điều kiện khí hậu bản địa được chọn làm phong cách chính của Freedom House. Phong cách này tập trung vào việc giảm nhiệt và lưu thông không khí. Để đáp ứng hai tiêu chí này, kiến trúc sư đã chọn thiết kế mở cùng giải pháp vỏ bọc đa lớp.
Giàn lam đỏ từ vật liệu nhôm giả gỗ tạo thành lớp áo mỏng bên ngoài và được “may” bằng các loại cây leo. Đây là lớp che chắn bức xạ mặt trời, tạo lớp rèm xanh thị giác từ bên trong cũng như bên ngoài. Phần mái bê tông thô vươn xa tạo thành hiên che mưa nắng. Đây đều là những yếu tố đặc trưng của kiến trúc nhiệt đới.
Ngay cổng chính, hệ cây xanh và mặt nước là hồ cá Koi tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên. Đây là không gian thư giãn cho cả nhà.
Tường quanh nhà được ốp bằng đá chẻ đục thô, một loại đá đặc trưng sẵn có tại địa phương với chi phí phù hợp, độ cảm vật liệu đẹp và tính bản địa rõ nét.
Sắc xanh ngập tràn từ mặt tiền, hiên nhà đến không gian khu chức năng. Bên ngoài mặt tiền, hàng cúc tần Ấn Độ làm thành tấm rèm che nắng cho công trình.
Cây xanh xuất hiện xung quanh nhà không chỉ có tác dụng làm đẹp, thanh lọc không khí, mà còn giúp chắn nắng, giảm bức xạ nhiệt cho nhà hướng Tây.
Phòng khách và bếp được kết nối liền mạch cùng hệ cửa trượt lớn, có tầm nhìn thẳng ra vườn cây xanh.
Cách thiết kế ”trở về với tự nhiên”này mở ra toàn bộ không gian, cho phép ánh sáng tự nhiên truyền qua các phòng khác nhau và làm mờ ranh giới giữa các khu vực chức năng. Không gian sinh hoạt chung vì thế luôn thông thoáng, xanh mát, tạo cảm giác thư thái cho gia chủ.
Hệ giếng trời lớn đưa ánh sáng đi khắp nơi trong nhà. Nhờ giếng trời phía trên, cây cối phía dưới vẫn đủ ánh sáng phát triển tốt.
Giải pháp tính toán lấy sáng tự nhiên kết hợp “bẫy nhiệt” giúp thông gió tự nhiên theo phương ngang và phương đứng tập trung cho các không gian chuyển tiếp như cầu thang, hành lang.
Các không gian riêng tư và không gian chính nhận ánh sáng chuyển tiếp, phù hợp với mức độ cảm nhận thị giác của mắt người theo từng giai đoạn thời gian trong ngày.
Vì gia chủ muốn có sự gắn kết tối đa giữa bố mẹ và con cái, phòng ngủ bố mẹ kết nối với phòng ngủ hai con bằng một khoảng đệm.
Hai phòng ngủ thông nhau giúp bố mẹ có thể quan sát và tương tác với các con nhiều hơn.
Thiết kế mở giúp không gian gắn kết với thiên nhiên nhiều nhất có thể.
Ngoài tác dụng giảm nhiệt, cây xanh bố trí khắp nơi kết hợp với ánh nắng tô điểm thêm cho những bức tường trắng.
Không gian nào cũng có ánh sáng và cây xanh tươi mới, dù đó là phòng vệ sinh.
Gạch kính được sử dụng tại khu vực này nhằm lấy sáng cũng như tạo điểm nhấn trang trí.
Tổng thời gian xây dựng công trình là 6 tháng.
Trang Vy/Thiết kế: Chơn A /Kiến trúc sư trưởng: Quảng Chơn /Ảnh: Chơn A
Bạn có tin: quả chanh có khả năng đoán trúng phóc tính cách của một người chỉ trong vài chục giây.
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình là một người sống hướng ngoại ưa thích sự ồn ào náo nhiệt, hay là một người “sống nội tâm và hay khóc thầm”?
Thực ra, để xác định được tính cách của bản thân cũng không phải đơn giản. Tuy nhiên, giờ đây đã có một phương pháp vô cùng nhanh chóng và đơn giản để xác định tính cách mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ với một quả chanh và những dụng cụ đơn giản, bạn có thể xác định được mình là một người hướng ngoại hay hướng nội.
Chuẩn bị
Chanh
Tăm bông (bông ngoáy tai)
Một sợi chỉ
Dụng cụ để làm thí nghiệm.
Thực hiện
Đầu tiên, bạn buộc sợi chỉ vào phần chính giữa của chiếc tăm bông sao cho khi bạn treo lơ lửng, bông phải cân bằng, không nghiêng về bên nào cả.
Buộc sợi dây vào chính giữa tăm bông
Sau đó bạn đặt một đầu tăm bông lên lưỡi, giữ trong 20 giây rồi nhả ra.
Tiếp theo, nhỏ khoảng 5 giọt chanh lên lưỡi rồi nuốt, và ngay lập tức đặt đầu còn lại của chiếc tăm bông lên lưỡi, cũng giữ trong 20 giây.
Cuối cùng, bạn lấy chiếc tăm bông ra và treo nó lơ lửng trong không khí bằng sợi chỉ đã buộc sẵn. Nếu như 2 đầu bông tăm vẫn cân bằng hoặc không có thay đổi gì nhiều, bạn là một người sống hướng ngoại (extrovert). Còn nếu đầu tăm nghiêng về đầu thấm nước bọt sau khi nuốt chanh, bạn là người có xu hướng sống nội tâm – introvert.
Chiếc tăm bông “phán” tính cách của bạn như thế nào?
Đây là phiên bản đơn giản của một phương pháp nghiên cứu cổ điển do nhà tâm lý học người Đức Hans Eysenck nghĩ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Trong phiên bản gốc, vợ chồng nhà Eysenck đã sử dụng những thiết bị đo vô cùng nhạy cảm để xác định lượng nước bọt được tiết ra sau khi các ứng viên được tiếp xúc với nước chanh.
Bằng các quan sát và phân tích lượng nước bọt được tiết ra, Hans Eysenck đã kết luận rằng, những người có xu hướng sống nội tâm sẽ tiết nhiều nước bọt hơn những người sống hướng ngoại.
Đây là phương pháp cổ điển được nghĩ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Ông giải thích rằng, những người sống nội tâm thường hay lo lắng, cẩn trọng về mọi thứ. Chính vì luôn phải đề phòng với những gì xung quanh nên họ mới có xu hướng khép mình lại và không thường xuyên cởi mở với thế giới bên ngoài. Những người sống nội tâm thường hay lo lắng, cẩn trọng về mọi thứ.
Vì vây phương pháp hiệu quả mà đơn giản nhất để kiểm tra một người có phong cách sống nội tâm hay không chính là đo lượng nước bọt được họ tiết ra.
Theo những nghiên cứu tâm lý học, con người thường có xu hướng tiết những chất lỏng trong cơ thể khi cảm thấy lo lắng, sợ sệt. Chính vì vậy dân gian hay dùng những cụm từ như “nuốt nước bọt ừng ực” hay “toát mồ hôi hột” để miêu tả trạng thái sợ hãi của một người.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra một người sống nội tâm hay không chính là đo lượng nước bọt được họ tiết ra.
Đó cũng chính là cơ sở để Eysenck tìm ra phương pháp xác định tính cách đặc biệt này. Theo ông, yếu tố quyết định một con người có tính cách sống hướng nội hay hướng ngoại chính là sự nhạy cảm trong việc kích thích vỏ não.
Những người “sống nội tâm, hay khóc thầm” thường nhạy cảm hơn trong các tình huống trong cuộc sống.
Những người “sống nội tâm, hay khóc thầm” thường nhạy cảm hơn trong các tình huống trong cuộc sống, nhạy bén hơn trong các lối suy nghĩ.
Cũng vì thế, họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, và từ đó hình thành nên những nỗi lo lắng dai dẳng hơn rất nhiều so với người bình thường.
Châu Phi (hay Phi châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ).
Những điều cần biết về châu Phi
Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (11.452.448 mi²) (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái đất. Với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới.
Vị trí của châu Phi
Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.
Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm).
Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh.
Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi). Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21′ bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400km (4.600 dặm).
Độ dài của bờ biển là 26.000km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000km² (3.760.000 ml2) nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm).
Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.
Địa hình ở châu Phi
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
Khí hậu ở châu Phi
Khí hậu Châu Phi là một loạt các kiểu khí hậu như: khí hậu xích đạo, nhiệt đới ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa, khí hậu nửa khô hạn (bán hoang mạc và thảo nguyên), khí hậu hoang mạc (siêu khô hạn và khô hạn), và khí hậu cận nhiệt đới cao nguyên.
Khí hậu ôn đới rất hiếm trên khắp lục địa ngoại trừ ở độ cao rất cao và dọc theo các vùng rìa. Trên thực tế, khí hậu của châu Phi thay đổi nhiều bởi lượng mưa hơn là nhiệt độ, luôn ở mức cao. Các sa mạc châu Phi là nơi nắng nhất và khô nhất của lục địa, do sự hiện diện phổ biến của sườn núi cận nhiệt đớivới các khối khí khô, nóng, lún.
Châu Phi nắm giữ nhiều kỷ lục liên quan đến nhiệt: lục địa có khu vực mở rộng nóng nhất quanh năm, các khu vực có khí hậu mùa hè nóng nhất, thời gian nắng cao nhất, v.v.
Do vị trí của châu Phi trên các vĩ độ xích đạo và cận nhiệt đới ở cả bán cầu bắc và bán cầu nam, nên có thể tìm thấy một số kiểu khí hậu khác nhau ở bên trong nó. Lục địa này chủ yếu nằm trong đới liên nhiệt đới giữa chí tuyến và chí tuyến, do đó có mật độ ẩm khá thú vị. Cường độ mưa luôn cao và là lục địa nóng. Khí hậu ấm và nóng phổ biến trên khắp châu Phi, nhưng phần lớn là phần phía bắc được đánh dấu bởi sự khô cằn và nhiệt độ cao. Chỉ có rìa cực bắc và cực nam của lục địa là có khí hậu Địa Trung Hải. Đường xích đạo chạy qua giữa châu Phi, cũng như chí tuyến và chí tuyến, làm cho châu Phi trở thành lục địa nhiệt đới nhất.
Khí hậu vốn đã khô nóng trải dài ở đường xích đạo khiến nó trở thành lục địa dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.
Nền kinh tế châu Phi
Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.
Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định – các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể.
Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cacao và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960.
Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng.
Dân cư châu Phi
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng.
Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là ‘người da đen’ do nước da sẫm màu của họ.
Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara -dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.
Ngôn ngữ ở châu Phi
Bản đồ chỉ ra sự phân bổ các ngữ hệ và một số ngôn ngữ chính ở châu Phi. Hệ Phi-Á mở rộng tới Sahel và Tây Nam Á. Hệ Niger-Congo được phân chia để chỉ ra kích thước của nhóm ngôn ngữ Bantu.
Theo phần lớn các ước tính thì châu Phi có trên cả ngàn ngôn ngữ. Có 4 ngữ hệ chính có nguồn gốc bản địa ở châu Phi.
Ngữ hệ Phi-Á là ngữ hệ của khoảng 240 thứ tiếng và 285 triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á.
Ngữ hệ Nin-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu người sử dụng. Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan, Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania.
Ngữ hệ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng khác nhau. Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara.
Ngữ hệ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng 120.000 người nói ở miền nam châu Phi. Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ này đang ở trong tình trạng mai một. Người Khoi và San được coi là những cư dân nguyên thủy của vùng này.
Các ngôn ngữ châu Âu cũng có một số ảnh hưởng đáng kể; tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha là các ngôn ngữ chính thức tại một số nước do kết quả của quá trình thực dân hóa. Tại Cộng hòa Nam Phi, nơi có một lượng đáng kể người gốc châu Âu sinh sống, thì tiếng Anh và tiếng Afrikaan là ngôn ngữ bản địa của một bộ phận đáng kể dân chúng.
Văn hóa châu Phi
Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.
Sự phân chia còn có thể thực hiện bằng cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần còn lại của châu Phi, cụ thể là các cựu thuộc địa của Anh ở miền nam và miền đông châu Phi. Một cách phân chia có khuyết điểm khác nữa là sự phân chia thành những người Phi theo lối sống truyền thống với những người có lối sống hoàn toàn hiện đại. Những “người truyền thống” đôi khi lại được chia ra thành những người nuôi gia súc và những người làm nông nghiệp.
Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000 năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St. George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của ngành công trình.
Tôn giáo ở châu Phi
Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.
Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ cúng tổ tiên. Tư tưởng chung của các hệ thống tín ngưỡng truyền thống là sự phân chia thế giới tâm linh thành “có ích” và “có hại”.
Thế giới tâm linh có ích thông thường được cho là bao gồm linh hồn tổ tiên giúp đỡ cho con cháu của họ hay các thần linh có sức mạnh để bảo vệ toàn bộ cộng đồng tránh khỏi các thảm họa tự nhiên hoặc sự tấn công của kẻ thù; trong khi đó thế giới tâm linh có hại bao gồm linh hồn của các nạn nhân bị sát hại – là những người được chôn cất mà không có các nghi thức mai táng đúng cách và các loại ma quỷ mà các ông đồng, bà cốt sử dụng để tạo ra bệnh tật cho kẻ thù của họ.
Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác.
Tôi có may mắn, thời nhà thơ Tế Hanh còn khỏe, tuy mắt đã mờ, nhưng hồn ông vẫn trong sáng, ngây thơ như thuở còn trai, tôi chơi thân với ông như một người em cùng quê Quảng Ngãi. Chúng tôi cùng yêu thơ và có sự ngưỡng mộ đặc biệt với thơ hiện đại phương Tây, nhất là thơ Pháp.
Tế Hanh (1921 – 2009) thời chưa đau mắt nặng, ông rất mê đọc sách. Ông là một trong những nhà thơ Việt Nam đọc và dịch thơ Tây nhiều nhất. Vậy mà giọng thơ Tế Hanh vẫn rất mộc mạc, thật hồn nhiên. Và với ông, kỹ thuật thơ, dù là kỹ thuật tân kỳ, vẫn không khiến ông quan tâm bằng chính cảm xúc và sự hồn nhiên, đôn hậu.
Nhà thơ Tế Hanh (1921 – 2009)
Uyên bác và thật thà
Có lần, cách đây đã hơn mấy chục năm, trong dịp về Quy Nhơn thời bao cấp, Tế Hanh nói với tôi: “Mình thích thơ hiện đại phương Tây, nhất là thơ hiện đại Pháp”.
Tôi hỏi ông thích ai trong số những nhà thơ Pháp hiện đại, Tế Hanh nói: “Mình thích Louis Aragon, nhất là những sáng tác thời kỳ sau của ông mà ở ta chưa dịch. Thơ Aragon trôi chảy như một dòng sông lớn. Mình thích Paul Éluard. Thơ ông trong veo, nhưng rất khó nắm bắt. Mình thích thơ René Char, một nhà thơ Pháp tham gia kháng chiến chống phát-xít, nhưng làm thơ u ẩn như một thiền sư phương Đông. Mình thích thơ Saint-John-Perse, thơ ông này có kiến trúc nguy nga và ào ạt như sóng trào. Mình thích André Breton, nhưng chỉ thích phần lý luận thơ ca của ông này, chứ không thích thơ mấy. Mình thích…”.
Giọng Tế Hanh khá chậm, những câu nhận xét về thơ của ông khá ngắn gọn, nhưng đầy hình ảnh. Tôi nghe như nuốt từng lời của ông. Người làm thơ vẫn thường học nhau, lớp trước truyền cho lớp sau những thu nhận và suy ngẫm, những tri thức và sự từng trải. Tôi đã học được ở Tế Hanh, Xuân Diệu, Văn Cao… rất nhiều. Uyên bác như thế, nhưng Tế Hanh làm thơ rất thật thà và hồn nhiên. Ông vẫn là ông, cho tới cuối đời.
Nếu bạn đã từng gặp Tế Hanh, bạn sẽ cảm nhận rất rõ, sống chậm là như thế nào. Giọng nói của Tế Hanh khá rủ rỉ, đặc chất giọng Quảng Ngãi, nhưng nghe vẫn rõ ràng. Mắt kém, dĩ nhiên mọi cử động của ông đều chậm, nhưng đó là cái chậm có nhịp điệu, một tiết nhịp slow trong âm nhạc. Tế Hanh nói chậm, nhưng qua đoạn nhận xét về những nhà thơ Pháp mà tôi vừa dẫn, thì suy nghĩ của ông nhanh và rất chuẩn, đó là những nhận xét của cá nhân ông, nhưng phù hợp với thơ của từng nhà thơ Pháp lỗi lạc mà ông yêu thích.
Sống chậm là như thế chăng? Nếu sống chậm là thế, tôi cũng rất thích sống chậm. Dù tôi là người nói nhanh, hài hước và nhiều khi hơi bỗ bã. Giọng nói của tôi do xã hội đào luyện, nên tôi thường găm vào giọng nói ấy một nụ cười. Sống chậm như Tế Hanh, thật sự là rất thú vị.
Giữ được nhịp làm thơ như khi làm bếp
Có lần tôi hỏi thi sĩ Ý Nhi, chị sống nhanh hay chậm? Ý Nhi vui vẻ trả lời: “Tôi cũng chẳng biết nữa. Cứ suốt ngày đi chợ, nấu ăn, phục vụ chồng đau ốm”. (PGS Nguyễn Lộc, chồng chị Ý Nhi, đã mấy lần bị đột quỵ…).
Hôm rồi, nhạc sĩ Thế Bảo tới thăm, đúng vào lúc tôi mệt, đi lại quá chậm, chỉ giọng nói còn bình thường, tai nghe vẫn tốt, anh ấy nói: “Bà Ý Nhi chăm ông Nguyễn Lộc chu đáo lắm, vậy mà suốt ngày bận rộn, bà ấy lại khỏe ra”. Hóa ra là vậy. Làm việc nhanh, sống chậm như chị Ý Nhi, vất vả chăm chồng, người lại khỏe ra. Hay thật đấy!
Trong triết lý về sống chậm, hình như người ta quên nói thêm một điều: Sống chậm không có nghĩa là ngồi không. Sống chậm vẫn làm việc hàng ngày, dù tốc độ làm việc của mình, do sức khỏe quy định, có thể không nhanh. Nhưng làm việc đều, tự nhiên mình có cảm giác khỏe, ít nhất là khỏe trong tâm trí. Làm việc đều, sẽ có kết quả tốt, dù là nhà thơ nổi tiếng như chị Ý Nhi, thì việc bếp núc, chăm chồng ở nhà có khác với chuyện làm thơ, nhưng chị đã chăm chú vào mọi việc như nhau, thì khi làm thơ, chị vẫn giữ được nhịp tâm hồn như khi làm bếp. Và các nhà thơ trẻ nên biết, giữ được nhịp làm thơ như khi làm bếp, thì thơ không dở đâu!
Về lý thuyết, thì làm thơ hoặc làm bếp cũng là hoạt động giải tỏa. Nhà thơ Tế Hanh có lần nói với tôi, khi đi ngoài được, giải quyết tạm thời “vấn nạn táo bón”, ông đã làm được bài thơ về chuyện này. Thơ thuộc về số phận con người mà, những gì liên quan tới số phận người làm thơ thì đều liên quan tới thơ cả. Khả năng giải tỏa của thơ là rất cao. Ngay Saddam Hussein – “nhà độc tài” khét tiếng theo cáo buộc phương Tây – trước khi bị đặc nhiệm Mỹ bắt và đưa lên giá treo cổ tại một điểm thi hành án bí mật ở thủ đô Baghdad (Iraq), ông còn làm được thơ, dĩ nhiên là thơ về chính số phận của mình. Có thể cả đời ông tổng thống này không hề quan tâm đến thơ, nhưng trước khi chết, ông lại làm thơ. Đủ biết, thơ gắn với số phận con người tới mức độ nào.
Thật khó có nhà thơ Việt Nam nào sống chậm một cách tuyệt đối tới 10 năm như Tế Hanh, khi ông bị đột qụy rất nặng và phải sống thực vật cả 10 năm cuối đời. Tôi từng viết, trong 10 năm ấy, Tế Hanh đã lặng lẽ trò chuyện với dòng sông của đời mình. Nhưng không chỉ khi đột qụy nặng thì ông mới sống chậm, mà từ thời trai trẻ, dù bôn ba nhiều nơi, làm nhiều việc, gặp nhiều người, đọc nhiều, viết nhiều, dịch nhiều… thì tinh thần sống chậm đã thành cốt cách. Và sau khi ông mất, thơ ông vẫn trôi chảy nhẹ nhàng nhưng không ngừng nghỉ trong lòng những người yêu thơ.
Năm 2021, khi một tờ báo mạng đặt tôi bài viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tế Hanh, thì bài viết của tôi về thơ Tế Hanh nhận được rất nhiều bình luận, trong đó ai cũng viết mình từng thuộc thơ Tế Hanh ở nhiều giai đoạn của cuộc đời, đến nay vẫn còn nhớ. Họ trích thuộc lòng từng đoạn thơ Tế Hanh, khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi đã nói điều này với nhiều người, rằng có quá ít nhà thơ Việt Nam đương đại nhận được lòng yêu mến thơ mình như Tế Hanh, một người sống chậm, nghĩ nhanh, nói ngắn và ít nói như ông.
***
“Một người tinh lắm”
Trong Thi nhân Việt Nam (năm 1942) Hoài Thanh – Hoài Chân viết: “Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi…”.
Tế Hanh qua đời vào ngày 16.7.2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
Maria Zakharova, giám đốc Cơ quan báo chí truyền thông Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga (ảnh: Maksim Konstantinov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Khi một quả bom xe hơi phát nổ ở ngoại ô thủ đô Moscow giết chết Darya Dugina, 29 tuổi, mọi con mắt phương Tây đều đổ dồn về cha cô, Aleksandr Dugin, nhà triết học theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan được xem là “người hướng dẫn tinh thần” cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin. Dugina đóng một vai trò nhỏ hơn cha: Công khai quảng bá cho “quyền lực mềm Nga” và tấn công phương Tây bằng trang web và truyền hình. Bà ta cũng điều hành một trang web tiếng Anh trá hình “ý kiến của người phương Tây”. Nhưng không chỉ có Dugina mà còn nhiều “bóng hồng” khác.
Nữ quái tuyên truyền
Họ công khai tiến hành một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi cả ở trong lẫn ngoài nước Nga. “Có một cỗ máy khổng lồ hoạt động hết công suất cho nỗ lực tuyên truyền này mà Dugina chỉ là một phần của cỗ máy. Mục tiêu chính là gây chia rẽ và mất lòng tin đối với chính phủ của người dân ở các nước phương Tây” – Roman Osadchuk, nhà nghiên cứu có trụ sở tại Ukraine của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật số (Digital Forensic Research Lab-DFRLab) thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) nhấn mạnh trong một bài điều tra.
Aleksandr Dugin trong đám tang con gái Darya Dugina; Moscow ngày 23 Tháng Tám 2022 (ảnh: Evgenii Bugubaev/Anadolu Agency via Getty Images)
Trong cỗ máy này, Dugina có tiềm năng trở thành một tay chơi quan trọng nhất. Dugina đã đưa các nội dung thân thiện với Kremlin lên các trang web và blog nhắm vào người dân phương Tây, và đa số có nguồn gốc giả mạo. Osadchuk viết: “Trong phần lớn cuộc đời mình, bà ta đã đi theo bước chân của người cha, dùng trang web, các bài phát biểu trước công chúng và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để đề cao thế giới quan tương tự như cha bà.
Trọng tâm trong niềm tin của bà ta là sự kiên định đối với các mục tiêu của đế quốc Nga”. Dugina nhanh chóng trở thành thần tượng trong số người Nga ủng hộ mục tiêu cuộc xâm lược Ukraine. Kamil Galeev, một nhà nghiên cứu độc lập và là cựu thành viên tại Trung tâm Wilson, một tổ chức tư tưởng chính sách phi đảng phái ở Washington, DC xem bà ta là một “nhà tuyên truyền” xuất sắc.
Chống phương Tây
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2020 Dugina âm thầm trở thành Tổng biên tập của United World International (UWI), một trang web đối ngoại bằng tiếng Anh và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chuyên sử dụng các nhân vật hư cấu để can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ. Trang web bắt chước hình thức của các công ty tư vấn và blog tin tức của phương Tây, chuyên đăng các bài báo của cái gọi là “những người đóng góp từ khắp nơi trên thế giới” và để lộ rất ít dấu vết về nguồn gốc Nga của nó. “Nếu Ukraine được gia nhập NATO, nước này sẽ bị hủy diệt tư cách nhà nước” – một tựa bài trên trang web viết.
Bốn ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, UWI loan tin: “Putin hành động để bảo vệ đất nước sau khi nhận được tin tình báo về cuộc tấn công sắp xảy ra của Ukraine vào Nga”. Một “người phương Tây đóng góp” khác tuyên bố: “Việc Ukraine gia nhập NATO sẽ dẫn đến hậu quả Liên bang Nga biến mất khỏi bản đồ thế giới. Điều đó là không thể chấp nhận”! Các “xã luận” khác tập trung vào các vấn đề châu Âu; thường là chỉ trích các nhà lãnh đạo phương Tây hoặc quảng bá cho sự phát triển của các nhóm cực tả và cực hữu ở phương Tây.
Facebook cho biết họ đã xóa tài khoản UWI vào Tháng Chín, 2020, sau khi nhận được thông tin từ FBI về hoạt động của nhóm này. Nhưng UWI vẫn có thể truy cập trên internet, thường xuyên đăng những bài có quan điểm thân thiện với người Nga về các vấn đề đối ngoại. Trang web không đề cập đến cái chết của Tổng biên tập Dugina sau vụ nổ vì chưa bao giờ dám công khai xác nhận Dugina là tổng biên tập. UWI có khoảng 5,000 người theo dõi trên Facebook, Instagram và 6,800 người theo dõi trên Twitter trước khi bị cấm.
Sự quan tâm của Dugina vượt ra ngoài biên giới Nga và Ukraine; trang web của bà ta và những buổi diễn thuyết thường tập trung vào bầu cử trên khắp châu Âu, đặc biệt tham gia tích cực vào việc quảng cáo cho ứng cử viên tổng thống cực hữu Marine Le Pen của Pháp.
Những đảng phái ở “vùng rìa” của chính trị châu Âu là chủ đề được Dugina khai thác và chia sẻ với các nhà hoạt động thân Putin và những kẻ cực đoan trẻ tuổi khác của nước Nga, trong đó có Maria Katasonova, một chuyên viên sáng tạo nội dung “giả mạo” kiêm sáng lập viên phong trào “Women for Marine” và từng đón chào Le Pen khi bà ta đến thăm Moscow để gặp Putin vào năm 2017. Lautman cho rằng không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ trẻ thường thấy ở tuyến đầu cuộc chiến thông tin toàn cầu của Nga. “Nga luôn biết sử dụng phụ nữ làm đặc vụ. Phụ nữ thường hấp dẫn đám đông lớn, đặc biệt là dân số trẻ ở nhóm tuổi 20, 30”.
Mặt trận tuyên truyền trong nước
Ở quê nhà, thành quả chiến dịch truyền thông của Nga dựa vào chương trình truyền hình buổi tối. Chuyên viên truyền thông nhà nước Vladimir Solovyov, một người dẫn chương trình trò chuyện nổi tiếng được Bộ Ngoại giao Mỹ xem là “nhà tuyên truyền năng nổ nhất” trong cuộc chiến thông tin của Kremlin. Nhưng nỗ lực đó cũng thường được dẫn dắt bởi những nhân vật nữ nổi bật. Nhiều người trong số họ bày tỏ lòng khâm phục Dugina và kêu gọi thực hiện việc “trả thù một cách khốc liệt” nhằm vào Ukraine vì dám giết bà ta (Kyiv liên tục phủ nhận có liên quan đến vụ sát hại).
Margarita Simonyan (Tổng biên tập Đài truyền hình RT) và Tổng thống Vladimir Putin (Getty Images)
Lautman nêu tên một số phụ nữ có “số má” trong bộ máy tuyên truyền của Nga. Đáng chú ý có Margarita Simonyan, Tổng biên tập kênh truyền hình nhà nước RT (Russia Today trước đây) đã bị cấm phát sóng ở một số nước phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine. Nghe Dugina bị ám sát, Simonyan lên kênh Telegram đề nghị Nga nên tiêu diệt “trung tâm đầu não ra quyết định (vụ ám sát)” ở Ukraine. Trên các chương trình truyền hình RT, nước Nga và các lãnh đạo Nga rất đẹp đẽ còn những kẻ thù phương Tây trông xấu xí.
Simonyan còn thực hiện cuộc phỏng vấn dàn dựng mang tính nhạo báng với hai người đàn ông được chính phủ Anh xác định là nghi phạm trong vụ đầu độc cha con Sergei và Yulia Skripal năm 2018. Theo Lautman, đế chế truyền thông do Simonyan giám sát “rất có ảnh hưởng”, đặc biệt là những khán giả lớn tuổi hoài niệm về Liên Xô cũ. Năm 2015, Simonyan “khoe” với tạp chí TIME rằng bà có một chiếc điện thoại màu vàng trên bàn làm việc nối trực tiếp với Kremlin để “thảo luận những điều bí mật”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Russian Foreign Ministry Press Service / Handout/Anadolu Agency/Getty Images)
CNN cho biết, thế giới tuyên truyền của Nga còn có Olga Skabeyeva, một người dẫn chương trình truyền hình, thường xuyên kêu gọi “Hãy tăng cường tối đa các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine” và thúc giục Moscow cần “phi quân sự hóa toàn bộ NATO”! Bà ta dự báo: “Đà tăng dân số LGBTQ + ở phương Tây sẽ đồng nghĩa với việc hết con người vì không còn sinh sản, vì vậy, Nga cũng phải loại bỏ những kẻ phát xít chuyển giới”! Thậm chí trong đợt nắng nóng gần đây ở châu Âu, bà ta “phán”: “Ngay cả thiên nhiên cũng đứng về phía Nga”!
Thường thì các tuyên truyền viên nữ chỉ nhắc lại và khuyếch tán thêm những gì đã được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (người thường xuyên đưa ra những tuyên bố công kích các nước phương Tây) và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đưa ra. “Cái chết của Dugina đã làm sáng tỏ một nhân tố quan trọng hoạt động tuyên truyền của Nga. Đó là phụ nữ! Dù họ làm nhiệm vụ theo cách khác nhưng đều là bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể” – Lautman nói.
Trong suốt hơn ba thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, các thế hệ lãnh đạo ở Washington đã kỳ vọng rằng chính sách can dự của họ sẽ thành công trong việc “thuần phục” Trung Quốc. Họ đã nuôi ảo tưởng rằng Trung Quốc sau khi hội nhập quốc tế và trở nên giàu mạnh sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, vừa chấp nhận luật chơi của phương Tây vừa chấp nhận vị thế bá quyền của Hoa Kỳ. Thực tế chứng minh người Mỹ đã sai lầm. Tuy nhiên, phải đến khoảng 10 năm gần đây Washington mới thực sự chấp nhận rằng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đã thất bại. Trung Quốc nay tuy đã cường thịnh nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập đang trở nên chuyên quyền hơn ở trong nước và hành xử cứng rắn hơn trên trường quốc tế. Tổng thống Obama vì thế đã khởi xướng chính sách “xoay trục về châu Á” trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, tạo cơ sở cho các chính sách chống Trung Quốc trực diện và mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền Trump và nay là chính quyền Biden.
Với các chiến lược gia, một trong những câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là: Cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn tiến và kết thúc như thế nào? Trong khi một số học giả cho rằng hai siêu cường có thể thoả hiệp và phân chia “sân sau” để chung sống hoà bình, một số khác lại cho rằng cuộc tranh đấu này chỉ có thể kết thúc sau khi hệ thống chính trị của Trung Quốc sụp đổ. Bài viết này nghiêng hơn về quan điểm thứ hai, cho rằng bản chất của cạnh tranh siêu cường là “một mất một còn” và cái kết khả dĩ nhất là một trong hai siêu cường hoặc sụp đổ hoặc chủ động rút lui như Liên Xô dưới thời Gorbachev.
SIÊU CƯỜNG KHÔNG ĐƠN THUẦN LÀ NƯỚC LỚN
Hai khái niệm “siêu cường” (superpower) và “nước lớn” (great power) thường được sử dụng thay thế cho nhau như hai từ đồng nghĩa nhưng đây là một lỗi học thuật nghiêm trọng bởi không phải nước lớn nào cũng là siêu cường.
Một hệ thống quốc tế có thể có nhiều nước lớn bởi các nước lớn tuy mạnh hơn các nước nhỏ và tầm trung đáng kể nhưng thường cũng chỉ đủ sức lực để gây ảnh hưởng đối với các nước láng giềng trong khu vực của mình hoặc rộng hơn là thêm một khu vực liền kề. Tuyệt đại đa số các nước lớn không có tầm vươn toàn cầu thực thụ và không thể cạnh tranh cho vị trí số một trong hệ thống. Những ví dụ cho một nước lớn điển hình bao gồm: Anh Quốc (sau Thế chiến II), Nhật Bản (vào thập niên 1980), Nga (dưới thời Putin), v.v.
Trong tất cả các nước lớn, chỉ có tối đa 2 quốc gia có thể được coi là siêu cường: cường quốc dẫn đầu (nước có quyền lực vượt xa đa số các nước lớn còn lại) và cường quốc số hai (quốc gia duy nhất có tham vọng và khả năng cạnh tranh cho vị trí dẫn đầu). Siêu cường do đó chắc chắn phải là một nước có những mối quan tâm, lợi ích cũng như sức ảnh hưởng trải khắp năm châu chứ không chỉ giới hạn ở một hay hai khu vực cụ thể.
Theo đó, các nước lớn không nhất thiết luôn ở thế cạnh tranh, đối đầu nhau vì họ chỉ có đủ quyền lực để tác động lên một khu vực địa lý nhất định (vì vậy sẽ ít xung đột lợi ích) hoặc bởi họ có chung một kình địch mạnh hơn. Ví dụ tiêu biểu ở đây là Nga và Trung Quốc trong khoảng hơn 20 năm qua. Hai quốc gia lớn và mạnh bậc nhất thế giới này tuy là láng giềng song lại không đối đầu với nhau trong khoảng thời gian đó bởi họ có chung một đối thủ lớn hơn là Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, các cường quốc như Anh, Pháp và Đức tuy đều là các cường quốc hàng đầu ở châu Âu nhưng không những không đối đầu nhau mà còn là đồng minh của nhau trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, logic này không áp dụng cho siêu cường. Hai siêu cường chắc chắn không thể tránh khỏi cái bẫy cạnh tranh chiến lược và sớm muộn sẽ đối đầu trực diện vì cường quốc dẫn đầu luôn tìm cách bảo vệ ngôi vị bá quyền độc tôn của mình trước mọi sự thách thức, trong khi đối thủ của họ lại mong muốn san bằng khoảng cách giữa hai bên, và chiếm lấy vị trí số một nếu có thể.
Đây là hệ quả của tình thế lưỡng nan về an ninh do cấu trúc của nền chính trị quốc tế tạo ra. Trong một hệ thống quốc tế “vô chính phủ”, các quốc gia phải tự lực cánh sinh và buộc phát triển sức mạnh vũ trang để đảm bảo an ninh trước các mối đe doạ lớn nhỏ. Tuy nhiên, vì con người vốn không có khả năng xử lý thông tin hoàn hảo, lại không có khả năng đọc suy nghĩ của nhau nên sự nghi kỵ là hệ quả tất yếu. Trong một môi trường đầy rủi ro và hiểm nguy như vậy, rõ ràng cường quốc dẫn đầu sẽ kết luận rằng an ninh quốc gia được đảm bảo nhất khi mình tiếp tục duy trì được sức mạnh vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng, bởi sức mạnh đó sẽ cho họ khả năng chi phối các sự kiện quốc tế cũng như tiếp tục đề ra luật chơi để trói buộc những nước yếu hơn. Cũng theo logic đó, cường quốc số hai hiểu rằng an ninh quốc gia của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất khi họ bằng cách nào đó “đánh bại” cường quốc dẫn đầu hiện nay để trở thành quốc gia mạnh nhất trong hệ thống. Có thể họ sẽ không có được sức ảnh hưởng lớn như cường quốc dẫn đầu cũ, song một khi đã trở thành cường quốc mạnh nhất, họ sẽ có khả năng để viết lại luật chơi theo ý mình.
Tựu chung, cạnh tranh nước lớn không phải là điều tất yếu nhưng cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế khiến việc cạnh tranh và đối đầu giữa hai siêu cường hàng đầu trở thành điều không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là hai siêu cường mạnh nhất, sẽ dễ để thấy rằng tại sao hai nước này lại đang cạnh tranh ngày một gay gắt và toàn diện đến thế.
CÁI KẾT CỦA CẠNH TRANH SIÊU CƯỜNG: 4 KỊCH BẢN KHẢ DĨ
Trên lý thuyết, một cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường có thể kết thúc bằng một trong bốn kịch bản sau đây:
Kịch bản thứ nhất là một trong hai siêu cường giành thắng lợi chung cuộc sau khi địch thủ tự tan rã hoặc chủ động rút lui khỏi cuộc tranh đấu để tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề đối nội. Đây là kịch bản lý tưởng cho nước giành chiến thắng bởi họ không phải đối mặt với tổn thất của một cuộc chiến tranh “nóng” mà vẫn đạt được mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, điểm trừ rất lớn của kịch bản này là nó phụ thuộc gần như tuyệt đối vào sự “hợp tác” của siêu cường yếu thế. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ nói chung đều hiếm khi tan rã và thường sẽ phải mất nhiều thập kỷ để một siêu cường lâm vào tình huống buộc phải rút lui khỏi một cuộc cạnh tranh chiến lược với kỳ phùng địch thủ của mình. Nói cách khác, tuy kịch bản này rất lý tưởng song không chắc chắn sẽ xảy ra và nếu có xảy ra cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Kịch bản thứ hai là một trong hai siêu cường giành chiến thắng quyết định sau khi đánh bại địch thủ trong một đại chiến tàn khốc. Hãy tưởng tượng một cuộc chiến tranh tổng lực với thương vong nặng nề cho cả hai bên như cuộc chiến nổi tiếng giữa Sparta và Athens mà sử gia Thucydides hay nhắc tới, hay cuộc chiến mà Đức Quốc Xã phát động nhằm vào Liên Xô vào mùa hè năm 1941. Bên thua trận trong một cuộc chiến tranh ở quy mô như vậy sẽ bị kiệt quệ tài nguyên và không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận vị trí số hai của mình. Tuy việc trực tiếp “so găng” nhiều khả năng sẽ chứng minh được quyền lực ưu việt của một trong hai bên, song tổn thất đó có thể sẽ là quá lớn trong một số trường hợp, khiến việc cạnh tranh giữa hai siêu cường cơ bản trở nên vô nghĩa.
Kịch bản thứ ba là hai siêu cường sau một thời gian cạnh tranh sẽ nhận ra rằng thoả hiệp và chấp nhận chung sống hoà bình sẽ có lợi hơn cho cả đôi bên, từ đó cùng nhau đàm phán một thoả thuận chia sẻ quyền lực. Đây là một kịch bản tương đối tốt cho cả hai siêu cường nhưng hiển nhiên không phải kịch bản tối ưu nhất. Cường quốc dẫn đầu sẽ phải chấp nhận chia sẻ thế giới với cường quốc số hai và ngược lại, cường quốc số hai sẽ phải chấp nhận vị trí thấp hơn của mình. Bên cạnh đó, việc phân chia quyền lực và bán cầu ảnh hưởng sẽ phức tạp hơn ta tưởng vì hai lý do. Thứ nhất, quyền lực không phải là một thứ có thể dễ lượng hoá và đo đếm. Như vậy để hai siêu cường chia sẻ quyền lực một cách “công bằng” với nhau là không hề đơn giản. Thứ hai, một siêu cường có thể có những đồng minh thân cận lâu năm ở trong bán cầu ảnh hưởng tự nhiên của siêu cường còn lại. Trong trường hợp đó nên bỏ rơi các đồng minh hay ép đối thủ thu hẹp phạm vi của bán cầu ảnh hưởng?
Kịch bản thứ tư là hai siêu cường bước vào một cạnh tranh chiến lược dài hơi và toàn diện hết sức tốn kém, thậm chí giao tranh với nhau nhưng không leo thang tới mức đại chiến, khiến cho cả hai hao tổn tài nguyên tới mức bị một cường quốc khác đuổi kịp hoặc vượt mặt. Đây là kịch bản tồi tệ nhất cho cả hai siêu cường dẫn đầu bởi không những họ không đạt được mục tiêu chiến lược của mình mà còn kiệt quệ tài nguyên, tạo điều kiện để cho một cường quốc khác vốn yếu hơn đáng kể trở thành một mối đe doạ lớn. Về cơ bản đây là câu chuyện về sự trỗi dậy của Đế quốc Phổ giữa lòng châu Âu vào cuối thế kỷ 19.
CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO HOA KỲ MUỐN GÌ?
Chúng ta quan tâm tới việc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn gì hơn là việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn gì không phải vì ta có định kiến với Trung Quốc, mà bởi Mỹ hiện nay vẫn mạnh hơn Trung Quốc đáng kể (thậm chí có học giả còn cho rằng Trung Quốc đang trên đà suy thoái) và cường quốc dẫn đầu là bên có khả năng định hình cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai bên nhiều hơn. Vậy các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn gì? Chiến thắng chung cuộc trong trận “thư hùng” của thế kỷ này với Trung Quốc sẽ trông như thế nào từ góc nhìn của người Mỹ?
Dựa vào các phân tích ở trên cộng với việc Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế và góp phần khiến Liên Xô sụp đổ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có cơ sở để tin rằng Hoa Kỳ đã và đang tìm mọi cách để kịch bản đầu tiên xảy ra. Nói cách khác, Hoa Kỳ không muốn chiến tranh nổ ra giữa hai bên nhưng cũng không muốn chia sẻ quyền lực với Trung Quốc. Mục tiêu chiến lược cao nhất của Hoa Kỳ vẫn là bảo vệ vị trí siêu cường dẫn đầu của mình và thuyết phục Trung Quốc chấp nhận vị trí số hai hoặc khiến cho Đảng cộng sản Trung Quốc tự sụp đổ. Trong một thời gian rất dài người Mỹ đã tưởng rằng chính sách can dự có thể chuyển hoá Trung Quốc nhưng sau khi họ nhận thức được tầm vóc thật sự của mối đe doạ chiến lược từ Trung Quốc, họ đã quyết định sẽ chiến đấu đến cùng, thay vì chọn hoà hoãn.
Graham Allison, tác giả của cuốn “Định mệnh chiến tranh” là một trong những tiếng nói thiểu số cho rằng Hoa Kỳ nên học cách chung sống hoà bình và san sẻ thế giới với Trung Quốc bởi việc cạnh tranh quyết liệt và dài hơi giữa hai bên sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến thảm khốc có nguy cơ tận diệt cả thế giới giữa hai cường quốc hạt nhân. Đây không phải là một quan điểm phi lý song chưa được chấp nhận rộng rãi vì nhiều lý do.
Thứ nhất, cho đến thời điểm này hai siêu cường vẫn tương đối tự tin rằng răn đe hạt nhân sẽ phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai bên nổ ra. Và khả năng cao là ngày nào cả hai bên còn chưa kết luận rằng mình có thể giành phần thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân với một mức tổn thất chấp nhận được, thì ngày đó răn đe hạt nhân vẫn phát huy được hiệu quả, kể cả khi có va chạm hay xung đột vũ trang tầm thấp xảy ra. Thứ hai, Hoa Kỳ hiện vẫn mạnh hơn Trung Quốc một cách đáng kể và nhiều đồng minh lâu năm của nước này như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines ở ngay sát Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không có động lực đáng kể trong việc chia sẻ quyền lực với Trung Quốc và rút ra khỏi châu Á để Trung Quốc có thể trở thành bá quyền ở khu vực này. Kể cả trong trường hợp Hoa Kỳ muốn nhường châu Á cho Trung Quốc, họ cũng không thể làm được bởi việc bỏ mặc một loạt các đồng minh cốt yếu nhất gần như chắc chắn sẽ phá huỷ toàn bộ hệ thống liên minh toàn cầu của Hoa Kỳ bởi họ sẽ mất uy tín hoàn toàn trong mắt các đồng minh khác. Do đó, Mỹ không thể thoả hiệp với Trung Quốc ở châu Á, trong khi châu Á chắc chắn phải là sân sau mà Trung Quốc muốn có trong trường hợp hai siêu cường bắt tay chia đôi thế giới.
Trung Quốc có sụp đổ hay rút lui khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược đang ngày một nóng lên với Hoa Kỳ hay không vẫn sẽ còn là một ẩn số rất lớn. Tuy nhiên, cái mà chúng ta có thể tự tin kết luận được ở thời điểm này là người Mỹ muốn kịch bản thứ nhất xảy ra. Cụ thể hơn, họ sẽ muốn gây sức ép trực tiếp và gián tiếp lên toàn bộ hệ thống chính trị của Trung Quốc ở mọi lúc và mọi nơi có thể để khiến hệ thống đó sụp đổ hoặc suy yếu tới mức Bắc Kinh buộc phải “vẫy cờ trắng”, rút lui khỏi cuộc cạnh tranh với Hoa Kỳ. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta gần như chắc chắn sẽ được chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới, nhiều khả năng sẽ còn căng thẳng và thảm khốc hơn Chiến tranh Lạnh 1.0 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước kia.
Tại đây, du khách có thể tận hưởng làn nước mặt lạnh của biển và đi dạo giữa rừng cây xanh mát chỉ trong một ngày.
Amanoi (Ninh Thuận) là khu nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng ở vườn quốc gia Núi Chúa và tầm nhìn ra vịnh Vĩnh Hy. Nơi đây có 36 biệt thự có hướng nhìn ra biển hoặc những ngọn đồi. Khu nghỉ dưỡng sở hữu biệt thự đắt nhất Việt Nam lên tới 8.000 USD/đêm, thấp nhất là từ 1.150 USD/đêm.
Lưu trú tại đây, du khách như được “ôm ấp” bởi rừng cây xanh, tiếng sóng vỗ rì rào và cả bầu không khí trong lành. Khu nghỉ dưỡng cũng mang đến những trải nghiệm như khám phá vịnh biển bằng thuyền kayak hoặc thuyền buồm catamaran, lặn ngắm san hô, khám phá văn hóa người Chăm, chinh phục đỉnh núi Chúa…
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort được xây dựng trên những ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng với tầm nhìn ra toàn cảnh vùng biển xanh ngắt. Resort cũng từng được vinh danh là Khu nghỉ dưỡng xanh hàng đầu thế giới tại giải thưởng World Travel Award 2018.
Nơi đây có bãi biển trải dài 700 m, nơi du khách có thể tận hưởng ánh nắng ấm áp, hòa mình dưới làn nước biển mát lạnh hay ngồi dưới những tán dừa, thưởng thức đồ uống. Từ đây, bạn cũng dễ dàng tới khu sinh thái thiên nhiên và thăm “nữ hoàng linh trưởng” voọc chà vá chân nâu. Ngoài ra du khách cũng có thể tới thăm chùa Linh Ứng trên bán đảo, nơi có tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát cao 67 m.
Được thiết kế bởi “phù thủy” Bill Bensley, khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam và sang trọng, hiện đại, thể hiện qua tông màu đen và trắng. Resort trải dài qua 4 tầng lần lượt là Heaven (Thiên đường), Sky (Bầu trời), Earth (Mặt đất) and Sea (Biển cả), với nhiều hạng phòng, với giá thuê thấp nhất là 300 USD/đêm.
Six Senses Ninh Van Bay là khu nghỉ dưỡng ở Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có những biệt thự trên bãi biển, trên mặt nước và ở trên những tảng đá lớn. Tất cả những biệt thự đều có mặt hướng biển, có bể bơi riêng cùng sân vườn hoặc hiên tắm nắng. Giá phòng ở đây từ 10 triệu đồng/đêm.
Khu nghỉ dưỡng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm như leo núi, thăm vịnh Nha Phu trên thuyền gỗ, chèo kayak trên biển, câu cá, lặn biển, khám phá rừng hòn hèo ngắm voọc chà vá chân đen…
Laguna Lăng Cô (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) là khu nghỉ dưỡng phức hợp được xây dựng ở vịnh Lăng Cô, nơi nổi tiếng với bãi biển nguyên sơ, ngọn núi hùng vĩ và cánh rừng nhiệt đới. Khu biệt thự có 32 căn hướng kênh đào và 17 biệt thự hướng biển, trên bờ biển Cảnh Dương.
Các khu biệt thự ở đây được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống của Huế, bên trong được trang trí các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch Champa, trống đồng Đông Sơn, nghệ thuật thư pháp, đồ gốm, tranh lụa thêu… Giá phòng nghỉ ở đây từ 8.000.000 đồng/đêm.
Khu nghỉ dưỡng cũng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm như tour thuyền thúng khám phá đầm nước của Lăng Cô và làng chài địa phương, tour vườn quốc gia Bạch Mã…
Nói đến những nghệ sĩ thanh nhạc hàng đầu của Việt Nam, không thể không nhắc đến cố NSND Mai Khanh (1923 – 2011). Ông là giáo sư bậc I, nguyên Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam ngày nay).
Chẳng những là một nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng mà ông còn là người đào tạo nên nhiều ca sĩ tài năng, cũng trở thành những NSND và NSƯT tên tuổi như Thanh Huyền, Tường Vi, Vân Khánh, Trần Chất, Doãn Tần, Tô Lan Phương…
Ít ai có thể nghĩ một nghệ sĩ lớn, được đào tạo chính quy ở Bắc Kinh (Trung Quốc), rồi học thêm ở Ki-ép (Ucraine), về nước làm giáo sư thanh nhạc tại một trung tâm đào tạo nghệ sĩ âm nhạc lớn nhất nước lại xuất thân từ một thợ điện.
Cố NSND Mai Khanh.
Vâng. Mai Khanh quả là một trường hợp hiếm hoi, độc đáo.
Ông tên khai sinh là Mai Trung Ngọc, chào đời năm 1923 ở Hải Dương, có người mẹ hát đúm, hát ví rất hay, nổi tiếng khắp vùng. Vậy nên ngay từ nhỏ, cậu bé Ngọc đã ngấm những điệu dân ca ngọt ngào đó. Học hết trung học ở quê, cậu lên Hà Nội thi và đỗ vào Trường Kỹ nghệ thực hành rồi trở thành thợ điện. Nhưng đó chỉ là nghề sinh nhai. Cái máu đam mê âm nhạc, ca hát đã ngấm vào cậu từ trước và đã như một cứu cánh cho cuộc sống vất vả, lam lũ kiếm sống hàng ngày. Ở đâu, lúc nào có thể là cậu cũng hát, chỉ là để thỏa niềm yêu thích. Nhưng mọi người xung quanh đã khích lệ cậu rằng: Có giọng hát hay như thế, ai nghe cũng thích thú mà làm thợ điện thì phí quá. Hãy hát cho nhiều người nghe. Không thể là “áo gấm đi đêm”.
Năm 1944, tại Hà Nội, bắt đầu ra đời các quán Tân nghệ sĩ ở Bờ Hồ, Thiên Thai ở Hàng Bông, Thăng Long ở Hàng Gai. Thường hay hát vào các tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Mai Khanh cùng với Thương Huyền tham gia. Giọng hát của ông nhanh chóng được ưa thích qua các bài đang nổi tiếng khi đó như “Trương Chi”, “Suối mơ”, “Đàn chim Việt”, “Thiên Thai” của Văn Cao, “Giọt mưa thu”, “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong, “Cô láng giềng” của Hoàng Quý…
Tháng 8/1945, trong cao trào khởi nghĩa hừng hực khí thế cách mạng ở khắp nơi, Mai Khanh tham gia hát ở Đài phát thanh Hà Nội, biểu diễn trong Tuần lễ vàng và Hũ gạo cứu đói do Hồ Chủ tịch kêu gọi. Đến tháng 2/1946 trở đi, Mai Khanh rời bỏ nghề thợ điện, toàn tâm toàn ý tham gia Đoàn kịch Giải phóng do Bộ Thông tin – Tuyên truyền tổ chức, biểu diễn phục vụ công tác tuyên truyền cho sự ra đời của Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ. Từ năm 1950, ông về hát cho Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cùng Thương Huyền và Trần Thụ. Năm 1953, được điều động sang Đoàn Văn công nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam). Ở đây, ngoài hát ca khúc mới, ông còn hát cả chèo, sắm vai Điền trong vở chèo “Chị Tấm anh Điền” nổi tiếng lúc bấy giờ.
Thấy Mai Khanh có nhiều triển vọng phát triển tài năng, năm 1955, Nhà nước cho ông sang tu nghiệp ở Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Về nước, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc Trường Âm nhạc Việt Nam. Đến năm 1968, đi học tiếp cao học ở Nhạc viện Ki-ép (Ucraine).
Mai Khanh có giọng nam cao (ténor) sáng, vang, khoẻ, âm vực rộng tới 2 quãng 8. Do được học hành chính quy, bài bản mà ông xử lý mọi kỹ thuật thanh nhạc một cách nhuần nhuyễn. Nhưng lại vận dụng được cách hát dân ca của các nghệ nhân dân gian nên dễ thuyết phục được người nghe. Những bài ông để lại được dấu ấn đặc biệt với phong cách riêng, không lẫn với bất cứ ca sĩ nào đã khiến người nghe không thể quên như: “Nhớ về quê mẹ” (Vân Đông), “Bế Văn Đàn sống mãi” (Huy Du), “Giờ hành động” (Lưu Hữu Phước), “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi),”Ngọn đèn đứng gác” (Hoàng Hiệp – Chính Hữu)… Ông có lối hát nhẹ nhàng, tự nhiên, lên cao cũng như xuống thấp uyển chuyển, thoải mái.
Tôi nhớ mãi những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) thường diễn ra những đêm biểu diễn đơn ca, độc tấu các nhạc cụ Tây phương (pi-a-nô, vi-ô-lông, cello..), bên cạnh những tên tuổi ca sĩ nổi tiếng lúc ấy như Quốc Hương, Quý Dương, Trung Kiên, Trần Hiếu, Bích Liên, Thanh Huyền, Mỹ Bình, Tường Vi… luôn có Mai Khanh. Ông và Quốc Hương là thế hệ đàn anh của những ca sĩ còn lại.
NSND Thanh Huyền – một trong những học trò xuất sắc của Mai Khanh.
Mai Khanh là giáo sư thanh nhạc, là người soạn thảo ra nhiều tài liệu giảng dạy môn này trong các trường nhạc. Ông có phong cách nghiêm túc, chỉn chu như một nhà khoa học, nhà quản lý. Chất nghệ sĩ của ông, ta chỉ có thể thấy trong cách hát, giọng hát luôn rực lửa và phóng khoáng chứ không bộc lộ ở phong cách, ngôn từ hoặc trang phục hàng ngày. Mặc dù được đào tạo rất chính quy theo lối hát ben-căng-tô của dòng nhạc bác học (académique) nhưng do rất ý thức về dân tộc hóa mà ông đã xử lý nhuần nhuyễn hai yếu tố dân tộc và hiện đại trong cách hát của mình. Một lần đến chơi với Mai Khanh khi ông chưa vào công tác ở TP.Hồ Chí Minh, tôi thấy ông đang chăm chú nghe những băng ghi âm các nghệ nhân dân gian hát dân ca. Tôi hỏi ông:
– Ngoài hát và giảng dạy, anh còn nghiên cứu thêm cả dân ca?
Ông nói rất say sưa và tâm đắc:
– Làm nghề âm nhạc, không thể không thường xuyên nghiên cứu dân ca. Mình nghe để học cách hát của các nghệ nhân dân gian. Họ không được học gì về thanh nhạc mà hát nghe rất thú vị. Họ nhả chữ, lấy hơi đâu ra đấy. Cậu có thấy là họ hát rất nhẹ nhàng, thoải mái chứ không vất vả như một số ca sĩ hát ca khúc hiện đại?
Tôi nói với ông:
– Nhưng em tưởng anh đã nghe rất nhiều rồi nên mới có cách hát rất gần với lối hát của các nghệ nhân chứ ạ.
– Nghe đi nghe lại không bao giờ là thừa. Vấn đề chỉ là có thời gian không mà thôi.
Tôi nêu một thắc mắc của nhiều người để ông giải đáp:
– Vì sao có những ca sĩ khi chưa vào học trường nhạc hát lại hay, nhưng học xong hát lại dở hơn? Anh có thấy như vậy không ạ?
-Đúng thế. Có nhiều trường hợp như thế. Bởi vì những người đó quá nệ vào kỹ thuật, lúc thể hiện tác phẩm chỉ chú trọng đến xử lý kỹ thuật sao cho vang, cho đẹp giọng mà không lưu ý đến yếu tố đầu tiên là phải có hồn, phải diễn tả được hết ý tình của tác giả gửi gắm trong ca khúc. Chính vì vậy mà nhiều bậc giáo sư giỏi luôn dặn học trò của mình là khi học thì cố mà nhớ mọi điều thu lượm được. Nhưng khi hát thì phải quên hết đi để trước mắt chỉ có tác phẩm mình cần thể hiện mà thôi.
Mai Khanh là một trong những người chủ trương cần gia tăng thêm thời lượng dạy hát dân ca trong các trường nhạc và cần coi đó là một môn chính, quan trọng. Không phải ai cũng dễ dàng đồng tình với ông, bởi đã từng có người nói: “Vậy thì nói học sinh đến học các nghệ nhân dân gian chứ không cần phải học trong trường nhạc làm gì”.
Một lần, tôi chứng kiến một học sinh của Mai Khanh đến nhờ ông bồi dưỡng, hướng dẫn thêm một bài hát để tham dự hội diễn ca nhạc toàn quốc. Cô học sinh có người cha là một nhạc sĩ quen biết, tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng. Ông nói với cô:
– Tốt nhất là em hãy hỏi chính cha mình xem bài này cần thể hiện như thế nào. Hơn ai hết, ông sẽ nói được cho em hiểu sâu sắc bài hát. Còn về kỹ thuật thanh nhạc, bài này không có vấn đề gì. Âm vực không rộng, không có gì khó khăn phải dùng đến kỹ thuật. Hãy hát mềm mại, thoải mái ngay cả chỗ được coi là cao trào…
Có những ca sĩ chỉ hát thu thanh hay chứ không có khả năng giảng dạy hoặc biểu diễn trên sân khấu. Mai Khanh là một ca sĩ khá toàn diện trong các hoạt động trên: Hát thu thanh, hát biểu diễn, giảng dạy đều sở trường. Lại không ít những học sinh thanh nhạc, sau khi học xong chỉ có thể làm công việc giảng dạy mà không thể làm nghệ sĩ. Học trò của Mai Khanh phần lớn học xong đều trở thành nghệ sĩ biểu diễn mà một số tên tuổi đã kể ở trên là minh chứng.
Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam đánh giá rất cao những cống hiến của Mai Khanh trong việc phát triển lĩnh vực đào tạo thanh nhạc ở nước ta. Sau ngày thống nhất đất nước, ông đã mời người ca sĩ này vào giảng dạy trong Nhạc viện TP Hồ Chí Minh để tiếp tục phát huy tác dụng ở một thành phố lớn nhất và các tỉnh phía Nam của đất nước.
NSND, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Mai Khanh qua đời năm 2011, hưởng thọ 88 tuổi.
Gilles de Rais gây khiếp sợ khắp nơi vì đã bắt cóc, giết chết rất nhiều trẻ em.
Lâu đài Công Tước Xứ Bretagne.
Địa chỉ: 4 Place Marc Elder, thành phố Nantes, miền Tây nước Pháp.
Nằm lặng lẽ giữa thành phố Nantes bình dị, lâu đài Công tước Xứ Bretagne là một địa điểm tham quan nổi tiếng đối với những khách du lịch ưa thích khám phá. Nơi đây ẩn chứa câu chuyện kì bí về một trong những tên sát nhân hàng loạt đầu tiên trong lịch sử nhân loại: Gilles de Rais.
Gilles de Rais đã trở thành hình mẫu gắn liền với nhân vật cổ tích Yêu Râu Xanh chuyên hãm hại phụ nữ của tác giả Charles Perrault.
Chuyện kể rằng Râu Xanh là một quý tộc giàu có nhưng lại có bộ râu màu xanh xấu xí. Ông ta đã cưới vợ ba lần nhưng cả ba người vợ đều mất tích một cách bí hiểm. Nhưng vì giàu có, cuối cùng ông ta vẫn cưới được người vợ thứ tư.
Gilles de Laval thực hiện các thí nghiệm bí thuật giả kim trên các nạn nhân của mình. (Nguồn: wikimedia).
Một hôm, Râu Xanh có việc phải đi xa nên giao lại tất cả chìa khóa trong lâu đài cho vợ, trong đó có chìa khóa của căn phòng bí mật. Vì tò mò, người vợ đã mở cửa căn phòng này và phát hiện một sự thật khủng khiếp: Sàn nhà đầy máu và tử thi của ba người vợ trước bị treo lên.
Quá hoảng sợ, cô đánh rơi làm chùm chìa khóa dính máu. Râu Xanh trở về, nhìn thấy chùm chìa khóa và lập tức hiểu ra cô vợ đã mở cửa căn phòng bí mật. Ông ta dọa chặt đầu người vợ.
Nhưng các anh trai của cô vợ đến giải cứu kịp thời và kết liễu luôn cuộc đời của gã đàn ông có bộ râu xanh chuyên hãm hại phụ nữ. Đây cũng chính là nguồn gốc của từ “yêu râu xanh” trong tiếng Việt hay được dùng để chỉ những gã đàn ông chuyên đi hãm hại phụ nữ.
Thực ra, nhân vật Gilles de Rais ngoài đời thực không hãm hại phụ nữ, mà là một sát nhân khét tiếng chuyên nhắm vào trẻ em. Hắn lấy cái tên là Bluebeard (Râu Xanh) vì bộ lông bóng mượt của con ngựa hắn cưỡi ánh lên màu xanh dưới ánh nắng.
Sau khi bị bắt, tại phiên tòa, hắn gây chấn động khi mô tả chi tiết cảnh bắt cóc, tra tấn và hành hình trẻ em thế nào. Perrault đã dựa vào những chi tiết này để xây dựng nên nhân vật Yêu Râu Xanh ác mộng của mình, kết hợp thêm cảm hứng từ một nhân vật khác, là một người đàn ông được tiên đoán sẽ bị chính con trai mình giết chết.
Tranh phiên tòa xét xử Gilles de Rais tại Thư viện Quốc gia Pháp (BnF). (Nguồn: wikimedia).
Vậy nên bất kì người vợ nào của ông ta mang thai, ông đều ra tay sát hại.
Gilles de Rais là một nhân vật lẫy lừng trong lịch sử vì từng là Công Tước xứ Bretagne và hỗ trợ Thánh Jeanne D’Arc trong cuộc chiến Trăm Năm. Thế nhưng, nhưng ông cũng gây khiếp sợ khắp nơi với thành tích sát nhân quái dị của mình.
Gilles de Rais bị bắt vì đã bắt cóc, đã giết chết rất nhiều trẻ em. Nhiều nhà sử học ước tính là ông đã giết từ 80 đến 200 trẻ em vô tội.
Mặc dù Gilles de Rais không khai báo lí do vì sao mình thực hiện hành vi man rợ này, nhưng truyền thuyết kể lại rằng ông dùng linh hồn vô tội của trẻ thơ trao đổi với quỷ dữ để có được bí thuật giả kim hòng trường sinh bất tử.
Khá nhiều vị quỷ thần cổ xưa hung bạo được ghi chép rằng yêu thích sự hiến tế bằng trẻ thơ, ví dụ như thần Moloch. Khi bị phát hiện, ông bị nhốt trong chính lâu đài của mình và bị tra khảo. Sau đó, dù đã bị thiêu sống, nhưng nhiều người tin rằng linh hồn của ông vẫn còn ẩn nấp đâu đó trong lâu đài để chờ ngày từ cõi chết quay lại phục thù.
Khi đặt chân tham quan lâu đài Công Tước Xứ Bretagne, cảm giác thường thấy nhất là bầu không khí ở đây rất đỗi ngột ngạt và ẩm thấp mặc dù nơi này đã được tu sửa nhiều lần, cảm giác như tiếng thét khổ đau của các linh hồn trẻ thơ vẫn vang vọng đâu đây. Liệu rằng những linh hồn ấy đã được giải thoát hay chưa?
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, bất cứ dân tộc nào cũng có sĩ diện. Tuy nhiên, sự sĩ diện này cao hay thấp, có ở mức cực đoan hay không lại tùy thuộc từng nền văn hóa và tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
Biểu hiện của sĩ diện nhan nhản
Vậy, thế nào là sĩ diện? Ông Vỹ cho rằng, đó là việc người ta dùng những vẻ bề ngoài, những thao tác khoa trương trước người khác và dĩ nhiên, cái thao tác đó không phản ánh đúng tính chất con người đó mà chỉ để thỏa mãn sự khoe mẽ mà thôi. Tuy nhiên, ít nhiều điều đó cũng khiến anh khoan khoái. Còn về phía người đối diện thì đầu tiên họ bị nhầm, sau đó phát hiện ra bản chất của anh thì họ bực. Do đó, sự sĩ diện mang tính tiêu cực nhiều hơn.
Theo ThS Thạch Mai Hoàng, Bộ môn Nhân học, Đại học KH-XH&NV thì biểu hiện của thói sĩ này rất đa dạng. Chẳng hạn, đến nhà bạn ăn cơm, đáng ra anh sẽ ăn ba bát như ở nhà nhưng lại chỉ ăn một bát dù trong bụng vẫn đói; cứ tỏ ra ta đây đạo mạo, cái gì cũng biết nhưng thực chất đầu óc lại rỗng tuếch; đi ăn hàng luôn chừa lại một ít đồ ăn thay vì ăn hết… “Những biểu hiện của sĩ diện khiến ta gặp thường xuyên, nhan nhản ở bất cứ nơi đâu và bất cứ tầng lớp nào”, ông Vỹ khẳng định.
Sĩ diện bắt nguồn từ đâu?
Theo ông Vỹ, bản chất từ “sĩ diện” là mang vẻ mẫu của người lý tưởng. Thời phong kiến, theo truyền thống Nho giáo, sĩ quân tử được cho là mẫu người lý tưởng. Họ có học thức, có văn hóa, có đạo đức, lý tưởng, được xã hội mến mộ. Vì thế, họ là mục tiêu để bao người phấn đấu hướng tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng trở thành sĩ quân tử. Do đó, nhiều người đã cố tạo cho mình một vỏ bọc theo quy chuẩn của bậc sĩ quân tử để có được “tiếng thơm”.
“Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của sự sĩ diện là bản chất xã hội thiếu sự minh bạch thông tin. Những quy chuẩn của phát triển mập mờ, tạo cho con người dễ đội lốt dưới mọi hình thức trong ứng xử với cộng đồng”, ông Vỹ nêu quan điểm.
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc lại lý giải ở một góc độ khác. Theo ông, cách đây gần hai thế kỷ, các nhà nghiên cứu Hofstede (Hà Lan) và E.Hall (Mỹ) đã chia các nền văn hóa thành hai loại: Các nền văn hóa dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân (các dân tộc châu Âu và Bắc Mỹ) và các nền văn hóa dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa tập thể (các dân tộc châu Á, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam).
Cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, một nhà nghiên cứu Mỹ đã nhận định: Văn hóa Nhật là văn hóa của sự xấu hổ. Đây cũng là nét chung của các nước chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tập thể, trong đó có Việt Nam. Chính văn hóa xấu hổ đã tạo nên tính sĩ diện.
Lý giải rõ hơn điều này, ông Ngọc nói: Trong một xã hội như phương Tây đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân, họ được tự do, tùy thích trong việc lựa chọn lối sống mà không nặng nề chuyện xem thái độ của những người xung quanh như thế nào. Bên cạnh đó, đạo Kito có tính chất cá thể. Bất cứ người theo đạo nào có tội mà đi xưng tội, được Đức Cha thay Đức Chúa xá tội cho thì lương tâm họ đã cảm thấy nhẹ nhàng.
Ngược lại, ở những dân tộc đặc trưng bởi chủ nghĩa tập thể thì họ sống trong mối quan hệ đan xen, chằng chịt với gia đình, họ hàng, làng xóm. Trong xã hội đó có những quy chuẩn đạo đức chung và mọi người cần tuân theo, chỉ cần anh đi chệch quỹ đạo đó sẽ bị người ta dò xét, thậm chí lên án. Văn hóa tập thể một mặt làm tăng tính cộng đồng, cộng cảm. Mặt khác, nó làm cho con người ta không dám thể hiện cái tôi rõ nét, từ đó mà sự đột phá, sáng tạo không cao, đúng hơn là nhiều khi người ta không dám sống thật với bản chất con người mình mà phải lựa theo tập thể.
Khi một người có lỗi lầm và bị phát hiện, dù họ có ân hận song cũng không thể xóa đi được mặc cảm, nỗi xấu hổ với gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm. Thậm chí, người ta vẫn đề phòng, nghi kỵ anh, dù lỗi đó đã qua rồi. Vì thế, nhiều người có xu hướng cố gắng giấu kín lỗi lầm mình mắc phải vì sĩ diện, vì xấu hổ.
Sĩ diện bao nhiêu là… đủ?
“Con người cần có tính sĩ diện. Thế nhưng, khi sĩ diện ở mức cực đoan sẽ gây ra những phiền toái, bị mất đi cơ hội, mang tiếng xấu…”, ông Ngọc nói.
Để minh chứng cho điều này, ông đưa ra một ví dụ: “Tôi có một bà bạn người Đức. Bà từng phàn nàn với tôi rằng bà có tặng cho chị giúp việc người Việt Nam một món quà Tết nhưng chị này không nói lời cảm ơn mà lẳng lặng cất đi. Theo bà thì đó là sự thiếu lễ độ. Tôi phải giải thích rằng đó là tính sĩ diện của người Việt. Chị ấy không cảm ơn không phải vì vô ơn mà sợ rằng khi nói ra lời cảm ơn ấy sẽ bị khinh bỉ là người vồ vập của cải. Chắc chắn, chị ấy sẽ tìm dịp khác để báo đáp lại”.
Ông Ngọc cũng cho rằng, sự sĩ diện của người Việt Nam không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động mà còn qua cả nụ cười. “Người Việt Nam có thể cười bất cứ lúc nào. Nụ cười ấy nhiều khi không phải là vui thích mà để che giấu cảm xúc, là nụ cười vô duyên. Chẳng hạn, một người bị đau, thấy người khác hỏi han thì nở nụ cười tỏ ra mình không sao vì không muốn có cảm giác thương hại. Hay có trường hợp, mẹ ốm nặng ở quê, người này muốn nghỉ về thăm mẹ nên đến gặp ông chủ nhưng lúng túng và chỉ biết cười…?.
Rõ ràng, có những sự sĩ diện gây ra phiền toái. Thế nhưng, “nếu không có sĩ diện thì cũng đáng lo, vì có thể người ta sẽ hành xử không theo một quy chuẩn nào, khiến những người xung quanh coi thường, lên án”, theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ. Vậy, sĩ diện bao nhiêu được cho là đủ?
Trả lời cho câu hỏi này, ông Vỹ cho rằng, rất khó để định lượng được rằng mỗi người cần bao nhiêu sĩ diện và cần trong những trường hợp nào vì “mỗi cây mỗi hoa”. Cũng cần thấy rằng, sĩ diện còn tùy thuộc vào tính cách mỗi người. Có thể cùng một việc là để được nhận vào làm trong công ty nọ, nhân viên A sẽ lo quà cáp đến biếu sếp còn nhân viên B thì không vì anh ta chỉ muốn dựa hoàn toàn vào thực lực, không muốn mang tiếng quỵ lụy nhờ cậy ai. Điều này là do tính cách quyết định. Mà đã là tính cách thì khó sửa lắm.
Do đó, để biết sĩ diện bao nhiêu là đủ, theo ông Vỹ chỉ có thể “tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Góc nhìn đó thường gắn với lợi ích”.
“Trong nhiều trường hợp, khi người ta biết gạt đi tính sĩ diện để vì tập thể, vì lợi ích chung thì khi đó, sự sĩ diện được cho là đủ”, ông Vỹ nói.
“Tính cách của mỗi người được tạo ra từ: Phản xạ cảm xúc mang tính tự nhiên; hình thành cái tôi khi ý thức được vị trí trong các mối quan hệ, chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa để hình thành nên những giá trị; do văn hóa, giáo dục chi phối. Do đó, thay đổi tính cách không dễ. Để người ta bớt đi tính sĩ diện thì có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là giáo dục”.ThS Thạch Mai Hoàng