Nếu không đủ tiền mua một căn nhà lớn ở thành phố, tốt hơn hết bạn nên tiết kiệm tiền và về quê tự xây một ngôi nhà, diện tích không cần lớn, hai tầng là đủ.
Chủ nhân ngôi nhà này vì yêu thích môi trường nơi đồi núi nên đã tự xây dựng một biệt thự ở quê của mình. Anh trang trí mái ấm theo hướng tươi mát và tự nhiên, sống một cuộc sống bình yên đáng ghen tị.
Để trong nhà có ánh sáng tốt và có thể ngắm nhìn cảnh đẹp bên ngoài mỗi ngày, gia chủ đã lắp tất cả các cửa trượt bằng kính trong suốt. Về vấn đề riêng tư, cửa kính được lắp rèm cản sáng bên trong nên sẽ không phải lo lắng về hoạt động cá nhân trong nhà.
Khoảng sân trước nhà tiện cho các thành viên dọn bàn ghế ra hóng mát, tán gẫu bất cứ lúc nào. Ưu điểm của nhà tự xây là có thể chừa khoảng sân ngoài rộng để tùy ý trồng hoa cỏ. Ở đây gia chủ đã trồng những bồn hoa nhỏ khắp xung quanh nhà.
Bên hông cửa ra vào có vách ngăn để thay giày dép, lối ra vào được trải thảm chống bụi để phân biệt với sàn gỗ bên trong.
Phòng khách và phòng ăn được tích hợp trong cùng một không gian. Khu vực tiếp khách được trang bị một chiếc ghế dài êm ái, một bàn cà phê nhỏ ở giữa để bạn có thể nằm nghỉ ngơi. Dù không có tivi nhưng không gian phía trước phòng khách đặt một tấm kính to để nhìn rõ khung cảnh bên ngoài, đồng thời giảm tiếng ồn do đồ điện tử gây ra, giúp người ở được tận hưởng thiên nhiên tĩnh tại một cách trọn vẹn nhất.
Mặt bên của phòng khách đặt tấm kính to suốt lên trần nhầm giúp không gian trở nên thoáng đãng hơn, rộng rãi hơn.
Phía sau ghế sofa là khu vực ăn uống – nơi đặt một bàn ăn gỗ hình chữ nhật, một vài chiếc đệm vừa đủ để làm chỗ ngồi. Góc tường còn được lắp đặt bồn rửa thuận tiện cho việc rửa tay trước khi ăn. Vì xung quanh được lắp kính trong suốt thay cho tường gạch thông thường, nên người ở có thế vừa ăn vừa ngắm cảnh núi non bên ngoài, thật là thích!
Gian bếp chữ I thuận tiện cho việc nấu nướng hàng ngày, bên cạnh bàn bếp còn được trang bị thêm chiếc bàn để ngồi học, đọc sách hoặc ngồi đợi thức ăn ra lò. Bếp không trang bị tủ treo mà thay bằng các thanh chia ngăn khiến không gian không bị bức bối.
Thiết kế phòng ngủ đơn giản, tiện nghi. Thanh chia ngăn bằng gỗ tiếp tục được tận dụng để tạo thành khu vực đọc sách hoặc ngồi thư giãn bên cửa sổ, phục vụ cho nhu cầu giải trí, xả stress hàng ngày của người ở.
Phòng tắm được trang bị cửa trượt để tiết kiệm diện tích. Bồn tủ dạng treo thuận tiện hơn trong việc vệ sinh. Nhà vệ sinh được ốp hoàn toàn gạch kẻ ô trắng viền đen, tuy đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, đồng thời giúp việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn. Phòng tắm có vòi hoa sen và bồn tắm, hai khu vực được ngăn cách để đáp ứng các nhu cầu tắm khác nhau. Móc treo tường để treo khăn tắm, quần áo. Bồn tắm được đặt sát bên cửa sổ, gia chủ có thể vừa ngâm mình vừa nhìn ra phong cảnh núi non bát ngát, thật “chill” khỏi chê! Tổng thể căn biệt thự nhỏ này không quá cầu kỳ, nếu không muốn nói là quá đơn giản. Tuy diện tích không lớn, cũng không xây cao tầng, nhưng màu gỗ của nội thất và những tấm kính lớn được lắp xung quanh đã tạo nên một không gian gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên nhất có thể. Đón bình minh mỗi sáng, ngắm hoàng hôn và ráng chiều khi màn đêm buông xuống, hòa mình cùng với hoa lá, cỏ cây và thiên nhiên… Đây chắc hẳn là cuộc sống tự do tự tại mà những ai yêu sự yên bình đều muốn hướng tới. Theo Toutiao / Lưu Ly / Theo Trí thức trẻ
Ở Trung Quốc có viên quan Hòa Thân đời Thanh nổi tiếng tham ô, vơ vét của cải nhiều hơn cả quốc khố. Trong lịch sử Việt Nam, viên quan vơ vét nhiều của cải nhất có lẽ là Trương Phúc Loan, còn lại các quan tham khác mức độ thế nào?
Sử sách nước ta từ thời Lý chưa đề cập cụ thể đến những gương mặt quan tham. Chép sử thời Lý Cao Tông, có lẽ do các sử quan thời Trần biên, có ghi “vua thì thích làm tiền, các quan phần nhiều bán quan chức, buôn hình ngục”, nhưng chưa ghi cụ thể vụ việc nào. Sang đến thời Trần, thời đại có sử gia Lê Văn Hưu soạn bộ sử đầu tiên “Đại Việt sử ký” mà phần nhiều còn được chép nối tiếp để lại đến ngày nay, các vụ án tham nhũng và chân dung tham quan mới được mô tả kỹ. Tham quan đời nào cũng vậy, phải có chức, có quyền. Nên cho dù là người có nhiều công lao nhưng bòn rút của công hay của dân, làm giàu cho bản thân thì thời nào cũng ghét.
Một buổi xử án thời phong kiến. Ảnh chỉ có tính chất minh họa – L.G
Tiêu biểu như trường hợp Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, người được giao nhiệm vụ quan trọng là trấn giữ đảo Vân Đồn, vị trí tiền tiêu của đất nước, giáp ranh với Trung Quốc nên tập trung nhiều người buôn bán. Do thương nhân người Việt cũng ăn uống, may mặc theo kiểu khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo, đồ dùng theo tục người Bắc. Để mưu lợi cho mình, Trần Khánh Dư cho duyệt quân các trang, ra lệnh: “Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ (tức giặc Nguyên), không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi (tên một hương ở Hồng Lộ, chuyên nghề đan cật tre làm nón, cho nên lấy tên hương làm tên nón), ai trái tất phải phạt”.
Nhưng, thực ra vị tướng quân này đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước, chở thuyền đến đậu trong cảng rồi. Lệnh vừa ra, ông sai người ngầm báo dân trong trang: “Hôm qua thấy trước vụng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đậu”. Do đấy, người trong trang nối gót tranh nhau mua nón. “Đại Việt sử ký toàn thư” chép chi tiết về “thương vụ” này: “Ban đầu mua không tới 1 tiền, sau giá đắt, bán 1 chiếc nón giá 1 tấm vải. Số vải thu được tới hàng ngàn tấm”.
Vậy nên có người khách phương Bắc đã làm thơ mừng viên tướng trấn thủ, có câu: “Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh” (Vân Đồn gà chó thảy đều kinh) tuy có ý nói người ta sợ phục uy danh của Trần Khánh Dư, nhưng thực ra là châm biếm ngầm ông ta. Sử nhà Trần cũng ghi rõ, Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Khi được hỏi về việc bóc lột nhân dân, viên tướng này còn ngang nhiên nói rằng: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?”. Vua Trần Nhân Tông tiếc ông ta có tài làm tướng nên không nỡ bỏ. Dù Trần Khánh Dư chưa từng bị xử lý về hành vi tham ô nhưng sự trạng của ông ghi trong sử sách cũng để lại vết nhơ không thể xóa.
Cũng ở đất Yên Quảng, đời Lê Thái Tông, có viên Tổng quản lộ An Bang là Nguyễn Tông Từ và Đồng tổng quản Lê Dao cũng nhân việc cai trị vùng biên ải, có sự thông thương với nước ngoài để tham ô, bị sử sách ghi lại. Nguyên là triều đình nhà Lê đã có lệnh cấm quan lại và dân chúng không được mua bán vụng trộm hàng hóa nước ngoài. Bấy giờ, có thuyền buôn Trảo Oa (tức Java, thuộc Indonesia ngày nay) đến trấn Vân Đồn, bọn Tông Từ giữ việc xét ghi số hàng hóa trong thuyền, trước đó đã báo nguyên số rồi, sau lại gian lận đổi làm bản khác, để bán trộm đi hơn 900 quan tiền. Nguyễn Tông Tư cùng với Lê Dao, mỗi người chiếm hơn 100 quan. Việc bị phát giác, nên cả hai đều bị trị tội. Tuy nhiên, luật pháp thời đó chỉ xử mỗi người bị biếm 3 tư (hạ 3 bậc tư cách trong hồ sơ quan chức), kèm hình phạt bãi chức.
Cũng thời Lê Thái Tông, hành vi của hai viên chánh sứ sang nhà Minh là Lê Vĩ, Nguyễn Truyền cũng bị sử quan phê phán. Nguyên là hai người trong chuyến đi sứ đã mua rất nhiều hàng phương Bắc, số lượng lên đến 30 gánh. Triều đình ghét họ làm thói buôn bán, định làm cho họ phải hổ thẹn trong lòng nên mới sai người thu lấy hết đem phơi bày ở sân điện, rồi sau mới trả lại. Việc này sau đó thành lệ thường.
Những vụ buôn bán vụng trộm với người nước ngoài còn được ghi chép nhiều ở thời Lê sơ, như vụ Tiền quân tổng quản Lê Thự bị tố cáo sai người nhà xuất cảnh mua bán vụng trộm với người nước ngoài. Dù bị tố cáo nhiều tội nhưng các tội khác, Lê Thụ đều được vua tha, duy việc buôn bán vụng trộm thu lời thì bị nhà vua bắt tịch thu 15 lạng vàng, 100 lạng bạc tiền lời này. Cũng vì việc đi sứ mà mua bán hàng hóa, mà Bồi thần (hàng quan Đại phu) Nguyễn Tông Trụ cũng bị Vua Lê Thái Tông đày ra châu gần, tất cả hàng hóa mua bán trong chuyến đó đều được đem chia cho các quan.
Đến năm 1435, những viên quan tham ô mới bắt đầu được Vua Lê Thái Tông xử lý chặt chẽ hơn. Đầu năm đó, nhà vua đã sai người đi hỏi ngầm khắp nước xem quan lại ở đâu tham ô, không giữ phép nước. Đến tháng 7 năm đó, căn cứ vào lời tâu, nhà vua cho bắt và xét hỏi những viên tham quan ô, gồm tuyên úy các phiên trấn, tướng hiệu 5 đạo, các viên tuyên phủ, chuyển vận, tuần sát các lộ, trấn, huyện, tổng cộng lên tới 53 người. Đây là lần đầu tiên một chiến dịch dẹp quan tham quy mô rộng rãi khắp cả nước được sử sách ghi chép.
Tháng 11 năm đó, Vua Lê Thái Tông tiếp tục cho chém viên Chuyển vận sứ (sau gọi là tri huyện) huyện Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay) là Nguyễn Liêm, do ông này nhận hối lộ của người 2 tấm lụa. Đại tư đồ Lê Sát căn cứ vào lệnh chỉ thời Lê Thái Tổ ghi nhận 1 quan tiền hối lộ thì tâu lên xử trảm, nên triều đình đem chém Nguyễn Liêm. Con của Nguyễn Liêm xin chịu chết thay cho cha cũng không được.
Tuy nhiên, không phải khi nào các viên quan tham ô cũng bị xử nghiêm như vậy. Như trường hợp khi Nguyễn Nhữ Soạn được bổ nhiệm làm Chính sự viện tham nghị, viên Thị ngự sử Đinh Cảnh An đã tâu Vua Lê Thái Tông rằng: “Nhữ Soạn là người tham ô, đã 3 lần phạm pháp, nay lại được làm quan tứ phẩm thì lấy gì để khuyên răn kẻ khác”. Tuy nhiên, lời can gián này không được vua nghe theo. Hoặc, trường hợp viên Nội mật viện sứ Lê Cảnh Xước nhận 20 lạng bạc hối lộ, chuyện bị phác giác, theo luật thì đáng tội chết. Vua thấy Cảnh Xước hầu kinh diên (tức nơi dạy vua học lúc còn trẻ) lâu ngày, nên đã xuống lệnh riêng cho người thầy cũ được bãi chức về làm dân.
Nếu ở Trung Quốc, viên đại thần Hòa Thân đời Thanh nổi tiếng tham nhũng, có tài sản gấp 15 lần ngân khố quốc gia thì ở Việt Nam thời chúa Nguyễn, quyền thần Trương Phúc Loan cũng tham lam chiếm dụng tới 8-9/10 số thuế thu được. Trong sách “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn ghi nhận sự vơ vét của Trương Phúc Loan rằng: “Vàng, bạc, châu, ngọc, lụa chất thành núi. Ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ, trâu ngựa của ông ta không đếm xuể. Có một năm vào mùa thu bị lụt lớn, hòm xiểng bị ngập, khi nước rút, ông đem vàng ra phơi nắng, lấp lánh cả một sân”.
Tuy nhiên, không có gì là tồn tại mãi mãi. Năm 1774, chúa Trịnh Sâm đánh Đàng trong, chỉ cần tuyên bố giúp chúa Nguyễn trừ quyền thần Trương Phúc Loan mà các tướng Nam Hà đã bắt Loan giao nộp. Của cải, nhà cửa của Loan bị binh lính và nhân dân cướp phá không còn gì.
Nếu luật thời Vua Lê Thái Tổ sẽ cho chém viên quan nào ăn hối lộ từ một quan tiền, thì luật thời Nguyễn, được ban hành từ đời Vua Gia Long cũng chặt chẽ như vậy. Như đời Vua Minh Mạng, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ Nội vụ, lấy trộm hơn một lạng vàng, bị phát hiện và Bộ Hình đưa ra xét xử. Theo luật Gia Long, tội ăn trộm quốc khố thì không phân biệt trộm nhiều hay ít đều bị chém đầu. Tuy nhiên, vì nhận thấy Lý Hữu Diệm làm quan có công lao nên Bộ Hình chỉ xử đi đày viễn xứ. Khi bản án được tâu lên, Vua Minh Mạng đã không đồng ý với đề nghị của Bộ Hình, mà yêu cầu phải xử theo đúng luật, lệnh đem ra chợ Đông Ba chém để nhiều người trông thấy mà tự sửa mình. Vua đưa ra chỉ dụ: “Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết, phải truyền cho viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?”.
Trường hợp viên quan Nội phủ là Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm cũng vậy. Khi sự việc bị phát giác, Vua Minh Mạng liền ra chỉ dụ: “Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian”.
Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), viên Tri phủ Hà Hoa (các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) là Phan Nhật Tỉnh làm quan tham nhũng, bị dân kiện. Tỉnh hạ mình nói khéo, dân lại thôi không kiện nữa. Quản trấn Nghệ An đem việc tâu lên và nói rằng: “Quan phủ huyện là gốc phong hóa, Tỉnh không giữ mình trong sạch, phải van lạy dân, còn có thể diện gì? Dân đã kiện đến quan trên, rồi lại muốn thôi, còn có phép tắc gì? Hai điều ấy thực có quan hệ đến phép quan tục dân”.
Nhận bản tâu, nhà vua phê bảo rằng: “Phan Nhật Tỉnh tham lam vô sỉ, lập tức cách chức nghiêm xét; còn kẻ tiểu dân hiếp chế quan trưởng, muốn kiện thì kiện, muốn thôi thì thôi, thói ấy không thể để lớn. Bọn ngươi xét lẽ rất sáng, thực đáng khen, cố gắng đi!”. Do đó, Phan Nhật Tỉnh phải tội đồ, người kiện thì phải phạt 80 trượng.
Người thiết kế dự án Nhà hát Opera Hà Nội là một KTS giàu kinh nghiệm đến từ nước Ý, từng có duyên với Hà Nội thông qua dự án Nhà hát Thăng Long bị bỏ ngỏ cách đây hơn 10 năm.
Suốt thời gian qua, dự án xây dựng nhà hát 1.600 chỗ bên Hồ Tây đã gây xôn xao trong dư luận. Nhà hát có diện tích khoảng 13.000 m2, là không gian trình diễn nghệ thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa chính trị của Hà Nội.
Một công trình kiến trúc đại diện cho Thủ đô hiển nhiên cần đến bàn tay của một kiến trúc sư (KTS) tầm cỡ. Nếu dự án được triển khai, người được chọn không phải ai khác ngoài Renzo Piano.
Vậy Renzo Piano là ai?
Renzo Piano sinh năm 1937 tại Genova (Ý), trong một gia đình có truyền thống làm thợ nề. Từ một xưởng nề nhỏ, ông nội và cha của Renzo đã phát triển nó thành một doanh nghiệp xây dựng mang tên Fratelli Piano.
Sau Thế chiến II, công ty ngày càng phát triển, chuyên về xây dựng nhà cửa và công xưởng, cũng như buôn bán các vật liệu xây dựng. Khi bố của Renzo nghỉ hưu, một người bác học ngành kỹ sư đã tiếp quản cơ ngơi gia đình.
Bản thân Renzo Piano cũng học kiến trúc tại ĐH Florence và ĐH Bách khoa Milan. Ông tốt nghiệp năm 1964, sau đó bắt đầu công việc với các cấu trúc nhẹ mang tính thử nghiệm và các hầm trú ẩn cơ bản.
Từ năm 1965 đến 1968, Renzo Piano dạy học tại ĐH Bách khoa Milan. Sau đó, ông làm việc và mài giũa tài năng tại hai doanh nghiệp quốc tế lớn, dưới trướng KTS hiện đại Louis Kahn ở Philadelphia (Mỹ) và Zygmunt Makowski ở London (Anh).
Công trình đầu tiên mà Renzo Piano hoàn thành là Nhà máy IPA tại Genoa (Ý) vào năm 1968, với phần mái được lợp thép và polyester gia cường. Cùng năm đó, ông cũng thiết kế một công trình nhỏ tại Milan Triennale – một bảo tàng nghệ thuật lâu đời ở Ý.
Năm 1970, Renzo Piano nhận dự án quốc tế đầu tiên, thiết kế Italian Industry Pavilion tại Expo 70 ở Osaka. Công trình này ấn tượng tới mức khiến KTS người Anh Richard Rogers quyết định cộng tác với ông. Hai người đã thành lập một công ty riêng mang tên Piano & Rogers, làm việc cùng nhau trong giai đoạn 1971-1977.
Trung tâm văn hóa Georges Pompidou, hay còn gọi là Trung tâm Beaubourg, ở thủ đô Paris (Pháp). Một điểm lí thú của công trình này ba màu của quốc kì Pháp được ẩn sau lớp khung thép và ống của công trình. (Ảnh: Renzo Piano)
Một công trình khác của Renzo Piano là sân bay quốc tế Kansai, đặt trên một hòn đảo nhân tạo, gần Osaka (Nhật Bản). Nó được xem như một trong những kì quan của kỹ thuật thế kỷ 20.
Phòng biểu diễn thính phòng (Auditorium-Parco della Musica) ở Roma (Ý). Đây là công trình biểu diễn nghệ thuật lớn nhất châu Âu, với 3 phòng biểu diễn có sức chứa 2800, 1200 và 700 khán giả, cùng với một nhà hát ngoài trời và một công viên. (Ảnh: Renzo Piano)
Dự án đầu tiên do Piano & Rogers đảm nhiệm là tòa nhà văn phòng cho công ty kiến trúc B&B Italy. Công trình này được thiết kế theo dạng thùng chứa lơ lửng với cấu trúc chịu lực mở, với các ống dẫn nước và nhiệt được đặt bên ngoài và sơn màu sặc sỡ. Nhờ vậy, hai người đã thu hút sự chú ý không nhỏ của giới KTS quốc tế.
Năm 1977, Piano và Rogers tiếp tục được chọn lựa để xây dựng Trung tâm văn hóa Georges Pompidou ở Paris (Pháp) vào năm 1977. Công trình biểu hiện vẻ đẹp của công nghệ mới, bộc lộ các loại cấu trúc, thang máy, đường ống ra ngoài, tạo nên một vẻ đẹp khỏe khoắn.
Đây cũng là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp thành công của Renzo Piano sau này.
Năm 1998, Renzo Piano giành giải thưởng Pritzker – được ví như “Nobel của ngành kiến trúc”. Ông là người duy nhất từng được hội đồng giám khảo nhận xét là có thể sánh ngang với “Tam sư của Phục hưng Cổ điển”, bao gồm Leonardo da Vinci, Michelangelo và Brunelleschi.
Renzo Piano đã đem đến vô số “cuộc cách mạng” cho nghệ thuật kiến trúc, bằng cách tích hợp công nghệ, vật liệu và sự sáng tạo để xây dựng mọi loại công trình, từ khách sạn, nhà thờ,… đến nhà hát, sân bay,… Các thiết kế của vị KTS tài ba này thể hiện rõ niềm đam mê và sự tự do trong con người ông.
“Bậc thầy kiến trúc” từng ví mình với Robinson ngoài đảo hoang. Trong tác phẩm của Daniel Defoe, nhân vật này luôn chú ý đến khí hậu, không khí và tinh thần của mỗi nơi mình đến, thậm chí còn trồng cây, thuần hóa dê và làm đồ gốm, biến hòn đảo hoang thành một “thành phố” mới sau khi rời đi.
Tinh thần tiên phong này cũng tìm thấy trong con người Renzo Piano. Ông luôn tích hợp nghệ thuật của công trình với vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh, nhờ đó tạo nên một khung cảnh hài hòa, cùng nhau tỏa sáng.
“Từ khi còn là một đứa trẻ sống cạnh bến cảng xem tàu thuyền dỡ hàng, tôi đã luôn mơ ước được chống lại trọng lực. Đó là điều tôi đã cố gắng thực hiện suốt những năm qua trong sự nghiệp: xây dựng những tòa nhà có thể nổi trên mặt đất”, ông chia sẻ.
“Tôi cũng thích thiết kế những tòa nhà thú vị để con người gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm. Kiến trúc là nghệ thuật tạo ra nơi trú ẩn cho con người”.
“Làm ngành này, bạn cần trở thành những người khác nhau vào những thời điểm khác nhau: một thợ xây vào buổi sáng, một nhà thơ vào buổi trưa và một nhà nhân văn vào buổi tối. Tôi không thể nghĩ ra điều gì tuyệt vời hơn để dành thời gian mỗi ngày của mình”.
Nhà hát Opera Hà Nội không phải là dự án đầu tiên tại Việt Nam của Renzo Piano. Ông rất có duyên với mảnh đất hình chữ S này, khi từng lên phương án thiết kế cho Nhà hát Thăng Long – công trình kiến trúc nhằm kỷ niệm 1.000 Thăng Long – Hà Nội.
Ban đầu, thành phố dự định động thổ Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây, quy mô khoảng 22 ha, với số vốn dự kiến lên tới gần 2.400 tỷ VNĐ. Nơi này bao gồm một khối biểu diễn hòa nhạc cổ điển từ 1.200-1.500 chỗ và một khối biểu diễn đa chức năng 1.800 chỗ.
Ngoài ra, Nhà hát còn có không gian biểu diễn ngoài trời. Toàn bộ khối nhà đều nổi trên cao, nhường chỗ cho bên dưới là mặt nước, cây xanh và công việc. Đáng tiếc là dự án này đã không thể thành hình.
Khi có người nhận xét bản thiết kế Nhà hát Thăng Long hao hao các công trình khác của Renzo Piano, vị KTS người Ý đã bình tĩnh trả lời: “Khi chúng ta nhìn một bản nhạc, chúng có vẻ giống nhau vì chỉ có từng đấy nốt nhạc trên các dòng kẻ mà thôi. Nhưng khi chúng ta lắng nghe, mỗi bản nhạc đều có sự đặc biệt riêng của nó”.
Phối cảnh Nhà hát Thăng Long bên ngoài (Ảnh: L’Autre Image)
Phối cảnh Nhà hát Thăng Long cận cảnh (Ảnh: L’Autre Image)
Với dự án Nhà hát Opera Hà Nội, Renzo Piano mong muốn ứng dụng công nghệ kết cấu vỏ mỏng vào phần mái vòm, sau 40 năm tìm hiểu và nghiên cứu. Đây là thiết kế đặc biệt chưa từng có trên thế giới, đòi hỏi người KTS phải tính toán vô cùng kỹ lưỡng. Nó không chỉ tạo vẻ thanh nhã, độc đáo cho công trình, mà còn đem lại không gian thoáng mát, tăng cường khả năng lọc âm để tối ưu hóa trải nghiệm của khán giả.
Vị KTS người Ý đã lên ý tưởng về mái vòm cong tự nhiên nhờ mô phỏng sinh học kết cấu của xương, vỏ ốc, gân lá của hoa súng,…. Đặc biệt, mái vòm sẽ được phủ một lớp ceramic hiệu ứng ngọc trai để phản chiếu ánh sáng và sự chuyển động của không gian và thời gian.
Nhà hát Opera Hà Nội (Ảnh phối cảnh)
Renzo Piano cũng muốn cảnh quan xung quanh Nhà hát Opera giống một công viên xanh, phù hợp với không gian Hồ Tây yên bình. Đây sẽ là nơi để người dân vừa đến thưởng thức nghệ thuật, vừa tận hưởng những phút giây thư giãn giữa thiên nhiên.
Để đưa ra được những ý tưởng độc đáo này, Renzo Piano đã dành nhiều năm để nghiên cứu về văn hóa lịch sử của Hà Nội. Ông muốn tạo dựng một công trình mang dấu ấn không tưởng của tương lai, đồng thời đậm chất cổ xưa của một Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Một trong những cách kiếm tiền khôn ngoan nhất đó là tiêu tiền để đổi lấy thứ “phi vật chất”.
Cho đến nay, người Do Thái được mệnh danh là dân tộc thông minh nhất thế giới. Theo thống kê, người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0.2% dân số thế giới nhưng lại nắm trong tay hơn 30% lượng tài sản trên toàn thế giới.
Không chỉ trong giới kinh doanh, người Do Thái đều có những thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến những cái tên như: Vua hài kịch Charlie Chaplin, nhà vật lý học Albert Einstein, hoạ sĩ Pablo Ruiz Picasso, nhà tư tưởng học Karl Heinrich Marx,…
Trong số 680 người đoạt giải Nobel giai đoạn từ năm 1901 đến năm 2001 có đến 128 người là người Do Thái, chiếm tỷ lệ 20%. Tỷ lệ đạt giải thưởng của người Do Thái được ước tính cao gấp hơn 100 lần so với các dân tộc khác.
Châm ngôn của người Do Thái khi giáo dục con cái là khi gặp tai hoạ thì có thể vứt bỏ mọi thứ nhưng trí tuệ thì không. Điều đó có thể cho thấy rằng người Do Thái ý thức rất rõ về tầm quan trọng của trí tuệ.
Một trong những điều đáng ngưỡng mộ nhất ở người Do Thái là tư duy làm giàu độc đáo. Họ tin rằng chỉ có sử dụng trí tuệ để kiếm tiền mới thực sự là cách làm giàu nhanh nhất. Đối với dân tộc này, khi tay trắng, trước hết hãy làm những điều này để ”tiền đẻ ra tiền”.
1. Tránh xa những người tiêu cực
Đối với những người muốn trở nên giàu có thì vốn quý nhất chính là thời gian. Càng muốn làm giàu, bạn càng phải biết tận dụng thời gian. Đó là lí do vì sao bạn nên tránh xa những người lôi kéo, cản trở và làm bạn kiệt quệ trong cuộc sống.
Cụ thể, có 6 kiểu người bạn nên tránh xa: Những người hay phàn nàn; những người không giữ lời hứa; những người không có ý thức về thời gian; những người quan tâm đến mọi thứ; những người ích kỷ; những người không biết ơn.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
2. Phá vỡ những quy tắc xưa cũ
Người Do Thái được mệnh danh là “những người kiếm được nhiều tiền nhất”. Dù họ bán ớt, bán đậu, hay thậm chí là bán ngỗng thì đều có điểm chung đó là lối tư duy phá cách.
Ngày nay mọi người thường bị ràng buộc bởi những suy nghĩ đã được học từ trước. Nếu phải thay đổi cách làm, họ không biết phải làm thế nào để đạt được thành tựu nghề nghiệp, hoặc thậm chí là trì trệ.
Có câu nói, người có tiềm năng sẽ biết thay đổi. Những người biết ứng biến linh hoạt có thể đạt được những kết quả khác nhau cho dù họ làm trong ngành gì, bởi vì họ sẽ không bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống.
Từ đó, họ sẽ thử các phương pháp mới và tạo ra những bước đột phá. Vì vậy, nếu bạn không muốn bị trì trệ, thì bạn phải thoát ra khỏi lối tư duy cũ và làm cho ý tưởng của bạn mới mẻ hơn.
Chính vì điều này mà người Do Thái đã có thể tồn tại qua hàng nghìn năm mà không ngừng phát triển.
3. Đừng tiết kiệm tiền ăn mặc
Chi phí cho thực phẩm và quần áo là nền tảng hạnh phúc của một người. Nó quyết định nhận thức cơ bản nhất của một người về tiền bạc. Cuộc sống từ nhỏ sẽ ảnh hưởng không ít đến tương lai của một người. Nếu đứa trẻ lớn lên trong cảnh khó khăn, mọi thứ họ làm đều theo định hướng tiết kiệm.
Do đó, để có tương lai rộng mở hơn, bạn cần rèn luyện thói quen cho bản thân cũng như thế hệ mai sau từ sớm. Chi tiền cho những nhu cầu hàng ngày có chừng mực chính là yếu tố cốt lõi.
Hình minh họa. Ảnh: Freepik
4. Biết cách tiêu tiền để xây dựng mối quan hệ
Nhiều người nghĩ rằng tiền phải được tiêu ở nơi có thể nhìn thấy được, nếu không sẽ rất lãng phí. Nhưng đó không phải là sự thật.
Trong cuộc sống thực, có những thứ không thể nhìn thấy hay chạm vào được, nhưng có thể là bước đệm trên con đường thành công hay giàu có của bạn. Đó là tài sản vô hình tiềm tàng, nếu không có, dù bạn có quyền lực đến đâu vẫn rất khó để có được của cải. Những tài sản này gói gọn trong hai từ “mạng lưới”.
Nhìn vào những người thành công, hầu hết họ không được “ngậm thìa vàng” từ khi sinh ra. Thành công của họ gắn bó chặt chẽ với sự tích lũy các mối quan hệ. Sức mạnh của một người luôn có giới hạn và chúng ta không tồn tại biệt lập, chúng ta thường cần sức mạnh của người khác để hoàn thành nhiều việc.
Mạng lưới các kết nối là tài sản vô hình quý giá nhất. Muốn giàu có và thành công thì phải học cách suy nghĩ như người giàu.
5. Đừng để khó khăn hạn chế tư duy
Rõ ràng tâm trí của chúng ta là có hạn. Một khi bạn có ý tưởng tiết kiệm tiền, trong tư duy của bạn tràn ngập việc tiết kiệm tiền.
Khó khăn là cái bẫy hạn chế trí tưởng tượng của một người. Bởi vì ưu tiên của bạn trong mọi trường hợp đó là làm thế nào để tôi có thể tiết kiệm tiền. Do đó bạn không có không gian để nghĩ về việc kiếm tiền.
Thực tế khó khăn thực sự chỉ là một tấm gương, ánh xạ tất cả những suy nghĩ của bạn ra ngoài.
“Lửa” trong lò của TBT Nguyễn Phú Trọng không những thiêu rụi sự nghiệp chính trị của những quan chức chính quyền địa phương và trung ương, các giám đốc điều hành doanh nghiệp quốc doanh mà còn lan sang cả những tướng lĩnh, sĩ quan công an và quân đội – đúng theo lời ông nói “không vùng cấm, không ngoại lệ”.
Ông Trọng không chỉ nói suông những diễn ngôn hùng hồn cho công cuộc đốt lò, ông thực sự ban hành các chính sách và quy định chống tham nhũng nội bộ đơn cử Quy định 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017.
Quy định nêu rõ rằng “tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”. Quyết liệt hơn, Quy định này còn nói rằng ngay cả các quan chức thuộc Đảng đã qua đời vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm của họ đặc biệt nghiêm trọng.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét với BBC hôm 05/07/2022:
“Trong những năm sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng nghỉ từ Đại hội Đảng 12 (năm 2016), có vẻ những thuộc cấp được hưởng lợi từ giai đoạn nắm quyền lỏng lẻo của ông ta là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng ngẫm lại, chiến dịch này đã giăng ra một cái lưới lớn hơn, nạn nhân của chiến dịch đến từ một số bộ, ngành ngày càng mở rộng ra. Gần đây phải kể đến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,…Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được thành lập ở tất cả 63 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.”
Thời kỳ Đảng Cộng sản suy yếu
Khi bước vào thời kỳ Đổi mới, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi mô hình sang kinh tế thị trường và điều này dẫn đến nhu cầu quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật cũng như nhấn mạnh vai trò của chính phủ.
Nhà bình luận giấu tên từ Sài Gòn nói với BBC:
“Từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải và đỉnh điểm là ông Nguyễn Tấn Dũng, quyền lực của chính phủ đã mạnh lên rất nhiều. Quyền lực từ Văn phòng Trung ương Đảng sang Văn phòng Chính phủ với việc nhiều Ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập. Nhiều ứng cử viên do Trung ương Đảng sắp xếp về làm Bí thư thành ủy các thành phố lớn đều thất cử. Nền chính trị Việt Nam có dấu hiệu ly khai của các phe phái khi Đảng suy yếu: phe chính phủ, phe quân đội, phe công an và thế lực chính quyền địa phương.”
“Mô hình xã hội chủ nghĩa bị đe dọa, có nguy cơ sụp đổ nên ông Trọng – người mang sứ mệnh then chốt là xây dựng Đảng phải có nhiệm vụ thâu tóm quyền lực. Chiến dịch chống tham nhũng chỉ là một phần trong chiến dịch lớn hơn để xây dựng Đảng theo khuôn mẫu mà ông Trọng cho là lý tưởng. Chính nguy cỡ đổ vỡ trật tự khi các cơ cấu như chính phủ, quân đội, công an và chính quyền địa phương có xu hướng ly khai khỏi vòng kiềm tỏa của Đảng, mới đích thị là mối bận tâm lớn nhất của ông Trọng.”
“Như vậy, dễ hiểu vì sao Nguyễn Phú Trọng lại khai hỏa một chiến dịch với quy mô và cường độ chưa từng thấy trước đó. Các quan chức chính quyền địa phương và trung ương đến các tướng lĩnh, sĩ quan công an và quân đội trước đó được miễn trừ đều bị đưa vào lò.” nhà bình luận ở Sài Gòn nêu ý kiến.
David Hutt, nhà bình luận chính trị nói thêm với BBC:
“Việc củng cố quyền lực có lẽ là quan trọng nhất đối với ông Trọng trong năm 2016 và 2017, nhưng ông Trọng thực sự muốn khôi phục đạo đức và đạo lý của xã hội chủ nghĩa cho ĐCSVN. Ông ta muốn loại bỏ những người gia nhập Đảng chỉ để trục lợi nhờ vào chức vụ và làm giàu cho bản thân. Đó là một chiến dịch ý thức hệ chứ không đơn thuần là chống tham nhũng. Nhiệm vụ của ông Trọng là cứu rỗi ĐCSVN ra khỏi chính nó và ông ta rõ ràng nghĩ, chỉ mỗi ông ấy có thể dẫn dắt Đảng trong sứ mệnh này.”
Về điểm này, Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng ông Trọng muốn thúc đẩy để cải cách các thủ tục Đảng nhằm loại bỏ quan tham chứ không phải xây dựng quyền lực cá nhân:
“Ông ta đã sửa đổi điều lệ và quy định Đảng, đưa ra danh sách 19 điều đảng viên không nên làm để củng cố chiến dịch xây dựng Đảng và đây sẽ là di sản của ông Trọng” GS nhận xét.
‘Đưa Đảng về lại ngôi vị quyền lực’
Khởi điểm chính thức trong chiến dịch đốt lò của ông Trọng là một cuộc bỏ phiếu của đảng vào năm 2012. Theo đó, ông Trọng đã thành công nhận được ủng hộ của BCHTW chuyển giao việc phòng chống tham nhũng từ văn phòng thủ tướng sang một ban do đảng lập ra và quản lý, tức “Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng”.
Nhà bình luận chính trị trong nước giấu tên cho đây là động thái ý chỉ Đảng thu quyền lực về tay mình, cụ thể là biến ông Trọng thành “người phán xử”. Vì trước đó, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người giữ chức Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
“Ông Trọng đã thành công loại bỏ ông Dũng để kiểm soát phe chính phủ. Tiếp đó, ông Trọng đánh tới phe chính quyền địa phương bằng việc bắt bớ một dây lãnh đạo địa phương như Đà Nẵng, TP HCM, khiến những địa phương khác phải dè chừng” người này nói.
Sau đó, vụ án Vũ Nhôm – các công ty bình phong lo kinh tài cho phía công an với sự chống lưng của các thứ trưởng, trung tướng và tổng cục tình báo cũng bị lôi ra xét xử.
Các cựu Tư lệnh Vùng cảnh sát biển như Lê Xuân Thanh, cựu thiếu tướng Lê Văn Minh liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu cũng bị đưa ra ánh sáng.
Những Tư lệnh, cựu Đô đốc Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như ông Nguyễn Văn Hiến cũng bị xử lý.
Vụ xử hai nhân vật tên tuổi như Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cũng đều là những vụ án điển hình. Ông Thăng trở thành đương kim ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN bị truy tố về tội tham nhũng.
Các cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son đều bị truy tố với cùng tội danh “nhận hối lộ” và thậm chí bị đề nghị án tử.
Thời điểm Đại hội 12 diễn ra, Nhà báo Huy Đức – tác giả cuốn ‘Bên thắng cuộc’ viết trên Facebook:
“Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là “giọt nước đã tràn ly”. Đảng đang cầm quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyền.”
Theo đó, ông Trọng đã thành công thâu tóm quyền lực về tay Đảng, vốn bị suy yếu dưới thời cựu Thủ tướng.
Nhà quan sát từ Sài Gòn nêu: “Bây giờ nghe tới Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là nhiều cấp, bộ, ban ngành đều sợ. Sau thời ông Lê Thanh Hải thì Trung ương Đảng – cụ thể là Bộ Chính trị là nơi quyết định vị trí Bí thư TP HCM: Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân và bây giờ Nguyễn Văn Nên. Những thế lực địa phương bây giờ không còn khả năng thâu tóm nữa.”
“Hay như ở Đà Nẵng, lịch sử lâu nay chưa bao giờ có Bí thư là người ngoài vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nhưng sau khi các cán bộ ở Đà Nẵng bị bắt, Trung ương lại cử một ông ở Hải Phòng (Nguyễn Văn Quảng) về làm Bí thư, phá vỡ quyền lực tại địa phương và cho thấy phe Đảng đang mạnh lên.”
“Lâu giờ trong điều lệ Đảng quy định Tổng bí thư là kiêm bí thư quân ủy trung ương, tức nắm đảng ủy bên quân đội, nhưng sẽ không tham gia bên công an. Nhưng tới thời ông Trọng, ông ta tạo tiền lệ cho chính ông tham gia vào đảng ủy công an trung ương và cũng lần đầu tiên, ông tham gia họp thường kỳ bên chính phủ. Đây là những hiện tượng phản ánh xu hướng ông muốn khôi phục lại quyền kiểm soát của phe Đảng trong tất cả cơ cấu khác trong hệ thống chính trị. Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng chỉ nằm trong một chiến dịch lớn hơn, là tái xác lập lại quyền lực của Đảng cũng như trật tự cộng sản vốn bị xói mòn trong giai đoạn buộc phải mở cửa vì kinh tế,” nhà quan sát giấu tên nhận định.
Tiến sĩ Zachary Abuza, giáo sư tại National War College, Washington, DC, Hoa Kỳ gọi chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng là “đưa Đảng trở về ngôi vị quyền lực”.
“Nguyễn Tấn Dũng không phải là một tín đồ của Đảng và bây giờ vẫn vậy. Dưới thời ông Dũng, nền kinh tế đã phát triển và trở nên quá phức tạp để Đảng có thể quản lý – rất nhiều quyền quyết định đã được trao cho các nhà kỹ trị. Điều này khiến vị Tổng bí thư hết sức khó chịu. Tại Đại hội 12, ông Trọng đã không thanh trừng ông Dũng, nhưng ông Trọng đã dành 5 năm tiếp theo để phá bỏ phe phái quyền lực của ông Dũng.”
“Quan trọng hơn, tại Đại hội 12, ông Trọng tái khẳng định quyền ra quyết định là thuộc về ĐCSVN. Sự củng cố quyền lực này tiếp tục diễn ra ở Đại hội 13. Vì vậy, chiến dịch chống tham nhũng không chỉ là thù địch cá nhân hay chủ nghĩa bè phái, mà là một cuộc tranh đấu rõ ràng về vai trò độc tôn của ĐCSVN,” tiến sĩ Abuza kết luận.
Câu hỏi đến nay là chống tham nhũng trong nội bộ ĐCSVN đến đâu thì đủ, và liệu tổ chức này còn có thể “chữa khỏi” căn bệnh tham nhũng khi cả hệ thống đang sống với kinh tế thị trường, hay là không?
Đón đọc Chiến dịch đốt lò kỳ 3: Căn bệnh trầm kha phải nhờ tới ‘Hoa Đà’.