NGHỆ ANĐể khắc phục nhược điểm đất méo, kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà gồm hai khối tách rời, như bị bổ đôi nhằm chia tách giữa nơi ở và làm việc.
Ngôi nhà 250 m2 ở thành phố Vinh là nơi ở của gia đình năm người với ba thế hệ.
Yêu cầu của gia chủ là muốn xây dựng một công trình kết hợp giữa nơi ở và làm việc. Phía trước là nơi kinh doanh, phía sau là không gian yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên, phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn.
Để khắc phục nhược điểm của khu đất, nhóm thiết kế đã lựa chọn theo cấu trúc không gian chữ A. Giải pháp này vừa mang giá trị thẩm mỹ độc đáo, vừa chia tách không gian theo ý muốn gia chủ.
Không gian chính của công trình hướng nội với phần lõi trung tâm là vườn cây xanh mát. Khu vườn cũng là khoảng đệm ngăn cách hai khối nhà.
Công trình có thiết kế mái thủng, vừa tạo điểm nhấn, vừa đón ánh sáng cho khu vườn trên mái. Từ khoảng mái thủng nhìn lên trời giống như mái hiên của ngôi nhà truyền thống, nơi gia chủ có thể ngắm trăng, mây trời những lúc cần thư giãn.
Khoảng mái thủng cũng khiến công trình hút gió, mang đến không gian sống mát mẻ hơn cho nhà phố.
Ngôi nhà có ba khoảng vườn. Vườn chính là khoảng đệm ngăn cách giữa nơi ở và làm việc, liên tưởng tới không gian nhà Việt truyền thống. Hai khoảng vườn còn lại chính là khu vườn trên mái thủng.
Nhờ những khoảng xanh này, ánh sáng và gió trời luồn sâu vào bên trong, giúp gia chủ cảm nhận rõ sự thay đổi của thời gian và thời tiết.
Cầu thang ngang nối hai khối nhà, nằm trên khu vườn trung tâm mang đến cảm giác như bước đi trên cây. Từ vị trí này cũng có thể ngắm nhìn thành phố.
Với ý tưởng không gian hướng nội xoay quay khu vườn trung tâm, ánh sáng tự nhiên được lấy gián tiếp thông qua khu vườn. Từ khoảng đệm này, ánh nắng bớt gay gắt, làm cho không khí bên trong trở nên dễ chịu.
Phòng khách tầng một được thiết kế như “mặc hai lớp áo”.
Lớp thứ nhất là hệ tường gạch hoa rỗng, giúp không gian thông thoáng mà vẫn đảm bảo an ninh. Tiếp đến là khoảng đệm cây xanh, có tác dụng lọc bụi, giảm nắng nóng. Lớp thứ hai là hệ thống cửa kính lớn mở hết tầm. Từ trong nhìn ra, gia chủ có thể cảm nhận được toàn bộ cảnh quan bên ngoài.
Thời gian hoàn thiện 6 tháng, chi phí không được tiết lộ.
Trang Vy /Thiết kế và thi công: Nguyen Khac Phuoc Architects /Ảnh: Triệu Chiến
Trong một ngôi mộ cổ anh ta lấy được một đồng tiền xu và anh ta tưởng rằng mình đã đào trộm ngôi mộ tổ của nhà Lâm Phất, bây giờ nghĩ lại anh ta mới hiểu rằng hóa ra Lâm Phất cũng là một tên trộm mộ và mình chỉ là một người đi mót lại đồ thừa của người khác bỏ lại. Lâm Phất giết mình không phải vì đồng tiền mà là do hắn biết rõ mình là ai?
Ông tổ của Lâm Phất mấy đời nghèo khó nhưng đến đời ông nội của anh ta thì nhanh chóng giàu lên. Nói về sự giàu lên nhanh chóng của nhà họ Lâm đến nay trong thôn vẫn lưu truyền một truyền thuyết: Ông nội Lâm Phất mở một xưởng nấu rượu chỉ cần cho một ít lương thực vào là rượu chảy ra không ngừng. Nghe nói những người canh ruộng đêm vẫn có thể ngửi thấy mùi rượu thoang thoảng bay ra ngoài đồng, có người nói rằng rượu từ các xưởng rượu quanh đấy được “thần tiên” mang đến cả nhà họ Lâm… Do giàu lên nhanh chóng, nhà họ Lâm làm nhà to, mua nhiều đất và trở thành một hộ lớn ở trong thôn.
Khi Trung Quốc giải phóng thì nhà cửa của nhà họ Lâm bị chia, đất đai của nhà Họ Lâm bị chia… và tất cả quá khứ trở thành mây khói thì Lâm Phất cũng đã ngoài 40 tuổi. Lâm Phất không phải làm việc, không kinh doanh, suốt ngày lái chiếc xe 4 bánh đi đây, đi đó và vẫn là người giàu nhất trong thôn.
Có người không hiểu thì Lâm Phất giải thích: Cụ tổ nhà tôi rất giàu, cụ tổ để lại của cải cho chúng tôi. Đúng là nhà họ Lâm có báu vật, có người tận mắt nhìn thấy nhà anh ta có 33 đồng tiền sáng lóng lánh, những đồng tiền này không có lỗ, trên mặt khắc hoa văn trông rất sống động. Lâm Phất phao tin rằng mình muốn bán và đã có nhiều người đến xem.
Minh họa: Đặng Tiến
Một buổi chiều mùa đông khi cô vợ Lâm Phất sang nhà hàng xóm đánh mạt chược thì có một lão hán người cao gầy đi vào nhà Lâm Phất. Ông ta khép cửa lại nói nhỏ với Lâm Phất: “Nghe nói anh có đồng tiền của tổ tiên để lại, có người muốn mua anh có thể cho xem được không?”.
Lâm Phất biết người đến nhà mình là Vương Vũ ở thôn bên cạnh nhưng vẫn nhìn anh ta từ đầu đến chân lại hỏi mấy câu mới cẩn thận lấy ra mấy tấm ảnh, rồi nhỏ giọng nói: “Hàng đây xem đi!”.
Vương Vũ cười hỏi: “Những đồng tiền này đến như thế nào?”.
Lâm Phất trả lời: “Là do tổ tiên truyền lại”.
Vương Vũ nói: “Việc nhà anh giàu sang mới được gần một trăm năm nhưng những đồng tiền này muộn cũng là từ đời Tống. Đây này, tôi cũng có một đồng”, nói xong Vương Vũ lấy từ trong túi áo ra một đồng tiền xu, đồng tiền của Vương Vũ giống hệt như đồng tiền trong ảnh của Lâm Phất.
Mặt Lâm Phất có vẻ căng thẳng hỏi: “Đồng tiền này từ đâu ra?”.
Vương Vũ trả lời: “Đồng tiền của nhà anh ở đâu ra thì đồng tiền của tôi cũng từ đấy ra”.
Lâm Phất nhìn Vương Vũ nói: “Anh nói bậy, tiền của tôi đúng là của tổ tiên truyền lại”.
Vương Vũ nói: “Của tôi cũng vậy”.
Lâm Phất cười nói: “Anh đợi đấy, tôi đi lấy của tôi cho anh xem”, nói xong đứng lên đi vào nhà trong. Sau đó anh ta từ cửa bên đi ra nhưng lúc này tay anh ta đeo găng và cầm một sợi dây thừng. Anh ta lặng lẽ đi đến phía sau lưng Vương Vũ rồi rất nhanh quàng sợi dây thừng vào cổ Vương Vũ xiết rất chặt…
Lâm Phất đóng cửa lại móc lấy đồng tiền trong túi áo của Vương Vũ bỏ vào chiếc bình hoa ở trong phòng rồi trở ra bê thi thể Vương Vũ nhét vào cốp xe, nổ máy và lái xe ra bên ngoài.
Mùa đông, trời tối sớm, gió bấc thổi lạnh cóng, ngoài đường không một bóng người. Lâm Phất lái xe đi hơn hai chục cây số đến một khu ngọai ô hoang vắng, ở đấy có mấy cái giếng khô, Lâm Phất chọn một cái giếng hơi sâu và quẳng thi thể Vương Vũ xuống dưới.
Lâm Phất lái xe về nhà trên đường vừa đi vừa huýt sáo. Khi về đến nhà thấy vợ anh ta đã ở nhà, nấu cơm xong và đang đợi hắn. Nhìn thấy chồng về nhà, cô vợ hỏi: “Anh đi đâu đấy?”.
Lâm Phất trả lời: “Anh có chút việc phải đi ra ngoài”.
Cô vợ lại hỏi: “Trời lạnh thế này sao người anh đầm đìa mồ hôi?”.
Lâm Phất nói: “Anh có chút không được thoải mái”.
Cô vợ hỏi như vậy nhưng không hề nghi ngờ điều gì.
Đến tận nửa đêm, Lâm Phất vẫn không ngủ được, hắn lặng lẽ ra khỏi giường nhấc cái bình hoa mang ra phòng khách đổ những đồng tiền xu ra mặt bàn và đếm, nhưng đếm đi đếm lại vẫn chỉ có 33 đồng! Hắn cầm cái bình hoa lắc lắc nhưng không hề có tiếng động. Mồ hôi trên trán hắn bỗng chảy ròng ròng, rõ ràng là mình đã bỏ đồng tiền lấy được của Vương Vũ vào trong bình nhưng sao lại không thấy?
Hắn đếm lại số đồng tiền một lần nữa: Không sai, vẫn thiếu một đồng.
Lâm Phất cho những đồng tiền vào cái bình hoa rồi lên giường nằm nhưng hắn vẫn không thể ngủ được, cứ chong mắt cho đến sáng.
Ngày hôm sau, Lâm Phất không dám ra ngoài, càng nghĩ càng hoảng sợ.
Khi trời tối, Lâm Phất lái xe ra ngoài tìm chỗ ném cái thi thể Vương Vũ muốn lấy lại đồng tiền nhưng có điều tệ hại là hắn lại quên mất là mình đã quẳng cái thi thể xuống cái giếng nào?
Lâm Phất đỗ xe ở mãi tận bên ngoài sau đó hắn đến chỗ có mấy cái giếng. Cái giếng thứ nhất không có! Cái giếng thứ hai không có! Cái giếng thứ ba sao nó lại hẹp thế nhỉ? Hắn cúi xuống nhìn thì bị trượt chân rơi xuống giếng, cái giếng quá hẹp nên hắn bị kẹt ở lưng chừng giếng nhưng hắn sợ không dám kêu….
Đêm hôm đó Lâm Phất không về nhà nhưng cô vợ hắn cũng không lo vì nhiều khi hắn đi ra bên ngoài do bận việc cũng không về nhà. Hơn mười ngày sau có người phát hiện xe của Lâm Phất: Nơi mà Lâm Phất đã chọn quá tốt, vừa hoang vắng, ít người qua lại và đang mùa đông người ra đường càng ít.
Theo biển số xe cảnh sát đã tìm được nhà của Lâm Phất. Đến bây giờ cô vợ hắn mới lo cuống lên. Cảnh sát phân tích nguyên nhân: Nghe nói nhà cô có bảo bối có thể là có người âm mưu giết người cướp của?
Cô vợ hắn vội vào trong nhà nhấc cái bình hoa lắc lắc, tiếng kêu leng keng phát ra, vẫn còn, cô ta đổ ra đếm thấy có 34 đồng tiền xu. Cô vợ Lâm Phất nói: “Tôi nghĩ nhà tôi chỉ có 33 đồng”. Sau khi nhìn kỹ thì thấy một đồng tiền một mặt có dính bột gạo đã khô…
Viên cảnh sát nói: “Thôi đừng nói gì nữa trước tiên hãy đi tìm chồng của cô đã”.
Cảnh sát tìm thấy hắn bị kẹt trong cái giếng sâu gần 10m, hắn đã chết từ lâu, thi thể được tìm thấy nhưng vụ án vẫn chưa phá được. Nếu nói hắn tự sát thì không có lý do, nếu nói hắn bị giết thì lại là một vụ án chưa được giải quyết.
Vào thời điểm này Vương Vũ đang ngồi bên bếp lò ở nhà mình run lên vì sợ hãi. Hôm đó khi bị Lâm Phất quăng xuống giếng được một lúc thì anh ta tỉnh lại. Anh ta không hiểu sao Lâm Phất lại kết liễu đời mình chỉ vì một đồng tiền xu. Anh ta từ dưới giếng bò lên đi về nhà nhưng không dám báo án cũng không đi tìm Lâm Phất để hỏi tội bởi vì mình là một tên trộm mộ.
Trong một ngôi mộ cổ anh ta lấy được một đồng tiền xu và anh ta tưởng rằng mình đã đào trộm ngôi mộ tổ của nhà Lâm Phất, bây giờ nghĩ lại anh ta mới hiểu rằng hóa ra Lâm Phất cũng là một tên trộm mộ và mình chỉ là một người đi mót lại đồ thừa của người khác bỏ lại. Lâm Phất giết mình không phải vì đồng tiền mà là do hắn biết rõ mình là ai?
Vương Vũ cảm nhận được sự giàu lên nhanh chóng của tổ tiên nhà họ Lâm không phải là do “Thần tiên” ra tay giúp đỡ. Anh ta cũng không thể hiểu được tại sao Lâm Phất lại rơi xuống giếng và bị chết, chả nhẽ hắn lại bị trượt chân khi quẳng mình xuống giếng nhưng lúc đi ra khỏi chỗ ấy mình không nhìn thấy xe của Lâm Phất đâu?
Từ khi giành lại được sự sống Vương Vũ hiểu rằng: Sự giàu có do đánh cắp không tồn tại được bao lâu và điều tốt nhất là phải làm ăn lương thiện.
Phong Vũ (dịch) / Hoàng Thắng (Trung Quốc)/ Văn nghệ CA
Nhiều người muốn sống khỏe mạnh nhưng lại không tìm ra giải pháp tốt nhất để áp dụng. Đây chính là gợi ý giúp bạn, hãy thực hiện càng sớm càng tốt.
Theo nghiên cứu thống kê, người sống thọ trăm tuổi trên thế giới có nhiều đặc điểm về tuổi thọ, trong đó, có 3 đặc điểm chung.
Chất lượng giấc ngủ tốt
Người cao tuổi sống lâu có thể duy trì giấc ngủ đầy đủ, bởi các chức năng trong cơ thể và quá trình trao đổi chất hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt, quá trình đào thải độc tố ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian có thể ngủ sâu. Nếu bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu, tức là bạn không bị mất ngủ, không bị căng thẳng, lo lắng. Chất lượng giấc ngủ tốt, thể lực tốt thì tuổi thọ sẽ kéo dài.
Bàn tay và bàn chân ấm áp
Bàn tay, bàn chân ấm áp là biểu hiện của sự lưu thông mạch máu tốt, sự trao đổi chất mạnh mẽ. Tay chân lạnh là một nguyên nhân khiến cơ thể con người trao đổi chất kém, cảm giác thèm ăn cũng giảm sút, dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, tay chân ấm cũng rất quan trọng đối với sức khỏe và là 1 dấu hiệu quan trọng của tuổi thọ.
Trọng lượng tiêu chuẩn
Cùng với tuổi tác, quá trình trao đổi chất trong cơ thể suy giảm, dễ dẫn đến béo phì. Béo phì cũng gây ra những nguy cơ nhất định cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, gút và tim mạch.
Chúng ta có thể thấy rằng, những người sống lâu thường không có thói quen hút thuốc, uống rượu và có chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng hợp lý nếu bạn muốn sống khỏe, sống thọ.
Nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, hãy phát triển bốn thói quen “trường thọ”
Ngâm chân thường xuyên
Có câu “người giàu ăn sung, người nghèo ngâm chân”. Bàn chân của một người thường lão hóa trước. Nhiều bệnh bắt đầu ở bàn chân. Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng cũng có thể làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn, sức khỏe và tuổi thọ.
Trước hết, phải ngâm chân trong nước sạch, nhiệt độ khoảng 38-45 độ C. Mức nước ngập đến mắt cá chân, ngâm trong khoảng 20 phút để cơ thể ra mồ hôi nhẹ là đủ. Đừng ngâm chân quá lâu, vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hoạt động ngoài trời nhiều hơn
Cách tốt nhất để cơ thể tổng hợp vitamin D là tắm nắng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, ánh nắng còn có thể giúp bổ sung năng lượng dương cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư. Giờ tắm nắng tốt nhất là trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Lúc này, tia cực tím của ánh nắng mặt trời rất thấp, có thể khiến con người cảm thấy ấm áp, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tránh gây hại cho da. Tập trung vào sức khỏe của xương Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, hệ xương của cơ thể con người cũng sẽ dần bị lão hóa, cùng với đó là các loại bệnh về xương khớp. Theo thống kê, rất nhiều người trên 40 tuổi mắc bệnh xương khớp. Nếu không chú ý cải thiện sức khỏe, tuổi thọ có thể bị rút ngắn 10 -15 năm. Nhiều vấn đề về xương khớp là do thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, vì vậy dinh dưỡng xương khớp cần được bổ sung hàng ngày như canxi, collagen… Đi bộ nhiều hơn Đi bộ nhiều hơn có thể cải thiện chức năng thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Đi bộ được WHO coi là “môn thể thao tốt nhất trên thế giới, là cách vận động cơ thể rất dễ dàng và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Nghiên cứu cho thấy những người đi bộ hơn 30 phút mỗi ngày có khả năng sống lâu hơn những người khác gấp 4 lần. Đối với hầu hết mọi người, đi bộ là cách dễ dàng và thuận tiện nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch và nhiều bệnh tật khác…
Theo một báo cáo gần đây từ BuzzFeed News, các nhân viên của ByteDance tại Trung Quốc đã liên tục truy cập vào thông tin cá nhân của hàng chục triệu người dùng TikTok ở Mỹ. Không thể tin tưởng những người đứng sau ứng dụng này. Ngoài ra, bản thân TikTok rất nguy hiểm. Giống như một loại thuốc phiện bất hợp pháp, gây nghiện cao, nền tảng được ví như “ma túy đá phiên bản kỹ thuật số” này đã hủy hoại cuộc sống của con người. Tỷ phú Elon Musk từng đặt câu hỏi rằng liệu TikTok có dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh hay không?
(Ảnh minh họa: BigTunaOnline/Shutterstock) Khi nghe đến từ “nghiện”, hình ảnh nào xuất hiện trong tâm trí bạn? Một quán rượu trải dài trên vỉa hè, xung quanh là những vỏ chai? Một người nghiện ma túy, vô gia cư và lạc lối trong vô vọng? Hay một người lãng phí hàng giờ, hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm cuộc đời của họ chỉ để “lướt” mạng xã hội?
Sử dụng mạng xã hội quá mức cũng tương đương với nghiện ma túy. Tất nhiên, không phải tất cả các loại ma tuý đều giống nhau. Một số có liều mạnh hơn những loại khác. Điều tương tự cũng xảy ra với các nền tảng truyền thông xã hội. Trong số tất cả các nền tảng hiện có, TikTok dường như là nền tảng tệ hại nhất.
Người dân Mỹ đang bị tổn thương. Tình trạng nghiện ma túy đang ở mức cao nhất mọi thời đại, với khoảng 33 triệu công dân bị ảnh hưởng bởi lạm dụng chất kích thích. Lạm dụng ma túy làm thay đổi não bộ; nó tấn công hệ thống thần kinh trung ương, điều khiển suy nghĩ, hành động, hành vi và cảm xúc của chúng ta.
Cụ thể, ma tuý tác động trực tiếp đến não bộ. Sau vài lần tiếp xúc với một số hoạt chất nhất định, não bộ bắt đầu điều chỉnh để thích ứng với sự gia tăng của dopamine. Một khi người ta bước chân vào con đường nguy hiểm này, thì việc quay trở lại là vô cùng khó khăn.
Các phương tiện truyền thông xã hội vận hành tương tự như rượu và các loại ma túy, heroin và cocaine. Các ứng dụng như Snapchat, Instagram, Facebook và Twitter cũng tồn tại vấn đề. Tuy nhiên TikTok, ứng dụng được tạo ra bởi ByteDance, công ty có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí còn tệ hơn nữa. Trên thực tế, nền tảng này đã được gắn nhãn là trang web truyền thông xã hội “gây nghiện nhất”, trong đó những người trẻ tuổi dành trung bình 12 giờ 12 phút cho ứng dụng mỗi tuần, tức là tương đương với hơn 2 ngày/tháng, 24 ngày/năm.
Từ năm 2019 đến năm 2021, TikTok đã tăng hơn gấp đôi số lượng người dùng trên toàn thế giới (từ 291,4 triệu lên 655,9 triệu). Đến năm 2025, dự kiến sẽ có ít nhất 1 tỷ người dùng. Có khoảng ít nhất 80 triệu người Mỹ sử dụng TikTok, chiếm gần 1/4 dân số. Thêm vào đó, 57% người dùng TikTok là nữ, hầu hết trong số họ là thanh thiếu niên. Theo một nghiên cứu, việc sử dụng mạng xã hội làm tổn thương trẻ em gái nhiều hơn trẻ em trai. Tuy nhiên, không phải tất cả các nền tảng mạng xã hội đều gây ra tác hại như nhau. Nếu Facebook được ví như cỏ dại, thì TikTok là ma túy đá (crack cocaine).
TikTok đã được ví như ma tuý đá phiên bản kỹ thuật số (digital cocaine crack) vì nhiều lý do. Nó gây nghiện một cách nguy hiểm. Ứng dụng này có vấn đề đến nỗi mà các nhà khoa học gần đây đã đặt phải ra thuật ngữ “TikTok addiction (nghiện TikTok)”. Người dùng không chỉ sử dụng TikTok mà họ còn trở nên phụ thuộc vào nó. Sự phụ thuộc là cơ sở của mọi chứng nghiện. Người dùng, từ việc có thể kiểm soát được, dần dần đánh mất bản thân mình trước chất gây nghiện cực mạnh này. Bằng nhiều cách khác nhau, những người sử dụng Tiktok dần trở thành người bị sử dụng. Thứ ma túy này sẽ ra lệnh cho mọi cử động, suy nghĩ cũng như hành vi của họ.
Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Troy Smith, nhà khoa học tại Đại học Trinidad và Tobago, đã phân tích dữ liệu từ hàng trăm sinh viên đại học. Sau đó, họ đo lường 6 thành phần của chứng nghiện: khả năng phục hồi, thay đổi tâm trạng, khả năng chịu đựng, cai nghiện, xung đột và tái nghiện. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người dùng TikTok bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã đạt điểm cao hơn trong các phép đo mức độ cô đơn.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ PsyPost, ông Smith cho hay: “Việc lạm dụng có các hành vi giống như nghiện ngập, có nguy cơ tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của những người mắc phải hội chứng này”.
Năm 2020, TikTok trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. Kể từ đó, đại diện của Paracelsus Recovery, phòng khám chữa bệnh tâm thần và cai nghiện ở London, nói với tờ BBC rằng họ đã chứng kiến một “sự bùng nổ” của các khách hàng trẻ tuổi có dấu hiệu nghiện TikTok. Trong 12 tháng qua, số lượt người dùng nghiện TikTok đã tăng “gấp 5 lần”.
Người sáng lập của phòng khám, Jan Gerber, cho rằng TikTok có thể được so sánh với các loại ma túy đá. Ông nói: “Nó có tác động đến quá trình sinh hóa của não bộ rất giống với các loại ma túy đá. TikTok có tác động nghiêm trọng đến hạnh phúc cá nhân, cuộc sống hàng ngày và hiệu suất lao động của người dùng”.
Bên cạnh việc đánh cắp dữ liệu riêng tư của người dùng, ứng dụng này còn lấy đi hạnh phúc của họ.
Ra mắt vào năm 2016 bởi ByteDance, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, TikTok đã bị cấm ở Trung Quốc. Thay vào đó, người dùng Trung Quốc có thể truy cập Douyin, phiên bản gốc của TikTok.
Ở Trung Quốc, trẻ em được phép sử dụng ứng dụng này không quá 40 phút/ngày và bị nghiêm cấm dùng qua đêm. Do đó, ngay cả khi một đứa trẻ sử dụng ứng dụng này 40 phút/ngày, thì con số trung bình vẫn dưới 5 giờ/tuần, thật quá nhỏ bé so với con số 12 giờ 12 phút thời lượng sử dụng trung bình ở Mỹ. Không giống như nội dung xuất hiện trên Douyin, có tính chất nhẹ nhàng, TikTok chứa đầy nội dung gây tranh cãi, với việc người dùng được khuyến khích nín thở cho đến khi họ ngất đi, phô diễn cơ thể theo hình thức khiêu dâm hay lái xe một cách liều lĩnh.
TikTok rất nguy hiểm. Nó gây nghiện. Và giống như tất cả các loại ma túy nguy hiểm, nó hủy hoại cuộc sống của con người. Câu hỏi đặt ra là, tại sao ứng dụng này vẫn được phép hoạt động tại Mỹ?
Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.
Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiện của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN.
Vai trò cá nhân
Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc. Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng. Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở TQ.
Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất. Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt – Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong tranh chấp Liên Xô – TQ. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.
Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô – Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội. Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung – Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế Hoan bị suy giảm.
Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt – Trung. Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia. Năm 1974, Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi TQ để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm phán biên giới bí mật Việt – Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả đã thất bại.
Sự khác biệt giữa TQ và VN về Campuchia và Hoàng Sa đã không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro an ninh.
Sau Chiến tranh Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1979, khi xung đột Việt – Campuchia và Việt – Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng Bảy, ông quyết định đào tẩu. Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.
Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Hiệp ước Việt – Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia. Nhưng mặt khác, Hoan và nhà bảo trợ TQ dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ VN – Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.
Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết. Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung sẽ vỡ đầu”.
Mặc dù VN nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ. Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào “Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người VN đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ lãnh đạo. Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.
Khủng hoảng xã hội
Quyết loại bỏ những thành phần “bội phản”, giới chức có những biện pháp khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành an ninh. Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc Tàu, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.
Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt – Trung.
Trước hết, các vụ tảo thanh trong hàng ngũ đảng đã bắt đầu từ những năm trước. Giai đoạn 1970 – 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.
Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt – Trung. Việc trục xuất các cá nhân thân TQ đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979 tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.
Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.
Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn. Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả. Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.
Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi. Và đến lúc qua đời, ông cũng đã “hết hạn sử dụng” đối với nước chủ nhà TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.
Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn xung đột Trung – Việt hồi năm 1979 là vụ bỏ trốn của ông Hoàng Văn Hoan mà đến nay vẫn ít được nói đến.
Không chỉ với chính quyền Việt Nam và cả với dư luận quốc tế, việc một nhân vật cao cấp, công thần của chế độ bỏ đi theo kẻ thù của Hà Nội hồi đó là chuyện ‘động trời’.
Báo Time 20/08/1979 có bài đặc biệt về cuộc bỏ trốn của ông Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc.
Bài ‘Hanoi’s Push’ cho rằng vụ ông Hoàng Văn Hoan (1905-1991), nguyên phó chủ tịch Quốc hội, một đồng chí cũ của Hồ Chí Minh bỏ đi vào tháng 7/1979 và tố cáo chế độ là ‘cú giáng thứ nhì vào hình ảnh của họ’.
Cú giáng thứ nhất, như tờ báo Mỹ, là ‘cuộc tháo chạy của 900 nghìn người’ trong vòng bốn năm trước đó, nhắc đến các đợt thuyền nhân bỏ nước ra đi.
Về với Trung Quốc
Time đưa tin rằng tuần trước đó, ông Hoàng Văn Hoan, 74 tuổi, phát biểu tại Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội đối xử với người Hoa ‘tệ hơn Hitler đối xử người Do Thái’.
Ông Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị cho đến 1976, cũng cho rằng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Lê Duẩn, đã ‘trở thành tay sai ngoại bang’, ám chỉ Liên Xô.
Bỏ trốn sang Trung Quốc, ông Hoan như trở về với những đồng chí chia sẻ quan điểm cộng sản kiểu Trung Quốc của ông.
Các tài liệu của Phương Tây từ 1966 đã xác định ông, cùng những ủy viên BCT khác như Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh là ‘phái thân Trung Quốc’ (pro-Chinese).
Theo đại tá Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, người cũng bỏ Việt Nam nhưng sang Phương Tây để vận động cho dân chủ, thì quan điểm ‘đặc sệt thân Tàu’ của ông Hoan đã được biết đến từ trước năm 1979.
Ông Bùi Tín nói ông Hoan xuất thân từ một gia đình Hán học, hoạt động nhiều năm ở Hoa Nam và ‘tiếp thu văn hóa, tư tưởng Trung Quốc trực tiếp từ nguồn’:
“Ông không đồng tình với quan điểm đứng giữa Liên Xô và Trung Quốc, ông theo phái nghiêng hẳn về Trung Quốc”.
“Ông không thấy Trung Quốc có hai mặt: cách mạng và bành trướng”.
Từng sang Trung Quốc hoạt động với bí danh Lý Quang Hoa cùng các ông Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan trở thành nhân vật cao cấp phụ trách ngoại giao của Việt Minh.
Sau đó ông được Hồ Chí Minh, người đồng hương Nghệ An, cử làm đại sứ đầu tiên của VNDCCH tại Bắc Kinh.
Các tài liệu nước ngoài mô tả ông Hoan có vị trí hơn một đại sứ bình thường vì thường được Mao Trạch Đông tiếp riêng để bàn thảo các vấn đề hai nước, kể cả chiến lược đánh miền Nam của Ban lãnh đạo Hà Nội.
Số phận của ông sau khi sang Trung Quốc qua ngả Pakistan vào tháng 7/1979 cùng gia đình cũng phản ánh thái độ của Trung Quốc với Việt Nam và quan hệ hai bên.
Xuất bản cuốn ‘Giọt nước trong biển cả’, ông đưa ra quan điểm ‘tố cáo tập đoàn Lê Duẩn’ đã phản bội đường lối Hồ Chí Minh và làm hại đến ‘tình hữu nghị với Trung Quốc’.
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh ‘A Drop in the Ocean: Hoang Van Hoan’s Revolutionary Reminiscences’ do Bắc Kinh xuất bản năm 1988, xác định tư cách của ông như một nhân vật Mao-ít đến cùng.
Ông cũng đưa ra cáo buộc rằng Trung ương Đảng ở Việt Nam từ 1982 đã chỉ đạo việc trồng nha phiến để bán ra quốc tế lấy đôla.
‘Không giống Hồ Chí Minh’
Ông Bùi Tín, hiện sống tại Paris cho hay ông Hoan khá đơn độc trong đường lối thân Trung Quốc và bác bỏ cách tuyên truyền của Trung Quốc rằng ông Hoan là người duy nhất ‘trung thành với đường lối Hồ Chí Minh’.
Ông nói:
“Ông Hồ khéo léo với Trung Quốc hơn nhiều và luôn cố gắng cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc”.
“Một lần ra đón ông Hồ tại sân bay chúng tôi thấy ông mặc áo khoác có huy hiệu Mao sau chuyến đi thăm Trung Quốc về. Ông hiểu ý và cười rằng ‘chỉ đeo ở áo ngoài thôi đấy nhé”.
Trái lại, theo ông Tín, Hoàng Văn Hoan hoàn toàn theo đường lối Maoist, ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến 1979, chế độ Pol Pot và phái bảo thủ tại Trung Quốc.
Mặc dù ông Hoan đã đào thoát sang Trung Quốc và được coi là phản bội, ông Tín vẫn đánh giá: “Ông ấy là một người rất yêu nước, nhưng mỗi người yêu nước theo hiểu biết, theo kiểu của người ta. Tôi vẫn tôn trọng ông ấy, nhưng không thể đồng tình với quan điểm của ông được.”
Ở Việt Nam, ông Hoàng Văn Hoan bị tuyên án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội.
Đài báo so sánh Hoan với Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc và dùng hình ảnh ông để nói về các kẻ thù bên trong.
Đảng cộng sản đã thực hiện một cuộc thanh lọc nội bộ để loại bỏ tất cả những ai bị nghi là có dính líu đến ông Hoàng Văn Hoan.
Trong khi đó, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ ông Hoan và coi việc đối xử với ông như một điều kiện để bình thường hóa quan hệ.
Năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông Hoàng Văn Hoan tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi an nghỉ của nhiều cố lãnh tụ cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, và quân đội Trung Quốc.
Việc chấp nhận vị trí của ông Hoan trong lịch sử đầy biến động của Việt Nam xem ra vẫn còn là điều khó khăn ở trong nước dù gần đây, nhà chức trách đã có động tác để hình ông trên trang web của Quốc hội.
Nhưng cho đến nay, số phận của gia đình ông (xem bài đi kèm dưới đây) cũng là câu chuyện đáng nói và phản ánh cách giải quyết chuyện nội bộ với những người bị coi là ‘phản bội’ trong lòng một hệ thống đóng kín.