Căn nhà ‘bọc kính’ ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Căn nhà có tên Labri House, theo đó “L’abri” trong tiếng Pháp có nghĩa là một nơi trú ẩn yên bình.

Công trình được xây trên một mảnh đất rộng 100 m2, nằm phía cuối con hẻm nhỏ ở trung tâm TP Huế. Dự án được thiết kế bởi công ty kiến trúc Nguyen Khai Architects & Associates.

Căn nhà có tên Labri House, theo đó “L’abri” trong tiếng Pháp có nghĩa là một nơi trú ẩn yên bình. Đúng như tên gọi, nơi đây thực sự là một nơi trú ẩn bí mật, không dễ tìm thấy trên bản đồ hay thậm chí khi quan sát thực tế.

Khi thực hiện dự án, kiến trúc sư mong muốn khi nhìn từ phía ngoài, căn nhà dường như được “mọc lên” một cách tự nhiên, nguyên bản như một cái cây mọc lên từ mặt đất, chứ không phải được dựng lên bởi bàn tay con người.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Nơi đây là tổ ấm của một cặp vợ chồng ngoài 55 tuổi, thời điểm mà hầu hết người Việt đều nghĩ đến chuyện nghỉ hưu. Gia chủ mong rằng đây là nơi họ có thể tận hưởng nốt phần còn lại của cuộc đời trong yên bình và hạnh phúc.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Công trình gồm 4 khối nhà gồm phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh, mỗi khối được dựng lên bởi 3 lớp vỏ lần lượt từ ngoài vào là kính, dây leo và bê tông. Ngôi nhà chỉ có một tầng, phía trên nóc nhà được trồng cây cối.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Căn nhà không chỉ là nơi “trú ẩn” của gia chủ, mà còn là nhà của nhiều loài sinh vật sống như chim, bướm… cùng với cây cối xanh mướt biến nơi đây thành một khu rừng thu nhỏ.

Bên cạnh đó, các loài cây dây leo bám quanh từng khối nhà đóng vai trò như những mảng tường xanh giúp tăng tính riêng tư cho không gian sống và cân bằng, đối lưu không khí.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Trên mái nhà trồng cây chi đại, kiến trúc sư cho rằng đây là loại cây địa phương thích hợp nhất để trồng trên mái. Loài cây nở hoa mùa xuân, ra lá mùa hè và rụng lá khi mùa đông đến. Vào mùa khô ở Huế, những tán cây vươn ra che chở cho ngôi nhà khỏi ánh nắng gay gắt, còn vào mùa mưa bão, cành cây vẫn vững vàng, không dễ bị lay chuyển, quật đổ.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

4 khối nhà được thiết lập chiều cao khác nhau liên kết với nhau bằng dải hành lang. Kiến trúc sư ví các khối nhà như những ngọn núi trập trùng, bên dưới ngọn núi là những “hang động” đầy ắp ánh sáng nhờ hệ cửa kính.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Nội thất khu bếp, phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ được thiết kế theo phong cách tối giản, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của chủ nhà cũng như tính thẩm mỹ một cách toàn diện.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Kiến trúc sư cho biết căn nhà hoàn toàn không có các vách tường kín ngăn cách các khu vực, toàn bộ 4 hướng đều là kính. Do đó, gia chủ có thể nhìn rõ mọi ngóc ngách trong căn nhà, từ phòng bếp đến phòng ngủ, từ sân trước đến sân sau, kể cả những tán cây chi đại trên mái nhà.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Không gian phòng ngủ đầy ắp ánh sáng, tuy nhiên để đảm bảo sự riêng tư, nội thất được bố trí rèm cửa có thể linh hoạt kéo mở theo 4 góc nhà.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Không gian phòng khách kết hợp không gian ăn uống.

Căn nhà 'bọc kính' ngập tràn cây xanh của cặp vợ chồng Huế

Kiến trúc sư cho biết “Labri” là ngôi nhà dành cho bất kỳ ai muốn tìm kiếm sự bình yên của nội tại và một tình yêu thiên nhiên vô bờ.

Quang Anh (Theo ArchDaily)

Marguerite Duras – cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết

Nữ văn sĩ nổi tiếng nước Pháp Marguerite Duras là người đã giúp thế giới nhìn Việt Nam bằng con mắt của “L’Amant” (Người tình – 1984) lãng mạn hơn hình ảnh “đất nước của chiến tranh”.

Marguerite Duras – cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết

“Người phụ nữ của ngôn từ”

Marguerite Duras (1914-1996) sinh tại Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) trong một gia đình người Pháp có cha là giáo sư toán. Ông mở đồn điền nhưng thất bại, lâm vào cảnh nợ nần và mất năm 1918. Mẹ của Duras là hiệu trưởng một trường ở thị xã Sa Đéc bên bờ sông Mekong. Sau khi chồng qua đời, bà ở vậy nuôi ba anh em Duras trong cảnh khốn khó.

Năm 18 tuổi, Duras rời xứ Đông Dương trở về quê mẹ theo học Luật và Chính trị học. Sau đó, bà làm thư ký tại Bộ Thuộc địa. Duras từng là một chiến sĩ cộng sản, từng hoạt động hết mình trong phong trào kháng chiến chống Đức Quốc xã hồi Thế chiến II. Sau đó bà chuyển sang viết văn.

Trong suốt cuộc đời, Marguerite Duras đã dùng ngôn ngữ để chuyển tải niềm đam mê và khao khát, nỗi đau và sự tuyệt vọng. Bà đã viết 51 cuốn tiểu thuyết, thực hiện 15 bộ phim cùng hàng chục vở kịch khác nhau, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20 của nước Pháp.

Tiểu thuyết “L’Amant” (Người tình) của bà ra mắt năm 1984 tức khắc gây chấn động lớn, vùn vụt đạt tới số bán kỷ lục, sau đó được tặng giải Goncourt 1984 – giải thưởng văn học danh giá của Pháp, được dịch ra 43 thứ tiếng và được đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.

Bảy năm sau đó, Duras một lần nữa trở lại với câu chuyện tình yêu ám ảnh giữa cô bé người Pháp mới lớn với chàng thanh niên Trung Hoa qua tác phẩm “L’Amant De La Chine Du Nord” (Người tình Hoa Bắc – 1991). Nổi tiếng trong trò chơi thật giả với văn chương, không ai biết những cuốn tiểu thuyết của Duras có bao nhiêu phần trăm là tự truyện.

Một trong những đóng góp lớn của Marguerite Duras là bà đã lưu lại bằng tiếng Pháp một phần văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur về cuốn “L’Amant”, Duras nói: “Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy, với tuổi nhỏ và tuổi trẻ tôi ở đó, càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó. Và điều lạ lùng, cuốn sách này còn như một vệt sáng, một cắt nghĩa cho tất cả những cuốn sách tôi đã viết ra”.

Tình yêu không có tuổi

Người tình cuối cùng trong cuộc đời Marguerite Duras là Yann Andréa (sinh năm 1952), kém bà tới 38 tuổi.

Họ gặp nhau lần đầu vào năm 1975 trong lần ra mắt bộ phim “India Song”, khi Duras lừng danh đã 61 tuổi còn chàng sinh viên khoa triết Yann Andréa mới 22. Trong 5 năm liền, chàng trai quê vùng Bretagne đã viết hàng trăm bức thư gửi nữ sĩ bày tỏ lòng khâm phục và ngưỡng mộ bà. May mắn thay, anh được bà hồi âm.

Một ngày tháng 7/1980, Andréa gọi điện xin được gặp mặt nữ sĩ, lúc đó đang nghỉ tại thành phố biển Trouville. Bà nói: “Hãy đến đây đi, chúng ta sẽ cùng nhau cụng ly”. Andréa nhớ lại: “Lúc đó tôi đang ở không xa Trouville nên đã đến đó ngay. Tôi và bà cùng uống với nhau một ly rượu và không rời xa bà nữa. Một ly rượu thôi mà có thời gian dài đến 16 năm cơ đấy”.

Mối tình say đắm, khập khiễng và tốn nhiều bút mực của công luận này từng được Duras nói đến với tất cả lòng say mê và biết ơn, như báu vật cuộc đời đã ban tặng cho bà. Một số tiểu thuyết của bà đã in dấu mối tình sâu đậm của hai người như “L’homme Atlantic” (Người đàn ông Đại Tây Dương), “Yann Andréa -Steiner”… Về phần mình, trong tác phẩm “Cet amour” (Tình yêu ấy), Andréa cũng đã dành tặng cho Duras những xúc cảm tươi mới và nồng nàn nhất.

Chênh nhau gần 40 tuổi, giữa hai người thường xảy ra nhiều sóng gió và xung đột. Yann Andréa kể, đôi khi Duras muốn coi ông là sở hữu riêng của mình, không muốn ông tiếp xúc hay quan hệ với người khác. Nhưng ông lại muốn có cuộc sống riêng.

“Sống với bà thật tuyệt vời nhưng cũng thật khó khăn. Văn chương chính là người thứ ba trong cuộc sống của chúng tôi, giúp chúng tôi gắn bó với nhau” – ông giãi bày.

Có thể coi giai đoạn yêu Yann Andréa là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Marguerite Duras. Cần mẫn, ái mộ, Yann Andréa không chỉ là người tình của Marguerite Duras mà còn là thư ký, tài xế, y tá, nô lệ và là nơi để bà trút tức giận nữa. Chỉ đến khi Marguerite Duras qua đời, Andréa mới sực tỉnh và hiểu ra rằng, với tuổi tác chênh lệch như thế, Duras hoàn toàn có thể là bà nội của ông.

Nhưng từ khi gặp bà lần đầu cho đến lúc bà mất, ông dường như bị cuốn vào chốn mê cung của ái tình. Đã bao lần, vì không chịu nổi cái tính khí kỳ quặc của Duras, Andréa đã chạy trốn khỏi bà, nhưng rốt cuộc cũng vẫn quay trở lại bên bà.

Người tình tri kỷ

Mùa hè năm 1929, trên chuyến phà băng qua một nhánh sông Mekong để về Sài Gòn, một nữ sinh trung học 15 tuổi người Pháp tình cờ làm quen với một chàng công tử người Việt gốc Hoa, sống tại Sa Đéc. Người sau đó đã trở thành tình nhân của cô.

Mối quan hệ tình cảm này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn thiếu nữ và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho ba tác phẩm văn học, làm nên tên tuổi Marguerite Duras.

Trải qua hai cuộc hôn nhân đổ vỡ cùng nhiều mối tình phóng túng nhưng tình yêu đầu luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng Duras. Duras từng nói: “Anh ấy làm cho những mối tình khác trong cuộc đời tôi đều bị lu mờ, kể cả những cuộc tình chính thức thành chồng thành vợ”.

Mối tình đầu đã ám ảnh bà cho đến tận những năm tháng cuối đời. Tiểu thuyết “L’Amant” ra mắt năm Duras đã 70 tuổi mà văn chương vẫn rạo rực như thuở thiếu thời.

Mấy năm sau, khi nghe tin người tình tri kỷ qua đời, tất cả những kỷ niệm nồng nàn cháy bỏng từ thời thanh xuân lại ùa về nguyên sơ khao khát trong bà.

Trong “L’Amant De La Chine Du Nord”, bà viết: “Tôi được biết anh ấy đã qua đời. Đó là vào tháng 5/1990, cách đây một năm. Tôi chưa bao giờ từng nghĩ đến sự ra đi của anh ấy. Người ta còn nói với tôi rằng anh được an táng tại Sa Đéc, rằng ngôi nhà màu xanh vẫn luôn ở chỗ đó, nơi gia đình và con cái anh ấy cư ngụ… Tôi viết cuốn truyện này trong niềm hạnh phúc điên dại. Tôi đắm chìm vào cuốn tiểu thuyết một năm, giam mình trong năm đó cùng với tình yêu giữa người đàn ông Trung Hoa và cô bé. Tôi không đi xa hơn chuyến khởi hành của con tàu, nghĩa là chuyến ra đi của cô bé. Tôi đã không hình dung ra được người đàn ông Trung Hoa lại có thể ra đi, sự ra đi của thân thể, làn da, đôi bàn tay anh. Trong suốt một năm, tôi đã thấy lại cái độ tuổi khi mình đi qua dòng Mekong trên chuyến phà từ Vĩnh Long”.

Và Duras nhận ra rằng, bà đã mãi mãi để lại trái tim tuổi thanh xuân của mình ở mảnh đất Sa Đéc…

Theo HÀ NỘI MỚI

Những cái chết bí ẩn nhất trong lịch sử mà cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp

Tất cả mọi người ai rồi cũng sẽ phải chết, nhưng trong lịch sử lại có những người để lại một vài bí ẩn đằng sau cái chết của họ mà sau nhiều năm điều tra vẫn chưa thể giải đáp được.

Có rất nhiều cái chết chưa được giải đáp trong lịch sử, từ thời cổ đại đến thời hiện đại mà nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Những cái chết này có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng không ai có thể thích rõ ràng được những cái chết này.

1. Cái chết của Edgar Allan Poe

 Edgar Allan Poe, một nhà văn người Mỹ, qua đời vào ngày 7 tháng 10 năm 1849
Edgar Allan Poe, một nhà văn người Mỹ, qua đời vào ngày 7 tháng 10 năm 1849 trong một hoàn cảnh bí ẩn. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1849, người ta tìm thấy anh ta ở Baltimore, Maryland trong tình trạng kiệt sức và cần được hỗ trợ ngay lập tức. Anh ta được đưa vào Bệnh viện Cao đẳng Washington, nơi anh ta qua đời 4 ngày sau đó.

Edgar Allan Poe là một nhà văn và nhà thơ người Mỹ. Ông được coi là nhân vật trung tâm của Kỷ nguyên chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Mỹ. Ông qua đời vào ngày 7 tháng 10 năm 1849 trong những điều kiện bí ẩn vẫn chưa được giải đáp.

Khi ông qua đời ở tuổi 40. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1849, một người đàn ông tên là Joseph W. Walker tìm thấy một người đàn ông ăn mặc xuề xòa nằm trong rãnh nước và nửa tỉnh nửa mê ở Baltimore, Maryland. Người đàn ông này đã nhìn rất kỹ và nhận ra đó là Edgar Allan Poe.

Vào ngày 27 tháng 9, Poe rời Richmond, Virginia để biên tập một tập thơ, và không ai nghe thấy hay nhìn thấy ông trong năm ngày sau đó cho đến ngày 3 tháng 10. Ông ta được đưa vào Bệnh viện Cao đẳng Washington, nơi ông qua đời 4 ngày sau đó.

Cái chết của ông đã đặt ra một câu hỏi lớn là tại sao Poe được tìm thấy trong một thành phố xa lạ, tại sao ông ta lại mặc quần áo của người khác, và điều gì đã gây ra tình trạng mê sảng của ông ta.

2. Cái chết của nữ hoàng Cleopatra

Cleopatra, người cai trị cuối cùng của Ptolemaic Ai Cập qua đời vào ngày 12 tháng 8 trước Công nguyên
Cleopatra, người cai trị cuối cùng của Ptolemaic Ai Cập qua đời vào ngày 12 tháng 8 trước Công nguyên tại Alexandria. Bà đã tự sát bằng cách để một con rắn hổ mang Ai Cập cắn mình. Các học giả hiện đại vẫn tranh luận về tính xác thực rằng cái chết của bà là do rắn cắn hay không. Một số học giả nói rằng đối thủ của bà, Octavian, đã buộc cô phải tự sát theo cách khác.

Cleopatra VII là người cai trị cuối cùng của Ai Cập Ptolemaic và cai trị với tư cách là người đồng nhiếp chính trong gần ba thập kỷ. Bà mất từ ngày 12 tháng 8 năm 30 trước Công nguyên tại Alexandria. Bà là người tình của Julius Caesar và Marc Antony.

Sau trận Actium, lực lượng của Antony và Cleopatra đã bị đánh bại bởi lực lượng của Octavian. Nhiều tin đồn đã cho rằng Cleopatra đã tự sát sau sự thất bại này. Sau khi nghe tin đồn, Antony đã tự sát theo bằng chính thanh kiếm của mình, nhưng tin đồn Cleopatra tự sát là sai sự thật.

Vào ngày 12 tháng 8 năm 30 trước Công nguyên, sau khi chôn cất Antony và gặp Octavian, Cleopatra đã tự nhốt mình trong phòng và qua đời, điều đó có nghĩa là không ai biết bà đã chết như thế nào, nhưng Plutarch và các nhà văn khác đã đưa ra giả thuyết rằng bà đã tự sát bằng cách để mình bị cắn bởi một con rắn hổ mang Ai Cập.

Tuy nhiên, các học giả hiện đại vẫn tranh luận về tính xác thực rằng cái chết của bà có đúng là do rắn cắn hay không. Một số học giả nói rằng đối thủ của bà là Octavian đã buộc bà phải tự sát theo cách khác.

3. Cái chết của công chúa Yongtai

Công chúa Yongtai là công chúa trong triều đại nhà Đường
Công chúa Yongtai, một công chúa trong triều đại nhà Đường, đã bị xử tử cùng với anh trai và chồng của mình bởi Hoàng hậu Wu Zetian vì nói xấu những người tình của Wu Zetian. Tuy nhiên, văn bia của cô ấy nói rằng cô ấy đang mang thai khi cô ấy bị giết. Từ một mảnh xương chậu của cô ấy, người ta cho rằng cô ấy đã chết vì sinh nở hoặc sẩy thai.

Công chúa Yongtai là công chúa trong triều đại nhà Đường và là con gái thứ 7 của vua Zhongzong nhà Đường. Cô qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 701 CN ở tuổi 15 hoặc 16, nhưng nguyên nhân cái chết của cô vẫn còn nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, văn bia của cô ấy lại nói rằng cô đã chết vì sinh con – xương chậu của cô nhỏ hơn nhiều so với những phụ nữ khác cùng tuổi. Một giả thuyết khác cho rằng cô ấy có thể đã bị sẩy thai sau khi nghe tin anh trai và chồng bị hành quyết.

4. Cái chết bí ẩn của hai cậu bé được tìm thấy từ Tu viện Westminster

Tu viện Westminster
Năm 1933, bộ xương của hai cậu bé được tìm thấy từ Tu viện Westminster, chúng được cải táng vào năm 1674 và được đặt trong Nhà nguyện Henry VII trong Tu viện. Tuy nhiên, những mảnh xương này được cho là của hai hoàng tử đã bị sát hại tại Tháp London vào thế kỷ 15.

Vua của England, Edward V và anh trai của ông, Richard của Shrewsbury, được gọi là “Các hoàng tử trong tháp” vì họ đã bị sát hại tại Tháp London vào thế kỷ 15. Người ta nói rằng họ đã bị sát hại bởi Gloucester để ông có thể giữ lại quyền lực của mình.

Vào năm 1674, người ta đã tìm thấy hai bộ xương của hai cậu bé, một khoảng 10 tuổi và một khoảng 13 tuổi, và hai bộ hài cốt này được nhiều người cho rằng là của “Các hoàng tử trong tháp”.

Năm 1674, các bộ xương được cải táng trong một chiếc bình và được đặt trong Nhà nguyện Henry VII trong Tu viện.

5. Cái chết của Kaspar Hauser

 Cái chết của thanh niên người Đức, Kaspar Hauser, vẫn là một bí ẩn.
Cái chết của thanh niên người Đức, Kaspar Hauser, vẫn là một bí ẩn. Vào ngày 14 tháng 12 năm 1833, anh ta về nhà với một vết đâm ở ngực và chết ba ngày sau đó. Anh ta nói rằng mình đã bị tấn công, nhưng tòa án điều tra nghi ngờ điều này và suy đoán rằng anh ta đã tự làm mình bị thương để tìm kiếm sự chú ý.

Chàng thanh niên người Đức Kaspar Hauser lớn lên trong một phòng giam tối tăm hoàn toàn bị cô lập. Nhiều giả thuyết cho rằng anh ta là thành viên của Gia tộc Baden Grand Ducal và bị giấu đi vì âm mưu của hoàng gia. Tuy nhiên, cái chết của anh ta cho tới nay vẫn tạo ra nhiều tranh cãi.

Vào ngày 14 tháng 12 năm 1833, anh ta trở về nhà với một vết đâm ở ngực. Theo anh, một kẻ lạ mặt đã đâm anh trong Ansbach Court Garden khi đang đưa cho anh một chiếc túi. Hauser qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 1833, do vết đâm sâu này.

Tuy nhiên, nhiều tuyên bố của Hauser không nhất quán và điều này khiến Tòa án Ansbach cho rằng anh ta tự đâm mình để thu hút sự chú ý. Các giám định viên pháp y cũng đồng ý với đề xuất rằng vết thương của anh ta có thể thực sự là do tự gây ra, nhưng anh ta đã tự làm mình bị thương nặng hơn dự kiến

Theo Khoa học TV ( Còn tiếp )

Rúng động cung đình Cộng sản

Nhiều người dự báo, đại hội lần thứ 13 của đảng CSVN là con số “tử”, không tốt, sẽ lắm nhiễu nhương. Thực tế xảy ra đúng vậy.

Từ sau đại hội 13 đến nay, Bộ Chính trị đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Hàng loạt Uỷ viên Trung ương bị kỷ luật đảng, bị cách chức, khai trừ, bị khởi tố bắt giam, như: Nguyễn Thành Phong, Trần Văn Nam, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh…

Tất nhiên con số nêu trên chưa dừng lại ở đó, khi mà cuộc thanh trừng nội bộ và tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng đang đến hồi “một mất một còn”.

***

Trong hai ngày 12 và 13-7-2022, tại thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đã cùng Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc. Thế nhưng tin nội bộ “rò rỉ” cho biết, Phạm Bình Minh đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng chí “bạn vàng” bên kia biên giới vì sinh mạng chính trị của ông ta đang bị đe doạ.

Từ Trung Quốc trở về, Phạm Bình Minh phải dự cuộc họp Bộ Chính trị do Nguyễn Phú Trọng chủ toạ vào chiều 14-7-2022.

Nội dung cuộc họp gói gọn trong vấn đề nhân sự:

– Nguyễn Hòa Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án tối cao, làm Bí thư thành uỷ Hà Nội

– Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên Trung ương, Tổng Kiểm toán Nhà nước, làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội

– Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình làm Tổng Kiểm toán Nhà nước

– Nguyễn Văn Thể, Uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng GTVT, làm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương

– Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), làm Bộ trưởng GTVT

– Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP

– Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, giữ quyền Bộ trưởng Bộ Y tế

Tại cuộc họp này, Ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu xem xét kỷ luật các ông:

– Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh do liên can trách nhiệm Vụ án “Đưa và nhận hối lộ tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao” liên quan đến các chuyến bay “giải cứu”.

– Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam liên quan đến hàng loạt sai phạm trong ngành y tế, giáo dục và vụ án test kit Việt Á.

– Đinh Tiến Dũng, Bí thư thành uỷ Hà Nội, sai phạm giai đoạn làm Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 về quy chế làm việc, công tác cán bộ, chính sách, quản lý, sử dụng vốn vay và ngân quỹ nhà nước; thiếu lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao dịch chứng khoán.

Như vậy số phận của một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương khoá 13 đã được định đoạt.

– Phạm Bình Minh có thể nhận mức kỷ luật “khiển trách”, vẫn yên vị đến hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cuộc đua vào “tứ trụ” khoá 14 của ông Phạm Bình Minh xem như đã hết.

– Đinh Tiến Dũng tội nặng hơn, sẽ nhận mức “cảnh cáo”, bay chức Bí thư Hà Nội, sẽ bị điều về Học viện Chính trị quốc gia làm “tham mưu” cho Nguyễn Xuân Thắng.

– Vũ Đức Đam cũng sẽ nhận mức “khiển trách” để ngồi đến hết nhiệm kỳ, sau đó về đuổi gà.

– Nguyễn Văn Thể, người trước đây suýt bị khởi tố hình sự vì liên can đến Út “trọc” và công ty Yên Khánh, nay sẽ được điều về làm Phó Trưởng ban Ban kinh tế Trung ương, trám chỗ Nguyễn Thành Phong, kẻ sẽ bị khởi tố, bắt giam trong nay mai.

Sau nhiều đồn đoán, tranh chấp đến nỗi Uỷ ban MTTQ Hà Nội phải gây sức ép, đề nghị Thành uỷ Hà Nội kiến nghị Bộ Chính trị chốt nhân sự Chủ tịch UBND TP đang bỏ trống. Và chiếc ghế trống nay đã có chủ. Ngồi vào đó là Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên Trung ương khoá 13, Tổng kiểm toán nhà nước.

Trần Sỹ Thanh là cháu của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Cha của Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Sinh Hùng là anh em cô cậu ruột.

Trần Sỹ Thanh sinh năm 1971, tốt nghiệp đại học Tài chính kế toán Hà Nội. Trong vòng 18 năm (từ năm 2004 – 2022) ông Thanh đã kinh qua 18 chức vụ quan trọng. Nhưng thực tế, ông ta chẳng tài cán gì, chỉ là bác Nguyễn Sinh Hùng đã đưa cháu mình đi “tráng men” trên khắp các tỉnh thành cả nước.

***

Nhà nước cộng sản luôn rêu rao đây là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, họ công kích chế độ phong kiến, nhưng thật ra, họ còn kinh hơn chế độ phong kiến rất nhiều. Câu ca dao xưa vẫn đúng trong chế độ cộng sản:

“Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa”.

Bao giờ dân nổi can qua? Ngày đó sẽ đến rất gần. Nhìn Sri Lanka, khi mà tổng thống cùng gia đình bỏ chạy như những tên cướp, thì chắc chắn những người cộng sản đang run sợ, không biết lúc nào phong ba bão tố sẽ đến với họ.

Đảng CSVN lo sợ là phải, khi mà càng cố cũng cố quyền lực, càng thối nát rệu rã từ trung ương đến địa phương

Lê Văn Đoành / Tiếng Dân

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Lần này, Putin đã chọn phương án thứ hai – và điều đó cho thấy ông đang bế tắc đến mức nào. Ông không tìm được con đường nhanh chóng dẫn đến chiến thắng. Nhưng thất bại là điều không thể chấp nhận được.

Bằng cách một lần nữa dán nhãn cho chính phủ Ukraine là “tân Quốc xã,” Putin đã đẩy mình vào một góc tối luận điệu. Rốt cuộc thì, làm sao người ta có thể thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít? Nhưng Putin không phải là nhà lãnh đạo duy nhất khẳng định rằng mình đang tái chiến đấu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong bài phát biểu ngày 09/05 của riêng mình, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, cũng cáo buộc Nga đã lặp lại “những tội ác khủng khiếp của chế độ Hitler.”

Thế chiến II cũng ảnh hưởng lớn đến cách mà Mỹ và các đồng minh NATO nghĩ về cuộc xung đột ở Ukraine. Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, vừa cáo buộc Nga “bắt chước chủ nghĩa phát xít” trong thập niên 1930.

Một gói viện trợ khổng lồ trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine, vừa được Quốc hội Mỹ thông qua, có tên gọi là “Đạo luật Vay-Thuê nhằm Bảo vệ Nền dân chủ Ukraine” (Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act). Chắc chắn họ đang cố ý nhắc lại Đạo luật Vay-Thuê (Lend-Lease Act) của Mỹ năm 1941 – trong đó Mỹ chuyển giao vũ khí cho Anh để chống lại Đức Quốc xã.

Có một mối nguy hiểm rõ ràng trong một tình huống mà cả hai bên đã tự thuyết phục – ở một mức độ nào đó – rằng họ đang chiến đấu chống lại kẻ thù Quốc xã. Nó khiến một thỏa hiệp hoặc dàn xếp hòa bình trở nên khó khăn hơn nhiều. Người ta đã không cho Hitler một “lối thoát.”

Thế chiến II kết thúc với việc xe tăng Nga tiến vào Berlin, và Hitler chết trong boongke của chính mình. Nhưng Đức Quốc xã không có vũ khí hạt nhân. Thật khó để hình dung một cuộc đua về đích trong thời đại hạt nhân – bởi “đích” đó có thể là Ngày Tận thế.

Sự thật là, đằng sau những luận điệu về Quốc xã ấy, có một số dấu hiệu cho thấy tất cả các bên đều đã chấp nhận rằng một “chiến thắng toàn diện” là điều không thể. Điện Kremlin đã điều chỉnh các mục tiêu chiến tranh của mình. Mục tiêu ban đầu là chiếm Kyiv và lật đổ chính phủ Ukraine đã bị hủy bỏ – hay chí ít là, bị trì hoãn vô thời hạn. Người Nga thậm chí còn đang phải chật vật để đạt được mục tiêu chiến tranh sửa đổi, là chiếm Donetsk và Luhansk.

Đối mặt với tình huống này, Putin cuối cùng có thể quyết định chấm dứt xung đột – sau khi giành được một số cam kết “phi phát xít hóa” ở Ukraine trên danh nghĩa, và đảm bảo về sự trung lập của nước này. Zelensky đã tỏ ý rằng ông sẽ chấp nhận trung lập, để đổi lấy một số đảm bảo an ninh của phương Tây.

Tuy nhiên, như các quan chức cấp cao ở Washington nhìn nhận, vấn đề trọng tâm hiện nay là lãnh thổ. Putin vẫn chưa thể chấp nhận một thỏa thuận hòa bình mà trong đó Nga hoàn toàn chẳng thu được gì – đổi lại cho việc hàng nghìn binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng. Nhưng Zelensky không thể chấp nhận một dàn xếp hòa bình yêu cầu Ukraine phải nhượng thêm lãnh thổ, ngoài Crimea.

Trong lúc người Nga gặp khó khăn, liên minh phương Tây đang ngày càng bị cám dỗ để triển khai các mục tiêu chiến tranh mở rộng hơn. Đường lối chính thức của Mỹ tuyên bố các mục tiêu của nước này vẫn giữ nguyên kể từ ngày 24/02, thời điểm Nga bắt đầu xâm lược. Mục tiêu chính là giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga và duy trì sự tồn tại của Ukraine như một quốc gia độc lập.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện những tiếng nói có ảnh hưởng tại Washington, London, và các thủ đô khác, chẳng hạn như Warsaw, những người hiện đang nhìn thấy cơ hội “đẩy Nga ra khỏi chính trường thế giới”, như lời một cựu quan chức Mỹ. Suy nghĩ đó được phản ánh trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào tháng trước, rằng Mỹ hiện đang tìm cách “làm suy yếu” Nga vĩnh viễn.

Làm cho Nga suy yếu vĩnh viễn rõ ràng sẽ là một chiến thắng lớn về địa chính trị đối với phương Tây. Nó sẽ làm giảm mối đe dọa an ninh đối với châu Âu, diệt trừ đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc, và tăng mức độ khả tín cho lời khẳng định của Tổng thống Joe Biden, rằng “nước Mỹ đã trở lại”.

Nhưng việc công khai áp dụng một chính sách “nước Nga yếu” cũng chứa đựng những rủi ro đáng kể. Nó làm tăng nguy cơ leo thang – bao gồm cả leo thang hạt nhân. Nó cũng có thể xác thực câu chuyện của Điện Kremlin, rằng cuộc chiến được thúc đẩy bởi lòng thù hận của NATO chống lại Nga, chứ không phải mong muốn xâm lược của Nga đối với Ukraine, từ đó có thể làm suy yếu sự ủng hộ quốc tế đối với các nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Nga.

Nhận thức rõ tất cả những điều này, Nhà Trắng đang cố gắng để truyền tải đúng thông điệp (message discipline) trong liên minh phương Tây. Sử dụng những luận điệu mạnh mẽ hơn không chỉ dẫn đến nguy cơ leo thang trên chiến trường, mà còn khiến cho việc đạt được dàn xếp hòa bình trở nên khó hơn rất nhiều.

Thực ra, bất chấp tất cả những câu chuyện về chủ nghĩa Quốc xã và vay-thuê, ví dụ tương đồng nhất [đối với chiến tranh Ukraine] chính là cuộc chiến Afghanistan – trong suốt hơn một thập niên, Mỹ và các đồng minh đã hỗ trợ người Afghanistan chống lại quân đội Liên Xô chiếm đóng nước họ [trong những năm 1980]. Một số quan chức phương Tây thậm chí còn gợi lại Chiến tranh Chiến hào 1914-1918, khi hai phe đối đầu dọc theo một chiến tuyến dài trong suốt nhiều năm.

Một kết luận ảm đạm là hồi kết của cuộc chiến này vẫn đang còn ở rất xa.

Nguồn: Gideon Rachman,Ukraine and the shadow of the Nazis,” Financial Times, 09/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng / Nghiên cứu Quốc tế