HÀ NỘI – Trên mảnh đất ở Sóc Sơn do người cha để lại, gia chủ muốn có một ngôi nhà nhỏ nhắn vừa đủ tiện nghi làm chỗ trốn phố mỗi cuối tuần.
Lấy cảm hứng từ những ngôi nhà gỗ ở Bắc Âu, nhóm kiến trúc sư đã thiết kế công trình rộng 30 m2 bằng khung sắt bọc gỗ thông. Lớp gỗ thông được phủ màu nâu trầm để hài hòa với thiên nhiên xung quanh và đỡ bị cũ theo thời gian.
Căn nhà 30 m2 đáp ứng tiêu chí vừa đủ của gia chủ và tái hiện không khí Bắc Âu.
Trước nhà, khoảng sân gỗ vừa tăng sự riêng tư vừa cho người ở chỗ thư giãn, ngắm cảnh núi rừng và nghe tiếng chim hót.
Bên trong, nhà có một phòng ngủ và một phòng tắm.
Mái sử dụng tôn cách nhiệt và bố trí các ô giếng trời để nhà nhận đầy ánh sáng mà không bị nóng.
Qua những ô giếng trời và cửa kính, gia chủ dễ dàng cảm nhận thời tiết cùng cảnh quan bên ngoài.
Nhằm tái hiện không khí ấm áp trong các căn nhà gỗ ở Bắc Âu, nhóm thiết kế ốp gỗ từ trần đến tường. Riêng sàn dùng gạch giả gỗ để tăng độ bền.
Nội thất hướng tới sự mộc mạc thông qua hệ tủ gỗ, rèm và chăn dệt, rèm dây thừng.
Phòng tắm thông với phòng ngủ, cũng có mái kính lấy sáng. Hệ nhôm kính bao che và làm cửa đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng mỗi khi mưa bão.
Bên cạnh ánh sáng mặt trời, sỏi và bốn tắm bằng đá terrazzo tăng thêm cảm giác thiên nhiên trong nhà.
Công trình hoàn thành năm 2021.
Minh Trang / Ảnh: Bảo Khánh / Thiết kế: Combo Home
Ca sinh 8 của Nadya Suleman đã được công nhận là ca sinh nhiều con thành công sống sót nhất cho đến năm 2021.
Vào tháng 1 năm 2019, truyền thông Mỹ nói riêng và thế giới nói chung xôn xao trước ca sinh 8 con thành công của cô Natalie “Nadya” Suleman – một người phụ nữ đến từ bang California lúc đó 34 tuổi.
Ca sinh 8 con của Suleman lúc đó được ghi nhận kỷ lục thế giới là ca sinh đa thai nhiều nhất được xác định. Có một bà mẹ Mỹ khác cũng từng sinh 8 cùng nắm giữ danh hiệu này với cô. Kỷ lục của Suleman được giữ cho đến tận năm ngoái, sau khi một bà mẹ người Mali sinh 9.
Nadya Suleman và 8 đứa con của mình thuở mới lọt lòng
8 em bé trong ca sinh gây chấn động gồm 6 bé trai và 2 bé gái được đặt tên lần lượt là Noah, Josiah, Nariyah, Jonah, Jeremiah, Isaiah, Makai, và Maliyah. Trong đó, bé lớn nhất ra đời có cân nặng 1.5 kg còn bé nhỏ nhất chỉ 0.68 kg. Toàn bộ các bé đều phát triển khỏe mạnh. Dẫu vậy, trong thời gian đầu, vì quá nhỏ mà các bé đều phải nằm trong lồng kính và được chăm sóc đặc biệt. Đến ngày thứ 6 sau khi sinh, tất cả mới có thể tháo máy thở.
6 bé trai và 2 bé gái đều khỏe mạnh
Cách Nadya Suleman lựa chọn sinh tới 8 đứa trẻ cùng một lúc cũng gây ra không ít tranh luận. Cô đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để mang thai 8 kỷ lục. Bà mẹ đơn thân này trước đó còn đã có 6 đứa con, tất cả đều được sinh ra theo hình thức thụ tinh.
Người phụ nữ sinh năm 1975 chủ động làm mẹ đơn thân của 14 đứa trẻ
Hành trình một mình làm mẹ của 14 đứa trẻ, trong đó có 8 em bé cùng sinh ra đời một lúc của Nadya Suleman vẫn luôn được truyền thông theo dõi suốt hàng chục năm qua. Vào năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn, cô chia sẻ ngày nào mình cũng cố gắng dành thời gian cho từng đứa trẻ một. Trung bình mỗi ngày cô bế mỗi đứa con 45 phút, và luôn bế Jonah – cậu bé nhẹ cân nhất.
Mẹ của Suleman từng tiết lộ với truyền thông rằng 14 người con của Nadya đều có chung bố đẻ là anh David Solomon – một người đàn ông mà bà mẹ đơn thân từng hẹn hò.
Vì chỉ có một mình, cuộc sống của gia đình Suleman không hề dễ dàng về mọi mặt. Vào năm 2012, bà mẹ 14 con đã đã phải nộp đơn xin phá sản cá nhân khi không thể thanh toán khoản nợ lên tới 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng). Cô phải đưa các con rời khỏi ngôi nhà của mình vì bị ngân hàng xiết nợ. Và mẹ này phải vật lộn nhiều nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà không ít người lên tiếng chỉ trích lựa chọn sinh quá nhiều con của Nadya.
Nadya phải chật vật khi nuôi 14 đứa trẻ một mình
Hiện tại, 8 anh em nhà Suleman đã bước sang tuổi 13. Nadya Suleman vẫn thỉnh thoảng chia sẻ hình cảnh của các con lên trang mạng xã hội cá nhân của mình. Một bài báo của tờ New York Times năm 2018 tiết lộ 8 anh em dù có vóc dáng nhỏ con hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn và là những đứa trẻ hạnh phúc. Các con của Nadya đều được dạy dỗ khá nghiêm khắc và học hành chăm chỉ, không hề bị bỏ bê hay không nhận được sự giáo dục đầy đủ như nhiều tin đồn trước đó.
Hình ảnh mới nhất trong tiệc sinh nhật tuổi 13 của 8 đứa trẻ
Nhạc sĩ Beethoven vẫn tiếp tục sáng tạo ra các kiệt tác ngay cả khi đôi tai không nghe thấy gì nữa cho đến cuối đời.
Nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất nhân loại. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã bộc lộ khả năng thiên tài của mình và được coi là nhạc sĩ nổi danh nhất kể từ thời Mozart. Thế nhưng khi bước sang độ tuổi 30, Beethoven gặp biến cố không thể tin nổi với một người làm nhạc, đó là bị điếc.
Tranh vẽ Beethoven – nhà soạn nhạc vĩ đại với các tác phẩm bất hủ nổi tiếng đến cả ngày nay
Vì sao Beethoven bị điếc?
Khoảng năm 26 tuổi, Beethoven bắt đầu thường xuyên nghe thấy tiếng vo ve và ù tai. Năm 1800, ở tuổi 30, ông viết thư từ Vienna cho một người bạn thời thơ ấu tâm sự: “Trong ba năm gần đây, thính giác của tôi ngày càng yếu dần. Trong rạp hát, tôi phải đến rất gần dàn nhạc mới có thể nghe những người biểu diễn. Tôi không nghe thấy nốt cao của nhạc cụ và giọng ca sĩ”.
Vì là một nhạc sĩ, Beethoven đã cố gắng giữ bí mật về vấn đề của mình với cả những người thân thiết nhất, đồng thời luôn lo sợ sự nghiệp của mình sẽ bị hủy hoại nếu có ai đó nhận ra. Ông tránh giao tiếp xã hội vì sợ làm lộ bệnh tình của mình, đồng thời chính bản thân cũng sợ phải đối mặt.
Beethoven được cho là vẫn có thể nghe được một số bài phát biểu và âm nhạc cho đến năm 1812. Nhưng ở tuổi 44, ông gần như bị điếc hoàn toàn.
Nguyên nhân chính xác vì sao nhà soạn nhạc tài ba mất thính giác vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng đây là tác dụng phụ của bệnh giang mai hoặc nhiễm độc chì, sốt phát ban, hay thậm chí có tin đồn ông bị điếc là do thói quen hay ngâm đầu vào nước lạnh để giữ cho bản thân tỉnh táo.
Bản thân Beethoven cũng từng đau khổ, vật lộn và không chấp nhận bệnh tình của mình
Ngay chính Beethoven cũng chưa từng lý giải được nguyên nhân mình mất khả năng nghe. Có lúc ông tuyên bố rằng đây là kết quả sau một lần đột quỵ năm 1798, có lý cho rằng tất cả là vì bệnh dạ dày.
Sau khi nhạc sĩ qua đời, người ta đã tiến hành cuộc khám nghiệm tử thi. Mọi người đã phát hiện ông có một tai trong bị căng phồng, tổn thương nặng.
Beethoven viết nhạc như thế nào khi không thể nghe được?
Rõ ràng là với một nhạc sĩ, việc bị điếc đã dày vò nhà soạn nhạc người Đức suốt nửa đời người. Mãi đến năm 1822, ông mới từ bỏ việc tìm cách điều trị thính giác và chấp nhận sự thật đau buồn. Beethoven cũng đã sử dụng một số thiết bị trợ thính nhưng vào thời bấy giờ, công dụng của chúng không quá hiệu nghiệm.
Một số dụng cụ, nhạc cụ trợ thính trong thế kỷ 19
Dẫu vậy, Beethoven vẫn tiếp tục sáng tác và thậm chí vẫn thành công vang dội, sự nghiệp không hề bị ảnh hưởng dù ông không còn nghe thấy. Để giải thích cho điều này không khó. Các nhà khoa học cho biết Beethoven đã nghe và chơi nhạc trong ba thập kỷ đầu tiên của cuộc đời mình. Hơn ai hết, ông nắm rõ mọi quy luật của các nhạc cụ và giọng hát, âm nhạc sẽ phát ra như thế nào. Bên cạnh đó, bệnh điếc của ông là thính giác suy giảm dần trong một thời gian, chứ không phải là mất thính lực đột ngột. Vì vậy, nhạc sĩ vẫn có thể hình dung ra trong đầu những tác phẩm của mình sẽ như thế nào.
Vì đã quá hiểu âm nhạc, Beethoven có thể sáng tác bằng trí tưởng tượng
Những người nhân viên của Beethoven từng kể lại rằng khi thính giác của ông trở nên kém hẳn, ông sẽ ngồi bên cây đàn piano, đặt một cây bút chì vào miệng, chạm đầu kia của nó vào bảng âm của cây đàn để cảm nhận độ rung của từng nốt nhạc. Trong suốt khoảng 20 năm cuối đời, Beethoven đã sáng tác âm nhạc bằng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình, chứ không còn bằng đôi tai nữa. Không chỉ tiếp tục sáng tác nhạc, Beethoven còn biểu diễn, chỉ huy dàn nhạc sau khi bị điếc.
Khả năng âm nhạc bậc thầy của Beethoven là không thể chối cãi, ngay cả khi ông gặp khó khăn là bị điếc. Dẫu vậy, dù chất lượng không suy giảm nhưng các chuyên gia hiện đại đánh giá bệnh điếc vẫn có ảnh hưởng, làm thay đổi âm nhạc của Beethoven.
Trong các tác phẩm ban đầu của mình khi vẫn có thể nghe được đầy đủ các tần số, ông thường xuyên sử dụng các nốt cao. Khi thính giác giảm sút, Beethoven bắt đầu sử dụng các nốt thấp nhiều hơn vì đây là các nốt ông có thể nghe rõ hơn. Những nốt cao quay trở lại trong các sáng tác của ông vào cuối đời, điều này cho thấy ông đã “nghe” được tác phẩm thành hình trong trí tưởng tượng của mình một cách bậc thầy.
Theo dự báo được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra nhân Ngày Dân số Thế giới (11/7), công dân thứ 8 tỷ có thể ra đời vào ngày 15/11 tới đây, qua đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất trên Trái Đất vào năm 2023.
(Ảnh minh họa: Thomas La Mela/Shutterstock) Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết con số trên là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung trong việc quan tâm đến hành tinh cũng như để suy nghĩ về việc thế giới vẫn còn thiếu các cam kết. Theo ông, Ngày Dân số thế giới là dịp tôn vinh sự đa dạng cũng như những tiến bộ đạt được trong y tế, qua đó giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Dự báo của Cơ quan Kinh tế và xã hội LHQ cho biết tốc độ gia tăng dân số thế giới đang ở mức chậm nhất kể từ năm 1950. Dân số thế giới có thể đạt mốc 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050, lên tới khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2080 trước khi ổn định ở mức này cho đến năm 2100.
Trong khi tỷ lệ sinh giảm tại nhiều nước đang phát triển, hơn 50% dự báo về gia tăng dân số trong những thập niên tới tập trung tại 8 nước gồm: CHDC Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Trên toàn cầu, tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 tuổi kể từ năm 1990. Dự báo, tỷ lệ tử vong sẽ giảm hơn nữa để kéo dài tuổi thọ trung bình toàn cầu lên khoảng 77,2 năm vào năm 2050. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới là 5,4 năm.
Sau khi tỷ lệ tử vong giảm, dân số sẽ tiếp tục tăng lên nếu như tỷ lệ sinh vẫn ở mức cao. Khi tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, tốc độ tăng dân số hàng năm sẽ giảm theo.
Vào năm 2021, tỷ lệ sinh nở trung bình của dân số thế giới là 2,3 lần đối với một phụ nữ trong suốt cuộc đời, giảm từ khoảng 5 lần sinh cho mỗi phụ nữ vào năm 1950. Tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 2,1 lần sinh đối với một phụ nữ vào năm 2050.
Hiện nay, dân số thế giới tăng gấp ba lần so với giữa thế kỷ 20. Phải mất khoảng 37 năm kể từ năm 1950, số lượng con người trên Trái đất mới tăng gấp đôi, vượt qua mốc 5 tỷ dân vào năm 1987. Và 70 năm sau đó, dân số toàn cầu mới có thể tăng gấp đôi một lần nữa, lên hơn 10 tỷ người vào năm 2059.
Sau khi Tổng thống Sri Lanka – ông Gotabaya Rajapaksa, thừa nhận đất nước bị phá sản, thế giới bắt đầu quan tâm đến việc những quốc gia nào tiếp theo sẽ “phát nổ”?
Người dân Sri Lanka tràn vào dinh Tổng thống. (Ảnh chụp màn hình video) Theo hãng tin AP, Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Lào, Pakistan, Venezuela và Guinea, đã lên tiếng báo động.
Áp lực kinh tế đã thúc đẩy làn sóng biểu tình, việc vay nợ lãi suất cao ngắn hạn để cung cấp tiền cho các gói cứu trợ COVID-19, đã làm chất chồng thêm nợ cho các quốc gia vốn đang phải vật lộn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, có hơn một nửa quốc gia đang lâm vào cảnh khó khăn trả nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ cao.
Nhìn vào tình hình trả nợ của các nước nghèo trong năm nay, số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, các nước nghèo nhất thế giới phải trả tổng cộng 35 tỷ USD nợ cho các chủ nợ nhà nước và tư nhân trong năm nay, 40% trong số đó phải trả cho Trung Quốc.
Dựa trên tính toán này, các nước nghèo sẽ phải trả khoản nợ của Trung Quốc lên tới 14 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, đây chỉ là con số có thể thấy ở bề mặt, còn các khoản nợ tích lũy ẩn của Trung Quốc thì khó có thể ước tính. Trong bối cảnh khó khăn về tài chính, khoản nợ 14 tỷ đô la Mỹ tỷ này có khả năng trở thành các khoản nợ khó đòi của Trung Quốc. Về việc có những quốc gia nào có thể trở thành Sri Lanka thứ hai, Hãng tin AP điểm tên 9 quốc gia gồm: Afghanistan, Pakistan, Lào, Myanmar, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Zimbabwe, Ai Cập và Argentina có nền kinh tế cũng đang trên bờ vực phá sản.
Trong số đó, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Argentina ở mức thấp nguy hiểm và tỷ lệ lạm phát năm nay dự kiến sẽ vượt quá 70%.
Trong khi ở Ai Cập, gần ⅓ trong số 103 triệu người sống trong cảnh nghèo đói. Dự trữ ngoại hối ròng của nước này tiếp tục giảm, và các nước như Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cam kết cung cấp 22 tỷ USD tiền gửi và viện trợ như đầu tư trực tiếp.
Tình hình của Lào cũng rất thê thảm. Ngân hàng Thế giới cho biết, dự trữ ngoại hối của Lào hiện tương đương với giá trị nhập khẩu chưa đầy hai tháng. Giá cả tăng và tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ dẫn đến gia tăng nghèo đói.
Lebanon là một trong những quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới và nền kinh tế của nước này suy giảm 18% vào năm ngoái, dự báo năm nay gần như sẽ không tăng trưởng.
Tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe đã vượt quá 130% khiến đời sống của nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, năm 2008, quốc gia này đã xảy ra siêu lạm phát lên tới 500 tỷ phần trăm. Hiện nay tình trạng này liệu nó có lặp lại hay không, cũng là điều rất đáng lo ngại.
Ngoại trừ Sri Lanka, quốc gia được nhiều người biết đến vì rơi vào bẫy nợ “Vành đai và Con đường”, và dẫn đến sự sụp đổ kinh tế trầm trọng hơn. Trong danh sách 9 quốc gia có thể phá sản mà hãng tin AP đã liệt kê, ngoại trừ việc Afghanistan muốn tham gia “Vành đai và Con đường” nhưng Trung Quốc không hồi đáp, các quốc gia còn lại đều tham đã gia vào sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Học giả Mỹ: Bắc Kinh rơi vào bẫy nợ do chính mình đào ĐCSTQ đã đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” trên mặt trận quốc tế, và các nước đang phát triển có nền kinh tế mong manh đã rơi vào bẫy nợ. Ông Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin), một học giả Mỹ nổi tiếng am hiểu về các vấn đề Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên Nikkei Asia, chỉ ra rằng Bắc Kinh đã cung cấp hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo trong 15 năm qua.
Hiện nay, những quốc gia nghèo này đang phải đối mặt với tình trạng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài và thiếu lương thực, khiến việc trả các khoản vay của Trung Quốc ngày càng khó khăn, đồng thời cũng khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) rơi vào bẫy nợ do chính mình tự đào. Tuy nhiên, trước mắt cũng không có lựa chọn nào tốt để trèo ra khỏi cái “hố tự đào” này.
Trong một bài bình luận được đăng trên Nikkei Asia, ông Bùi Mẫn Hân đề cập rằng cùng việc Nga xâm lược Ukraine, lạm phát cao, lãi suất tăng và suy thoái kinh tế sắp xảy ra ở Mỹ và châu Âu, nhiều nước nghèo đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những quốc gia nghèo này, vốn đã vay hàng trăm tỷ đô la Mỹ trong 15 năm qua, hiện đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn (nguồn vốn đầu tư chạy khỏi) và thiếu lương thực. Chính phủ của những quốc gia thu nhập thấp này thậm chí còn phát hiện ngày càng khó có thể trả được các khoản nợ của Trung Quốc, thậm chí một số quốc gia có khoản nợ (Trung Quốc) tích lũy chồng chất còn nhiều hơn những gì thấy trên bàn, ước tính rằng các khoản cho vay không tiết lộ của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã chiếm ít nhất 15% GDP của các nước này.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất đối với các nước nghèo này, và gần 2/3 các khoản vay của các nước này là dành cho cơ sở hạ tầng. Trong tình hình kinh tế suy thoái ngày nay, các dự án cơ sở hạ tầng đã được xây dựng như đường thu phí, bến cảng và nhà máy điện sẽ bị ảnh hưởng đến doanh thu do giảm lưu lượng và tiêu thụ điện, khiến khó có thể bù đắp để trả các khoản vay của Trung Quốc. Ngoài ra, vì các khoản vay của Trung Quốc thường dùng tài nguyên để làm thế chấp, nên rủi ro vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái này sẽ tăng lên đáng kể. Nhu cầu giảm sẽ khiến giá hàng hóa chủ lực giảm, hiện giờ chỉ ngoại trừ giá năng lượng như dầu là tăng cao, những nhân tố này cũng khiến cho thu nhập cần thiết để trả nợ bị giảm.
Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng trên thực tế, Bắc Kinh không có lựa chọn nào tốt để thoát khỏi hố tiền lớn mà họ đã tự đào, bởi vì trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc Trung Quốc gây áp lực trả nợ lên các chính phủ vỡ nợ như Sri Lanka là vô ích và thậm chí phản tác dụng. Bắc Kinh không chỉ bị mất tiền mà còn bị hủy hoại danh tiếng. Nếu các khoản nợ của các nước nghèo bị hủy bỏ hoàn toàn, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc, và chính quyền Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải bù đắp. Do đó, ông Bùi Mẫn Hân đề nghị có thể miễn giảm các khoản nợ của các nước nghèo nhất. Đầu tiên. Đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp ở châu Phi cận Sahara, nơi chiếm khoảng một nửa các khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc, nếu Bắc Kinh có kế hoạch xóa phần lớn nợ, thì có thể ưu tiên cân nhắc đến các nước này.
Ông Bùi Mẫn Hân nói thêm rằng Trung Quốc cũng có thể lựa chọn cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất và tạm ngừng trả nợ, hoặc thậm chí kéo dài thời hạn cho vay, để tránh nguy cơ vỡ nợ. Đồng thời, Trung Quốc nên hợp tác với các nhà tài trợ và chủ nợ quốc tế khác để giúp các nước đang phát triển vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu sắp ập đến. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay do Nga xâm lược Ukraine đã khiến lạm phát tăng vọt. Cùng với việc nền kinh tế thế giới đang bị bao phủ bởi nhiều mây mù, Trung Quốc nên chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nợ mà họ đã tạo ra, bây giờ là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng điều trớ trêu là kẻ gây ra những vấn đề này cũng lại chính là ĐCSTQ.